Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt luận án tiến sĩ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh tại việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TÓM

TẮT LUẬN ÁN TIỀN SĨ

NGHIEN CUU CAC YEU TO ANH HUONG TỚI SỰ PHÁT TRIEN

DU LICH XANH TẠI VIỆT NAM TRONG BOI CANH HQI NHAP
KINH TE QUOC TE

Nganh: Kinh té quéc té

Mã số: 9310106
NGUYÊN ĐÌNH THANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Thị Thùy Vinh

Hà Nội - 2023


Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Ngoại thương.
Phản biện l:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá cấp trường họp tại...



Có thể tham khảo luận án tại Thư viện Quốc gia và thư viện Trường Đại học

Ngoại thương


PHAN MO DAU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua, nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu vào vào nền kinh tế thế giới cả ở
mức độ và phạm vi. Ngành du lịch ngày đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước.

Tốc độ phát trién của ngành trong 10 năm 2009-2019 ở mức cao và giữ ơn định trung bình
gan 10%/nam (WTTC, 2019). Doanh thu du lịch đóng góp trực tiếp vào GDP năm 2018 đạt
20,6 tỷ đô la Mỹ chiếm 8,5 % GDP, dự đốn tăng trưởng 9,8% tương đương gần 40 tỷ đơ la
Mỹ đóng góp vào GDP năm 2028 và tạo việc làm cho gần 5 triệu lao động, chiếm 8% tổng
số việc làm của nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển quá nóng của ngành du lịch trong thời

gian vừa qua lại tác động tiêu cực tới tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn dẫn tới yêu
cầu cấp bách về sự thay đổi và lựa chọn loại hình du lịch phù hợp vừa đáp ứng được mục tiêu
phát triển kinh tế vừa đáp ứng được các tiêu chuẩn của phát triển bền vững ngành du lich theo
các cam kết khu vực và quốc tế.
Du lịch xanh là loại hình du lịch đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong bối cảnh mới
hướng tới sự phát triển bền vững. Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững giai
đoạn 201 1-2020 và 2021-2030 với các tiêu chí phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và mơi

trường. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, tình hình phát triển DLX tại Việt Nam vẫn manh
mún ở một vài cơ sở lưu trú, điểm đến du lịch mang tính tự phát thiếu đồng bộ và chưa có

chiến lược phát triển lâu dài. Chính sách phát triển chưa có sự thống nhất và thiếu tính tổng
thé, chính vì thế, để đạt được mục tiêu phát triển chung và bền vững cần phải đánh giá những

yếu tố ảnh hưởng một cách tơng thê và tồn diện, nhằm tìm ra những nhóm giải pháp phù hợp
đối với các bên liên quan trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển, đặc biệt trong bối cảnh

hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam phải có những định hướng phát triển phù hợp với thong
lệ và tiêu chuẩn quốc tế.

Chính vì những lý do đó, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố

ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế”.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chung: nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển DLX tại Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT)

Để thực hiện các mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu của luận án bao gồm:


1) Những yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh khi xem xét từ
phía cầu, phía cung và cơ chế chính sách?
2) Có những kinh nghiệm gì trên thế giới về phát triển du lịch xanh?

3) Phát triển du lịch xanh tại Việt Nam đang có những thành cơng và hạn chế gì? Các
yếu tố từ phía cầu, phía cung và cơ chế chính sách ảnh hưởng như thế nào sự phát triển của

du lịch xanh tại Việt Nam?
4) Những giải pháp nào có thể thúc đầy phát triển du lịch xanh tại Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu
'Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh
ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2 Pham vi nghiên cứu
~ Về nội dung: Luận án giới hạn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du
lịch xanh theo cách tiếp cận của mô hình cung cầu, thơng qua xem xét các yếu tố ảnh hưởng.
tới sự quyết định lựa chọn du lịch xanh của khách du lịch (phía cầu); các yếu tố ảnh hưởng
việc cung cấp các dịch vụ du lịch xanh và khách sạn, điểm đến xanh (phía cung); và các yếu
tố về cơ chế chính sách thúc đây phát triển du lịch xanh.
- Về không gian: Nghiên cứu nền kinh tế Việt Nam
- Về thời gian: Nghiên cứu tài liệu, số liệu và dữ liệu thứ cấp liên quan đến thực trạng.

phát triển du lịch xanh tại Việt Nam trong vòng 10 năm từ năm 2009- 2019 và đánh giá khảo
sát năm 2022.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp đinh tính: Thống kê mơ tả và phân tích thống kê mơ tả đánh giá yếu tố ảnh

hưởng tới phát triển DLX ở phía cung
Phương pháp định lượng: Cấu trúc tuyến tính SEM phần mềm AMOS đánh giá mức độ
tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới sự quyết định lựa chọn DLX của khách du lịch.

5. Những đóng góp mới của Luận án
3.1. VỀ mặt lý luận

Thứ nhất, luận án sử dụng cách tiếp cận cung cầu đề xây dựng khung lý thuyết cho phân
tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh trong đó nhấn mạnh tới vai trị của cơ.

chế chính sách.



Thứ hai, với kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh theo.
cách tiếp cận từ phía cầu, phía cung và cơ chế chính sách sẽ có những gợi ý cho xây dựng các

mơ hình nghiên cứu sâu hơn về du lịch xanh trong tương lai.
3.2. Về mặt thực tiễn

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án giúp cơ quan quản lý du lịch định hướng và
hoạch định chiến lược phát triển du lịch xanh một cách toàn diện dựa trên những yếu tố tác

động tới phát triển du lịch xanh mà nghiên cứu đưa ra
'Thứ hai, thông qua hệ thống cơ sở lý luận mà NCS tổng hợp được, dé tài có thể làm tài
liệu giảng dạy và tham khảo tại các cơ sở đào tạo du lịch về loại hình du lịch xanh.
6. Kết cấu luận án

Chương l: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh

Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch xanh tại Việt Nam
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh tại Việt Nam
Chương 6: Đề xuất giải pháp phát triển du lịch xanh tại Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế.


