Tuần 25 - Tiết 126 – Tiếng Việt.
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
3- Bài mới
* Vào bài Kết thúc bài “ Sang thu” Hữu Thỉnh viết : Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng
tuổi”. Em hãy trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ này.
-> GV chốt -> Chuyển sang bài mới.
- HS đọc đoạn văn .
? Qua câu nói “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!”, em hiểu anh thanh niến muốn nói gì ?
+ Thời gian còn 5 phút
+ Tiếc quá, thế là phải chia tay rồi.
+ Thế là tôi chỉ còn lại một mình.
+ Giá mọi người ở lại thêm ít phút nữa thì hay biết bao…
? Trong số các cách hiểu đó, cách hiểu nào mang tính phổ biến mà ai cũng hiểu? Tại sao?
- Cách hiểu thứ nhất mang tính phổ biến ai cũng hiểu. Bởi vì đây là phần thông báo được diễn đạt
trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
? Cách hiểu nào không mang tính phổ biến, không phải ai cũng hiểu? Tại sao?
- Cách hiểu thứ 2 không mang tính phổ biến và không phải ai cũng hiểu được, bởi vì phần thông
báo này không được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu.
? Tại sao anh thanh niên không nói trực tiếp ra suy nghĩ của mình?
- Có lẽ anh thanh niên muốn nói thêm rằng: “Sắp phải chia tay rồi, tôi rất tiếc”, nhưng có thể do
anh xấu hổ, muốn che giấu t/c của mình nên ngại không nói thẳng ra.
? Em có đồng ý với quan điểm của bạn không? Nhờ đâu mà em có thể suy ra được tầng nghĩa
không phổ biến đó?
- Dựa vào chính các từ ngữ trong câu. Đặc biệt phải dựa vào hoàn cảnh giao tiếp ( Anh thanh niên
khao khát được trò chuyện thêm với những người khác nhưng giờ chia tay đã đến).
- Câu nói: Ô ! Cô còn quê chiếc mùi xoa đây này ! có ẩn ý gì không ?
- Không có ẩn ý, chỉ đơn thuần thông báo về sự việc cô gái quên chiếc khăn mùi xoa.
* GV chốt lại: Tầng nghĩa thứ nhất trong câu nói của anh thanh niên được gọi là Nghĩa tường
minh. Tầng nghĩa thứ hai là Nghĩa hàm ý. Qua ví dụ đã phân tích, em hãy so sánh để phân biệt
tường minh và hàm ý có điểm nào giống và khác nhau?
* Giống: Đều là phần thông báo mà người nói muốn gửi đến người nghe.
* Khác:
- Tường minh : Phần thông báo diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ.
- Hàm ý : phân thông báo không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng suy ra từ từ ngữ.
=> GV chốt: Điểm khác nhau được dùng để phân biệt đó chính là khái niệm về nghĩa tường minh
và hàm ý -> Muốn phân biệt được thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý thì các em cần nắm chắc
khái niệm đó.
- HS đọc ghi nhớ
* Bài tập nhanh: GV nêu tình huống: Có hai nhóm học sinh gặp nhau. Bạn Sơn hỏi bạn Hà và bạn
Minh về bài tập cô giáo giao. Quan sát hai bạn, em thấy bạn nào làm bài tập rồi và bạn nào chưa
làm? Nếu trả lời tường minh thì hai bạn sẽ trả lời ra sao?
- Trò chơi tiếp sức: Chia lớp làm 2 dãy, mỗi nhóm 2 bạn lên viết câu trả lời của Minh và Hà , mỗi
bạn chỉ được viết 1 câu -> Các bạn khác lên viết tiếp .( cách nói hàm ý). Thời gian : 3’
- GV cùng hs nhận xét ( chú ý nhận xét cách nói)
* Chú ý:
? Theo em, câu sau có thể có những hàm ý nào?
Ví dụ: Trời sắp mưa đấy!
- Ra cất quần áo vào.
- Mang áo mưa đi.
- Đừng đi nữa.
tuỳ theo tình huống mà óc thể hiểu câu nói đó có hàm ý nào?
1
->. Cùng một câu nhưng nói trong những tình huống khác nhau có thể có những hàm ý khác
nhau.
? Các em thấy, cùng một sự việc bạn Hà chưa là bài tập, nếu diễn đạt tường minh là: Tớ chưa làm
bài tập thì có bao nhiêu câu chứa hàm ý để diễn đạt?
- Hôm qua tớ mệt.
- Hôm qua nhà tớ mất điện.
