Tải bản đầy đủ (.docx) (163 trang)

8B-Phạm Thị Minh Thư Innop0123.Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.97 KB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

PHẠM THỊ MINH THƯ

KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG
HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU
TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM
CĂN, TỈNH CÀ MAU NĂM 2023

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

PHẠM THỊ MINH THƯ

KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG
HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU
TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM
CĂN, TỈNH CÀ MAU NĂM 2023

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
Mã ngành: 8720205

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HÀ MINH HIỂN




CẦN THƠ, 2023


i

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa là: Khảo sát tương tác thuốc trong hồ sơ bệnh án của
bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau năm 2023. Do học
viên Phạm Thị Minh Thư thực hiện theo sự hướng dẫn của GVHD: PGS.TS. Hà Minh
Hiển. Luận văn đã được báo cáo và được hội đồng chấm luận văn thông qua ngày …/
…./2023.

ỦY VIÊN
(Ký tên)

UV-THƯ KÝ
(Ký tên)

PHẢN BIỆN 1
(Ký tên)

PHẢN BIỆN 2
(Ký tên)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
(Ký tên)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Học viên xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại
học Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà
Mau đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để học viên được học tập và hoàn thành
luận văn.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy PGS.TS. Hà Minh Hiển đã trực
tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho học viên những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Học viên xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các Thầy/Cơ
giáo Bộ môn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng
mắc của học viên trong quá trình làm luận văn.
Học viên xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn,
tỉnh Cà Mau đã cho phép và hỗ trợ học viên, tạo điều kiện giúp học viên hoàn thành
luận văn. Học viên xin cảm ơn, bạn bè đã giúp đỡ học viên trong suốt quá trình thực
hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng học viên xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia
sẻ, giúp đỡ học viên trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Học viên xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2023
Tác giả luận văn

Phạm Thị Minh Thư


iii


TĨM TẮT
Mục tiêu: Phân tích tình hình kê đơn thuốc điều trị và đánh giá các tương tác thuốc có
ý nghĩa lâm sàng trên đơn thuốc điều trị, phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến
khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng trên hồ sơ bệnh án của người
bệnh tại bệnh viện đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau, năm 2023.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, không can thiệp thông qua hồi cứu dữ
liệu, trên 384 hồ sơ bệnh án từ ngày 01/1 đến 01/10/2023 tại khoa nội và khoa ngoại
tổng hợp của bệnh viện đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
Kết quả: Nhóm thuốc tim mạch kê đơn chiếm tỷ lệ cao nhất (19,0%), tiếp theo là
paracetamol và NSAID (16,4%), nhóm vitamin và khống chất (16,0%).
Tỷ lệ đơn có tương tác thuốc từ ít nhất 1 cơ sở dữ liệu (CSDL) là 114/384 chiếm
29,7%. Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác bất lợi đồng thuận trên cả 4 CSDL là 14,0%
(16/114). Cặp tương tác aluminum hydroxid + azithromycin có tần suất cao nhất
chiếm 8,3%. Đơn thuốc của người bệnh nam có tương tác thuốc cao hơn người bệnh
nữ 1,6 lần (OR = 1,61, KTC 95% = 1,03-2,50). Đơn thuốc của người bệnh ở khoa nội
có tương tác thuốc cao hơn người bệnh ở khoa ngoại tổng quát 2,1 lần (OR = 2,01,
KTC 95% = 1,00-4,29). Số lượng thuốc kê trong đơn thuốc khơng q 5 ít có tương
tác thuốc 4,9 lần so với trên 5 (OR = 4,92, KTC 95% = 3,03-7,97). Có mối liên quan
giữa trình độ bác sĩ và khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng (bác sĩ đa
khoa kê đơn ít tương tác hơn bác sĩ chuyên khoa 1 (OR = 2,35, KTC 95% = 1,473,76). Người bệnh có bệnh nội tiết, hơ hấp có đơn thuốc có tương tác tác thuốc cao
hơn lần lượt là 1,6 và 4 lần người không có bệnh (OR = 1,58, KTC 95% = 1,00-2,49;
OR = 4,05, KTC 95% = 2,40-6,84).
Kết luận: Nhóm thuốc tim mạch kê đơn chiếm tỷ lệ cao nhất (19,0%). Tỷ lệ đơn có
tương tác thuốc từ ít nhất 1 cơ sở dữ liệu (CSDL) là 114/384 chiếm 29,7% tổng đơn
thuốc trong hồ sơ bệnh án nghiên cứu. Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác bất lợi đồng thuận
trên cả 4 CSDL là 14,0% trên tổng đơn thuốc có tương tác thuốc (16/114). 21 cặp
tương tác được đánh giá là nghiêm trọng, với tần suất cao nhất là aluminum hydroxid
+ azithromycin (8,3%). Ghi nhận 16 cặp tương tác thuốc bất lợi được đồng thuận bởi
tất cả các CSDL (04 CSDL) sử dụng trong nghiên cứu. Giới tính (nam), khoa điều trị

