BÀI TẬP LỚN
MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ
Đề tài: Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người
lao động thuộc khu vực phi chính thức (Nghiên cứu trường hợp
quận Thanh Xuân, Hà Nội)
MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ......................................................................................4
PHẦN 1: VẤN ĐỀ XÃ HỘI...............................................................................1
1. Khái niệm về vấn đề xã hội.........................................................................1
2. Tổng quan về tình hình lao động, việc làm của Việt Nam hiện nay........4
2.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước................................................4
2.2. Tình hình thị trường lao động...............................................................5
2.3. Tình hình lực lượng lao động................................................................7
2.4. Tình hình lao động có việc làm..............................................................8
2.5. Tình hình lao động thiếu việc làm và thất nghiệp..............................10
3. Các thách thức xã hội đặt ra.....................................................................13
4. Chủ đề nghiên cứu.....................................................................................14
PHẦN 2: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU...........................................................15
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................15
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài..............................................16
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................20
3.1. Mục đích nghiên cứu...........................................................................20
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................21
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.............................................21
4.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................21
4.2. Khách thể nghiên cứu..........................................................................21
4.3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................21
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................21
5.1. Phương pháp luận................................................................................21
5.2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học..................................................22
5.3. Phương pháp chọn mẫu.......................................................................22
6. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu.............................................23
6.1. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................23
6.2. Giả thuyết nghiên cứu..........................................................................23
7. Khung phân tích........................................................................................24
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài....................................................24
8.1. Ý nghĩa lý luận......................................................................................24
8.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................26
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 1: Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực chia theo tình trạng
tham gia thị trường lao động, quý II và quý III năm 2021...............6
Biểu 2: Lực lượng lao động các quý, năm 2020 và 2021.....................................7
Biểu 3: Lao động có việc làm các quý, giai đoạn 2019-2020...............................8
Biểu 4: Lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế, quý III các năm 20192020..................................................................................................9
Biểu 5: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động, các quý năm
2020 và năm 2021..........................................................................10
PHẦN 1: VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Khái niệm về vấn đề xã hội
Vấn đề xã hội, chính là nguồn gốc và động lực cho sự ra đời của xã hội
học ở phương Tây và những nghiên cứu thực nghiệm mang tính xã hội học đầu
tiên cũng là về một số vấn đề xã hội. Vào khoảng thế kỷ XVIII-XIX Chủ nghĩa
tư bản sau một thời gian phát triển đã bộc lộc nhiều rạn nứt trong hệ thống tổ
chức, gây nên những bất cập trong đời sống dân sinh. Đứng trước những thách
thức đó của thực tại xã hội, tri thức hiện thời của các khoa học khơng tìm ra căn
ngun và những lý giải sắc đáng. Kế thừa một tài sản tư tưởng to lớn từ khoa
học tự nhiên và triết học, xã hội học mới bắt đầu được định hình và xây dựng
mà cơng việc đầu tiên đó là tìm những luận giải về các vấn đề trong xã hội
đương thời. Và từ đó đến nay chủ đề này chưa bao giờ bị bỏ lại trong tiến trình
phát triển của khoa học này. Những thành tựu của xã hội học đạt được, có một
số lượng lớn các cơng trình nghiên cứu về nhiều vấn đề xã hội ở nhiều cộng
đồng trên thế giới.
Emile Durkheim là một trong những nhà xã hội học đầu tiên, có cơng lao
to lớn trong việc minh định đối tượng nghiên cứu của khoa học này theo nghĩa
trọn vẹn như ngày nay. Có thể khẳng định rằng một trong những cơng trình xã
hội học đầu tiên là nghiên cứu về hiện tượng tự tử (tự vẫn). Bằng việc thống kê
khảo sát về các vụ tự tử ở châu Âu trong một thời gian dài, Durkheim đã tìm ra
mối liên hệ giữa hiện tượng này với các yếu tố xã hội khác như giới tính, tuổi,
nghề nghiệp, tơn giáo, thu nhập… qua đó ơng đã đưa ra một cách lý giải vô
cùng mới mẻ lúc bấy giờ. Lý giải đó là sự khẳng định tự tử là hiện tượng mang
tính xã hội, liên quan đến tính cố kết và sự liên đới của cá nhân với nhóm và
cộng đồng. Điều đó cũng chính là một sự tuyên bố tự tử là một “vấn đề xã hội”,
một hiện tượng bình thường của xã hội. Như vậy, những vấn đề xã hội châu Âu
thế kỷ XVIII-XIX chính là động lực thực tiễn đầu tiên cho sự ra đời xã hội học.