- Tớ còn làm bài Tiếng Anh…
-> Một câu mang nghĩa tường minh có thể diễn đạt bằng nhiều câu chứa hàm ý.
=> Đây chính là minh chứng cho sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Tiếng Việt của chúng ta có đủ khả
năng diễn tả mọi mặt tư tưởng, tình cảm của người dân Việt.
?Theo em nếu đặt ra ngoài văn cảnh thì câu trả lời của Minh và Hà liệu có mang hàm ý như vậy
không? ( Không chắc chắn. Vì nếu đặt ra ngoài văn hoàn cảnh giao tiếp thì câu nói đó không còn
mang hàm ý như vậy.
? Muốn giải mã được hàm ý, người nghe phải chú ý đến điều gì?
Muốn hiểu được ý của người nói, người nghe phải có những hiểu biết về hoàn cảnh giáo tiếp
3. Tác dụng của hàm ý:
GV kể câu chuyện vui. Có một ông ngồi tiếp khách, cứ thao thao kể chuyện mua bán nhà đến nỗi rá
cơm đã hết mà không biết. Nhân lúc ông ta ngỏ ý muốn mua nhà, ông khách liền nói:
- Gần chỗ tôi cũng có một cái nhà định bán.
- Cái nhà ấy thế nào?
Người khác giờ cái rá không lên nói:
- Nhà rộng rãi, chắc chắn, cột nhà to như cái rá này.
Ông chủ nhà liền gọi lấy cơm, miệng vẫn tiếp tục câu chuyện về nhà cửa, rồi hỏi:
- Thế họ bán bao nhiêu?
Vừa lúc ấy người nhà đem cơm ra. Khách vừa xới cơm vừa thủng thẳng:
- Ấy là lúc túng đói, chứ bay giờ no rồi, họ còn bán gì nữa.
? Vì sao người khách không nói thẳng vào việc hết cơm.
- Vì đây là chuyện tế nhị nên ông khách nhắc khéo vậy thôi.
? Qua câu chuyện này, em hiểu sử dụng hàm ý có tác dụng gì?
- Đảm bảo tế nhị, lịch sự trong giáo tiếp.
? Nếu có ai tinh ý nhận ra hàm ý của ông khách và có ý trêu đùa, để không bị xấu hổ thì ông khách
có dễ dàng chối bỏ hàm ý không? Tại sao
- Dễ dàng chối bỏ trách nhiệm khi cần vì không trực tiếp nói ra điều đó mà do người nghe tự
suy ra. tức là người nói có thể không chịu trách nhiệm về hàm ý chứa trong lời nói của chính
họ.
- > Đây chính là tác dụng thứ 2 của hàm ý.
? Chủ nhà có hiểu hàm ý của ông khách không? Không.
- Vì sao em biết. Vì ông khách vẫn tiếp tục vào câu chuyện và hỏi xem giá căn nhà đó.
-> Đây chính là điều kiện để ta sử dụng hàm ý có hiệu quả. Phần kiến này các em sẽ được học ở tiết
sau.
II. Bài tập.
* Bài tập 1: Hoạt động cá nhân. GV hỏi – HS trả lời.
- Câu cho thấy nhà hoạ sĩ chưa muốn chia tay
- “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy”.
* Tại sao qua hành động “tặc lưỡi” ta thấy ông họa sĩ cũng k muốn chia tay với anh thanh niên.
- Tặc lưỡi: Bật lưỡi kêu thành tiếng, biểu lộ ý không bằng lòng hoặc không muốn như vậy nhưng
buộc phải chấp nhận > Ông họa sĩ còn muốn trò chuyện nhiều với anh thanh niên nhưng thời gian
k cho phép nên buộc phải chia tay.
=> Đây là cách dùng hình ảnh để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật.
b. Trong câu cuối đạon văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan đế chiếc mùi xoa là
2
- Mặt đỏ ửng (ngượng)
- Nhận lại chiếc khăn (không tránh được , thay lời cảm ơn)
- Vội quay đi (quá ngượng)
=> Qua các hình ảnh này có thể thấy cô gái đang bối rối đến vụng về, vì ngượng -> Vì quý mến
anh thanh niện nên cô đã kín đáo để khăn lại làm kỉ vật nhưng anh thật thà mức vụng về tưởng cô
quên -> đem trả lại. Và cô kí sư ngượng với anh thanh niên thì ít mà -cô ngương với ông hoạ sĩ già
dày dạn kinh nghiệm kia thì nhiều, đến mức gọi là “ngượng đỏ chín mặt”.
