Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tiểu luận môn MARKETING NỘI DUNG (Content Marketing) - XÂY DỰNG kế hoạch MARKETING NỘIDUNG cho bộ sưu tập VŨ TRỤ MÙI HƯƠNG CỦA doanh nghiệp khởi nghiệp SCENTIFY trong vòng 12 THÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 91 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NỘI DUNG

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING NỘI DUNG
CHO BỘ SƯU TẬP VŨ TRỤ MÙI HƯƠNG CỦA
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SCENTIFY TRONG
VỊNG 12 THÁNG

SVTH: NHĨM A
Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NỘI DUNG

ĐỀ TÀI:



XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING NỘI DUNG
CHO BỘ SƯU TẬP VŨ TRỤ MÙI HƯƠNG CỦA
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SCENTIFY TRONG
VỊNG 12 THÁNG

DANH SÁCH NHĨM:

NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CƠNG ........................................................................................................i
MỤC LỤC

.................................................................................................................. iii

DANH MỤC HÌNH........................................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vii
NỘI DUNG CHÍNH .........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TĨM TẮT ..................................................................................................1
CHƯƠNG 2 Ý TƯỞNG CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................3
2.1.

PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG CHUNG ............................................................ 3


2.1.1.

Chính trị ...................................................................................................... 3

2.1.2.

Kinh tế ........................................................................................................ 5

2.1.3.

Văn hóa - Xã hội......................................................................................... 7

2.1.4.

Khoa học - Cơng nghệ ................................................................................ 9

2.2.

ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG..................................................................................... 13

2.2.1.

Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................... 13

2.2.2.

Thông tin chi tiết về Công ty TNHH SCENTIFY.................................... 13

2.2.3.


Giá trị cốt lõi ............................................................................................. 14

2.2.4.

Slogan ....................................................................................................... 14

2.2.5.

Tầm nhìn - Sứ mệnh ................................................................................. 15

2.2.6.

Yếu tố nhận diện thương hiệu .................................................................. 15

2.3.

MÔ TẢ Ý TƯỞNG BỘ SƯU TẬP SẢN PHẨM “VŨ TRỤ MÙI HƯƠNG” 17

2.3.1.

Giới thiệu sản phẩm .................................................................................. 17

2.3.2.

Mô tả sản phẩm ........................................................................................ 18

2.3.3.

USP sản phẩm........................................................................................... 19


2.3.4.

Giá thành sản phẩm .................................................................................. 19

2.3.5.

Địa chỉ ...................................................................................................... 19

2.3.6.

Định vị thương hiệu .................................................................................. 19

CHƯƠNG 3 TÍNH KHẢ THI CỦA Ý TƯỞNG ..........................................................21
3.1.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH .......................................................... 21

3.1.1.

Khách hàng ............................................................................................... 21
iii


3.1.2.

Đối thủ cạnh tranh .................................................................................... 22

3.1.3.

Phân tích ngành ........................................................................................ 24


3.2.

PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG NỘI VI ............................................................ 26

3.2.1.

Nhóm yếu tố Marketing............................................................................ 26

3.2.2.

Nhóm yếu tố sản xuất ............................................................................... 27

3.3.

TÍNH KHẢ THI CỦA Ý TƯỞNG .................................................................. 28

CHƯƠNG 4 PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG .......................................................................29
4.1.

MỤC TIÊU ...................................................................................................... 29

4.1.1.

Mục tiêu kinh doanh ................................................................................. 29

4.1.2.

Mục tiêu Marketing .................................................................................. 29


4.1.3.

Mục tiêu truyền thông .............................................................................. 29

4.1.4.

Mục tiêu nội dung marketing ................................................................... 29

4.2.

KHÁN GIẢ MỤC TIÊU ................................................................................. 30

4.2.1.

Khách hàng mục tiêu ................................................................................ 30

4.2.2.

Nhóm khác................................................................................................ 32

4.3.

INSIGHT KHÁCH HÀNG ............................................................................. 33

4.3.1.

Truth ......................................................................................................... 33

4.3.2.


Tension ..................................................................................................... 33

4.3.3.

Motivation ................................................................................................ 33

4.4.

BIG IDEA - KEY MESSAGE - BRAND ROLE ............................................ 34

4.4.1.

Big idea (Ý tưởng lớn) ............................................................................. 34

4.4.2.

Key message (Thơng điệp chính) ............................................................. 34

4.4.3.

Brand role (Vai trị thương hiệu) .............................................................. 34

4.5.

HÀNH TRÌNH KHÁCH HÀNG..................................................................... 35

4.5.1.

Giai đoạn nhận thức .................................................................................. 35


4.5.2.

Giai đoạn cân nhắc ................................................................................... 36

4.5.3.

