Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Trả lời câu hỏi tạo lập văn bản PTIT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 20 trang )

HỌC
VIỆN
CƠNG
NGHỆ
BƯU

BÀI TIỂU LUẬN
Mơn học: KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

Hồ Chí
Minh-


Lời nói đầu
Để hồn thành được bài tiểu luận này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn
đến giảng viên bộ môn là thầy Trần Thanh Trà. Cảm ơn thầy đã ln tận tình
hướng dẫn, giảng dạy trong suốt thời gian mà em học tập tại trường. Trong thời
gian tham gia lớp học “Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt” của thầy, em đã có
thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích cũng như tinh thần học tập hiệu quả,
nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em
có thể vững bước sau này.
Tiểu luận này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình học tập
của em. Trải qua quá trình học mơn “Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt”, em
đã có cơ hội khám phá và rèn kỹ năng viết văn bản tiếng Việt một cách tổng thể
và chuyên sâu hơn. Môn học này không chỉ giúp em nắm vững các nguyên tắc
và quy tắc viết văn bản, mà cịn khuyến khích em sáng tạo và tự tin trong việc sử
dụng ngôn từ và cấu trúc văn bản. Tiểu luận này sẽ tập trung vào việc thảo luận
và phân tích các yếu tố quan trọng trong việc tạo lập văn bản tiếng Việt và báo
cáo tình hình học tập của em trong HK2 (2022 - 2023). Nội dung được soạn theo
giáo trình bài giảng của nhiều tác giả, có tham khảo sách và nhiều trang web
liên quan,… sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót ngồi ý muốn, rất mong sự đóng


góp chân thành từ thầy để tạo điều kiện cho em hoàn thành bài tiểu luận một
cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


Mục lục
Lời nói đầu........................................................................................................................ 1
Câu hỏi.............................................................................................................................. 4
Nội dung bài làm..............................................................................................................5
Câu 1: Anh (Chị) hiểu thế nào về các văn bản hành chính thơng thường...................5
1.1

Khái niệm.............................................................................................................5

1.2

Đặc trưng cơ bản của văn bản hành chính thơng thường......................................5

1.3

Các loại văn bản hành chính.................................................................................6

Câu 2: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về đặc trưng ngơn ngữ trong văn
bản hành chính cơng vụ. Cho ví dụ minh họa................................................................8
2.1 Khái niệm về ngơn ngữ trong văn bản hành chính cơng vụ......................................8
2.2 Các đặc trưng ngôn ngữ............................................................................................8
Câu 3: Anh (Chị) hãy soạn thảo một báo cáo về tình hình học tập của bản thân đối
với môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt trong thời gian học kỳ 2 (năm học 20222023)................................................................................................................................ 16

Kết luận........................................................................................................................... 20

3


Câu hỏi
Câu 1 (3 điểm): Anh (Chị) hiểu thế nào về các văn bản hành chính thơng thường.
Câu 2 (3 điểm): Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về đặc trưng ngơn ngữ
trong văn bản hành chính cơng vụ. Cho ví dụ minh họa.
Câu 3 (4 điểm): Anh (Chị) hãy soạn thảo một báo cáo về tình hình học tập của bản
thân đối với môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt trong thời gian học kỳ 2 (năm
học 2022-2023).

4


Nội dung bài làm
Câu 1: Anh (Chị) hiểu thế nào về các văn bản hành chính thơng thường.
1.1
Khái niệm
Văn bản hành chính thơng thường là những văn bản mang tính thông tin điều
hành nhằm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc dùng để giải quyết
các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc
trong cơ quan, tổ chức.
Văn bản này thường dùng để truyền đạt thông tin trong hoạt động quản lý nhà
nước như công bố hoặc thông báo về một chủ trương, quyết định hay nội dung và
kết quả hoạt động của một cơ quan, tổ chức; ghi chép lại các ý kiến và kết luận
trong các hội nghị; thơng tin giao dịch chính thức giữa các cơ quan, tổ chức với
nhau hoặc giữa tổ chức và công dân. Văn bản hành chính đưa ra các quyết định
quản lý, do đó, khơng dùng để thay thế cho văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn

