Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Vệ sinh tay thường quy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513 KB, 21 trang )

VỆ SINH TAY
THƯỜNG QUY


MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm, mục đích, tầm quan trọng của vệ sinh tay
2. Kể tên các loại vệ sinh tay, các chỉ định vệ sinh tay thường qui của nhân viên
y tế và phương tiện cần thiết cho vệ sinh tay thường quy
3. Minh họa được qui trình vệ sinh tay thường quy bằng nước với xà phòng và sát khuẩn tay
bằng dung dịch chứa cồn


KHÁI NIỆM
Vệ sinh tay chỉ ra các phương pháp làm sạch tay
- Rửa tay: Rửa tay với xà phòng thường (trung tính) và nước
- Rửa tay sát khuẩn: Rửa tay với xà phòng chứa chất sát khuẩn
- Chà tay bằng dung dịch chứa cồn (Hand rub)
- Rửa tay/sát khuẩn tay phẫu thuật: phương pháp mà phẫu thuật viên rửa tay sát
khuẩn hay chà tay bằng dung dịch chứa cồn trước khi phẫu thuật


MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN
TỚI VỆ SINH TAY
Xà phòng khử khuẩn (Antimicrobial soap): Là xà phòng ở dạng bánh hoặc
dung dịch có chứa chất khử khuẩn.
Xà phịng thường (Normal/Plain soap): Là hợp chất có hoạt tính làm sạch,
khơng chứa chất khử khuẩn.
Dung dịch vệ sinh tay chứa cồn (Alcohol-based handrub): Là chế phẩm vệ
sinh tay dạng dung dịch, dạng gel hoặc dạng bọt chứa cồn isopropanol, ethanol hoặc
n-propanol, hoặc kết hợp hai trong những thành phần này hoặc với một chất khử
khuẩn và được bổ sung chất làm ẩm, dưỡng da; được sử dụng bằng cách chà tay cho tới khi


cồn bay hơi hết, không sử dụng nước


MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN
TỚI VỆ SINH TAY
Vệ sinh tay (Hand hygiene): Là một thuật ngữ chung để chỉ hoặc rửa tay bằng
xà phòng thường, rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn hoặc chà tay bằng dung dịch vệ
sinh tay chứa cồn.
Rửa tay (Hand washing): Là rửa tay với nước và xà phòng thường.
Rửa tay khử khuẩn (Antiseptic handwash): Là rửa tay với nước và xà phòng
khử khuẩn


MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN
TỚI VỆ SINH TAY
Chà tay khử khuẩn (Antiseptic handrub): Là chà toàn bộ bàn tay bằng dung
dịch vệ sinh tay chứa cồn (không dùng nước) nhằm làm giảm lượng vi khuẩn có trên
bàn tay. Những chế phẩm vệ sinh tay chứa cồn thường chứa 60% đến 90% cồn
ethanol hoặc isopropanol hoặc kết hợp các loại cồn trên với một chất khử khuẩn khác.
Vệ sinh tay ngoại khoa (Surgical hand hygiene): Là rửa tay khử khuẩn hoặc
chà tay khử khuẩn được kíp phẫu thuật thực hiện trước mọi phẫu thuật nhằm loại bỏ
phổ vi khuẩn vãng lai và định cư trên tay (từ bàn tay tới khuỷu tay)


MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN
TỚI VỆ SINH TAY
Phổ vi khuẩn vãng lai (Transient flora): Là các vi khuẩn ở bề mặt da tay, chủ
yếu do ô nhiễm khi tay tiếp xúc với NB và bề mặt môi trường, dễ dàng loại bỏ bằng
vệ sinh tay thường quy.
Phổ vi khuẩn định cư (Resident flora): Là các vi khuẩn tồn tại và phát triển

trong tế bào biểu bì da tay, đồng thời cũng thấy ở bề mặt da tay và được loại bỏ (diệt
khuẩn) bằng vệ sinh tay ngoại khoa.
Vùng kề cận NB (Patient zone): Là vùng xung quanh NB như: giường bệnh,
bàn, ga trải giường, các dụng cụ thiết bị trực tiếp phục vụ người bệnh. Vùng kề cận
NB thường ô nhiễm các vi sinh vật có từ người bệnh




