Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tiểu luận các vấn đề xã hội đương đại biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.22 KB, 35 trang )

PHÂN TÍCH TỔNG QUAN CÁC HỘI NGHỊ
THƯỢNG ĐỈNH VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BÀI TẬP LỚN CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI
CHUYÊN ĐỀ: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
TỔNG QUAN CÁC HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU.....................................................................................................................4
KẾT LUẬN........................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................26


DANH MỤC VIẾT TẮT
ST

Chữ viết tắt

Nghĩa của chữ viết tắt

T
1

BĐKH

Biến đổi khí hậu

2


IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

3

UNFCCC

Cơng ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH

4

COP

Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung
của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu

5

KNK

Khí thải gây hiệu ứng nhà kính/Khí nhà kính

6

LHQ

Liên Hợp Quốc



ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của hệ thống khí hậu bao gồm
khí quyển, sinh quyển, thạch quyển, thuỷ quyển hiện tại và tương lai do các
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn được tính bằng thập kỷ
đến hàng triệu năm. BĐKH có thể xảy ra tại một vùng hoặc trên tồn Địa
Cầu. BĐKH có tác động vơ cùng lớn đến sự sống và hoạt động của nhân loại.
Biểu hiện của BĐKH bao gồm: Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói
chung; Thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển; Nước biển dâng do
băng tan, ngập úng ở các vùng đất liền thấp và các đảo nhỏ trên biển; Dịch
chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng ngàn năm trên các vùng địa lý khác
nhau của Trái đất; Thay đổi cường độ hoạt động của các chu trình sinh địa
hố khác; Thay đổi chất lượng, thành phần và năng suất sinh học của các hệ
sinh thái trên Trái Đất [2, tr.6-tr.7].
BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất, đe dọa đến an ninh khu
vực và toàn cầu, làm phá vỡ và suy giảm cơng trình phát triển của nhân loại ở
quá khứ, hiện tại và tương lai. Năm 1990, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi
khí hậu (IPCC) dự báo nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất sẽ tăng từ 0.3 đến
0.6oC trong vòng 100 năm. Năm 2000, IPCC cảnh báo trong Báo cáo đánh
giá đầu tiên rằng nhiệt độ trung bình sẽ tăng 10oC vào năm 2025 và năm 2030
nước biển sẽ dâng lên 20cm [28]. Trái Đất đang ấm lên rõ rệt và xuất hiện
ngày càng nhiều những thiên tai với cường độ, quy mơ, tần suất đặc biệt nguy
hiểm và khó lường.
Nhận thức được thực trạng và mức độ nghiêm trọng của BĐKH, Hội
nghị Liên Hợp Quốc (LHQ) về Môi trường và Phát triển (UNCED) hay còn
gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất đã được tổ chức bởi LHQ tại Rio de
Janeiro, Brazil từ ngày 03 đến 14/06/1992 với 195 quốc gia phê chuẩn tham
dự với mục đích ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có
1



thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống
khí hậu [32]. Tại hội nghị, các quốc gia đàm phán hiệp ước quốc tế về môi
trường Công ước khung của LHQ về BĐKH (UNFCCC) và phê chuẩn tham
dự Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của LHQ về BĐKH (COP)
thường niên với mục đích giám sát việc thực thi và tiếp tục bàn luận tìm cách
ngăn chặn và giảm thiểu BĐKH [22].
Những nghiên cứu gần đây trên thế giới và Việt Nam chỉ ra rằng, hoạt
động của con người tác động lên hệ thống khí hậu là một phần nguyên nhân
của BĐKH. Việt Nam được đánh giá là quốc gia dễ bị tổn thương trước tác
động của BĐKH. Theo đánh giá hàng năm của tổ chức German Watch về các
quốc gia chịu tác động nặng nề từ hiện tượng thời tiết cực đoạn giai đoạn
2009-2019, Việt Nam đứng thứ 13 về Chỉ số rủi ro khí hậu tồn cầu giai đoạn
2009-2019 (CRI Rank) [4, tr.44-tr.49]. Theo đánh giá của Viện Khoa học Khí
tượng Thủy văn và Mơi trường, Bộ Tài ngun và Môi trường, duyên hải và
đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng tại Việt Nam dễ chịu
ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do nước biển dâng [3, tr.11]. AFD (French
Development Agency) đang triển khai một dự án nghiên cứu: GEMMES Việt
Nam – dự án nghiên cứu được thực hin bi Agence Franỗaise de
Dộveloppement (AFD) vi mc ớch ỏnh giá những tác động của BĐKH đối
với kinh tế xã hội quốc gia và thiết kế những chiến lược phù hợp để ứng phó
với những tác động đó. Theo đánh giá của nghiên cứu, theo kịch bản nước
biển dâng 1m, Việt Nam có thể sẽ mất 5% diện tích đất liền, đặc biệt tại vùng
đồng bằng sông Cửu Long, đe dọa đến an ninh lương thực và kinh tế của quốc
gia. Nhiệt độ tăng dẫn đến gia tăng liên tục tần suất bão, hạn hán, và hiện
tượng xói lở bờ biển, ven sông [18].
Trước những vấn đề và thực trạng về BĐKH, Việt Nam đã ký
UNFCCC ngày 11/06/1992, phê chuẩn ngày 16/11/1994; và ký Nghị định thư
Kyoto ngày 03/12/1998, phê chuẩn ngày 25/09/2002 [32]. Chính phủ Việt