bản cá biệt.
Văn bản hành chính thơng thường là loại văn bản hình thành trong hoạt động
quản lý nhà nước, được sử dụng giải quyết những cơng việc có tính chất như
hướng dẫn, trao đổi, đôn đốc, nhắc nhở, thông báo...
1.2
Đặc trưng cơ bản của văn bản hành chính thơng thường.
Thứ nhất, về nội dung của các loại văn bản hành chính thơng dụng này thường
mang tính truyền đạt cao về thơng tin quản lý, cũng như việc ghi nhận đối với các
sự kiện thực tế khách quan nhằm mục đích phục vụ cũng như đưa ra các khía cạnh
khách quan khác nhau nhằm đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý nhà nước.
Ngồi ra thì nội dung của văn bản hành chính thơng dụng cịn được ban hành ra để
đảm bảo được việc cụ thể hóa đối với văn bản quy phạm pháp luật cũng như các
văn bản áp dụng pháp luật đang được triển khai trong nội bộ của các cơ quan, đơn
vị, tổ chức nhà nước Việt Nam.Công văn (hay văn bản khơng có tên loại) dùng để
giao dịch về cơng việc giữa các cơ quan đồn thể. Ở đầu của văn bản này không
thể hiện tên loại văn bản. Ví dụ: Cơng văn góp ý, cơng văn đề nghị, công văn yêu
cầu…
Thứ hai, đối tượng tác động của văn bản hành chính thơng dụng ln cụ thể, đó
có thể là các cơ quan, đơn vị cấp dưới trực thuộc (công văn chỉ đạo, hướng dẫn
nghiệp vụ…) hoặc cấp trên của chủ thể ban hành văn bản hành chính thông dụng
(công văn do cấp dưới ban hành, báo cáo, tờ trình…) hay cũng có thể là cơ quan, tổ
5


chức khác khi cần trao đổi thông tin và phối hợp thực hiện một cơng việc nào
đó.Văn bản có tên gọi là văn bản thể hiện rõ tên gọi như thơng báo, báo cáo, biên
bản, tờ trình, đề án, chương trình, kế hoạch, hợp đồng, các loại giấy (giấy đi đường,
giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy ủy nhiệm,…) các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu
báo, phiếu trình…).
Thứ ba, tùy thuộc vào nội dung văn bản, văn bản hành chính có thể được áp

dụng một lần hay nhiều lần. Khác với văn bản quy phạm pháp luật được ban hành
để áp dụng nhiều lần hay văn bản áp dụng pháp luật được ban hành để áp dụng một
lần đối với trường hợp cụ thể thì văn bản hành chính thơng dụng có thể được áp
dụng một lần hay nhiều lần tùy thuộc vào nội dung văn bản. Đây cũng chính là đặc
trưng riêng của văn bản hành chính thơng dụng.
1.3
Các loại văn bản hành chính
- Thơng báo: Là văn bản truyền đạt kịp thời một quyết định hoặc kết quả sự việc
đã được tiến hành.
Ví dụ: Thơng báo của Học Viện về lễ khai giảng năm học 2022-2023
- Báo cáo: Là văn bản phản ánh toàn bộ hoạt động và những kiến nghị của mình
hoặc tường trình về một vấn đề, một cơng việc cụ thể nào đó hoặc xin ý kiến chỉ
đạo.
Ví dụ: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong năm 2022
- Chương trình: Là văn bản để xác định trọng tâm, nội dung, giải pháp trong một
khoảng thời gian nhất định và công tác tổ chức thực hiện của một đơn vị về một
chủ trương cơng tác.
Ví dụ: Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017
- Hướng dẫn: Là văn bản giải quyết chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản
hoặc chủ trương của đơn vị hoặc của cơ quan lãnh đạo trên.
Ví dụ: Hướng dẫn của Học viện về việc thu nộp học phí, lệ phí ký túc xá.
- Kế hoạch: Là văn bản dùng để xác định mục đích yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ
cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân
sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó.
Ví dụ: Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của Học viện Cơng nghệ Bưu
chính Viễn thơng năm học 2022-2023
- Tờ trình: Là văn bản dùng để thuyết trình tổng quát về một đề án, một vấn đề,
một dự thảo văn bản để cấp trên xem xét, quyết định.
Ví dụ: Tờ trình của Đồn thanh niên về việc thành lập Hội, Câu lạc bộ sinh viên.
- Lời kêu gọi: Là văn bản dùng để yêu cầu hoặc động viên cán bộ, sinh viên thực