CHƯƠNG 1: TƠNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN C'

1.1. Nghiên cứu về phát triển du lịch xanh tới phát triển bền vững.


Theo chương trình mơi trường Liên hợp quốc và Tổ chức Du lịch thế giới (ƯNWTO,
2012), sự phát triển của du lịch đi kèm với những thách thức không nhỏ như: Tiêu thụ nước
nhiều hơn so với nước dân dụng sử dụng, xả nước chưa qua xử lý, tạo ra chất thải, thiệt hại

cho đất liền địa phương và đa dạng sinh học biên và các mối đe doạ đối với sự tổn tại của các
nền văn hóa địa phương, các di sản và truyền thống; du lịch xanh có tiềm năng tạo ra nhiều

việc làm mới. Chính vì lý do đó, các nghiên cứu về vai trị của DLX ln hướng sự chú ý đầu
tiên tới đóng góp của DLX đối với sự phát triển bền vững đối với mơi trường.
Bên canh đó, bối cảnh tồn cầu hóa và kinh tế quốc tế đặt ra rất nhiều thách thức trong.

việc hài hòa giữa phát triển kinh tế, thúc đầy hiệu quả trong thương mại nhưng vẫn duy trì
các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Volkswirt Christoph Vietze chỉ ra rằng du lịch có
thê thúc đầy tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế địa phương. Liên hợp quốc và Tô chức Du
lịch thế giới (ƯNWTO, 2012) cho rằng phát triển du lịch có tiềm năng đáng kể như một động
lực thúc đầy tăng trưởng cho nền kinh tế thế giới; Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh vào việc
cho phép cộng đồng lựa chọn tầm nhìn và quyết định quản lý riêng đẻ hỗ trợ ngành du lịch
cho tương lai bền vững, cho phép ưu tiên lợi ích lâu dài về môi trường xã hội. (Mehdi Azam

1 và Tapan Sarker 2, 2017)
Nhu vay, qua các nghiên cứu trước đây, DLX được mơ tả với vai trị hài hòa các mục
tiêu phát triển về kinh tế, xã hội và mơi trường. Phát triên DLX góp phần hướng tới sự phát
triển bền vững.
1.2. Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh
1.2.1. Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch xanh từ phía cầu
Trong các nghiên cứu trước đây, các nhân tố ảnh hưởng tới cầu liên quan tới việc lựa
chọn và sử dụng dịch vụ du lịch xanh chủ yếu được đề cập tới là yếu tố nhận thức của khách
du lịch (thay đôi phụ thuộc vào thị hiếu cũng như kỳ vọng của khách du lịch về sự phát triển

của thị trường này trong tương lai)

Phương pháp mà các nghiên cứu trước đây lựa chọn trong việc nghiên cứu phát triển
DLX từ phía cầu chủ yếu là phương pháp chọn mẫu và thực hiện khảo sát tập trung vào việc
thống kê về quan điểm của khách về DLX cũng như hành vi thực hành DLX. Như vậy, phương
pháp nghiên cứu trước đây chưa phân tích về tác động của các nhân tố từ phía cầu tới hành vi

lựa chọn DLX của khách du lịch


1.2.2 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch xanh từ phía cung

Trong các nghiên cứu trước đây, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh từ

phía cung được tiếp cận lần lượt từ sản phâm du lịch xanh, điểm đến xanh và khách sạn xanh.

a. Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển chương trình du lịch xanh
'Yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng và tơ chức thực hiện chương trình du lịch xanh bao.
gồm: Nguồn nhân lực, phương thức marketing, chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch xanh (Ma, He
& Gu, 2021; Meler & Ham, 2012). Bên cạnh đó, những yếu tố liên quan tới nguồn lực để tạo

ra sản phẩm DLX cũng đóng vai trị vơ cùng quan trong trong việc cung cấp sản phẩm DLX.
b. Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển điểm đến xanh
“Trong các nghiên cứu liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển điểm đến xanh,
các chuyên gia cũng nhắn mạnh tới các yếu tố nguồn lực/đầu vào của quá trình cung ứng sản
phẩm. Bên cạnh đó, nguồn tài chính hỗ trợ việc bảo tổn, và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, đặc

biệt ở các nước đang phát triển được đánh giá là yếu tố rất quan trọng tác động vào thành

công của q trình xanh hóa ngành du lịch (UNEP và UNWTO). Bên cạnh đó, là một sản
phẩm đặc biệt địi hỏi việc quản lý trong sử dụng nguồn lực thuộc sở hữu của nhà nước, phát
triển điểm đến xanh không thê khơng kể đến nhân tố chính sách quản lý từ chính phủ.

. Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển khách sạn xanh
Nhân tố tác động tới sự phát triển khách sạn xanh cũng được đưa ra với tầm quan trọng,

của nhận thức của đội ngũ nhân sự khách sạn xanh trong việc thực hành xanh. Nhân tố nhận
thức và hành động xanh của đội ngũ nhân sự khách sạn xanh sẽ chịu tác động từ các nhân tố
như: đảo tạo đội ngũ, xây dựng quy trình thực hành xanh trong khách sạn... Kết quả nghiên
cứu của nhóm tác giả Hassan cùng cộng sự (2014) “Thực hiện du lịch xanh tại Malaysia” cho
rằng các hoạt động thực hành xanh như giặt là, thiết bị làm nóng lạnh, thiết bị chiếu sáng,
giấy thải và chai lọ nhựa đựng dầu gội trong khách sạn nếu không được chú trọng và tái chế

sử dụng cũng tác động tiêu cực tới quá trình xanh hóa cơ sở lưu trú (Hassan & Nezakati,
2014). Thực hành xanh nhằm đạt tiêu chuẩn xanh, mặt khác lại nâng cao năng lực cạnh tranh
cho cơ sở lưu trú trong việc thu hút khách lưu trú (Han & cộng sự, 2010).
1.2.3 Nghiên cứu yếu tố cơ chế chính sách ảnh hưởng phát triển du lịch xanh
'Các nghiên cứu đều chỉ ra vài trị quan trọng của nhân tố chính sách quản lý trong việc

