Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Tái cấu trúc tài chính ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 165 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
------------*****----------

NGUYỄN QUỐC VIỆT

TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2024


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
------------*****----------

NGUYỄN QUỐC VIỆT

TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN


VIỆT NAM
Chun ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1.TS. Nghiêm Văn Bảy
2.TS. Lê Thị Thùy Vân

HÀ NỘI – 2024


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án

Nguyễn Quốc Việt

i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. DN

Doanh nghiệp

2. EDC/POS


Electronic data capture / Point of Sale
Thiết bị đọc thẻ / Điểm chấp nhận thẻ

3. EQA

Equity to total asset
Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

4. EQD

Equity to liabilities
Vốn chủ sở hữu trên tổng nợ phải trả

5. EQL

Equity to Total Loans
Vốn chủ sở hữu trên tổng dư nợ cho vay

6. EQS

Equity to customer deposit and Short term funding
Vốn chủ sở hữu/tổng tiền gửi và tài trợ ngắn hạn

7. KH

Khách hàng

8. KHCN


Khách hàng cá nhân

9. NCS

Nghiên cứu sinh

10. NHTM

Ngân hàng thương mại

11. NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

12. NSNN

Ngân sách Nhà nước

13. ROA

Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản

14. ROE

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

15. SPDV

Sản phẩm dịch vụ


16. TCKT

Tổ chức kinh tế

17. TCTD

Tổ chức tín dụng

18. TTS

Tổng tài sản

19. VCSH

Vốn chủ sở hữu

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... I
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI ........................................................................................................................... 20
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................ 20
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại ............................................................... 20
1.1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ....................................... 21
1.2. CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......................... 24
1.2.1. Quan điểm về cấu trúc tài chính của ngân hàng thương mại ........................ 24
1.2.2. Cấu trúc tài chính của ngân hàng thương mại .............................................. 25

1.2.3. Tác động của cấu trúc tài chính đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại ............................................................................................................ 29
1.3. TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................... 34
1.3.1. Khái niệm tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại ............................... 34
1.3.2. Vai trị của tái cấu trúc tài chính đối với ngân hàng thương mại................... 35
1.3.3. Nguyên tắc tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại .............................. 36
1.3.4. Nội dung tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại ................................. 39
1.3.5. Trình tự tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại ................................... 42
1.3.6. Đánh giá tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại.................................. 45
1.4. KINH NGHIỆM TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM ................................................................................................... 53
1.4.1. Kinh nghiệm tái cấu trúc tài chính của một số ngân hàng thương mại nước
ngoài ..................................................................................................................... 53
1.4.2. Kinh nghiệm tái cấu trúc tài chính của một số ngân hàng thương mại trong
nước ...................................................................................................................... 56
1.4.3. Bài học rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
.............................................................................................................................. 61

iii


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 63
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NƠNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ........................................... 64
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM ................................................................................................... 64
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam ............................................................................................. 64
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt

Nam ...................................................................................................................... 65
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam ............................................................................................. 69
2.2. THỰC TRẠNG TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THÔN VIỆT NAM .......................................................... 80
2.2.1. Thực trạng tái cấu trúc tài chính Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng
thơn Việt Nam theo các chỉ tiêu tài chính .............................................................. 80
2.2.2. Thực trạng tái cấu trúc tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam theo kết quả phân tích bao dữ liệu........................................ 87
2.3. ĐÁNH GIÁ TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM .............................................................. 101
2.3.1. Những thành tựu đạt được ......................................................................... 101
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 106
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 112
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NƠNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ......................................... 113
3.1. CHIẾN LƯỢC TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THÔN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 ............................. 113
3.1.1. Định hướng phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam tới năm 2030 ............................................................................................... 113

iv


3.1.2. Chiến lược tái cấu trúc tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam ........................................................................................... 114
3.2. GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM .............................................................. 116
3.2.1. Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu để đảm bảo các mục tiêu an toàn vốn và tái
cấu trúc tài chính ................................................................................................. 116

