Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Khóa luận thông tin về quan hệ lào việt nam trên trang đối ngoại báo pasaxon điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 118 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Chương 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÔNG TIN QUAN
HỆ ĐỐI NGOẠI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ.............................................8
1.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................8
1.2. Vai trò của thông tin quan hệ đối ngoại trên báo điện tử.....................16
1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng thơng tin về quan hệ đối ngoại trên báo
mạng điện tử................................................................................................22
Chương 2:THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ QUAN HỆ LÀO-VIỆT NAM
TRÊN TRANG ĐỐI NGOẠI BÁO PASAXON ĐIỆN TỬ...........................26
2.1. Khái quát chung về báo Pasaxon điện tử.............................................26
2.2. Khảo sát thực trạng thông tin quan hệ Lào - Việt Nam trên báo
Pasaxon điện tử...........................................................................................30
2.3. Đánh giá chung về thông tin về quan hệ Lào-Việt Nam trên báo
Pasaxon điện tử...........................................................................................43
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THÔNG TIN VỀ

QUAN HỆ LÀO-VIỆT NAM TRÊN TRANG ĐỐI

NGOẠI BÁO PASAXON ĐIỆN TỬ TRONG THỜI GIAN TỚI.................53
3.1. Dự báo những yếu tố tác động đến việc nâng cao chất lượng thông tin
về quan hệ Lào-Việt Nam trên báo Pasaxon điện tử giai đoạn tới..............53
3.2. Một số giải pháp...................................................................................59
3.3. Một số kiến nghị...................................................................................63
KẾT LUẬN........................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................83
PHỤ LỤC...........................................................................................................87
TÓM TẮT KHÓA LUẬN...............................................................................109



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Nội dung thông tin trên các lĩnh vực về quan hệ Lào – Việt Nam
trên trang đối ngoại báo Pasaxon điện tử năm 2021.......................31
Biểu đồ 2.2. Nội dung thông tin về phạm vi quan hệ Lào – Việt Nam trên trang
đối ngoại báo Pasaxon điện tử năm 2021........................................33
Biểu đồ 23. Nội dung thông tin về cấp quan hệ Lào – Việt Nam trên trang đối
ngoại báo Pasaxon điện tử năm 2021..............................................35
Biểu đồ 2.4. Thể loại thông tin về quan hệ Lào – Việt Nam trên trang đối ngoại
báo Pasaxon điện tử năm 2021........................................................36
Biểu đồ 2.5. Dung lượng các bài viết thông tin liên quan đến quan hệ Lào – Việt
Nam trên trang đối ngoại báo Pasaxon điện tử năm 2021..............38
Biểu đồ 2.6. Tần suất thông tin về quan hệ Lào – Việt Nam trên báo Pasaxon
điện tử năm 2021.............................................................................41
Biểu đồ 2.7. Tần suất đăng thông tin về quan hệ Lào – Việt Nam trên báo
Pasaxon điện tử năm 2021..............................................................42
Biểu đồ 2.8. Thực tiễn truy cập tìm hiểu thơng tin về quan hệ Lào – Việt Nam
trên báo Pasaxon điện tử năm 2021 của độc giả.............................46


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quan hệ song phương, đa phương của nước CHDCND Lào hiện
nay, Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào luôn kiên định thực hiện
đường lối đối ngoại “kiên định đường lối đối ngoại hịa bình, độc lập, hữu nghị,
hợp tác để phát triển và lấy ngoại giao phòng ngừa là phương hướng quan trọng.
Trên cơ sở đó, Lào tiếp tục triển khai quan hệ hợp tác đa dạng hóa, đa phương
hóa, đa cấp độ quan hệ giữa nhà nước với nhà nước, giữa Đảng Nhân dân Cách

mạng Lào với các chính đảng trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ
quyền, đơi bên cùng có lợi; tăng cường tính chủ động trong việc tổ chức thực
hiện các thỏa thuận hợp tác với các nước đối tác chiến lược. Trong các mối quan
hệ đó, quan hệ Lào-Việt Nam ln được xem là quan hệ song phương quan
trọng nhất mà đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân của
nước Lào chú trọng duy trì thực hiện và phát huy. Để thực hiện được mục tiêu
này các cơ quan báo chí, truyền thơng đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong đó
báo Pasaxon - Cơ quan ngơn luận của Đảng NDCM Lào, được xem là kênh
thơng tin nhanh chóng, chính xác và có ảnh hưởng nhất.
Những năm qua thơng tin về quan hệ Lào-Việt Nam trên trang đối ngoại
báo Pasaxon điện tử được thể hiện qua số lượng tin bài, qua các thể loại báo chí
khác nhau cũng như với nội dung thông tin quan hệ đa dạng trên các lĩnh vực
trọng yếu của đời sống xã hội đã được tịa soạn, nhà báo, phóng viên chú trọng
thực hiện. Nhờ đó các hoạt động quan hệ giữa Lào-Việt Nam trên các cấp độ
song phương, đa phương đã được thông tin, phân tích, đánh giá đến với cơng
chúng trong và ngồi nước. Từ đó, trang đối ngoại báo Pasaxon điện tử đã góp
phần khơng nhỏ vào việc duy trì, bồi đắp, phát huy mối quan hệ đặc biệt LàoViệt Nam để các cơ quan trong hệ thống chính trị, các cơ quan báo chí truyền
thơng và nhân dân hai nước đưa quan hệ hai nước ngày càng khăng khít hơn.
Bên cạnh những thành tựu, trên hoạt động thông tin về quan hệ Lào-Việt
Nam trên trang đối ngoại báo Pasaxon điện tử cũng còn những hạn chế nhất định


