Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Bài tập nhóm môn phương pháp nghiên cứu kinh tế đề tài tác động của việc tham gia kinh doanh đa cấp đến đời sống sinh viên đại học trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
-----***-----

BÀI TẬP NHĨM
MƠN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ
ĐỀ TÀI:TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA KINH DOANH ĐA CẤP
ĐẾN ĐỜI SỐNG SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. Nguyễn Thế Kiên

MÃ HỌC PHẦN :

INE1016 4

LỚP

QH 2021 E TCNH CLC 3

NHĨM THỰC HIỆN:

Nhóm 6

Hà nội, tháng 5 năm 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
-----***-----

ĐỀ TÀI:TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA KINH DOANH ĐA CẤP
ĐẾN ĐỜI SỐNG SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thế Kiên
MÃ HỌC PHẦN :

INE1016 4

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Võ Hoàng Dương

21050403

Bùi Mai Hương

21050447

Bùi Tùng Lâm

21050456

Trần Trung Hiếu

21050431


Nguyễn Thị Minh Châu 21050387

Hà nội, tháng 5 năm 2023

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoạn đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong tiểu luận là trung thực, khách quan. Các tư liệu được tham
khảo trong các tác phẩm nghiên cứu khác đều được trích dẫn trung thực.

TÁC GIẢ

3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... 3
MỤC LỤC ..................................................................................................................... 4
DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................................. 6
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ 7
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 9
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu ............................................................................... 9
2. Tổng quan về tài liệu ........................................................................................... 11
2.1. Những nghiên cứu về mơ hình kinh doanh đa cấp ..................................... 11
2.2.Các nghiên cứu về tác động của việc làm thêm đến đời sống sinh viên ..... 12
2.3.Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................ 15
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 16
3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 16

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 16
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 17
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 17
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 17
4.1.1. Phạm vi về nội dung .......................................................................... 17
4.1.2. Phạm vi về không gian nghiên cứu .................................................... 17
4.1.3. Phạm vi về thời gian nghiên cứu ....................................................... 17
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 17
5.1. Cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu.......................................................... 17
5.1.1. Lý thuyết hành vi hoạch định TPB (Theory of Planned Behavior) ... 18
5.1.2. Thuyết nhận thức rủi ro (TPR)........................................................... 21
5.2. Xác định mẫu .............................................................................................. 24
5.3. Phương pháp thu thập dữ liệu..................................................................... 24
5.4. Phương pháp phân tích số liệu (Phương pháp định lượng) ........................ 25
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ........................................... 26
MƠ HÌNH KINH DOANH ĐA CẤP ........................................................................ 26
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................... 26
1.1. Một số quan niệm về bán hàng đa cấp ....................................................... 27
1.2. Quá trình hình thành và phát triển hình thức bán hàng đa cấp trong hoạt
động thương mại ................................................................................................ 29
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển hình thức bán hàng đa cấp trong hoạt
động thương mại thế giới ............................................................................. 29
1.2.2. Hoạt động kinh doanh đa cấp tại Việt Nam ....................................... 31
2. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào kinh doanh đa cấp
................................................................................................................................. 33
3. Khái niệm "Đời sống sinh viên" ......................................................................... 34
4


3.1. Khái niệm "Đời sống" ................................................................................ 34

3.2. Đời sống sinh viên theo cách tiếp cận của bài nghiên cứu ......................... 34
4. Khái niệm "Tác động của kinh doanh đa cấp đến đời sống sinh viên” ............. 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG THAM GIA KINH DOANH ĐA
CẤP ĐẾN ĐỜI SỐNG SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .......... 35
1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 35
1.1. Phương pháp phân tích ............................................................................... 36
1.1.1. Phân tích Cronbach’s Alpha .............................................................. 36
1.1.1.1. Độ tin cậy của biến độc lập: ...................................................... 37
1.1.1.2. Độ tin cậy của biến phụ thuộc: .................................................. 38
1.1.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................... 38
1.1.2.1.Biến phụ thuộc (Hệ số tải) .......................................................... 39
1.1.2.2. Biến độc lập (hệ số tải) .............................................................. 40
1.1.3. Hồi quy tuyến tính bội: ...................................................................... 42
1.2. Tác động của việc tham gia kinh doanh đa cấp đến đời sống sinh viên .... 43
1.2.1. Đời sống vật chất ............................................................................... 43
1.2.2. Đời sống tình cảm và quan hệ trong đời sống của sinh viên ............. 45
1.2.3. Tác động đến khía cạnh tâm lý và tinh thần trong đời sống sinh viên
...................................................................................................................... 46
1.2.4. Tác động đến khía cạnh cảm xúc và trí tuệ trong đời sống sinh viên 46
1.2.5. Những hạn chế còn tồn tại từ kết quả nghiên cứu ............................. 47
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề này ............................................... 47
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VỀ VIỆC
THAM GIA KINH DOANH ĐA CẤP CỦA SINH VIÊN ...................................... 49
1. Bối cảnh xu hướng kinh doanh đa cấp trên thế giới và Việt Nam ...................... 49
2. Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực về việc tham gia kinh doanh đa cấp đến
đời sống sinh viên ................................................................................................... 50
2.1. Về phía sinh viên: ....................................................................................... 51
2.2. Về phía Nhà nước, trường học và các tổ chức: ......................................... 52
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 56