định hướng, xây dựng và vận hành du lịch xanh. Các chính sách tạo ra cơ chế phù hợp cho
việc sử dụng các nguồn lực của quá trình cung cấp dịch vụ du lịch xanh như: nguồn nhân lực,
nguồn vốn, nguồn lực quản lý. . đề hỗ trợ phát trién du lịch xanh theo hướng bền vững.


1.2.4 Khoảng trống nghiên cứu

Trong những nghiên cứu hiện nay, DLX chưa được xem xét tổng quát về mặt lý luận và

thực tế, các yếu tố tác động chưa bao qt đủ các nhóm yếu tố và chưa được nhìn nhận tơng
thể dưới góc độ cung - cầu thị trường và vai trị điều tiết quản lý của Chính phủ. Đặc biệt
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại thế

hệ mới và cuộc cách mạng công nghệ 4.0, việc nghiên cứu về các nhân tố tác động tới DLX

dưới góc độ cung - cầu càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết nhằm hướng tới những

khuyến nghị dưới góc độ chính sách quản lý để hỗ trợ và phát triển DLX bền vững tại Việt
Nam
Các kết quả nghiên cứu và những đánh giá về du lịch xanh và các yếu tố ảnh hưởng tới

phát triển du lịch xanh của các cơng trình nghiên cứu, bài nghiên cứu trong và ngoài nước tập
trung ở nội dung và phương pháp nghiên cứu như sau:
Thứ nhất: Về mặt nội dung, các nghiên cứu phân tích đánh giá yếu tố ảnh hưởng từ hoặc
là từ phía cầu, hoặc là từ phía cung và hoặc chỉ nhấn mạnh vào cơ chế chính sách ảnh hưởng,

phát triển du lịch xanh.
Thứ hai: Phương pháp nghiên cứu về phát triển du lịch xanh đã được các tác giả lựa
chọn và sử dụng nhiều, nhưng chưa có một nghiên cứu nào lựa chọn có hệ thống phương pháp
tối ưu áp dụng vào Việt Nam.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN VE CAC YEU TO ANH HUONG
TỚI PHÁT TRIEN DU LICH XANH

2.1. Khái niệm du lịch xanh
DLX là du lịch dựa trên nền tảng khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên,
phát triển gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát khí nhà kính và

thích ứng với biến đổi khí hậu; DLX hướng tới mục tiêu sử dụng ngun lực hiệu quả dé phát
triển kinh tế bền vững và gìn giữ bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa địa phương.
2.2. Đặc điểm du lịch xanh
Dac điểm du lịch xanh được khái quát bởi bốn yếu tố (Joppe và cộng sự, 1998; Dodds

cùng cộng sự, 2001).
~ Thể hiện trách nhiệm với môi trường- bảo vệ, bảo tồn và nâng cao giá trị môi trường.
thiên nhiên nhằm đảm bảo sự sinh tồn lâu dài của hệ sinh thái.

- Đảm bảo sức sống kinh tế địa phương- hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển bền vững.


- Giữ gìn bản sắc văn hóa- tơn trọng và đề cao văn hóa địa phương
~ Trải nghiệm thực tế - cung cấp trải nghiệm phong phú và thỏa mãn nhu cầu thông qua

sự tham gia ý nghĩa và năng động của khách du lịch với thiên nhiên, con người, địa phương
và văn hóa bản địa
2.3. Phát triển du lịch xanh và các chỉ tiêu đánh giá
“Trước đòi hỏi phát triển bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội, phát triển DLX là
một bước tiến tất yếu của ngành dịch vụ du lịch.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh
“Trên cơ sở xem xét các yếu tố ảnh hưởng từ phía cầu, phía cung và yếu tố chính sách
đối với DLX, luận án đánh giá và lựa chọn những nhân tố được đánh giá có tác động lớn nhất
tới quyết định tiêu dung, cung ứng đối với sản phâm DLX nhằm đưa vào mơ hình đánh giá
về thực trạng du lịch xanh tại Việt Nam cũng như đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới DLX
của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế quốc tế.
2.4.1. Yếu tổ ănh hướng từ phía cầu
Bảng 1: Tổng hợp yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn du lịch xanh của khách du lịch

Yếu tố
Cụ thể tác động
Nhận _ thức | v Tác động vào hành vi du lịch và lựa chọn điêm đến du lịch
biến đổi khí | v Khách du lịch sẽ lựa chọn loại hình du lịch thay thế ít tác động
hậu
tiêu cực tới mơi trường

Nhận thức vẽ | ý Loại hình du lịch thay thể giảm thiêu thấp nhất tác động tiêu
du lịch xanh
cực tới môi trường

V Thực hành xanh bảo vệ mơi trường
Đóng góp phát triển kinh tế địa phương

V Trải nghiệm văn hóa địa phương.
Thái độ bảo vệ |

V Khách du lịch có hành vi ứng xử đúng mực với môi trường

môi trường

v Bảo vệ môi trường là trách nhiệm khi đi du lịch

Nhu câu dịch | / Khách du lịch mong muôn được sử dụng dịch vụ du lịch xanh
vụ _ đu. lịch | v Khách du lịch mong muốn được trải nghiệm không gian xanh,
xanh
thiên nhiên được bảo vệ
Khách du lịch mong muốn được giáo dục xanh

