Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tiểu luận môn MARKETING NỘI DUNG (Content Marketing) - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING NỘI DUNG CHO DOANH NGHIỆPSẢN PHẨM DINH DƯỠNG THƯƠNG HIỆU LÀNH CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG, KIÊNG ĐƯỜNG TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG 12 THÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 77 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NỘI DUNG

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING NỘI DUNG
CHO DOANH NGHIỆP/SẢN PHẨM DINH DƯỠNG
THƯƠNG HIỆU LÀNH CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG,
KIÊNG ĐƯỜNG TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
TRONG 12 THÁNG

SVTH: NHĨM A
Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NỘI DUNG


ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING NỘI DUNG
CHO DOANH NGHIỆP/SẢN PHẨM DINH DƯỠNG
THƯƠNG HIỆU LÀNH CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG,
KIÊNG ĐƯỜNG TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
TRONG 12 THÁNG

DANH SÁCH NHÓM:

NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


MỤC LỤC
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỒN THÀNH CƠNG VIỆC ....................................... i
MỤC LỤC ....................................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii
TÓM TẮT NỘI DUNG .................................................................................................. ix
CHƯƠNG 1

BỐI CẢNH DỰ ÁN................................................................................ 1

CHƯƠNG 2


TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ............................................................... 3

2.1

Phân tích mơi trường vĩ mơ ........................................................................... 3

2.1.1

Yếu tố chính trị - pháp luật:........................................................................ 3

2.1.1.1

Về mặt chính trị: .................................................................................. 3

2.1.1.2

Về mặt pháp luật: ................................................................................ 3

2.1.2

Yếu tố kinh tế: ............................................................................................ 4

2.1.2.1

Tốc độ tăng trưởng GDP ..................................................................... 4

2.1.2.2

Tỷ lệ lạm phát ...................................................................................... 6


2.1.2.3

Thu nhập bình qn ............................................................................. 6

2.1.3

Yếu tố cơng nghệ ........................................................................................ 8

2.1.3.1

Ứng dụng máy móc, dây chuyền hiện đại vào sản xuất ...................... 8

2.1.3.2

Sự phát triển của thanh toán bằng mã QR, ví điện tử ......................... 8

2.1.3.3

Sự phát triển của việc mua sắm online ................................................ 9

2.1.3.4 Các yếu tố công nghệ được áp dụng vào sản xuất của ngành sản xuất
bánh kẹo 9
2.1.4

Yếu tố văn hóa- xã hội ............................................................................. 10

2.1.4.1

Nhân khẩu học ................................................................................... 10


2.1.4.2

Tâm lí .................................................................................................11

2.2

. Phân tích mơi trường ngành ....................................................................... 13

2.2.1

Quy mô thị trường bánh dinh dưỡng Việt Nam ....................................... 13

2.2.2

Cơ cấu thị trường ...................................................................................... 14

2.2.3

Xu hướng thị trường ................................................................................. 15

2.3

. Phân tích đối thủ cạnh tranh: ..................................................................... 16

2.3.1

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:..................................................................... 16

2.3.1.1


AFC: .................................................................................................. 16
ii


2.3.1.2

GUfoods: ........................................................................................... 17

2.3.1.3

Quasure Light: ................................................................................... 19

2.3.2
2.4

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: .................................................................... 20
. Cơ hội và thách thức từ thị trường ............................................................. 20

2.4.1

Cơ hội ....................................................................................................... 20

2.4.2

Thách thức ................................................................................................ 21

CHƯƠNG 3

TRÌNH BÀY Ý TƯỞNG ...................................................................... 22


3.1

. Giới thiệu Bánh dinh dưỡng Lành ............................................................. 22

3.2

. Phân tích tính khả thi của ý tưởng doanh nghiệp/thương hiệu Lành ......... 24

3.2.1

Năng lực sản xuất: .................................................................................... 24

3.2.2

Nguồn nguyên liệu: .................................................................................. 24

3.2.3

Hệ thống phân phối sản phẩm: ................................................................. 24

3.2.4

Nguồn lực tài chính: ................................................................................. 25

3.3

. Mục tiêu ..................................................................................................... 25

3.3.1


Mục tiêu kinh doanh ................................................................................. 25

3.3.2

Mục tiêu marketing .................................................................................. 25

3.3.3

Mục tiêu truyền thông .............................................................................. 25