TÀI LIỆU TRONG NƯỚC .................................................................................... 56
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI ..................................................................................... 58

5


DANH MỤC VIẾT TẮT

TPB

Lý thuyết hành vi hoạch định
(Theory of Planned Behavior)

TRA

Lý thuyết về hành động hợp lý
(Theory of Reasoned Action)

PBC

Nhận thức kiểm soát hành vi
(Perceived Behavioural Control)

Ab

Thái độ đối với hành vi
(Attitude)

SN


Tiêu chuẩn chủ quan
(Subjective Norm)

BI

Ý định hành vi
(Behavioural Intention)

TPR

Thuyết nhận thức rủi ro
(Theory of Perceived Risk)

LML

Multi - level Marketing

KMO

Kiểm định Kaiser – Meyer – Olkin

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Mơ hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)

19


Bảng 1.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

22

Bảng 1.3: Tổng các nhân tố ảnh hưởng

23

Bảng 1.4: Mơ hình kinh doanh đa cấp

26

Bảng 2.1: Độ tin cậy của biến độc lập

38

Bảng 2.2: Độ tin cậy của biến phụ thuộc

39

Bảng 2.3: Hệ số tải của biến phụ thuộc

40

Bảng 2.4: Hệ số tải của biến độc lập

41

Bảng 2.5: Nhóm các nhân tố tác động đến đời sống sinh viên


42

Bảng 2.6: Hồi quy tuyến tính bội

43

Bảng 2.7: Bảng ANOVA

44

Bảng 2.8: Bảng COEFFICIENT

44

Bảng 2.9.1: Hệ số tương quan biến-tổng Corrected Item - Total correlation.

46

Bảng 2.9.2: Hệ số tương quan biến-tổng Corrected Item - Total correlation.

47

Bảng 2.9.3: Hệ số tương quan biến-tổng Corrected Item - Total correlation.

47

7


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hính 2.1: Tỷ lệ giới tính tham gia khảo sát

36

Hình 2.2: Tỷ lệ sinh viên từng độ tuổi tham gia khảo sát

36

Hình 2.3: Biểu đồ trịn mức thu nhập bình quân 1 tháng của sinh viên Đại học trên địa
bàn Hà Nội.

45

Hình 2.4: Biểu đồ trịn về tình trạng làm thêm của sinh viên đại học trên địa bàn Hà
Nội.

45

8


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của nghiên cứu
Trong q trình đổi mới nền kinh tế đất nước, việc du nhập hàng hóa nước ngồi

thì đi cùng theo sau là các hình thức bán hàng “phi truyền thống” mới lạ đã xâm nhập
mạnh vào Việt nam với tốc độ nhanh chóng. Từ khoảng năm 1998, phương thức bán

hàng theo mơ hình kinh doanh đa cấp đã du nhập vào Việt Nam. Sự bùng nổ và phát
triển nhanh chóng của mơ hình này khiến người tiêu dùng lo lắng, quan ngại và gây nên
sự lúng túng trong việc xây dựng, áp dụng chính sách cho các cơ quan quản lý. Cho dù
hình thức này còn khá mới mẻ nhưng đã biểu hiện ra rất nhiều hình thức khác nhau đối
với những đối tượng khác nhau. Đối tượng để những công ty sử dụng mơ hình kinh
doanh đa cấp vơ cùng đa dạng. Nếu như trước đây, đối tượng chủ yếu của các công ty
đa cấp là người đã đi làm hoặc về hưu thì hiện nay cịn được đặc biệt chú ý tới là thế hệ
các bạn sinh viên còn non dạ cả tin. Các bạn sinh viên là những con người trẻ cùng với
sự năng động, nhạy bén với công nghệ thông tin và những xu hướng mới trong xã hội.
Với tâm lý, nhu cầu của sinh viên về vấn đề như tiền bạc, niềm tin, muốn khẳng định
bản thân…. dựa vào đó đồng thời là lực lượng tiêu dùng lớn nên mới có chuyện xuất
hiện nhiều hình thức đa cấp lừa đảo này.
Trên thực tế, cách thức vận dụng phương thức bán hàng đa cấp của đa số các công
ty sử dụng đã tạo ra và phát sinh nhiều quan hệ phức tạp giữa doanh nghiệp và người
tham gia bán hàng đa cấp. Keep và Vander Nat, 2014 đã chỉ ra được rằng: Các công ty
tiếp thị đa cấp sử dụng con người thay vì các cửa hàng bán lẻ để bán sản phẩm của họ
cho khách hàng. Việc này đặt trách nhiệm bán hàng vào tay các mạng lưới phân phối
độc lập. Vì những vấn đề khẩn cấp, cần thiết như trên, Quốc hội đã thơng qua Luật Cạnh
tranh có nội dung quy định cấm bán hàng theo mơ hình đa cấp bất chính. Bên cạnh đó,
Nghị định số 110/2005/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 24/8/2005 cũng có chi
tiết quy định về mơ hình bán hàng này. Thế nhưng, với những quy định được ban hành
trong bộ Luật cạnh tranh cùng Nghị định 110, các công ty kinh doanh đa cấp vẫn gia
tăng, có hoạt động lừa đảo. Theo thống kê của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp, tổng
doanh thu bán hàng đa cấp năm 2020 đạt khoảng 15.538 tỷ đồng, tăng hơn 2.863 tỷ
đồng theo cách khác tăng 22.8% so với năm 2019. Trong 06 tháng đầu năm 2021, tổng
9