MỤC ĐÍCH VỆ SINH TAY
- Loại bỏ vết bẩn nhìn thấy bằng mắt thường trên bàn tay
- Phòng ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ cộng đồng vào Bệnh viện
- Ngăn ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ Bệnh viện ra cộng đồng
- Ngăn ngừa các nhiễm khuẩn người bệnh có thể mắc phải trong Bệnh viện


TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ
SINH TAY
• Bàn tay là phương tiện trung gian
• Bàn tay dễ dàng bị ơ nhiễm
• Vi khuẩn định cư
• Vi khuẩn vãng lai
• vệ sinh tay là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất


CHỈ ĐỊNH VỆ SINH TAY
1. Trước khi động chạm bệnh nhân
- Bắt tay, cầm tay, xoa trán trẻ, thăm khám
- Giúp nâng đỡ, xoay trở, dìu, tắm, gội, xoa bóp cho BN
- Bắt mạch, đo huyết áp, nghe phổi, khám bụng, ghi ECG



CHỈ ĐỊNH VỆ SINH TAY
2. Trước khi thực hiện thủ thuật hoặc quy trình sạch/vơ
khuẩn
- Đánh răng, nhỏ mắt cho bệnh nhân
- Tiêm, truyền, cho người bệnh uống thuốc.
- Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện chăm sóc, khám bệnh, điều
trị.
- Chăm sóc vùng da tổn thương, thay băng
- Đặt thơng dạ dày, thông tiểu, mở hệ thống dẫn lưu, hút


CHỈ ĐỊNH VỆ SINH TAY
3. Sau khi có nguy cơ tiếp xúc dịch cơ thể
- Vệ sinh răng miệng, nhỏ mắt, hút đờm cho người
bệnh
- Chăm sóc vùng da tổn thương, thay băng, tiêm dưới
da
- Lấy bệnh phẩm hoặc thao tác liên quan tới dịch cơ
thể, mở hệ thống dẫn lưu, đặt và loại bỏ ống nội khí
quản


CHỈ ĐỊNH VỆ SINH TAY
4. Sau khi động chạm BN
- Đánh răng, nhỏ mắt cho bệnh nhân
- Tiêm, truyền, cho người bệnh uống thuốc.
- Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện chăm sóc, khám bệnh,
điều trị.

- Chăm sóc vùng da tổn thương, thay băng
- Đặt thông dạ dày, thông tiểu, mở hệ thống dẫn lưu, hút


CHỈ ĐỊNH VỆ SINH TAY
5. Sau khi động chạm bề mặt xung quanh BN
- Động chạm vào giường, bàn, ghế xung quanh BN
- Đụng chạm vào các máy móc xung quanh giường BN
- Thay ga giường, thay chiếu
- Điều chỉnh tốc độ dịch truyền
- Đụng chạm bất cứ vật gì trong bán kính 1m quanh BN


PHƯƠNG TIỆN RỬA TAY
- Bồn rửa tay: Đủ sâu (50cm), khơng có góc, nhẵn, nghiêng về phía trũng bồn rửa tay Chiều
cao từ mặt đất lên mặt bồn rửa từ 65-80cm
- Vòi nước: Gắn cố định vào trong tường, chiều cao so với bề mặt của bồn
khoảng 25 cm. Nên sử dụng khố vịi tự động hoặc có cần gạt


PHƯƠNG TIỆN RỬA TAY
- Hệ thống nước: tốt nhất là nước máy
- Giá để xà phòng rửa tay: lắp đặt phù hợp với kích cỡ lọ chứa dung dịch rửa tay
- Khăn lau tay sử dụng 1 lần. Nếu có điều kiện có thể sử dụng khăn lau tay giấy
- Thùng đựng khăn đã sử dụng: Thiết kế sao cho thao tác bỏ khăn vào thùng
được dễ dàng, không phải đụng chạm tay vào nắp


QUI TRÌNH RỬA TAY BẰNG NưỚC
VÀ XÀ PHỊNG

Bước 1: Lấy 3 - 5ml dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và mu
hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho dung dịch và xà phòng dàn đều
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia và ngược lại
Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay
Bước 4: Chà mặt ngồi các ngón tay của bàn tay này vào lịng bàn tay kia
Bước 5: Dùng lịng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại
Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lịng bàn tay kia và ngược lại


QUI TRÌNH RỬA TAY BẰNG NưỚC
VÀ XÀ PHỊNG

Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian rửa tay tối thiểu là 30 giây



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×