Y định tham | v Nhận thức mơi trường khí hậu tác động làm nảy sinh ý định
gia du lịch| - thamgiadulichxanh
xanh
¥ Thái độ bảo vệ MT tác động hình thành ý định tham gia DLX
Nguồn: NCS tông hợp
2.4.2. Yếu tố ảnh hướng từ phía cung


Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Hiệp hội Đơng Nam Á (ASEAN) có những
nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, giá trị văn hóa với các nước trong khu vực, luận án lựa

chọn tiếp cận và lựa chọn các tiêu chí đánh giá về sự phát triển DLX theo bộ tiêu chí của

ASEAN được áp dụng ở 10 quốc gia thành viên đã có chỉnh sửa và bổ sung phù hợp từ năm
2016 (ASEAN, 2016) để phù hợp với điều kiện phát triển DLX tại Việt Nam:
~ (1) Doanh nghiệp lữ hành khi xây dựng và phát triển chương trình du lịch xanh: (i)
'Nhân lực xanh (bao gồm nhận thức của đội ngũ nhân lực tham gia vào cung ứng DLX và thực
hành xanh tại đơn vị cung ứng nhằm nâng cao nhận thức cho khách du lịch thông qua hoạt
động tiếp thi xanh); (ii) Chuỗi cung ứng xanh (khả năng xây dựng/ quản lý hệ sinh thái xanh
trong việc cung ứng sản phâm DLX giữa các đối tác như khách sạn xanh, điểm đến xanh va

doanh nghiệp lit hành);
~ (2) Điểm đến xanh như: (¡) Tài nguyên du lịch thiên nhiên; (ii) Tài nguyên du lịch nhân
van; (iii) Chính sách phát triển du lịch xanh tại địa phương;
~ (3) Khách sạn xanh như: (¡) yếu tố vốn đầu tư; (iï) yếu tố nguồn nhân lực; (ii) yếu tố

công nghệ ; (Iv) Năng lực vận hành và quản lý của nhà quản lý.

2.4.3. Yếu tố cơ chế chính sách ảnh hưởng phát triển du lịch xanh

Cơ chế chính sách phát triển du lich quy định những mục tiêu lâu dài, cơ bản và những

nhiệm vu chủ yếu về sự phát triển du lịch hướng tới tăng trưởng xanh, những con đường và

cách thức để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ đó, phương hướng chung của sự phát
triển du lịch trong một thời kỳ dài
2.2. Kinh nghiệm quốc tế phát triển du lịch xanh
Du lịch xanh là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh biến đồi khí hậu, ơ nhiễm mơi
trường đang diễn ra ngày càng gay gắt tác động xấu tới hoạt động du lịch trên quy mơ tồn
cầu. Vai trị của DLX trong phát triển bền vững ngày một rõ ràng và việc phát triển DLX trở
nên thiết yếu trên quy mơ tồn cầu. Căn cứ vào phần phân tích khung lý thuyết với các nhân.
tố liên quan tới cầu, cung và yếu tố chính sách liên quan tới phát triển DLX, luận án lựa chọn
bài học kinh nghiệm của một số quốc gia mà ở đó bài học về kinh nghiệm phát triên DLX gắn

liền với các nhân tố được cho là có yếu tố quyết định đối với DLX trong những nghiên cứu.

trước đây. Cụ thể, luận án lựa chọn bài học kinh nghiệm từ Thái Lan, Slovenia và New
Zealand với mong muốn đưa ra cái nhìn thực tiễn từ yếu tố liên quan tới chính sách phát triển
DLX mà các quốc gia này áp dụng đối với những thành tựu trong phát triển DLX mà các quốc
gia này có được; bài học từ Nhật Bản lại nhắn mạnh vào yếu tố thực hành xanh từ cấp bậc


nhỏ nhất cho thấy sự đồi mới từ phía nhân tố cung của thị trường DLX. Với những mong.
muốn đó, luận án tiếp cận kinh nghiệm của các quốc gia được lựa chọn đề tạo tiền đề nghiên.

cứu thực tiễn cho phần áp dụng kinh nghiệm của Việt Nam sau nay.

CHUONG 3: THY'C TRANG PHAT TRIEN DU LICH XANH TAI VIET NAM
3.1. Tổng quan về ngành du lịch và sự cần thiết phát triển du lịch xanh t:

Nam

'Thách thức lớn nhất của ngành du lịch Việt Nam đang phải đương đầu chính là việc phát
triển q nóng thời gian dài và việc khai thác du lịch chưa sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên,
hiệu suất sử dụng tài nguyên thấp. Phát triển du lịch chưa gắn kết chặt chẽ với phát triển bền
vững về môi trường, kinh tế và xã hội.
Thứ nhất, việc quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên yếu kém tại điểm đến, cùng với

thiếu các sản phẩm du lịch thân thiện môi trường và dịch vụ nghèo nàn làm cản trở và làm
giảm sức hấp dẫn cũng như năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong những năm tới
(Eurocham, 2017). Thứ hai, sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam chưa thể hiện được vai
trò trong sự phát triển chung về kinh tế của đất nước. Thứ ba, tần suất khách du lịch quay lại

Việt Nam chưa đạt được mức kỳ vọng khi so sánh với các điểm đến khác trong khu vực. Như

vậy, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam đang bị sụt giảm nếu vấn đề môi trường không