2
như thiếu các thể loại bài phân tích chuyên sâu, thiếu các thông tin về quan hệ
Lào-Việt Nam được thực hiện phù hợp với sự phát triển của xu thế báo chí trong
kỷ nguyên số như sử dụng dữ liệu, đồ họa, những thông tin được chuyển thể qua
e-magazine. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan
về thực trạng tòa soạn, thực trạng chất lượng nhà báo, phóng viên và những khó
khăn do thiếu cơ chế, chính sách. Những vấn đề này cần được báo Pasaxon điện
tử quan tâm, chú trọng giải quyết trong thời gian tới để nâng cao chất lượng sản

phẩm báo chí nói chung cũng như chất lượng thơng tin về quan hệ Lào-Việt
Nam trên trang đối ngoại báo Pasaxon điện tử nói riêng.
Trong những năm tới, quan hệ Lào-Việt Nam tiếp tục được hai Đảng, hai
Chính phủ và Nhân dân hai nước kế thừa, vun đắp và phát triển trong bối cảnh
mới nhất là CHDCND Lào tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại đối với Việt
Nam được đưa ra trong Đại hội XI của Đảng NDCM Lào là tiếp tục phát huy
“mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện” đi vào
chiều sâu, phấn đấu đưa quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại tương xứng với
quan hệ hợp tác về chính trị và an ninh”. Do vậy, việc nâng cao chất lượng, hiệu
quả, phạm vi tác động của các thông tin về quan hệ Lào-Việt Nam trên trang đối
ngoại báo Pasaxon điện tử để cơng chúng trong và ngồi nước nắm bắt được các
thơng tin chính thống, hiểu rõ được cũng như góp phần vào vun đắp mối quan
hệ đặc biệt hiếm có trên thế giới này là vơ cùng quan trọng. Xuất phát từ những
vấn đề lý luận và thực tiễn đó, em chọn đề tài: “Thơng tin về quan hệ Lào-Việt
Nam trên trang đối ngoại báo Pasaxon điện tử” để làm Khóa luận nhằm góp
phần làm rõ những vấn đề này.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề quan hệ Lào-Việt Nam trên báo Pasaxon điện tử đã được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu dưới những khía cạnh khác nhau cũng như đã
luận giải được những khía cạnh khác nhau. Trong đó, có thể kể đến những cơng
trình nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về báo Pasaxon:


3
- Đa Von Phom My Sit (2004), Vai trò của báo Paxaxon Lào trong sự
nghiệp xây dựng nước Cơng hịa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay [10]. Luận
văn đã có một số đóng góp quan trọng là: (1) Làm rõ được quá trình hình
thành và phát triển của báo Paxaxon Lào và xây dựng đựng cơ sở luận về vai
trị của các cơ quan báo chí trong sự nghiệp xây dựng đất nước; (2) Chỉ ra

những đóng góp to lớn, vai trò tiên phong của báo Paxaxon Lào trong hệ
thống báo chí nói riêng và trong tồn bộ các cơng cụ chính trị của Đảng
NDCM Lào, Nhà nước CHDCND Lào trong sự nghiệp xây dựng và phát triển
đất nước CHDCND Lào trong tình hình thế giới đầy biến động và (3) Đề xuất
một số kiến nghị cũng như giải pháp căn bản nhằm tiếp tục phát huy vai trò
của báo Paxaxon Lào nhằm phục vụ hai mục tiêu chiến lược và xây dựng đất
nước theo định hướng XHCN.
- Aphone Khaophanh (2006), Cơ cấu bộ máy tổ chức của báo Paxaxon
[1]. Khóa luận đã (1) Phân tích những quan niệm cũng như đưa ra được cơ sở
luận về những yếu tố cấu thành trong cơ cấu tổ chức của cơ quan báo chí hiện
nay; (2) Rút ra những đặc điểm cơ bản về cơ cấu tổ chức đã được hoàn thiện của
báo Paxaxon từ khi hình thành với các tờ báo tiền thân cho đến giai đoạn là một
tờ Paxaxon thống nhất như hiện nay tại nước CHDCND Lào và (3) Phân tích
những thế mạnh, những hạn chế về cơ cấu tổ chức của báo Paxaxon trong thực
tiễn vận hành tịa soạn hiện nay từ đó đưa ra những giải pháp căn bản nhằm
hoàn thiện cơ cấu tổ chức của báo Paxaxon phục vụ và đáp ứng được yêu cầu
thực tế về vai trò, chức năng, nhiệm vụ mà cơ quan ngôn luận của Đảng NDCM
Lào cần đảm nhiệm cũng như là kênh thơng tin chính thống các vấn đề quan
trọng của đất nước
- Syvanh Homsayadeth (2012), Thông tin điển hình tiên tiến trong sự
nghiệp đổi mới của Lào trên báo Paxaxon [19]. Luận văn đã (1) Nêu ra những
khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài như quan điểm về điển hình tiên tiến và
thơng tin điển hình tiên tiến trên báo chí. Đồng thời tác giả cũng làm rõ vai trị,
u cầu nhiệm vụ của báo chí đối việc thơng tin điển hình tiên tiến; (2) Đá giá
thực trạng thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra về các sản phẩm báo chí hướng


