Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Dương Thị Ngọc Thuỳ - Lv Ths. (2).Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.08 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ


DƯƠNG THỊ NGỌC THÙY

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ỨC
CHẾ BƠM PROTON ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀYTÁ TRÀNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN
CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ, 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐƠ


DƯƠNG THỊ NGỌC THÙY

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ỨC
CHẾ BƠM PROTON ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀYTÁ TRÀNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN
CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
Mã ngành: 8720205

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. TRẦN CÔNG LUẬN





i

CẦN THƠ, 2023


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, tỉnh
Sóc Trăng đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hồn thành
luận văn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy GS. TS. Trần Cơng Luận đã trực tiếp
hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu
trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cơ giáo Bộ
mơn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của
tơi trong q trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành,
tỉnh Sóc Trăng đã cho phép, tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn. Tôi xin cảm
ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đơ.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 04 tháng 04 năm 2023
Tác giả luận văn


Dương Thị Ngọc Thuỳ


ii
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm bệnh nhân và tình hình sử dụng thuốc ức
chế bơm proton trong phòng ngừa và điều trị loét dạ dày tá tràng và đánh giá mức độ
tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị loét dạ dày tá tràng.
Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp cắt ngang, hồi cứu, kèm dữ liệu tiến cứu
ở mục tiêu 2, lấy mẫu thuận tiện thu thập kết quả dựa trên phiếu thu thập thông tin.
Kết quả nghiên cứu: Theo kết quả từ nghiên cứu ghi nhận, tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm
66,5%. Nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất là 21-60 tuổi chiếm tỷ lệ 65,8%. Đa số bệnh
nhân sống cùng gia đình với 94,4%. Trình độ học vấn cao nhất là trung học phổ thơng
50,7%. Chỉ số BMI trung bình là 21,87±3,78 kg/m2.
Các loại thuốc ức chế bơm proton được sử dụng gồm pantoprazol (44%), omeprozol
(24,7%), lansoprazol (17,7%) và esomeprazol (13,7%). 86,5% số đơn thuốc khơng có
tương tác. Aspirin là thuốc tương tác được sử dụng chung với PPI nhiều nhất chiếm
29,3%. Tỷ lệ tương tác thuốc cao nhất là aspirin-pantoprazol (15,5%), tiếp theo là
diazepam-omeprazol (12,1%), và 3 cặp thuốc có tỷ lệ 10,3%.
Về mức độ tuân thủ điều trị, 11,6% bệnh nhân tuân thủ tốt, 50,2% tuân thủ trung bình,
và 38,1% tuân thủ kém. Hai yếu tố có liên quan đến tuân thủ điều trị thuốc có ý nghĩa
thống kê là nhóm hồn cảnh sống (p=0,000<0,05) và trình độ học vấn (p=0,003<0,05).
Kết luận: Từ nghiến cứu, có thể thấy rằng PPI được sử dụng rộng rãi trong điều trị dạ
dày tá tràng, với đa số bệnh nhân sử dụng các loại thuốc pantoprazol và omeprozol.
Tuy nhiên, tỷ lệ tương tác thuốc cũng khá cao, đặc biệt là khi sử dụng chung với
aspirin. Các vấn đề về việc uống thuốc và mức độ tuân thủ điều trị cũng cần được quan
tâm để đảm bảo hiệu quả của điều trị. Cần có các giải pháp để giảm thiểu tương tác
thuốc và cải thiện mức độ tuân thủ điều trị, bao gồm cải thiện tư vấn bệnh nhân, tăng
cường kiểm soát định kỳ và giảm thiểu nguy cơ quên uống thuốc.

