Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng hình ảnh siêu âm gan của bệnh nhân xơ gan do rượu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.47 KB, 33 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THẠCH HÀ
----------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
HÌNH ẢNH SIÊU ÂM GAN CỦA BỆNH NHÂN XƠ GAN DO RƯỢU
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THẠCH HÀ

Nhóm đề tài: NGUYỄN THẾ PHIỆT
NGUYỄN THÁI SƠN
TRƯƠNG THỊ THANH HỒNG
Đơn vị quản lý: TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THẠCH HÀ

THẠCH HÀ - 2021


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình làm việc, nghiên cứu và hồn thành đề tài này,
chúng tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng ủy, Ban giám đốc, khoa
Khám bệnh, khoa Cấp cứu - Nhi; khoa Chẩn đốn hình ảnh, khoa Nội - Trung
tâm Y tế huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho
phép chúng tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tất cả các quý đồng nghiệp
đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm cịn hạn chế nghiên cứu
này khơng thể tránh được những thiếu sót. Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa
học trong hội đồng đã chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các đồng chí để tơi có điều
kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, làm việc tốt hơn trong những nghiên
cứu sau này, góp phần vào nâng cao chất lượng điều trị và hướng tới sự hài
lòng của người bệnh.
Xin trân trọng cảm ơn!


Thạch Hà, ngày 15 tháng 09 năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên là: Trương Thị Thanh Hồng.
Trình độ chun mơn: Bác sĩ Chẩn đốn hình ảnh.
Đơn vị cơng tác: Khoa Chẩn đốn hình ảnh - Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà.
Xin cam đoan:
1. Đây là đề tài do bản thân tơi trực tiếp thực hiện.
2. Cơng trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác trung thực
và khách quan.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều cam đoan trên!
Thạch Hà, ngày 15 tháng 09 năm 2021
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trương Thị Thanh Hồng


DANH MỤC VIẾT TẮT
BN:

Bệnh nhân

CT:

Cổ trướng

TM:


Tĩnh mạch

THBH:

Tuần hoàn bàng hệ

TMTQ:

Tĩnh mạch thực quản

WHO:

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

PTI:

Phân thùy I


Bảng

Trang

Bảng 3.1. Đặc điểm về độ tuổi

12

Bảng 3.2. Đặc điểm về giới


12

Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian uống rượu

13

Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo lượng rượu uống hằng ngày

13

Bảng 3.5. Triệu chứng cơ năng

14

Bảng 3.6. Triệu chứng tồn thân

14

Bảng 3.7. Triệu chứng thực thể

15

Bảng 3.8. Hình ảnh siêu âm đường bờ gan, nhu mô gan

15

Bảng 3.9. Hình ảnh siêu âm hình thái gan

16


Bảng 3.10. Hình ảnh siêu âm TMC, lách

16

Bảng 3.11. Hình ảnh siêu âm dịch tự do ổ bụng

17

DANH MỤC BẢNG

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC ĐỊNH NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................

01

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................

03

1.1 Dịch tễ học xơ gan do rượu.............................................................

03

1.2 Nguyên nhân…...............................................................................


03

1.3 Cơ chế bệnh sinh............................................................................

04

1.4 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh xơ gan ......................

04

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

09

2.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................

09

2.2 Chọn mẫu…………….......................................................................

09

2.3 Phương pháp nghiên cứu………........................................................

09

2.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................

09


2.5 Biến số nghiên cứu.............................................................................

09

2.6 Xử lí và phân tích và trình bày số liệu................................................

10

2.7 Đạo đức nghiên cứu......................................................................

11

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................

12

Chương 4: BÀN LUẬN..........................................................................

18

KẾT LUẬN.............................................................................................

22

KHUYẾN NGHỊ...............................................................................