1
Với nỗ lực tổng hợp, hệ thống hóa các quan điểm, lý thuyết nghiên cứu
về các vấn đề xã hội trong cộng đồng xã hội học Mỹ, hai tác giả Earl
Rubington, Martin S.Weinberg viết cuốn sách “The Study of Social Problems:
Seven Perspectives”, Oxford University Press, 1995. Các tác giả của cuốn sách
đã giới thiệu về những đóng góp, những phê phán xung quanh bảy lý thuyết:
bệnh học xã hội, phá vỡ tổ chức xã hội, xung đột giá trị, hành vi lệch lạc, dán
nhãn, phê phán và kiến tạo xã hội; được giới khoa học sử dụng để nghiên cứu về
các vấn đề xã hội. Với mỗi lý thuyết “các tác giả sẽ cung cấp một bản tóm tắt về
quan điểm – những nét đặc trưng liên quan đến định nghĩa, nguyên nhân, điều
kiện, hậu quả và giải pháp cho các vấn đề xã hội”. Ngoài ra cuốn sách cũng
dành một phân tích khả năng áp dụng của các lý thuyết đối với một số loại vấn
đề xã hội cụ thể, đồng thời hướng tới sự hài hòa của quan điểm quyết định luận
xã hội (Bệnh học xã hội, Phá tổ chức xã hội, Phê phán) và quan điểm đề cao
nhân tố con người (Xung đột giá trị, Hành vi lệch chuẩn, Dán nhãn) đó cũng là
song đề mà xã hội học Mỹ đương đại hướng đến [3].
Trong cuốn “Understanding social problems”(2011) các tác giả Linda A.
Mooney, David, Knox và Caroline Schacht thuộc trường đại học East Carolina
University đã có những nghiên cứu về các vấn đề xã hội ở Mỹ và tồn cầu.
Trong đó chia các vấn đề xã hội thành ba nhóm như sau. Nhóm 1-các vấn đề
thuộc về sức khỏe (bệnh tật và chăm sóc sức khỏe, rượu và các chất gây nghiện,
tội phạm và kiểm soát xã hội, gia đình); nhóm 2- vấn đề của sự bất bình đẳng
(Đói nghèo và sự bất bình đẳng kinh tế, việc làm và thất nghiệp, bất bình đẳng
giáo dục, bất bình đẳng chủng tộc, sắc tộc và di trú, bất bình đẳng giới, khuynh
hướng tình dục và đấu tranh cho bình đẳng); nhóm 3- các vấn đề của tồn cầu
hóa (tăng dân số và đơ thị hóa, ơ nhiễm môi trường, khoa học và công nghệ,
xung đột- chiến tranh và chủ nghĩa khủng bố). Với cách phân loại này cho ta
thấy được hệ thống các nhóm vấn đề theo tính chất và cấp độ quốc gia, tồn
cầu. Trong đó tác giả đã vận dụng ba cách tiếp cận cơ bản cấu trúc-chức năng,
2
xung đột và tương tác biểu trưng trong xã hội học để lý giải từng vấn đề xã hội
cụ thể.
Trong cuốn “Từ điển tóm tắt thuật ngữ xã hội học” của Viện Thơng tin
khoa học xã hội thì khái niệm “vấn đề xã hội” được giải thích ở bốn nhóm vấn
đề: 1- vấn đề xã hội của nông thôn; 2- vấn đề xã hội của nghệ thuật; 3- vấn đề
xã hội của nhận thức; 4- vấn đề xã hội của thành thị. Trong đó vấn đề xã hội của
thành thị được định nghĩa ở dạng phân tích như sau: “việc nghiên cứu một cách
phù hợp rộng lớn những vấn đề xã hội liên quan tới đời sống của người dân
thành thị: các khía cạnh của việc quy hoạch và mở mang các thành phố và khu
vực nhà ở (tương quan giữa các khu vực nhà ở và sản xuất, cơ cấu và cách phân
loại các địa điểm giao tiếp, các cơ quan phục vụ rộng rãi, việc tổ chức nghỉ ngơi
hợp lý cho nhân dân thành phố,...) của việc tổ chức các cơ quan sinh hoạt văn
hóa, các vấn đề tổ chức sinh hoạt và thời gian tự do của nhân dân thành phố,
v.v…”[3].
