Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tiểu luận môn MARKETING NỘI DUNG (Content Marketing) - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢNG NỘI DUNG CHO Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP NƯỚC NGÂM RỬA RAU CỦ QUẢ FREVÉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 69 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NỘI DUNG

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢNG NỘI DUNG CHO
Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP
NƯỚC NGÂM RỬA RAU CỦ QUẢ FREVÉ

SVTH: NHĨM A
Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NỘI DUNG

ĐỀ TÀI:


XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢNG NỘI DUNG CHO
Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP
NƯỚC NGÂM RỬA RAU CỦ QUẢ FREVÉ

DANH SÁCH NHÓM:

NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


MỤC LỤC

Contents
MỤC LỤC ........................................................................................................................ ii
MỤC LỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................... v
MỤC LỤC BẢNG .......................................................................................................... vi
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN .............................................................................. vii
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
1.1 Tóm tắt nội dung .................................................................................................... 1
1.2 Bối cảnh dự án ....................................................................................................... 1
1.2.1 Phân tích mơi trường vĩ mơ - PESTEL ....................................................... 1
1.2.2 Phân tích thị trường ngành .......................................................................... 8
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU THƯƠNG HIỆU NƯỚC NGÂM RỬA RAU CỦ QUẢ
FREVÉ........................................................................................................................ 9
2.1 Cơ hội của doanh nghiệp........................................................................................ 9
2.2 Đề xuất ý tưởng thương hiệu Frevé ..................................................................... 10
2.3 Các yếu tố nhận diện thương hiệu ........................................................................ 11

2.3.1 Logo .......................................................................................................... 11
2.3.2 Slogan........................................................................................................ 11
2.3.3 Sứ mệnh, giá trị cốt lõi .............................................................................. 11
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI ................................................................ 13
3.1 Sản phẩm .............................................................................................................. 13
3.2 Khả năng của doanh nghiệp ................................................................................. 14
3.2.1 Mơ hình hoạt động .................................................................................... 14
3.2.2 Nhà cung cấp nguyên liệu: ........................................................................ 14
ii


3.2.3 B2B ........................................................................................................... 15
3.2.4 Đề xuất mơ hình SWOT............................................................................ 15
3.3 Mức độ hấp dẫn của thị trường ............................................................................ 16
3.3.1 Quy mô thị trường ..................................................................................... 16
3.3.2 Đối thủ cạnh tranh ..................................................................................... 17
CHƯƠNG 4: KHÁCH HÀNG ...................................................................................... 20
4.1 Chân dung khách hàng ......................................................................................... 20
4.2 Định vị .................................................................................................................. 21
4.3 Insight ................................................................................................................... 22
4.4 Big idea ................................................................................................................ 23
4.5 Hành trình khách hàng ......................................................................................... 24
4.6 Content pillar ........................................................................................................ 27
CHƯƠNG 5: CHIẾN LƯỢC NỘI DUNG .................................................................... 31
5.1 Kế hoạch nội dung ............................................................................................... 31
5.2 Timeline ............................................................................................................... 51
5.3 Chi phí .................................................................................................................. 51
CHƯƠNG 6: CÁC MẪU HÌNH ẢNH TRUYỀN THƠNG .......................................... 54
6.1 Giai đoạn RUMOR .............................................................................................. 54
6.2 Giai đoạn TOFU................................................................................................... 55

6.3 Giai đoạn MOFU ................................................................................................. 56
6.4 Giai đoạn BOFU .................................................................................................. 57
6.5 Hoạt động quảng cáo OOH .................................................................................. 58
6.6 Brochure ............................................................................................................... 59
6.7 Website ................................................................................................................. 60
iii


TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 61
KIỂM TRA MỨC ĐỘ TRÙNG LẬP ............................................................................ 62

iv


MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 5.1: Timeline của chiến dịch ................................................................................. 51
Hình 5.2: Chi phí cho giai đoạn RUMOR ..................................................................... 51
Hình 5.3: Chi phí cho giai đoạn TOFU .......................................................................... 52
Hình 5.4: Chi phí cho giai đoạn MOFU......................................................................... 52
Hình 5.5: Chi phí cho giai đoạn BOFU ......................................................................... 53
Hình 6.1: Bài nội dung trên báo VnExpress .................................................................. 54
55
Hình 6.2: Ấn phẩm thiết kế cho bài “Frevé - Tươi mới cho hoa quả, an tâm cho gia đình”
.................................................................................................................................. 55
Hình 6.3: Ấn phẩm thiết kế cho bài “Tưng bừng mở bán - Ưu đãi rộn ràng” .............. 56
Hình 6.4 :Ấn phẩm thiết kế cho bài “ Picnic an tồn- ăn uống n tâm” ...................... 57
Hình 6.5: Dangler trong siêu thị..................................................................................... 58
Hình 6.6: Poster trước cửa thang máy trong siêu thị ..................................................... 58
Hình 6.7: Brochure mặt trước ........................................................................................ 59
Hình 6.8: Brochure mặt sau ........................................................................................... 59

Hình 6.9: Website của thương hiệu ................................................................................ 60

v


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân tích mơi trường xã hội ............................................................................ 4
Bảng 3.1: Mơ hình SWOT ............................................................................................. 15
Bảng 3.2: Đối thủ cạnh tranh ......................................................................................... 17
Bảng 4.1: Phân tích chân dung khách hàng ................................................................... 20
Bảng 4.2: Hành trình khách hàng................................................................................... 24
Bảng 5.1: Kế hoạch RUMOR ........................................................................................ 31
Bảng 5.2: Kế hoạch TOFU ............................................................................................ 34
Bảng 5.3: Kế hoạch MOFU ........................................................................................... 40
Bảng 5.4: Kế hoạch BOFU ............................................................................................ 46

vi


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI
1.1 Tóm tắt nội dung
Thương hiệu khởi nghiệp sáng tạo Frevé với phẩm “Nước ngâm rửa rau củ
quả” với có chế hoạt động enzyme sinh học lên men từ vỏ quýt. Ý tưởng được
hình thành dựa trên các bối cảnh môi trường, kinh tế và xã hội tại Việt Nam
2023. Sau khi lên ý tưởng về thương hiệu và sản phẩm thì thương hiệu sẽ lập
kế hoạch nội dung truyền thơng trong vịng 12 tháng với mục đích là nâng cao
nhận biết, tạo ra sự cân nhắc và mua hàng của khách hàng trong năm đầu tiên.
Kế hoạch nội dung được thực hiện trước và sau khi thương hiệu được thành
lập trên các nền tảng trực tuyển chính là website, mạng xã hội (Facebook,
Tiktok) và bên báo chí PR.

1.2 Bối cảnh dự án
Việc sử dụng ngày càng nhiều thuốc trừ sâu và chất làm chín cho trái cây và
rau quả cũng như nâng cao nhận thức về sức khỏe và vệ sinh được dự đoán sẽ
thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường nước rửa rau quả toàn cầu. Trái cây và
rau quả được xử lý bằng nhiều loại phân bón, chất làm chín nhân tạo và thuốc
trừ sâu có thể gây hại nếu tiêu thụ. Chúng cũng tiếp xúc với bụi bẩn trong quá
trình vận chuyển, do đó việc vệ sinh đã trở thành một hoạt động thiết yếu. Do
nỗi sợ hãi về dịch bệnh COVID-19, sự thay đổi rõ ràng trong thói quen và mơ
hình tiêu dùng của người tiêu dùng ngày càng tập trung vào vấn đề vệ sinh cá
nhân và gia đình. Chính vì lẽ đó mà người tiêu dùng có nhu cầu tìm những sản
phẩm giúp sơ chế thực phẩm trở nên sạch hơn, an toàn hơn. Ngoài những loại
như máy sục ozone khử độc cho rau củ, máy rửa thực phẩm hay gần đây nhất
được biết đến là nước ngâm rửa rau củ quả đến từ nước ngoài và cả trong nước
1.2.1 Phân tích mơi trường vĩ mơ - PESTEL
Chính trị & Pháp luật: Tình hình chính trị thế giới đang bất ổn, xung đột
giữa các quốc gia như chiến tranh dẫn đến Việt Nam cũng bị ảnh hưởng một
phần nào đó. Tuy nhiên những năm gần đây Việt Nam đã đạt được một số
thành tựu và trở thành đối tác chiến lược toàn diện với một số nước như Trung
1


Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc và gần đây nhất là Mỹ. Điều này sẽ mở ra một
cơ hội cho hàng hóa Việt Nam có thể tiếp cận được những thị trường mới hơn.
Đặc biệt là những quốc gia phát triển, thu nhập và nhu cầu sử dụng của người
tiêu dùng cao.
Sau đây là một số bộ luật mà các doanh nghiệp cần lưu ý:
+ Luật an toàn thực phẩm
+ Luật quảng cáo
+ Luật thương mại
+ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Nhận xét thách thức, cơ hội của môi trường chính trị & pháp luật:
+ Cơ hội: Việc giảm thuế suất từ nhà nước sẽ làm các doanh nghiệp có
cơ hội hơn trong việc khởi nghiệp dưới sức ép tình hình kinh tế đang
khơng mấy khả quan. Cùng với đó là các luật về quảng cáo cũng như
an toàn thực phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp khẳng định được niềm tin
của mình và khơng làm lệch hướng đi của doanh nghiệp.
+ Thách thức: Trong nền kinh tế đang có chiều hướng chững lại thì kinh
tế các doanh nghiệp đi xuống, lợi nhuận giảm khiến cho nhiều doanh
nghiệp có thể chệch hướng và vi phạm pháp luật. Khi vi phạm pháp luật
doanh nghiệp sẽ gần như mất đi uy tín, chỗ đứng trên thị trường và vị
thế cạnh tranh với thủ. Pháp luật vừa là nơi để bảo vệ cũng là nơi khiến
doanh nghiệp dễ mắc phải bởi đây là môi trường khá phức tạp và thay
đổi theo tình hình quốc gia. Do đó doanh nghiệp cần cập nhật các luật
liên quan và tuân thủ đúng pháp luật.
Kinh tế: Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi của chu kì kinh tế (Tốc độ
tăng trưởng GDP trong 9 tháng 2023 đạt 4,24%, và có xu hướng tăng dần
theo thời gian, quý III đạt 5,33%, cao nhất so với quý I và II; NHNN thực
hiện giảm lãi suất và thực hiện các mức hỗ trợ cho nền kinh tế; chính phủ đẩy
mạnh chính sách tài khóa giảm thuế VAT,...), lạm phát đang dần được kiểm
2


sốt, thu nhập trung bình đầu người cũng dần tăng theo các năm (từ 20062022 thu nhập bình quân đầu người Việt Nam tăng gấp 5 lần và đến hiện tại
con số ấy đạt trung bình là 104,78 triệu đồng/người năm 2023). Đặc biệt là
qua đợt dịch Covid19 người tiêu dùng có xu hướng quan tâm đến sức khỏe
của mình nhiều hơn, cùng với các điều kiện kinh tế như thu nhập tăng, sản
phẩm đáp ứng được nhu cầu sức khỏe thì đây là một cơ hội lớn cho thương
hiệu để chạm đến được khách hàng của mình. Tuy nhiên trước diễn biến tình
hình kinh tế thế giới phức tạp, chi phí tăng cao đặc biệt là năng lượng và vận
chuyển thì sẽ tác động lớn đến việc vận hành của các thương hiệu do nguy