doanh thu bán hàng đa cấp đạt khoảng 9.300 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm
2021. Hiện hoạt động kinh doanh đa cấp đã thu hút nhiều người tham gia đặc biệt một

số bộ phận đông đảo là các sinh viên, học sinh.
Nhiều bộ phận sinh viên nói chung và sinh viên theo học tại trường Đại học Kinh
tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội nói riêng chưa thực sự nhận thức đầy đủ về tác động hai
mặt của việc kinh doanh này đến đời sống cá nhân. Đặc biệt, vấn đề này có thể tác động
trực tiếp đến việc học tập và việc làm sau này của sinh viên. Thế nhưng, số lượng nghiên
cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế, chưa thật sự phổ biến. Theo nghiên cứu thuộc về
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ đối với sinh viên Đại học quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh đã đưa ra rằng việc tham gia các hoạt động kinh doanh đa cấp sẽ ảnh
hưởng ít nhiều tới đời sống về cả vật chất lẫn tinh thần sinh viên trong cả hai phương
diện tích cực lẫn tiêu cực. Tác động tích cực có thể kể đến như về thu nhập, kỹ năng
mềm……Với tác động tiêu cực thì nhiều hơn đáng kể hơn về mọi mặt chẳng hạn như
học tập, tâm lý, tinh thần hay các mối quan hệ xã hội. Nhưng với việc bài nghiên cứu
từ 2018 với việc phạm vi ở khu vực Hồ Chí Minh thì chỉ giới hạn ở khu vực đấy nên
quan niệm cũng như hiểu biết của sinh viên ở HCM sẽ rất khác so với sinh viên ở Hà
Nội. Đã qua 5 năm nên thời thế đã có thể thay đổi đi rất nhiều, chưa kể cịn có sự kiện
lớn ảnh hưởng tồn nước CoVid-19 đã làm nền kinh tế Việt Nam ta nhiều biến động.
Mục tiêu được nhóm đề ra khi làm bài nghiên cứu này là có cái nhìn tồn diện
nhất về các mơ hình kinh doanh đa cấp bất chính, từ đó có những tổng kết, đánh giá rút
ra từ thực tiễn các vụ bán hàng đa cấp trái phép có ảnh hưởng xấu đến sinh viên thuộc
địa bàn Hà Nội giai đoạn gần đây. Đồng thời cũng củng cố và làm nổi bật lên các yếu
tố có mức ảnh hưởng mạnh, tích cực lên việc sẵn sàng gia nhập của sinh viên. Từ đó để
có những đề xuất thích hợp cho vấn đề này, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “TÁC
ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA KINH DOANH ĐA CẤP ĐẾN ĐỜI SỐNG SINH
VIÊN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI". Xét về cả mặt lý luận và thực tiễn, vấn
đề này có chiều sâu, tính thời sự và độ nhận thức cao.

10


2.