Giai đoạn chuyển đổi ................................................................................ 37

4.5.4.

Giai đoạn dịch vụ sau mua ....................................................................... 38

4.6.

CONTENT PILLAR........................................................................................ 41

4.6.1.

Content Pillar 1 ......................................................................................... 41
iv


4.6.2.

Content Pillar 2 ......................................................................................... 41

4.6.3.

Content Pillar 3 ......................................................................................... 42


4.6.4.

Content Pillar 4 ......................................................................................... 42

4.6.5.

Content Pillar 5 ......................................................................................... 42

CHƯƠNG 5 KẾ HOẠCH NỘI DUNG MARKETING ...............................................44
5.1.

KẾ HOẠCH MARKETING NỘI DUNG ....................................................... 44

5.1.1.

Kế hoạch ................................................................................................... 44

5.1.2.

Ngân sách ................................................................................................. 64

5.1.3.

Timeline .................................................................................................... 67

5.2.

QUẢN TRỊ RỦI RO - KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG .......................................... 69

5.2.1.


Các rủi ro .................................................................................................. 69

5.2.2.

Giải pháp, kế hoạch dự phòng .................................................................. 69

CHƯƠNG 6 MẪU HÌNH ẢNH TRUYỀN THƠNG ...................................................72
KẾT LUẬN ..................................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ a
PHỤ LỤC

.................................................................................................................... c

TRANG TỔNG HỢP KIỂM TRA ĐỘ TRÙNG LẶP .....................................................g

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.2.6.1: Logo của SCENTIFY .............................................................................. 16
Hình 2.2.6.2: Hình ảnh sản phẩm SCENTIFY .............................................................. 17
Hình 5.1.3.1: Timeline giai đoạn 1 ................................................................................ 67
Hình 5.1.3.2: Timeline giai đoạn 2 ................................................................................ 67
Hình 5.1.3.3: Timeline giai đoạn 3 ................................................................................ 68
Hình 5.1.3.4:Timeline giai đoạn 4 ................................................................................. 68

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2.2.1: Thông tin về Công ty TNHH SCENTIFY .............................................. 13
Bảng 3.1.1.1: Phân tích khách hàng .............................................................................. 21
Bảng 4.2.1.1: Phân tích khách hàng mục tiêu ............................................................... 30
Bảng 4.2.2.1: Phân tích nhóm khán giả mục tiêu khác ................................................. 32
Bảng 4.4.3.1: Vai trị của SCENTIFY ........................................................................... 34
Bảng 4.5.1.1: Phân tích hành trình khách hàng giai đoạn nhận thức ............................ 35
Bảng 4.5.2.1: Phân tích hành trình khách hàng giai đoạn cân nhắc .............................. 36
Bảng 4.5.3.1: Phân tích hành trình khách hàng giai đoạn chuyển đổi .......................... 37
Bảng 4.5.4.1: Phân tích hành trình khách hàng giai đoạn dịch vụ sau mua .................. 39
Bảng 4.6.1.1: Content Pillar 1 ....................................................................................... 41
Bảng 4.6.2.1: Content Pillar 2 ....................................................................................... 41
Bảng 4.6.3.1: Content Pillar 3 ....................................................................................... 42
Bảng 4.6.4.1: Content Pillar 4 ....................................................................................... 42
Bảng 4.6.5.1: Content Pillar 5 ....................................................................................... 42
Bảng 5.1.1.1: Mục tiêu giai đoạn 1................................................................................ 44
Bảng 5.1.1.2: Kế hoạch chi tiết giai đoạn 1 ................................................................... 44
Bảng 5.1.1.3: Mục tiêu giai đoạn 2................................................................................ 51
Bảng 5.1.1.4: Kế hoạch chi tiết giai đoạn 2 ................................................................... 52
Bảng 5.1.1.5: Mục tiêu giai đoạn 3................................................................................ 54
Bảng 5.1.1.6: Kế hoạch chi tiết giai đoạn 3 ................................................................... 55
Bảng 5.1.1.7: Mục tiêu giai đoạn 4................................................................................ 58
Bảng 5.1.1.8: Kế hoạch chi tiết giai đoạn 4 ................................................................... 58
Bảng 5.1.2.1: Ngân sách chi tiết giai đoạn 1 ................................................................. 64
Bảng 5.1.2.2: Ngân sách chi tiết giai đoạn 2 ................................................................. 65
Bảng 5.1.2.3: Ngân sách chi tiết giai đoạn 3 ................................................................. 66
Bảng 5.1.2.4: Ngân sách chi tiết gia đoạn 4 .................................................................. 66
Bảng 5.2.1.1: Các rủi ro ................................................................................................. 69
Bảng 5.2.2.1: Kế hoạch dự phòng TH1 ......................................................................... 69
vii