cơ tăng chi phí.
Nhận xét thách thức, cơ hội của môi trường kinh tế:
+ Cơ hội: Lạm phát được kiểm soát, lãi suất giảm sẽ góp phần kích cầu
người tiêu dùng hơn. Họ tăng chi tiêu nhiều hơn và triển vọng nhất là
các mặt hàng tiêu dùng nhanh tốt cho sức khỏe. Sự hồi phục của nền
kinh tế Việt Nam sau dịch cũng như trong cơn khủng hoảng kinh tế thế
giới tuy chậm nhưng đây là dấu hiệu tích cực cho các doanh nghiệp
nắm bắt để kích cầu người tiêu dùng.
+ Thách thức: Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở do đó vẫn cịn bị ảnh
hưởng bởi nền kinh tế thế giới. Chính vì lẽ đó khi kinh tế thế giới biến
động gây tăng giá cả Việt Nam cũng bị ảnh hưởng dẫn đến doanh
nghiệp sẽ hao tốn nhiều chi phí hơn. Kinh tế đi xuống, thu nhập người
dân giảm từ đó cầu tiêu dùng giảm khi đó doanh nghiệp sẽ đối mặt với
việc cung nhiều hơn cầu, gây ra suy giảm doanh thu dẫn đến thua lỗ.
Nặng hơn là có thể đóng cửa doanh nghiệp như những gì đã diễn ra từ
năm 2022 đến nay.

3


Xã hội:
Bảng 1.1: Phân tích mơi trường xã hội
Nhân khẩu học

Dân số

Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.977.328 người vào
ngày 20/11/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp
Quốc. Trong đó nam giới chiếm 49,92% và nữ giới là
50,08%.

38,77% dân số sống ở thành thị, dự đoán năm 2025 tỉ
lệ dân thành thị tăng lên ở mức 41,6%.

Độ tuổi

Dân số có khả năng lao động (trong độ tuổi từ 15 đến
64) chiếm tỷ lệ cao. Hiện nay chiếm khoảng 70% tổng
dân số. Đây là nhóm người có nhu cầu, khả năng mua
và sử dụng sản phẩm nhiều nhất. Đây là thời điểm dân
số vàng, vì vậy rất có lợi cho cả nền kinh tế trong việc
tạo ra sự tăng trưởng kinh tế và cả tiêu dùng.

Địa lý

Vùng tỉnh thành

Bất kì khu vực nào cũng có thể sử dụng nước ngâm rửa
rau quả. Tuy nhiên phần lớn người biết đến và có nhu
cầu sử dụng là những người sống ở thành thị, tiếp xúc
nhiều với rau củ có hóa chất. Đặc biệt là các thành phố
lớn có sức tiêu dùng lớn và mức độ ô nhiễm cao như
TP.HCM, Hà Nội
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có dân số đông
nhất tại Việt Nam với khoảng 13,9 triệu người, chiếm
9,3% dân số cả nước. Thành phố Hà Nội đứng thứ hai
với 8,33 triệu người, chiếm 8,46% dân số cả nước.

Thu nhập

Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt khoảng


4


7%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025. Dự báo đến năm
2025, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt
khoảng 4.688 USD, đưa Việt Nam gia nhập nhóm nước
có thu nhập trung bình cao.
Tâm lý học

Phong cách sống

Hướng tới sức khỏe, sống xanh
Hiện đại, thích trải nghiệm sản phẩm mới

Tính cách

Có tiêu chuẩn và yêu cầu trong việc ăn uống
Kỹ tính, quan tâm đến chất lượng

Hành vi tiêu

Thói quen tiêu dùng

Chi tiêu nhiều cho các sản phẩm liên quan đến sức khỏe
và ăn uống

dùng

Có hứng thú và chi tiêu cho các sản phẩm mới

Lợi ích tìm kiếm

Sản phẩm giúp rau củ sạch, an tồn hơn khi dùng
Sản phẩm khơng chỉ làm sạch rau củ mà cịn khơng gây
ảnh hưởng đến da tay và sức khỏe người dùng
Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc khơng chứa
q nhiều chất hóa học