Tổng quan về tài liệu
2.1. Những nghiên cứu về mô hình kinh doanh đa cấp

Hoạt động “kinh doanh đa cấp” vốn được đánh giá cao ở nhiều quốc gia trên thế
giới, song khi bắt đầu du nhập vào Việt Nam đầu thế kỉ XX, hoạt động kinh doanh này
bị biến tướng gây nhiều ý kiến tiêu cực trong cộng đồng. Xét về bản chất, kinh doanh
đa cấp không hề xấu vì đây chỉ là một loại hình kinh doanh thu về nhiều lợi nhuận. Do
sự hiểu biết của mọi người chưa thực sự sâu sắc về kinh doanh đa cấp khi loại hình này
du nhập về Việt Nam, cùng với đó là việc lợi dụng kẽ hở của loại hình này cũng như là
pháp luật nên mới dẫn đến việc như trên. Cho đến hiện tại, số lượng cơng trình nghiên
cứu, bài viết về hành vi đa cấp bất chính cũng đáng kể. Nhìn chung, các nghiên cứu đề
chỉ ra bản chất pháp lý của việc bán hàng đa cấp và bán hàng đa cấp bất chính, cũng
như bàn luận, phân tích và đánh giá. Trong đó, nhóm đã lựa chọn tham khảo một số
cơng trình nổi bật như:
Một là, Ninh Thị Phương (2012), Pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính ở Việt
Nam. Luận văn thạc sĩ Luật Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn này nghiên
cứu, làm sáng tỏ vấn đề xoay quanh bán hàng đa cấp bất chính và pháp luật của nước ta
về vấn đề này. Tác giả đã phân tích, từ đó đánh giá thực trạng pháp luật hiện tại cũng
như thực tiễn áp dụng đối với bán hàng theo mô hình đa cấp ở Việt Nam. Trên cơ sở
đó, tác giả cũng xây dựng hệ thống những giải pháp, phương pháp bổ trợ để hoàn thiện
pháp luật hơn. Đây là cơng trình nghiên cứu đầy đủ và được cho là hoàn thiện nhất về
pháp luật bán hàng đa cấp bất chính.
Hai là, Nguyễn Văn Vinh (2016), Thực trạng vi phạm pháp luật về kinh doanh đa
cấp ở Việt Nam và giải pháp khắc phục. Tạp chí Khoa học giáo dục Cảnh sát nhân dân
số 83. Đây là một bài viết khá hay và mới, bài viết này đã đề cập đến các nguyên nhân
gây ra sự vi phạm trong lĩnh vực bán hàng đa cấp từ đó đề xuất ra các giải pháp hồn
thiện. Căn cứ vào đó, tác giả có thể vận dụng triển khai thêm một số ý vào phần thực
trạng và giải pháp của bài nghiên cứu của mình để bài nghiên cứu hồn thiện hơn.
Ba là, Hồ Thị Ngọc Ánh, bài NCKH “Phòng tránh rủi ro trong giao kết và thực

hiện hợp đồng bán hàng đa cấp theo pháp luật Việt Nam” (2019). Bài nghiên cứu đã
nêu ra cái nhìn bao quát về các hoạt động bán hàng đa cấp, đồng thời đưa ra kết luận,
11


đánh giá vấn đề để từ đó xây dựng lên những đề xuất thích hợp cho việc hồn thiện các
quy định pháp luật. Tác giả cũng chỉ rõ ra những bất cập của pháp luật và thực tiễn thực
thi, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện và nâng cao hiệu quả khi giao kết và
thực hiện giao kết hợp đồng bán hàng đa cấp.
Trên đây mới chỉ là một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu mà nhóm lựa chọn
tham khảo, vẫn cịn rất nhiều tác phẩm khác về mảng kinh doanh theo mơ hình đa cấp.
2.2.Các nghiên cứu về tác động của việc làm thêm đến đời sống sinh viên
Một là, Hana Maharani Fahimah, Aniek Hindrayani, Jonet Ariyanto Nugroho
trường Đại học Sebelas Maret (2021), Consequences of Student Part-Time Employment
(Case Study of Sebelas Maret University Student). Mục đích của bài báo là đánh giá hậu
quả của việc sinh viên tham gia vào việc làm bán thời gian trong quá trình học tập. Dữ
liệu nghiên cứu thực tiễn được điều tra thông qua một cuộc khảo sát trên Google Forms
đối với tất cả sinh viên - những người vừa học vừa làm bán thời gian của Đại học Sebelas
Maret trong 2 năm 2015 và 2016. Giống như nhiều nghiên cứu trước đó, cuộc khảo sát
cho thấy một số việc làm bán thời gian mà sinh viên thương hay lựa chọn tham gia khi
trong những năm học đại học. Ngồi ra, thơng qua bài nghiên cứu cũng thấy được rằng
một số sinh viên dành nhiều thời gian hơn cho công việc làm thêm họ đã chọn so với
các lớp học cố định theo thời gian biểu. Một phát hiện chính tạo nên điểm khác biệt cho
bài nghiên cứu là những công việc bán thời gian mang lại ảnh hưởng tích cực là cải
thiện và nâng cao những kỹ năng mềm thông dụng, mối quan hệ xã hội, nâng cao các
kỹ năng và sự tự tin, đồng thời tăng cường hiểu biết về cách thức hoạt động của các
doanh nghiệp cho sinh viên; tuy nhiên đối với thành tích học tập thì kết quả hồn tồn
trái ngược. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy rằng sinh viên tiếp tục tham gia vào các công
việc bán thời gian với số lượng đáng kể; thậm chí đối với một số sinh viên, học tập gần
như là một hoạt động phụ. Nhóm tác giả đã chỉ ra bản chất của những tác động nói trên.

Bài viết có giá trị trong việc làm rõ bản chất và nguyên nhân dẫn đến những tác động
hai chiều cho những sinh viên đang đi làm thêm; từ đó khẳng định những kỹ năng liên
quan đến quản lý thời gian, hay những kỹ năng mềm khó tìm thấy trên bất cứ giảng
đường nào cần được đưa vào trong khóa học.

