Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Hướng dẫn dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 80 trang )

EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

DINH DƢỠNG CHO TRẺ NHỎ

HƯỚNG DẪN
DINH DƯỠNG

Tài liệu lưu hành nội bộ
Thực phẩm Cộng đồng – 12/12/2016


EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

TRƢỞNG DỰ ÁN

TS. Lê Ngọc Liễu

HIỆU ĐÍNH
TS. Nguyễn Quốc
Thục Phƣơng

TS. Trịnh
Thụy Khanh

Ths. Trần Thị
Ngọc Mai

Nguyễn Thị
Minh Hiếu



Dự {n “Thực phẩm Cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học
v| thường thức về thực phẩm cho cộng đồng Việt Nam.


EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

BIÊN DỊCH

Trần Lê
Kim Ngọc

Ths. Lê Thị
Thanh Vân

Đỗ Ngọc
Hoàng Yến

Trần Huỳnh Nhƣ

Trƣơng Bùi
Thanh Thúy
Vy

Hồ Thị
Minh Phƣơng
Hoàng Thị Nhƣ
Quỳnh

BIÊN TẬP - THIẾT KẾ
Huỳnh


Hoàng Thị

Trƣờng Giang

Mỹ Hạnh


EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

Thực phẩm Cộng đồng
Facebook.com/ThucPhamCungCongDong

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. THÀNH PHẦN DINH DƢỠNG CHÍNH CHO TRẺ NHỎ
........................................................................................................... 2
1.

CÁC LOẠI NGŨ CỐC ........................................................................... 2

2.

RAU CỦ QUẢ ......................................................................................... 4

3.

TRÁI CÂY................................................................................................ 4

4.


CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA ................................................................... 5

5.

PROTEIN (ĐẠM) ................................................................................... 6

CHƢƠNG II. ĐỒ UỐNG KHÁC NGỒI SỮA MẸ ................................. 8
1.

SỮA BỊ .................................................................................................... 8
1.1. Tại sao các chuyên gia khuyên trẻ nên uống sữa bò? .......................... 8
1.2. Khi nào thì nên bắt đầu cho trẻ uống sữa bò. ....................................... 8
1.3. Trẻ nên uống bao nhiêu sữa? ............................................................... 9
1.4. Con tơi khơng thích sữa bị. Tơi có thể bổ sung sữa cho trẻ bằng cách
nào? ............................................................................................................. 10
1.5. Trường hợp trẻ không dùng được các sản phẩm từ sữa .................... 10


EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

1.6. Con tơi có thể bị dị ứng sữa khơng? ................................................... 11
1.7. Tơi có nên mua sữa hữu cơ hay sữa khơng chứa hormone cho trẻ? .. 12
1.8. Những điều cần biết về hormone tăng trưởng ở bò và sữa bò ........... 12
2.

SỮA SÔ-CÔ-LA .................................................................................... 15

3.


SỮA ĐẬU NÀNH ................................................................................ 16

4.

SỮA GẠO .............................................................................................. 18

5.

NƯỚC .................................................................................................... 19

6.

NƯỚC TRÁI CÂY ................................................................................ 23

CHƢƠNG III. VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT ..................................... 25
1.

VITAMIN D .......................................................................................... 25
1.1. Tầm quan trọng của vitamin D .......................................................... 25
1.2. Lượng vitamin D mà trẻ cần .............................................................. 25
1.3. Các nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất ............................................ 26
1.4. Một số nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D tốt nhất .................... 27
1.5. Liệu trẻ có nhận quá nhiều vitamin D không?................................... 28

2.

VITAMIN C ........................................................................................... 28
2.1. Tầm quan trọng của vitamin C .......................................................... 28
2.2. Lượng vitamin C trẻ cần .................................................................... 29
2.3. Các nguồn cung cấp vitamin C tốt nhất ............................................ 29

2.4. Liệu trẻ có nhận quá nhiều vitamin C không? ................................... 30

3.