Nhận xét thách thức, cơ hội của môi trường xã hội:
+ Cơ hội: Việt Nam hiện tại đang trong giai đoạn dân số vàng tức là thành
phần người ở độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn. Họ là những người trẻ
và có khả năng chi tiêu, đặc biệt đa số người trẻ hiện tại thích thú với
sản phẩm mới có xu hướng tìm. kiếm và mua chúng. Bên cạnh đó người
dân Việt ngày càng có ý thức hơn trong việc ô nhiễm môi trường và ý
thức bảo vệ sức khỏe sau dịch Covid19. Theo báo cáo của McKinsey
Vietnam người tiêu dùng cũng sẵn sàng chi nhiều hơn cho đồ dùng gia
đình và chăm sóc cá nhân nhưng ít hơn cho việc đi ăn ngoài. Một số
danh mục tùy ý, chẳng hạn như vitamin, thuốc không kê đơn, sản phẩm
5


thể dục và vật dụng chăm sóc sức khỏe cá nhân, cho thấy mục đích thực
sự ngày càng tăng. Thứ hai, trong các danh mục, người ta có thể mong
đợi nhiều khoản chi tiêu hơn hướng tới các mức giá cao cấp hoặc nhiều
sản phẩm “đáng giá tiền hơn”, trong khi các sản phẩm có giá ở mức
trung bình có thể có nguy cơ khơng bán được. Đây là một cơ hội lớn
cho các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm hướng về sức khỏe người
tiêu dùng trong thời gian tới.
+ Thách thức: Đi kèm với việc ưa thích sử dụng sản phẩm mới thì người
tiêu dùng ngày càng kỹ tính hơn có sự chọn lọc khi mua hàng. Cũng

theo của McKinsey Vietnam thì mức độ trung thành thương hiệu của
người Việt thấp nhất trong các nước Đông Nam Á với 90% người đã
thay đổi thương hiệu mua sắm trong ba tháng qua. Hành vi này có thể
mạnh mẽ hơn ở miền Nam đất nước, nơi có nhiều thương hiệu và cửa
hàng mới gia nhập thị trường.
Môi trường: Những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu
quan trọng trên mọi mặt, đặc biệt nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân khơng ngừng được nâng cao. Tuy
nhiên, q trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ nhiều bất cập và đặt ra
nhiều thách thức to lớn đối với môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh
học của đất nước. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường tiếp tục diễn biến phức tạp,
với nhiều điểm nóng, chất lượng mơi trường nhiều nơi suy giảm nghiêm
trọng.
+ Ơ nhiễm nguồn nước mặt ở lưu vực các sông, Lượng nước thải đô thị
phát sinh rất nhiều, phần lớn không được xử lý, thải thẳng ra môi
trường, làm ô nhiễm nguồn nước mặt trong các đô thị, khu dân cư; hạ
tầng tiếp nhận, xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn.
+ Ơ nhiễm khơng khí, đặc biệt là ơ nhiễm bụi (PM 10, PM 2.5) đang trở
thành vấn đề báo động ở Việt Nam, gây tác động xấu đến môi trường,
6


gây tâm lý hoang mang và lo lắng đối với người dân Việt mỗi khi ra
đường. Chất lượng khơng khí ở các thành phố, khu vực đông dân cư,
đặc biệt tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh suy giảm, dễ
dàng nhận thấy là những báo động về mức độ bụi, chỉ số tia UV cao ở
những khung giờ đơng đúc.
+ Ơ nhiễm thực phẩm: Theo thống kê của Bộ Y tế, trong tháng 4/2023,
cả nước xảy ra tám vụ ngộ độc thực phẩm với 117 người bị ngộ độc,
trong đó có một người tử vong. Tính chung bốn tháng đầu năm 2023,

cả nước xảy ra 25 vụ ngộ độc với 344 người bị ngộ độc, trong đó có
tám người tử vong.
Nhận xét thách thức, cơ hội của mơi trường xã hội:
+ Cơ hội: Trước tình hình mơi trường ngày càng có những chuyển biến
xấu thì người dân sẽ có những ý thức và quan tâm hơn đến vấn đề sức
khỏe. Cũng từ đó mà những sản phẩm liên quan đến chăm sóc sức khỏe
sẽ dễ tiếp cận và giải quyết được vấn đề người tiêu dùng hơn. Đây là
một cơ hội to lớn trong việc truyền thông thuyết phục hơn về sản phẩm
ứng với bối cảnh môi trường ngày nay.
+ Thách thức: Môi trường ô nhiễm bởi những yếu tố khác nhau, những
loại hóa chất độc hại mới, sinh vật biến đổi gen. Doanh nghiệp phải
nghiên cứu, phát triển sản phẩm để có thể đáp ứng và giải quyết được
nhu cầu của người tiêu dùng.
Công nghệ: Ngày trước người tiêu dùng có xu hướng chỉ rửa rau củ quả với
nước sạch, những người kỹ thì sẽ ngâm lâu trong nước hoặc nước muối. Tuy
nhiên ngày nay có rất nhiều sản phẩm dành cho việc ngâm rửa hoa quả như
máy sục ozone khử độc trong rau củ quả, máy rửa thực phẩm đa năng và gần
đây là nước ngâm rửa rau củ quả chiết xuất từ thiên nhiên.
Nhận xét thách thức, cơ hội của môi trường công nghệ:
7