Từ khóa: Thuốc bơm proton, Tương tác thuốc.


iii

ABSTRACT
Research objective: To investigate the characteristics of patients and the use of proton
pump inhibitors in the prevention and treatment of peptic ulcers and to evaluate the
treatment adherence of patients with peptic ulcers.
Study design: A cross-sectional study design was used, with retrospective and
prospective data collection methods for objective 2. Convenience sampling was used
to collect results based on information collection forms.
Research results: According to the recorded results of the study, female patients
accounted for 66.5%. The highest age group with the disease was 21-60 years old,
accounting for 65.8%. The majority of patients lived with their families (94.4%). The
highest educational level was high school, accounting for 50.7%. The average BMI
was 21.87 ± 3.78 kg/m2. The types of proton pump inhibitors used included
pantoprazole (44%), omeprazole (24.7%), lansoprazole (17.7%), and esomeprazole
(13.7%). 86.5% of prescriptions had no drug interactions. Aspirin was the most
commonly used drug with PPIs, accounting for 29.3% of drug interactions. The
highest rate of drug interactions was aspirin-pantoprazole (15.5%), followed by
diazepam-omeprazole (12.1%), and 3 pairs of drugs with a rate of 10.3%. Regarding
treatment adherence, 11.6% of patients had good adherence, 50.2% had moderate
adherence, and 38.1% had poor adherence. Two factors related to drug treatment
adherence were statistically significant: living conditions (p=0.000<0.05) and
educational level (p=0.003<0.05).
Conclusion: From the study, it can be seen that PPIs are widely used in the treatment
of peptic ulcers, with most patients using pantoprazole and omeprazole. However, the
rate of drug interactions is also quite high, especially when used with aspirin. Issues
related to taking medication and treatment adherence also need to be addressed to

ensure the effectiveness of treatment. Solutions are needed to minimize drug
interactions and improve treatment adherence, including improving patient counseling,
strengthening regular monitoring, and reducing the risk of forgetting to take
medication.
Keywords: Proton pump inhibitors, Drug interactions.


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu và
kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Cần Thơ, ngày 04 tháng 04 năm 2023
Tác giả luận văn

Dương Thị Ngọc Thuỳ


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
TÓM TẮT.................................................................................................................... ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................3

1.1 TỔNG QUAN VỀ LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG............................................3
1.1.1 Định nghĩa....................................................................................................3
1.1.2 Phân loại bệnh loét dạ dày tá tràng...............................................................3
1.1.3 Chẩn đoán bệnh loét dạ dày tá tràng.............................................................5
1.1.4 Cơ chế bệnh sinh..........................................................................................6
1.1.5 Yếu tố nguy cơ.............................................................................................6
1.2 SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM
LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG.................................................................................7
1.2.1 Các loại thuốc ức chế bơm proton phổ biến.................................................7
1.2.2 Cơ chế tác dụng............................................................................................9
1.2.3 Những rủi ro khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton lâu dài.......................10
1.2.4 Sử dụng dự phòng......................................................................................11
1.3 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG......................12
1.3.1 Định nghĩa về tuân thủ điều trị...................................................................12
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ điều trị.............................................12
1.3.3 Phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ điều trị.........................................13
1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM
PROTON Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI.................................................14
1.5 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TTYT HUYỆN CHÂU THÀNH.......................15
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................17
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................17
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu.................................................................................17
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ.....................................................................................17


vi
2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..............................................................17
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................18
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu....................................................................................18
2.2.2 Cỡ mẫu.......................................................................................................18

2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu........................................................................................19
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................20
2.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu...............................................20
2.3.2 Tình trạng sử dụng thuốc ức chế proton điều trị loét dạ dày-tá tràng.........21
2.3.3 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của bệnh nhân. 25
2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU.............25
2.4.1 Phương pháp kiểm soát sai số....................................................................25
2.4.2 Các tiêu chuẩn đánh giá..............................................................................26
2.4.3 Xỷ lý số liệu...............................................................................................27
2.5 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU.............................................................................27
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................28
3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
................................................................................................................................. 28
3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu................................................28
3.1.2 Đặc điểm về thể trạng BMI........................................................................29
3.1.3 Đặc điểm điều trị của bệnh nhân................................................................30
3.1.4 Triệu chứng lâm sàng.................................................................................30
3.2 TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON ĐIỀU TRỊ
LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG...............................................................................31
3.2.1 Các loại thuốc PPI được điều trị trong VLDD-TT......................................31
3.2.2 Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định thuốc ức chế bơm proton phân bố theo từng
chỉ định................................................................................................................32
3.2.3 Các loại thuốc ức chế bơm proton được chỉ định phân bố theo từng chỉ định
............................................................................................................................ 32
3.2.4 Liều dùng thuốc ức chế bơm proton được chỉ định trong 01 ngày.............33
3.2.5 Tương tác thuốc với thuốc ức chế bơm proton trong nghiên cứu...............36
3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU.............................................................................38