12


Hai là, C. Ngoc Ha, N. Trang Thao, T. Dinh Son, Ton Duc Thang University,

Vietnam (2016), Student Part-time Employment: Case Study at Ton Duc Thang
University in Vietnam. Bài nghiên cứu này trình bày kết quả khảo sát việc làm bán thời
gian của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng - Việt Nam; trong đó làm rõ nhu
cầu và thực trạng việc làm bán thời gian cũng như tác động của việc làm bán thời gian
việc làm đối với kết quả học tập của nhóm đối tượng sinh viên được khảo sát. Đặc biệt,
bài viết này nhận thấy rằng nhu cầu đối với công việc bán thời gian của sinh viên phụ
thuộc vào tuổi tác, khóa học và chuyên ngành của người học. Xét đến lý do khiến sinh
viên tìm đến những công việc bán thời gian chủ yếu là để kiếm thêm thu nhập. Ngồi
ra, bài nghiên cứu cịn cho thấy được đa số sinh viên chọn những công việc đơn giản,
không yêu cầu kinh nghiệm làm việc, không địi hỏi chun mơn và trình độ học vấn
cũng như tay nghề cao, nên không những không nâng cao được kết quả học tập của sinh
viên, thậm chí cịn đem lại nhiều tác động tiêu cực đối với bộ phận sinh viên chọn công
việc bán thời gian là chuyển phát, giao hàng hay công việc phát tờ rơi. Những phát hiện
của bài nghiên cứu trên, bên cạnh việc giúp ban lãnh đạo trường Đại học Tôn Đức
Thắng xây dựng các mơ hình hỗ trợ và quản lý việc làm thêm cho sinh viên một cách
hiệu quả, mà còn là nguồn tài liệu tham khảo cực kỳ hữu ích cho các nhà nghiên cứu
khoa học xã hội trên thế giới đối với trường hợp ở Việt Nam, nơi mà tại thời điểm nhóm
tác giả tiến hành khảo sát và làm nghiên cứu chưa có một nghiên cứu nào liên quan đến
sinh viên tham gia thời gian việc làm được công bố quốc tế.
Ba là, ThS Nguyễn Văn Nên (2019), Tác động của việc làm thêm đến kết quả học

tập của sinh viên khối ngành Kinh tế khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một
nghiên cứu được tiến hành để đo lường tác động của việc làm bán thời gian đến thành
tích học tập của sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành Kinh tế tại thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy đa biến và ước lượng OLS trên
405 quan sát được khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh thơng qua việc chọn mẫu ngẫu
nhiên. Nghiên cứu cho thấy rằng loại cơng việc làm thêm, thời gian làm việc, mức
lương, tính linh hoạt của công việc và khoảng cách đi lại đến nơi làm việc là những yếu
tố liên quan đến tác động của việc làm thêm đến thành tích học tập của sinh viên. Ngoài
ra, yếu tố hỗ trợ từ gia đình và cơ sở vật chất của trường học cũng được tính đến trong
mơ hình như những biến bổ sung để tăng tính phù hợp của nghiên cứu. Kết quả nghiên
13


cứu cho thấy rằng việc làm bán thời gian có tác động tiêu cực đến thành tích học tập
của sinh viên. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy rằng khai thác triệt để các lợi ích
từ việc làm bán thời gian có thể giúp sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành Kinh tế, nâng
cao tiềm năng phát triển, giá trị cá nhân và cải thiện chất lượng học tập và cuộc sống.
Cuối cùng, nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị để giúp sinh viên đảm bảo thành
tích học tập trong quá trình làm bán thời gian.
Bốn là, Nguyễn Thị Anh Thư và Trương Thị Ngọc Điệp (2021), Nhận thức của
sinh viên về tác động của việc làm thêm đối với các hoạt động học tập và sinh hoạt:
Trường hợp của sinh viên ngoại ngữ, trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu này tập
trung khảo sát tình trạng và tác động của việc làm thêm đối với sinh hoạt và học tập của
sinh viên Khóa 43-45, Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Cần Thơ. Tổng số đối tượng
được khảo sát là 275 sinh viên đang hoặc đã từng làm thêm. Kết quả cho thấy việc làm
thêm là một hoạt động phổ biến và có ảnh hưởng cả 2 mặt tích cực và tiêu cực đến đời
sống của sinh viên. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng những tác động tích cực xuất phát hoạt
động sinh hoạt thay vì hoạt động học tập như có thêm tiền chi tiêu cho cá nhân, tận dụng
tối đa thời gian rảnh rỗi, có tiền đi học thêm, học cách quản lý thời gian học tập hợp lý
hơn, và thực hành được những kiến thức đã học ở trường. Tuy nhiên, việc làm thêm