Từ điển Xã hội học (G.Endruweit và G. Trommsdorff chủ biên) trên cơ
những phân tích những định nghĩa, theo đó vấn đề xã hội được quan niệm
“những điều kiện và kết quả xã hội ảnh hưởng xấu đến các nhóm và các loại
thành viên xã hội (thậm chí có thể là tồn bộ dân chúng) trong hồn cảnh sống
của họ, được công luận hay một bộ phận của công luận định nghĩa như là tất
yếu phải thay đổi và được biến thành biện pháp chính trị”. Hay một cách khái
quát hơn, nhà xã hội học Merton định nghĩa “: Bộ phận căn bản cấu thành đầu
tiên và làm nền tảng của một vấn đề xã hội nằm trong sự khác biệt căn bản giữa
chuẩn mực được chấp nhận về xã hội và những điều kiện xã hội đang tồn tại
thực tế (1971)”.
Tóm lại: vấn đề xã hội là một hoàn cảnh xã hội nhất định được nhận thức
như là một “vấn nạn” của xã hội, nó là một hoàn cảnh sản phẩm của con người,
ảnh hưởng đáng kể đến một nhóm người nhất định, được nhận thức bởi một lực
lưỡng xã hội nhất định, có thể và chỉ có thể khắc phục thơng qua hành động xã
hội.
3
Chính vì vậy xác nhận và giải quyết vấn đề xã hội chịu ảnh hưởng bởi các
yếu tố xã hội như:
1. Hệ giá trị và chuẩn mực của một xã hội cũng như các nhóm xã hội là
cơ sở xác nhận một vấn đề xã hội (với những giá trị và chuẩn mực khác nhau có
thể có hay khơng phải là vấn đề xã hội).
2. Các lợi ích xã hội và quyền lực xã hội ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ
việc thừa nhân, đánh giá (xác định quy mô, phạm vi, nguyên nhân) và giải quyết
vấn đề xã hội.
3. Khoa học và kỹ thuật học ngày càng có ảnh hưởng đến niềm tin, giá trị
và chuẩn mực của xã hội. Nó cung cấp các dữ liệu khiến con người nhận thức
được dễ hơn các vấn đề xã hội.
Các chủ đề nghiên cứu về vấn đề xã hội như:
- Bất bình đẳng xã hội: Nghèo khổ, thất nghiệp, bất bình đẳng giới, dân
tộc chủng tộc, bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, y tế
- Những hành vi lệch chuẩn và phạm tội ở thanh thiếu niên
- Xung đột trong hôn nhân và gia đình
- Xung đột thế hệ
- Sự lan truyền nhanh chóng của HIV/AIDS và các hậu quả kinh tế - xã
hội
- Xung đột quân sự, tội phạm có tổ chức và nạn khủng bố
- Ô nhiễm và suy thối mơi trường
- Q độ dân số, sự già hóa dân số và các hậu quả kinh tế - xã hội
- Trẻ em trong hồn cảnh khó khăn: trẻ em đường phố, trẻ em bị bóc lột
tình dục, trẻ khuyết tật…
- Những lạm dụng trong sử dụng ma túy, nghiện rượu, tự sát
- Sự suy thoái xã hội ở các đô thị, các khu ổ chuột
- Mại dâm và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em
- Tham nhũng và lạm dụng quyền lực
4
2. Tổng quan về tình hình lao động, việc làm của Việt Nam hiện nay
2.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước
Năm 2021, kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi sau những tổn thất nặng
nề do dịch Covid-19 gây ra. Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF dự báo tăng trưởng kinh
tế toàn cầu năm nay sẽ dưới mức 6% như nhận định đã đưa ra hồi tháng 7. Tuy
nhiên, ở khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP được ADB dự báo ở mức
3.1% trong năm 2021, giảm so với mức 4,4% đưa ra vào tháng 4/2021 do khu
vực này vẫn đang đối phó với biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao [8].