23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xơ gan là bệnh thường gặp ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Xơ gan là hậu quả của tình trạng tổn thương tế bào gan mạn tính dẫn tới hủy hoại
các tế bào gan, tăng sinh tổ chức xơ kèm các nốt tân tạo phát triển lan tỏa khắp các
tiểu thùy gan dẫn đến suy chức năng gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa và từ đó gây
các biến chứng trên nhiều cơ quan khác như: bệnh não - gan, hội chứng gan - thận,
hội chứng gan - phổi….. [1]
Bệnh xơ gan có nhiều nguyên nhân như rượu, viêm gan virus mạn tính, rối
loạn chuyển hóa di truyền, bệnh đường mật, các rối loạn tự miễn, thuốc; các chất
độc và nhiều nguyên nhân khác.
Theo thống kê cho thấy, có đến 10 - 20% người nghiện rượu nặng bị xơ gan.
Là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh gan liên quan đến việc sử dụng thức
uống chứa cồn. Theo Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Châu Âu, rượu là một trong
bốn nguyên nhân chính gây bệnh gan mạn bao gồm cả gan và ung thư gan [9].
Bệnh có thể bắt đầu từ gan nhiễm mỡ, sau đó tiến triển thành viêm gan do rượu và
sau cùng là xơ gan do rượu. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể tiến triển thành
xơ gan do rượu mà không trải qua giai đoạn viêm gan do rượu.
Xơ gan do rượu là một bệnh lý mạn tính tiến triển chậm qua nhiều năm, Các
mô sẹo phát triển một cách thầm lặng đến một thời điểm thích hợp. Sẽ thay thế các
tế bào gan khỏe mạnh khiến gan mất dần chức năng thải độc và tái tạo: Giai đoạn
sớm với các triệu chứng nghèo nàn (giai đoạn còn bù) đến các triệu chứng rõ ràng
thì bệnh đã nặng (giai đoạn mất bù)….có thể dẫn đến tử vong, do đó cần phát hiện
và điều trị kịp thời. Nếu được phát hiện và điều trị đúng, q trình xơ hóa sẽ ngừng
tiến triển, chất lượng cuộc sống bệnh nhân sẽ được cải thiện, tránh được các biến
chứng.

Vai trị của chẩn đốn hình ảnh là xác định những biến đổi hình thái của xơ
gan, đánh giá thương tổn của xơ gan, đặc biệt là biến đổi của hội chứng áp cửa góp
phần giúp tiên lượng và dư hậu trong lâm sàng, phát hiện các ung thư gan nguyên
phát đi kèm nhằm có thái độ điều trị thích hợp. Tuy vậy, trong một số trường hợp
(khơng ít) bệnh nhân ở trong giai đoạn đầu chưa có sự nghi ngờ của lâm sàng về
hướng chẩn đốn cũng như các xét nghiệm cịn ngập ngừng, khám siêu âm trong
bối cảnh của khám xét tổng quát có thể cho thấy những biểu hiện biến đổi ở gan
gợi ý cho chẩn đoán xơ gan tiền lâm sàng.


Sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang gia tăng ở mức báo động và gây ra
những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người và các vấn đề kinh
tế, xã hội.
Bệnh xơ gan do rượu hiện nay có xu hướng ngày càng tăng và đang được sự
quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực và chun ngành. Việc chẩn đốn
bệnh chính xác sẽ góp phần điều trị hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng xấu, giảm
chi phí cho xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định xây dựng đề tài “Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh siêu âm gan của bệnh nhân xơ gan do rượu tại
Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà” nhằm mục tiêu:
“Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh siêu âm gan của bệnh nhân xơ gan do rượu
tại Trung tâm Y tế Thạch Hà”.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Dịch tễ học xơ gan rượu
Xơ gan là một bệnh lý thường gặp ở Việt Nam cũng như ở các nước trên Thế
giới. Những năm gần đây, bệnh có khuynh hướng tăng lên do việc nhiễm các virus
viêm gan B, C và tình trạng sử dụng rượu bia tăng lên ở nhiều khu vực. Xơ gan là