* Bài tập 2, 3,4: Thi “ Ai thông minh”?
- Các em có biết trong tuần này có một ngày rất là quan trọng k? Đó là ngày nào?
- Phụ nữ chiếm ½ dân số thế giới nhưng vấn luôn bị gọi là “ phái yếu”, các bạn nữ có muốn chứng
minh là mình cũng “mạnh” không” và không hề thu kém phái mạnh k? Các em cử cho cô 5 bạn.
- Còn các bạn nam từ bao năm nay luôn được gọi bằng một mĩ từ “ phái manh”, các em có muốn
chứng minh mình đã, đang và sẽ mãi mãi là phái mạnh không? Các em chọn 5 gương mặt tiêu biểu.
- Luật chơi như sau: Chúng ta có 3 bài tập 2,3,4. Mỗi nhóm các em sẽ thảo luận trong vòng 3’. Khi
hết thời gian thảo luận các em cử đại diện lên trình bày. Mỗi bạn chỉ được trình bày một câu hỏi. Ở
dưới các em phải chú ý quan sát khi bạn vừa viết xong đáp án và quay đầu đi xuống vị trí thì bạn ở
dưới lên ngay tiếp sức. Với trò chơi này, cô không chỉ muốn rèn cho các em tư duy trí tuệ mà còn
muốn rèn cho các em tinh thần đoàn kết và kĩ năng xử lí tinh huống một cách nhanh nhất.
VD: Ở bài tập 2, mỗi phần sẽ có hai yêu cầu -> tương ứng với hai bạn lên làm bài. Các em sẽ lên
bảng theo lần lượt.
* Bài tập vận dụng.
? Em thấy hàm ý thường hay được sử dụng trong các trường hợp nào? Lấy ví dụ.
- Trong văn chương.
GV: Hàm ý được sử dụng nhiều trong văn chương. (lấy ví dụ) và sử dụng trong giao tiếp hàng
ngày.
? Trong loại trường hợp nào chúng ta thường không sử dụng hàm ý? Trong văn bản hành chính k sử
dụng hàm ý mà chỉ sử dụng tầng nghĩa tường minh.
=> cần nắm chắc các kiến thức về tường minh và hàm ý để sáng tạo văn bản và giao tiếp có hiệu
quả.
3
* Vào bài: Trong bài “ Cách làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí, các em còn nhớ chúng
ta đã bàn về giá trị của câu tục ngữ nào? ( Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.)
- Với câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” theo em, có mấy cách hiểu? Cách hiểu thứ nhất là gì?
Bên cạnh đó câu tục ngữ còn có cách hiểu nào khác/
Câu TN “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là: Khi ta ăn một
trái chín ngọt thơm thì phải nhớ ơn người trồng cây, chăm sóc để tạo ra trái chín đó. Lớp nghĩa này
ta thường gọi là tầng nghĩa đen.Ngoài tầng nghĩa đen đó ta còn có cách hiểu khác: Khi ta hưởng
một thành quả thì phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó -> Cách hiểu này được gọi là nghĩa bóng.
Trong Tiếng Việt, hai cách hiểu này còn được gọi bằng một thuật ngữ: Nghĩa tường minh và hàm ý.
Làm thế nào để phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả
lời câu hỏi này?
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Kiến thức
Giúp học sinh hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý. Học sinh biết nhận diện nội dung cua
hàm ý (từ nghĩa tường minh) từ một số câu văn, đoạn văn.
2- Kỹ năng :
Kỹ năng hình thành khái niệm, xác định nghĩa tường minh và hàm ý trong câu, đoạn văn.
3- Thái độ :
Vận dụng vào bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
B- CHUẨN BỊ :
GV: - Thiết kế bài giảng , máy chiếu
- Một số bài tập kỹ năng Ngữ văn 9.
HS: Nghiên cứu trước bài học
C- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1- Ổn định tổ chức : (1phút)
Thứ ….ngày dạy :…/……/……Lớp 9A - Sĩ số : 23, vắng:………………………
Thứ… ngày dạy:…/……/……Lớp 9B - Sĩ số: 24, vắng:………………………
2- Kiểm tra :5’
- Đọc thuộc bài thơ “ Nói với con”
4
- Bài thơ có những nét đặc sắc nào về nghệ thuật? Qua bài thơ, Tác giả Y phương muốn gừi
đến người đọc thông điệp gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG
- HS đọc đoạn văn .
? Qua câu nói “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!”, em
hiểu anh thanh niến muốn nói gì ?