4
đến nội dung thơng tin điển hình tiên tiến trong sự nghiệp đổi mới của Lào trên
báo Paxaxon nhằm huy động, khuyến khích nhân dân 49 dân tộc cùng học tập và

đóng góp vào sự nghiệp đổi mới của nước CHDCND Lào và (3) Đưa ra kiến
nghị và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng thông tin điển hình tiên
tiến trong sự nghiệp đổi mới của Lào trên báo Paxaxon trong quá trình thực hiện
mục tiêu mà Đại hội IX của Đảng NDCM Lào đã đề ra và Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội lần thứ VII mà Chính phủ Lào đã xây dựng.
Thứ hai, những cơng trình nghiên cứu về quan hệ Lào-Việt Nam trên
báo Pasaxon:
- Manolack Liemxaychak (2016), Thông tin về Việt Nam trên báo
Pasaxon [21]. Khóa luận đã góp phần (1) Hệ thống hóa cơ sở luận về thơng tin
về Việt Nam trên báo Pasaxon như quan niệm, nội dung và những yếu tố tác
động đến q tình thơng tin về Việt Nam trên báo Pasaxon; (2) Phân tích thực
trạng thơng tin về Việt Nam trên báo Pasaxon trong năm 2016 khi Việt Nam tiến
hành Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như những thành tựu trên
các lĩnh vực trọng yếu của Việt Nam và (3) Làm rõ một số giải pháp chính để
nâng cao chất lượng cơng tác thông tin về Việt Nam trên báo Pasaxon trong
những năm tới tiêu biểu như giải pháp nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ
ngoại ngữ, cơ chế, chính sách đối với nhà báo.
- Sonethi Vongbounkham (2019), Mối quan hệ đối ngoại Lào-Việt trên
báo Paxaxon [18]. Khóa luận đã (1) Phân tích một số khái niệm về mối quan hệ
đối ngoại, cơ sở lý luận về mối quan hệ Lào-Việt trên lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa xã hội và các cơ chế hợp tác đa phương; (2) Đánh giá thực trạng việc
thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền thông tin về mối quan hệ đối ngoại Lào - Việt
Nam trên báo Pasaxon, tác giả đã khảo sát các tin, bài trong thời gian từ tháng
1/2018-12/2018 với số lượng 131 tin bài có chủ đề, nội dung liên quan đến đến
các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và (3) Đưa ra các kiến nghị đối với
Báo Paxason, đối với các phóng viên cũng như đề xuất năm giải pháp quan
trọng để nâng cao chất lượng các sản phẩm báo chí liên quan đến nội dung mối
quan hệ đối ngoại Lào-Việt.



5
Thứ ba, những cơng trình nghiên cứu về quan hệ Lào-Việt Nam trên báo
Pasaxon điện tử
Hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến quan hệ Lào-Việt
Nam trên báo Pasaxon điện tử, do vậy đề tài mà tác giả lựa chọn mang tính cấp
thiết cũng như có những khác biệt trong phạm vi nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận chung về thông tin quan hệ đối
ngoại trên báo mạng điện tử, đề tài phân tích thực trạng thơng tin về quan hệ
Lào-Việt Nam trên trang đối ngoại báo Pasaxon điện tử, từ đó đề xuất một số
giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về quan hệ Lào-Việt Nam trên báo
Pasaxon điện tử thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về thông tin quan hệ đối ngoại trên
báo điện tử;
- Phân tích thực trạng thơng tin về quan hệ Lào-Việt Nam trên trang đối
ngoại báo Pasaxon điện tử;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về quan hệ LàoViệt Nam trên báo Pasaxon điện tử thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thông tin về quan hệ Lào-Việt Nam
trên trang đối ngoại báo Pasaxon điện tử.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trang đối ngoại báo Pasaxon điện tử.
- Phạm vi thời gian: từ 01/01/2021 đến 31/12/2021.
5. Cơ sở luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Cơ sở luận
Đề tài dựa trên cơ sở luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của
Chủ tịch Kaysone Phomvihane, quan điểm của Đảng NDCM Lào về quan hệ



6
Lào-Việt, chính sách, pháp luật của Nhà nước CHDCND Lào về báo chí,
truyền thơng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học như duy vật
biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Đồng thời đề tài sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đây là phương pháp được tác giả sử
dụng trong đề tài để nghiên cứu lý luận về báo chí, đối ngoại. Đặc biệt phương
pháp này được sử dụng nhiều tại chương một và chương ba.
Phương pháp thống kê: phương pháp này được tác giả sử dụng để thống
kê số lượng các tin, bài liên quan đến quan hệ Lào-Việt Nam trên báo Pasaxon
điện tử.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để
phân tích các thơng tin quan hệ Lào-Việt Nam trên báo Pasaxon điện tử về số
lượng, thể loại, nội dung. Đồng thời, tổng hợp, phân tích rõ những ưu điểm, hạn
chế về thực trạng thông tin quan hệ Lào-Việt Nam trên báo Pasaxon điện tử
Phương pháp so sánh: đây là phương pháp được sử dụng để so sánh
thông tin quan hệ Lào-Việt Nam trên báo Pasaxon điện tử về các biểu hiện cũng
như sự khác biệt, thay đổi giữa các tháng trong năm.
Phương pháp quy nạp - diễn dịch: đây là phương pháp quan trọng để
giúp tác giả triển khai các thông tin, các nội dung có liên quan đến đề tài ở cả
ba chương.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài đã góp phần làm rõ cơ sở luận về thông tin quan hệ đối ngoại trên
báo điện tử qua việc phân tích những khái niệm liên quan đến đề tài, biểu hiện
của thông tin quan hệ Lào-Việt Nam trên báo điện tử và vai trị của việc thơng

tin quan hệ Lào-Việt Nam trên báo điện tử. Cơ sở luận này là khung lý thuyết
quan trọng để tác giả thực hiện khảo sát trong thực tiễn.