3.4

. Chân dung khách hàng mục tiêu: ............................................................... 26

3.5

. Ý tưởng chiến dịch ..................................................................................... 27

3.5.1

Insight (Truth - Tension - Motivation): .................................................... 27

3.5.2

Big Idea, Key Message. Tagline, Hashtag ................................................ 27

3.5.3

Brand Role: ............................................................................................... 28


CHƯƠNG 4

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH .................................................................... 29

4.1

. Hành trình khách hàng ............................................................................... 29

4.2

. Kế hoạch triển khai .................................................................................... 32

4.2.1

Giai đoạn 1: .............................................................................................. 32

4.2.2

Giai đoạn 2: .............................................................................................. 35

4.2.3

Giai đoạn 3: .............................................................................................. 37

4.2.4

Giai đoạn 4: .............................................................................................. 39

4.2.5


Giai đoạn 5: .............................................................................................. 42

4.3

. Timeline ..................................................................................................... 44

CHƯƠNG 5

NGÂN SÁCH, ĐO LƯỜNG, KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG .................... 48

5.1

. Ngân sách ................................................................................................... 48

5.2

. Đo lường .................................................................................................... 50
iii


5.3

. Kế hoạch dự phòng .................................................................................... 51

5.3.1

Xử lý các sự cố nội dung trong q trình truyền thơng: ........................... 51

5.3.2


Xử lý các sự cố kỹ thuật trong quá trình truyền thơng: ............................ 52

CHƯƠNG 6

CÁC MẪU HÌNH ẢNH TRUYỀN THƠNG ....................................... 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. xi
TỔNG HỢP KIỂM TRA ĐỘ TRÙNG LẶP ..................................................................xv

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 2-1. Tăng trưởng GDP của Việt Nam Giai đoạn 2011 – 2022................................ 5
Hình 2-2. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chia theo thành thị, nông thơn từ năm
2012-2022 ........................................................................................................................ 7
Hình 2-3. Thị phần bánh dinh dưỡng tại thị trường Việt Nam ...................................... 15
Hình 3-1. Logo của thương hiệu Lành .......................................................................... 22
Hình 3-1. Báo Sức khỏe & Đời sống loại PR dạng 3 .................................................... 54
Hình 3-2. Banner trang chủ các website hiệu thuốc lớn Pharmacity ............................ 54
Hình 6-3 Bài feedback của khách hàng trong nhóm cộng đồng.................................... 55
Hình 6-4. Chạy chữ, panel, logo khi phát sóng chương trình ....................................... 55
Hình 6-5. Standee tại hội thảo ....................................................................................... 56
Hình 6-6. Booth tại hội thảo .......................................................................................... 56
Hình 6-7. Book các KOL là chuyên gia, bác sĩ trên nền tảng TikTok .......................... 57
Hình 6-8. Poster sản phẩm............................................................................................. 57
Hình 6-9. Chạy LCD tại các bệnh viện ......................................................................... 57
Hình 6-10. Dựng Standee kèm ưu đãi tại các bệnh viện ............................................... 58
Hình 6-11. Tờ rơi ........................................................................................................... 59
Hình 6-12. Brochure mặt trước ..................................................................................... 60

Hình 6-13. Brochure mặt sau ......................................................................................... 60

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4-1. Bảng hành trình khách hàng ......................................................................... 29
Bảng 4-2. Kế hoạch giai đoạn 1 .................................................................................... 33
Bảng 4-3. Kế hoạch giai đoạn 2 .................................................................................... 35
Bảng 4-4. Kế hoạch giai đoạn 3 .................................................................................... 37
Bảng 4-5. Kế hoạch giai đoạn 4 .................................................................................... 40
Bảng 4-6. Kế hoạch giai đoạn 5 .................................................................................... 42
Bảng 4-7. Giai đoạn 1 - Nhận biết sản phẩm (1/3/2024 - 31/5/2024) ........................... 44
Bảng 4-8. Giai đoạn 2 - Tìm hiểu sản phẩm (1/6/2024 - 31/8/2024) ............................ 45
Bảng 4-9. Giai đoạn 3 - Sử dụng sản phẩm (1/9/2024 - 30/9/2024) ............................. 45
Bảng 4-10. Giai đoạn 4 - Mua lại sản phẩm (1/10/2024 - 30/11/2024) ........................ 46
Bảng 4-11. Giai đoạn 5 - Giới thiệu sản phẩm cho người khác (1/12/2024 - 28/2/2025)
....................................................................................................................................... 47
Bảng 5-1. Bảng ngân sách ............................................................................................. 48
Bảng 5-2. Bảng đo lường............................................................................................... 50
Bảng 5-3. Bảng xử lý các sự cố nội dung trong q trình truyền thơng........................ 51
Bảng 5-4. Bảng xử lý các sự cố kỹ thuật trong quá trình truyền thơng:........................ 52