2



Nam đặc biệt chú trọng ứng phó và giảm thiểu BĐKH, đặt thích ứng với
BĐKH vào trọng tâm chiến lược quốc gia và thể hiện định hướng, quan điểm
rõ ràng trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước.
Từ những thực trạng về BĐKH trên đây, tôi quyết định lựa chọn Phân
tích tổng quan các Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu làm đề tài
báo cáo cá nhân kết thúc học phần Các vấn đề xã hội đương đại của mình.
Với mục đích làm rõ những kết quả đạt được và chưa đạt được tại các hội
nghị, từ đó đưa ra kết luận chung và khách quan nhất về các Hội nghị các Bên
tham gia Công ước Khung của LHQ về BĐKH từ trước đến nay.

3


TỔNG QUAN CÁC HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH VỀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC)
[6, tr.3-tr.22]
Cơng ước khung LHQ về Biến đổi khí hậu (United Nations Framework
Convention on Climate Change) hay cịn gọi là UNFCCC là hiệp ước quốc tế
về môi trường được đàm phán tại Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triển
(UNCED) (còn gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất) được tổ chức tại Rio
de Janeiro, Brazil từ ngày 03 đến ngày 14 /6 /1992.
UNFCCC là văn bản pháp lý cơ bản toàn cầu đầu tiên nhằm tập trung
nỗ lực của tất cả các quốc gia trên thế giới để ứng phó với BĐKH. Cơng ước
chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước: nhóm thuộc Phụ lục I và
nhóm khơng thuộc Phụ lục I.
- Nhóm thuộc Phụ lục I chủ yếu là các quốc gia phát triển và đã phát
thải khí nhà kính (KNK). Các quốc gia này có trách nhiệm đi đầu trong ứng

phó BĐKH và hỗ trợ các nước không thuộc Phụ lục I ứng phó BĐKH.
- Nhóm khơng thuộc Phụ lục I là các quốc gia còn lại, chủ yếu là các
quốc gia nghèo, đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi.
UNFCCC được coi là nền tảng thúc đẩy quốc tế ứng phó với BĐKH –
Nội dung chính được đề cập trong UNFCCC là “sự ổn định các nồng độ khí
nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy
hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức đó phải được đạt tới trong
một khung thời gian đủ để cho phép các hệ sinh thái thích nghi một cách tự
nhiên với biến đổi khí hậu, bảo đảm rằng việc sản xuất lương thực không bị
đe dọa và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách bền vững”
[1].
Phân loại để thực thi nhiệm vụ giảm lượng phát thải trên ngun tắc:
Cơng bằng + "Trách nhiệm chung nhưng có sự phân biệt"

4


- Các Bên thuộc Phụ lục I (các quốc gia cơng nghiệp phát triển có
lịch sử phát thải lớn góp phần gây BĐKH):
 Phải đệ trình Thơng báo Quốc gia Thường kỳ về chính sách, đánh
giá BĐKH đã thực hiện
 Đệ trình kiểm kê hàng năm về KNK.
 Cung cấp thơng tin, hỡ trợ tài chính, chuyển giao cơng nghệ thân
thiện môi trường cho các nước đang phát triển nhằm ứng phó BĐKH
- Các Bên khơng thuộc Phụ lục I (các quốc gia đang phát triển,
không bị ràng buộc mục tiêu giảm lượng phát thải)
 Phải báo cáo theo kỳ hạn chung về các hoạt động nhằm thích ứng và
giải quyết BĐKH
 Đệ trình Thơng báo Quốc gia
Kết quả đạt được: Các bên tham gia UNFCCC họp thường niên tại