được cải thiện và có chiến lược để bảo tồn và phát triển. Ngành du lịch phải tìm hướng phát
triển hợp xu thế như các nước trong khu vực và trên thế giới đã thực hiện, một mặt giảm thiểu

tác động của hoạt động du lịch tới ơ nhiễm khơng khí, môi trường, mặt khác phát triển bền
vững du lịch
“Trên thực tế, phát triển DLX ở Việt Nam được coi là giải pháp đề giải quyết cùng lúc
nhiều vấn đề: giảm thiểu các tác động gây gia tăng ô nhiễm môi trường, khí thải nhà kính,

mức độ ơ nhiễm khơng khí được cải thiện ngày cảng tốt hơn, mặt khác tạo ra sản phẩm du
lịch xanh có sức cạnh tranh tốt và số lượt khách quay trở lại sử dụng loại hình du lịch này

khơng ngừng tăng lên.
3.2. Thực trạng phát triển du lịch xanh (: ¡ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KTQT
3.2.1. Phát triển du lịch xanh từ phía cầu

Những năm gần đây, số lượng khách du lịch xanh gia tăng mạnh. Sự lựa chọn điềm đến

xanh của nhóm khách du lịch này cho thấy xu hướng phát triển của loại hình du lịch xanh tuy
cịn mới mẻ tại Việt Nam nhưng đã có sức thu hút. Nhận thức của khách du lịch về môi trường,


biến đơi khí hậu của khách du lịch trong nước phần nào ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn

loại hình du lịch thân thiện với môi trường.
Bang 2: Số lượng khách du lịch nội địa tham quan điểm đến xanh (2015- 2019)
so
Diém dén xX


Nam

2015

2016

2017

2018

2019

TP. Hué

2.103.000 | 2.202.000 | 2.290.000 | 2.185.000 | 2.631.000

Phong Nha

560.000

TP. Quy Nhơn

2235.000 | 2.935.000 | 3300.000 | 3.900.000 | 4.150.000

Đà Lạt

4.827.330 | 5.130.000 | 5.817.000 | 6.200.000 | 6.500.000

611.000 |


620.000

697.000

750.000

Nguôn: NCS tông hợp số liệu
Số lượng khách du lịch quốc tế lựa chọn điểm đến xanh tại Việt Nam cũng tăng trưởng.
đều đặn qua các năm (Bảng 3.4), cho thấy sức thu hút của các điểm đến xanh đáp ứng kỳ
vọng của khách du lịch quốc tế.
Bảng 3: Số lượt khách tham quan điểm đến xanh Việt Nam (2015- 2019)

Diém dén xanh

Năm

TP. Hué

2015

2016

2017

2018

78.248 | 980.000 | 1.510.000 | 2.015.000 |

2019
2.189.000


Phong Nha

100.000 | 109.200 |

112.912]

167.990

250.000

TP. Quy Nhơn

171.000 | 210.000 |

262.670}

286.463

321.045

Đà Lạt

250.000 | 270.000 |

400.000]

485.000

590.000


Nguôn: NCS tông hợp số liệu

3.2.2. Thực trạng du lịch xanh từ phía cung
Để đánh giá thực trạng du lịch xanh tại Việt Nam từ phía cung, luận án bám sát vào
khung lý thuyết được lựa chọn đối với phần cứng bao gồm các nguồn lực đối với việc cung,
ứng sản phâm DLX tại điểm đến xanh như nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài nguyên

nhân văn, cho tới phân tích thực trạng đối với sản phẩm du lịch xanh, thực trạng phát triển
của các công ty lữ hành cung cấp dịch vụ du lịch xanh; thực trạng phát triển điểm đến xanh

và khách sạn xanh.
Thứ nhất, Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái đa dạng rất thuận
lợi cho phát triên du lịch xanh.

10


Thứ hai, di sản văn hóa độc đáo và phong phú ở mọi vùng miền đất nước da va dang
góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người Việt Nam nói chung, thúc đầy việc bảo.
tồn và phát triển du lịch nói riêng.
Thứ ba, Việt Nam khơng ngừng gia tăng điểm đến du lịch xanh đạt tiêu chuân quốc tế, gia
tăng số lượng khách sạn xanh đạt tiêu chuân quốc tế và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch xanh.
Bang 4: Bảng thành phố, điểm đến du lịch xanh ASEAN tại Việt Nam

Ý Quản lý môi trường thành phố đạt tiêu chuân —
Thành phố | V Quản lý và xử lý tốt nước thải, chất thải

Huế


|-ASEAN
Clean

city

Ý thức bảo vệ môi trường của người dân bản dia | Award (2016-

rat tốt

2018;

' Đảm bảo an toàn an ninh cho du khách
Thành phố | ý Nông sản xanh
Đô thị xanh
Da Lat

2018-

2020)
ASEAN Clean
city
Award

Ý thức bảo vệ môi trường của cư dân địa phương | (2018- 2020).

¥ Quan lý mơi trường đạt tiêu chuẩn
Thành

phố | W Y thức bảo vệ môi trường của người dân bản địa | ASEAN


Quy Nhơn | ý Chính sách phát triển du lịch xanh

Thành phố |
Hội An

city

Clean

Award

w

Khơng gian xanh

(2018- 2020)

w

Ý thức bảo vệ môi trường

ASEAN

Đảm bảo an ninh và an tồn cho du khách
Khơng gian xanh

city
Award
(2018- 2020)


Hạ tầng du lịch và phương tiện phục vụ du lịch

thân thiện môi trường

Nguôn: NCS tông hợp

Bảng 5: Bảng tiêu chuẩn khách sạn xanh tại
11

Nam

Clean


Danh
mục
Six
Senses

Vật liệu xây dựng thân thiện mơi trường

Dùng gió thiên nhiên là chủ yếu.
| ý Kiến trúc tổng thể xanh và bảo vệ môi trường

Côn Đảo. | ý Sử dụng năng lượng mơi trường
Dịch vụ buồng phịng thân thiện mơi trường
T
đạp
Topas


'Tổ chức thể
giới công nhận
National

Geographic
Traveler

-

Luxury Topics,
World Travel
Award
chức tour du lịch khám phá địa phương bằng xe | -National
Geographic