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACB

Asia Commercial Joint Stock Bank - Ngân hàng thương mại cổ

phần Á Châu

ADB

The Asian Development Bank - Ngân hàng Phát triển châu Á)

Ads

Adsvertising - Quảng cáo

B2C

Business To Consumer - Doanh nghiệp tới người tiêu dùng

CIP

Carriage and Insurance Paid To - Cước phí và Bảo hiểm trả tới

DHA

Docosa Hexaenoic Acid – một loại axit no thuộc nhóm axit Omega3

F&B

Food and Beverage - ngành Thực phẩm và Đồ uống

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội


HPP

High Pressure Processing - Công nghệ chế biến thực phẩm xử lý
bằng áp suất cao nhiệt lạnh

KOL

Key opinion leader - người dẫn dắt dư luận chủ chốt

LCD

Liquit Crystal Display - Màn hình tinh thể lỏng

NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

NTD

Người tiêu dùng

PGPI

Puratos Grand-Place Indochina - Cơng ty TNHH do liên doanh giữa
Tập đồn Puratos và Grand-Place Holding

POSM

Point Of Sales Material


QR

Quick response - Mã phản hồi nhanh

SEO

Search Engine Optimization - tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm

TMĐT

Thương mại điện tử

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TVC

Television Video Commercials - loại hình quảng cáo truyền hình

UI

User Interface - giao diện người dùng

UX

User Experience - trải nghiệm người dùng

UNFPA


Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc

USD

United States dollar - Đồng đô la Mỹ
vii


UV

Ultraviolet - tia tử ngoại

WOM

Word Of Mouth - Marketing truyền miệng

PGPI

Puratos Grand-Place Indochina

viii


TÓM TẮT NỘI DUNG
Bài tiểu luận kết thúc học phần mơn Marketing nội dung của nhóm trình bày kế hoạch
marketing nội dung cho doanh nghiệp/thương hiệu bánh cracker dinh dưỡng Lành
dành cho người tiểu đường, kiêng đường tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ
3/2024 đến hết tháng 2/2025. Kế hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian 12
tháng, tận dụng các kênh truyền thông phổ biến như mạng xã hội, TV, báo chí,… cũng
như việc tham gia các hội nhóm, các sự kiện cộng đồng nhằm quảng bá thương hiệu

một cách rộng rãi đến với đối tượng mục tiêu nhóm đã nghiên cứu và chọn lọc (30 55 tuổi). Bên cạnh mục tiêu tập trung tiếp cận khách hàng, kế hoạch cịn hướng đến
việc duy trì mối quan hệ họ thơng qua xây dựng nội dung có giá trị tương ứng với 5
điểm chạm trong bảng hành trình khách hàng. Qua đó, tạo dựng độ nhận biết thương
hiệu, đạt doanh số bán hàng và hơn hết chính là góp phần nâng cao nhận thức về sức
khỏe trong cộng đồng người mắc tiểu đường và các cá nhân theo đuổi lối sống lành
mạnh một cách bền vững.
Bài làm gồm 6 chương riêng biệt. Ở chương 1, chúng tôi cung cấp về bối cảnh chung
của thị trường, giúp người đọc hiểu rõ về hơn về nhu cầu, thị trường bánh dinh dưỡng
và định hướng của doanh nghiệp Lành. Dựa vào cơ sở này, ở chương 2, chúng tôi tiếp
tục phân tích rõ về tổng quan thị trường (vĩ mơ, đối thủ, ngành, cơ hội) nhằm thấy và
tận dụng các yếu tố chính đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường này tại Việt Nam.
Từ đó, doanh nghiệp có thể thấy được cơ hội để tập trung vào đầu tư, sản xuất kinh
doanh vừa hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng để cung cấp những
giá trị phù hợp. Ở chương 3, chúng tôi tập trung vào việc nêu bật ý nghĩa và giá trị
của sản phẩm bánh dinh dưỡng Lành. Sản phẩm không chỉ là bánh cracker dinh
dưỡng, mà còn là một lựa chọn an toàn và lành mạnh cho người tiểu đường, cần kiêng
đường. Sự kết hợp thông tin về thành phần dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng, và tác
dụng của sản phẩm đề cao tầm quan trọng của việc duy trì một chế độ ăn lành mạnh.
Ý tưởng chiến dịch được xác định rõ ràng và nhắm đến đúng nhóm khách hàng mục
tiêu. Sản phẩm khơng chỉ cung cấp lợi ích dinh dưỡng mà cịn tạo ra giá trị cảm xúc
với thơng điệp "Ăn mà không lo âu về sau". Nhằm làm cơ sở cho chương 4 (Xây
dựng kế hoạch - bảng hành trình khách hàng, execution plan và timeline), bảng hành
ix