VITAMIN A .......................................................................................... 31
3.1. Tầm quan trọng của vitamin A .......................................................... 31
3.2. Lượng vitamin A trẻ cần .................................................................... 31
3.3. Các nguồn cung cấp vitamin A tốt nhất ............................................ 31
3.4. Liệu trẻ có thể nhận quá nhiều vitamin A không? ............................. 33


EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

3.5. Hàm lượng vitamin A bao nhiêu là quá nhiều?................................. 33
4.

VITAMIN E ........................................................................................... 34
4.1. Tầm quan trọng của vitamin E .......................................................... 34
4.2. Lượng vitamin E trẻ cần .................................................................... 34
4.3. Các nguồn cung cấp vitamin E tốt nhất ............................................ 35
4.4. Liệu bé có nhận quá nhiều vitamin E không? .................................... 36

5.

CHẾ PHẨM BỔ SUNG VITAMIN..................................................... 36
5.1. Có nên bổ sung vitamin cho trẻ? ........................................................ 36
5.2. Có nên cho trẻ uống vitamin nếu trẻ kén ăn? .................................... 37
5.3. Nên bổ sung cho trẻ những loại vitamin nào? ................................... 38
5.4. Có nên cho trẻ dùng nhiều vitamin hơn trong một ngày, nếu trẻ ăn
rất kém trong tuần đó? ............................................................................... 39

5.5. Những điều cần thận trọng khi dùng vitamin? ................................. 40

6.

CANXI ................................................................................................... 40
6.1. Tầm quan trọng của canxi .................................................................. 40
6.2. Lượng canxi trẻ cần ............................................................................ 41
6.3. Các nguồn cung cấp canxi tốt nhất .................................................... 41
6.4. Bí quyết để hấp thu tối đa canxi cho trẻ ............................................. 42
6.5. Liệu bé có nạp quá nhiều canxi vào cơ thể?........................................ 43

7.

SẮT ......................................................................................................... 44
7.1. Tầm quan trọng của chất sắt .............................................................. 44
7.2. Lượng chất sắt mà trẻ cần .................................................................. 44
7.3. Chất sắt từ nguồn động vật và nguồn thực vật khác nhau như thế
nào? ............................................................................................................. 45
7.4. Nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất ...................................................... 45
7.5. Liệu bé có nhận quá nhiều chất sắt không? ........................................ 47


EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

8.

MA-GIÊ.................................................................................................. 47
8.1. Tầm quan trọng của ma-giê................................................................ 47
8.2. Lượng ma-giê trẻ cần .......................................................................... 47
8.3. Các nguồn cung cấp magiê tốt nhất ................................................... 48

8.4. Liệu bé có nhận được quá nhiều ma-giê? ........................................... 49

9.

KẼM........................................................................................................ 50
9.1. Tầm quan trọng của kẽm .................................................................... 50
9.2. Lượng kẽm mà trẻ cần ........................................................................ 50
9.3. Các nguồn thực phẩm cung cấp kẽm .................................................. 50
9.4. Liệu bé có nhận quá nhiều kẽm không? .............................................. 52

10. KALI ....................................................................................................... 52
10.1. Tầm quan trọng của kali ................................................................. 52
10.2. Lượng kali mà trẻ cần ..................................................................... 53
10.3. Nguồn cung cấp kali tốt nhất ......................................................... 53
10.4. Liệu bé có nhận q nhiều kali khơng? ........................................... 54
11. CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT KHÁC .......................... 55
11.1. Tầm quan trọng của axit béo thiết yếu ........................................... 55
11.2. Phân loại omega-3 ........................................................................... 56
11.3. Con tôi cần bao nhiêu omega-3 và omega-6? ................................. 57
11.4. Các nguồn tốt nhất cung cấp các axit béo thiết yếu ....................... 57
11.5. Liệu con tôi có nạp quá nhiều các axit béo thiết yếu này khơng? .. 59
11.6. Có nên cho trẻ bổ sung dầu cá? ...................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63
BỘ EBOOK THỰC PHẨM CỘNG ĐỒNG ............................................... 70
LIÊN HỆ ............................................................................................................ 72


EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

GIỚI THIỆU

Khoa học đã chứng minh rằng chế độ dinh dưỡng trong những năm
th{ng đầu đời có ảnh hưởng quan trọng v| l}u d|i đến sức khỏe của trẻ
trong cả cuộc đời về sau. Do đó, những hiểu biết chính xác về nhu cầu
dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này sẽ giúp cho các ông bố, bà mẹ
chuẩn bị cho bé yêu của mình hành trang sức khỏe thật tốt. Với nguyện
vọng mang đến cho cộng đồng nguồn kiến thức khoa học đ{ng tin cậy,
cập nhật và dễ hiểu về chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ, các thành
viên của nhóm Thực phẩm Cộng đồng đã biên soạn eBook "Hướng dẫn
dinh dưỡng cho trẻ nhỏ" nằm trong bộ eBook "Dinh dưỡng cho mẹ và
bé". Quyển eBook "Hướng dẫn dinh dưỡng cho trẻ nhỏ" bao gồm các bài
viết được biên soạn chọn lọc sẽ giải đ{p những thắc mắc của bạn về vai
trò của các thành phần dinh dưỡng cơ bản và thiết yếu có trong những
loại thực phẩm thường gặp, vai trị của vitamin và khống cho sự phát
triển khỏe mạnh của trẻ cũng như c{c nguồn thực phẩm giàu vitamin
hoặc khoáng và những vấn đề liên quan thú vị khác. Với các bài viết
trong eBook được biên dịch và hiệu đính hướng tới tiêu chí "chính xác,
khoa học nhưng gần gũi", nhóm Thực phẩm Cộng đồng hy vọng sẽ giúp
bạn tự tin hơn trong việc chọn lựa loại thực phẩm và cân bằng khẩu
phần ăn cho trẻ một cách hợp lý và khoa học nhất.

1


EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

Chƣơng I.
THÀNH PHẦN DINH DƢỠNG CHÍNH CHO TRẺ NHỎ
Thành phần tạo ra năng lượng (calo) cho cơ thể trẻ nên lấy từ đ}u? Lý
tưởng nhất là từ một chế độ ăn gi|u ngũ cốc, rau củ, trái cây, các sản
phẩm sữa và thịt nạc. (Một ít năng lượng có thể lấy từ chất béo hoặc đồ

ngọt).
Dưới đ}y l| một cái nhìn tổng quát về mỗi nhóm thực phẩm cần thiết
cho trẻ mỗi ng|y. Lưu ý rằng đ}y chỉ l| ước tính, con bạn có thể cần ít
hơn hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào hoạt động hàng ngày của trẻ, hoặc
tùy thuộc vào trẻ vẫn cịn bú sữa mẹ hay khơng. Bạn có thể tham khảo ý
kiến b{c sĩ về chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
1. CÁC LOẠI NGŨ CỐC
Ngũ cốc có hai loại: ngũ cốc nguyên hạt v| ngũ cốc tinh chế. Sản phẩm
từ ngũ cốc nguyên hạt chứa toàn bộ hạt (trừ vỏ ngồi cứng) và có nhiều
chất xơ, sắt v| vitamin B hơn ngũ cốc tinh chế. Ví dụ về c{c ngũ cốc
nguyên hạt là bột mì và bánh mì làm từ nguyên hạt, tấm lúa mì rang
(bulgur), bột yến mạch, bột ngơ ngun cám, gạo lứt và mì ống làm từ
lúa mì nguyên hạt.
Ngũ cốc tinh chế được xử lý để có kết cấu mịn và dự trữ l}u hơn. Sản
phẩm từ ngũ cốc tinh chế bao gồm bột mì trắng và bánh mì trắng, gạo
trắng và hầu hết các loại mì ống.
Một số thực phẩm được làm từ cả ngũ cốc nguyên hạt v| ngũ cốc tinh
chế.
2


EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

Bộ Nông nghiệp Mỹ (The U.S. Department of Agriculture) (USDA)
khuyến nghị bạn nên cho trẻ ăn ít nhất một nửa l| ngũ cốc nguyên hạt.
Kiểm tra nhãn để biết h|m lượng chất xơ của các thực phẩm từ ngũ cốc
nguyên hạt và chọn những sản phẩm chứa ít nhất 10% tổng chất xơ
hàng ngày (10 %DV*).
Đừng dựa vào màu sắc của sản phẩm để x{c định sản phẩm có phải là
ngũ cốc ngun hạt hay khơng, hãy nhìn vào bảng thành phần và tìm

kiếm xem các thành phần như lúa mì nguyên hạt, gạo lứt, bột kiều
mạch, bột yến mạch có phải là những thành phần được liệt kê đầu tiên
trên nhãn hay không.
* %DV: phần trăm giá trị dinh dưỡng cần thiết hàng ngày cho một chất dinh
dưỡng
Trẻ cần ăn bao nhiêu ngũ cốc: ít nhất 1,5 oz (28,35g) ngũ cốc
1 oz ngũ cốc tương đương bao nhiêu? Một oz hạt ngũ cốc tương đương
một lát bánh mì, một chén ngũ cốc ăn sẵn, hoặc 1/2 chén mì ống hoặc
ngũ cốc nấu chín.
Ví dụ về nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
 1/2 chén ngũ cốc cho bữa ăn s{ng, một lát bánh mì cho bữa ăn trưa
 1/2 chén bột yến mạch cho bữa sáng (loại gói ăn sẵn), 3 miếng
bánh quy giịn từ bột mì ngun cám cho bữa ăn nhẹ
 Một bánh pancake (khoảng 7,5 cm) cho bữa sáng, một lát bánh mì
cho bữa trưa

3


EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

2. RAU CỦ QUẢ
Trong một tuần, bạn nên cho bé ăn nhiều loại rau quả có màu sắc khác
nhau như bơng cải có m|u xanh đậm, các loại đậu có màu xanh nhạt, cà
rốt màu cam, c| chua đỏ, vv... Theo cách này, bạn sẽ đảm bảo bé nhận
đầy đủ chất dinh dưỡng từ các loại rau quả.
Rau quả đông lạnh cũng dinh dưỡng như rau quả tươi, vì vậy hãy dự
trữ và ln ln có nhiều loại rau quả trong nh| để có nhiều lựa chọn đa
dạng.
Khi sử dụng rau quả đóng hộp, chọn những sản phẩm có nhãn “giảm

natri”, “natri thấp” hoặc “không thêm muối”.
Trẻ cần bao nhiêu rau củ mỗi ngày: 2-3 muỗng canh.
Ví dụ về nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
 1 muỗng canh bông cải xanh nấu chín, cắt nhỏ để ăn trưa, 1 hoặc 2
muỗng canh củ cải nấu chín được nghiền hoặc cắt thành từng
miếng nhỏ cho bữa ăn tối.
 1/4 ly nước ép cà rốt cho bữa trưa hoặc bữa ăn nhẹ, 1 muỗng canh
khoai tây nghiền cho bữa tối.
 2 hoặc 3 miếng khoai lang chiên cho bữa trưa, 1 muỗng canh đậu
tây nghiền cho bữa tối.
3. TRÁI CÂY
Tr{i c}y đông lạnh v| đóng hộp vẫn tốt như tr{i c}y tươi nếu nó được
đóng gói trong nước hay nước tr{i c}y khơng thêm đường hoặc xi-rơ.
Bạn nên chọn tr{i c}y thay vì nước trái cây vì nó chứa chất xơ m| nước
4


EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

trái cây khơng có. Ngồi ra, nước tr{i c}y thường có thêm đường. Hạn
chế nước ép tr{i c}y không hơn 3/4 cốc mỗi ngày.
Mua tr{i c}y tươi theo mùa thì gi{ rẻ v| hương vị thơm ngon hơn.
Trẻ cần bao nhiêu trái cây mỗi ngày: 1/2 đến 3/4 chén.
Một chén trái cây tương đương với bao nhiêu? Một chén trái cây bằng 1
chén tr{i c}y tươi, đơng lạnh hoặc đóng hộp; 1/2 chén trái cây sấy khô;
1/2 quả táo lớn; 1 trái chuối (dài khoảng 20 cm) và 1 quả bưởi chùm
(grapefruit) có kích cỡ trung bình (đường kính khoảng 10 cm).
Ví dụ về nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
 1/4 ly nước ép táo cho bữa ăn nhẹ, một nửa quả chuối (cắt hoặc
nghiền) để ăn trưa.