+ Cơ hội: Công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp giảm đi một số chi phí và tăng
vị thế cạnh tranh với đối thủ. Cơng nghệ được xem là “vũ khí” mạnh
trong nền kinh tế ngày nay khi mọi hoạt động đời sống đề dần được
cơng nghệ hóa. Trước sự phát triển cơng nghệ doanh nghiệp sẽ có thêm
nhiều cơ hội để phát triển và nâng cao vị thế của mình hơn. Cùng với
đó là sự phát triển của các ứng dụng mạng xã hội, trang thương mại
điện tử khi hầu hết người tiêu dùng ngày nay chuộng mua trực tuyến
mở ra cơ hội truyền thông lớn hơn cho doanh nghiệp.

+ Thách thức: Sự thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ sẽ làm cho cuộc
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thêm gay gắt hơn. Doanh nghiệp cần
phải có nhiều vốn để đầu tư hơn nếu muốn không dần trở nên mất vị
thế trên thị trường.
1.2.2 Phân tích thị trường ngành
Sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, ngành
hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) của Việt Nam đang có sự phục hồi rõ rệt. Năm
2022, FMCG tại Việt Nam đạt mức tăng trưởng giá trị 5% ở Thành thị 4 thành
phố trọng điểm và 11% ở khu vực nông thôn, chủ yếu nhờ giá cả tăng. Theo
Kanta trong bài báo “5 yếu tố ảnh hưởng đến thị trường FMCG của Việt Nam
2023” cho thấy sức khỏe & sự khỏe mạnh như một phong cách sống của người
tiêu dùng ngày nay. Động lực về sức khỏe đang trở thành động lực quyết định
quan trọng trong việc mua hàng FMCG, với ngày càng nhiều người tiêu dùng
ưu tiên và sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm mang lại lợi ích sức
khỏe hoặc phù hợp với mục tiêu sức khỏe của họ.

8


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU THƯƠNG HIỆU NƯỚC NGÂM
RỬA RAU CỦ QUẢ FREVÉ
2.1 Cơ hội của doanh nghiệp
Hiện nay trên thị trường đã có một số thương hiệu nhất định đã và đang cung
cấp sản phẩm nước ngâm rửa rau củ quả. Điều này đã tạo nên được một phần
nhận diện trong khách hàng về sản phẩm nên khiến cho rào cản gia nhập sản
phẩm của Frevé không quá cao. Sau đây dựa trên những phân tích mơi trường
PESTEL ở chương 1, thương hiệu sẽ dự đoán những cơ hội và thách thức cho
chính doanh nghiệp và sản phẩm của mình.
+ Cơ hội: Trước tình hình mơi trường ngày càng ơ nhiễm người dân ngày càng
có ý thức bảo vệ đến sức khỏe của mình hơn. Đây chính là cơ hội tốt nhất để

doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng và tạo nên các điểm chạm đối với
họ. Với các sản phẩm liên quan đến sức khỏe sẽ được kiểm duyệt và quản lý
chặt chẽ bởi các luật và khi doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn sẽ tạo nên một niềm
tin vững mạnh trong lịng người tiêu dùng, uy tín trên thị trường. Về người
tiêu dùng ngày nay họ phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm thực phẩm rất
nhiều, việc con cái và những người thân xung quanh bị ngộ độc và phải nhập
viện đã làm cho nhiều người lớn cảnh giác hơn và dần quan tâm đến vấn đề
an toàn vệ sinh thực phẩm. Kết hợp với các yếu tố kinh tế về việc lạm phát
được kiểm soát, thu nhập đầu người ngày càng tăng và lãi suất được giảm
xuống. Trong tương lai người tiêu dùng sẽ có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn,
doanh nghiệp sẽ dễ dàng kích cầu hơn. Có thể nói bối cảnh hiện nay được
xem là “đúng người đúng thời điểm” đối với doanh nghiệp.
+ Thách thức: Tuy nhiên việc có các thương hiệu trên thị trường đang cung cấp
sản phẩm tương tự đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới và sáng tạo để tìm ra
điểm khác biệt cho chính sản phẩm của mình. Đối với đổi thủ cùng sản phẩm,
với các đối thủ sử dụng công nghệ tiên tiến hơn như các sản phẩm máy sục
ozone khử hóa chất, máy rửa hoa quả thì mức cạnh tranh lại nâng thêm một
bậc. Biến động của nền kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến chi phí trong
9


và ngoài nước bất cứ lúc nào, hơn cả là ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu
dùng như thắt chặt chi tiêu do lạm phát, thất nghiệp. Đối với doanh nghiệp
mới khởi nghiệp thì đây là một thách thức khá lớn để trụ vững trong những
năm đầu. Và cũng theo khảo sát thì cho thấy mức độ trung thành thương hiệu
của người Việt khá thấp nhất là trong ngành hàng mà có quá nhiều thương
hiệu. Điều này tạo nên thách thức cho doanh nghiệp, địi hỏi phải có sự nghiên
cứ thị trường thị hiếu người tiêu dùng và có kế hoạch truyền thông, xúc tiến
một cách hiệu quả để xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
2.2 Đề xuất ý tưởng thương hiệu Frevé

Thương hiệu nước rửa ngâm rau củ quả Frevé được thành lập vào năm 2024
với địa điểm chính của doanh nghiệp là tại TP.HCM. Sản phẩm của thương
hiệu ra đời trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng theo chiều hướng
xấu, số người bị ngộ độc thực phẩm ngày càng tăng. Với sản phẩm cốt lõi là
nước ngâm rửa rau củ quả sẽ mang đến cho người tiêu dùng một giải pháp cho
những thực phẩm bị ơ nhiễm hàng ngày mà mình phải gặp, nâng cao đời sống
và sức khỏe của người Việt. Đồng thời thương hiệu muốn tôn vinh nông sản
Việt, những quả trái đặc trưng của vùng miền tại Việt Nam và hạn chế được
những vụ mùa thất thu của người nông dân. Trước mắt thương hiệu Frevé sẽ
tập trung hoạt động dưới hình thức online trong 1-2 năm đầu và, chủ yếu trên
các nền tảng trực tuyến website, mạng xã hội (Facebook, Tiktok) và sàn
thương mại điện tử (Shopee, Lazada). Đồng thời sẽ phân phối sản phẩm vào
một vài siêu thị và các cửa hàng tiện lợi.
“Frevé” sẽ là cái tên sẽ đồng hành cùng thương hiệu trong suốt chặng đường
và trong tâm trí người tiêu dùng. Ý nghĩa của tên là sự kết hợp giữa 3 chữ cái
đầu của từ “freshing” và 2 chữ đầu của từ “vegetables”. Với mong muốn
thương hiệu sẽ giúp cho người tiêu dùng có những quả trái thật sự tươi mới và
an toàn nhất khi sử dụng.
10


2.3 Các yếu tố nhận diện thương hiệu
2.3.1 Logo

Hình 2.1: Logo thương hiệu

Logo của thương hiệu được thiết kế đơn giản, lấy tông màu chủ đạo là màu
xanh thể hiện được tươi xanh, lành mạnh mà sản phẩm của Frevé sẽ mang đến.
Font chữ mềm mại không cứng cáp như cách mà tính chất mềm dịu của sản
phẩm tác động đến sức khỏe da tay của người dùng.