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng tài sản .............................................. 118
3.2.3. Nhóm giải pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng .................................................. 122
3.2.4. Nhóm giải pháp hồn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản trị, điều
hành .................................................................................................................... 129
3.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ...................................... 137
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 143
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 144
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 145
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
CỦA NCS ................................................................................................................ 152
PHỤ LỤC 1. NHÓM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CĨ KẾT QUẢ TỐT THEO MƠ
HÌNH DEA1 ............................................................................................................ 153
PHỤ LỤC 2. NHÓM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÓ KẾT QUẢ TRUNG BÌNH
THEO MƠ HÌNH DEA1 .......................................................................................... 153
PHỤ LỤC 3. NHĨM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CĨ KẾT QUẢ THẤP THEO
MƠ HÌNH DEA1 ..................................................................................................... 154
PHỤ LỤC 4. NHĨM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CĨ KẾT QUẢ TỐT THEO MƠ
HÌNH DEA2 ............................................................................................................ 154
PHỤ LỤC 5. NHÓM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÓ KẾT QUẢ TRUNG BÌNH
THEO MƠ HÌNH DEA2 .......................................................................................... 155

v


PHỤ LỤC 6. NHÓM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÓ KẾT QUẢ THẤP THEO
MƠ HÌNH DEA2 ..................................................................................................... 155

vi



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank ........................................................... 67
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của Ban Cổ phần hóa Agribank ............................... 101

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Kết quả IPO Vietcombank ............................................................ 57
Biểu đồ 2.1. Nợ xấu của Agribank (2017-2022)................................................ 73
Biểu đồ 2.2. Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế 2017-2022 ................. 79
Biểu đồ 2.3. So sánh chỉ tiêu EQA của bốn NHTM (2017-2022) ...................... 85
Biểu đồ 2.4. So sánh chỉ tiêu EQD của bốn NHTM (2017-2022) ...................... 86
Biểu đồ 2.5. So sánh chỉ tiêu EQL của bốn NHTM (2017-2022) ...................... 86
Biểu đồ 2.6. So sánh chỉ tiêu EQS của bốn NHTM (2017-2022) ...................... 87
Biểu đồ 2.7: Lợi nhuận chưa phân phối của Agribank (2017-2022) .................. 104
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các biến trong mơ hình nghiên cứu .................................................. 52
Bảng 1.2. Phân nhóm các NHTM theo kết quả ước lượng ................................ 53
Bảng 2.1. Huy động vốn tại Agribank (2017 – 2022) ........................................ 69
Bảng 2.2. Tỷ trọng các loại tiền gửi của Agribank (2017-2022) ........................ 70
Bảng 2.3. Cho vay khách hàng của Agribank (2017 – 2022)............................. 71
Bảng 2.4. Tỷ trọng cho vay theo chất lượng nợ (2017-2022) ............................ 72
Bảng 2.5. Tỷ trọng cho vay theo đối tượng khách hàng (2017-2022) ................ 74
Bảng 2.6. Tỷ trọng cho vay theo nhóm ngành kinh tế (2017-2022) .................. 74
Bảng 2.7. Thu từ hoạt động dịch vụ của Agribank (2017-2022) ........................ 75
Bảng 2.8. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ (2017-2022) ... 77
Bảng 2.9. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank 2017-2022 ................... 78
Bảng 2.11. Tình hình tài chính của Agribank 2017-2022 .................................. 80
Bảng 2.12. Một số tỷ lệ an toàn hoạt động của Agribank (2017-2022) .............. 81
Bảng 2.13. Tiêu chí đánh giá cấu trúc tài chính của Agribank ........................... 83

vii



Bảng 2.14. Mẫu nghiên cứu .............................................................................. 90
Bảng 2.15. Nhóm NHTM có kết quả tái cấu trúc tài chính tốt nhất theo mơ hình
DEA1 ............................................................................................................... 91
Bảng 2.16. Kết quả phân nhóm và xếp hạng q trình tái cấu trúc tài chính của
Agribank từ năm 2018-2022 theo mơ hình DEA1 ............................................ 93
Bảng 2.17. Ước lượng kết quả tái cấu trúc tài chính của các NHTM gắn với mục
tiêu an toàn và hiệu quả kinh doanh (DEA1) .................................................... 95
Bảng 2.18. Nhóm NHTM có kết quả tái cấu trúc tài chính tốt nhất theo mơ hình
DEA2 ............................................................................................................... 96
Bảng 2.19. Kết quả phân nhóm và xếp hạng q trình tái cấu trúc tài chính của
Agribank từ năm 2018-2022 theo mơ hình DEA2 ............................................ 97
Bảng 2.20 . Ước lượng kết quả tái cấu trúc tài chính của các NHTM gắn với các
mục tiêu kiểm soát rủi ro, hiệu quả kinh doanh và thực hiện kế hoạch tăng vốn chủ
sở hữu .............................................................................................................. 100
Bảng 2.21. Kết quả xử lý, thu hồi nợ xấu của Agribank (2017-2021)................ 102
Bảng 2.22. Tỷ trọng huy động vốn theo đối tượng của Agribank ...................... 105
Bảng 2.23. Tỷ trọng huy động vốn theo đối tượng của Agribank ...................... 105
Bảng 2.24. Tỷ nợ xấu trong cho vay khách hàng của bốn ngân hàng ................ 107
Bảng 3.1. Điểm ước lượng kết quả tái cấu trúc tài chính của Agribank theo các
phương án tăng vốn điều lệ .............................................................................. 117