vii
3.4 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ.........................40
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN..........................................................................................43
4.1 VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ
TRÀNG..................................................................................................................43
4.2 VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG
BỆNH LÝ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG.............................................................46
4.3 TƯƠNG TÁC THUỐC PPI TRONG NGHIÊN CỨU..................................50
4.4 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU.............................................................................52
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................56
PHỤ LỤC 1.............................................................................................................xi
PHỤ LỤC 2...........................................................................................................xiii
PHỤ LỤC 3............................................................................................................xv


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các thuốc ức chế bơm proton được FDA chấp thuận.............................8
Bảng 2.1 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MM.................................24
Bảng 2.2 Phân loại mức độ nặng của tương tác trong DRUG.............................24
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học bệnh nhân.....................................................28
Bảng 3.2 Đặc điểm về thể trạng BMI..................................................................29
Bảng 3.3 Đặc điểm điều trị của bệnh nhân..........................................................30
Bảng 3.4 Triệu chứng lâm sàng...........................................................................30
Bảng 3.5 Tỷ lệ chỉ định các loại thuốc ức chế bơm proton..................................31
Bảng 3.6 Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định thuốc ức chế bơm proton phân bố theo
từng chỉ định.......................................................................................................32

Bảng 3.7 Các loại thuốc ức chế bơm proton được chỉ định phân bố theo từng chỉ
định..................................................................................................................... 32
Bảng 3.8 Tỷ lệ liều dùng thuốc ức chế bơm proton được chỉ định trong 01 ngày
............................................................................................................................ 33
Bảng 3.9 Tỷ lệ chỉ định liều dùng omeprazol phân bố theo từng chỉ định...........34
Bảng 3.10 Tỷ lệ chỉ định liều dùng pantoprazol phân bố theo từng chỉ định.......34
Bảng 3.11 Tỷ lệ chỉ định liều dùng lansoprazol phân bố theo từng chỉ định.......35
Bảng 3.12 Tỷ lệ chỉ định liều dùng esomeprazol phân bố theo từng nhóm bệnh 35
Bảng 3.13 Tỷ lệ các đơn thuốc có tương tác thuốc với PPI.................................36
Bảng 3.14 Các thuốc tương tác với PPI trong mẫu nghiên cứu...........................36
Bảng 3.15 Tỷ lệ các cặp tương tác thuốc.............................................................37
Bảng 3.16 Tỷ lệ tuân thủ điều trị bằng thuốc của bệnh nhân dựa trên bảng câu hỏi
............................................................................................................................ 38
Bảng 3.17 Mức độ tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh nhân..........................39
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị thuốc với đặc điểm nhân khẩu
học, hỗ trợ gia đình - xã hội................................................................................40
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị thuốc với đặc điểm bệnh loét dạ
dày tá tràng..........................................................................................................41


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu..................................................................................19