cũng mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động học tập và sinh hoạt, trong
đó ảnh hưởng sâu sắc nhất là đối với sức khỏe của sinh viên, bao gồm khơng ngủ đủ
giấc (7 đến 8 giờ/ngày), khơng có thời gian nghỉ trưa, khơng ăn uống điều độ. Ngồi ra,
việc làm thêm với thời lượng càng nhiều (từ 2 giờ/ngày trở lên) thì những ảnh hưởng
xấu đấy càng được nhân lên. Để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc làm thêm đối với
hoạt động học tập và sinh hoạt, các giải pháp phổ biến mà sinh viên đề xuất bao gồm
chú ý đến chế độ ăn uống, ngủ đủ giấc (7 đến 8 giờ/ngày), tránh công việc làm thêm
nặng nhọc, chọn công việc liên quan đến chuyên ngành, và lập kế hoạch học tập và làm
thêm mỗi tuần. Nhóm nghiên cứu đã tham khảo và phát triển một số các kết quả và giải
pháp mà bài nghiên cứu trên đề ra.

14


2.3.Khoảng trống nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa hiện nay cùng với sự
phát triển của cuộc cách mạng chuyển đổi số và bước nhảy vọt về cơng nghệ thơng tin,
mơ hình kinh doanh đa cấp được áp dụng tại nhiều công ty ở Việt Nam nhằm mục đích
kinh doanh hiệu quả. Song, vẫn cịn một số hành vi đa cấp bất chính đang tồn tại. Bên
cạnh đó, một phần là do người dân chưa có cái nhìn thực sự sâu sắc về loại hình kinh
doanh này dẫn đến việc lầm tưởng nó là một hành động xấu. Đây vốn là một đề tài đáng
được quan tâm nhưng lại ít được nghiên cứu đến. Số liệu thống kê tỷ lệ sinh viên đang
theo học tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội về nhận thức được tác
động của kinh doanh đa cấp lại khơng nhiều, có thể nói là khan hiếm và chưa có một
thống kê chính thức nào được thực hiện, cơng bố. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu
chỉ tập trung vào nội dung những quy định của pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp,
hành vi bán hàng đa cấp bất chính, thực trạng và đề xuất giải pháp. Nhận thấy sự đây
chính là một cơ hội tốt để nhóm tác giả đi vào tìm hiểu và phân tích đề tài nhưng đồng
thời cũng là một khó khǎn cho nhóm tác giả vì kẻ thù học it thành quả của những người
đi trước.

Với bài nghiên cứu này được đề ra sẽ đi sâu vào nghiên cứu một bộ phận sinh viên
ở Hà Nội với câu hỏi rằng tác động của việc tham gia hoạt động kinh doanh đa cấp sẽ
ảnh hưởng mức độ nào ở một số vấn đề cơ bản trong đời sống của sinh viên. Để từ đó
tổng kết đánh giá với một góc nhìn bao quát tổng thể hơn về thực trạng này đồng thời
đề xuất những biểu hiện tích cực và giảm thiểu được tối đa mặt tiêu cực đang hiện có
đối với đề tài này.
Vì vậy, nghiên cứu này nhằm hướng tới sự tác động của hoạt động kinh doanh bán
hàng đa cấp tới đời sống sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội với những mục tiêu
cụ thể sau:
-

Hiểu biết hơn về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

-

Tác động mặt của những công việc kinh doanh đa cấp đến đời sống cá nhân, đặc
biệt là việc học tập và việc làm sau này.
Những mục tiêu của nghiên cứu trên kỳ vọng sẽ cung cấp cho những nhà nghiên

cứu và những người quan tâm một cái nhìn cụ thể về kinh doanh đa cấp, hoạt động kinh
15


doanh ảnh hưởng thế nào tới đời sống sinh viên tại thành phố Hà Nội và họ có nhận
thức, phản ứng, hành động ra sao trước loại hình kinh doanh lơi cuốn này. Từ đó, nhóm
đưa ra những đề xuất, định hướng cho bản thân sinh viên học tập và phát triển nghề
nghiệp bản thân sau này.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

-

Tìm hiểu tác động của việc tham gia vào mơ hình kinh doanh đa cấp đến đời sống

sinh viên. Nghiên cứu này có thể nhằm giúp xác định tính khả thi; những lợi và hại của
việc tham gia vào mơ hình kinh doanh đa cấp đối với sinh viên.
-

Đánh giá ảnh hưởng của nó đến sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của sinh

viên, cũng như những ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội và tâm lý của sinh viên.
-

Kết quả của nghiên cứu này có thể được sử dụng để cung cấp thông tin và tư vấn

cho sinh viên và người tham gia trong ngành kinh doanh đa cấp, cũng như giúp định
hướng cho các chính sách và quy định liên quan đến kinh doanh đa cấp trong lĩnh vực
giáo dục, đặc biệt là trong các trường đại học và cao đẳng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Đầu tiên, nhóm đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu về các vấn đề mặt lý luận liên quan

đến đề tài gồm:
+

Tìm hiểu tổng quan khái lược về mơ hình kinh doanh đa cấp.