hiện một nhiệm vụ hoặc hưởng ứng một chủ trương có ý nghĩa chính trị.
6


Ví dụ: Lời kêu gọi tồn dân chống đại dịch Covid-19.
- Đề án: Là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp, giải
quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ví dụ: Đề án thành lập Trung tâm quản lý ký túc xá sinh viên trên cơ sở các Ban
quản lý ký túc xá sinh viên.
- Công văn: Là văn bản dùng để giao dịch, nhắc nhở, trả lời, đề nghị, mời họp...
Ví dụ: Cơng văn của phòng CTSV gửi các lớp sinh viên về việc triển khai công tác
đánh giá kết quả học tập, rèn luyện học kỳ 2 năm học 2022-2023.
- Biên bản: Là văn bản ghi các ý kiến trong cuộc họp hoặc lập biên bản về một sự
kiện đặc biệt xảy ra.
Ví dụ: Biên bản họp Hội đồng tuyển sinh; Biên bản họp Hội đồng kỷ luật.

7


Câu 2: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về đặc trưng ngơn ngữ
trong văn bản hành chính cơng vụ. Cho ví dụ minh họa.
2.1 Khái niệm về ngơn ngữ trong văn bản hành chính cơng vụ.
Ngơn ngữ hành chính là ngơn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp
trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế,...(gọi
chung là cơ quan) hoặc giữa cơ quan với cá nhân hay giữa các cá nhân với nhau trên
cơ sở pháp lý.
2.2 Các đặc trưng ngơn ngữ
 Tính chính xác, rõ ràng
Đây là một đặc điểm quan trọng trong văn bản hành chính cơng vụ. Ngơn ngữ
sử dụng trong văn bản này phải cung cấp thơng tin một cách chính xác, minh bạch

trong kết cấu văn bản để đảm bảo tính xác định, tính đơn nghĩa của nội dung,
khơng gây hiểu lầm và dễ hiểu cho người đọc.
 Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt chuẩn mực (đúng ngữ pháp, đúng chính tả, cách
dùng từ, cách đặt câu…);
 Thể hiện đúng nội dung mà văn bản muốn truyền đạt;
 Tạo cho tất cả mọi đối tượng tiếp nhận có cách hiểu như nhau theo một nghĩa
duy nhất;
 Đảm bảo tính logic, chặt chẽ;
 Phù hợp với từng loại văn bản và hồn cảnh giao tiếp.
Ví dụ: Thơng báo về lịch trình họp lớp của lớp D20CQMR01-N. Thông báo phải được
viết một cách chính xác và đảm báo các thơng tin sau:
-

Thời gian họp: Bắt đầu lúc mấy giờ và kéo dài trong bao lâu.
Địa điểm họp: Địa chỉ chính xác của phòng họp hoặc địa điểm được chỉ định.
Nội dung họp: Phải mô tả chi tiết các vấn đề sẽ được thảo luận, quyết định hoặc
thông báo tại cuộc họp.
Người tham dự: Danh sách các thành viên và khách mời được mời đến họp.

