Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tiểu luận môn MARKETING NỘI DUNG (Content Marketing) - KẾ HOẠCH MARKETING NỘI DUNG CHO NƯỚC TRÁI CÂY HEALTHY ZESTY 12 THÁNG TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 86 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NỘI DUNG

ĐỀ TÀI:

KẾ HOẠCH MARKETING NỘI DUNG CHO
NƯỚC TRÁI CÂY HEALTHY ZESTY
12 THÁNG TẠI VIỆT NAM

SVTH: NHÓM A
Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NỘI DUNG

ĐỀ TÀI:


KẾ HOẠCH MARKETING NỘI DUNG CHO
NƯỚC TRÁI CÂY HEALTHY ZESTY
12 THÁNG TẠI VIỆT NAM

DANH SÁCH NHĨM:

NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU DỰ ÁN ............................................................................................... 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI DỰ ÁN.................................................................... 2
BỐI CẢNH DỰ ÁN ............................................................................................... 2
Chương 1: CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP - TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP ......... 3
1.1. XÁC ĐỊNH CƠ HỘI ....................................................................................... 3
1.1.1. Phân tích mơi trường vĩ mơ ...................................................................... 3
1.1.1.1. Yếu tố chính trị - pháp luật ................................................................ 3
1.1.1.2. Yếu tố kinh tế .................................................................................... 4
1.1.1.3. Yếu tố văn hóa - xã hội ...................................................................... 5
1.1.1.4. Yếu tố công nghệ ............................................................................... 6
1.1.2. Phân tích mơi trường vi mơ ...................................................................... 8
1.1.2.1. Khách hàng ........................................................................................ 8
1.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh ............................................................................. 9
1.1.2.3. Đơn vị cung ứng .............................................................................. 10
1.1.2.4. Sản phẩm thay thế............................................................................ 10

1.1.3. Phân tích xu hướng thị trường ................................................................ 11
1.1.3.1. Xu hướng chung của thị trường ....................................................... 11
1.1.3.2. Xu hướng trong ngành ..................................................................... 12
1.1.3.3. Xu hướng của khách hàng mục tiêu ................................................ 12
1.2. Tổng quan về doanh nghiệp........................................................................... 13
1.2.1 Đề xuất tên thương hiệu .......................................................................... 13
1.2.2 Logo ......................................................................................................... 13
1.2.3 Câu khẩu hiệu .......................................................................................... 14
1.2.4 Các yếu tố nhận diện thương hiệu ........................................................... 15
1.2.5 Giới thiệu cơng ty .................................................................................... 15
1.2.5.1. Tầm nhìn .......................................................................................... 16
1.2.5.2. Sứ mệnh ........................................................................................... 16
1.2.5.3. Triết lý kinh doanh của thương hiệu................................................ 16
1.2.5.4. Giá trị cốt lõi .................................................................................... 16
Chương 2: PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP ............. 17
v


2.1. Trình bày về sản phẩm................................................................................... 17
2.1.1. Kích thước tập hợp sản phẩm ................................................................. 17
2.1.2. Thiết kế bao bì sản phẩm ........................................................................ 18
2.1.3. Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm .......................................... 19
2.1.4. Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm ........................................................................ 19
2.2. Phân tích tính khả thi ..................................................................................... 20
2.2.1. Khả thi về sản phẩm ............................................................................... 20
2.2.2. Khả thi về thị trường/ ngành ................................................................... 20
2.2.3. Ma trận SWOT ....................................................................................... 21
2.2.4. Nguồn lực của doanh nghiệp .................................................................. 22
2.2.3.1. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp .......................................................... 22
2.2.3.2. Năng lực sản xuất của công ty ......................................................... 23

2.2.5. Ma trận GE ............................................................................................. 23
Chương 3: TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH MARKETING NỘI DUNG ...................... 26
3.1. Chân dung khách hàng .................................................................................. 26
3.2. Insight khách hàng ........................................................................................ 29
3.2.1. Consumer Truth: ..................................................................................... 29
3.2.2. Brand Truth: ........................................................................................... 29
3.2.3. Category Truth:....................................................................................... 29
3.2.4. Insight ..................................................................................................... 29
3.3. Big Idea......................................................................................................... 29
3.4. Content Pillar ................................................................................................. 30
Chương 4: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING NỘI DUNG CHO DÒNG
SẢN PHẨM FEST ................................................................................................... 32
4.1. Xác định mục tiêu marketing nội dung ......................................................... 32
4.2.Kế hoạch xây dựng kế hoạch Content Marketing .......................................... 33
4.2.1. Mục tiêu .................................................................................................. 33
4.2.2. Xây dựng kế hoạch Content Marketing cho 12 tháng năm 2024 ........... 33
4.2.2.1. Kế hoạch cho giai đoạn 1 - Nhận thức ............................................ 33
4.2.2.2. Kế hoạch cho giai đoạn 2 - Cân nhắc .............................................. 46
4.2.2.3. Kế hoạch cho giai đoạn 3 - Quyết định mua hàng .......................... 56
4.3. Ngân sách chung ............................................................................................ 65