trình khách hàng ra đời, nhằm phản ánh cách tiếp cận của khách hàng đối với các
hoạt động của thương hiệu, song song đó là kế hoạch chi tiết và timeline được triển
khai dựa trên 5 hành trình khách hàng đã xây dựng trước đó. Tiếp đến là chương 5
(Ngân sách, đo lường, kế hoạch dự phòng), đề cập đến ngân sách và đo lường các
hoạt động truyền thông trong 5 giai đoạn khác nhau, tổng cộng với số tiền

681,100,000đ. Ý nghĩa của chương 5 là minh chứng cho việc quản lý ngân sách truyền
thông một cách cẩn thận, phân bổ hợp lý vào các hoạt động cụ thể từ đó đánh giá
chính xác được độ hiệu quả của các quyết định chiến lược. Việc xử lý các sự cố nội
dung và kỹ thuật trong q trình truyền thơng cũng là một phần không thể thiếu, đảm
bảo việc triển khai được thực hiện một cách trơn tru và khắc phục được những trường
hợp ngồi ý muốn có thể dự tính trước. Cuối cùng là chương 6 với mục đích thiết kế
các mẫu hình ảnh truyền thơng như bài đăng facebook, standee, poster, banner,
brochure,… hỗ trợ cho chiến lược của doanh nghiệp khởi nghiệp Lành. Tóm lại, thơng
qua bài tiểu luận này, có thể thấy được các bước xây dựng chiến lược nội dung của
thương hiệu bánh cracker Lành theo một quy trình cụ thể được tổng kết từ kiến thức
được học ở môn Marketing nội dung.

x


CHƯƠNG 1

BỐI CẢNH DỰ ÁN

Theo khảo sát gần đây của Bộ Y tế năm 2023, hiện có khoảng 7 triệu người Việt Nam mắc bệnh
tiểu đường. Song song với đó là tình trạng thừa cân đáng lo ngại với tỉ lệ 38% hàng năm so với
mức 10-20% của các nước Đông Nam Á. Nguyên nhân của những con số này là do hầu hết
người Việt có chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống khơng tốt cho sức khỏe và hầu hết mọi
người đều có tâm lý “lười” tập luyện hay hoạt động thể thao mà muốn tìm đến phương pháp
khác, tiêu biểu nhất là ăn kiêng. Trên thực tế, nhiều người mắc nhiều bệnh lý về tiểu đường nỗ
lực chữa trị, mong khỏi bệnh, và giảm cân giảm đường bằng nhiều cách nhưng thường phải bỏ
cuộc vì chế độ ăn kiêng, chế độ riêng dành cho người mắc bệnh q khắc nghiệt: khơng gia vị,
khơng đường. Vì vậy, các loại bánh ăn dinh dưỡng ra đời như một “cứu tinh” cho những người
đang có bệnh lý tiểu đường mà vẫn thèm đồ ngọt. Thay vì chỉ được ăn những món nhạt nhẽo
ngày qua ngày, việc bổ sung bánh ăn dinh dưỡng vào thực đơn giúp cho người mắc các bệnh