(khoa nội), số thuốc trong một đơn thuốc (>5), trình độ bác sĩ (chuyên khoa 1), bệnh lý
của người bệnh (Nội tiết, hơ hấp) có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra tương tác thuốc
có ý nghĩa lâm sàng (p<0,05).


iv

Từ khoá: Tương tác thuốc, khoa nội, khoa ngoại tổng hợp-bệnh viện đa khoa Năm
căn, tỉnh Cà mau

ABSTRACT
Objective: Analyze the prescription drug treatment situation and assess clinically
significant drug interactions on treatment prescriptions in the past. Evaluate the impact
of various factors on the likelihood of clinically significant drug interactions based on
the treatment prescriptions, and analyze the influence of certain factors on the
occurrence of clinically significant drug interactions in patient medical records at Nam
Can General Hospital, Cà Mau Province, in the year 2023.
Research Methodology: A cross-sectional descriptive approach will be employed,
involving non-interventional data retrieval. A total of 384 medical records from both
the internal medicine and general surgery departments at Nam Can General Hospital,
Cà Mau Province, will be retrospectively reviewed. The data collection period spans
from January 1st to October 1st, 2023.
Results: The cardiovascular drug class accounted for the highest prescription rate
(19.0%), followed by paracetamol and NSAIDs (16.4%), and the vitamin and mineral
group (16.0%). The proportion of prescriptions with drug interactions from at least one
database was 114 out of 384, representing 29.7%. The rate of prescriptions with
adverse synergistic drug interactions across all four databases was 14.0% (16/114).
The aluminum hydroxide + azithromycin interaction pair had the highest frequency at
8.3%.
Prescriptions for male patients had a 1.6 times higher likelihood of drug interactions

compared to female patients (OR = 1.61, 95% CI = 1.03-2.50). Prescriptions from the
internal medicine department had a 2.1 times higher likelihood of drug interactions
than those from the general surgery department (OR = 2.01, 95% CI = 1.00-4.29). The
number of drugs prescribed in a prescription, if less than or equal to 5, had a 4.9 times
lower likelihood of drug interactions compared to those with more than 5 drugs (OR =
4.92, 95% CI = 3.03-7.97).
There was a correlation between the physician's level of expertise and the likelihood of
clinically significant drug interactions (general practitioners prescribed fewer
interactions compared to specialist physicians, OR = 2.35, 95% CI = 1.47-3.76).
Patients with endocrine and respiratory diseases had 1.6 and 4 times higher odds,
respectively, of having prescriptions with drug interactions compared to those without
these conditions (OR = 1.58, 95% CI = 1.00-2.49; OR = 4.05, 95% CI = 2.40-6.84).


v

Conclusion: The cardiovascular drug class had the highest prescription rate at 19.0%.
The proportion of prescriptions with drug interactions from at least one database was
114 out of 384, accounting for 29.7% of the total prescriptions in the research medical
records. The rate of prescriptions with adverse synergistic drug interactions across all
four databases was 14.0% of the total drug-interacting prescriptions (16/114). A total
of 21 interaction pairs were identified as severe, with the highest frequency observed
for aluminum hydroxide + azithromycin at 8.3%. Sixteen interaction pairs exhibited
adverse interactions unanimously acknowledged by all four databases used in the
study.
Keywords: Drug interactions, internal medicine, general surgery, Nam Can General
Hospital, Cà Mau Province.