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế
nói chung có một nhân tố đã được nghiên cứu trong nhiều cơng trình nghiên cứu

của thế giới đó là cấu trúc tài chính. Cấu trúc tài chính là một trong những khía
cạnh quan trọng nhất của quyết định tài chính của một tổ chức kinh tế. Brounen &
Eichholtz, (2001) cho rằng quyết định về cấu trúc tài chính hợp lý của một tổ chức
kinh tế là một trong những khía cạnh khó hiểu nhất trong tài chính doanh nghiệp
hiện đại. Theo Watson và Head, (2007) cấu trúc tài chính của một tổ chức kinh tế
bao gồm hỗn hợp của nợ và vốn chủ sở hữu, các quyết định cấu trúc tài chính là
rất quan trọng đối với bất kỳ tổ chức kinh tế do thực tế rằng người quản lý có trách
nhiệm đảm bảo rằng lợi ích thu được cho các cổ đông là tối đa và vì quyết định
này có những hiệu quả to lớn đối với khả năng cạnh tranh của các tổ chức. Các
quyết định về các tỷ lệ tổng nợ trên vốn được coi là một chiến lược cho các nhà
quản lý, tức là định hướng trong tương lai và có tác dụng lâu dài. Quyết định cấu
trúc tài chính trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của các tổ chức, điều này làm cho
nó là một quyết định quan trọng và khơng hề bị xem nhẹ trong tài chính doanh
nghiệp. Mặc dù các ngân hàng khác các tổ chức kinh tế khác nhưng họ vẫn phải
đối mặt với những thách thức tương tự như các lựa chọn cấu trúc tài chính sẽ giảm
thiểu chi phí vốn và tăng hiệu quả hoạt động như trong các tổ chức kinh tế. Mục
tiêu chính của ngân hàng là để mang lại lợi nhuận, tuy nhiên, lợi nhuận của ngân
hàng là rất quan trọng không chỉ đối với các bên trực tiếp quan tâm (cổ đơng, quản
lý, nhân viên, khách hàng), mà cịn cho tồn bộ nền kinh tế. Vì thế, việc nghiên
cứu về cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tài chính của các ngân hàng là một vấn đề
được các nhà kinh tế trên thế giới hiện nay đặc biệt quan tâm.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về cấu trúc tài chính và tái cấu trúc
tài chính tại ngân hàng thương mại với các bằng chứng thực nghiệm đưa ra các
1


quan điểm trái ngược nhau: một số nghiên cứu đã tìm thấy một mối quan hệ tiêu
cực giữa địn bẩy và lợi nhuận như các nghiên cứu của (Rajan và Zingalas, 1995;
Titman và Wessels, 1988) cịn Taub (1975) thơng qua phân tích hồi quy tìm thấy
mối quan hệ tích cực giữa nợ và lợi nhuận, ngoài ra một nghiên cứu của (Abor,