COP nhằm giám sát việc thực thi và tiếp tục bàn luận tìm cách ngăn chặn
BĐKH
Kết quả chưa đạt được: UNFCCC không ràng buộc về số lượng KNK
mà mỗi quốc thành viên được phép phát thải và khơng có những biện pháp
“trừng phạt” đối với những vi phạm Công ước.
2. Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc
về Biến đổi khí hậu lần thứ 1 (COP 1) [7]
Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của LHQ về Biến đổi khí
hậu họp phiên đầu tiên (COP 1) từ ngày 28/03 đến ngày 07/04/1995 tại
Berlin, Đức, theo lời mời của Chính phủ Đức với 118 Bên tham dự.
Tại COP 1, nội dung Hội nghị thảo luận xoay quanh những mối lo ngại
sự tương xứng trong khả năng đạt được các đồng thuận, cam kết về "Các hành
động được thực thi cùng nhau" và những biện pháp đầu tiên trong các quốc
gia cùng nhau hành động chống lại BĐKH quốc tế.

5


Hội nghị thảo luận những mối lo ngại về sự tương xứng trong khả năng
đạt được các cam kết. Đồng thuận về "Các hành động được thực thi cùng
nhau", những biện pháp chung tay đầu tiên trong hành động chống lại BĐKH
quốc tế.
Kết quả đạt được: 117 Bên ký kết UNFCCC và 53 nước quan sát viên
Kết quả chưa đạt được: Các quốc gia đang phát triển phản đối cơ chế
cùng "nhau thực hiện" và coi đó là sự chối bỏ trách nhiệm của các quốc gia
phát triển.
3. Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc
về Biến đổi khí hậu lần thứ 2 (COP 2) [8, tr.9-tr.42]
COP 2 họp tại Geneva, Thuỵ Sĩ từ ngày 09/07 đến ngày 16/07/1996 với
158 quốc gia và tổ chức tham dự.

Hội nghị đề cập đến những nội dung:
- Chấp nhận những phát hiện khoa học về BĐKH đưa ra bởi IPCC
- Kêu gọi "Các mục tiêu trung hạn ràng buộc về mặt pháp lý""
- Đàm phán những vấn đề chi tiết về cắt giảm và lộ trình cắt giảm
KNK, xác định trách nhiệm của mỡi nhóm nước
Kết quả đạt được: Hoa Kỳ lần đầu tiên đồng ý tham dự một thỏa ước
có tính ràng buộc pháp lý.
4. Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc
về Biến đổi khí hậu lần thứ 3 (COP 3)
COP 3 họp phiên họp từ ngày 01/12 đến ngày 10/12/1997 tại Kyoto,
Nhật Bản theo lời mời của Chính phủ Nhật Bản.
Hội nghị thông qua Nghị định thư Kyoto về BĐKH và vạch ra những
nghĩa vụ giảm phát thải KNK cho các quốc gia, cùng với các cơ chế Kyoto,
như:
- Mua bán phát thải, cơ chế phát triển sạch và việc thực thi cùng nhau

6


- Các quốc gia cơng nghiệp hóa chất và một số nền kinh tế Trung Âu
đang trong thời kỳ quá độ chấp thuận việc giảm ràng buộc về mặt pháp lý
lượng phát thải KNK với mức giảm trung bình từ 6% tới 8% dưới mức năm
1990 từ giai đoạn 2008-2012, được gọi là giai đoạn ngân sách phát thải đầu
tiên
- Mỹ được yêu cầu giảm lượng phát thải trung bình 7% thấp hơn mức
năm 1990
Các nước tham gia ký kết Nghị định thư Kyoto phải cắt giảm lượng khí
thải CO2 và các KNK (CH4, CFC,.. ) đến năm 2012 ít nhất 5% so với mức
phát thải năm 1990.
Nghị định yêu cầu các quốc gia tham dự cam kết thực hiện các mục