Bảng 5.2.2.2: Kế hoạch dự phòng TH2 ......................................................................... 70
Bảng 5.2.2.3: Kế hoạch dự phòng TH3 ......................................................................... 71
Bảng 5.2.2.1: Tổng hợp các mẫu hình ảnh truyền thơng ............................................... 72

viii


NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1

TĨM TẮT

Đề tài “XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING NỘI DUNG CHO BỘ SƯU
TẬP VŨ TRỤ MÙI HƯƠNG CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SCENTIFY
TRONG VÒNG 12 THÁNG” được thực hiện bởi tác giả là sinh viên với mục tiêu đề
tài là thông qua chiến lược Marketing nội dung sẽ thể hiện được lý do chọn sản phẩm
và hình thành ý tưởng trong giai đoạn 2024.
Đề tài bắt đầu bằng việc phân tích mơi trường chung gồm yếu tố chính trị, kinh
tế, văn hóa - xã hội, cơng nghệ. Từ kết quả phân tích, nhóm tác giả đánh giá và xác
định cơ hội như: các chính sách hỗ trợ thuế, đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu
tư, xu hướng quan tâm đến sức khỏe tinh thần ngày càng gia tăng, nhu cầu dùng nến
thơm để đốt trong nhà nhằm giải tỏa áp lực trở thành một sự lựa chọn phù hợp với
nhu cầu cũng như điều kiện tài chính của sinh viên, người đi làm. Ngồi ra, chuyển
đổi số, kinh tế số cũng đang tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp khởi nghiệp ngành
hóa mỹ phẩm. Mặt hàng nến thơm lại đang sở hữu một lượng người mua khá lớn trên
các sàn thương mại điện tử.
Sau khi đánh giá các yếu tố cơ hội, nhóm tác giả rút ra kết luận ngành hóa mỹ
phẩm Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp

khởi nghiệp - Đây cũng là yếu tố quyết định ý tưởng khởi nghiệp là thành lập Công
ty TNHH SCENTIFY kinh doanh nến thơm và xây dựng Marketing nội dung.
Sau khi xây dựng ý tưởng về Cơng ty TNHH SCENTIFY kinh doanh nến
thơm, nhóm tác giả phân tích mơi trường ngành (khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà
cung cấp, giới trung gian, nhóm cơng chúng) và nội vi (yếu tố marketing, sản xuất)
của doanh nghiệp để chứng minh tính khả thi của ý tưởng (quy mơ ngành, mức độ
cạnh tranh, nguồn lực doanh nghiệp).
Kế đến, nhóm tác giả phân tích đối tượng khán giả mục tiêu và nghiên cứu
chiến lược sáng tạo từ đó xây dựng kế hoạch Marketing nội dung 12 tháng phù hợp
cho bộ sưu tập nến thơm 12 cung hoàng đạo - VŨ TRỤ MÙI HƯƠNG.
1


Nội dung chiến lược Marketing nội dung được thiết kế bao gồm: Đối tượng
khán giả mục tiêu, Mục tiêu chiến lược, Content Pillar, Kênh tiếp xúc, Định dạng
Content, Từ khóa, Nội dung chính, Thời gian, Ngân sách. Các nội dung chính của
chiến lược Marketing nội dung xoay quanh Content Pillar: câu chuyện về thương
hiệu, giới thiệu sản phẩm nến thơm SCENTIFY và bộ sưu tập “VŨ TRỤ MÙI
HƯƠNG” - 12 Cung Hoàng Đạo, giáo dục khán giả mục tiêu về kiến thức 12 Cung
Hoàng Đạo, nến thơm, tác động của mùi hưởng đến không gian sống,... truyền thông
Marketing bao gồm các chương trình giả giá, quảng cáo, sự kiện, tài trợ và hợp tác
khác của SCENTIFY, quan hệ khách hàng.
Trong đề tài này, nhóm tác giả thu thập dữ liệu bằng các phương pháp:
-

Phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết: tổng hợp những cơng trình nghiên
cứu có liên quan được thực hiện sẵn trước đó một cách ngắn gọn, cụ thể với
nội dung chính xác.

-


Phương pháp phân tích tổng hợp: dựa vào những tài liệu có giá trị và đáng tin
cậy có giá trị cho việc giải quyết vấn đề của đề tài từ tạp chí, sách, giáo trình
trong và ngồi nước.
Kế hoạch Marketing nội dung được đề xuất trong đề tài này là kết quả của quá

trình sáng tạo và lên ý tưởng dựa vào tính khả thi của ý tưởng, có thể giúp các doanh
nghiệp có kinh doanh nến thơm tham khảo và áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

2


CHƯƠNG 2
2.1.