7
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài được thực hiện sẽ góp phần làm rõ những thơng tin khái qt về
báo Pasaxon điện tử, thực trạng thông tin về quan hệ Lào-Việt Nam trên báo
Pasaxon điện tử và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin
quan hệ Lào-Việt Nam trên báo Pasaxon điện tử trong thời gian tới. Đồng thời,
đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các sinh viên và các nhà nghiên
cứu quan tâm tìm hiểu đến những vấn đề có liên quan.
7. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài bao
gồm 3 chương và 8 tiết:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thông tin quan hệ đối ngoại
trên báo mạng điện tử.
Chương 2: Thực trạng thông tin về quan hệ Lào-Việt Nam trên trang đối
ngoại báo Pasaxon điện tử.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng thông tin về quan
hệ Lào-Việt Nam trên trang đối ngoại báo Pasaxon điện tử trong thời gian tới.


8
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÔNG TIN QUAN HỆ
ĐỐI NGOẠI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm báo mạng điện tử
Báo chí bao gồm những loại hình khác nhau như: Báo in (cịn gọi là Báo

viết), Báo nói (Phát thanh), Báo hình (Truyền hình), Thơng tấn, Báo ảnh và Báo
điện tử (Báo trên mạng Internet). Hiện nay, báo chí vẫn là phương tiện thông tin
đại chúng nhanh nhất, hiệu quả nhất và có nhiều cơng chúng nhất... Báo chí đã
tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống, trở thành một trong những động
lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội.
Điều 3 Luật báo chí năm 2016 của Việt Nam: Báo chí là sản phẩm thơng
tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh,
âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đơng đảo
cơng chúng thơng qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, phát
thanh và truyền hình. Trước đây, khi một sự kiện xảy ra thì “phát thanh đưa tin,
truyền hình minh họa, báo in phân tích và giải thích”. Nhưng giờ đây, báo điện
tử có thể đảm đương nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình lẫn báo in một
cách dễ dàng. Bản thân nó mang trong mình sức mạnh của PTTT đại chúng
truyền thống, cùng kết hợp với mạng internet nên có nhiều ưu điểm vượt trội, trở
thành kênh truyền thông vô cùng hiệu quả, đặt các PTTT đại chúng vào cuộc
đua quyết liệt.
Báo mạng điện tử là để chỉ loại hình báo chí mới xuất hiện, sử dụng mạng
thơng tin tồn cầu (Internet) là phương tiện chuyển tải thơng tin. Một tờ báo
mạng điện tử phải có khả năng kết hợp được những ưu thế của cả chữ viết và
hình ảnh (của báo in), âm thanh (của phát thanh) và hình ảnh sống động (của
truyền hình). Trên tinh thần đó, các trang web hiện nay chỉ là một dạng đơn giản
vì chưa khai thác hết năng lực của báo mạng điện tử.


9
So với các loại hình báo chí khác, báo mạng điện tử có rất nhiều ưu thế
(về tốc độ lan truyền ngay tức thì, phạm vi tác động khơng giới hạn, sự hấp dẫn
do tính tương tác cao, tính cá nhân triệt để…) nên đã mạnh mẽ thu hút công
chúng hiện đại - nhất là giới trẻ. Báo mạng điện tử có ưu thế ở khả năng tương

tác qua lại giữa tờ báo và công chúng, giữa công chúng với công chúng, tạo
điều kiện thuận lợi thiết lập các diễn đàn báo chí; báo điện tử cịn có ưu thế về
khả năng đa phương tiện, tính thời sự, khả năng lưu giữ, tìm kiếm và truy xuất
thơng tin nhanh chóng, dễ dàng. Báo mạng điện tử là loại hình báo chí được
xây dựng dưới hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng
internet. Báo mạng điện tử được xuất bản bởi tòa soạn điện tử, còn người đọc
báo dựa trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng… có kết nối internet.
Khác với báo in, tin tức trên báo điện tử được cập nhật thường xuyên, tin ngắn
và thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nó cũng khác so với trang thông tin
điện tử về tần suất cập nhật. Báo điện tử cho phép mọi người trên khắp thế giới
tiếp cận tin tức nhanh chóng khơng phụ thuộc vào không gian và thời gian, sự
phát triển của báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh
hưởng đến việc phát triển báo giấy truyền thống.
Theo TS. Nguyễn Thị Trường Giang (Báo mạng điện tử – Những vấn đề
cơ bản): “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình
thức của một trang web và phát hành trên mạng internet” [18, tr.30].
Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng: ở nước CHDCND Lào hiện nay, các
loại hình báo chí vẫn tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát
triển. Báo mạng điện tử không thể thay thế hoàn toàn cho báo in, phát thanh,
truyền hình... Chính nhu cầu của cuộc sống là ngun nhân quyết định sự tồn tại
của mỗi loại hình báo chí.
1.1.2. Khái niệm thơng tin báo chí
Thơng tin là “điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin
tức” theo từ điển Oxford English Dictionary, từ điển khác thì đơn giản đồng
nhất thơng tin với kiến thức “Thơng tin là điều mà người ta biết” hoặc “thông tin
là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người”.