 1/4 chén nho (cắt l|m tư) cho bữa ăn nhẹ và 4 trái dâu tây lớn (cắt
thành miếng nhỏ) ăn tr{ng miệng.
 1/4 chén táo cắt nhỏ cho bữa ăn s{ng, một hộp 4 oz (khoảng 120
ml) đ|o cắt nhỏ (trong nước hoặc nước trái cây) cho bữa ăn nhẹ
hoặc món tráng miệng.
4. CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA
Nếu bé đã thôi bú sữa mẹ sau một tuổi, bé cần uống sữa bò hoặc các sản
phẩm từ sữa để có đủ canxi v| đạm. Trẻ em dưới 2 tuổi nên dùng các
sản phẩm sữa nguyên béo. Sau 2 tuổi, bé có thể chuyển sang sử dụng các
sản phẩm sữa ít béo hoặc khơng béo (1%).
Phơ mai có thể giàu chất béo bão hịa, vì vậy nên chọn các sản phẩm có
nhãn “giảm béo” hoặc “ít béo”.
5


EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

Phô mai kem, kem v| bơ thường không được xem là sản phẩm trong
nhóm các sản phẩm từ sữa. Chúng chứa nhiều chất béo bão hịa và chứa
rất ít hoặc khơng chứa canxi.
Trẻ cần bao nhiêu sản phẩm sữa mỗi ngày: Khoảng từ 1 đến 1 ly rưỡi.
Một ly sản phẩm sữa tương đương bao nhiêu? Một ly sản phẩm sữa
tương đương 1 ly sữa, sữa chua, hoặc sữa đậu nành; 1 1/2 oz (42,5g) (hai
lát) hoặc 1/3 chén vụn phô mai cứng như Cheddar, Mozzarella, phô mai
Thụy Sĩ, hoặc Parmesan; 2 oz (56,7g) phô mai đã chế biến (phô mai Mỹ);
1/2 chén phô mai Ricotta; 2 chén phô mai tươi; 1 chén b{nh pudding làm
từ sữa; hoặc một chén rưỡi kem.
Ví dụ về nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
 1/2 ly sữa cho bữa ăn s{ng, một l{t pho m{t Cheddar ăn trưa, 1/2
ly sữa cho bữa tối.

 1/2 ly sữa cho bữa ăn s{ng, 1/2 chén sữa chua cho bữa trưa hoặc
bữa ăn nhẹ, 1/2 ly sữa cho bữa tối.
 1/2 ly sữa cho bữa ăn s{ng, 1/2 chén sữa chua cho bữa trưa, 1/2
chén kem tráng miệng.
5. PROTEIN (ĐẠM)
Thịt, gia cầm, hải sản, đậu dẹp (bean) v| đậu tròn (pea), trứng, các sản
phẩm từ đậu nành, các loại quả hạch (nut) và hạt (seed) là các thực
phẩm gi|u đạm. (Đậu dẹp v| đậu trịn cũng thuộc nhóm thực phẩm rau
củ).

6


EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

Trừ khi bạn nuôi con theo chế độ ăn chay, nếu không bạn nên cho bé ăn
hải sản ít nhất 2 lần một tuần.
Ăn thường xuyên các loại đậu hoặc các sản phẩm từ đậu nành.
Chọn những miếng thịt nạc nhất và cắt bỏ những phần mỡ.
Trẻ cần bao nhiêu đạm mỗi ngày? Khoảng 2 oz (56,7g)
Một oz đạm tương đương bao nhiêu? Một oz ( 28,35 g) thịt, cá hoặc gia
cầm; một quả trứng, 1 muỗng canh bơ l|m từ quả hạch, 1/4 chén đậu
nấu chín v| 1/8 chén đậu hũ tương đương một oz (28,35g) đạm
(protein).
Ví dụ về nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
 Một quả trứng cho bữa ăn s{ng, 1/4 chén đậu đen nấu chín và
nghiền cho bữa tối.
 1 muỗng canh bơ đậu phộng (phết mỏng lên bánh mì hoặc bánh
quy giịn) cho bữa trưa, 1 oz (28,35g) cá ngừ cho bữa ăn tối.
 Một lát gà tây cho bữa ăn trưa, 1/4 chén đậu lăng nấu chín cho bữa

tối.