Thực đơn xanh, sử dụng thực phẩm hữu co trong | Traveler

Ecolodge | tại địa phương
Sapa
Nhân lực là người địa phương dân tộc thiểu số

-Luxury Topics
| -World Travel

Dầu gội đầu và sữa tắm của khu nghỉ dưỡng không | Award

gây hại môi trường
Ý Hệ thống đèn LED thông minh và hệ thông máy dò | World

Interconti | chuyển động được trang bị khắp noi dé giảm thiểu | Award


Travel

nental Đà | lượng khí thải Cacbon.
Nẵng

Các tour tham quan cho khách tăng cường sự hiểu
biết về những thách thức trong việc bảo tồn động vật
hoang dã tại Việt Nam, và quần thể động thực vật cần

được bảo vệ tại Sơn Trà
Tòa nhà Forest in The Sky, tòa nhà nhận được 5 | -International
chứng chỉ xanh EDGE có thể tiết kiệm được 45% | Property

Flamingo | năng lượng; 22,3% nguồn nước; các giải pháp tiết | Awards

(kiến

Đại Lải _ | kiệm vật liệu 37,4%
trúc xanh)
Thực phẩm hữu cơ tại địa phương cung ứng nguồn | -ASEAN Green
thực phẩm an toàn, tươi ngon, tạo nền tảng cho cuộc | hotel
sống khỏe mạnh.
(2018)

Award

Xe đạp, xe điện phục vụ du khách trong khu nghỉ

dưỡng thay thế phương tiện gây ô nhiễm môi trường.


Nguôn: NCS tông hợp
3.2.3. Thực trạng chính sách phát triển DLX trong bỗi cánh hội nhập KTOT
12


Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh được Thủ tướng Chính phủ ban hành từ năm.

2012 dé phat triển du lịch Việt Nam bền vững. Luật Du lich (2017) xác định nguyên tắc phát
triển du lịch phải “gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên
nhiên”... Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nhấn mạnh vai trò của phát triển du lịch bền

vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc;
bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội;

bao dam quốc phịng, an ninh, trật tự an tồn xã hội.

'Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 147-QĐ/TTg về việc Phê duyệt
chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trong đó nhấn mạnh các nội dung định

hướng phát triển du lịch tại Việt Nam theo hướng “xanh” hóa
'Để cụ thể hóa chủ trương, Bộ đã ban hành Bộ tiêu chí “Nhãn du lịch bền vững Bơng sen
xanh”; tổ chức “Tuần văn hóa Du lịch Di sản xanh - Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên”
Tổng cục Du lịch ban hành Bộ tiêu chí “Nhãn Du lịch xanh”. Hiệp Hội Du lịch Việt Nam
phối hợp với Bộ tô chức Hội chợ Du lịch Quốc tế - VITM 2019 tại Hà Nội với chủ đề “Du

lịch xanh”.
3.3. Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế tới các yếu tố ảnh hưởng phát triển DLX:
3.3.1. Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế tới các yếu tố cầu DLX


Hội nhập KTỌT cũng góp phần gia tăng lượng khách nước ngoài tư duy DLX từ các
nước phát triển và các nước trong khu vực có kinh nghiệm phát triển DLX, đến với Việt Nam
sẽ tạo nên một nền nhận thức được nâng cao cho khách du lịch tại Việt Nam và điều này tiếp

tục góp phan tạo ra cơ hội phát triển cho thị trường DLX tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, hâu Covid- 19, hơn bao giờ hết, con người quan tâm nhiều hơn tới các vấn
đề về biến đơi khí hâu, về thái độ bảo vệ môi trườg và đặc biệt là sức khỏe, nhu cầu dịch vụ

du lich đem lại sức khỏe cho khách du lịch sẽ ngày càng gia tăng, củng cố ý định tham gia du
lịch xanh và quyết định lựa chọn sản phẩm du lịch xanh... Đây sẽ là cơ hội cho sự phát triển
DLX nói chung và DLX tại Việt Nam
3.3.1. Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế tới các yếu tố cung DLX.
Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi mỗi một quốc gia phải nâng cao khả năng.

cạnh tranh trong việc phát triển ngành du lịch nhưng đồng thời vẫn phải hai hịa các mục tiêu
phát triển bền vững về mơi trường, kinh tế và xã hội. Điều này đòi hỏi các quốc gia phải tìm
các biện pháp sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực về tài nguyên du lịch. Mặt khác, khi
13


nhận thức của khách du lịch trở nên đầy đủ hơn với vai trị phát triển bền vững của mơi trường,
kinh tế và xã hội thì giúp từng bước thay đồi thị hiếu khách du lịch.

Tác động của hội nhập KTQT tới yếu tố cung DLX là rõ rệt khi các bên liên quan trong
cung cấp dịch vụ du lịch như khách sạn, doanh nghiệp lữ hành, điểm đến du lịch phải thực
hiện cam kết khu vực và thế giới về tiêu chuẩn dịch vụ cung ứng ra thị trường.
3.3.1. Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế tới các yếu tố chính sách phát triển DLX
Du lịch Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia nhiều cơ chế hợp tác trong khu vực


và trên thế giới, như hợp tác trong ASEAN,
CLMV, CLV hợp tác sông Mêkông - sông
khuôn khổ hợp tác đa phương khác như
(UNWTO), Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái

Tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác ACMECS,
Hằng. Du lịch Việt Nam tích cực tham gia các
trong G20, APEC, Tổ chức Du lịch thế giới
Bình Dương (PATA) (Vietnamtourism, 2020).