một bệnh có tiên lượng xấu. Theo WHO, tỷ lệ tử vong do xơ gan ở các nước dao
động từ 10 - 20/100.000 dân (1978). Ở Mỹ, tỷ lệ tử vong do xơ gan năm 1981 là
13.2/100.000 dân [9], ở Việt Nam, trong hơn hai năm từ 1963 - 1965 có 332 bệnh
nhân xơ gan điều trị tại bệnh viện Bạch Mai. Theo một nghiên cứu khác tiến hành
trong 6 năm (từ 1985 - 1991) tại bệnh viện E có 186 bệnh nhân xơ gan điều trị tại
khoa tiêu hóa [6].
Ở các nước kinh tế phát triển, tỷ lệ tử vong do xơ gan đứng vị trí thứ 6 trong
các nguyên nhân tử vong ở người hơn 40 tuổi. Tại Hoa kỳ, tỷ lệ tử vong do xơ gan
đứng thứ 12. Số bệnh nhân xơ gan do rượu sống trên 5 năm < 50%, số bệnh nhân
xơ gan hoại tử có tới 75% tử vong trong vịng 1 - 5 năm. Ở Pháp, tần suất xơ gan có
triệu chứng là 3000/1 triệu dân, trong đó do rượu vang chiếm đa số (nam: 90% 95%; nữ: 70% - 80%); do bia: 10%, do viêm gan mạn virus là 10%. Số người uống
nhiều rượu: 30.000/1 triệu dân có nguy cơ xơ gan là 10%. Nếu trung bình uống
khoảng 80gr rượu/ngày đối với nam và 60 gram/ngày với nữ trong 10 năm thì nguy
cơ xơ gan là 50%. Tỷ lệ tử vong do xơ gan: 300 người/1 triệu dân/năm [9].
Ở Việt Nam, trong các bệnh nhân điều trị xơ gan tại bệnh viện Bạch Mai, có
đến 27.7 % tử vong tại bệnh viện. Ở bệnh viện E có 11.29 % bệnh nhân tử vong tại
bệnh viện và 28.7 % bệnh nhân chết tại nhà sau khi ra viện [6].
2. Nguyên nhân dẫn đến xơ gan:
Hiện nay có nhiều nguyên nhân dẫn đến xơ gan, trong đó có nhiều ngun nhân
cịn gây tranh cãi:
- Các nguyên nhân chính (chiếm > 90 % các trường hợp xơ gan).
+ Rượu chiếm tỉ lệ khá cao (60 - 70%).
+ Viêm gan virut B, C, D.
- Các nguyên nhân khác:
+ Nhiễm khuẩn: Sán máng, giang mai, HIV.


+ Các bệnh chuyển hóa di truyền :Viêm gan tự miễn, thiếu hụt alpha 1antitrypsin, bệnh gan xơ hóa dạng nang….
+ Bệnh mạch máu: Hội chứng Budd - Chiari, suy tim.
3. Cơ chế bệnh sinh

Diễn tiến xơ gan là diễn tiến chậm qua nhiều năm, nhiều khi nguyên nhân đã
mất nhưng bệnh vẫn tiếp tục tiến triển do 1 vòng tuần hồn bệnh lí.
- Các yếu tố miễn dịch duy trì tình trạng tổn thương tế bào gan, có thể gặp các
kháng nguyên chống tế bào gan, chống hồng cầu, chống gama - globulin
được thành lập trong diễn tiến xơ gan, từ đó gây hủy hoại tế bào gan, hủy
hồng cầu, gây thiếu máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Tăng áp cửa làm giảm thêm sự lưu thông máu trong hệ thống cửa, làm thiếu
máu tương đối trong tế bào gan, tế bào gan sẽ nhận thiếu oxy và chất dinh
dưỡng dễ bị hoại tử thêm, đẫn đến xơ hóa, sẹo, đảo lộn cấu trúc gan làm tăng
áp cửa.
- Xuất huyết, vì bất cứ nguyên nhân gì sẽ làm tăng thiếu máu tế bào gan, gây
hoại tử và suy gan.
- Các thông động tĩnh mạch trong gan, phổi cũng làm giảm lượng máu đến
gan gây thiếu máu, hoại tử và suy gan.
- Các nốt tân tạo ít mạch máu là nguyên nhân chèn ép lên các mạch máu làm
thiếu máu
4. Lâm sàng:
Xơ gan là thuật ngữ dùng để mô tả q trình bệnh lý mạn tính phá hủy lan tỏa
cấu trúc tiểu thùy của nhu mô gan, do thương tổn các thành phần (tĩnh mạch trung
tâm tiểu thùy, xoang tĩnh mạch, bè tế bào, tiểu tĩnh mạch cửa, tiểu mật quản, mô
đệm….) của tiểu thùy gan; thường thương tổn này mang tính trội lên vài thành
phần (hoặc tế bào gan, hoặc tĩnh mạch gan hoặc tĩnh mạch cửa) tùy thuộc vào
nguyên nhân gây bệnh; tuy vậy, cho dù với yếu tố nguyên nhân nào cùng kết hợp
với nhiều nguyên nhân thi đặc trưng của tổn thương xơ gan là: thương tổn hoại tử
tế bào gan, hình thành tổ chức xơ hóa, hình thành nốt tân tạo.
Bệnh nhân dùng rượu trên 80gr/ngày ở nam và 60gr/ngày ở nữ, liên tục trên
10 năm có tỉ lệ SGOT/SGPT > 2, GGT tăng được xem là đối tượng uống rượu
nhiều dẫn đến xơ gan. Việc sử dụng loại rượu trắng khoảng 40 0 ít nhất 200ml/ngày
tương đương 60gr ethanol/ngày và 250ml/ngày tương đương 80gr ethanol/ngày.