vi


Chương 5: ẤN PHẨM TRUYỀN THƠNG.............................................................. 66
5.1. Các cơng cụ làm ấn phẩm truyền thông ........................................................ 66
5.1.1. Công cụ thiết kế ...................................................................................... 66
5.1.2. Công cụ AI.............................................................................................. 66
5.2. Một vài ấn phẩm truyền thông ....................................................................... 67
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ ii

PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................... iii
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................ v
PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................... vi
PHỤ LỤC 5 .............................................................................................................. vii

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Logo thương hiệu Zesty Vibe .................................................................. 13

Hình 2. 1. Bao bì sản phẩm ...................................................................................... 18
Hình 2. 2. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp .................................................................. 22
Hình 2. 3. Ma trận GE công ty Zesty Vibe ............................................................... 25
Hình 5. 1. Ấn phẩm bộ nhận diện thương hiệu ........................................................ 67
Hình 5. 2. Ấn phẩm bài đăng trên mạng xã hội về thương hiệu............................... 68
Hình 5. 3. Ấn phẩm bài đăng trên mạng xã hội về truyền cảm hứng – kiến thức .... 69
Hình 5. 4. Ấn phẩm bài đăng trên mạng xã hội về tương tác ................................... 70
Hình 5. 5. Ấn phẩm bài đăng trên mạng xã hội về khuyến mãi .............................. 70

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Đánh giá mức độ hấp dẫn của ngành ...................................................... 24
Bảng 2. 2. Đánh giá lợi thế cạnh tranh ..................................................................... 24
Bảng 3. 1. Kế hoạch Content Pillar .......................................................................... 30
Bảng 4. 1. Kế hoạch mục tiêu Content Marketing ................................................... 32
Bảng 4. 2. Kế hoạch Content Marketing cho giai đoạn 1......................................... 33
Bảng 4. 3. Kế hoạch Content Marketing cho giai đoạn 2......................................... 46

Bảng 4. 4. Kế hoạch Content Marketing cho giai đoạn 3......................................... 56

ix


BÁO CÁO ĐẠO VĂN

x


xi


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, nhu cầu sống xanh, sạch, và đẹp ngày càng trở thành ưu
tiên hàng đầu đối với người tiêu dùng thông thái. Xã hội đang chứng kiến một làn
sóng chuyển đổi trong cách mọi người tiếp cận và đánh giá về chế độ ăn uống, sức
khỏe và lối sống bền vững. Điều này phản ánh sự nhận thức cao về tác động của lối
sống và chế độ ăn uống đến sức khỏe cá nhân cũng như môi trường. Mặc dù nhận
thức được về ý nghĩa của lối sống ăn uống khoa học và bền vững, nhưng duy trì và
theo đuổi nó vẫn là một thách thức lớn. Người tiêu dùng thông thái ngày nay đang
tìm kiếm những sản phẩm thực phẩm và nước uống khơng chỉ giúp thanh lọc cơ thể
mà cịn mang lại lợi ích vững chắc cho sức khỏe. Điều quan trọng là họ đặc biệt quan
tâm đến việc sản xuất từ ngun liệu hữu cơ, khơng chứa hóa chất độc hại và đảm
bảo an toàn thực phẩm. Lựa chọn các sản phẩm ăn uống lành mạnh và bền vững
không chỉ là một biện pháp duy trì sức khỏe cá nhân mà cịn là một cống hiến tích
cực cho sự cân bằng của hệ sinh thái.
Tuy nhiên, mặc dù nhận thức về những nhu cầu này đã tăng cao, các doanh nghiệp
lớn hiện nay vẫn gặp khó khăn trong việc đáp ứng tồn diện những u cầu đặt ra.
Cùng với đó, có những thách thức đối với các công ty lớn như sự trì trệ và vận hành