2005) cũng phát hiện ra một mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa tổng nợ và lợi
nhuận. Kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy rằng các cuộc thảo luận về cấu
trúc tài chính, tái cấu trúc tài chính với hiệu quả hoạt động của các NHTM vẫn
còn đang tiếp tục. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về cấu trúc tài chính, tái cấu trúc
tài chính và mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại là
không nhiều. Do vậy, việc nghiên cứu cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tài chính
của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn mà các ngân hàng Việt Nam đang
trong tiến trình thực hiện đề án tái cơ cấu của Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước
để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả … trở nên cần thiết
và đặc biệt có ý nghĩa, chính vì các lý do đó, NCS quyết định chọn đề tài “Tái cấu
trúc tài chính ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam” để
nghiên cứu.
2. Tổng quan nghiên cứu liên quan đề luận án
2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Dziobek và Pazarbasioglu (1997) lập luận rằng các NHTM tái cơ cấu để cải
thiện hiệu quả tài chính hoặc tăng quy mơ dịch vụ tài chính cung cấp cho khách
hàng, tăng khả năng cạnh tranh của họ. Thông qua các nghiên cứu về 24 quốc gia
tham gia tái cấu trúc trong những năm 1980 và 1990, hiệu quả tài chính tổng thể
của các NHTM được xem xét bởi hai yếu tố: tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ lợi nhuận.
Các tỷ lệ được sử dụng để đánh giá khả năng thanh khoản bao gồm tỷ lệ nợ xấu
và tỷ lệ vốn trên tài sản. Các tỷ lệ lợi nhuận bao gồm tỷ lệ chi phí hoạt động trên
tài sản, tỷ lệ thu nhập trên tài sản và tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản. Phương pháp

2


nghiên cứu được sử dụng bao gồm tổng hợp, báo cáo, phân tích và so sánh để xác
định các tỷ lệ.
Rose (1994) nghiên cứu về tái cơ cấu tài chính và tái cơ cấu hoạt động gần
730 NHTM ở Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng 1980-1990. nghiên cứu xem xét

ảnh hưởng của tái cấu trúc đối với tổng thể hiệu quả tài chính của NHTM. Các chỉ
tiêu được sử dụng trong nghiên cứu là ROA, ROE và NIM. Hệ số đo lường tái cấu
trúc hoạt động là tỷ lệ thu nhập/chi phí và chi phí hoạt động/tỷ lệ tổng tài sản. Tái
cấu trúc tài chính được quyết định bởi nợ dài hạn trên tổng tài sản. Trong khi đó,
tài sản tái cấu trúc được đo lường bằng cách sử dụng nợ xấu chia cho tổng dư nợ
tín dụng và giá trị cho vay chia cho tổng tín dụng nổi bật. Các phương pháp nghiên
cứu được sử dụng là mô tả phương pháp phân tích và phương pháp OLS. Kết quả
cho thấy các ngân hàng tái cấu trúc có lợi nhuận cao hơn và ổn định được cải thiện
trong nửa thế kỷ qua.
Các nghiên cứu về tái cấu trúc tài chính của Hoskisson, Johnson (2005) cho
rằng: tái cấu trúc ngân hàng được cấu thành bởi ba bộ phận cơ bản là tái cấu trúc
tài sản (asset restructuring), tái cấu trúc tài chính (financial restructuring) và tái
cấu trúc hoạt động(operational restructuring). Trong đó, tái cấu trúc tài sản bao
gồm thay đổi cơ cấu tài sản thông qua việc sáp nhập, hợp nhất, bán bớt hoặc loại
bỏ các bộ phận hoặc các khoản mục đầu tư nhằm tăng hoặc giảm mức độ đa dạng
hóa. Tái cấu trúc tài chính là việc thay đổi cơ cấu nguồn vốn thông qua cơ cấu lại
các khoản nợ hay mua lại cổ phan. Tái cấu trúc hoạt động liên quan đến những
thay đổi về mặt sản xuất, nhân sự, tố chức ngân hàng mà không bao gồm những
thay đổi về tài sản. Các nghiên cứu đều khẳng định tái cấu trúc tài chính là một
trong ba nội dung quan trọng thuộc về tái cấu trúc NHTM. Bổ sung cho những
quan điểm trên, Patrick A.Gaughan (2002) cho rằng tái cấu trúc tài chính khơng
chỉ là một thành phần quan trọng gắn liền với các hoạt động tái cấu trúc ngân hàng.
Đây cịn là một quyết định tài chính quan trọng, Có thể thực hiện một cách độc
3


lập khi xuất hiện những yếu kém trong cấu trúc tài chính do ảnh hưởng bởi những
nguyên nhân bên trong và bên ngoài đơn vị.
Phát triển trên những quan điểm về tái cấu trúc tài chính ở trên, tái cấu trúc
tài chính trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế cịn được tập trung làm rõ trong nghiên