7


EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

Chƣơng II.
ĐỒ UỐNG KHÁC NGỒI SỮA MẸ
1. SỮA BỊ
1.1.

Tại sao các chun gia khuyên trẻ nên uống sữa bò?

Sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi, giúp xây dựng xương v| răng chắc
khỏe đồng thời giúp điều chỉnh sự đông m{u v| kiểm so{t cơ. Sữa là
một trong số ít nguồn thực phẩm chứa vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ
canxi và rất cần thiết cho sự phát triển xương. Hầu hết các loại sữa tại
Mỹ đều được tăng cường vitamin D. (Tia tử ngoại là nguồn vitamin D
khác, nhưng chúng bị chặn bởi kem chống nắng.)
Sữa cũng cung cấp protein cho sự tăng trưởng, cũng như carbohydrate,
cung cấp cho con bạn nguồn năng lượng cần thiết. Nếu con bạn nhận đủ
canxi ngay từ đầu, có bằng chứng cho thấy rằng trẻ sẽ có ít nguy cơ bị
cao huyết {p, đột quỵ, ung thư ruột kết v| gãy xương hông hơn trong
cuộc sống sau này.
1.2.

Khi nào thì nên bắt đầu cho trẻ uống sữa bò.

Chỉ cho trẻ uống sữa bò khi trẻ được hơn 1 tuổi. Có nhiều lý do khơng

nên cho trẻ chưa đầy 1 tuổi uống sữa bò.
Trẻ còn nhỏ chưa thể tiêu hóa sữa bị hồn tồn và dễ d|ng như sữa mẹ
hoặc sữa cơng thức. Vì trong sữa bị có chứa h|m lượng protein và
khống chất cao, có thể tích tụ ở thận cịn non yếu của bé. Ngồi ra, sữa
bị có h|m lượng chất sắt, vitamin C và các chất dinh dưỡng khác không
hợp lý cho trẻ sơ sinh. Nó thậm chí có thể gây ra bệnh thiếu máu do
8


EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

thiếu sắt (iron-deficiency anemia) ở một số trẻ em, vì protein trong sữa
bị có thể gây kích ứng niêm mạc của hệ tiêu hóa, dẫn đến bé đi ngo|i ra
máu. Cuối cùng, sữa bị khơng cung cấp các chất béo lành mạnh cho sự
phát triển của trẻ.
1.3.

Trẻ nên uống bao nhiêu sữa?

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), hầu hết trẻ sẽ nhận đủ canxi và
vitamin D nếu trẻ uống khoảng 470 đến 590 ml (2 đến 2½ ly) sữa bị mỗi
ngày.
AAP khuyến cáo rằng trẻ trong tuổi tập đi (khoảng 1 tuổi) nên uống sữa
nguyên kem, vì trẻ ở độ tuổi này cần h|m lượng chất béo cao trong sữa
nguyên kem để duy trì việc tăng c}n v| giúp cơ thể hấp thu vitamin A
và D. Sữa khơng béo thì khơng thích hợp bởi vì nó cung cấp lượng
protein và khoáng chất quá cao cho trẻ em ở độ tuổi n|y. Khi bé được 2
tuổi, bạn có thể quyết định chuyển sang sữa khơng béo hoặc ít béo miễn
là trẻ vẫn phát triển tốt.
Lưu ý: Nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì, hoặc gia đình có tiền sử về

bệnh béo phì, cholesterol cao, hoặc bệnh về tim mạch, b{c sĩ của con bạn
có thể khuyên bạn nên lựa chọn sữa ít béo (loại sữa 2% béo) cho bé từ 1
tuổi trở về sau.
Không nên cho trẻ uống quá 3 ly sữa mỗi ngày vì trẻ sẽ khơng ăn thêm
các thực phẩm khác cần thiết trong chế độ ăn uống. Nếu trẻ vẫn còn
kh{t nước, hãy cho trẻ uống nước lọc.

9


EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

1.4.

Con tôi khơng thích sữa bị. Tơi có thể bổ sung sữa cho trẻ bằng
cách nào?