Những cam kết và định hướng này đặt ra địi hỏi về mặt chính sách đối với phát triển DLX
cần phải được cụ thể và điều chỉnh theo hướng nhắn mạnh vào 3 trụ cột môi trường, kinh tế

và xã hội, cụ thê hóa các yếu tố mang tính khuyến khích để đạt mục tiêu phát triển, các yếu

tố cụ thể mang tính quy định, chế tài để đảm bảo sự phát triển DLX là đúng theo định hướng.
'Từ đó, có thể từng bước thực hiện theo lộ trình mà Chính phủ Việt Nam đưa ra đồng thời đáp
ứng được những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết
3.4. Đánh giá chung về phát triển du

xanh ở Việt Nam

3.4.1. Kết quả đạt được

- Số lượt khách du lịch nội địa và quốc tế lựa chọn đến tham quan điêm đến xanh và di
sản thiên nhiên thế giới ngày càng gia tăng.
- Cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng của Việt Nam được đầu tư căn bản từ ban đầu, định

hướng phát triển xanh và thân thiện với mơi trường.
- Chính phủ đã chủ động tham gia vào các cam kết mang tính quốc tế thể hiện rõ chiến


lược phát triển DLX.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
~ Thiếu tính đồng bộ và tầm chiến lược quốc gia phát triển DLX
~ Thiếu bộ tiêu chuẩn du lịch xanh quốc gia
- Đầu tư du lịch xanh chưa xứng tầm với tiềm năng,
~ Nhân lực du lịch chưa có nhận thức đầy đủ về mơi trường,

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
14


4.1. Nghiên cứu yếu tố từ phía cầu - yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng dịch vụ

DLX
4.1.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1 (H1): Nhận thức về biến đơi khí hậu có tác động tích cực đến thái độ bảo

vệ môi trường.
Giả thuyết 2 (H2): Nhận thức DLX tác động thái độ bảo vệ môi trường.
Giả thuyết 3 (H3) Nhận thức DLX tác động tới nhu cầu dịch vụ DLX:

Giả thuyết 4 (H4): Nhu cầu dịch vụ du lịch xanh dẫn tới quyết định lựa chọn DLX:

Giả thuyết 5 (H5): Thái độ bảo vệ môi trường tác động tới việc hình thành ý định tham
gia DLX
Giả thuyết 6 (H6): Ý định du lịch xanh tác động tới việc ra quyết định lựa chọn du lịch

xanh
4.1.2. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi


Bảng hỏi kháo sát chia làm 2 phần:
Phan 1: Gồm những câu hỏi về du lịch xanh và các yếu tố tác động đến quyết định lựa

chọn du lịch xanh
Phần 2: Gồm những câu hỏi nhằm thu thập thông tin khách du lịch trong nước bao gồm:

Địa phương, giới tính, độ tuổi, trình d6 hoc van, thu nhập trung bình (trđ/tháng), nơi làm việc,
tình trạng hôn nhân.
4.1.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
“Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp phỏng van khách du lich
trong nước bằng bảng câu hỏi chỉ tiết. Bảng câu hỏi được gửi đến người được khảo sát dưới

hình thức là khảo sát thơng qua Google form. Kết quả khảo sát, sau khi làm sạch sau đó được
nhập vào ma trận dữ liệu trên phần mềm AMOS

4.1.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
4.1.4.1. Giai đoạn đánh giá sơ bộ thang đo
Kiểm định Cronbach"s Alpha cho từng nhóm nhân tố nhằm tìm hiểu xem các biến
quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay khơng. Giá trị đóng góp nhiều hay
ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng. Nếu hệ số thấp dưới 0,3 sẽ loại biến

(Hair & cộng sự, 2010).
4.1.4.2. Phân tích nhân tổ khám phá EFA
15


'NCS sử dụng phương pháp trích Principal components với phép xoay Varimax; loại bỏ
các biến quan sát có trị số Factor loading < 0,4 hoặc trích vào các nhân tố khác mà chênh lệch


trọng số Factor loading giữa các nhân tố < 0,3.\

4.1.4.3. Phân tích nhân tố khẳng định CEA
Kỹ thuật phân tích nhân tố khang dinh CFA (Confirmation Factor Analysis) dé kiém tra

các mơ hình đo lường có đạt u cầu khơng, các thang đo có đạt u cầu của một thang đo tốt

hay không. Để đo lường mức độ phù hợp của mơ hình với thơng tin thị trường, ta sử dụng các
chỉ số Chi-square (CMIN), Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số thích hợp
so sánh CFI, chỉ số RMSEA.

4.1.4.4. Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM'

Kỹ thuật phân tích mơ hình cấu tric SEM dé tim ra ảnh hưởng CSR và mức độ tác động.

của các yếu tố. Phương pháp kiểm định giả thuyết và mơ hình nghiên cứu bằng cơng cụ SEM
ngồi việc có ưu điểm hơn so với các phương pháp truyền thống như hồi quy đa biến do tính
được sai số đo lường, còn cho phép kết hợp các khái niệm tiềm ân với đo lường của chúng
với mô hình lý thuyết cùng một lúc.

4.1.4.5. Kiém dinh Bootstrap
Phương pháp Bootstrap được sử dụng để kiểm định tính tin cậy của các ước lượng. Đây
là phương pháp lấy mẫu lặp lại có thay thế từ mẫu ban đầu (N) với mẫu ban đầu đóng vai trị

là đám đơng.
4.2. Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch xanh từ phía cung.
4.2.1. Giả thuyết nghiên cứu

4.2.1.1. Chương trình du lịch xanh
Giả thuyết 1 (H1): Nguồn nhân lực có nhận thức đầy đủ về du lịch xanh và thực hiện tốt


công tác tiếp thị xanh góp phần tích cực trong việc xây dựng thành cơng chương trình du lịch
xanh do cơng ty lữ hành cung cấp
Giả thuyết 2 (H2): Kỹ năng điều phối/ xây dựng và vận hành chuỗi cung ứng xanh có

tác động tích cực tới việc xây dựng thành cơng chương trình du lịch xanh do cơng ty lữ hành

cùng cấp.