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhận định vào năm 2022, tỷ lệ thất
nghiệp toàn cầu dự kiến là 5,7%, tương ứng với 205 triệu người thất nghiệp,
vượt qua mức 187 triệu người vào năm 2019. ILO dự báo việc làm của khu vực
ASEAN sẽ phục hồi chậm do tác động nặng nề mà đại dịch Covid-19 gây nên.
Đại dịch Covid-19 vừa qua đã gây tổn thất trên 7% thời gian làm việc của người
lao động khu vực ASEAN. Dự báo làn sóng dịch Covid-19 đang tiếp diễn sẽ
khiến thị trường lao động nửa cuối năm 2021 ở khu vực này tiếp tục xấu hơn
nữa [9].
Trong nước, tiếp nối kết quả đã đạt được của năm 2020, những tháng đầu
năm 2021, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định và bắt đầu khởi sắc. Tuy
nhiên, làn sóng dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng Tư với biến chủng mới
có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm, diễn biến phức tạp tại nhiều địa
phương, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe, tính mạng của người dân và hoạt động
sản xuất kinh doanh. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính
giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt
Nam tính và cơng bố GDP q đến nay. Thị trường lao động đối mặt với tình
trạng khủng hoảng nghiêm trọng với hàng loạt kỷ lục tiêu cực được xác lập,
hàng triệu lao động bị mất việc làm, bị cắt giảm thu nhập. Cơ hội tìm kiếm được
việc làm của người lao động trở nên khó khăn hơn bao giờ hết [10].
5
2.2. Tình hình thị trường lao động
Tính riêng trong q III năm 2021, cả nước có hơn 28,2 triệu người từ 15
tuổi trở lên hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến họ bị
mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,
… So với quý trước, số lao động chịu tác động xấu bởi đại dịch Covid-19 trong
quý III tăng thêm 15,4 triệu người. Hầu hết những người bị ảnh hưởng nằm
trong độ tuổi lao động, từ 25 đến 54 tuổi, chiếm 73,3% tổng số lao động chịu
ảnh hưởng [11].
Trong tổng số hơn 28,2 triệu người bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid19, có 4,7 triệu người bị mất việc, chiếm 16,5%; 14,7 triệu người phải tạm nghỉ/
tạm ngừng sản xuất kinh doanh, chiếm 51,1%; 12,0 triệu người bị cắt giảm giờ
làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 42,7% và 18,9 triệu
lao động bị giảm thu nhập, chiếm 67,2% [11].
Lao động khu vực thành thị chịu thiệt hại nhiều hơn so với khu vực nơng
thơn. Có 46,2% lao động khu vực thành thị bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch
Covid-19 trong khi đó con số này ở nông thôn là 32,4% [8].
Biểu 1: Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực chia theo tình trạng tham
gia thị trường lao động, quý II và quý III năm 2021
Đơn vị tính: %
Gần một nửa số người đang có việc làm (48,7%) cho biết cơng việc của
họ gặp khó khăn do đại dịch (tăng gấp đôi so với quý trước, tăng 26,1 điểm
phần trăm). Hơn 2/3 tổng số người thất nghiệp (80,9%) cho biết công việc của
họ bị bệnh dịch gây hại (tăng 32,8 điểm phần trăm so với quý trước). Cuối cùng,
6
trong số 23,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên không tham gia hoạt động kinh tế,
14,5% cho biết phải chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch (tăng 10,7 điểm phần
trăm so với quý trước).