cứu của nhóm tác giả Michaecl Blatz, Karl-J.Kraus và Sascha Haghani (2006).
Trong nghiên cứu này, tái cấu trúc tài chính được coi là một trong ba trụ cột cơ
bản trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng được thực hiện đồng thời với tái cấu
trúc hoạt động và tái cấu trúc chiến lược. Nhóm tác giả đã chỉ ra rằng tái cấu trúc
tài chính là một trong những khâu then chốt, cùng với tái cấu trúc hoạt động và tái
cấu trúc chiến lược, có thể giúp các công ty, ngân hàng vượt qua khủng hoảng và
có khả năng tăng trưởng tốt hơn. Cụ thể, sau tái cấu trúc tài chính các cơng ty,
ngân hàng có khả năng đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận vượt hơn 130% so với
mức trung bình trên thị trường trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh.
Thoraneenitiyan và Avkiran (2009) đã đo lường ảnh hưởng của các yếu tố tái
cấu trúc và các yếu tố đặc thù của quốc gia đối với hiệu quả hoạt động của các
NHTM ở Nam Á sau cuộc khủng hoảng tài chính. Nó kết hợp mơ hình DEA và
mơ hình SFA cho giai đoạn 1997-2001; Năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề
của cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1997 đã tham gia vào quá trình tái cơ cấu
hệ thống ngân hàng (Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Philippines),
bao gồm 110 ngân hàng với 550 quan sát. Các tác giả đã đo lường việc tái cấu trúc
liên quan đến vốn chủ sở hữu ngân hàng, sáp nhập, sự tham gia của các ngân hàng
nước ngồi và sự tham gia của chính phủ. Nghiên cứu này cung cấp một phân tích
thực tế quan trọng về ảnh hưởng của các yếu tố biến đổi tái cơ cấu sau khủng
hoảng và các yếu tố đặc thù của quốc gia đối với hiệu suất của các NHTM ở các
nước đang phát triển ở châu Á. Nghiên cứu cho thấy rằng việc sáp nhập ngân hàng
ở mỗi quốc gia đã tạo ra các ngân hàng hoạt động tốt hơn, nhưng nhìn chung, việc
tái cấu trúc khơng làm cho hệ thống ngân hàng hoạt động tốt hơn.
4


Hsiao và cộng sự (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của tái cơ cấu tài chính đến
hiệu quả tài chính ở Đài Loan. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp bao dữ liệu
(DEA) cho 40 NHTM giai đoạn 2000-2005. Nghiên cứu cho thấy, mặc dù các
ngân hàng hoạt động không tốt trong giai đoạn trước tái cấu trúc (2002-2003)

nhưng đều cải thiện trong giai đoạn hậu tái cấu trúc (2004-2005). Kết quả không
thay đổi sau khi tác giả kiểm tra lại với tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ biên an tồn, quy mơ và
tốc độ tăng trưởng GDP. Kết quả cũng cho thấy hiệu quả hoạt động được cải thiện
nhờ gia tăng hoạt động quản trị ngân hàng, hoạt động quản trị rủi ro và các lợi ích
khác từ tái cấu trúc tài chính.
Bhattacharyya và Pal (2011) nghiên cứu về tái cấu trúc tài chính và hiệu quả
hoạt động của các NHTM Ấn Độ trong giai đoạn 1989 – 2009, phương pháp
nghiên cứu được sử dụng là DEA và SFA. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả
của các ngân hàng Ấn Độ giảm sau tái cấu trúc. Các NHTM nhà nước có hiệu quả
cao hơn so với các NHTM tư nhân. Các cuộc cải cách 1991–92 chủ yếu bao gồm
các chính sách bãi bỏ quy định và cải thiện hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng.
Các cuộc cải cách sau năm 1997 chú trọng hơn vào sự ổn định của ngân hàng và
dẫn đến mất hiệu quả. Sự chậm trễ về thời gian liên quan đến việc thực hiện các
chính sách của chính phủ và sự điều chỉnh chậm chạp của các ngân hàng đối với
sự thay đổi của mơi trường tài chính là những lý do có thể dẫn đến sự cải thiện về
hiệu quả sau này. Nói cách khác, có sự đánh đổi giữa an toàn hoạt động của
NHTM với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong q trình tái cấu trúc tài
chính.
Akhtar và cộng sự (2011) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài
chính của các NHTM tại Pakistan giai đoạn 2006-2009. Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ
trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ biên an tồn có tác động tích cực đến hiệu quả tài
chính được đo lường qua ROA, ROE của các NHTM. Nghiên cứu này cũng chỉ ra
rằng quy mơ ngân hàng ít ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Kithinji (2017) cho
5


rằng các ngân hàng có đặc điểm khác nhau có tác động tích cực đến mối quan hệ
giữa tái cơ cấu (tái cơ cấu tài chính, tái cấu trúc hoạt động, tái cấu trúc tài sản và
nguồn vốn tái cấu trúc) và hiệu quả tài chính tổng thể của 39 các NHTM ở Kenya
giai đoạn 2002-2014.