10
Từ Latin “Informatio”, gốc của từ hiện đại “ìnformation” (thơng tin) có

hai nghĩa. Một, nó chỉ một hành động rất cụ thể là tạo ra một hình dạng (forme).
Hai, tuỳ theo tình huống, nó có nghĩa là sự truyền đạt một ý tưởng, một khái
niệm hay một biểu tượng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, khái
niệm thông tin cũng phát triển theo.
Trên quan điểm triết học, Thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội
(thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh v.v, hay nói rộng hơn, bằng
tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người. Thơng tin chính là
hệ thống dữ liệu, tin tức được thể hiện ở các hình thức khác nhau và truyền đạt
giữa mọi người bằng các phương tiện khác nhau.
Theo nghĩa thông thường, Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý
tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thơng tin hình
thành trong q trình giao tiếp: một ngời có thể nhận thơng tin trực tiếp từ người
khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu,
hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh.
Dưới góc độ pháp lý, tại khoản 1 Điều 2 Luật tiếp cận thông tin năm 2016
quy định về giải thích thuật ngữ thơng tin như sau: “Thơng tin là tin, dữ liệu
được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết,
bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các
dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra” [17, tr.2].
Báo chí có những cách thức riêng với mục đích nhằm tới nhiều tầng lớp
xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khơng giống nhau. Cơng
chúng báo chí đa dạng và phức tạp. Không phải thông tin nào cũng được số
đơng tiếp nhận dễ dàng. Thơng tin báo chí đề cập đến mọi mặt của đời sống một
cách xác thực, cụ thể, tỷ mỷ. Nó đặc biệt chú ý đến những cái mới (tính thời sự)
và việc phản ánh những cái mới đó dưới một góc nhìn thể hiện lập trường của
tác giả. Nói cách khác, đặc trưng cơ bản của thơng tin báo chí được thể hiện ở
ba điểm cơ bản nhất: Tính xác thực, tiêu biểu; tính thời sự và tính định hướng
trực tiếp.
Như vậy, khái quát lại thơng tin báo chí cũng được hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất, đó là tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực



11
cuộc sống. Tất cả những vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội
được báo chí phản ánh nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, khám phá của con
người. Thứ hai, đó là phương tiện, cơng cụ chuyển tải tác phẩm báo chí tới cơng
chúng. Trong hoạt động báo chí, thơng tin là yếu tố chủ yếu để nhà báo thực
hiện mục đích của mình. Thơng tin trở thành “cầu nối” giữa báo chí và cơng
chúng. Căn cứ việc phân loại theo phương thức thể hiện, người ta chia thơng tin
báo chí thành các loại hình: Thơng tin bằng chữ viết (báo in); thơng tin bằng
tiếng nói (phát thanh); thơng tin bằng hình ảnh (truyền hình); thơng tin trên
mạng internet (đa phương tiện).
1.1.3. Khái niệm quan hệ quốc tế
Quan hệ quốc tế được hiểu là mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ
quyền, mọi quốc gia đều có quyền quyết định tối cao và tự do. Các quốc gia
không ở dưới một uy quyền nào và đối nghịch với nhau, sử dụng quyền lực để
thực hiện các mục tiêu và thỏa mãn các quyền lực của quốc gia mình. Trong đó
quan hệ có thể bao gồm nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội do vậy
“quan hệ quốc tế là tổng thể những mối quan hệ về kinh tế, chính trị, tư tưởng,
luật pháp, ngoại giao, quân sự…giữa những quốc gia & hệ thống quốc gia với
nhau, giữa các giai cấp chính, các lực lượng tổ chức xã hội, kinh tế và chính trị
chủ yếu hoạt động trên trường quốc tế” [16, tr.26].
Bên cạnh đó quan hệ quốc tế cịn được hiểu là “hiện tượng xã hội, song là
loại quan hệ xã hội có đặc điểm riêng nảy sinh trong q trình hoạt động của con
người liên quan đến môi trường quốc tế. Quan hệ quốc tế này vượt khỏi biên
giới quốc gia, có những thay đổi và trở nên vơ cùng phức tạp, bởi trong mơi
trường quốc tế có các cơ chế hoạt động và luật chơi hoàn toàn khác với cơ chế
trong nội bộ quốc gia” [13]. Đồng thời, quan hệ quốc tế là tất cả các loại hình
trao đổi hoạt động, là đối tượng quan hệ giữa các quốc gia và giữa các trao đổi
của cá nhân (Krapchenko, Liên Xô).