vi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tơi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất cứ một cơng
trình khoa học nào khác.
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2023
Tác giả luận văn

Phạm Thị Minh Thư


vii

MỤC LỤC
Trang
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG.................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
TÓM TẮT....................................................................................................................iii
ABSTRACT.................................................................................................................iv
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................xii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................xiii
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................3
1.1 TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC...........................................................3
1.1.1 Định nghĩa........................................................................................................3
1.1.2 Phân loại tương tác thuốc.................................................................................3
1.1.3 Yếu tố làm tăng nguy cơ tương tác thuốc bất lợi..............................................6
1.1.4 Yếu tố thuộc về người bệnh..............................................................................6

1.1.5 Yếu tố thuộc về thuốc.......................................................................................7
1.1.6 Yếu tố thuộc về bác sĩ kê đơn thuốc.................................................................7
1.1.7 Tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng...............................................................8
1.1.8 Hậu quả của tương tác thuốc............................................................................8
1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỶ LỆ ĐƠN THUỐC CÓ TƯƠNG TÁC............9
1.2.1 Tập huấn tương tác thuốc cho bác sĩ kê đơn.....................................................9
1.2.2 Dược sĩ lâm sàng hỗ trợ....................................................................................9
1.2.3 Chuẩn hoá dữ liệu y tế......................................................................................9
1.2.4 Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc.......................................................10
1.5 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TƯƠNG TÁC THUỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM.......................................................................................................................... 13


viii

1.5.1 Nghiên cứu tương tác thuốc trên thế giới........................................................13
1.5.2 Nghiên cứu tương tác thuốc ở Việt Nam........................................................14
1.6 GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU...............16
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................19
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................................19
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................................19
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn.......................................................................................19
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................................19
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................19
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu........................................................................................19
2.2.2 Mẫu nghiên cứu..............................................................................................20
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu............................................................................................20
2.3 CÁC NỘI DUNG VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU..................................................21
2.4 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ.......................................................................34
2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU....................35

2.5.1 Công cụ thu thập.............................................................................................35
2.5.2 Kỹ thuật thu thập............................................................................................35
2.5.3 Người thu thập................................................................................................36
2.5.4 Phương pháp kiểm soát sai số.........................................................................36
2.5.5 Xử lý số liệu...................................................................................................36
2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU.................................................................................36
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................37
3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................37
3.1.1 Đặc điểm về giới tính.....................................................................................37
3.1.2 Đặc điểm về nhóm tuổi...................................................................................37
3.1.3 Đặc điểm về khoa khám.................................................................................38
3.1.4 Đặc điểm về bệnh lý.......................................................................................38
3.1.5 Đặc điểm về nhóm bệnh.................................................................................39


ix

3.1.6 Đặc điểm về trình độ bác sĩ kê đơn.................................................................40
3.2 TÌNH HÌNH CÁC THUỐC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC GHI NHẬN TRONG
NGHIÊN CỨU
3.2.1 Đặc điểm về số thuốc được kê trong 1 đơn thuốc...........................................40
3.2.3 Phân bố thuốc theo nhóm vitamin và khoáng chất..........................................42
3.2.4 Phân bố thuốc điều trị đái tháo đường............................................................43
3.2.5 Phân bố thuốc điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hoá..................................44
3.2.6 Phân bố các thuốc chống viêm và giảm đau...................................................46
3.2.7 Phân bố các nhóm kháng sinh và kháng nấm.................................................46
3.2.8 Phân bố các thuốc kháng histamin H1.............................................................47
3.2.9 Phân bố các thuốc điều trị liên quan đến thần kinh.........................................48
3.2.10 Tình hình sử dụng các thuốc corticosteroid..................................................49
3.2.11 Tình hình sử dụng các thuốc khác................................................................49