Osoro (2014) đã nghiên cứu ảnh hưởng của tái cơ cấu tài chính đến hiệu quả
tài chính tổng thể của các NHTM ở Kenya. Nghiên cứu này nghiên cứu 11 NHTM
được giao dịch trên Sàn giao dịch Chứng khoán Nairobi (NSE) và hoạt động của
các ngân hàng này trong giai đoạn 2008-2013. Tỷ lệ nợ, tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ
lệ vốn được sử dụng làm phương tiện cho các giải pháp tái cơ cấu tài chính. Hiệu
suất tài chính được đo lường bằng ROE. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi
quy tuyến tính nhiều biến để phân tích dữ liệu. Nghiên cứu cho thấy tái cơ cấu tài
chính có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của các NHTM ở Kenya.
Theo Dziobek và Pazarbasioglu (1997), hoạt động ngân hàng tái cơ cấu là
giải pháp nâng cao hiệu quả chung cho các NHTM, bao gồm khả năng thanh toán
và lợi nhuận năng lực, cải thiện khả năng hiệu quả, và đạt được lịng tin của cơng
chúng. Ngồi ra, có bốn loại tái cấu trúc ngân hàng: tái cấu trúc tài chính, tái cấu
trúc hoạt động, tài sản tái cơ cấu, tái cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên, Osoro (2014)
cho biết, việc tái cơ cấu tập trung vào tái cơ cấu tài chính và thường liên quan đến
các khoản phải trả và cấu trúc vốn.
P. Bach (2006) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và khả năng
sinh lợi của ngân hàng Croatia các dữ liệu về hoạt động kinh doanh của 30 ngân
hàng có số liệu đầy đủ từ năm 1999 - 2003 đã được tập hợp. Mục tiêu của nghiên
cứu này là để thiết lập các yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng Croatia, với sự
nhấn mạnh đặc biệt vào các yếu tố môi trường (tổng sản phẩm trong nước, lạm
phát, tỷ giá hối đoái) và các yếu tố đó được cụ thể cho từng ngân hàng (kích thước,
chi phí và doanh thu). Nghiên cứu kết luận rằng trong thời gian ngắn và điều kiện

6


kinh tế vĩ mơ ổn định, các ngân hàng có quy mơ vốn lớn hay địn bẩy thấp hơn
hoạt động có hiệu quả hơn.
Berger và cộng sự (2008) đã tiến hành phân tích cấu trúc vốn và lợi nhuận
của 666 NHTM niêm yết tại Mỹ trong giai đoạn 1992-2006. Nghiên cứu đã quan

sát thấy rằng mặc dù khối lượng bất thường của lợi nhuận tích lũy trong thời gian
này, các ngân hàng đang tìm kiếm để tăng hơn và nhiều hơn nữa tỷ lệ phần trăm
của vốn tự có bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Điều này có nghĩa là lợi nhuận
của các ngân hàng cao hơn sẽ được đáp ứng được khả năng của mình để tăng vốn
tự có do tích lũy. Do đó có một mối quan hệ ngược chiều giữa mức lợi nhuận ngân
hàng và các khoản nợ của họ.
Gropp và Heider (2009) phân tích trên 200 ngân hàng ở Mỹ và EU giai đoạn
1991-2004 và lập luận rằng cấu trúc vốn của các ngân hàng khác với các cơng ty
tài chính khác, vì tiền gửi thường khơng sẵn có cho các cơng ty, đối với các DN,
khoản tiền gửi có thể được xem như là khoản nợ ngắn hạn. Các nhà nghiên cứu
quan sát thấy hầu hết các ngân hàng đều đang tài trợ tài sản bằng tiền gửi. Nhóm
tác giả nhận thấy rằng tỷ suất lợi nhuận và tỷ số địn bẩy có tương quan âm.
Osborne, Fuertes và Milne (2011) khi mở rộng kết quả nghiên cứu của Berger
(1995) và năm (2008) đã nghiên cứu về các ngân hàng Mỹ, mẫu nghiên cứu bao
gồm 15.000 ngân hàng vào đầu giai đoạn mẫu vào năm 1977, giảm xuống dưới
11.000 vào năm 1995 và khoảng 7000 vào năm 2010. Trong nghiên cứu này, các
tác giả đã xem xét lại hiệu quả của vốn đối với khả năng sinh lợi của các ngân
hàng Mỹ trong giai đoạn 1977-2010 để đánh giá xem mối quan hệ có khác nhau
giữa các ngân hàng hay không, và liệu mối quan hệ có thay đổi theo thời gian hay
khơng. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều mạnh mẽ giữa tỷ lệ tài sản
và lợi nhuận không phụ thuộc vào quy mô của các ngân hàng.
Nghiên cứu của Kundid (2012) về tầm quan trọng của việc lựa chọn cấu trúc
vốn đối với lợi nhuận ngân hàng. Nghiên cứu được tiến hành trên dữ liệu của 28
7