Ý TƯỞNG CỦA ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG CHUNG

2.1.1. Chính trị
● Tình hình chính trị
-

Chính trị Việt Nam ổn định, vận hành theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, Nhân dân làm chủ.

-

Hội nhập quốc tế: Thành viên ASEAN, WTO, APEC, phê chuẩn Hiệp định
thương mại BTA với Mỹ, các Hiệp định thương mại tồn cầu hóa (FDA) nối

tiếp nhau diễn ra trong q trình tồn cầu hóa, khu vực hóa với phạm vi Hiệp
định mở rộng hơn ngoài thương mại.

-

Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến chính sách đầu tư thương mại, tự do
thương mại của Việt Nam đầy đủ, hành lang pháp lý tương đối vững vàng, tạo
điều kiện hội nhập cho các thương hiệu nến thơm Việt Nam. Kéo theo đó là
sự du nhập từ các thương hiệu nến thơm quốc tế, tạo nên sự cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

● Hệ thống các cơng cụ, chính sách của Nhà nước có tác động đến hoạt động
kinh doanh và Marketing
Việt Nam hiện có 12 Luật và khoảng 200 Nghị định điều chỉnh tự do thương
mại, bao gồm các luật về Doanh nghiệp, Đầu tư, Thương mại, và nhiều lĩnh vực khác.
Các quy định này ngày càng hồn thiện, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp
cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
● Những điều luật liên quan đến kinh doanh ngành hàng nến thơm
-

Luật Thương mại của Việt Nam là nền tảng pháp lý cho kinh tế thị trường đa
thành phần, với sự quản lý của Nhà nước và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước. Luật này hướng tới phát triển thị trường, mở rộng thương mại quốc tế,
và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội
công bằng, văn minh.

-

Bộ luật Dân sự của Việt Nam quy định về địa vị pháp lý và chuẩn mực ứng xử
của cá nhân, pháp nhân; cũng như quyền và nghĩa vụ liên quan đến nhân thân

và tài sản trong quan hệ dân sự, dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tự do ý chí.
3


Bộ luật này cũng áp dụng cho các giao dịch tư trong lĩnh vực mỹ phẩm không
được điều chỉnh bởi Luật Thương mại.
-

Luật Cạnh tranh Việt Nam điều chỉnh các hành vi ảnh hưởng đến cạnh tranh
thị trường, bao gồm hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh,
và quản lý nhà nước về cạnh tranh. Luật này áp dụng cho mọi tổ chức và cá
nhân kinh doanh tại Việt Nam, kể cả doanh nghiệp trong các lĩnh vực độc
quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài.

-

Nghị định số 38 quy định mức lương tối thiểu từ 1/7/2022 đến 30/12/2023 theo
4 vùng, với mức lương từ 15.600 đồng/giờ đến 22.500 đồng/giờ. Các doanh
nghiệp cần tuân thủ mức lương này, nhưng hiện tại nhiều nơi chưa thực hiện
đầy đủ, ảnh hưởng đến người lao động.

-

Luật Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam quy định các nguyên tắc và chính sách
để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, cũng như trách nhiệm của doanh
nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ và giải quyết tranh chấp
liên quan đến người tiêu dùng.

-


Luật Doanh nghiệp quy định các nguyên tắc về thành lập, quản lý, cơ cấu lại,
giải thể doanh nghiệp và các hoạt động liên quan, áp dụng cho các loại hình
cơng ty và nhóm cơng ty.

-

Luật Giao dịch điện tử quy định việc thực hiện giao dịch qua điện tử, áp dụng
cho các đối tượng liên quan.

-

Luật Bảo vệ môi trường điều chỉnh hoạt động bảo vệ môi trường và các quyền,
nghĩa vụ liên quan của mọi đối tượng.

-

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định mức thuế suất cơ bản là 20% cho
tất cả doanh nghiệp, trừ các trường hợp đặc biệt. Đối với hoạt động dầu khí,
mức thuế suất từ 25% đến 50% tùy theo hợp đồng, áp dụng từ 01/7/2023.

● Các chính sách liên quan đến kinh doanh ngành hàng hóa mỹ phẩm và doanh
nghiệp khởi nghiệp
-

Luật Bảo vệ môi trường 2020 đặt ra các chính sách nhằm tăng cường bảo vệ
mơi trường, khuyến khích sự tham gia của mọi đối tượng và áp dụng các biện
pháp quản lý để đảm bảo tuân thủ pháp luật và phát triển bền vững.
4



-

Nghị định 12/2023/NĐ-CP, có hiệu lực từ 14/4/2023 đến 31/12/2023, quy định
gia hạn nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN và tiền thuê đất.