3.2.12 Phân bố nhóm thuốc trong mẫu nghiên........................................................51
3.3 XÁC ĐỊNH CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG XẢY RA
TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ VÀ NỘI TRÚ TẠI ĐA KHOA
NĂM CĂN CÀ MAU................................................................................................52
3.3.1 Danh sách các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc
điều trị..................................................................................................................... 52
3.3.2 Đặc điểm tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị
và mơ tả đặc điểm tương tác thuốc có YNLS..........................................................55
3.3.3 Phân tích sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xảy ra tương tác thuốc
có ý nghĩa lâm sàng.................................................................................................58
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN............................................................................................61
4.1 VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI BỆNH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU.................................................................................61
4.1.1 Các đặc điểm điều trị liên quan đến người bệnh.............................................61
4.1.2 Tình hình sử dụng thuốc trong mẫu nghiên cứu.............................................63
4.2 VỀ XÁC ĐỊNH CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG XẢY
RA TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIÊN ĐA KHOA NĂM CĂN.69


x

4.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG NGHIÊN
CỨU.......................................................................................................................... 74
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................75
TÀI LIỆU KHAM KHẢO...........................................................................................77
PHỤ LỤC 1................................................................................................................xiv
PHỤ LỤC 2.................................................................................................................xv
PHỤ LỤC 3................................................................................................................... x
PHỤ LỤC 4.................................................................................................................. xi



xi

DANH MỤC CÁC BẢ
Bảng 1.1 Bảng quy ước mức độ đánh giá tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng ở các
cơ sở dữ liệu............................................................................................................10
Bảng 2.1 Quy ước mức độ đánh giá tương tác thuốc...............................................19
Bảng 2.2 Các biến số trong nghiên cứu...................................................................21
Bảng 3.1 Đặc điểm giới tính trong nghiên cứu (n=384)..........................................37
Bảng 3.2 Đặc điểm nhóm tuổi trong nghiên cứu (n=384)........................................37
Bảng 3.3 Đặc điểm khoa khám của người bệnh trong nghiên cứu (n=384).............38
Bảng 3.4 Đặc điểm bệnh lý của người bệnh trong nghiên cứu (n=384)...................38
Bảng 3.5 Phân bố nhóm bệnh trong nghiên cứu (n=384)........................................39
Bảng 3.6 Đặc điểm trình độ bác sĩ kê đơn trong nghiên cứu (n=384).....................40
Bảng 3.7 Đặc điểm về số thuốc được kê trong 1 đơn thuốc (n=384).......................40
Bảng 3.8 Phân bố thuốc điều trị tim mạch trong mẫu nghiên cứu...........................41
Bảng 3.9 Phân bố thuốc theo nhóm vitamin và khống chất...................................43
Bảng 3.10 Phân bố thuốc điều trị đái tháo đường trong mẫu nghiên cứu................44
Bảng 3.11 Phân bố thuốc điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hoá trong mẫu nghiên
cứu........................................................................................................................... 44
Bảng 3.12 Phân bố các thuốc chống viêm và giảm đau...........................................46
Bảng 3.13 Phân bố các nhóm kháng sinh và kháng nấm sử dụng trong nghiên cứu 46
Bảng 3.14 Phân bố các thuốc kháng histamin H1 sử dụng trong nghiên cứu...........48
Bảng 3.15 Phân bố các thuốc điều trị liên quan đến thần kinh sử dụng trong nghiên
cứu........................................................................................................................... 48
Bảng 3.16 Tình hình sử dụng các thuốc corticosteroid sử dụng trong nghiên cứu. .49
Bảng 3.17 Tình hình sử dụng các thuốc khác trong nghiên cứu..............................49
Bảng 3.18 Phân bố nhóm thuốc trong mẫu nghiên cứu theo lượt kê đơn (n=2045).51
Bảng 3.19 Danh sách các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng được đồng thuận bởi
các cơ sở dữ liệu......................................................................................................52