NHTM tại Cộng hòa Croatia trong giai đoạn 2003-2008, đây được coi là một
khoảng thời gian ổn định của ngành ngân hàng nước này do quá trình phục hồi,
hợp nhất, tư nhân hóa và hiện đại hóa. nghiên cứu này cho thấy các ngân hàng có
vốn chủ sở hữu cao và tiền gửi được bảo hiểm sẽ có ROA cao hơn.

Nghiên cứu của Awunyo và Badu (2012) đánh giá cấu trúc vốn và hiệu suất
của các ngân hàng niêm yết ở Ghana trong giai đoạn 2000-2010, phát hiện ra rằng
các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Ghana được đánh giá cao về
việc sử dụng đòn bẩy. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy mối quan hệ không
đáng kể giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh được đo bằng ROA.
Nghiên cứu của Velnampy và J. Aloy Srilanca (2012) về mối quan hệ giữa
cấu trúc vốn và lợi nhuận: Mục đích của nghiên cứu này là để điều tra mối quan
hệ giữa cấu trúc vốn và khả năng sinh lời của 10 ngân hàng Srilanca niêm yết trong
8 năm từ năm 2002 - 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một mối liên hệ trái
chiều giữa cấu trúc vốn và khả năng sinh lời, phản ánh một thực tế là các ngân
hàng ở Sri Lanka phụ thuộc nhiều vào nợ (dài hạn cho vay) chứ không phải là vốn
chủ sở hữu.
Nghiên cứu của Pastory, Marobhe và Kaaya (2013) về mối quan hệ giữa cấu
trúc vốn và hiệu suất của NHTM: nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 20 ngân hàng ở
Tanzania trong khoảng thời gian 2005-2011. Hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng được đo lường bởi ROA và ROE. Các kết quả mô tả mối quan hệ ngược
chiều giữa cấu trúc vốn và hiệu suất ngân hàng.
2.2. Các nghiên cứu trong nước
Trần Hoàng Ngân, Trần Phương Thảo và Nguyễn Hữu Huân (2015) đánh giá
ảnh hưởng của tái cơ cấu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam. Ba
phương thức tái cấu trúc được đề cập trong nghiên cứu là: sáp nhập, can thiệp của
chính phủ và tư nhân hóa. Nghiên cứu chỉ ra rằng do các NHTM đang trong quá
trình tái cơ cấu nên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này thay đổi mà không
8


phác họa được xu hướng hay dự đoán. Các ngân hàng thực hiện sáp nhập đã giảm
hiệu quả hoạt động vì họ phải gánh chịu hoạt động kém hiệu quả của các ngân
hàng nhỏ hơn và yếu hơn. Các ngân hàng chính phủ hoạt động kém khi chính phủ
can thiệp. Các ngân hàng chính phủ đã được tư nhân hóa hoạt động tốt hơn sau