-

Chính phủ Việt Nam đề xuất giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% cho đến hết
năm 2023 để giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp, mở rộng nhóm hàng hóa
được giảm thuế. Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc
gia đến năm 2025” nhằm hoàn thiện pháp lý và hỗ trợ các hoạt động khởi
nghiệp sáng tạo.

-

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định rõ từ
24/4/2023 đến hết ngày 30/6/2024, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi được xem xét, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ của doanh nghiệp.

=> Đánh giá yếu tố chính trị - pháp luật:
● Cơ hội
Các chính sách hỗ trợ thuế và cơ cấu gia hạn nợ có thể giúp các doanh nghiệp
khởi nghiệp duy trì được vốn và đối mặt với ít áp lực hơn từ tài chính, đồng thời đa
dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, tạo cơ hội tiếp cận tài chính của doanh nghiệp
khởi nghiệp.
● Thách thức
Hiện tại hệ thống pháp luật của chúng ta đặc biệt pháp luật về kinh tế, thương
mại vừa nhiều, vừa chồng chéo và bất cập, các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực
sự thực hiện tốt pháp luật, có nhiều văn bản khơng nhất qn, thơng tin cho doanh
nghiệp chưa đầy đủ, kịp thời và đáng tin cậy. Những bất lợi này khiến cho doanh

nghiệp khó nắm bắt được các bộ luật, thông tin luật pháp để thực thi cho đúng.

2.1.2. Kinh tế
● Tình hình kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế
GDP Việt Nam quý III/2023 dự kiến tăng 5,33%, cao hơn so với cùng kỳ năm
2020 và 2021, và có xu hướng tăng qua các quý, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn.

5


Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 ước tính 3,72%,
cao hơn so với 1,74% cùng kỳ năm trước, nhưng thấp hơn mục tiêu do lạm phát và
giảm nhu cầu quốc tế. Quý 1/2023 tăng 3,28% và quý 2/2023 dự kiến tăng 4,14%.
● Lạm phát
Dựa trên dữ liệu từ IMF tháng 10/2022, lạm phát toàn cầu năm 2022 dự kiến
tăng lên 8,8%, giảm xuống 6,5% vào năm 2023 và 4,1% vào năm 2024. Lạm phát
bình quân năm 2022 là 9,9% cho các nền kinh tế đang phát triển và 7,2% cho các
nước phát triển. Khoảng 95 quốc gia có lạm phát từ 5% đến 10%, trong khi 80 quốc
gia dưới 5%, bao gồm Việt Nam.
Ở Việt Nam, lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu, với CPI tăng 3,02% trong
11 tháng đầu năm 2022. ADB duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam là 6,5%
và 6,7% cho năm 2022 và 2023. IMF dự báo lạm phát Việt Nam là 3,7% năm 2022
và 3,9% năm 2023.
Các nền kinh tế lớn và đối tác của Việt Nam phục hồi chậm, nhu cầu tiêu dùng
yếu và bảo hộ thương mại tăng. Lạm phát giảm nhưng vẫn cao, ảnh hưởng tỷ giá và
xuất khẩu. Chi phí tài chính tăng và nguy cơ vốn chảy ra ngồi. Nợ công, nợ xấu
doanh nghiệp và rủi ro thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản tăng.
● Cơ cấu chi tiêu và sức mua của thị trường.
Trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu, 62% người tiêu dùng Việt Nam giảm chi

tiêu khơng thiết yếu và 54% chi ít hơn cho hàng xa xỉ, theo khảo sát của PwC Việt
Nam năm 2023.
COVID-19 đã thúc đẩy thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến ở Việt Nam,
với chi tiêu trực tuyến chiếm 15% tổng chi tiêu năm 2022, tăng 10% so với 2021.
Kinh tế số Việt Nam đạt 14,26% GDP năm 2022, tăng từ 11,91% năm 2021
và hướng tới mục tiêu 20% vào năm 2025. Thương mại điện tử chiếm 7,5% tổng bán
lẻ năm 2022.
● Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị Việt Nam quý III/2023 là 1,83%, thấp
hơn nông thôn (2,19%). Tổng số người thất nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2023 là
6