về tiểu đường có thể thỏa mãn vị giác, giảm cảm giác thèm ăn, vượt qua cơn “buồn miệng” và
duy trì được chế độ ăn uống healthy đều đặn trong thời gian dài. Hầu hết các loại bánh này được
làm từ yến mạch, khoai lang, gạo lứt, các loại hạt, đường ăn kiêng,… có khá ít năng lượng
(calories) nên có tác dụng hỗ trợ việc khỏi bệnh.
Nhận biết được nhu cầu và sự cần thiết của việc sử dụng bánh cho người tiểu đường, nhóm
chúng tơi đã tạo ra một doanh nghiệp giả định mang tên Lành với dòng sản phẩm bánh dinh
dưỡng chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiểu đường và những người quan tâm đến
sức khỏe - bánh cracker Lành. Không chỉ dừng lại ở đó, bánh của chúng tơi thích hợp với cả
các đối tượng khách hàng có bệnh lý tiền tiểu đường, bị rối loạn đường huyết, mắt các bệnh xơ
vữa, tim mạch và cả phụ nữ tiểu đường thai kỳ hay đơn thuần là người muốn giảm cân, ăn
kiêng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu bánh dinh dưỡng được ưa chuộng như:
AFC, GUfoods, Quasure Light,…đây là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp đe dọa thị phần bánh
ăn dinh dưỡng Lành, và đưa bánh ăn dinh dưỡng Lành phải đối mặt với cuộc chiến giành giật
thị trường dù thương hiệu mới ra đời. Đứng trước tình hình đó thì chiến lược xây dựng nội dung
truyền thơng là một vũ khí vơ cùng đắc lực để có thể cạnh tranh trước các đối thủ này. Vì
thế, chúng tơi quyết định trình xây dựng kế hoạch nội dung marketing (Content Marketing) thời
gian 12 tháng cho sản phẩm bánh cracker dành cho người tiểu đường thương hiệu của doanh
nghiệp khởi nghiệp Lành tại thị trường Việt Nam” đồng thời đưa ra những giải pháp, xây dựng
hành trình khách hàng một cách logic để hoàn thiện việc quảng bá sản phẩm bánh cracker dành
cho người tiểu đường của doanh nghiệp “chạm” tới insight của khách hàng một cách tinh tế

1


nhất như: Việc chia sẻ thơng tin hữu ích và tận dụng các kênh truyền thông phổ biến như mạng
xã hội, TV, báo chí, video, các nhà thuốc uy tín, cũng như việc tham gia các hội nhóm cộng
đồng sẽ giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu và sản phẩm của Lành.
Tuy nhiên, truyền thông không chỉ dừng lại ở việc tiếp cận khách hàng mà còn cần quản lý và
duy trì mối quan hệ với họ. Việc tạo ra các chiến dịch liên tục, không ngừng cải thiện, đáp ứng
phản hồi của khách hàng sẽ giữ cho thương hiệu ln gần gũi và tin cậy trong tâm trí họ. Đây

không chỉ là một cơ hội để thúc đẩy doanh số mà cịn là cơ hội để góp phần vào việc nâng cao
nhận thức về sức khỏe và cách sống lành mạnh trong cộng đồng.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
2.1 Phân tích mơi trường vĩ mơ
2.1.1 Yếu tố chính trị - pháp luật:
Mơi trường chính trị và hệ thống pháp lý của một quốc gia có tác động trực tiếp đến sự
hình thành và hoạt động của mọi ngành nghề và lĩnh vực. Mọi hoạt động kinh doanh nói
chung và kinh doanh đều phải tuân thủ quy định của Luật pháp và được quản lý bởi hệ
thống pháp luật.

2.1.1.1

Về mặt chính trị:

Hiện tại, doanh nghiệp đang hoạt động dưới một nền chính trị nội địa ổn định, khơng có
xung đột xảy ra. Tình hình hiện tại giúp doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả mà
khơng có sự ngắt qng do tác động của yếu tố chính trị. Mặc dù đang có xung đột chính
trị ở môi trường quốc tế, song sự kiện này vẫn chưa có nhiều tác động xấu đến Việt Nam
hiện tại.

2.1.1.2

Về mặt pháp luật:

Bên cạnh tình hình chính trị, doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm về mặt pháp lý để

đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh mà Nhà nước yêu cầu.
a. Luật an toàn thực phẩm:
Luật An toàn thực phẩm quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm
an toàn thực phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh,
nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm, quảng cáo, ghi nhãn, kiểm nghiệm, phân tích nguy cơ,
phịng ngừa, khắc phục sự cố, thông tin, giáo dục và truyền thông về an toàn thực phẩm,
và trách nhiệm quản lý nhà nước.
b. Luật doanh nghiệp:
Luật này quy định về thành lập, tổ chức quản lý, tái cơ cấu, giải thể và hoạt động liên
quan của các doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Nó cũng quy định về việc thành lập và quản
lý nhóm cơng ty.
c. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:

3


Luật này quy định về người nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, căn
cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
• Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%.
• Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm khơng q hai mươi tỷ đồng áp dụng
thuế suất 20%.
Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất
20% tại khoản này là doanh thu của năm trước liền kề.
d. Luật lao động:
Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người
lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại
diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực
tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.
e. Luật về bảo vệ môi trường:

Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi
trường.
f.