khơng linh hoạt, khiến cho việc đáp ứng linh hoạt theo nhu cầu bền vững của khách
hàng trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian. Những doanh nghiệp thường phải đối
mặt với vấn đề trì trệ và sự cứng nhắc trong quá trình vận hành.
Nhận ra những kẽ hở và cơ hội trên thị trường, nhóm tác giả đưa ra dự án "Kế
hoạch Marketing nội dung cho nước trái cây healthy Zesty 12 tháng tại Việt Nam".
Mục tiêu của dự án không chỉ là cung cấp những sản phẩm chất lượng mà còn là việc
tạo ra một trải nghiệm toàn diện cho người tiêu dùng. Lựa chọn kế hoạch marketing
nội dung cung cấp nội dung có ích thơng qua các nền tảng mạng xã hội, tương tác với
khách hàng với chi phí tối ưu và mang lại hiệu quả cao cho dự án. Dự án này không
chỉ là một nơi kinh doanh sản phẩm và sản xuất, mà còn là đối tác đáng tin cậy, đồng
hành cùng người tiêu dùng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và khuyến khích lối sống
sống xanh, sạch và đẹp. Hướng đến việc xây dựng một cộng đồng đầy đủ thông tin
và hỗ trợ, mang lại giá trị thực sự cho cuộc sống của mọi người.
1


MỤC TIÊU DỰ ÁN
1. Nghiên cứu tổng quan về thị trường thực phẩm và đồ uống, xác định được cơ
hội và thách thức từ mơi trường
2. Phân tích tính khả thi, nguồn lực của doanh nghiệp và mức độ hấp dẫn của thị
trường đối với doanh nghiệp.
3. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, ý tưởng của kế hoạch và lên bảng kế
hoạch marketing nội dung tổng quát
4. Xây dựng kế hoạch marketing nội dung chi tiết, xác định ngân sách, KPIs cho
kế hoạch dự án.
5. Thiết kế một vài hình ảnh, video truyền thơng cho kế hoạch.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI DỰ ÁN
-

Đối tượng nghiên cứu: Kế hoạch Marketing nội dung cho nước trái cây healthy

Zesty tại Việt Nam

-

Chủ thể nghiên cứu: dòng nước trái cây Zesty

-

Khách thể nghiên cứu: thương hiệu nước trái cây Zesty

BỐI CẢNH DỰ ÁN
Kế hoạch được chia thành 5 chương:
Chương 1: CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP - TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
Chương 2: PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP
Chương 3: TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH MARKETING NỘI DUNG
Chương 4: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING NỘI DUNG CHO DÒNG SẢN
PHẨM ZESTY
Chương 5: ẤN PHẨM TRUYỀN THÔNG

2


Chương 1: CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP - TỔNG QUAN VỀ DOANH
NGHIỆP
1.1. XÁC ĐỊNH CƠ HỘI
1.1.1. Phân tích mơi trường vĩ mơ
1.1.1.1. Yếu tố chính trị - pháp luật
Luật pháp Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc thị trường
F&B hoạt động kinh doanh. Các quy định về đầu tư, cạnh tranh, bảo vệ môi trường,
sở hữu trí tuệ, vệ sinh an tồn thực phẩm,... đều được thiết kế để tạo điều kiện thuận

lợi cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Điều này đã giúp thu hút nhiều thương hiệu
tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy sự phát triển của ngành.
-

Luật cạnh tranh: Luật điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh, bảo đảm
quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh. Hoạt động cạnh tranh thực hiện
theo nguyên tắc trung thực, công bằng, khơng xâm phạm đến quyền và lợi ích
hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng.

-

Luật bảo vệ môi trường 2020: Đề cập đến các hoạt động bảo vệ môi trường,
hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường và các quyền, nghĩa
vụ, trách nhiệm của các cơ quan, nhà nước, tổ chức, cá nhân trong hoạt động
bảo vệ mơi trường.

-

Luật an tồn thực phẩm: Hệ thống pháp luật quy định các điều kiện, tiêu chuẩn
về an toàn thực phẩm, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
việc bảo đảm an toàn thực phẩm. Yếu tố luật pháp về luật an toàn thực phẩm
bao gồm các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm đối với
các doanh nghiệp F&B.