8


9


 Bên cạnh đó, thơng báo họp cần phải sử dụng ngơn ngữ chính xác, khơng
nhầm lẫn và đảm bảo tính rõ ràng trong cách sử dụng ngơn từ. Nếu khơng
đảm bảo các yếu tố trên, thơng báo có thể dẫn đến hiểu lầm hoặc những sự
khó hiểu, gây lộn xộn cho cơng việc của cơ quan chính phủ, ảnh hưởng đến
hiệu quả cơng việc của họ.

 Tính khn mẫu – lịch sự
Là tính quy định chung về cách trình bày văn bản áp dụng cho tất cả văn bản
hành chính thơng thường. Sự tn thủ theo những khn mẫu nhất định lại có tác
động đến tính chuẩn mực của văn bản ở cả hình thức và nội dung. Một văn bản
hành chính cơng vụ bắt buộc được soạn thảo và được chứng thực theo đúng hình
thức qui phạm, theo đúng mẫu nhất định. Các từ ngữ được dùng trong văn bản phải
lịch sự, lễ độ. Sự lịch sự, lễ độ cũng tạo ra sự trang trọng, nghiêm túc…
Tính khn mẫu còn thể hiện trong việc sử dụng từ ngữ hành chính - cơng vụ,
các qn ngữ kiểu: “Căn cứ vào…”, “Theo đề nghị của…”, “Các … chịu trách
nhiệm thi hành … này”…, hoặc thông qua việc lặp lại những từ ngữ, cấu trúc ngữ
pháp, dàn bài có sẵn,… Tính khuôn mẫu của văn bản giúp người soạn thảo đỡ tốn
công sức, đồng thời giúp người đọc dễ lĩnh hội, mặt khác, cho phép ấn bản số
lượng lớn, trợ giúp cho công tác quản lý và lưu trữ theo kỹ thuật hiện đại.
Ví dụ:
Kính gửi ơng/bà X,
Sau khi nhận được yêu cầu của ông/bà về đăng ký xe ô tô, chúng tôi đã tiến
hành xác minh thông tin và kiểm tra các giấy tờ liên quan.
Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện ra một số khuyết điểm trong đơn đăng ký đó,
gồm việc khơng cung cấp đầy đủ thơng tin cá nhân và giấy tờ cần thiết.
Chúng tôi đề nghị ông/bà cung cấp thêm thông tin và giấy tờ liên quan trong
vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo này để tiếp tục xử lý đơn
đăng ký của ơng/bà.
Trân trọng,
Phịng đăng ký xe ơ tơ.

10


11



 Trong ví dụ này, ngơn ngữ được sử dụng là lịch sự và chung chung,
tuân theo khuôn mẫu của văn bản hành chính cơng vụ. Các từ ngữ
được sử dụng là dễ hiểu và trung thực, để tránh những hiểu lầm hoặc
tranh cãi.
 Tính nghiêm túc khách quan
Từ ngữ trong văn bản hành chính cơng vụ bao giờ cũng phải mang tính khách
quan, khơng chứa đựng những cảm xúc hoặc đánh giá chủ quan cá nhân. Tính
khách quan, nghiêm túc được coi như dấu hiệu đặc biệt của văn bản. Tuy nhiên,
tùy loại văn bản mà đôi khi dấu ấn cá nhân cũng xuất hiện nhưng trong một chừng
mực nhất định (chẳng hạn như trong đơn xin cá nhân, báo cáo giải trình của cá
nhân).
Trong văn bản quản lý hành chính, tính khách quan gắn liền với chuẩn mực
pháp luật để nhấn mạnh tính chất xác nhận, khẳng định, tính chất chỉ thị, mệnh
lệnh cần tuân thủ, thực hiện.
Ví dụ:
"Phải xác định rõ nguyên nhân bị lỗi hệ thống, đánh giá khối lượng cơng việc,
báo cáo kết quả chính xác và minh bạch. Sau đó, tiến hành đưa ra các giải pháp
khắc phục nhằm nhanh chóng khơi phục hoạt động bình thường của hệ thống.
Đồng thời, chúng ta cũng cần đối chiếu với các quy định, pháp luật liên quan để
đảm bảo tính pháp lý và nghiêm túc trong quá trình khắc phục sự cố hệ thống này."