? Trong số các cách hiểu đó, cách hiểu nào mang tính
phổ biến mà ai cũng hiểu? Tại sao?
? Cách hiểu nào không mang tính phổ biến, không
phải ai cũng hiểu? Tại sao?
? Tại sao anh thanh niên không nói trực tiếp ra suy
nghĩ của minh?
- Có thể do anh xấu hổ, muốn che giấu t/c của mình
nên ngại không nói thẳng ra.
? Làm thế nào để có thể hiểu được tầng nghĩa này?
- Dựa vào chính các từ ngữ ấy để có thể suy ra tầng
nghĩa này.
- Câu nói: Ô ! Cô còn quê chiếc mùi xoa đây này ! có
ẩn ý gì không ?
- Không có ẩn ý, chỉ đơn thuần thông báo về sự việc
cô gái quên chiếc khăn mùi xoa.
* GV chốt lại: Tầng nghĩa thứ nhất trong câu nói của
anh thanh niên được gọi là Nghĩa tường minh. Tầng
nghĩa thứ hai là Nghĩa hàm ý. Qua ví dụ đã phân tích,
em hãy so sánh để phân biệt tường minh và hàm ý có
điểm nào giống và khác nhau?
- Điểm khác nhau được dùng để phân biệt đó chính là
khái niệm về nghĩa tường minh và hàm ý -> Muốn
phân biệt được thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý
thì các em cần nắm chắc khái niệm đó.
* Bài tập nhanh: GV nêu tình huống: Có hai nhóm
học sinh gặp nhau. Bạn Sơn hỏi bạn Hà và bạn Minh
về bài tập cô giáo giao. Quan sát hai bạn, em thấy bạn
nào làm bài tập rồi và bạn nào chưa làm? Nếu trả lời
tường minh thì hai bạn sẽ trả lời ra sao?
- Trò chơi tiếp sức: Chia lớp làm 2 dãy, mỗi nhóm 2
I- Phân biệt nghĩa tường minh và hàm
ý : (18’)
1- Bài tập 1 :
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút.
+ Thời gian còn 5 phút
+ Tiếc quá, thế là phải chia tay rồi.
+ Thế là tôi chỉ còn lại một mình.
+ Giá mọi người ở lại thêm ít phút nữa
thì hay biết bao…
Anh thanh niên muốn nói thêm rằng:
“Anh rất tiếc”, nhưng anh không muốn
nói thẳng điều đó có thể vì ngại ngùng,
vì muốn che giấu tình cảm của mình.
- Cách hiểu thứ nhất mang tính phổ biến
ai cũng hiểu. Bởi vì đây là phần thông
báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ
trong câu.
- Cách hiểu thứ 2 không mang tính phổ
biến và không phải ai cũng hiểu được ,
bởi vì phần thông báo này không được
diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong
câu.
2- Ghi nhớ :
- Tường minh : Phần thông báo diễn đạt
trực tiếp bằng từ ngữ.
- Hàm ý : phân thông báo không diễn đạt
trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng
suy ra từ từ ngữ.
5
bạn lên viết câu trả lời của Minh và Hà , mỗi bạn chỉ
được viết 1 câu -> Các bạn khác lên viết tiếp .( cách
nói hàm ý). Thời gian : 3’
- GV cùng hs nhận xét ( chú ý nhận xét cách nói)
Em hãy nêu sự phân biệt ?
- GV nâng cao :
+ Từ ví dụ câu thứ hai “Ô ! cô đây này” ta thấy
hàm ý có những đặc tính nhất định. Rõ nhất là 2 đặc
tính : Hàm ý có thể giải được : người nghe có thể
đoán ra hàm ý trong lời nói có chứa hàm ý. Hàm ý có
thể chối bỏ được : họ chối bỏ không thông báo hàm ý
nào đó trong lời nói của mình, họ không chịu trách
nhiệm về hàm ý đó.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn luyện tập (15 phút)
* Tại sao qua hành động “tặc lưỡi” ta thấy ông họa sĩ
cũng k muốn chia tay với anh thanh niên.
- Tặc lưỡi: Bật lưỡi kêu thành tiếng, biểu loojys không
bằng lòng hoặc không muốn như vậy nhưng buộc phải
chấp nhận > Ông họa sĩ còn muốn trò chuyện nhiều
với anh thanh niên nhưng thời gian k cho phép nên
buộc phải chia tay.