-

Luật sở hữu trí tuệ: Đề cập đến các quyền và vi phạm pháp lý về bản quyền,
nhãn hiệu, bằng sáng chế và quyền thiết kế cơng nghiệp, các chương trình phát
sóng.


Hệ thống luật pháp Việt Nam hiện tại có thể được đánh giá là tương đối ổn định.
Các quy định của pháp luật về kinh doanh, đầu tư, cạnh tranh, bảo vệ mơi trường, sở
hữu trí tuệ, vệ sinh an tồn thực phẩm,... đã được xây dựng và ban hành trong thời
3


gian dài, và khơng có nhiều thay đổi đột ngột. Sự ổn định của hệ thống luật pháp qua
cấu trúc luật pháp có tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường F&B. Nó giúp
các doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật, giúp họ
yên tâm đầu tư và phát triển.
1.1.1.2. Yếu tố kinh tế
Tăng trưởng kinh tế: Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 sẽ đạt 6,3%. Đây là mức tăng trưởng
khá ấn tượng, nhưng vẫn thấp hơn so với mức tăng trưởng 6,5% của năm 2023.
Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng, người tiêu dùng có xu hướng có nhiều tiền
hơn để chi tiêu cho các sản phẩm healthy. Việc này dẫn đến tăng trưởng nhu cầu đối
với các sản phẩm healthy, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng và lợi nhuận của các
doanh nghiệp.
Tăng trưởng kinh tế dẫn đến sự gia tăng thu nhập và tiêu dùng của người dân, từ
đó mở rộng thị trường cho các sản phẩm healthy, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp
mở rộng thị trường, bao gồm cả việc thâm nhập vào các thị trường mới.
Lạm phát: Theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chỉ số lạm phát của
Việt Nam trong năm 2024 sẽ ở mức khoảng 4%. Đây là mức lạm phát cao hơn so với
mức 3,15% của năm 2023, nhưng vẫn thấp hơn so với mức lạm phát trung bình của
các nước trong khu vực.
Lạm phát tăng cao sẽ làm thay đổi xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng, từ đó
dẫn đến sự chuyển dịch sang các sản phẩm giá rẻ hơn.
Lạm phát tăng cao sẽ làm giảm sức mua của người tiêu dùng, từ đó làm giảm nhu
cầu đối với các sản phẩm healthy. Cũng như, làm tăng chi phí sản xuất của các doanh
nghiệp, từ đó làm giảm lợi nhuận.

Tỷ lệ thất nghiệp: Theo dự báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ
thất nghiệp của Việt Nam trong năm 2024 sẽ ở mức khoảng 2,5%. Đây là mức thất
nghiệp thấp hơn so với mức 2,67% của năm 2023.

4


Tăng nguồn cung lao động: Tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ giúp các doanh nghiệp dễ
dàng tìm kiếm và tuyển dụng lao động. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu
cầu nhân lực, đặc biệt là trong những thời điểm cao điểm như lễ Tết, hè,...
Giảm chi phí nhân công: Tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ giúp các doanh nghiệp có thể
đàm phán mức lương và các chế độ đãi ngộ tốt hơn cho người lao động. Điều này sẽ
giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhân cơng, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tăng doanh thu: Tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ giúp người lao động có thu nhập ổn định,
từ đó sẽ dẫn đến sự gia tăng thu nhập của người lao động, làm tăng nhu cầu đối với
các sản phẩm nước giải khát.
Cơ cấu chi tiêu: Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường F&B Việt Nam sẽ
tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tới, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm
(CAGR) đạt khoảng 8%. Quy mô thị trường dự kiến sẽ đạt 678 triệu USD vào năm
2025, với tổng số người tiêu dùng đạt 17,1 triệu người. Xu hướng ăn uống lành mạnh
sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong những năm tới. Dự kiến, tỷ trọng
chi tiêu cho các sản phẩm thực phẩm lành mạnh sẽ tăng từ 15% năm 2022 lên 25%
năm 2025. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng, dẫn
đến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm lành mạnh, ít chất béo, đường, muối.
1.1.1.3. Yếu tố văn hóa - xã hội
Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng: Văn hóa sống của người Việt Nam có
ảnh hưởng sâu sắc đến thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng. Ví dụ, người Việt
Nam có truyền thống u thích các món ăn truyền thống, đậm đà hương vị. Điều này
tạo cơ hội cho các doanh nghiệp F&B sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực
phẩm mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, như bún chả, phở, bánh mì,...