Lao động có việc làm trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu
ảnh hưởng ít nhất với khoảng một phần tư (26,4%) lao động trong khu vực này
chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch, tăng gần gấp 3 lần so với quý trước. Lao
động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực dịch vụ đều
có mức độ chịu tác động tiêu cực cao hơn nhiều, lần lượt là 53,9% và 62,7%,
tăng gấp 2 lần so với quý II năm 2021
2.3. Tình hình lực lượng lao động
Đến hết quý III năm 2021, tình hình bệnh dịch Covid-19 trở nên phức tạp
trên cả nước khiến việc giãn cách xã hội kéo dài, hàng loạt các doanh nghiệp,
dịch vụ không thiết yếu buộc phải đóng cửa làm số lượng lớn lao động bị ảnh
hưởng nặng nề. Nhiều người lao động bị buộc phải rời khỏi thị trường. Số người
tham gia lực lượng lao động quý III năm 2021 bị sụt giảm nghiêm trọng. Lực
lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III năm 2021 là 49,1 triệu người,
giảm 2,0 triệu người so với quý trước và giảm 2,2 triệu người so với cùng kỳ
năm trước. So với quý trước, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn giảm 1,4
triệu người (chiếm 4,4% tổng số lao động khu vực nông thôn); lực lượng lao
động ở khu vực thành thị giảm 583 nghìn người (chiếm 3,1% tổng số lao động
khu vực thành thị) [10].
Sự sụt giảm nghiêm trọng về số người tham gia lực lượng lao động trong
quý III năm 2021 làm tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong quý này xuống
thấp nhất trong 10 năm trở lại đây với 65,6%, giảm 2,9 điểm phần trăm so với
quý trước và giảm 3,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước
Biểu 2: Lực lượng lao động các quý, năm 2020 và 2021
Đơn vị tính: Triệu người
7
2.4. Tình hình lao động có việc làm
Kể từ khi dịch Covid-19 bắt đầu khởi phát cho đến nay, Việt Nam đã trải
qua 4 đợt bùng phát của đại dịch, trong đó đợt bùng phát thứ nhất và đợt thứ tư
ảnh hưởng nặng nề nhất đến thị trường lao động. Đợt dịch thứ tư kéo dài và
diễn biến phức tạp đã làm cho nhiều doanh nghiệp khơng cịn sức chống đỡ và
phải rời khỏi thị trường, hàng vạn lao động phải về quê do mất việc. Lao động
có việc làm trong quý III năm 2021 tiếp tục giảm sâu chưa từng thấy từ trước
tới nay, giảm gần 2,6 triệu người so với quý trước và giảm 2,7 triệu người so
với cùng kỳ năm trước. Số lượng lao động có việc làm quý III là 47,2 triệu
người, xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Biểu 3: Lao động có việc làm các quý, giai đoạn 2019-2020
Đơn vị tính: Triệu người
8
Trong quý III năm 2021, lao động có việc làm trong ngành nông, lâm
nghiệp và thủy sản đạt 14,5 triệu người, tăng 673,1 nghìn người so với quý
trước và tăng 479,0 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; ngành công nghiệp
và xây dựng là 15,7 triệu người, giảm 952,5 nghìn người so với quý trước và
giảm 960,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; ngành dịch vụ là 17,1 triệu
người, giảm 2,3 triệu người so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Giãn cách
xã hội kéo dài trong 3 tháng của quý III đã làm trầm trọng hơn thị trường lao
động và ảnh hưởng mạnh tới ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, số lao
động trong hai ngành này đều giảm mạnh chưa từng có trong nhiều năm gần
đây. Ngược lại, lao động trong ngành nông nghiệp lại có xu hướng tăng, trái
ngược với những xu hướng thường thấy trước đây, chủ yếu là do số lao động
mất việc tại các tỉnh thành phía Nam quay trở về địa phương và làm việc trong
ngành nông nghiệp [11].
Biểu 4: Lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế, quý III các năm 2019-2020
Đơn vị tính: Triệu người
Dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến khu vực chính thức làm số lao
động trong khu vực này giảm mà cịn lan rộng sang cả khu vực phi chính thức
khiến người lao động khơng cịn cơ hội tìm được việc làm phi chính thức như
thường thấy trước đây. Điều này dẫn đến, tình trạng nhiều người lao động
khơng thể tìm được việc làm, kể cả việc làm tạm thời trong giai đoạn này.
Trong quý III năm 2021, số lao động có việc làm chính thức là 15,1 triệu người,
giảm 468,9 nghìn người so với quý trước và giảm 657,0 nghìn người so với
9
cùng kỳ năm trước; số lao động có việc làm phi chính thức ngồi hộ nơng, lâm
nghiệp và thủy sản là 18,0 triệu người, giảm 2,9 triệu người so với quý trước và
giảm 2,7 triệu người so với cùng kỳ năm trước [9].
Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức quý III năm 2021 là 54,5%,
giảm 2,9 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 2,3 điểm phần trăm so với
cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lao động phi chính thức khu vực thành thị là 46,2%,
giảm 2,4 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 3,0 điểm phần trăm so với
cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 61,8%, giảm 2,9 điểm
phần trăm so với quý trước và giảm 1,0 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm
trước.
2.5. Tình hình lao động thiếu việc làm và thất nghiệp
2.5.1. Tình hình lao động thiếu việc làm
Thiếu việc làm trong độ tuổi quý III năm 2021 là hơn 1,8 triệu người,
tăng 700,3 nghìn người so với quý trước và tăng 620,0 nghìn người so với cùng
kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý III năm 2021
là 4,46%, tăng 1,86 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,74 điểm phần
trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi
ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 5,33% và
3,94%). Điều này khác với xu hướng thường quan sát được ở thị trường lao
động trong các quý trước với tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn
thường nghiêm trọng hơn so với thành thị [11].
Biểu 5: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động, các quý năm 2020 và
năm 2021
10
Trong ba khu vực kinh tế, lao động thiếu việc làm trong độ tuổi ở khu
vực dịch vụ quý III năm 2021 chiếm tỷ trọng cao nhất với 36,1% (tương đương
với hơn 666 nghìn người thiếu việc làm); khu vực cơng nghiệp và xây dựng với
35,0% (gần 646 nghìn người); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ
trọng thấp nhất với 28,9% (hơn 533 nghìn người). So với cùng kỳ năm 2020, số
lao động thiếu việc làm quý III năm 2021 ở khu vực dịch vụ tăng hơn 339 nghìn
người, khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng hơn 303 nghìn người. Thời gian
giãn cách xã hội kéo dài cùng với diễn biến phức tạp của đại dịch trong quý III
năm 2021 đã làm nhu cầu và mong muốn được làm thêm giờ của nhiều lao động
khu vực dịch vụ và khu vực công nghiệp và xây dựng tăng cao.
Thu nhập bình quân tháng của lao động quý III năm 2021 là 5,2 triệu
đồng, giảm 877 nghìn đồng so với quý trước và giảm 603 nghìn đồng so với
cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao hơn lao
động nữ 1,40 lần (6,0 triệu đồng so với 4,3 triệu đồng); thu nhập bình quân của
lao động ở khu vực thành thị cao hơn lao động ở khu vực nông thôn 1,35 lần
(6,2 triệu đồng so với 4,6 triệu đồng). Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã
tác động nghiêm trọng đến đời sống của người lao động. So với quý II năm
trước, quý đã từng chứng kiến mức thu nhập bình quân “bắt đáy” do thực hiện
cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16, mức thu nhập bình quân tháng của người lao
động trong q III năm nay thậm chí cịn thấp hơn nhiều (thấp hơn 329 nghìn
đồng). Đây là mức thu nhập thấp nhất được ghi nhận trong nhiều năm trở lại
đây.
11
Trong quý III năm 2021, hầu hết các ngành kinh tế đều ghi nhận mức sụt
giảm thu nhập bình quân của người lao động so với quý trước. Người lao động
làm việc trong khu vực dịch vụ bị giảm thu nhập nhiều nhất, với mức thu nhập
bình quân tháng là 6,2 triệu đồng, giảm khoảng 1,0 triệu đồng, tương ứng giảm
14,3% so với quý trước; lao động khu vực công nghiệp và xây dựng có mức thu
nhập bình qn là 5,8 triệu đồng, giảm 906 nghìn đồng, tương ứng giảm 13,5%
so với quý trước. Lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản khơng
cịn giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định như đã quan sát được trong nhiều quý
vừa qua mà cũng bắt đầu bị rơi vào sụt giảm. Thu nhập của lao động khu vực
này là 3,4 triệu đồng/người/tháng, giảm 340 nghìn đồng/người, tương ứng giảm
9,2% so với quý trước [11].