12


13


 Văn bản này thể hiện tính nghiêm túc và khách quan bằng cách sử
dụng ngơn ngữ chính xác và cẩn trọng để diễn tả các yêu cầu cụ thể về

việc khắc phục sự cố hệ thống. Bên cạnh đó, văn bản cũng nói rõ về việc
tuân thủ các quy định, pháp luật liên quan đến việc khắc phục sự cố,
tạo ra một cách tiếp cận khách quan và minh bạch, từ đó đảm bảo tính
pháp lý và uy tín của văn bản.
 Tính phổ thơng đại chúng
Văn bản phải được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu, tức là bằng những ngôn ngữ
phổ thông, các yếu tố ngôn ngữ nước ngồi đã được Việt hóa tối ưu.
“Ngơn ngữ sử dụng trong văn bản phải chính xác, phổ thơng, cách diễn đạt phải
đơn giản, dễ hiểu. Đối với thuật ngữ chuyên mơn cần xác định rõ nội dung thì phải
được định nghĩa trong văn bản”
Việc lựa chọn ngôn ngữ trong quá trình soạn thảo văn bản hành chính là một
việc quan trọng. Cần lựa chọn ngôn ngữ thận trọng, tránh dùng các ngôn ngữ cầu
kỳ, tránh sử dụng ngôn ngữ và diễn đạt suồng sã.
Ví dụ:
"Chúng tơi xin thơng báo về nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2019 từ thứ 7 ngày
13/4/2019 đến thứ 2 ngày 15/4/2019…"
 Đây là các từ ngữ phổ biến và dễ hiểu hơn đối với công chúng, giúp tạo ra
văn bản dễ đọc và tiện lợi hơn cho mọi người.

14


15


Câu 3: Anh (Chị) hãy soạn thảo một báo cáo về tình hình học tập của bản
thân đối với mơn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt trong thời gian học kỳ 2
(năm học 2022-2023).
HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ
BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA QTKD II

TP Thủ Đức, ngày 06 tháng 06 năm 2023

BÁO CÁO
Tình hình học tập mơn học kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng
Việt trong học kỳ 2 (năm học 2022-2023).

Kính gửi: Giáo viên hướng dẫn – Th.S Trần Thanh Trà.
Họ và tên sinh viên: Phan Ngọc Khánh Nhi

Ngày sinh: 20/04/2002

MSSV: N20DCMR051

Lớp: D20CQMR01-N

Chuyên ngành đào tạo: Marketing

Khoa: Quản trị kinh doanh 2

Em xin gửi đến thầy báo cáo tình hình học tập của bản thân đối với môn học “Kỹ
năng tạo lập văn bản tiếng Việt”.
I. Tổng quan về môn học

-

Môn học: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
Thời gian: Học kỳ 2 năm học 2022 – 2023.
Mã môn học: SKD1103.
Giảng viên: (Thầy) Trần Thanh Trà.
Môn “Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt” là một phần quan trọng của chương
trình học. Mơn học này tập trung vào việc nâng cao khả năng viết văn bản tiếng
Việt chính xác, rõ ràng và sử dụng ngôn ngữ phù hợp trong các tình huống giao
tiếp và cơng việc.

II. Q trình học tập
-

Tích cực nghe giảng bài, tích cực tham gia các bài thảo luận nhóm.
16


-

Hoàn thành đầy đủ các bài tập, bài kiểm tra của cá nhân và của nhóm.
Tự tìm hiểu và nghiên cứu thêm kiến thức thông qua các tài liệu tham khảo.
Nắm được kiến thức của môn học “Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt”.