Ngồi ra, văn hóa sống của người Việt Nam cũng có sự khác biệt giữa các vùng
miền. Ví dụ, người miền Bắc có khẩu vị đậm đà, người miền Trung có khẩu vị cay,
người miền Nam có khẩu vị ngọt. Điều này tạo ra nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thực
phẩm khác nhau giữa các vùng miền.
Nhu cầu và thói quen tiêu dùng: Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng
thực phẩm lạnh mạnh đang ngày càng phát triển tại Việt Nam. Điều này là do sự thay
5


đổi của lối sống và nhận thức của người tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày càng có xu
hướng bận rộn hơn, và họ có nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm thực phẩm tiện lợi và
nhanh chóng. Ngồi ra, người tiêu dùng cũng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và
dinh dưỡng, và họ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm thực phẩm lạnh mạnh, ít chất
béo, đường, muối.
Kênh phân phối: Văn hóa của người Việt Nam cũng có thể ảnh hưởng đến kênh
phân phối của các sản phẩm F&B. Văn hóa của người Việt Nam cũng có xu hướng
thay đổi theo thời gian. Trong những năm gần đây, xu hướng mua sắm online đang
ngày càng phát triển tại Việt Nam. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp F&B
phát triển kênh phân phối online.
Địa lý: Tại các thành phố lớn, doanh nhân, người làm văn phòng, sinh viên,... là
những đối tượng có nhu cầu sử dụng thực phẩm lạnh mạnh cao. Những đối tượng này
thường có lối sống bận rộn và họ có nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm thực phẩm tiện
lợi và nhanh chóng. Mặt khác, người dân nơng thơn có xu hướng sử dụng thực phẩm
tươi sống hơn. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng thực phẩm lạnh mạnh cũng đang dần
phát triển tại khu vực này. Điều này là do sự phát triển của kênh phân phối hiện đại
và sự thay đổi của nhận thức của người tiêu dùng.
1.1.1.4. Yếu tố cơng nghệ
Chăm Sóc Khách Hàng và Tiếp Thị:
Ứng dụng di động và đặt hàng trực tuyến: Khách hàng có thể xem thực đơn, giá
cả, đánh giá của các nhà hàng khác nhau, giúp lựa chọn được món ăn phù hợp nhất

với nhu cầu. Nhiều cửa hàng thường có các chương trình khuyến mãi dành cho khách
hàng đặt hàng trực tuyến, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí.
Chatbot và tự động hóa dịch vụ khách hàng: khách hàng có thể liên hệ với cửa
hàng bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào và các câu hỏi của khách hàng luôn được trả lời
một cách nhanh chóng và chính xác.
Nâng Cao Trải Nghiệm Khách Hàng

6


Thực tế ảo (VR) có thể được sử dụng để tạo ra các trải nghiệm ăn uống ảo cho
khách hàng. Ví dụ, một cửa hàng có thể sử dụng VR để cho khách hàng khám phá
một cửa hàng mới hoặc thử một món ăn mới trước khi gọi món.
Thực tế tăng cường (AR): có thể được sử dụng để thêm các yếu tố ảo vào trải
nghiệm ăn uống thực tế của khách hàng. Ví dụ, một cửa hàng có thể sử dụng AR để
cho khách hàng xem thông tin về các món ăn của họ hoặc chơi các trị chơi vui nhộn.
Cơng nghệ thanh tốn trực tuyến: Tỷ lệ người dùng Việt sử dụng thanh tốn bằng
thẻ hoặc ví điện tử đã tăng trên mọi nhóm độ tuổi. Hiện, 66% người dùng thanh tốn
thẻ trực tuyến, 70% thanh tốn ví điện tử trực tuyến hoặc trong ứng dụng. Tỷ lệ thanh
toán bằng mã QR gia tăng vượt bậc, với 61%. Có tới 90% người được khảo sát đã
thực hiện giao dịch thanh tốn khơng tiền mặt và 77% tin rằng họ có thể khơng dùng
tiền mặt trong 3 ngày.
Nghiên Cứu và Phát Triển Sản Phẩm
Big data và Analytics: Dữ liệu từ các hệ thống POS có thể được sử dụng để phân
tích xu hướng mua hàng của khách hàng từ đó giúp doanh nghiệp xác định các món
ăn phổ biến và các món ăn cần cải thiện. Dữ liệu từ các trang web và các nền tảng
truyền thông xã hội có thể được sử dụng để nghiên cứu thị trường để doanh nghiệp
hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng trong các phân khúc thị trường khác nhau.
Đánh giá yếu tố công nghệ
Yếu tố công nghệ là một xu hướng tất yếu của ngành F&B trong thời đại công