Một số trẻ h{u ăn sẽ uống sữa bò ừng ực ngay lập tức. Tuy nhiên, một số
trẻ khác lại cảm thấy do dự khi thay đổi từ sữa mẹ sang sữa bị vì cấu
trúc, hương vị và kể cả nhiệt độ của sữa bò cũng kh{c hẳn so với sữa
mẹ.
Trong những trường hợp đó, trước tiên, bạn hãy thử trộn sữa bị với một
ít sữa mẹ hoặc sữa công thức (trong trường hợp trẻ uống sữa cơng thức)
(1 phần sữa bị với 3 phần sữa mẹ hoặc sữa cơng thức). Sau đó, bạn từ từ
thay đổi tỷ lệ cho đến khi trẻ có thể uống 100% sữa bò. Việc phối trộn
sữa như thế n|y cũng giúp trẻ thích nghi dần với việc uống sữa ở nhiệt
độ phịng.
Nếu bé khơng thích uống sữa, bé có thể sẽ không uống đủ yêu cầu tối
thiểu là 2 ly mỗi ngày. Nếu vậy, bạn có thể thử những c{ch sau đ}y để
tăng lượng sữa vào chế độ ăn của bé: thêm sữa v|o chén ngũ cốc ăn

s{ng, cho bé ăn sữa chua, phô mai tươi (cottage cheese), b{nh pudding,
kem sữa trứng hoặc kem sữa lắc cho các bữa ăn nhẹ. Dùng sữa thay vì
nước để nấu súp cho bé. Cho thêm các loại nước sốt hoặc nước dùng chế
biến từ sữa vào các món thịt hầm của bé.
1.5.

Trường hợp trẻ không dùng được các sản phẩm từ sữa

Nếu con tôi khơng thích các sản phẩm từ sữa thì sao?
Hoặc nếu trẻ bị dị ứng với sữa hay chúng tôi l| người ăn thuần chay thì
sao?

10


EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

Nếu con bạn không nhận đủ canxi và vitamin D từ sữa hoặc các sản
phẩm từ sữa khác, có lẽ do trẻ khơng thể dung nạp chúng hoặc gia đình
bạn l| người ăn thuần chay, b{c sĩ nhi khoa có thể sẽ khuyên dùng chế
phẩm bổ sung canxi và vitamin D.
1.6.

Con tôi có thể bị dị ứng sữa khơng?

C{c trường hợp dị ứng thật sự với sữa bị thường khơng phổ biến. Chỉ
khoảng 2-3% trẻ bị dị ứng với sữa, theo AAP và hầu hết trẻ đều hết bị
tình trạng này khi 3 tuổi. (Bạn nên tìm hiểu thêm về sự khác nhau giữa
chứng dị ứng sữa và chứng không dung nạp lactose.)
Nếu con bạn uống sữa cơng thức từ sữa bị khi cịn nhỏ mà khơng có

vấn đề gì thì bạn có thể n tâm rằng trẻ sẽ khơng gặp phải vấn đề về
dung nạp sữa bị. Thậm chí trẻ chỉ bú mẹ trong năm đầu đời cũng có thể
uống sữa bị bởi vì trẻ đã được tiếp xúc với protein sữa bị trong sữa mẹ
(trừ khi người mẹ khơng dùng bất kỳ sản phẩm nào từ sữa).
Nếu con bạn uống sữa công thức làm từ đậu n|nh do b{c sĩ khuyên
dùng, hãy hỏi b{c sĩ trước khi bắt đầu cho trẻ uống sữa bị. B{c sĩ có thể
khun rằng bạn nên bắt đầu với thức uống làm từ đậu n|nh được tăng
cường vitamin D và canxi. (Các phần tiếp theo trong ebook này sẽ cho
bạn thơng tin chun gia nói gì về việc cho trẻ uống sữa đậu nành hoặc
sữa gạo khi trẻ khơng uống sữa bị.)
Các triệu chứng chính của dị ứng sữa là phân lẫn máu, tiêu chảy và nơn
mửa. Nếu con bạn cũng có triệu chứng bệnh chàm, phát ban, nổi mề đay
xung quanh miệng và cằm, nghẹt mũi kinh niên, chảy nước mũi, ho, khò
khè hoặc khó thở, nó có thể là dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp đang bị ảnh
11


EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

hưởng do dị ứng sữa. Nếu trẻ tập đi có bất kỳ triệu chứng nào kể trên,
hãy nói chuyện với b{c sĩ.
Nếu trẻ có vẻ có vấn đề đột ngột và nghiêm trọng với việc thở hoặc
nuốt, hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu gần nhất. Trẻ có thể bị phản ứng dị
ứng đe dọa đến tính mạng.
Nếu trẻ tập đi dị ứng với sữa bò, bạn nên tránh cho trẻ ăn c{c thực phẩm
như phô mai tươi, sữa cô đặc, kem, sữa chua, bơ thực vật có chứa sữa,
bơ, sữa sơ-cơ-la và sữa bột. Nhờ có luật được thơng qua năm 2004 (tại
Mỹ), tất cả các chất dị ứng phải được ghi rõ trên các sản phẩm thực
phẩm – trong trường hợp này, nhãn thành phần sẽ ghi l| “sữa”.
1.7.


Tơi có nên mua sữa hữu cơ hay sữa không chứa hormone cho
trẻ?

Chưa có bằng chứng kết luận rằng những loại sữa này sẽ tốt hơn cho trẻ,
nhưng chúng cũng không g}y hại. (Sữa hữu cơ thường có giá thành cao
hơn.) Thơng tin về hormone trong sữa sẽ được trình bày trong phần tiếp
theo, cịn thơng tin về thực phẩm hữu cơ bạn có thể tìm hiểu thêm trong
eBook “Hướng dẫn trẻ ăn uống lành mạnh” của chúng tôi.
AAP cảnh báo không nên cho con bạn uống sữa “tươi” hoặc sữa chưa
thanh trùng. Nếu khơng thanh trùng, sữa có thể chứa vi khuẩn gây hại
hoặc ký sinh trùng có thể gây bệnh nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.
1.8.

Những điều cần biết về hormone tăng trưởng ở bò và sữa bò

Hormone tăng trưởng ở bị là gì? Và hormone này có trong sữa bị
khơng?
12


EBOOK – HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

Hormone tăng trưởng ở bò (bGH, rbGH hoặc bST, sbST) được tiêm vào
bò để chúng lớn nhanh và cho nhiều sữa. Hormone n|y được sản xuất
bởi tuyến yên của bò v| được kết hợp thêm một axit amin trước khi nó
được tiêm vào bò sữa.
C{c hormone n|y được sử dụng lần đầu v|o năm 1993. Đến năm 2002
khoảng 22% bò sữa tại Hoa Kỳ được tiêm bGH. Đến giữa năm 2004, ít
hơn 11% bò sữa ở Hoa Kỳ được tiêm hormone này. Các nhóm phản đối

đã có động thái mạnh nhằm đẩy các sản phẩm từ bị có tiêm hormone
tăng trưởng ra khỏi thị trường tiêu thụ. Trừ phi sữa bạn mua có ghi
“hữu cơ” (“organic”) hoặc “khơng chứa bGH” (“bGH free” hoặc “rbGH
free”), nếu khơng sữa có thể có chứa hormone.
Sữa từ những con bị được tiêm hormone tăng trưởng có an tồn cho bé
trong độ tuổi tập đi uống khơng?
Điều này còn phụ thuộc v|o quan điểm của người tiêu dùng. Nhiều tổ
chức chính phủ về sức khỏe tại Hoa Kỳ bao gồm: Cục Quản lý Thực
phẩm v| Dược phẩm (FDA), Viện Y tế Quốc gia và Bộ Y tế và Dịch vụ
Nh}n Sinh, đã xem xét vấn đề này và kết luận rằng sữa được sản xuất
theo c{ch n|y l| an to|n đối với con người. Tuy nhiên, các nhà phê bình
- với lý do về nguy cơ rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe - cho rằng
cần phải có thêm các thử nghiệm v| cũng cho rằng FDA đã vội vàng khi
phê chuẩn loại sữa này.
Tại sao một số nhóm người tiêu dùng lo lắng về sự an tồn của sữa từ
những con bị được tiêm hormone này?

13



×