tiêu trên thông qua 3 cơ chế: cơ chế thị trường khí thải, cơ chế phát triển sạch
và cơ chế đồng thực hiện.
Kết quả đạt được:
- Tính đến ngày 13/11/1998, 60 quốc gia đã ký Nghị định thư Kyoto.
- Theo UNFCCC, có 192 Bên tham gia Nghị định thư Kyoto
- 36 quốc gia đăng ký giảm phát thải KNK trung bình hằng năm trong
giai đoạn 2008 - 2012 xuống trung bình 5% so mức ghi nhận vào năm 1990
Kết quả chưa đạt được:
- Mỹ không chấp nhận thỏa thuận và ký kết hiệp định
- Trung Quốc (khi đó là các quốc gia mới nổi) có lượng phát KNK
tăng trong khi mục tiêu của các quốc gia là giảm
- Các quốc gia đang phát triển không phải chịu bất cứ ràng buộc nào
về mặt pháp luật quốc tế để cắt giảm hoặc kiểm sốt lượng phát thải của
mình. Điều này làm suy giảm động lực thúc đẩy các quốc gia đang phát triển
tham gia vào các mục tiêu cam kết trong Nghị định
7


- Nghị định thư không xác định một hệ thống số liệu thích hợp để đo
lường hiệu quả từng loại KNK hoặc tương đương với mức giảm 5%, do vậy
không có một khung đánh giá chung, nhất quán giữa các quốc gia
- Mặc dù các quốc gia thành viên UNFCCC vẫn họp hàng năm,
ngân sách của Văn phòng UNFCCC dành cho việc thi hành UNFCCC và
Nghị định thư Kyoto càng ngày càng tăng, những cam kết của UNFCCC,
đặc biệt là mục tiêu cắt giảm lượng CO 2 được cam kết trong Nghị định thư
Kyoto, đã không được thực hiện khi thực tế cho thấy lượng KNK thải ra
hàng năm vẫn tiếp tục tăng.
5. Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc
về Biến đổi khí hậu lần thứ 4 (COP 4) [9, tr.7]
COP 4 họp phiên họp từ 02/11 đến ngày 13/11/1998 tại Buenos Aires,

Argentina với 175 quốc gia và tổ chức tham dự.
Tại COP 4 các Bên thông qua "Kế hoạch hành động" 2 năm nhằm gia
tăng các nỗ lực và vạch ra các cơ chế để thi hành Nghị định thư Kyoto .
Kết quả đạt được:
- Các Bên đạt được hiểu biết chung rằng cần có một cơ chế mạnh và
tồn diện để đảm bảo việc thực thi Nghị định thư Kyoto một cách hiệu quả
- Các quốc gia dễ bị tổn thương bởi tác động của BĐKH sẽ nhận được
sự hỗ trợ thêm từ Quỹ Mơi trường Tồn cầu để hoạch định các biện pháp cụ
thể để thích ứng
- Argentina và Kazakhstan bày tỏ sự cam kết của mình trong việc thực
hiện nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính, là hai quốc gia khơng thuộc Phụ
lục I đầu tiên làm việc đó.
Kết quả chưa đạt được:
- Các vấn đề chính đưa ra bàn luận nhận về những ý kiến trái chiều
- Không đưa ra những hướng dẫn rõ ràng phải đạt được
6. Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc
về Biến đổi khí hậu lần thứ 5 (COP 5) [20]
8


COP 5 họp phiên họp tại Bonn, Đức từ ngày 25/10 đến ngày 5/11/1999
với khoảng 5.000 đại biểu từ 150 quốc gia phê chuẩn tham dự.
Tại hội nghị, bên cạnh tăng cường hiệu lực của UNFCCC 1992, các
chính phủ tiến hành thống nhất các chi tiết hoạt động "Kế hoạch Hành động
Buenos Aires" (BAPA) của Nghị định thư Kyoto 1997, theo đó các nước phát
triển cam kết giảm 5% lượng phát KNK so với mức năm 1990 trong giai đoạn
2008-2012.
Kết quả đạt được: Các bên tham gia UNFCCC nhất trí đẩy nhanh các
nỗ lực nhằm biến các định nghĩa trong Nghị định thư Kyoto thành hiện thực.
Cụ thể, các Bên đồng ý tăng hơn gấp đôi thời gian dành cho các cuộc đàm