III. Đánh giá kết quả học tập
Trong q trình học tập mơn “Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt”, em đã có các hoạt
động sau đây:
Tham gia trao đổi giữa các thành viên về hoạt động bài tập nhóm, nhằm thu
thập những ý kiến, phân tích và xử lý vấn đề được nêu. Qua đó giúp em chủ động
và tích cực sáng tạo hơn trong học tập và học hỏi, tiếp thu các ý kiến khác.

Tham gia các buổi thảo luận và bài giảng trên lớp để nắm bắt kiến thức và
kỹ năng cần thiết, giúp khám phá nhiều kiến thức mới phong phú và ghi nhớ thơng
tin tốt hơn
Hồn thành tốt các bài tập, kiểm tra về văn bản ngắn, báo cáo, thư tín, văn
bản hành chính cơng vụ và các dạng văn bản khác.
Dựa trên các hoạt động trên, em nhận thấy những thuận lợi và những điểm cần cải thiện
như sau:
-

Thuận lợi:

Giảng viên tận tình giảng dạy giúp sinh viên tiếp thu kiến thức môn học tốt hơn:
thầy luôn truyền đạt những kiến thức thực tế để giúp sinh viên dễ tiếp cận theo cách nhìn
và suy nghĩ của mình, học tập một cách sáng tạo, phát huy tiềm năng không rập khn và
tránh sự nhàm chán trong q trình dạy học. Thầy đã tổ chức và hướng dẫn các hoạt động
độc lập theo các nhóm nhỏ để giúp sinh viên tiếp thu được kiến thức học tập sâu hơn.
Nhà trường đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất: hệ thống phòng học đa năng trang bị
đầy đủ máy móc; phục vụ thiết thực cho hoạt động dạy và học: Máy chiếu, bảng, quạt,
mic,...
Giảng viên luôn đồng hành và hiểu rõ người học thích hợp với phương pháp
truyền tải nào: Việc học tập, tương tác trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên giúp em
hoàn thiện được các kỹ năng cần thiết cho việc tạo lập và đánh giá văn bản.
-

Hạn chế

Một trong các việc quan trọng cần
làm để rèn luyện kỹ năng là tự học để có
một nền tảng kiến thức cơ bản rộng lớn. Em cần phải đọc sách hoặc tham dự các lớp
giảng dạy khác để có hiểu biết hơn và giải quyết các vấn đề một cách thấu đáo

17


Em cần cải thiện kỹ năng phân tích và xử lí các thơng tin một cách nhanh chóng
và chính xác, trình bày bố cục rành mạch, đúng theo yêu cầu của một văn bản. C ần nâng
cao khả năng phân loại và sắp xếp các ý kiến, thông tin một cách rõ ràng và logic trong
văn bản.
Em cần tiếp tục mở rộng vốn từ vựng và thuật ngữ chuyên ngành để có thể viết
văn bản chuyên nghiệp hơn, có nhiều từ ngữ để sử dụng, thì có thêm nhiều cơng cụ để
mài dũa quan điểm của mình, tăng sức thuyết phục và đồng thời phân tích và xem xét
quan điểm của người khác.
IV. Nhận xét về môn học
Môn học kỹ năng tạo lập văn bản là cần thiết cho một sinh viên vì nó giúp phát
triển kỹ năng viết văn bản Tiếng Việt một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Củng cố kỹ
năng cơ bản để hỗ trợ cho công việc trong tương lai. Phương pháp dạy học của giảng viên
rất hiệu quả. Từ khi học môn này, em đã cải thiện kỹ năng viết của mình, từ đoạn văn
đơn giản đến các loại văn bản phức tạp như thư từ, báo cáo, nghiên cứu,... Ngồi ra, mơn
học cịn giúp em rèn luyện khả năng sắp xếp ý tưởng, trình bày thông tin một cách logic
và khoa học, đồng thời nâng cao khả năng tư duy và phân tích vấn đề.
Tuy nhiên, vẫn cịn những hạn chế như khó khăn trong việc áp dụng một số
nguyên tắc viết và cấu trúc văn bản phức tạp.
- Tóm tắt nội dung kiến thức đã học:
1. Tổng quan về văn bản và tiếng Việt thực hành
1.1. Văn bản và đặc trưng của văn bản
1.2. Nội dung và cấu trúc văn bản
1.3. Đoạn văn
1.4. Các loại hình văn bản thường dùng
1.5. Sử dụng ngơn ngữ trong văn bản hành chính
2. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
2.1. Một số quy tắc cơ bản khi soạn thảo văn bản trên máy tính