Các văn bản pháp luật khác:

Nghị định Số 01/2021/NĐ-CP: Nghị định này quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ
tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; quy định về Cơ quan đăng ký kinh
doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh.

2.1.2 Yếu tố kinh tế:
2.1.2.1

Tốc độ tăng trưởng GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011-2022 có xu hướng tăng lên, với
mức tăng trung bình đạt 6,7%/năm. Trong đó, giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng
GDP đạt trung bình 5,9%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt trung bình 6,8%/năm và đến
năm 2022 tốc độ tăng trưởng GDP đạt đến 8,02%/năm. Qua sơ đồ dưới đây có thể thấy,
năm 2020 và năm 2021 GDP giảm do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID19. Việt Nam nằm trong số ít những nền kinh tế ở châu Á tăng trưởng dương năm 2020,
bất kể ảnh hưởng của làn sóng COVID-19. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng trưởng của
4


lĩnh vực dịch vụ được cải thiện sẽ giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng vượt trội
hơn so với các nền kinh tế khác tại châu Á. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai
đoạn 2011-2022 thể hiện sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế.

Hình 2-1. Tăng trưởng GDP của Việt Nam Giai đoạn 2011 – 2022

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định

Kinh tế Việt Nam năm 2023 đã đi qua được 3 quý phát triển. Trong bối cảnh kinh tế thế
giới có triển vọng tiêu cực, tăng trưởng tồn cầu giảm tốc do chính sách thắt chặt tiền
tệ, cuộc chiến Nga – Ukraine và một số xung đột trên thế giới tiếp tục đè nặng lên các
hoạt động kinh tế. Tuy vậy, Việt Nam đạt được kết quả tăng trưởng kinh tế rất đáng trân
trọng. Tốc độ tăng trưởng GDP trong 9 tháng 2023 đạt 4,24%, và có xu hướng tăng dần
theo thời gian, quý III đạt 5,33%, cao nhất so với quý I và II (tương ứng đạt 3,3%,
4,1%), cao hơn mức đạt được của Trung Quốc (Quý III là 5,2%), hàn Quốc (Quý III chỉ
đạt 1,4%). Với đà tăng trưởng như vậy, dự báo cả năm tăng trưởng GDP của Việt Nam
đạt khoảng 5,8% năm 2023 (theo ADB dự báo tháng 9/2023), cao nhất khu vực Đông
Nam Á.
Về mục tiêu kinh tế, nhà nước phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt
khoảng 7,0%/năm giai đoạn 2021 - 2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người

5


theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD. Tỷ trọng trong GDP của khu vực dịch vụ đạt
trên 50%
Với tình hình trên, tốc độ tăng trưởng GDP cao sẽ giúp tăng thu nhập của người dân, tạo
ra nhu cầu tiêu dùng và đầu tư. Điều này sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp kinh
doanh các mặt hàng tiêu dùng, sản xuất, xây dựng,... Tốc độ tăng trưởng GDP cao cũng
giúp tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp, tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp huy động
vốn, mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh. Ngồi ra, tốc độ tăng trưởng GDP cao cũng
giúp Việt Nam thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài, tạo ra nguồn lực mới cho phát
triển kinh tế. Đây là điều kiện thuận lợi cho kinh doanh thức ăn nhanh bởi nó tiện lợi,
phù hợp với nhịp sống hiện đại và nhu cầu tiêu dùng của người dân.