phán. Nghị định thư cam kết các quốc gia phát triển giảm phát thải các KNK.
Kết quả chưa đạt được: Không đạt được thỏa thuận nào quan trọng
7. Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc
về Biến đổi khí hậu lần thứ 6 (COP 6)
COP 6 diễn ra từ 13 đến 24/11/2000, tại The Hague, Hà Lan
Hội nghị là cuộc đàm phán cấp độ cao về những vấn đề chính trị quan
trọng và không đạt được sự thỏa thuận nào.
8. Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc
về Biến đổi khí hậu lần thứ 7 (COP 7) [10, tr.2-tr.8]
COP 7 diễn ra từ ngày 29/10 đến 9/11/2001 tại Marrakech, Morocco
với 186 quốc gia và tổ chức tham dự.
Các nội dung chính tại COP 7 xoay quanh:
- Các quy tắc hoạt động về mua bán khí thải quốc tế giữa các bên tham
gia Nghị định thư Kyoto và Cơ chế phát triển sạch .
- Một chế độ tuân thủ nêu rõ hậu quả của việc không đạt được các mục
tiêu phát thải nhưng các bên tham gia Nghị định thư trì hỗn, khi có hiệu lực,
quyết định về việc liệu những hậu quả đó có ràng buộc về mặt pháp lý hay
khơng.
- Các thủ tục tài chính cho các cơ chế linh hoạt.
9


Kết quả đạt được: COP-7 tạo điều kiện cho các hành động chống
BĐKH, vạch ra những nỗ lực để bảo tồn và bảo vệ di sản xanh, cũng như các
dự án giảm phát thải KNK. Các nhà đàm phán đã hồn thành cơng việc trong
Kế hoạch hành động Buenos Aires, hoàn thiện hầu hết các chi tiết hoạt động
và tạo tiền đề cho các quốc gia phê chuẩn Nghị định thư Kyoto.
Kết quả chưa đạt được: Phái đoàn Hoa Kỳ vẫn duy trì vai trị quan sát
viên, từ chối tham gia tích cực vào các cuộc đàm phán.
9. Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc

về Biến đổi khí hậu lần thứ 8 (COP 8) [11, tr.2-tr.10]
COP 8 họp từ ngày 23/10 đến 1/11/2002, tại New Delhi, Ấn Độ với
185 quốc gia và tổ chức tham dự.
Hội nghị kêu gọi nỗ lực từ các quốc gia phát triển chuyển giao công
nghệ và giảm thiểu tác động của BĐKH đến các nước đang phát triển.
Kết quả chưa đạt được: COP8 đánh dấu bởi sự lưỡng lự của Nga với
tuyên bố rằng quốc gia này cần thêm thời gian để suy nghĩ. Nghị định thư
Kyoto có thể có hiệu lực ngay khi được thơng qua bởi 55 quốc gia. Với việc
Mỹ và Úc từ chối thông qua, sự chấp thuận của Nga là cần thiết để có thể đạt
được tiêu chí thơng qua và vì thế Nga có thể làm trì hỗn cả q trình.
10.

Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp

Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 9 (COP 9) [21]
COP 9 diễn ra từ ngày 1/12/2003 - 12/12/2003 tại Milan, Ý với hơn
5000 đại biểu từ 166 Chính phủ, 4 quốc gia quan sát viên, 312 tổ chức liên
chính phủ, phi chính phủ và các tổ chức quan sát viên khác, 191 hãng truyền
thông.
Những nội dung được đề cập trong COP 9:
- Kêu gọi các quốc gia việc giải quyết các tác động của biến đổi khí
hậu và hỡ trợ tài chính và cơng nghệ cho các nước đang phát triển

10


- Kêu gọi các quốc gia xác định các phương án để giảm phát thải KNK
từ hàng hải và hàng khơng dân dụng
- Định nghĩa và phương thức hố trồng rừng và tái trồng rừng; hướng
dẫn thực hành sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất và lâm nghiệp

(LULUCF)
- Thành lập Quỹ Biến đổi Khí hậu Đặc biệt (SCCF) và Quỹ các nước
kém phát triển nhất (LDC)
Kết quả đạt được: COP 9 thông qua nhiều quyết định và kết luận về
các vấn đề khác nhau, bao gồm: các định nghĩa và phương thức trồng rừng và
tái trồng rừng theo Cơ chế Phát triển sạch (Clean Development Mechanism);
hướng dẫn thực hành sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất và lâm
nghiệp (LULUCF); BĐKH Đặc biệt (SCCF) và Quỹ các Nước kém phát triển
nhất (LDC).
Kết quả chưa đạt được: Các quốc gia phát triển vẫn hạn chế việc
chuyển giao công nghệ giảm thiểu BĐKH và hỡ trợ tài chính cho các nước
đang phát triển.
11.

Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp

Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 10 (COP 10) [18, tr.8-tr.20]
COP 10 họp phiên họp tại Buenos Aires, Argentina từ ngày 06 đến
ngày 18/12/2004 với 129 quốc gia và tổ chức tham dự.
Thảo luận về tiến trình đã diễn ra kể từ Hội nghị đầu tiên của Các bên
10 năm trước và các thách thức trong tương lai, đặc biệt nhấn mạnh tới việc
làm giảm nhẹ và thích nghi với BĐKH.
Các Bên bắt đầu bàn luận về cơ chế hậu Kyoto, về việc làm cách nào
để phân chia nghĩa vụ giảm phát thải sau năm 2012, khi mà giai đoạn cam kết
đầu tiên kết thúc.
Kết quả đạt được: Thông qua Kế hoạch Hành động Buenos Aires

11



12.

Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp

Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 11 (COP 11) và Hội nghị các Bên tham
gia Nghị định thư Kyoto lần thứ 1 (CMP 1) [17].
COP 11/CMP 1 họp phiên tại Montreal, Canada từ ngày 28/11 đến
9/12/2005, đây được xem là hội nghị liên chính phủ lớn nhất về BĐKH từng
diễn ra với 10.000 đại biểu.
Nội dung chính thảo luận tại COP 11/CMP 1 là gia hạn hiệu lực Nghị
định thư Kyoto sau năm 2012 và thảo luận về tương lai của UNFCCC. Đàm
phán về việc cắt giảm sâu hơn phát thải KNK.
Kết quả đạt được: Các Bên cam kết giảm phát thải KNK trong tương
lai và thông qua Hiệp định Marrakesh
Kết quả chưa đạt được: Vấn đề cam kết của các quốc gia đang phát
triển chưa được đặt ra. Hoa Kỳ không tham gia Nghị định thư Kyoto, phản đối
trong các cuộc thảo luận thỏa thuận về một vài vấn đề.
13.

Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp

Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 12 (COP 12) và Hội nghị các Bên tham
gia Nghị định thư Kyoto lần thứ 2 (CMP 2) [13, tr.13-tr.20]
COP 12/CMP 2 họp từ ngày 06 đến 17/11/2006 tại Nairobi, Kenya.
Tại Hội nghị, ông Yvo de Boer, thư ký điều hành BĐKH của LHQ cho
rằng BĐKH hậu đã trở thành một vấn đề vô cùng phức tạp. Các Chính phủ
cần phải có các biện pháp mạnh: bắt buộc dùng năng luợng sạch; cấm phát
điện bằng than; buộc các nhà thầu xây dựng phải áp dụng các tiêu chuẩn hiệu
quả năng lượng nghiêm ngặt…
Một số sáng kiến khác đã được cơng bố, trong đó nổi bật nhất là quỹ

của LHQ về xây dựng năng lực giữa các Chính phủ châu Phi, cho phép mở
rộng đấu thầu các dự án công nghệ sạch và bảo vệ khỏi các tác động khí hậu.
Kết quả đạt được:
- Hỡ trợ các quốc gia đang phát triển trong Cơ chế Phát triển sạch

12


- Các Bên thông qua kế hoạch 5 năm để hỡ trợ việc thích ứng BĐKH
bởi các quốc gia đang phát triển và đồng ý về trình tự, phương thức hoạt động
của Quỹ Thích ứng
- Các Bên đồng ý cải thiện dự án cho Cơ chế Phát triển sạch
Kết quả chưa đạt được: Một số đại biểu lo ngại về chi phí kinh tế và
những mất mát tiềm tàng của sự cạnh tranh, chủ yếu các cuộc thảo luận đều
tránh nhắc tới việc giảm phát thải
14.

Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp

Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 13 (COP 13) và Hội nghị các Bên tham
gia Nghị định thư Kyoto lần thứ 3 (CMP 3) [5, tr.465-tr.472]
COP 13/CMP 3 được tổ chức tại Bali, Indonesia từ ngày 03 đến ngày
14/12/2007 với sự tham gia của 3.500 quan chức Chính phủ từ 187 quốc gia,
Khoảng 1.500 thành viên từ các phương tiện truyền thông.
Nhiệm vụ chính của COP 13/CMP 3 là xác định con đường khí hậu sau
năm 2012, các chế độ có thể được thiết lập bao gồm các mục tiêu giảm phát
thải để thành công; những cam kết trong giai đoạn đầu tiên của Nghị định thư
Kyoto (2008–2012).
Kế hoạch Hành động Bali nhằm xác định các thơng số và tiến trình cho
các cuộc đàm phán trong tương lai cho đến năm 2009.