+

Q trình hình thành phát triển và khái qt thực trạng của mơ hình kinh

doanh đa cấp ở môi trường quốc tế và Việt Nam hiện nay.
+

Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào kinh doanh đa

cấp của sinh viên.
-

Tiếp theo, nhóm đặt nhiệm vụ nghiên cứu về thực trạng nhận thức và tác động của

việc tham gia vào mô hình kinh doanh đa cấp của sinh viên bao gồm:
+

Thực hiện khảo sát lấy số liệu từ sinh viên của một số trường Đại học trên

địa bàn Hà Nội và phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu đã thu thập về tác động của việc
tham gia mơ hình kinh doanh đa cấp đến đời sống.
16


+

Đánh giá những kết quả phân tích được, rồi rút ra kiến nghị và giải pháp để

giúp sinh viên có thể tham gia vào mơ hình kinh doanh đa cấp một cách an toàn và hiệu
quả.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các sinh viên thuộc các trường Đại học trên địa bàn Hà
Nội về kinh doanh đa cấp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

4.1.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu và tìm hiểu về tác động của việc tham gia vào kinh
doanh đa cấp tới đời sống các sinh viên thuộc các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội
4.1.2.

Phạm vi về không gian nghiên cứu

Đề tài tập trung ở phạm vi không gian là địa bàn Hà Nội, cụ thể là các trường Đại
học.
4.1.3. Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Về phạm vi thời gian, đề tài chủ yếu nghiên cứu thực trạng hiện nay và số liệu một
số năm gần đây, cụ thể là từ năm 2021 – 2023
5.

Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu

Đời sống mỗi người được định hình, tạo nên và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác
nhau. Trong đó, thái độ, cách nhìn nhận của mỗi người với sự vật, sự việc diễn ra hàng
ngày đóng vai trị lớn trong việc quyết định đời sống một người như thế nào. Thái độ

của mỗi người ảnh hưởng đến nhận thức của cá nhân đó đến vấn đề được đưa ra. Sẽ có
hai trường hợp xảy ra, nếu người ta có q trình nhận thức, xác nhận vấn đề này tốt thì
sẽ có thái độ tích cực và ủng hộ. Ngược lại, nếu bản thân người ta nhìn vấn đề dưới góc
nhìn xấu, tiêu cực thì dù vấn đề có tốt đến đâu cũng chỉ được người ta đánh giá là xấu,
khơng có gì tốt đẹp. Khi có thái độ nhìn nhận vấn đề và từ đó có nhận thức mang tính
chất tiêu cực hay tích cực, đời sống và hành động của một người hồn hồn tồn có sự
17


tác động và ảnh hưởng. Có thể nói, nhận nhận thức và hiểu biết về kinh doanh đa cấp
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ và quan điểm của từng sinh viên khi tham gia vào
mơ hình này, từ đó cũng có sự ảnh hưởng tới đời sống của mỗi sinh viên.
5.1.1.

Lý thuyết hành vi hoạch định TPB (Theory of Planned Behavior)

Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) chia việc một người hình thành suy nghĩ,
hành động ra thành 3 yếu tố là thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi và chuẩn mực chủ
quan. Thái độ của một người bao gồm niềm tin, các giá trị và cảm xúc được bộc lộ qua
quan điểm của người đó về hành vi của họ. Một quan điểm phổ biến là ảnh hưởng của
xã hội, gia đình và bạn bè đối với hành vi của người biểu diễn được xác định bởi sự
đồng thuận xã hội và áp lực của bạn bè. Kiểm soát hành vi là khả năng và niềm tin để
kiểm soát hành vi của một người trong các tình huống khác nhau.
Lý thuyết hành vi hoạch định cho rằng yếu tố quan trọng nhất trọng việc dự đoán
hành vi của một người là ý định của người đó. Ý định nảy sinh từ sự tác động lẫn nhau
của thái độ, ý kiến phổ biến và các yếu tố kiểm sốt hành vi. Nếu người biểu diễn có ý
định rõ ràng để thực hiện một hành động và có khả năng kiểm sốt hành vi của mình,
thì nhiều khả năng họ sẽ thực hiện hành động đó.
Lý thuyết hành vi hoạch định là một phần mở rộng của một lý thuyết trước đó
được gọi là Lý thuyết hành động hợp lý, nó bao gồm thái độ và quan niệm chủ quan là

yếu tố chính chi phối ý định (kế hoạch hành động), nhưng khơng chứa đựng yếu tố kiểm
sốt hành vi. Yếu tố kiểm soát hành vi được Ajzen bổ sung để giải thích cho trường hợp
khi cá nhân thiếu một số điều kiện cần thiết để thực hiện kế hoạch hành động của mình
(chẳng hạn như khơng có truy cập Internet tốc độ cao để lướt web). Về cơ bản, lý thuyết
TPB mở rộng hơn của lý thuyết TRA (lý thuyết về hành động hợp lý - Theory of
reasoned action) với việc thêm một thành phần mới với tên gọi là nhận thức kiểm soát
(Perceived Behavioural Control-PBC) bên cạnh Thái độ đối với hành vi (Attitude-Ab)
và chuẩn chủ quan tức là ý kiến tham khảo của những người xung quanh (Subjective
Norm -SN). TPB với việc bổ sung là nhận thức kiểm soát (PBC) đã chứng minh được
giá trị và sự hiệu quả trong hàng loạt các nghiên cứu về tâm lý liên quan đến hành vi
của con người.
18