- Hoạt động nhóm
- Nhóm 1,2 làm bài tập 1( T75)
- Nhóm 3,4 làm bài tập 2 ( T 75)
. Các nhóm đọc yêu cầu bài tập ( SGK làm ra bảng
nhóm)
. Đại diện nhóm trả lời các nhóm nhận xét lẫn nhau
. GV nhận xét từng bài -> chốt lại.
II- Luyện tập :
1- Bài 1 (75)
a. câu cho thấy nhà hoạ sĩ chưa muốn
chia tay
- “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy”.
b Cô gái đang bối rối đến vụng về vì
ngượng. Vì kín đáo để lại chiếc khăn làm
kỷ niệm , anh thật thà gọi cô trả lại.
2- Bài 2 (75)
- “Tuổi già cần nước chè : ở Lao Cai đi
sớm quá”.
3- Bài 3 (75)
- “Cơm chín rồi”
3 . Bài 4 ( 75 )
- Câu " Hà nắng gớm về nào" -> không
có hàm ý mà chỉ là câu đánh trống lảng.
- Câu: " tôi thấy …-> là câu bỏ lửng.
4- Củng cố : ( 3 phút)
- Tìm hàm ý qua câu thơ “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
-> Người đồng mình bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày đã làm nên quê hương với truyền
thống, với phong tục tập quán tốt đẹp.
5- Hướng dẫn về nhà : ( 2 phút)
- Hoàn thiện bài tập vào vở
- Nắm chắc nội dung
- Chuẩn bị bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
____________________________________________________
Tiết: 123
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
6
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp học sinh:
Xác định nghĩa tường minh và hàm ý trong câu
B. CHUẨN BỊ:
1- Giáo viên:
- Tham khảo sách giáo viên + sách thiết kế bài giảng + Xem nội dung sách giáo khoa
- Soạn giáo án, ghi bảng phụ các câu hỏi, bài tập
2- Học sinh:
- Học thuộc bài cũ , chuẩn bị phần luyện tập ở nhà
- Đọc bài Nghĩa tường minh và hàm ý, chuẩn bị nội dung các câu hỏi, ôn tập lại các kiến
thức đã học
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: Khởi động ( 4 phút)
- Kiểm tra bài cũ
- Vào bài mới:
Trong giao tiếp, có khi nói
điều muốn nói bằng những từ ngữ
đúng nghĩa về điều đó nhưng cũng
có nhữnh tình huống nói điều muốn
nói không bằng những từ ngữ trực
tiếp đúng nghĩa về điều đó
* Hoạt động 2: Hình thành kiến
thức ( 12 phút)
- Gọi đọc đoạn trích trang 73, 74
- Hỏi: Qua câu hỏi “ Trời ơi, chỉ còn
5 phút!”, em hiểu anh thanh niên
muốn nói điều gì? (cách hiểu về câu
này)
- Chốt lại 2 ý
+ Cách hiểu mang tính phổ
biến (ai cũng hiểu), chỉ còn 5 phút
nữa là phải chia tay ( tường minh).
+ Cách hiểu không mang tính
phổ biến ( không phải ai cũng hiểu)
- Tiếc quá, không đủ thời gian
- Thế là tôi lại thui thủi một mình
- Giá như khách còn ở lại thời gian
nữa thì hay quá! ( hàm ý)
- Hỏi: Vì sao anh không nói thẳng
điều này với khách ?
-> Ngại ngùng, muốn che giấu tình
cảm
- Hỏi: Câu nói thứ hai của anh thanh
niên “ Ô ! cô còn quên đây này !”
có ẩn ý gì không -> Không hàm ý
(tường minh)
- Chốt: Nội dung được truyền đạt ở
câu 1 là nghĩa hàm ẩn. Nội dung
truyền đạt ở câu thứ 2 gọi là nghĩa
tương minh.
- Hỏi: Như vậy nghĩa tường minh là
- Thực hiện theo yêu cầu
của giáo viên
- Nghe, định hướng nội
dung bài học
- Đọc ngữ liệu
- Trả lời
- Nghe, nhận ra nghĩa
tường minh và hàm ý
- Phát biểu
- Trả lời
- Phát biểu
- Nhận xét
I. PHÂN BIỆT NGHĨA
TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý:
1- Tìm hiểu ví dụ: ( ví dụ trang
74,75 SGK)
- Câu: Trời ơi, chỉ còn 5 phút!
-> Rất tiếc vì thời gian còn quá
ít
-> Không nói thẳng ra vì ngại
ngùng, muốn che đấu tình cảm
của mình.