2.1.2.2


Tỷ lệ lạm phát

Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố nhưng lạm phát của Việt Nam
vẫn được kiểm soát tốt. Với mức lạm phát 1,84%, năm 2022, tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ ở
mức 3,21%. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong số ít những quốc gia có mức lạm phát
trung bình 4-6%. Bất chấp giá cả nhiều mặt hàng tăng cao, lạm phát ở Việt Nam hiện ở
mức trung bình, thuộc nhóm nước có tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định trên toàn thế giới.
Việt Nam đang quản lý hiệu quả cả yếu tố cầu kéo và chi phí đẩy góp phần gây ra lạm
phát. Ngồi ra, với khả năng tự chủ trong sản xuất nhiều mặt hàng, trong đó có thực
phẩm và các mặt hàng thiết yếu, dù lạm phát cao hơn mức trung bình, Việt Nam vẫn có
khả năng mạnh mẽ để đối phó với sự gián đoạn của chuỗi cung ứng. Trên thị trường
toàn cầu, việc thắt chặt chuỗi cung ứng đang được nới lỏng, giá nhiều mặt hàng ổn định,
thậm chí giảm 10%-20% sau xung đột giữa Nga và Ukraine. Đồng thời, sự tập trung
nhất quán của Chính phủ vào chính sách tiền tệ và quản lý tài chính trong nhiều năm
qua đã góp phần ổn định giá cả, tránh cung tiền quá mức.
Việt Nam đang có nền tảng vĩ mơ ổn định và vững vàng nhất kể từ khi mở cửa hội nhập.
Do đó, ta nên tập trung vào đầu tư và sản xuất kinh doanh, tận dụng thật tốt cơ hội của
một Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ.

2.1.2.3

Thu nhập bình quân

Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 theo giá hiện hành đạt 4,67 triệu đồng,
tăng 11,1 điểm % so với năm 2021. Năm 2022 là năm đánh dấu sự khôi phục về kinh tế
6


và tình hình đời sống dân cư. Sau 2 năm 2019 và 2020, thu nhập bình quân đầu người

giảm liên tiếp do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, thu nhập bình quân 1 người
1 tháng năm 2022 quay trở lại xu hướng tăng như các năm từ 2019 trở về trước.
Thu nhập tăng đều ở cả thành thị và nơng thơn. Thu nhập bình qn 1 người 1 tháng
năm 2022 ở khu vực thành thị đạt gần 5,95 triệu đồng (tăng 10,4 điểm % so với năm
2021) cao gấp 1,54 lần thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn là 3,86 triệu đồng (tăng
10,8 điểm % so với năm 2021). Trong 6 vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình
qn 1 người 1 tháng năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng). Vùng có thu nhập bình quân
1 người 1 tháng thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (3,17 triệu đồng).
Tuy nhiên, thu nhập bình qn của người dân Việt Nam vẫn cịn thấp so với nhiều nước
trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, tỷ lệ chênh lệch thu nhập giữa các vùng
miền, giữa các khu vực thành thị và nơng thơn vẫn cịn khá cao.

Hình 2-2. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chia theo thành thị, nông thơn từ
năm 2012-2022
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thu nhập bình qn của người dân Việt Nam đang có xu hướng tăng lên, thể hiện sự
phát triển kinh tế của đất nước. Thu nhập bình quân tăng cao sẽ giúp cải thiện đời sống
của người dân, nâng cao mức sống và sức mua của người dân. Thu nhập bình quân tăng
lên sẽ giúp người dân khơng chỉ có thêm tiền để chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu như
ăn uống, nhà ở, quần áo,... mà cịn giúp người dân có thêm tiền để chi tiêu cho các nhu
cầu khác như du lịch, giải trí, giáo dục,...

7


2.1.3 Yếu tố cơng nghệ
2.1.3.1

Ứng dụng máy móc, dây chuyền hiện đại vào sản xuất


Khoa học công nghệ đã mang đến cho ngành sản xuất bánh kẹo những thành tựu mới,
góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh. Cụ
thể, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo đã đầu tư, đổi mới các dây chuyền sản xuất
hiện đại, áp dụng các công nghệ tiên tiến của các nước phát triển như Pháp, Ý, Đức, Hà
Lan... Nhờ đó, chất lượng sản phẩm bánh kẹo Việt Nam đã được nâng cao, mẫu mã đa
dạng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Chẳng hạn, dây chuyền
sản xuất bánh Cracker của Pháp, Ý giúp sản xuất ra những chiếc bánh Cracker giòn tan,
thơm ngon, đồng đều về kích thước. Dây chuyền sản xuất Caramel của Đức giúp sản
xuất ra những viên Caramel thơm ngọt, đậm đà hương vị. Các công nghệ nấu kẹo của
Đức, Hà Lan giúp sản xuất ra những viên kẹo cứng, giịn, có hương vị đặc trưng.
Khơng chỉ vậy, khoa học cơng nghệ cịn giúp doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tiết kiệm
chi phí, tăng năng suất. Ví dụ, việc ứng dụng các máy móc, thiết bị tự động hóa đã giúp
giảm thiểu lao động thủ cơng, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, giảm
chi phí vận hành,...