TPB được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, tài chính, mơi
trường và quản lý để hiểu và dự đoán hành vi của người thực hiện và thiết kế các chiến
lược tác động phù hợp.

Bảng 1.1: Mơ hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)
Thái độ đối với hành vi (Ab)
Đầu tiên, thái độ của một cá nhân có thể là thiện chí hoặc khơng thiện chí đối với
kết quả của hành vi cụ thể (Ajzen, 1991). Yếu tố quan trọng quyết định thái độ hành vi
(Ab) là kết quả dự kiến từ hành động. Đánh giá được đo là khả năng xảy ra của kết quả
khi hành động được thực hiện và giá trị đánh giá là khả năng của kết quả này. Theo
Ajzen và Fishbein, những suy nghĩ không nảy sinh trong tâm trí của người dân sẽ khơng
ảnh hưởng đến hành vi. Vì vậy, phương pháp tiếp cận đo lường thái độ đối với hành vi
theo Fishbein tập trung vào những suy nghĩ về kết quả tích cực hoặc tiêu cực nổi bật
nhất trong tâm trí của các cá nhân khi họ có ý định thực hiện một hành vi nào đó.
Nhận thức kiểm sốt hành vi (PBC)
Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) PBC là biến mới nhất được đưa vào, đại diện

cho niềm tin về khả năng dễ dàng hay khó khăn để thực hiện một hành vi. Đo PBC bằng
niềm tin về việc kiểm sốt thơng qua khai thác các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi hoặc
ức chế (cả hai bên – khả năng, kỹ năng, sự tự tin và các yếu tố bên ngoài – sự sẵn có
của nguồn lực cần thiết, cơ hội điều kiện; và sức mạnh nhận thức của từng yếu tố kiểm
19


soát. Các đo lường về PBC cũng dựa trên các niềm tin nền tảng nổi bật, được gọi là
niềm tin kiểm sốt. Niềm tin kiểm sốt có thể được đo lường gồm: các yếu tố hỗ trợ
hành động, ví dụ: Bao nhiêu kiến thức về mua và bán cổ phần ứng dụng trợ giúp cho
việc tự tin đầu tư cổ phiếu, và khả năng kiểm soát việc tiếp cận hành vi, ví dụ: khả năng
đặt lệnh đầu tư cổ phiếu dễ dàng.
Tiêu chuẩn chủ quan (SN)
SN là ý kiến của những người xung quanh đại diện cho áp lực mà cá nhân cảm
nhận từ những cảm nhận của những người khác có tác động quan trọng về việc chấp
nhận hay không chấp nhận về việc thực hiện hành vi. SN được đo lường bởi các niềm
tin chung về sự tham khảo bao gồm tính khả thi của những người tham khảo nắm giữ
niềm tin chung và động lực của người thực hiện hành động để phù hợp với cảm nhận
của người tham khảo. Các ý kiến của những người xung quanh (SN) cũng dựa trên niềm
tin nổi bật, được gọi là bản quy phạm niềm tin, về việc những người có khả năng ảnh
hưởng quan trọng nghĩ rằng người trả lời nên hay không nên làm một hành vi cụ thể
nào đó.
Ý định hành vi (BI) và các yếu tố chi phối ý định hành vi (BI)
Ba thành phần: thái độ (Ab), chuẩn chủ quan (SN), và PBC là các động lực tác
động đến ý định hành vi (BI – behavioural intention) cho thấy mức độ một người sẵn
sàng để thử và làm thế nào họ cố gắng thực hiện một hành vi nhất định. Ban đầu, lý
thuyết hành động hợp lý (TRA) giả định rằng hành vi của con người là dưới sự kiểm
sốt của ý chí, và trong trường hợp có ý định một mình có thể dự đoán hành vi. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp, khi hành vi quan tâm vẫn không thể được thực hiện,
TPB thừa nhận rằng PBC tác động ảnh hưởng.

5.1.2.

Thuyết nhận thức rủi ro (TPR)

Trong tiếng Anh, thuyết nhận thức rủi ro được gọi là Theory of Perceived Risk
Lý thuyết nhận thức rủi ro (TPR) được phát triển từ những năm 1960 và 1970, bởi
các nhà tâm lý học và nhà tiếp thị như Neil W. Cuyler, Paul Slovic và Baruch Fischhoff.

20



×