Bệnh cảnh lâm sàng của xơ gan do rượu khá đa dạng, về lâm sàng, căn cứ vào
việc có cổ trướng, người ta chia làm 2 thể:
* Xơ gan còn bù: Giai đoạn này các triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, người
bệnh thường vẫn làm việc được.
- Các triệu chứng cơ năng:
+ Mệt mỏi, giảm cân, chán ăn, đau hạ sườn phải.
+ Các đợt chảy máu mũi hay các đám bầm tím dưới da.
+ Khả năng làm việc cũng như hoạt động tình dục giảm.
- Triệu chứng thực thể:
+ Có thể có vàng da hoặc sạm da.
+ Giãn mao mạch dưới da (thường thấy ở cổ, mặt, lưng, ngực dưới dạng tĩnh
mạch chân chim hoặc sao mạch).
+ Gan có thể to, mật độ chắc hoặc cứng , bờ sắc, lách mấp mé bờ sườn.
* Xơ gan mất bù: Giai đoạn này, triệu chứng lâm sàng rất đa dạng và phong phú
với 2 hội chứng chính là hội chứng hủy hoại tế bào gan và hội chứng tăng áp lực
tĩnh mạch của.
4.1 Hội chứng hủy hoại tế bào gan
- Triệu chứng toàn thân:
+ Mệt mỏi: Sức khỏe bệnh nhân giảm sút.
+ Ngón tay dùi trống: Do oxy máu giảm nên các mao mạch tăng sinh.
+ Phù: Phù hai chi dưới, phù mềm, ấn lõm, tràn dịch đa màng.
+ Da:
 Vàng da: Do tăng Bilirubin liên hợp.
 Sạm da: Do lắng đọng các sắc tố Melanin.
 Sao mạch, bàn tay son.
 Xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng.
- Hội chứng não gan (rối loạn ý thức, run ngắt quãng, có thể tăng trương lực cơ
ngoại tháp; co giật, chậm chạp, run hằng định; hôn mê từ nông đến sâu).
- Rối loạn tim mạch: Nhịp nhanh, tăng lưu lượng tim.

4.2 Hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa:
- Tuần hoàn bàng hệ kiểu cửa chủ ở vùng thượng vị và 2 bên mạn sườn, vùng
hạ vị và 2 bên hố chậu, hoặc quanh rốn (hình đầu sứa) hoặc có khi là những
nối tắt giữa hệ cửa và chủ bên trong. Trong trường hợp báng lớn chèn ép tĩnh
mạch chủ dưới sẽ có thêm tuần hồn bàng hệ kiểu chủ chủ phối hợp.