Kết quả đạt được:
- Hầu hết các quốc gia đều đề cập đến bốn “Khối xây dựng”: giảm
thiểu, thích ứng, cơng nghệ và tài chính như những thành phần thiết yếu của
giai đoạn sau năm 2012
- Giảm lượng khí thải từ phá rừng ở các nước đang phát triển
- Thông qua Kế hoạch Hành động Bali hướng tới việc tăng cường
khẩn cấp việc thực thi UNFCCC tới và sau năm 2012
15. Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp
Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 14 (COP 14) và Hội nghị các Bên tham
gia Nghị định thư Kyoto lần thứ 4 (CMP 4)
13


COP 14/CMP 4 họp từ ngày 01/12 đến ngày 12/12/2008 tại Poznan, Ba
Lan đàm phán xoay quanh kế thừa của Nghị định thư Kyoto.
Kết quả đạt được: Các đại biểu đồng ý về những nguyên tắc trong cấp
vốn cho Quỹ LDC và đồng ý về một cơ chế để hợp nhất việc bảo vệ rừng
thành những nỗ lực của cộng đồng quốc tế để chống lại BĐKH.
16. Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp
Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 15 (COP 15) và Hội nghị các Bên tham
gia Nghị định thư Kyoto lần thứ 5 (CMP5) [19]
COP 15/CMP 5 diễn ra tại Copenhagen, Đan Mạch từ ngày 07 đến
ngày 18/12/2009 với 192 quốc gia tham dự.
Hai vấn đề lớn tại COP 15/CMP 5 là đặt mục tiêu cắt giảm các loại
KNK mà các quốc gia phải tuân theo (bao gồm 2 nước phát thải lớn nhất là
Trung Quốc và Hoa Kỳ) và các nước quốc gia phải chi bao nhiêu ngân sách
để hỗ trợ các nước nghèo đầu tư chống BĐKH.
COP 15/CMP 5 thực hiện cam kết của các Bên Phụ lục và các điều
khoản khác của UNFCCC, bao gồm cơ chế tài chính của các quốc thuộc và
khơng thuộc UNFCCC.

Tăng cường năng lực cho các quốc gia đang phát triển trong việc giảm
nhẹ và thích ứng BĐKH, phát triển và chuyển giao cơng nghệ trong khn
khổ UNFCCC.
Thực hiện chương trình Hành động Buenos Aires về các biện pháp
thích ứng và ứng phó với BĐKH.
Thuyết phục các quốc gia đang phát triển hành động để giảm thiểu
lượng phát thải KNK tại đất nước họ nhằm đánh giá hiệu quả.
Kết quả đạt được: Đã nhen nhóm ý tưởng về việc để các Chính phủ tự
đề ra mục tiêu giảm khí thải theo tính tốn phù hợp với nhu cầu của nước
mình, yêu cầu các nước gửi mục tiêu khí thải vào cuối tháng 1/2010
Kết quả chưa đạt được:

14


- Sự bất đồng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia có lượng
khí thải lớn nhất thế giới, được cho là những “nhân vật chính” quyết định
thành công của COP 15/CMP 5.
- Trái với những tuyên bố tích cực được hai phía đưa ra trước Hội
nghị, cả Mỹ và Trung Quốc đều tỏ thái độ cứng rắn khi khơng ngớt lời chỉ trích
lẫn nhau.
17.

Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp

Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 16 (COP 16) và Hội nghị các Bên tham
gia Nghị định thư Kyoto lần thứ 6 (CMP 6) [17].
COP 16/CMP 6 diễn ra từ ngày 29/11 đến 10/12/2010 tại Cancun,
Mexico với 12.000 đại biểu, 5.200 các quan chức Chính phủ đến từ 194 quốc
gia tham dự.

COP 16 bàn bạc về các vấn đề thích ứng và giảm thiểu tác động biến
BĐKH, tìm nguồn tài chính và chuyển giao các cơng nghệ liên quan. Thoả
thuận về xây dựng quy trình Quỹ Khí hậu xanh.
Kết quả đạt được:
- Vào ngày cuối cùng trước khi bế mạc, Hội nghị nhất trí (trừ Bolivia)
thơng qua Thỏa thuận Cancun
- Các quốc gia thống nhất hợp tác dài hạn trong ứng phó với BĐKH để
nhiệt độ tồn cầu khơng tăng quá 2 0C vào cuối thế kỷ 21 và phát triển nền
kinh tế theo hướng carbon thấp
- Thống nhất xây dựng quy trình Quỹ Khí hậu xanh; nhất trí tăng
cường các hoạt động giảm phát thải do phá rừng và suy thối rừng
- Thơng qua bảo vệ, quản lý bền vững ở các quốc gia đang phát triển
với sự hỗ trợ về cơng nghệ và tài chính của các quốc gia phát triển; đưa ra
những hướng dẫn mới về Cơ chế phát triển sạch.
Kết quả chưa đạt được:
- Hội nghị chưa đưa ra được các kế hoạch cụ thể mang tính ràng buộc
pháp lý cho việc cắt giảm lượng phát thải trên toàn cầu

15


- Không đạt được tiến triển lớn trong việc làm thế nào để gia hạn Nghị
định thư Kyoto
18.

Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp

Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 17 (COP 17) và Hội nghị các Bên tham
gia Nghị định thư Kyoto (CMP 7) [24]
COP 17/CMP 7 diễn ra từ 28/11 đến 09/12/2011 tại Durban, Nam Phi

với 194 quốc gia và các tổ chức liên Chính phủ, phi Chính phủ... tham dự.
Mục tiêu của Hội nghị là đưa ra một hiệp ước mới nhằm hạn chế lượng
KNK, đồng thời thống nhất văn bản mang tính ràng buộc pháp lý mới thay
thế cho Nghị định thư Kyoto
Kết quả đạt được: Hội nghị đồng ý một thỏa thuận ràng buộc pháp lý
bao gồm tất cả các quốc gia, sẽ thông qua vào năm 2015 và có hiệu lực vào
năm 2020.
Bước tiến triển liên quan đến thành lập Quỹ Khí hậu Xanh với một
khung quản lý được thơng qua. Quỹ sẽ đóng góp 100 tỷ USD/năm nhằm hỡ
trợ các quốc gia nghèo thích ứng với hậu quả của BĐKH
19. Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp
Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 18 (COP 18) và Hội nghị các Bên tham
gia Nghị định thư Kyoto lần thứ 8 (CMP 8) [25]
COP 18/CMP 8 diễn ra từ 26/11 đến 7/12/2012 tại Doha, Qatar với sự
tham dự của gần 200 quốc gia trên thế giới.
Hội nghị tập trung thảo luận về các nỡ lực chống sự nóng lên tồn cầu,
bao gồm việc thực hiện các cam kết trong giai đoạn thứ hai của Nghị định thư
Kyoto.
Kết quả đạt được: Đại diện của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu
Âu, Australia và Thụy Sĩ cùng 8 nước công nghiệp khác trên thế giới đã ký
thỏa thuận gia hạn Nghị định thư Kyoto từ ngày 1/1/2013 đến năm 2020.

16


20. Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp
Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 19 (COP 19) và Hội nghị các Bên tham
gia Nghị định thư Kyoto lần thứ 9 (CMP 9) [16]
COP 19/CMP 9 họp phiên tại Warsaw, Ba Lan từ ngày 11/11 đến
22/11/2013 với sự tham dự của các phái đoàn đến từ 195 quốc gia.

Hội nghị tập trung đàm phán một hiệp ước toàn cầu mới do LHQ bảo
trợ về BĐKH với kỳ vọng bắt đầu thực hiện từ năm 2020, thay thế Nghị định
thư Kyoto.
Xác định nguồn tài chính hướng tới tiến trình phát triển ít phụ thuộc
vào nguồn năng lượng hóa thạch và xây dựng cơ chế giúp các khu vực có dân
số chịu rủi ro cao do BĐKH.
Thúc đẩy các quốc gia phát triển tăng cường viện trợ cho các quốc gia
đang phát triển, theo đúng cam kết cung cấp 100 tỷ USD/năm hỗ trợ các nước
này ứng phó với những tác động tiêu cực của BĐKH.
Kết quả đạt được:
- Đạt được nguyên tắc chính cho thỏa thuận mới chống lại BĐKH trên
toàn cầu, dự kiến sẽ ký kết vào năm 2015 và có hiệu lực sau năm 2020, thay
thế Nghị định thư Kyoto
- Thiết lập một cơ chế giúp các quốc gia dễ bị tổn thương vì những
hiện tượng thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra là thỏa thuận về các quy tắc
bảo vệ và duy trì các khu rừng nhiệt đới.
Kết quả chưa đạt được:
- Các quốc gia phát triển không đưa ra cam kết viện trợ cho các quốc
gia nghèo trong cuộc chiến chống BĐKH.
- Mỹ và nhiều quốc gia phát triển từ chối thông báo kế hoạch tăng số
tiền viện trợ cho các quốc gia đang phát triển, mà họ đã cam kết, lên mức 100
tỷ USD/năm vào năm 2020

17



×