- Câu: Ồ! Cô còn quên chiếc
mùi xoa đây này.
-> Không chứa ẩn ý
2- Kết luận: ( trang 75 SGK)
- Nghĩa tường minh:
Là phần thông báo được diễn
đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong
câu.
- Hàm ý: Là phần thông
7
gì? Nghĩa hàm ý là như thế nào?
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Nêu yêu cầu bài tập 1.a, gọi học
sinh nhận xét
- Chốt lại nội dung ghi
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
1.b, gọi học sinh xác định
- Chốt lại nội dung
-> Qua các hình ảnh này có thể thấy
cô gái đang bối rối đến vụng về, vì
ngượng -> kín đáo để khăn lại làm kỉ
vật. Anh thật thà tưởng cô quên ->
đem trả lại
- Gọi học sinh đọc đoạn trích (SGK
trang 75)
- Yêu cầu : xác định hàm ý trong câu
in đậm
- Nhận xét
- Cho học sinh đọc đoạn văn trang
75,76
- Hỏi: Tìm câu chứa hàm ý và cho
biết nội dung của hàm ý đó ?
- Gọi 2 học sinh đọc 2 phần trích
SGK trang 76
- Hỏi: các câu in đậm có chứa hàm ý
không ? vì sao?
- Nghe, ghi lại nội dung
- Xác định
- Nghe, nhận xét ghi nội
dung
- Nghe khắc sâu
- Đọc đoạn văn
- Xác định hàm ý
- Nghe, ghi
- Đọc ngữ liệu
- Xác định câu có hàm ý
và nêu hàm ý
- Đọc
- Nhận xét, giải thích
báo tuy không được diễn đạt
trực tiếp bằng từ ngữ trong câu,
nhưng có thể suy ra từ những từ
ngữ ấy.
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1:
a Câu “Nhà họa …
dậy” cụm từ “tặc lưỡi” cho
thấy người họa sĩ chưa muốn
chia tay với anh thanh niên
-> Cách dùng “ hình ảnh” để
diễn tả ý của nghệ thuật
b. Trong câu cuối đạon
văn, những từ ngữ miêu tả thái
độ của cô gái liên quan đế chiếc
mùi xoa là
- Mặt đỏ ửng (ngượng)
- Nhận lại chiếc khăn (không
tránh được , thay lời cảm ơn)
- Vội quay đi (quá ngượng)
Bài 2: Xác định hàm ý
“ Tuổi già cần… sớm quá”
- Ông hoạ sĩ chưa cần uống
nước nước chè ấy !
Bài 3: Tìm câu chứa hàm ý và
xác định nội dung hàm ý đó
- “ Cơm chín rồi” ! -> Ông vô
ăn cơm đi
Bài 4: Hai câu
- Hà, nắng gớm, về nào…
- Tôi thấy … đồn
-> Không có hàm ý, câu 1 nói
lảng tránh đề tài đang bàn, câu
2 nói bỏ lửng
IV. Hướng dẫn công việc ở nhà: (2 phút)
- Làm những bài tập do giáo viên hướng dẫn trên lớp
- Ôn tập lại kiến thức đã học
- Chuẩn bị theo câu hỏi SGK bài “ Nghĩa tường minh và hàm ý – tiếp theo”
* Bài tập bổ sung về nhà:
- Thấy chàng trai mặc cái áo sơ mi khá đẹp, cô gái (bạn thân của chàng trai) hỏi:
- Ai đã tặng anh cái áo này?
Hỏi: Cho biết câu hỏi của cô gái có hàm ý gì ?
- Câu trả lời của chàng trai có tác dụng như thế nào đối với cô gái khi
a. Chàng trai là người thật thà
b. Chàng trai là người giả dối
Đáp án
- Hàm ý: Thăm dò mức độ quan hệ của chàng trai với những cô gái khác cụ thể:
+ Mình là bạn thân mà chưa mua áo tặng có người bạn gái khác thân hơn cả mình rồi !
+ Nếu anh bảo mình là bạn gái thân nhất, tức anh nói dối !
+ Mình cũng hơi ân hận là chưa thật sự quan tâm đến anh ta !
a. Nếu chàng trai là người thật thà sẽ có một trong các câu trả lời sau :
+ Mẹ ( hoặc chị gái) mua cho đấy !
+ Cô X mua tặng anh đấy ( cô gái băn khoăn lo lắng có thể ghen)
8
b. Nếu chàng trai là người dả dối: thì rõ ràng cô X mua tặng nhưng anh bảo là mẹ mua
9