x

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Từ tiếng Anh

DD

Nghĩa tiếng Việt
Dạ dày

BMI

Body mass index

Chỉ số khối cơ thể

FDA

Food and Drug Administration

Cục Quản lý Thực phẩm
và Dược phẩm Hoa Kỳ

H2RAs

H2 receptor antagonists

Thuốc đối kháng thụ thể
H2

MMAS-8


The Morisky Medication Adherence
Scale 8

Thang điểm đánh giá mức
độ tuân thủ điều trị
Morisky 8 câu hỏi

NSAIDs

Non-steroidal anti-inflammatory drugs

Thuốc chống viêm không
steroid

TQ

Thực quản

TT

Tá tràng

VLDD

Viêm loét dạ dày

PPIs

Proton pump inhibitors


Thuốc ức chế bơm proton

US

United States

Hoa Kỳ

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc sử dụng thuốc hợp lý và an toàn là một trong những yếu tố quan trọng nhất
để đạt được kết quả điều trị thành công. Việc sử dụng thuốc khơng đúng chỉ định hoặc
khơng an tồn có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường, bao gồm tăng chi phí điều trị,
tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe và chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong thực tế, việc sử dụng thuốc hợp lý và an tồn
cũng địi hỏi sự cẩn trọng và quản lý kỹ lưỡng, bao gồm các bác sĩ, dược sĩ và nhân
viên y tế khác. Chính vì vậy, cơng tác dược lâm sàng được xem là một trong những
mục tiêu quan trọng nhất của các bệnh viện, trung tâm và các cơ sở y tế khác [1].
Trong quá trình điều trị, thuốc ức chế bơm proton (PPI) là một loại thuốc được sử
dụng rộng rãi nhất để giảm các triệu chứng gây ra do tăng tiết acid dịch vị. PPI có hiệu
quả cao và đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng đạt hiệu quả hơn. Những lợi ích này đã
khiến cho PPI được sử dụng rộng rãi hơn trong chăm sóc sức khỏe ban đầu so với các

nhóm thuốc khác trong điều trị các bệnh lý liên quan đến tăng tiết acid dịch vị.
Tuy nhiên, như đã đề cập, việc sử dụng PPI cũng đồng thời dẫn đến việc lạm
dụng trong điều trị, gây lãng phí và tăng chi phí tiền thuốc, tạo ra tương tác không lợi
và tăng tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, việc sử dụng
PPI cần phải được quản lý và kiểm soát một cách hợp lý và cẩn thận [2], [3].
Một trong những giải pháp để giảm thiểu việc lạm dụng PPI là thông qua việc
tăng cường giáo dục và đào tạo, giúp giảm thiểu việc sử dụng PPI không đúng chỉ định
và hợp lý. Ngồi ra, cần có các chính sách và quy trình quản lý sử dụng thuốc chặt chẽ,
đảm bảo rằng các bệnh nhân chỉ được sử dụng PPI khi cần thiết và trong liều lượng và
thời gian hợp lý [4].
Các cơ sở y tế cũng cần thiết lập các hệ thống theo dõi và đánh giá việc sử dụng
thuốc, giúp đưa ra quyết định hợp lý về việc sử dụng PPI trong điều trị. Ngoài ra, việc
theo dõi và đánh giá sử dụng thuốc cũng giúp cải thiện việc báo cáo các tác dụng phụ
của PPI và tăng cường sự nhạy cảm đối với các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
[5].
Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc, các
bệnh nhân cũng cần phải được hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách và theo đúng chỉ
định. Họ cũng cần được cung cấp thông tin chi tiết về tác dụng và tác dụng phụ của
thuốc, cũng như các biện pháp đối phó nếu gặp phải các tác dụng phụ khơng mong
muốn.
Với mong muốn thực hiện vai trị của người dược sĩ lâm sàng đảm bảo tính hợp
lý và an toàn cũng như hiệu quả điều trị, xuất phát từ thực tế đó đề tài“Khảo sát tình


2
hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton điều trị loét dạ dày-tá tràng tại Trung tâm Y
tế huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng năm 2021” với các mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân và tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton
trong phòng ngừa và điều trị loét dạ dày tá tràng
2. Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị loét dạ dày tá tràng.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG
1.1.1 Định nghĩa
Loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý tiêu hóa, trong đó xảy ra các tổn thương và
viêm loét trên niêm mạc của dạ dày (bộ phận chứa thức ăn sau khi nuốt) và tá tràng
(phần đầu tiên của ruột non nối với dạ dày). Loét có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và
ảnh hưởng đến cả nam và nữ.
- Loét dạ dày tá tràng thường được gây ra bởi các yếu tố sau:
+ Sự tăng sinh kích thích của axit dạ dày: Axit dạ dày là một chất cần thiết để
tiêu hóa thức ăn, nhưng khi sản xuất quá mức, axit có thể gây tổn thương niêm
mạc dạ dày và tá tràng, dẫn đến loét.
+ Sự tăng sinh của vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori): Vi khuẩn này sống
trong niêm mạc dạ dày và có thể gây viêm loét. Nhiễm khuẩn H. pylori là nguyên
nhân phổ biến nhất của loét dạ dày tá tràng.
+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Việc sử dụng các thuốc này, như
ibuprofen, aspirin và naproxen, trong thời gian dài có thể gây tổn thương niêm
mạc dạ dày và tá tràng, dẫn đến loét.
+ Các yếu tố khác: Tình trạng căng thẳng nặng nề, tiền sử gia đình mắc bệnh
loét, hút thuốc lá và uống rượu nhiều cũng có thể gây ra hoặc làm tồi tệ hơn các
triệu chứng của loét dạ dày tá tràng.
Triệu chứng của loét dạ dày tá tràng bao gồm đau bụng, đầy hơi, ợ chua, chán ăn,
sụt cân, nôn mửa và tiêu chảy. Điều trị bao gồm sử dụng các loại thuốc giảm axit,
kháng sinh (nếu do nhiễm khuẩn H. pylori) và thay đổi lối sống, như ăn uống hợp lý,
hạn chế rượu, hút thuốc và căng thẳng [6], [7].
1.1.2 Phân loại bệnh loét dạ dày tá tràng