2.1.3.2

Sự phát triển của thanh tốn bằng mã QR, ví điện tử

Nghiên cứu của Visa cho thấy dịch COVID-19 đã thúc đẩy NTD chấp nhận sử
dụng ví điện tử, thanh toán di động và các khoản thanh toán tiện lợi đã trở thành tiêu
chuẩn. Ví điện tử được kỳ vọng sẽ trở thành phương thức thanh toán tại cửa hàng phổ
biến nhất. Số lượng ví điện tử được dự đoán sẽ đạt giá trị giao dịch 4,8 tỷ vào năm 2025
(tăng từ 2,8 tỷ vào năm 2020) trên thế giới. Bên cạnh đó, Yahoo Finance tiết lộ rằng ví
điện tử sẽ chiếm hơn một nửa tổng số thanh tốn TMĐT trên tồn thế giới vào năm
2024. Và các quốc gia mới nổi là nơi khai sinh ra ví điện tử. Đông Nam Á là một trong
những thị trường ví điện tử phát triển nhanh nhất. Ví điện tử đang nhanh chóng thay thế
tiền mặt và thẻ.
Có thể thấy, lợi ích của thanh tốn khơng tiền mặt đã q rõ ràng, giảm chi phí

và đem lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cũng
cần được chú trọng vào các hình thức thanh tốn online. Đây là cơ hội lớn để cạnh tranh
8


lại với các thương hiệu đa quốc gia khi chưa thể vượt qua họ trong cuộc chiến trên kệ
hàng.

2.1.3.3

Sự phát triển của việc mua sắm online

Theo báo cáo mới công bố về Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 dựa trên
thơng tin từ nhiều tổ chức uy tín trên thế giới và kết quả khảo sát từ khoảng 11,000 người
tiêu dùng và gần 10,000 doanh nghiệp cho thấy rằng thương mại điện tử ở Việt Nam đã
phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Năm 2019, doanh thu thương mại điện
tử B2C ở Việt Nam đạt 10,8 tỷ USD. Tiếp theo, vào năm 2020, doanh thu tiếp tục tăng
lên 11,8 tỷ USD. Trong năm 2022, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ (B2C) đã đạt
16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả
nước. Dự kiến vào năm 2023, thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 20,5 tỷ USD. Ước
tính cho thấy rằng doanh thu thương mại điện tử B2C sẽ chiếm khoảng 7,8-8% so với
tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tỷ lệ 74% dân số
sử dụng Internet, Việt Nam có khoảng 59-62 triệu người tiêu dùng mua sắm trực tuyến.
Giá trị mua sắm trung bình mỗi người được ước tính là khoảng 300-320 USD, tăng từ
con số 288 USD trong năm 2022. Hơn nữa, tỷ lệ người sử dụng Internet để mua sắm
mỗi tuần ở Việt Nam vào năm 2023, chiếm tỷ lệ 60,7%, cao hơn mức trung bình tồn
cầu (57,6%) và Úc (53,4%) nhưng đứng sau Thái Lan (66,8%), Hàn Quốc (65,6%),
Indonesia (62,6%), Ấn Độ (62,3%), Trung Quốc (61,9%), Malaysia (61,3%), Singapore
và Philipines (61%).


2.1.3.4

Các yếu tố công nghệ được áp dụng vào sản xuất của ngành

sản xuất bánh kẹo
Với việc phát triển của khoa học cơng nghệ hiện nay, NTD có những u cầu cao về
một sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn cũng như đầy đủ các chất dinh dưỡng. Để được
như vậy, các doanh nghiệp đã phải rất kỹ lưỡng đầu tư vào dây chuyền sản xuất, như:


Hệ thống cảm biến tự động hóa (quy trình tự động hóa)



Hệ thống thu hồi bụi, quạt thơng gió tại khu vực nhào bột trong q trình sản xuất
bánh quy



Hệ thống kiểm sốt chất lượng



Có hệ thống chống gián, chuột và các động vật gây hại khác
9



×