Học thuyết duy vật biện chứng của Marx-Lênin cho rằng, quan hệ xã hội,
trong đó có quan hệ quốc tế, là do quan hệ vật chất (đó là hình thức kinh tế-xã
hội, hiện tượng xã hội) quyết định ra. Quan hệ quốc tế được tiếp tục trong phạm


12
vi quốc tế, các mối quan hệ xã hội được tiếp tục trong phạm vị dân tộc, và chính
sách đối ngoại của quốc gia là từ chính sách đối nội mà ra. Hiển nhiên, chính
sách đối ngoại độc lập có tác động trở lại đến chính sách đối ngoại quốc gia
(mục tiêu, chính sách) nhưng theo một mức độ nào đó mà thơi. Động lực chính
khiến cho quan hệ quốc tế xuất hiện đó là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp khác
nhau, các quốc gia và các chế độ xã hội khác nhau để giải quyết mâu thuẫn đối
kháng giữa họ với nhau. Tương quan lực lượng các giai cấp, các quốc gia, các tổ
chức chính trị – xã hội khác nhau sẽ quyết định đến quan hệ quốc tế.
GS người Nga Sygankov thì cho rằng, quan hệ quốc tế là loại quan hệ
xã hội đặc biệt vượt ra ngoài quan hệ xã hội bên trong quốc gia. Để làm rõ vấn
đề này, ơng đề ra 2 tiêu chí: các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chiến lược đối nội –
đối ngoại; vai trò của người tham gia của nhà nước, các tổ chức chính trị – xã
hội, đảng phái… Quan hệ quốc tế thực ra rất đa dạng, nhiều chiều và có sự tác
động qua lại lẫn nhau. Chúng bao gồm các hoạt động thực tiễn của con người
từ chính trị đến kinh tế, quân sự, thể thao…, do đó quan hệ quốc tế là loại quan
hệ đặc biệt.
1.1.4. Khái niệm quan hệ Lào - Việt
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, có mối quan hệ đoàn
kết, hữu nghị truyền thống tốt đẹp lâu đời. Với đường biên giới chung dài trên
2.000km, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, cùng uống chung dịng
nước Mekong, quan hệ gắn bó Lào-Việt Nam được hình thành từ trong lịch sử
dựng nước và giữ nước giữa hai quốc gia láng giềng. Nhân dân hai nước, nhất là
ở vùng biên giới, thường xuyên nương tựa vào nhau, cưu mang đùm bọc lẫn
nhau trong cuộc sống hằng ngày cũng như mỗi khi có thiên tai, địch họa. Hai

nước ln giữ mối quan hệ bang giao hịa hiếu, gắn bó mật thiết với nhau qua
nhiều giai đoạn lịch sử.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, phát huy truyền thống
đoàn kết, hữu nghị, nhân dân hai nước Lào-Việt Nam luôn đồng cảm, liên kết tự
nhiên với nhau và tự nguyện phối hợp với nhau trong một sứ mệnh chung đấu
tranh chống thực dân xâm lược, giành độc lập, tự do. Trong những năm đầu của


13
cuộc kháng chiến, mặc dù các phong trào đấu tranh đều bị chính quyền thực dân
đàn áp, dập tắt, song nhân dân hai nước Lào-Việt Nam vẫn luôn sát cánh bên
nhau. Điều này cho thấy việc xây dựng khối đại đoàn kết đấu tranh trở thành
một nhu cầu tất yếu khách quan của hai dân tộc.
Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để xác định con đường
giải phóng của dân tộc Việt Nam theo quỹ đạo cách mạng vô sản. Sự ra đời của
Đảng Cộng sản Đông Dương - tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam - đã mở
đầu những trang sử vẻ vang của mối quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam, đây chính
là nền móng vững chắc của quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào-Việt Nam, Việt
Nam-Lào.
Mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân hai nước Lào-Việt Nam do Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong đặt
nền móng, dày cơng vun đắp đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong tiến trình lịch sử, đã trở thành tài
sản vô giá của hai dân tộc và là quy luật phát triển chung của hai nước trên con
đường phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Trong cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc (1930-1945), hai nước có hồn cảnh lịch sử
tương đồng, cùng mục tiêu và khát vọng độc lập, tự do, con đường giải phóng
của dân tộc Việt Nam theo đường lối cách mạng vô sản cũng là con đường phù
hợp để giải phóng dân tộc Lào khỏi ách nơ lệ.

Trong giai đoạn này, nhiều người con ưu tú của nhân dân Lào đã được
kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, đây chính là những “hạt giống đỏ”
để từng bước xúc tiến thành lập Xứ bộ Ai Lao của Đảng Cộng sản Đông
Dương, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Lào. Từ ngày 6/9 đến
9/9/1934, Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời Ai Lao tại Lào đã được thành lập.
Trên các chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những quyết định quan trọng nhằm thắt chặt
mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào và dẫn đường cho
cách mạng hai nước giành thắng lợi.


14
Sự ra đời của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa (ngày 2/9/1945) và
Chính phủ Lào Issara (ngày 12/10/1945) là cơ sở đưa tình đồn kết, giúp đỡ lẫn
nhau giữa nhân dân hai nước Lào-Việt Nam lên tầm liên minh chiến đấu. Trong
kháng chiến chống ngoại xâm (1945-1975), ngay sau khi giành được chính
quyền, chính phủ hai nước đã ký kết Hiệp ước tương trợ Lào-Việt Nam và Hiệp
định về tổ chức liên quân Việt Nam-Lào, đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự hợp
tác, giúp đỡ và liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của hai dân tộc Lào-Việt
Nam.
Với quan điểm “Đông Dương là một chiến trường,” trong cuộc kháng
chiến chống kẻ thù chung của nhân dân hai nước Lào-Việt Nam giai đoạn từ
năm 1945-1975, hai nước đã liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, vừa thực hiện
nghĩa vụ quốc tế cao cả, vừa vì lợi ích của mỗi quốc gia. Quan điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh: “Chúng tơi coi hạnh phúc và thịnh vượng của anh em Lào
cũng như của mình” cùng phương châm “giúp bạn là mình tự giúp mình” được
các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước Lào-Việt Nam lĩnh hội, tiếp tục soi rọi
trong tiến trình lịch sử của hai dân tộc.
Trong thời kỳ đấu tranh chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ,
hai nước đã thành lập Liên minh chiến đấu Việt-Lào để cùng chung sức đẩy