922,4 nghìn người, giảm so với năm trước. Nguyên nhân chính của thất nghiệp cao
là kinh tế suy thối, cắt giảm nhân sự, giảm sức mua xuất khẩu, xung đột NgaUkraine, lạm phát, và chính sách tiền tệ thắt chặt.
=> Đánh giá yếu tố kinh tế
● Cơ hội
Chuyển đổi số, kinh tế số đang trên đà phát triển, mặt hàng nến thơm lại đang
sở hữu một lượng người mua khá lớn trên các sàn thương mại điện tử, có thể tận dụng
nguồn lực đó để phát triển sản phẩm, mở rộng quy mơ, đầu tư vào phần hình ảnh và
marketing kỹ thuật số để thu hút thị giác khách hàng, nâng cao độ nhận diện thương
hiệu khiến khách hàng chú ý nhiều hơn. Ngoài ra, khả năng phục hồi sau khủng hoảng
khi doanh nghiệp chuyển đổi số cũng nhanh hơn với tốc độ tăng trưởng với tỷ suất
lợi nhuận trên tổng doanh thu cao hơn.
● Thách thức
Khủng hoảng năng lượng, lạm phát, suy thoái kinh tế khiến cho các doanh
nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn khi một lượng lớn khách hàng đang dần
cắt bớt các khoản chi tiêu không thiết yếu, mặt hàng nến thơm là một trong số đó.

2.1.3. Văn hóa - Xã hội

Văn hóa Việt Nam coi trọng việc giữ gìn nhà cửa sạch sẽ và thơng thống, với
việc trang trí bằng tranh, hoa, đèn, nến và trồng cây xanh để tạo không gian sống ấm
cúng và hài hòa. Phong thủy cũng được áp dụng để mang lại may mắn và thịnh vượng.
Ngồi ra, xơng nhà bằng hương thơm là phong tục truyền thống trong các dịp quan
trọng để thanh lọc khơng gian, tơn kính tổ tiên và đón nhận may mắn. Hiện nay, việc
đốt nến thơm ngày càng phổ biến, không chỉ trong dịp lễ mà còn hàng ngày, như một
cách giải tỏa căng thẳng.
Ngồi ra, trong văn hóa người Việt Nam, nến cũng đóng vai trị quan trọng và
có ý nghĩa đặc biệt trong nhiều hoạt động và nghi lễ truyền thống:
-

Nến cúng: Truyền thống cúng nến là một phần quan trọng của các nghi lễ tâm
linh trong gia đình Việt. Người Việt thường thắp nến và đặt lên bàn thờ để
tưởng nhớ và kính trọng tổ tiên. Cúng nến cũng được thực hiện trong các ngày
7


lễ truyền thống và Tết Nguyên Đán (Tết) để cầu may mắn, an lành và tưởng
nhớ các vị thần, tổ tiên.
-

Nến hoa đăng, thả đèn hoa đăng và thả đèn lồng: Là nét đẹp văn hóa tâm linh
của người Việt Nam, được gìn giữ và lưu truyền từ xưa đến nay. Nến thường
được thắp sáng và thả xuống sông nước hoặc đốt trong lồng thả lên trời vào
những dịp lễ hội, như Tết Nguyên tiêu, Tết Trung thu, hay ngày lễ Vu Lan.
Nến hoa đăng mang ý nghĩa cầu nguyện cho sự an lành, may mắn, sung túc,
và cũng là cách bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ, và những người đã
khuất.

-


Nến trang trí: Trong các dịp lễ, tiệc cưới, hay các sự kiện đặc biệt, người Việt
thường sử dụng nến để trang trí khơng gian. Nến được đặt trong các chân đế
hoặc đèn cầy, và có thể có hình dáng và màu sắc đa dạng để tạo ra không gian
lãng mạn và ấm cúng.
Vậy nên nến thơm có vai trị khá quan trọng trong văn hóa người Việt Nam,

từ việc cúng nến để tưởng nhớ tổ tiên đến việc sử dụng nến trong các lễ hội và trang
trí khơng gian. Nó mang ý nghĩa của sự tôn trọng, tưởng nhớ và tạo ra không gian ấm
áp, trang trọng trong các hoạt động tâm linh và xã hội.
Ngồi ra, người Việt ngày nay đang dần có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến
sức khỏe tinh thần, việc ở trong một không gian sống sạch sẽ với mùi hương thơm,
thoải mái để có thể xoa dịu sự áp lực và căng thẳng từ những tác động ở mơi trường
bên ngồi.
=> Đánh giá yếu tố văn hóa - xã hội
● Cơ hội
Xu hướng quan tâm đến sức khỏe tinh thần ngày càng gia tăng, văn hóa giữ
gìn nhà cửa thơng thống sạch sẽ và thơm tho đã xuất hiện từ xưa đến nay. Nến thơm
để đốt trong nhà nhằm giải tỏa áp lực trở thành một sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu
cũng như điều kiện tài chính của sinh viên, người đi làm.
● Thách thức

8


Thay đổi xu hướng tiêu dùng: Xu hướng tiêu dùng có thể thay đổi nhanh chóng
và ảnh hưởng đến ngành hàng nến thơm. Ví dụ, sự tăng trưởng của các sản phẩm
công nghệ thông minh như máy phát hương tự động có thể làm thay đổi nhu cầu của
khách hàng và ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của ngành.