4.2.1.2. Diễm đến xanh

Giả thuyết 1 (H1): Khai thác tài nguyên du lịch thiên nhiên theo hướng bảo tồn và phát

triển có tác động tích cực tới sự phát triển của du lịch xanh tại địa phương
16


Giả thuyết 2 (H2): Khai thác giá trị tài nguyên du lịch nhân văn vào phát triển du lịch
xanh tại điểm đến một cách bền vững có tác động tích cực tới sự phát triển của du lịch xanh

tại địa phương,
Giả thuyết 3 (H3): Vai trị của chính sách phát trién du lịch xanh có tác động tích cực.
tới sự phát triển của du lịch xanh tại địa phương.

4.2.1.3. Khách sạn xanh
Giả thuyết 1 (H1): Yếu tố vốn đầu tư có tác động tích cực tới phát triển khách sạn xanh
Giả thuyết 2 (H2): Nguồn nhân lực xanh và thực hành xanh tại cơ sở lưu trú có tác động.
tích cực tới phát triển khách sạn xanh

Giả thuyết 3 (H3): Đầu tư cơng nghệ có tác động tích cực tới phát triển khách sạn xanh.


Giả thuyết 4 (H4): Nâng cao năng lực quản lý có tác động tích cực tới phát triển khách.
sạn xanh
4.2.2. Xây dựng bảng hỏi và thu thập dữ liệu
4.2.2.1. Chương trình dụ lịch xanh
NCS lựa chọn phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả và phân tích bằng thống kê mơ

tả dựa trên thu thập dữ liệu thông qua kết quả khảo sát lãnh đạo, nhân viên bán hàng và điều
hành của các doanh nghiệp lữ hành.
4.2.2.2. Diễm đắn xanh

NCS lựa chọn phương pháp nghiên cứu thống kê mơ tả và phân tích thống kê mơ tả.
Khảo sát được tiền hành ở 15 sở du lịch, phịng du lịch trực thuộc sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch các tỉnh và thành phố có khách sạn xanh ASEAN, khu nghỉ dưỡng xanh được công nhận,
điểm đến xanh ASEAN như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lào Cai, Hà
Giang, Vĩnh Yên, Cao Bằng, Ninh Bình, Huế, Lâm Đồng, Phú Yên, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình

Định, và Quảng Bình.
4.2.2.3. Khách sạn xanh
NCS lựa chọn phương pháp nghiên cứu thống kê mơ tả và phân tích thống kê mô tả.
Khảo sát được thực hiện 21 nhà lãnh đạo, quản lý của 15 khách sạn. Bảng khảo sát được thực.
hiện trực tuyến thơng qua Google form.
4.3. Phân tích yếu tố cơ chế chính sách ảnh hưởng phát triển du lịch xanh
4.3.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1 (H1): Cơ chế chính sách góp phần tạo ra mơi trường thuận lợi trong việc
khởi tạo hệ sinh thái xanh
17


Giả thuyết 2 (H2): Cơ chế chính sách góp phần đào tạo nguồn nhân lực du lịch xanh

Giả thuyết 3 (H3): Cơ chế chính sách góp phần hỗ trợ hình thành và thúc đây chuỗi cung,

ứng du lịch xanh giữa công ty du lịch lữ hành, điểm đến xanh và khách sạn xanh
Giả thuyết 4 (H4): Cơ chế chính sách hỗ trợ sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành
trong phát triển du lịch xanh

4.3.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
4.3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
NCS lựa chọn phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia và phương pháp nghiên cưu định
tính đánh giá yếu tố cơ chế chính sách ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh ở địa phương.
Câu hỏi bán cấu trúc chia làm 2 phần: (1) Phần đầu các câu hỏi về quan điểm du lịch

xanh và phát triển du lịch xanh; (2) Phần tiếp theo các câu hỏi về những yếu tố từ cơ chế chính

sách ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh tại địa phương.
CHƯƠNG 5: KET QUA NGHIEN CUU

CAC YEU TO ANH

HUONG TOI PHAT

TRIEN DU LICH XANH
5.1. Nghiên cứu yếu tố từ phía cầu - yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng dịch vụ

DLX
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng các yếu tố tới quyết định lựa chọn

du lịch xanh của khách du lịch. Tác giả ghỉ nhận ảnh hưởng trực tiếp và rõ rằng của của nhận
thức biến đổ khí hậu tác động tới thái độ bảo vệ môi trường của khách du lịch để đưa ra ý
định tham gia du lịch xanh tới quyết định lựa chọn du lịch xanh. Kết quả này tương đồng với

một số nghiên cứu trước đây cho thấy ảnh hưởng cùng chiều và tác động tích cực hình thành.

thái độ của khách du lịch (Cheng et al.. 2018). Nghiên cứu tim thấy ảnh hưởng rõ ràng của
nhận thức du lịch xanh tới nhu cầu dịch vụ du lịch xanh đưa ra quyết định lựa chọn du lịch
xanh của khách du lịch. Điều này cho thấy, khi khách du lịch nhận thức được đầy đủ về du

lịch xanh và tính vượt trội của loại hình du lịch này sẽ đưa ra quyết định lựa chọn thông qua
nhu cầu được sử dụng dịch vụ.

‘Theo két quả nghiên cứu, nhận thức du lịch xanh tác động tích cực tới thái độ và hành
vi lựa chọn du lịch xanh của khách du lịch. Điều này cho thấy, khi khách du lịch đã quan tâm
tới dịch vụ du lịch xanh, đồng nghĩa với việc họ có nắm bắt được nhiều thơng tin về loại hình
du lịch này, chính vì thế nhà cung cấp dịch vụ du lịch xanh đảm bảo chất lượng dịch vụ đạt
tiêu chuẩn xanh thỏa mãn kỳ vọng của khách du lịch. Bên cạnh đó, nhận thức biến đơi khí
18



×