2.3.2 Slogan
“Frevé - Từ tươi mới đến an toàn”
Ý nghĩa: Slogan nhằm ý muốn nhấn mạnh công dụng của sản phẩm làm cho
sản phẩm luôn tươi mới, sạch sẽ và mang đến những bữa ăn an toàn dành cho
người tiêu dùng.
2.3.3 Sứ mệnh, giá trị cốt lõi
Sứ mệnh: “Frevé tin rằng mỗi bữa ăn đều nên là một hành trình đến với sức
khỏe, và chúng tôi sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy cùng bạn trên hành
trình đó". Đây khơng phải là lời cam kết mà chính là lời “thủ thỉ” mà Frevé
muốn cho khách hàng biết được rằng Frevé sẽ ln ở bên cạnh và chăm sóc
sức khỏe của họ qua từng loại rau củ quả sạch khuẩn tinh tươm. Và thương
hiệu sẽ luôn đồng hành cùng khách hàng trên hành trình sống khỏe, sống xanh.
Giá trị cốt lõi: “An - Vững - Tâm”

11


+ An: “An” ở đây có nghĩa là an tồn tức Frevé ln đặt tiêu chí an tồn
lên hàng đầu khi nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Thương hiệu luôn
muốn đảm bảo mỗi sản phẩm đến tay khách hàng là những sản phẩm
tốt nhất, giúp cho người tiêu dùng có được những bữa ăn an tồn, lành
mạnh.
+ Vững: “Vững” ở đây được thương hiệu muốn đến sự bền vững. Bền
vững trong sức khỏe và cả bền vững trong môi trường sinh thái. Sức
khỏe ln được duy trì lành mạnh, hạn chế được các chất độc hại từ
thực phẩm và thành phần từ thiên nhiên xanh sạch giảm thiểu tác động
xấu đến môi trường.
+ Tâm: Sự tận tâm của thương hiệu sẽ luôn được thể hiện rõ qua các sản
phẩm, tỉ mỉ chi tiết từ quá trình chọn lọc nguyên liệu đến khi sản phải
đến tay khách hàng. Tận tâm chính là chìa khóa giúp thương hiệu chạm

đến trái tim khách hàng.

12


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI
3.1 Sản phẩm
Bối cảnh ra đời: Sản phẩm nước ngâm rửa rau củ quả của được hình thành
dựa trên bối cảnh tình hình ơ nhiễm môi trường ảnh hưởng đến thức ăn cụ thể
là các loại rau củ quả khiến cho sức khỏe người Việt ngày càng đi xuống.
Nhiều người đã và đang đối mặt với ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó là sự
thất thu mùa màng của những người nông dân và một trong số đó là mùa quýt
ở tỉnh Lai Vung - Đồng Tháp. Do đó Frevé đã nghiên cứu và phát triển ra sản
phẩm nước ngâm rửa rau củ quả giúp loại bỏ hóa chất, cơn trùng có trong rau
củ quả với cơ chế hoạt động enzyme sinh học lên men từ vỏ quýt. Theo bài
nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu, đánh giá đặc tính và ứng dụng trong làm
sạch của eco-enzyme từ vỏ quả họ citrus” đã chỉ ra rằng Eco-coenzyme được
chế biến từ trái cây họ cam quýt ngồi việc thể hiện một mùi thơm khác biệt,
chúng cịn có khả năng phân hủy chất hữu cơ nhiều hơn do sự hiện diện nhiều
hơn của axit axetic và axit hữu cơ.
Nguyên liệu: Vỏ quýt, chanh, muối biển và giấm.
Bao bì sản phẩm: Dung dịch sẽ được đựng trong chai nhựa phân hủy sinh
học, nhãn mác được dán bên ngoài sản phẩm thể hiện được thành phần và tên
sản phẩm. Sản phẩm được chia thành 4 dung tích:
+ Sản phẩm dùng thử (sampling): 30ml
+ Sản phẩm dung tích nhỏ: 350ml (69.000VND/sp)
+ Sản phẩm dung tích vừa: 750ml (99.000VND/sp)
+ Sản phẩm dung tích lớn: 1,5l (119.000VND/sp)

13




×