Bảng 3.20 Tần suất xuất hiện các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng..................55
Bảng 3.21 Đặc điểm số cặp tương tác ở đơn thuốc trong nghiên cứu......................57


xii

Bảng 3.22 Các yếu tố liên quan đến khả năng xảy ra tương tác thuốc.....................58
Bảng 3.23 Các nhóm bệnh lý liên quan đến tương tác thuốc...................................59
Bảng 4.1 Tỷ lệ các nhóm thuốc trong các nghiên cứu khảo sát về tương tác thuốc. 68
Y


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu......................................................................................20


xiv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADR


Adverse Drug Reaction

Phản ứng có hại của thuốc

BNF

British National Formulary

Dược thư quốc gia aAnh

BYT

Bộ y tế

CSDL

Cơ sởử dữ liệu

CYP

Cytochrome

CCĐ

Chống chỉ định

DRUG

Phần mềm tra cứu tương tác
thuốc trực tuyến truy cập tại địa

chỉ www.drugs.com

MED

Phần mềm tra cứu tương tác
thuốc trực tuyến truy cập tại địa
chỉ www.medscape.com

MM

Drug interactions -Micromedex®
Solutions

Phần mềm tra cứu tương tác
thuốc trực tuyến micromedex

NSAID

Nonsteroidal Anti-inflammatory
Drug

Thuốc kháng viêm khơng
steroid

NT

Nghiêm trọng

TTT


Tương tác thuốc

TB

Trung bình

YNLS

Ý nghĩa lâm sàng


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong điều trị, trường hợp đa bệnh lý, đa triệu chứng lại càng cần phải phối hợp
nhiều thuốc. Tuy nhiên, khi sử dụng đồng thời nhiều thuốc cho người bệnh, nguy cơ
tương tác thuốc có thể xảy ra. Trong lâm sàng, các bác sĩ và dược sĩ luôn muốn phối
hợp thuốc để tăng tác dụng điều trị, giảm các tác dụng không mong muốn. Trong thực
tế điều trị, sự phối hợp thuốc là việc không tránh khỏi nhưng nhiều khi khơng đạt như
mong đợi. Vì vậy, khi kê đơn thuốc có từ hai thứ thuốc trở lên, người kê đơn cần hiểu
rõ mức độ tương tác có thể xảy ra, nhằm dự đoán và ngăn ngừa tác dụng phụ khi phối
hợp thuốc, hiểu biết về đối kháng để giải độc thuốc và tránh phối hợp làm giảm tác
dụng do đối kháng cũng như hiểu biết về hiệp lực để phối hợp nhằm làm tăng hiệu quả
điều trị nhưng khơng tăng độc tính [55].
Sử dụng thuốc an tồn cho người bệnh là mối quan tâm hàng đầu đối với các hệ
thống chăm sóc sức khỏe trên tồn thế giới [2]. Với các phương pháp điều trị ngày
càng phức tạp và số lượng người bệnh cao tuổi mắc nhiều bệnh đồng mắc ngày càng
tăng, việc kiểm soát các phản ứng có hại của thuốc (ADR) đặt ra một thách thức đáng
kể [7]. Tương tác thuốc đóng một vai trị quan trọng trong ADR, với phân tích tổng
hợp 13 nghiên cứu cho thấy khoảng 1,1% số ca nhập viện và 22,2% ADR dẫn đến

nhập viện là do tương tác thuốc [12].
Tương tác thuốc-thuốc là một nguyên nhân quan trọng gây ra các ADR có thể
ngăn ngừa được. Số lượng người bệnh mắc chứng đa bệnh và sự phức tạp ngày càng
tăng của các tác nhân trị liệu đã dẫn đến việc sử dụng nhiều loại thuốc phổ biến, điều
này có thể dẫn đến số lượng tương tác thuốc tiềm năng tăng lên, đặc biệt là ở những
người cao tuổi [35].
Tương tác thuốc có thể chiếm 1,0% số ca nhập viện trong dân số nói chung và 2–
5,0% số ca nhập viện ở người cao tuổi. Tương tác thuốc thường được đề cập như một
nguy cơ trong điều trị, nhưng phần lớn các tương tác thuốc đều có thể dự đốn và
phịng ngừa. Mặc dù vậy, đây vẫn là một thách thức đối với hệ thống chăm sóc sức
khỏe, địi hỏi phải có biện pháp quản lý phù hợp [56]. Trong thực hành lâm sàng, có
nhiều cơ sở dữ liệu tra cứu thông tin về tương tác thuốc, tuy nhiên giữa các cơ sở dữ
liệu này cịn chưa có sự đồng thuận về đánh giá tương tác, gây khó khăn cho nhân viên
y tế trong việc tìm kiếm và nhận định mức độ nghiêm trọng của các tương tác [1]. Một
tổng quan hệ thống về sự phiền phức do có quá nhiều cảnh báo từ các phần mềm an
toàn thuốc nhấn mạnh sự can thiệp của dược sĩ làm tăng mức độ chấp nhận cảnh báo
của bác sĩ [24]. Như vậy, việc phân tích và khảo khát tương tác thuốc có thể tăng