- Lách to: Lúc đầu mềm, về sau xơ hóa trở nên chắc hoặc cứng, phát hiện bằng
dấu hiệu chạm đá.
- Xuất huyết tiêu hóa: Do giãn vỡ TMTQ (phát hiện khi nội soi hoặc khi bệnh
nhân bị nôn máu nhiều).
- Các rối loạn về thần kinh và tâm thần: Run tay, chậm chạp, mất ngủ.
4.3 Cổ trướng: Là hậu quả của cả suy tế bào gan và TALTMC. Cổ trướng các mức
độ từ ít tới nhiều. Phân loại mức độ dịch cổ trướng:
- Độ 1: Cổ trướng mức độ ít (<200ml).
- Độ 2: Cổ trướng mức độ vừa (200 - 500ml).
- Độ 3: Cổ trướng mức độ nhiều (>500ml).
5. Cận lâm sàng
5.1 Xét nghiệm máu:
a) Hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa.
- Đo áp lực tĩnh mạch cửa: Bình thường: 10 - 15cm nước, tăng khi > 25cm
nước; áp lực tĩnh mạch lách tăng, thời gian lách cửa kéo dài.
- Đường kính TMC, tĩnh mạch lách: Bình thường 8 - 11mm, khi có tăng áp
cửa thì ĐK > 14mm; đường kính tĩnh mạch lách > 11mm (đo bằng siêu âm).
- Giãn tĩnh mạch phúc mạc, mạc treo, tĩnh mạch rốn, hoặc soi thực quản dạ
dày thấy có trướng tĩnh mạch thực quản, dạ dày.
b) Hội chứng suy gan
- Protid máu: Giảm, nhất là albumin, gama - globulin tăng, A/G đảo ngược.
- Tỷ prothrombin: Giảm, đây là 1 yếu tố tiên lượng nặng.
- Cholesterol máu: Giảm, nhất là loại ester hóa.

- Các xét nghiệm chức năng gan đặc hiệu: Nghiệm pháp Galactose niệu(+),
thanh thải caffein(+).
- Rối loạn điện giải: Natri máu tăng hoặc giảm, kaki máu giảm, natri niệu
giảm (natri niệu < 25 mEq/24 giờ).
- NH3 máu tăng.
c) Hội chứng viêm:
- Fibrinogen máu: Tăng > 4g/l.
- LDH > 250đv, CRP > 20mg/l, VS: Tăng (khi có xơ tiến triển).
d) Hội chứng hủy hoại tế bào gan
- Biểu hiện khi có viêm trong xơ gan tiến triển với tăng ALAT, ASAT.
e) Hội chứng thiếu máu
- Đẳng sắc, hoặc giảm 3 dòng tế bào máu khi có cường lách.
5.2 Các xét ngiệm ghi hình


- Siêu âm gan: Cho phép đánh giá dấu hiệu của nhu mơ gan và tăng áp lực TMC.
Hình ảnh siêu âm của xơ gan diễn tiến theo sự tiến triển của bệnh, những dấu hiệu
sớm cho thấy kích thước gan lớn, nhất là trong thể xơ gan do rượu, kèm những biến
đổi về hình ảnh cấu trúc gan gợi ý một bệnh lý nhu mô gan lan tỏa. Khi bệnh tiến
triển dần, sẽ gây ra những biến đổi trên hình siêu âm đặc hiệu hơn như:
 Biến đổi về nhu mô gan: Độ hồi âm của nhu mô tăng do thay đổi cấu trúc
tiểu thùy tạo ra nhiều mặt phản hồi hơn; độ hồi âm gia tăng hơn nữa trong thể
loại xơ gan có nguyên nhân do rượu.
 Đường bờ gan: Đường bờ gan không đều tạo nên do các nốt và dải xơ co
rúm xung quanh, biểu hiện này được thấy trên bề mặt của gan xơ, dấu hiệu này
nên được đánh giá bởi đầu dò thẳng với tần số cao và lưu ý điều chỉnh hội tụ
chùm tia ở nơng. Có thể đánh giá dấu hiệu này ở mặt trước - trên và mặt dưới
(mặt tạng) của gan. Hình ảnh đường bờ của gan dễ dàng thấy rõ trong trường
hợp có dịch cổ trướng hiện diện trên bề mặt gan và nên dùng đầu dò tần số cao
(5MHZ) khi tìm dấu hiệu này. Có thể thấy hai dạng thể hiện của dấu hiệu này:

Dạng đường kẻ gián đoạn và dạng lồi lõm thật sự tương ướng với hình ảnh đại
thể của thương tổn nốt nhỏ và thương tổn nốt lớn (theo Lelio và cs). Dấu hiệu
này mang lại độ đặc hiệu cao, cần lưu ý biểu hiện này có thể gặp trong một số
tỷ lệ nhỏ của ung thư gan thứ phát.
 Biến đổi về hình thái gan: Trên những bênh nhân xơ gan rượu có sự teo nhỏ
của nửa gan phải và HPT IV kèm theo sự phì đại của HPT II, III và HPT đi.
(Trong xơ gan rượu, gan thường lớn; Xơ gan virus B, C gan thường teo nhỏ;
nhưng ở giai đoạn muộn, gan thường teo nhỏ không phụ thuộc nguyên nhân).
+ Theo Seitz tỉ lệ PTI/ Gan trái trên lớp cắt dọc qua TMCD < 0,35
+ Theo Harbin tỉ lệ PTI/ Gan phải đo theo lát cắt ngang ≤ 0,65, nếu tỉ lệ này >
0,65 thì khả năng có xơ gan là 84 - 96% (tỉ lệ biểu hiện sự phì đại của PTI và
teo nhỏ thùy phải). Nếu tỉ lệ này < 0,6 thì ít có khả năng xơ gan.
+ Phì đại thùy trái: Tỉ lệ KT ngang thùy trái/thùy phải ≤ 1,3, nếu tỉ lệ này >1,3
thì có khả năng xơ gan với độ nhạy 74% và độ đặc hiệu 100%.
 Những biến đổi về cấu trúc ống mạch và huyết động.
+ Hình ảnh TALTMC: Do hiện tượng xơ hóa trong các tiểu thùy gan làm chít
hẹp các khoảng cửa, cản trở lưu thơng ở xoang tĩnh mạch, chít hẹp một phần
tĩnh mạch gan, hiện tượng này ngày càng gia tăng cuối cùng dẫn đến tình trạng
tăng áp cửa thể hiện bởi những thay đổi hình thái như tăng khẩu kính tĩnh mạch
cửa, TM lách, TM MTTT, lách lớn, cổ trướng, thành lập tuần hoàn bên để tạo


các nối thông cửa chủ không đi qua gan. Tăng áp cửa có đường kính thân TMC
> 12mm.
- Chụp cắt lớp tỷ trọng: Cho hình ảnh tương tự như siêu âm gan.
- Sinh thiết gan: Là xét nghiệm quyết định trong chẩn đốn xơ gan, góp phần chẩn
đốn ngun nhân và phân loại xơ gan. Đặc điểm mô bệnh học gợi ý xơ gan do
rượu bao gồm khối lượng thùy đi lớn hơn, nhiều nốt gan sau bên phải, kích
thước nốt tái tạo tế bào gan nhỏ hơn so với xơ gan do virus viêm gan. Sự hình
thành các nốt thường chậm. Sự tăng sinh sợi xơ non và lắng đọng collagen ở vùng

3 là tổn thương đầu tiên của quá trình xơ gan do rượu. Xơ gan do rượu là xơ gan
nốt nhỏ. Xơ gan có thể xuất hiện sau xơ hóa quanh tế bào mà khơng có hoại tử tế
bào và quá trình viêm.
- Nội soi dạ dày - thực quản: Hình ảnh giãn TMTQ theo các mức độ.
6. Chẩn đoán xác định: Dựa vào các yếu tố sau:
6.1. Tiền sử có bệnh gan mãn tính.
6.2. Lâm sàng: Dựa vào 2 hội chứng tăng áp cửa và hội chứng suy gan.
6.3. Cận lâm sàng:
- Các xét nghiệm chức năng gan.
- Siêu âm.
- Sinh thiết gan.
6.4. Chẩn đoán phân biệt
- Suy dinh dưỡng: Có tiền sử, bệnh sử bị mất protein. Xét ngiệm có giảm protein
máu nhưng chức năng gan bình thường, siêu âm, sinh thiết gan bình thường.
- Thận hư: Phù tiến triển nhanh, có protein niệu> 70mg/kg hay > 3, 5gr/24 giờ, điện
di protein máu có tăng ß globulin là chủ yếu, siêu âm và sinh thiết gan bình thường
- Lao màng bụng: Dựa vào tiền sử, bệnh sử có dấu nhiễm lao, báng tự do hoặc khu
trú, đau, báng dịch tiết chủ yếu limpho, tìm BK trong dịch báng.
- U ác tính ổ bụng: Báng dịch tiết, có tế bào lạ, chẩn đốn bằng chụp cắt lớp tỷ
trọng, sinh thiết khối u hay chọc hút kim nhỏ.
- Ung thư gan: Có thể trên 1 gan lành hoặc trên 1 gan xơ. Gan lớn nhanh, cứng,
báng có thể là dịch máu, Alpha - FP (+), DCP(+), siêu âm, CT, sinh thiết.
6.5. Biến chứng của xơ gan:
- Xuất huyết tiêu hóa: Đây là một biến chứng nặng với tỉ lệ tử vong cao. Nguyên
nhân do TALTMC gây giãn vỡ TMTQ, TM phình vị, đơi khi có thể ở thân, hang vị
hoặc tá tràng.
- Nhiễm trùng dịch cổ trướng: Phần lớn tự phát và không xác định được đường vào.