mạnh kháng chiến chống kẻ thù chung. Những chiến sỹ quân tình nguyện Việt
Nam đầu tiên đã sang Lào sát cánh cùng lực lượng vũ trang Pathet Lào trong
cuộc kháng chiến. Quyết tâm, hy sinh xương máu và sự phối hợp chặt chẽ giữa
những người con ưu tú của hai dân tộc đã góp phần đưa sự nghiệp kháng chiến
của hai nước đi đến thắng lợi vẻ vang, với việc Hiệp định Genève năm 1954 về
lập lại hịa bình ở Đông Dương đã được ký kết. Theo PathetLao, từ sau năm
1954, tinh thần đoàn kết Lào-Việt Nam càng được hun đúc, tôi luyện khi hai
nước hỗ trợ nhau trên các mặt trận quân sự và đối ngoại, làm thất bại âm mưu
phá hoại và tiến hành chiến tranh do chủ nghĩa thực dân mới gây ra.
Ngày 5/9/1962, Lào và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao,
mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ hai nước. Liên minh chiến đấu
của quân và dân hai nước Việt Nam-Lào ngày càng được tăng cường và dãy


15
Trường Sơn hùng vĩ với hai nửa Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây đã trở
thành hình ảnh sinh động của mối quan hệ keo sơn “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ
nửa” trong những năm tháng kháng chiến gian khổ nhưng đầy vinh quang, góp
phần to lớn giúp nhân dân và các lực lượng vũ trang hai nước đi từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác, mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975 tại Việt Nam
và Chiến thắng ngày 2/12/1975 tại Lào.
Bước vào thời kỳ mới xây dựng đất nước trong hịa bình và q độ lên
chủ nghĩa xã hội (năm 1975 đến nay), quan hệ hai nước chuyển từ quan hệ đoàn
kết trong chiến đấu chống kẻ thù chung sang quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc
biệt và hợp tác toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử quan hệ Lào-Việt Nam là việc
hai nước chính thức ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, khẳng định tình đồn
kết đặc biệt trước sau như một, sự hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước.
Đây là văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bước phát triển mới, toàn
diện của mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Từ năm 1986 hai nước cùng tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, mối
quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam ngày càng được lãnh đạo hai nước chú trọng
nâng lên tầm cao mới, trong điều kiện lịch sử chung của hai nước đều kiên định
đi lên chủ nghĩa xã hội trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong hợp
tác toàn diện Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào, hai nước luôn xác định tập trung
vào những lĩnh vực có thể phát huy được thế mạnh và điều kiện thuận lợi căn
bản của mỗi nước, kết hợp thỏa đáng thông lệ và tập quán quốc tế với tính chất
đặc biệt của quan hệ Lào-Việt Nam, có sự ưu tiên cho nhau, phù hợp với khả
năng của mỗi nước.
Bước sang thế kỷ XXI, đây là giai đoạn hai nước tăng cường đoàn kết đặc
biệt, hợp tác toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, trên nền tảng hai quốc gia
đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong cơng cuộc đổi mới.


16
Những thành quả từ hợp tác về chính trị, đối ngoại, quốc phịng-an ninh đến hợp
tác kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật, hợp tác giữa các địa phương, đã góp
phần thúc đẩy mạnh mẽ cơng cuộc xây dựng, phát triển, hội nhập khu vực và
quốc tế ở mỗi nước.
Có thể nói, trong từng bước tiến của hai nước, hai dân tộc hơm nay, đều
có sự đóng góp tích cực của hai bên giúp cho quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam
ngày càng keo sơn, bền chặt, trở thành quy luật phát triển, là nhân tố quan trọng
bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của mỗi nước và là tài sản chung vô
giá của hai Đảng, hai dân tộc. Từ đó có thể hiểu quan hệ Lào-Việt là:
1.1.5. Khái niệm thông tin quan hệ Lào - Việt Nam trên báo điện tử
Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu thông tin quan hệ Lào Việt Nam trên báo điện tử là những thông tin về quan hệ song phương, đa
phương giữa hai nước ở các cấp độ được thể hiện qua các hình thức truyền tải

thơng tin khác nhau nhằm cung cấp và giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về quan hệ
đối ngoại hai nước cũng như bồi đắp sự tin tưởng cho công chúng về mối quan
hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam
do Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong kính yêu và Chủ
tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cùng các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước
và nhân dân hai nước dày công vun đắp, là tài sản chung vô giá của hai Đảng,
hai dân tộc.
1.2. Vai trị của thơng tin quan hệ đối ngoại trên báo điện tử
1.3.1. Thực hiện chức năng thơng tin của báo chí
Trong giai đoạn hiện nay vai trị của thơng tin quan hệ đối ngoại trên báo
điện tử trước hết được thể hiện qua việc thực hiện chức năng thơng tin của báo
chí, nội dung này có thể thấy rõ qua những điểm sau đây:
Một là, ngày 13/8/1950, tờ Báo Lào Isala (tự do) và Nhà in Lào Isala
được thành lập, đánh dấu sự ra đời của báo chí Lào. Theo thống kê đến năm
2020, Lào có ấn phẩm báo chí gồm 148 tờ báo, tạp chí các loại và hơn 100 đài
phát thanh và truyền hình tại trung ương và địa phương. Hiện nay Lào đang đẩy
mạnh số hóa hệ thống phát thanh truyền hình trên cả nước, áp dụng công nghệ,