2.5.2. Tình hình lao động thất nghiệp
Trên phạm vi toàn quốc, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý
III năm 2021 là hơn 1,7 triệu người, tăng 532,2 nghìn người so với quý trước và
tăng 449,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ
tuổi lao động quý III năm 2021 là 3,98%, tăng 1,36 điểm phần trăm so với quý
trước và tăng 1,25 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp
trong độ tuổi của khu vực thành thị là 5,54%, tăng 2,18 điểm phần trăm so với
quý trước và tăng 1,60 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở mức 3,98% là mức tăng
cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, khiến cơ hội tìm kiếm việc làm của
người lao động càng khó khăn hơn. Trước khi đại dịch xảy ra, mặc dù có những
giai đoạn nền kinh tế phải đối mặt nhiều khó khăn nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn
chỉ tăng lên đến 2,82% (trong quý I năm 2011). Trong năm 2020 và 6 tháng đầu
năm 2021, mặc dù bị tác động nhiều bởi đại dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp cả
nước cũng vẫn dao động xung quanh con số 2%, với mức cao nhất được ghi
nhận trong quý II năm 2020 là 2,85% [10].
12
So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi
của nhóm khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật và nhóm sơ cấp ở quý III năm
2021 đều tăng, tương ứng là tăng 2,39 và 0,72 điểm phần trăm. Trong khi đó, tỷ
lệ thất nghiệp trong độ tuổi của nhóm lao động có trình độ từ trung cấp trở lên
giảm so với cùng kỳ năm trước (trung cấp giảm 2,53 điểm phần trăm; cao đẳng
giảm 3,66 điểm phần trăm; từ đại học trở lên giảm 1,79 điểm phần trăm). Thực
trạng này cho thấy lao động khơng có trình độ hoặc trình độ thấp gặp khó khăn
hơn về cơ hội việc làm so với lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cao hơn
khi đối mặt với cú sốc về kinh tế - xã hội.
Trong quý III năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 đến 24 tuổi)
là 8,89%, cao hơn cùng kỳ năm trước là 0,75 điểm phần trăm và cao gấp hơn
2,2 lần tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên
ở khu vực thành thị cao hơn gấp 1,8 lần ở khu vực nông thôn. Cụ thể, ở thành
thị, cứ 100 thanh niên trong độ tuổi 15-24 tham gia hoạt động kinh tế thì có
khoảng 13 người thất nghiệp, con số này ở khu vực nông thôn là 7 người. Tỷ lệ
thất nghiệp của thanh niên ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quý III năm 2021 là
15,12%, cao hơn 1,7 lần so với thành phố Hà Nội (8,85%) [9].
Trong quý III năm 2021, cả nước có gần 2,4 triệu người (chiếm 19,6%)
thanh niên 15-24 tuổi khơng có việc làm và khơng tham gia học tập, đào tạo,
tăng 642 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thanh niên không có việc
làm và khơng tham gia học tập, đào tạo ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực
thành thị, 21,0% so với 17,4% và ở nữ thanh niên cao hơn so với nam thanh
niên, 21,5% so với 17,8%.
Đợt bùng phát lần thứ tư của dịch Covid-19 đã gây sức ép nặng nề về mọi
mặt cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho thị trường lao động nói riêng.
Thực tế này đặt ra những thách thức lớn cho Chính phủ trong nỗ lực đạt được
các mục tiêu tăng trưởng năm 2021
13
3. Các thách thức xã hội đặt ra
Tình hình lao động, việc làm ở Việt Nam đã cho thấy lực lượng lao động
đang có chiều hướng giảm; tỷ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp còn cao do tác động
của đại dịch Covid-19. Tình trạng này gây ra nhiều tác hại xấu cho nền kinh tế
và xã hội, đặt ra các thách thức cần có những chính sách và xu hướng giải
quyết.
Tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Thiếu việc làm, thất
nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt
động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ
bản để phát triển kinh tế- xã hội. Thiếu việc làm, thất nghiệp tăng lên cũng có
nghĩa nền kinh tế đang suy thối- suy thối do tổng thu nhập quốc gia thực tế
thấp hơn tiềm năng; suy thối do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp
do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…). Thất nghiệp
tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến (bờ vực) của lạm phát. Theo
quy luật Okun: Nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng 1% thì GDP thực tế sẽ giảm 2,5% và
ngược lại.