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng là các bệnh nhân có chẩn đốn xơ gan do rượu được chỉ định siêu âm ổ
bụng tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà trong thời gian nghiên cứu.
2.2 Chọn mẫu
- Tiêu chuẩn chọn mẫu
+ Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu, có chẩn đốn xơ gan do rượu được chỉ
định siêu âm ổ bụng tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà.
- Tiêu chuẩn loại trừ
+ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Xơ gan không do rượu (do virus, do thuốc và nhiễm độc, do bệnh lí tự miễn…);
Bệnh nhân xơ gan ung thư hóa.
+ Tình trạng sốc, rối loạn tâm thần.
2.3 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp chọn cỡ mẫu: Chọn mẫu thuận tiện đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
2.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2021 đến tháng 09/2021
2.5. Các biến số nghiên cứu:
Tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được áp dụng theo phương pháp thu thập
sau:
2.5.1. Phỏng vấn: Tất cả các bệnh nhân đều được phỏng vấn
- Tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp.
- Lượng rượu uống trung bình/ngày; thời gian uống rượu trung bình (năm).
- Các triệu chứng lâm sàng: Triệu chứng toàn thân, cơ năng và triệu chứng thực thể.


2.5.2. Siêu âm:
- Kỹ thuật:

A. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Bác sỹ chun khoa chẩn đốn hình ảnh
- Điều dưỡng viên ghi kết quả và trả kết quả cho bệnh nhân
2. Phương tiện:
- Máy siêu âm Samsung H60, Hitachi 350, máy in ảnh siêu âm
- Máy vi tính và máy in để nhập và in kết quả
- Gel siêu âm, khăn lau
3. Người bệnh:
- Giải thích để người bệnh phối hợp thực hiện, bộc lộ vùng khảo sát
4. Phiếu xét nghiệm: Có phiếu chỉ định siêu âm
B. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Gọi bệnh nhân vào phòng, kiểm tra tên, tuổi bệnh nhân
- Cho bệnh nhân nằm ngửa lên giường, hai tay để qua đầu, hai chân duỗi thẳng. Áo
kéo qua mũi ức và quần kéo qua khớp mu.
- Chọn đầu dị và chương trình siêu âm ổ bụng.
- Bơi gel lên đầu dò.
- Thực hiện siêu âm ổ bụng qua các mặt phẳng cắt. Có thể làm siêu âm qua các tư
thế khác như nằm nghiêng, chếch… tùy từng trường hợp.
- Khi làm xong dùng khăn sạch lau hết gel trên người bệnh nhân.
C. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
- In ảnh siêu âm
- Tổng hợp các hình ảnh siêu âm thu được để đọc kết quả.
D. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Kỹ thuật này khơng có tai biến.
- Nhận định hình ảnh siêu âm:
+ Các tổn thương ở nhu mô gan, đường bờ gan .
+ Biến đổi của các cấu trúc ống mạch và huyết động.
2.6. Xử lý, phân tích và trình bày số liệu:
- Xử lý, phân tích số liệu bằng phần mềm Microsoft Word 2010, Excel.



- Trình bày số liệu đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới tính, các
yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm của bệnh nhân bằng cách
tính tỷ lệ phần trăm (%).
- Kết quả được trình bày dưới dạng bảng bằng phần mềm Microsoft Word 2010.
2.7. Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu được sự đồng ý và ủng hộ Ban giám đốc, Hội đồng khoa học của
Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà.
- Đối tượng nghiên cứu sẽ được giới thiệu rõ về mục tiêu, nội dung nghiên cứu và
có quyền được từ chối tham gia.
- Các số liệu, kết quả nghiên cứu là hồn tồn trung thực và chưa từng được cơng
bố.