2.1.4. Khoa học - Cơng nghệ
Ngành hóa mỹ phẩm ở Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc trong việc
ứng dụng khoa học và kỹ thuật công nghệ. Các doanh nghiệp trong ngành này đã đẩy
mạnh đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, sử dụng các công nghệ tiên tiến
trong quá trình sản xuất, nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của thị trường.
Một số lĩnh vực ứng dụng khoa học và kỹ thuật cơng nghệ trong ngành hóa
mỹ phẩm ở Việt Nam bao gồm:
-

Phát triển các sản phẩm mới với các thành phần và công thức độc đáo: Các
doanh nghiệp hóa mỹ phẩm ở Việt Nam đã khơng ngừng đầu tư cho hoạt động
nghiên cứu và phát triển, nhằm mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm
mới phù hợp với nhu cầu. Các ứng dụng nhằm tìm ra các thành phần và công
thức mới cho các sản phẩm, với các đặc tính vượt trội hơn so với các sản phẩm
truyền thống, như thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng, hiệu
quả cao,…

-

Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm: Các doanh nghiệp hóa mỹ phẩm
ở Việt Nam đã đẩy mạnh đầu tư vào các dây chuyền sản xuất tiên tiến, nhằm
cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm. Các công nghệ sản xuất tiên tiến
được áp dụng rộng rãi trong ngành hóa mỹ phẩm ở Việt Nam gồm: công nghệ
vi sinh, công nghệ nano, công nghệ sinh học,…

-

Quản lý chất lượng: Các doanh nghiệp hóa mỹ phẩm ở Việt Nam đã quan tâm
đầu tư vào hệ thống kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, nhằm đảm bảo chất

lượng sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Các công nghệ
kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm được áp dụng rộng rãi trong ngành hóa mỹ
phẩm ở Việt Nam gồm: cơng nghệ HPLC, công nghệ GC, công nghệ UVVis,…
9


-

Marketing: Để quảng bá, tiếp thị và bán hàng cho sản phẩm và dịch vụ của
mình, các doanh nghiệp áp dụng các chiến lược, phương thức và công cụ
marketing hiện đại và sáng tạo. Các doanh nghiệp tận dụng các kênh truyền
thơng đa phương tiện như truyền hình, báo chí, internet, mạng xã hội, v.v để
tạo ra các nội dung thu hút, gây ấn tượng và thuyết phục khách hàng. Các
doanh nghiệp cũng dùng các phương thức tiếp cận khách hàng như tặng quà,
giảm giá, khuyến mãi, v.v để kích thích nhu cầu và tăng doanh số bán hàng.
Thị trường nến thơm ở Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của

khoa học và kỹ thuật công nghệ, được biểu hiện qua những xu hướng sau đây:
-

Sản xuất nến thơm: Để tạo ra những sản phẩm nến thơm chất lượng cao, giá
cả hợp lý, các doanh nghiệp ở Việt Nam đang áp dụng nhiều công nghệ mới
trong quá trình sản xuất, bao gồm:

+ Cơng đoạn chuẩn bị ngun liệu: Công nghệ sử dụng các nguyên liệu thiên
nhiên, an tồn cho mơi trường, như sáp đậu nành, sáp ong, sáp cọ,… để làm
chất liệu cho nến thơm. Sử dụng các phương pháp phân tích hóa học để kiểm
tra chất lượng của ngun liệu. Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp xử lý
nhiệt, xử lý hóa học để cải thiện chất lượng của ngun liệu.
+ Cơng đoạn tạo hình nến: Sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại để tạo hình

nến nhanh chóng và chính xác hơn và sử dụng các công nghệ in ấn để tạo ra
các sản phẩm nến thơm có hình dạng, màu sắc, hoa văn đẹp mắt, tinh tế.
+ Cơng đoạn đóng gói: Sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại để đóng gói nến
nhanh chóng và hiệu quả hơn.
-

Phân phối nến thơm:

+ Thương mại điện tử: Các doanh nghiệp nến thơm đang tích cực bán hàng trên
các sàn thương mại điện tử, như Shopee, Lazada, Tiki, Tik Tok shop…
+ Marketing trực tuyến: Các doanh nghiệp nến thơm cũng sử dụng các nền tảng
mạng xã hội, như Facebook, Instagram, Website... để quảng bá và bán sản
phẩm.
-

Quản lý doanh nghiệp:

+ Phần mềm kế toán: Giúp quản lý tài chính, theo dõi thu chi,...
10


+ Phần mềm bán hàng: Giúp quản lý đơn hàng, theo dõi doanh số,...
+ Phần mềm quản lý kho: Giúp quản lý hàng hóa, theo dõi tồn kho,...
Trong các xu hướng áp dụng khoa học và kỹ thuật công nghệ trong thị trường
nến thơm ở Việt Nam, xu hướng quan trọng nhất là ứng dụng công nghệ vào sản xuất
nến thơm bởi vì xu hướng này có ý nghĩa quan trọng, tập trung vào sản xuất nến thơm
giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, tạo ra những nến thơm có hương thơm độc đáo,
mẫu mã đẹp mắt, thân thiện với mơi trường. Ngồi ra, cịn giảm chi phí sản xuất, tăng
hiệu quả kinh doanh và tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
=> Đánh giá yếu tố công nghệ

● Cơ hội
Sử dụng tự động hóa và các cơng nghệ sản xuất tiên tiến giúp giảm thiểu lãng
phí, tối ưu hóa nguyên liệu và năng suất sản xuất, từ đó nâng cao cạnh tranh và giảm
giá thành sản phẩm.
Khoa học kỹ thuật và công nghệ giúp các doanh nghiệp hóa mỹ phẩm tiếp cận
với các thị trường mới, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ là động lực thúc đẩy đổi mới sáng
tạo trong ngành hóa mỹ phẩm. Các cơng nghệ mới giúp các doanh nghiệp tạo ra các
sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại lợi thế cạnh tranh.
● Thách thức
Để áp dụng công nghệ và khoa học hiệu quả, cần đào tạo và thu hút nhân tài
chuyên ngành kỹ thuật, khoa học, và công nghệ để đảm bảo q trình sản xuất hố
mỹ phẩm theo tiêu chuẩn.
Thị trường hóa mỹ phẩm cần liên tục cập nhật và tiếp cận với cơng nghệ mới,
địi hỏi sự đầu tư lớn và kiên nhẫn trong quá trình áp dụng công nghệ mới để đảm
bảo sự tiên tiến và cạnh tranh.
Khi áp dụng công nghệ và khoa học, cần đảm bảo tuân thủ các quy định và
giới hạn liên quan đến an tồn và mơi trường.
KẾT LUẬN
11


=> CƠ HỘI
Một trong những cơ hội đó là sự hỗ trợ của chính phủ. Các chính sách hỗ trợ
thuế và cơ cấu gia hạn nợ có thể giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp duy trì được vốn
và đối mặt với ít áp lực hơn từ tài chính, đồng thời đa dạng hóa các hình thức thu hút
đầu tư, tạo cơ hội tiếp cận tài chính của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Một cơ hội khác là xu hướng quan tâm đến sức khỏe tinh thần ngày càng gia
tăng. Văn hóa giữ gìn nhà cửa thơng thống sạch sẽ và thơm tho đã xuất hiện từ xưa
đến nay. Nến thơm để đốt trong nhà nhằm giải tỏa áp lực trở thành một sự lựa chọn

phù hợp với nhu cầu cũng như điều kiện tài chính của sinh viên, người đi làm.
Chuyển đổi số, kinh tế số cũng đang tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp khởi
nghiệp ngành hóa mỹ phẩm. Mặt hàng nến thơm lại đang sở hữu một lượng người
mua khá lớn trên các sàn thương mại điện tử. Doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn
lực đó để phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô, đầu tư vào phần hình ảnh và
marketing kỹ thuật số để thu hút thị giác khách hàng, nâng cao độ nhận diện thương
hiệu khiến khách hàng chú ý nhiều hơn. Ngoài ra, khả năng phục hồi sau khủng hoảng
khi doanh nghiệp chuyển đổi số cũng nhanh hơn với tốc độ tăng trưởng với tỷ suất
lợi nhuận trên tổng doanh thu cao hơn.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ là một động lực quan trọng thúc
đẩy phát triển ngành hóa mỹ phẩm. Sử dụng tự động hóa và các cơng nghệ sản xuất
tiên tiến giúp giảm thiểu lãng phí, tối ưu hóa ngun liệu và năng suất sản xuất, từ đó
nâng cao cạnh tranh và giảm giá thành sản phẩm. Khoa học kỹ thuật và cơng nghệ
cũng giúp các doanh nghiệp hóa mỹ phẩm tiếp cận với các thị trường mới, mở rộng
quy mơ sản xuất kinh doanh.
Tóm lại, ngành hóa mỹ phẩm Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển, đặc
biệt là đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tận dụng các
cơ hội này để phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô và nâng cao khả năng cạnh tranh.
=>THÁCH THỨC
Hệ thống pháp luật Việt Nam về kinh tế và thương mại hiện tại còn nhiều bất
cập, chồng chéo, và thiếu nhất quán, khiến việc thực thi pháp luật đối với doanh
12



×