Phân loại bệnh loét dạ dày tá tràng được dựa trên các yếu tố như nguyên nhân
gây bệnh, vị trí và độ nặng của loét. Dưới đây là một số phân loại phổ biến của bệnh
loét dạ dày tá tràng:


4
Theo nguyên nhân gây bệnh:
Loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn H. pylori: Đây là nguyên nhân chính gây bệnh
loét dạ dày tá tràng và được xác định bởi vi khuẩn H. pylori. Vi khuẩn H. pylori là một
loại vi khuẩn sống trong niêm mạc dạ dày và có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Loét dạ dày tá tràng do sử dụng thuốc: Sử dụng các loại thuốc như các loại thuốc
kháng viêm không steroid (NSAIDs), kháng sinh và aspirin quá liều cũng có thể gây ra
bệnh loét dạ dày tá tràng [8], [9].
Theo vị trí của loét:
Loét dạ dày: Loét dạ dày là một loại loét nằm ở niêm mạc dạ dày, được xác định
bởi một vùng tổn thương ở vùng trên của dạ dày.
Loét tá tràng: Loét tá tràng là một loại loét nằm ở niêm mạc của các vùng tá
tràng, và có thể được xác định bởi vùng tổn thương ở phần dưới của bụng.
Loét dạ dày tá tràng: Loét dạ dày tá tràng là một loại loét xuất hiện trên cả dạ dày
và tá tràng [7].
Theo độ nặng của loét:
Loét dạ dày tá tràng nhẹ: Đây là trường hợp loét nhỏ, thường không gây ra triệu
chứng nghiêm trọng và có thể tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt.
Loét dạ dày tá tràng nặng: Đây là trường hợp loét lớn và có thể gây ra triệu
chứng nghiêm trọng như chảy máu dạ dày và tá tràng, gây ra đau bụng nặng, và ảnh
hưởng đến chức năng tiêu hóa. Loét dạ dày tá tràng nặng thường cần được điều trị
bằng thuốc và chế độ ăn uống đặc biệt để giảm đau và nguy cơ tái phát [10].
Theo tình trạng tái phát:
Loét dạ dày tá tràng tái phát: Đây là trường hợp loét tái phát sau khi đã được điều
trị. Tình trạng này thường xảy ra khi bệnh nhân không tuân thủ đúng chế độ ăn uống

và uống thuốc đúng cách.
Loét dạ dày tá tràng không tái phát: Đây là trường hợp loét đã được điều trị thành
công và không tái phát trong tương lai [11], [12], [13].