Tác động đến đời sống của người lao động. Người lao động bị thất
nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập. Do đó, đời sống bản thân
người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự
đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp, trở lại thị trường lao động; con cái họ sẽ
khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi
dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần
cùng, đến chán nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng
tiếc…
Tác động đến trật tự xã hội. Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội
không ổn định; hiện tượng lãn cơng, bãi cơng, biểu tình địi quyền làm việc,
quyền sống… tăng lên: hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều như
trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; Sự ủng hộ của người lao động đối với
14
nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội,
thậm chí dẫn đến biến động về chính trị.
Tác động đến chính sách xã hội. Thất nghiệp làm tăng áp lực lên việc
bao phủ bảo trợ xã hội như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần phải đưa ra những chính sách hỗ trợ
người thất nghiệp, thiếu việc làm một cách toàn diện như giải quyết vấn đề việc
làm, học nghề,...
4. Chủ đề nghiên cứu
Các chủ đề nghiên cứu về lao động tại Việt Nam dưới góc độ xã hội học
có thể xem xét một số chủ đề dưới đây:
- Dịch vụ xã hội cho người lao động (dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sử dụng
bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, đào tạo nghề,...)
- Phân công lao động trên cơ sở giới trong gia đình
- Sự chuyển đổi nghề nghiệp của lao động trong gia đình
- Việc làm của nhóm yếu thế (người khuyết tật, người làm việc trong khu
vực phi chính thức, người di cư,...)
- Định hướng việc làm cho học sinh, sinh viên
- Đánh giá tác động của các tình hình xã hội đến việc làm (tác động của
đại dịch Covid-19 đến việc làm,...)
- Giải quyết việc làm (người thất nghiệp, lao động nông thôn,...)
…
PHẦN 2: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống an sinh xã hội ở nước ta hiện nay, bảo hiểm xã hội là một
trong 4 trụ cột quan trọng, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Thể hiện
cụ thể nhất ở Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban chấp hành
Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, nhấn mạnh việc đẩy nhanh
15
quá trình gia tăng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khu vực phi chính
thức. Theo đó, Nghị quyết chỉ rõ: “Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp theo tinh
thần Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/6/217 của Ban Chấp hành Trung ương
khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nghiên cứu thiết kế các gói
bảo hiểm xã hội ngắn hạn với mức đóng, mức hưởng, phương thức giao dịch
phù hợp với người lao động trong khu vực phi chính thức”. Trên thực tế, lĩnh
vực an sinh xã hội cho người lao động phi chính thức là một trong những vấn đề
được nhiều tác giả là các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách khai
thác dưới nhiều chiều cạnh. Lao động thuộc khu vực phi chính thức chiếm vị trí
quan trọng trong hệ thống thị trường lao động. Năm 2016, tổng số lao động phi
chính thức ở Việt Nam là hớn 18,01 triệu người, tăng 2,8% so với năm 2015;
trong đó nữ chiếm hơn 7,8 triệu người, tương đương 43,56%. Khu vực phi
chính thức có những đặc điểm dễ nhận thấy như: lao động có việc làm bấp
bênh, thiếu ổn định, khơng có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thỏa thuận
miệng, thu nhập thấp, thời gian làm việc dài, khơng đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, không chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác
cho người lao động.
Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam được thực hiện năm
2008 với mục tiêu hướng tới đời sống ổn định cho người lao động khơng nằm
trong nhóm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tạo sự bình đẳng về bảo hiểm xã
hội giữa những người lao động làm việc ở các khu vực kinh tế khác nhau. Tham
gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ 20 năm và đến tuổi hưu trí người lao động sẽ
nhận chế độ lương hưu hàng tháng và chế độ tử suất trong trường hợp rủi ro.
Như vậy, người lao động sẽ có một điểm tựa an sinh khi khơng cịn khả năng
lao động tạo thu nhập. Tuy nhiên, mặc dù số lượng lao động tham gia bảo hiểm
xã hội tự nguyện tăng hàng năm nhưng tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện vẫn ở mức thấp, năm 2017 chỉ đạt khoảng 227.000 người, chiếm 0,47%
lực lượng lao động trong độ tuổi. Đến cuối năm 2019, bảo hiểm xã hội tự
16