nghệ số. Các doanh nghiệp F&B cần tiếp tục đầu tư và ứng dụng công nghệ một cách
hiệu quả, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng
của người tiêu dùng. Yếu tố công nghệ quan trọng nhất trong ngành F&B là big data
và analytics. Các công nghệ này giúp các doanh nghiệp F&B hiểu rõ hơn về nhu cầu
của khách hàng, từ đó phát triển các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đó.
 CƠ HỘI
-

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng, và họ có
xu hướng lựa chọn các sản phẩm thực phẩm lành mạnh, ít chất béo, đường,
muối.
7


-

Có nhiều quy định mới về pháp luật ban hành nhiều quy định mới về an toàn
thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm.

-

Yếu tố kinh tế cho thấy ngành thực phẩm healthy đang có tiềm năng phát triển
mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt 15% mỗi năm trong giai đoạn
2023-2027.

 RỦI RO
-

Thực phẩm healthy thường có giá thành cao hơn các sản phẩm thực phẩm
thông thường. Điều này có thể khiến một số khách hàng e ngại khi lựa chọn

cả sản phẩm healthy.

-

Thị trường thực phẩm healthy ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt, với sự
tham gia của nhiều doanh nghiệp, thương hiệu khác nhau.

-

Một số người tiêu dùng vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về thực phẩm healthy,
và họ chưa sẵn sàng để có thể thay đổi thói quen ăn uống của mình.
1.1.2. Phân tích mơi trường vi mơ
1.1.2.1. Khách hàng

Nhu cầu và mong muốn của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất cần xem xét một
cách kỹ lưỡng. Như những doanh nghiệp khác, Zesty Vibe phải liên tục nỗ lực để đáp
ứng nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải tiến
hành quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ mang đến tay khách hàng. Ngoài ra,
giá cả cũng là một yếu tố quan trọng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Giá thành của
thực phẩm healthy thường cao hơn các sản phẩm thực phẩm thông thường. Nên doanh
nghiệp cần cân nhắc khả năng chi trả của khách hàng để có thể đưa ra mức giá phù
hợp. Một thay đổi nhỏ trong chất lượng sản phẩm hay giá cả có thể khiến khách hàng
quay lưng quay lưng và chọn sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Do đó, việc
giữ vững chất lượng và giữ chân khách hàng là một thách thức lớn của doanh nghiệp.
Họ là những người có quyền trong việc quyết định thị phần và sự cạnh tranh giữa các
thương hiệu.

8



1.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
Thị trường thực phẩm healthy tại Việt Nam đang ngày càng trở nên cạnh tranh gay
gắt, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, thương hiệu khác nhau. Một số đối thủ
cạnh tranh trực tiếp lớn đối với Zesty Vibe trong thị trường này có thể kể đến như:
-

Fitfood Vietnam: Là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm thực
phẩm healthy, bao gồm thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn, thực
phẩm dinh dưỡng,...

-

Flavour Box Saigon: Là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các bữa ăn healthy
được chế biến sẵn theo đơn đặt hàng.

-

Smartmeal Vietnam: Là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các bữa ăn healthy
được chế biến sẵn và giao tận nơi.

Ngồi ra, cịn có nhiều doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập cũng đang tham gia vào
thị trường này. Các doanh nghiệp này thường có lợi thế về giá thành và sự linh hoạt
trong sản xuất, kinh doanh.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp:
Đây cũng là một yếu tố quan trọng cần được các doanh nghiệp kinh doanh về thực
phẩm healthy quan tâm. Một số đối thủ cạnh tranh gián tiếp lớn trong thị trường này
có thể kể đến như:
-


Các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm thông thường: Các doanh nghiệp
kinh doanh thực phẩm thơng thường có thể thay thế các sản phẩm thực phẩm
healthy đối với những khách hàng khơng có nhu cầu cao về sức khỏe.

-

Các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chế biến sẵn: Các doanh nghiệp kinh
doanh thực phẩm chế biến sẵn có thể thay thế các sản phẩm thực phẩm healthy
đối với những khách hàng có nhu cầu tiện lợi và nhanh chóng.