5
1.1.3 Chẩn đoán bệnh loét dạ dày tá tràng
Chẩn đoán bệnh loét dạ dày tá tràng thường được xác định bằng các phương
pháp chẩn đốn hình ảnh hoặc xét nghiệm. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đốn
chính để xác định bệnh loét dạ dày tá tràng [10].
Đặc điểm lâm sàng:
Đau bụng: Đau ở vùng bụng trên là triệu chứng chính của bệnh loét dạ dày tá
tràng. Đau thường xuất hiện sau khi ăn hoặc khi đói.
Nơn ói: Nơn ói là một triệu chứng phổ biến của bệnh loét dạ dày tá tràng, đặc
biệt là sau khi ăn hoặc uống.
Giảm cân: Giảm cân khơng giải thích được có thể là một triệu chứng của bệnh
loét dạ dày tá tràng.
Mệt mỏi và suy nhược: Bệnh loét dạ dày tá tràng có thể làm cho người bệnh cảm
thấy mệt mỏi và suy nhược.
Đặc điểm cận lâm sàng:
Endoscopy: Endoscopy là phương pháp chẩn đoán được sử dụng rộng rãi nhất để
xác định bệnh loét dạ dày tá tràng. Trong quá trình endoscopy, bác sĩ sẽ sử dụng một
thiết bị gọi là endoscope để nhìn thấy bên trong niêm mạc dạ dày và tá tràng, đồng thời
lấy mẫu niêm mạc để kiểm tra.
X-ray: X-ray có thể được sử dụng để chẩn đốn bệnh loét dạ dày tá tràng. Trong
quá trình này, sẽ yêu cầu bệnh nhân uống một chất đối lập trước khi chụp X-quang để
giúp hình ảnh dạ dày và tá tràng hiển thị rõ hơn.
Test máu: Test máu cũng có thể được sử dụng để xác định có mặt của vi khuẩn
H. pylori trong cơ thể.
Test nhanh urease hơi: Đây là phương pháp nhanh để kiểm tra sự hiện diện của vi

khuẩn H. pylori trong niêm mạc dạ dày.
Kiểm tra nước tiểu: Vi khuẩn H. pylori có thể được phát hiện trong mẫu nước
tiểu của bệnh nhân, mặc dù phương pháp này ít được sử dụng hơn so với các phương
pháp khác [14], [15], [16].
Kiểm tra phân: Kiểm tra phân có thể được sử dụng để phát hiện chảy máu tiêu
hóa hoặc vi khuẩn H. pylori.


6
1.1.4 Cơ chế bệnh sinh
Bệnh loét dạ dày tá tràng được gây ra bởi vi khuẩn H. pylori hoặc sử dụng các
loại thuốc gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và tá tràng. H. pylori là một loại vi
khuẩn gram âm, có khả năng di chuyển bằng những chuyển động xoắn ốc và chúng
thường được tìm thấy trong mơ niêm mạc dạ dày. Khi vi khuẩn H. pylori xâm nhập
vào niêm mạc dạ dày, chúng có thể gây viêm và làm hỏng niêm mạc dạ dày. Nếu
không được điều trị kịp thời, viêm dạ dày sẽ tiếp tục kéo dài và có thể dẫn đến loét dạ
dày.
Các loại thuốc như aspirin và các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)
cũng có thể gây ra bệnh loét dạ dày tá tràng bằng cách làm hỏng niêm mạc dạ dày và
tá tràng, giảm sự bảo vệ của niêm mạc và tăng sự suy giảm của hệ thống kháng khuẩn
trong dạ dày.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như stress, hút thuốc, tiêu thụ đồ uống có cồn
cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, những yếu tố
này thường chỉ đóng vai trị phụ đối với bệnh loét dạ dày tá tràng, trong khi vi khuẩn
H. pylori và sử dụng các loại thuốc là những nguyên nhân chính gây ra bệnh [17],
[18].
1.1.5 Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ cho bệnh loét dạ dày tá tràng bao gồm:
Vi khuẩn H. pylori: Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh loét dạ dày tá tràng.
Vi khuẩn này có khả năng xâm nhập vào niêm mạc dạ dày và tá tràng, gây viêm và

hỏng niêm mạc [19], [20].
Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) và aspirin: Sử dụng lâu dài
các loại thuốc này có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày và tá tràng, giảm sự bảo vệ của
niêm mạc và tăng nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng [21].
Khó tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, ăn uống khơng đúng cách có thể làm tăng nguy
cơ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng.
Sử dụng rượu và thuốc lá: Sử dụng rượu và thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh
loét dạ dày tá tràng.
Stress: Stress có thể ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, tăng nguy cơ mắc
bệnh loét dạ dày tá tràng [17].
Tuổi: Nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng tăng lên khi người lớn tuổi, do niêm
mạc dạ dày và tá tràng giảm độ dày và chức năng bảo vệ giảm dần [22].



×