17
thông tin vào việc sản xuất và phát hành báo chí. Trải qua 71 năm hình thành và
phát triển, báo chí, truyền thơng Lào đóng vai trị quan trọng, là tiếng nói, là cơ
quan ngơn luận của Đảng, Nhà nước Lào, tuyên truyền đường lối của Đảng,
pháp luật của Nhà nước Lào đến với người dân; góp phần đắc lực đưa thơng tin,
hình ảnh của đất nước Lào đến với bạn bè quốc tế, khẳng định vai trò của Lào
trong khu vực và trên thế giới. Trong đó vai trị của các cơ quan báo chí điện tử
đã ngày càng tăng nhanh chóng hơn trong bối cảnh phát triển của khoa học công
nghệ hiện đại như ngày nay.
Hai là, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, sự quản lý của Nhà nước
CHDCND Lào, công tác thông tin, truyền thông trên các cơ quan báo chí điện

tử đã đóng góp rất tích cực trong việc đưa chủ trương của Đảng NDCM Lào,
chính sách, pháp luật của Nhà nước CHDCND Lào đi vào cuộc sống, góp phần
tạo đồng thuận trong xã hội, ý chí quyết tâm, tinh thần tự lực, tự cường và sức
mạnh đoàn kết của nhân dân 50 dân tộc trên cả ba miền của nước CHDCND
Lào. Đặc biệt, trong thời gian tới tại CHDCND Lào đối với các cơ quan báo
chí nói chung trọng tâm trong giai đoạn 2021 - 2025 là thông tin, tuyên truyền
về chủ trương, đường lối của Đảng NDCM Lào, chính sách, pháp luật của Nhà
nước CHDCND Lào; việc triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội,
Chính phủ; cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính
quyền Trung ương và địa phương; tuyên truyền về bảo đảm quốc phòng, an
ninh; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng NDCM Lào, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch; tuyên truyền về phát triển kinh tế - xã hội và các
giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
của ngành, lĩnh vực, địa phương.
Ba là, thông tin quan hệ đối ngoại trên báo điện tử được các cơ quan báo
chí nói chung và các cơ quan báo chí điện tử nói riêng thực hiện chức năng
thơng tin cũng đóng vai trị quan trọng trong cơng tác tun truyền về hoạt động
đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân trong và ngoài
nước CHDCND Lào nhất là tại Việt Nam. Mặt khác, các thông tin được các cơ
quan báo chí điện tử nhất là đối với báo chí là cơ quan ngơn luận của Đảng


18
NDCM Lào đưa ra sẽ góp phần cung cấp các thơng tin chính thống liên quan
đến q trình hội nhập quốc tế của đất nước Lào; tuyên truyền khơi dậy khát
vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, thịnh vượng nhằm nâng cao vị
thế và vai trò của đất nước CHDCN Lào trên trường quốc tế. Từ đó, thúc đẩy
các cá nhân, pháp nhân, tổ chức trong nước tham gia với hệ thống chính trị và
các tổ chức để cùng phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm đưa đất nước ngày càng
phát triển như định hướng mà Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã đề ra.

Bốn là, trong xã hội hiện đại, cơng tác truyền thơng, báo chí nhất là báo
điện tử ngày càng thể hiện vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng. Các cơ quan báo
chí điện tử đã và đang đóng góp to lớn vào q trình phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội, là một trong những yếu tố góp phần
vào thành cơng của các sự kiện trọng đại của nước CHDCND Lào gần đây như
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa IX và Hội
đồng nhân dân các cấp khóa II. Có thể nói, Đảng NDCM Lào ln coi trọng
cơng tác truyền thơng, báo chí, coi đây là nhiệm vụ thường xun và có tính
chất mở đường về tư tưởng chính trị, góp phần xây dựng, bồi đắp nền tảng tư
tưởng cách mạng, nền tảng chính trị của Đảng NDCM Lào, nền tảng tinh thần
của xã hội, góp phần đưa đường lối đổi mới của Đảng NDCM Lào đi vào cuộc
sống, mở rộng dân chủ, khơi dậy sáng tạo của mọi ngành, mọi địa phương, các
tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc. Và để thực hiện
được điều đó, cơ quan ngơn luận của Đảng nói chung và các cơ quan báo điện tử
nói riêng tại CHDCND Lào đã và đang ngày càng đóng góp nhiều hơn vào việc
thực hiện chức năng thông tin của báo chí.
1.3.2. Đóng góp vào việc duy trì, bồi đắp quan hệ hai nước
Trong giai đoạn hiện nay việc thông tin quan hệ đối ngoại trên báo điện tử
sẽ góp phần đóng góp vào việc duy trì, bồi đắp quan hệ hai nước Lào và Việt
Nam. Đây được xem là vai trị quan trọng của các cơ quan báo chí điện tử và
chúng ta có thể nhìn nhận nó trong các nội dung cụ thể như:
Thứ nhất, thông tin quan hệ đối ngoại trên báo điện tử đã góp phần duy trì
sự truyền tải thơng tin về quan hệ song phương, đa phương giữa hai nước liên



×