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 31 bệnh nhân có chẩn đốn xơ gan do rượu được chỉ định
siêu âm ổ bụng tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà trong thời gian nghiên cứu,
chúng tơi xin có một số kết quả như sau:
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
3.1.1. Đặc điểm về tuổi:
Bảng số 3.1: Đặc điểm về độ tuổi
Tuổi

n(31)

Tỉ lệ %

30 - 39


02

6,5

40 - 49

14

45,2

50 - 59

09

29,1

60 - 69

05

16,1

> 70

01

3,1

Tổng


31

100

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân từ 40 - 49 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 45,2%; tiếp theo đó
là nhóm tuổi 50 - 59 tuổi chiếm 29,1%; nhóm trên 70 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất
3,1%.
3.1.2. Đặc điểm về giới:
Bảng số 3.2: Đặc điểm về giới:
Giới

n(31)

Tỉ lệ (%)

Nam

31

100

Nữ

0

0


Nhận xét: Số bệnh nhân nam là 31 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 100%, khơng có bệnh

nhân nữ nào.
3.1.3. Tiền sử uống rượu:
Bảng số 3.3: Phân bố bệnh nhân theo thời gian uống rượu
Thời gian

n(31)

Tỉ lệ (%)

< 5 năm

05

16,1

5 - 10 năm

07

22,6

11- 20 năm

13

41,9

>20 năm

06


19,4

Nhận xét: Kết quả trên cho thấy số lượng bệnh nhân uống rượu trong 11 - 20 năm
là 13 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ cao nhất với 41,9%. Tiếp theo là số bệnh nhân uống
rượu trong 5 - 10 năm, chiếm tỉ lệ 22.6%.
Chiếm tỉ lệ thấp nhất là số bệnh nhân uống rượu dưới 5 năm chiếm tỉ lệ 16,1%.
Bảng số 3.4: Phân bố bệnh nhân theo lượng rượu uống hàng ngày
Lượng rượu uống hàng
ngày

n(31)

Tỉ lệ (%)

>1000ml

14

45,1

500 - 1000ml

09

29,1

500ml

08


25,8

Nhận xét: Kết quả trên cho thấy lượng bệnh nhân uống rượu > 1000ml/ngày là 14
bệnh nhân, chiếm tỉ lệ cao nhất với 45,1%. Tiếp theo là số bệnh nhân uống rượu từ
500 - 1000ml/ngày, chiếm tỉ lệ 29,1%.
Chiếm tỉ lệ thấp nhất là số bệnh nhân uống rượu dưới 500ml/ngày chiếm tỉ lệ
25,8%.


3.2.Đặc điểm lâm sàng:
Bảng số 3.5: Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng

n(31)

Tỉ lệ (%)

Mệt mỏi

10

54,8

Chán ăn

19

61,2


Đau tức hạ sườn phải

08

25,8

Giảm khả năng lao động

15

48,4

Nơn ra máu

05

16,1

Đi ngồi phân đen

03

9,7

*Mỗi bệnh nhân có thể biểu hiện nhiều hơn một triệu chứng.
Nhận xét: Kết quả trên cho thấy lượng bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng chán ăn
chiếm tỷ lệ cao nhất là 19 bệnh nhân với tỷ lệ 61,2%. Tiếp theo là triệu chứng mệt
mỏi với tỷ lệ 54,8%. Thấp nhất là triệu chứng đi ngoài phân đen với 03 bệnh nhân
với tỷ lệ 9,7%.
Bảng số 3.6: Triệu chứng toàn thân

Triệu chứng

n(31)

Tỉ lệ (%)

Vàng da, vàng mắt

23

74,2

Sao mạch dưới da

07

22,6

Lòng bàn tay son

04

12,9

Da xạm

08

25,8


Xuất huyết dưới da

03

9,7

Phù

05

16,1

*Mỗi bệnh nhân có thể biểu hiện nhiều hơn một triệu chứng.



×