2

cường hiệu quả cảnh báo tương tác thuốc và ngăn ngừa các tương tác thuốc bất lợi
tiềm tàng xảy ra khi kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau là cơ sở khám chữa bệnh, thực hành
lâm sàng, phòng chống dịch và quản lý các trạm y tế thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho nhân dân. Tuy nhiên việc khảo sát tình hình kê đơn thuốc ngoại trú
và nội trú trên những người bệnh từ nhiều năm nay vẫn chưa được thực hiện.
Xuất phát từ thực tiễn này, đề tài nghiên cứu: “Khảo sát tương tác thuốc trong
hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà
Mau năm 2023” được thực hiện với mục tiêu cụ thể như sau:

1. Phân tích tình hình kê đơn thuốc điều trị và đánh giá các tương tác thuốc có ý nghĩa
lâm sàng.
2. Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý
nghĩa lâm sàng.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC
1.1.1 Định nghĩa
Tương tác thuốc là một phản ứng giữa một thuốc với một tác nhân thứ hai (thuốc,
thực phẩm, hóa chất khác). Phản ứng đó có thể xảy ra khi tiếp xúc với cơ thể hay hoàn
toàn ở bên ngoài cơ thể khi bào chế, bảo quản, thử nghiệm hay chế biến các thuốc [5],
[8].
Tương tác thuốc là hiện tượng một thuốc bị thay đổi tác dụng hoặc trở thành độc
tính trên người bệnh khi được sử dụng đồng thời với thuốc khác. Tương tác thuốc có
thể được ghi nhận để xây dựng các phác đồ điều trị nhằm mục đích tăng hiệu quả điều
trị hoặc để giải độc. Tuy nhiên trong thực hành lâm sàng, mặt trái của tương tác thuốc
là giảm hiệu quả điều trị, tăng tỷ lệ gặp tác dụng khơng mong muốn hoặc độc tính
được lưu ý nhiều hơn bởi đây là những hậu quả khơng định trước có thể dẫn đến thất
bại điều trị và làm tăng tỷ lệ tai biến do thuốc gây ra. Chính vì vậy những hiểu biết về
cơ chế tương tác thuốc là cơ sở để bảo đảm sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn [9].
1.1.2 Phân loại tương tác thuốc
Có hai dạng tương tác gồm tương tác dược động học và tương tác dược lực học.
Tương tác dược lực học thường có thể đốn trước được, dựa vào tính chất dược lý của
thuốc và một tương tác xảy ra cho một thuốc có thể xảy ra cho một thuốc cùng nhóm
thuốc. Cịn tương tác dược động học khó đốn trước và một tương tác xảy ra cho một
thuốc, không thể cho rằng sẽ xảy ra cho một thuốc khác cùng nhóm, trừ khi các đặc

tính dược động học đã biết tương tự nhau [9].
a) Tương tác dược động học
Là các TTT có ảnh hưởng đến các q trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải
trừ thuốc dẫn đến sự thay đổi nồng độ thuốc trong huyết tương và tại các điểm tác
động [19].
Tương tác loại này khó đốn trước vì khơng liên quan đến tác dụng dược lý.
Tương tác theo cơ chế dược động học có thể xảy ra ở cả 4 giai đoạn trong vịng tuần
hồn của thuốc [21].



×