2.2. Thể thức văn bản hành chính
2.3. u cầu kỹ thuật trình bày văn bản
3. Phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thơng thường
3.1. Quy trình tạo lập văn bản.
3.2. Soạn thảo biên bản.
3.3. Soạn thảo báo cáo.
3.4. Soạn thảo thông báo.
18


3.5. Soạn thảo cơng văn
3.6. Soạn thảo tờ trình
3.7. Soạn thảo đơn, thư
- Hướng phát triển:
Để cải thiện kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt, em sẽ thực hiện các biện pháp
sau:
Tăng cường việc đọc và nghiên cứu các tài liệu về viết văn bản tiếng
Việt, để nắm bắt các nguyên tắc và kỹ thuật viết hiệu quả.
Tham gia vào các hoạt động viết văn khác như viết blog, viết bài trên các
diễn đàn, để rèn kỹ năng và nhận phản hồi từ người đọc.
Thực hiện các bài tập thực tế, bài tập viết văn trong môi trường làm việc
thực tế để rèn kỹ năng viết văn bản công việc.
V. KẾT LUẬN
Tổng kết, em đã đánh giá được tình hình học tập mơn “Kỹ năng tạo lập văn bản
tiếng Việt” trong học kỳ 2 năm học 2022-2023. Em đã nhận thức được những điểm
thuận lợi và cần cải thiện của bản thân trong việc viết văn bản tiếng Việt.
Em cam kết sẽ nỗ lực và đặt mục tiêu để cải thiện kỹ năng viết văn bản trong
thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và giáo viên bộ môn đã tạo điều kiện và
hỗ trợ em trong quá trình học tập.

Trân trọng,

Xác nhận của giáo viên
(Người nhận)

TP Thủ Đức, ngày 06 tháng 06 năm
2023
Người viết báo cáo
(Sinh viên)
Nhi
Phan Ngọc Khánh Nhi

19


Kết luận
Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là một mơn học rất bổ ích và cần thiết. Qua
q trình học tập, mơn học giúp cho sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản
nhất về các loại văn bản trong hoạt động quản lý hành chính, kinh doanh... và
hiểu rõ về thể thức cũng như quy trình soạn thảo và ban hành các loại văn bản
này.
Bên cạnh đó, nó cũng trang bị cho sinh viên một số nghiệp vụ cơ bản khác
trong cơng tác văn phịng .Khi một người đọc văn bản, họ sẽ đưa ra đánh giá về trí
thơng minh và sự siêng năng của người viết dựa trên những gì họ nhìn thấy. Hậu
quả của một văn bản kém chất lượng có thể khá nặng, việc tạo lập một văn bản
chứa nhiều lỗi cho thấy sự không chuyên nghiệp, và không mang lại sự thuyết
phục đối với người đọc.
Nhằm giải quyết vấn đề đó và đem lại kỹ năng nhất định cho sinh viên về kỹ
năng tạo lập văn bản, Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thong đã đưa bộ môn
Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt vào chương trình đào tạo cho sinh viên,đáp

ứngnhu cầu cho công việc trong tương lai.

20



×