-

Các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm dinh dưỡng: Các doanh nghiệp kinh
doanh thực phẩm dinh dưỡng có thể thay thế các sản phẩm thực phẩm healthy
đối với những khách hàng có nhu cầu cải thiện sức khỏe cụ thể.

9


1.1.2.3. Đơn vị cung ứng
Nhà cung ứng là những doanh nghiệp hoặc cá nhân cung cấp nguyên liệu, sản
phẩm hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm healthy. Có hai loại
nhà cung ứng chính trong thị trường thực phẩm healthy:
Nhà cung ứng nguyên liệu: Đây là những doanh nghiệp hoặc cá nhân cung cấp
nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm healthy, bao gồm
các loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn, các loại gia vị, phụ gia,...
Nhà cung ứng dịch vụ: Đây là những doanh nghiệp hoặc cá nhân cung cấp các dịch
vụ cho các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm healthy, bao gồm các dịch vụ vận
chuyển, kho bãi, marketing,...
Sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng có thể ảnh hưởng đến giá cả, chất lượng và

sự sẵn có của nguyên liệu, sản phẩm hoặc dịch vụ cho doanh nghiệp kinh doanh thực
phẩm healthy. Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm healthy cần có mối quan hệ tốt
với các nhà cung ứng để đảm bảo nguồn cung ổn định và giá cả hợp lý.
1.1.2.4. Sản phẩm thay thế
Nước trái cây đóng hộp: Loại nước ép trái cây được đóng hộp và bảo quản trong
thời gian dài. Nước trái cây đóng hộp có giá thành rẻ hơn nước ép trái cây tươi và có
thể được lưu trữ trong tủ lạnh trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nước trái cây đóng
hộp có thể chứa chất bảo quản và đường bổ sung.
Sữa trái cây: Loại đồ uống được làm từ sữa, trái cây và đường. Sữa trái cây có
hương vị thơm ngon và dễ uống, nhưng có thể chứa nhiều đường và calo.
Nước trái cây cô đặc: Loại được làm bằng cách loại bỏ một phần nước từ nước trái
cây tươi, khiến nó trở nên đặc hơn và có thời hạn sử dụng lâu hơn. Nước trái cây cơ
đặc có thể được pha loãng với nước để tạo ra nước trái cây tươi
 THUẬN LỢI
-

Khách hàng sẵn sàng chi trả cao hơn cho thực phẩm healthy vì họ tin rằng thực
phẩm healthy có lợi cho sức khỏe.

10


-

Khi có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong một thị trường, thì giá thành sản
phẩm thường sẽ thấp hơn. Việc này có thể giúp các doanh nghiệp kinh doanh
thực phẩm healthy thu hút thêm khách hàng.

 KHÓ KHĂN
-


Sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng có thể dẫn đến giá thành nguyên liệu
tăng cao, có thể khiến các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm healthy gặp
khó khăn trong việc kiểm sốt chi phí.

-

Chất lượng ngun liệu khơng đồng đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm thực phẩm healthy.

-

Có nhiều sản phẩm thay thế có mức độ cạnh tranh cao so với nước trái cây
tươi dưới góc độ tiện lợi, giá cả phải chăng,...
1.1.3. Phân tích xu hướng thị trường
1.1.3.1. Xu hướng chung của thị trường

Thị trường đồ uống Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Theo số
liệu tháng 3/2023 của Statista, doanh thu thị trường đồ uống của Việt Nam trong năm
2023 sẽ đạt mức 27.121 tỷ USD, tăng 10,4% so với năm 2022. Trong đó, phân khúc
đồ uống khơng cồn và đồ uống nóng đóng góp tỷ trọng cao nhất (lần lượt là 37.7%
và 36.7%), và cũng là hai phân khúc có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Điều này cho thấy, nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm
đồ uống khơng cồn và đồ uống nóng đang ngày càng tăng cao. Đây là cơ hội lớn cho
các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống, trong đó có thương hiệu Zesty Vibe.
Nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm đồ uống ngày càng
tăng cao trong các khía cạnh sau:
-

Về hương vị: Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưa chuộng các sản phẩm

đồ uống có hương vị độc đáo, mới lạ, phù hợp với khẩu vị của họ.

-

Về lợi ích sức khỏe: Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến sức
khỏe và lối sống lành mạnh, do đó họ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm đồ
uống có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như đồ uống trái cây và rau quả, đồ uống
có chứa chất chống oxy hóa, đồ uống có chứa probiotics,...

11



×