khi được tư nhân hóa.
Vũ Thị Hồng (2015) chọn mẫu 37 NHTM ở Việt Nam từ 2006 – 2011 để
đánh giá, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của các ngân
hàng này. Qua phân tić h thố ng kê, tương quan và hồ i quy dữ liê ̣u bảng không cân
xứng với hiê ̣u ứng Fixed Effect, tác giả đã tìm thấ y sự tác đô ̣ng của mô ̣t số yế u tố
đế n khả năng thanh khoản của các NHTM thuộc mẫu nghiên cứu. Cu ̣ thể là, “Tỷ
lê ̣ vố n chủ sở hữu”, “Tỷ lê ̣ nơ ̣ xấ u” và “Tỷ lê ̣ lơ ̣i nhuâ ̣n” có mố i tương quan thuâ ̣n;
ngươ ̣c la ̣i, “Tỷ lê ̣ cho vay trên huy đô ̣ng” có mố i tương quan nghich
̣ với khả năng
thanh khoản của các NHTM được chọn. Tuy nhiên, nghiên cứu này không tì m
thấ y ảnh hưởng của “Tỷ lê ̣ dự phòng rủi ro tín du ̣ng”, “Quy mô ngân hàng” đố i
với khả năng thanh khoản của các NHTM ở Việt Nam.
Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Mạnh Hùng (2016) tập trung nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng tới đòn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam. Theo quan điểm của
nhóm tác giả, địn bẩy tài chính liên quan đến việc lựa chọn một tỷ lệ vay nợ và tỷ
lệ vốn chủ sở hữu, đây là hai nguồn tài trợ chính trong nguồn vốn của bất kì một
doanh nghiệp nào. Chính vì thế, người ta cịn xem việc nghiên cứu địn bẩy tài
chính như việc nghiên cứu cấu trúc vốn (capital structure). Đánh giá một cách cẩn
trọng các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn trong doanh nghiệp để xây dựng một
cơ cấu vốn tối ưu sẽ giúp gia tăng giá trị cơng ty. NHTM với q trình hoạt động
kinh doanh tương tự như một doanh nghiệp, cũng khơng ngoại lệ. Do đó, bài biết
tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến địn bẩy tài chính của các NHTM cùng một
số nghiên cứu quốc tế về vấn đề này. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đánh giá các

9


yếu tố ảnh hưởng đến địn bẩy tài chính của 22 NHTM được lựa chọn trong giai
đoạn 2009- 2014, qua đó đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến vấn đề này.
Phùng Thị Lan Hương (2017) nghiên cứu về cấu trúc tài chính của NHTM

với trường hợp của NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Theo nghiên cứu
của tác giả việc thiết lập cấu trúc tài chính hợp lý và tối ưu của ngân hàng là yếu
tố nền tảng cho hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự an toàn và phát triển bền vững,
cùng với áp dụng tiêu chuẩn Basel II- tiêu chuẩn tồn cầu có vai trị duy trì đủ
nguồn vốn bù đắp cho các khoản lỗ có thể phát sinh từ những rủi ro mà ngân hàng
đang nắm giữ. Dựa trên phân tích về cấu trúc tài chính của NHTM Cổ phần Ngoại
thương Việt Nam giai đoạn 2012-2016, cấu trúc tài chính của ngân hàng có tồn tại
mức độ rủi ro cao ở những năm đầu thời kì nghiên cứu nhưng những năm gần cuối
đã được cải thiện và dần đi vào ổn định, thể hiện các chính sách quản lý của ngân
hàng đã phát huy hiệu quả tốt. Để đáp ứng tiêu chuẩn Basel II, ngân hàng phải
thường xuyên phân tích, đánh giá dự báo để có các biện pháp xây dựng chấn chỉnh
cấu trúc tài chính hợp lý trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển có khả năng
chịu đựng được rủi ro.
Trần Thị Lan (2018) nghiên cứu về việc thay đổi cơ cấu sử dụng vốn tại
NHTM cổ phần Công thương Việt Nam. Luận án hệ thống hóa và hồn thiện cơ
sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của NHTM, từ đó nghiên cứu thực
trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại NHTM cổ phần Công thương Việt Nam
trong thời gian 2008-2016 trên các tiêu chí quy mơ và chất lượng. Quá trình
chuyển dịch cơ cấu vốn của NHTM cổ phần Công thương Việt Nam tập trung vào
sự thay đổi tỷ trọng từng loại tài sản cấu thành trong danh mục sử dụng vốn, được
phân chia theo tiêu thức nhất định tại một thời điểm hoặc một giai đoạn so với một
thời điểm hoặc một giai đoạn trong q khứ. Luận án đã tìm hiểu, phân tích một
cách có hệ thống về thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn theo hoạt động và
trong nội bộ từng hoạt động tại Vietinbank giai đoạn 2008-2016. Trên cơ sở đó
10



×