Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tieu luan 1 su dung cntt trong day hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.23 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM

BÀI TIỂU LUẬN
SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CƠNG NGHỆ TRONG
DẠY HỌC ĐẠI HỌC
GVHD: TS Lưu Thị Bích Hương

Họ và tên: Võ Lê Anh Thư
Ngày sinh: 01/12/1998
Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh
Đơn vị cơng tác: Trung tâm Phổ thơng Cao đẳng FPT Polytechnic Hồ Chí
Minh


I.

Đặt vấn đề

Hiện nay, toàn ngành giáo dục đã xác định ứng dụng công nghệ thông tin là 1
trong 9 nhóm nhiệm vụ triển khai trọng tâm, theo Nghị quyết số 29 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.
Cụ thể giáo viên toàn ngành được huy động tham gia, đóng góp chia sẻ học
liệu vào kho học liệu số tồn ngành; đóng góp hàng nghìn bài giảng điện tử ELearning có chất lượng; kho luận văn tiến sĩ với gần 7.000 luận văn; ngân hàng câu
hỏi trắc nghiệm với trên 31.000 câu hỏi về đủ mọi môn học và ngành nghề,…
Trong giai đoạn chống dịch Covid-19 và thực hiện giãn cách xã hội, các
trường đã xây dựng kế hoạch học trực tuyến theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục, hướng
dẫn thầy cô cài đặt phần mềm, vận động các em học sinh chủ động tham gia học
trực tuyến.
Vì vậy việc sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong dạy học đại học
là không thể thiếu và đặc biệt là các nội dung dưới đây:



- Công nghệ dạy học, các xu thế công nghệ trong giáo dục.
- Các phần mềm hiện nay đang sử dụng, cho biết ứng dụng và lợi ích
của các phần mềm đó.
II.

Giái quyết vấn đề

1.

Cơng nghệ dạy học, các xu thế công nghệ trong giáo dục

1.1.

Công nghệ dạy học:

Là sự kết hợp giữa các công nghệ và phương pháp giảng dạy để tạo ra một môi
trường học tập hiệu quả hơn.
Sử dụng các công nghệ và phương tiện như máy tính, phần mềm, thiết bị di động,
truyền thơng mạng, hệ thống quản lý học tập, kết hợp với các phương pháp giảng dạy.
Cấu trúc của công nghệ dạy học:
- Kĩ thuật (Trang thiết bị - phần cứng): phương tiện, công cụ, đồ dùng, thiết bị DH
(truyền thống và hiện đại);
- Con người: năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, đặc điểm nhân cách, tâm
sinh lý, kỹ năng thao tác, kinh nghiệm sống... của người dạy và người học.
- Thông tin: tri thức khoa học, xã hội, vốn sống... đã được chọn lọc, tích hợp vào
q trình DH;


- Quản lý-tổ chức-điều khiển: hệ thống qui trình, thao tác, nguyên tắc, nguyên lý,

mối liên hệ hoạt động giữ các chủ thể hoạt động

1.2.

Các xu thế công nghệ trong giáo dục hiện nay

Về tổng thể, giáo dục thông minh (SMART Education) được hiểu là “sự tích
hợp tồn diện cơng nghệ, khả năng tiếp cận và kết nối mọi thứ qua Internet bất cứ
lúc nào và ở đâu” (Uskov, V., Howlet, R. Jain, L., 2017); cần phải thực hiện đồng
bộ, toàn diện mọi mặt dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT, bao gồm: lớp học thông
minh (Smart Classroom-SmCl), môi trường thông minh (Smart Environment-SmE),
người dạy thông minh (Smart Teacher-SmT), khuôn viên thông minh (Smart
Campus-SmC), nhà trường thông minh (Smart School-SmS). Trong các nghiên cứu,
việc đánh giá hoạt động giáo dục (nhà trường) thơng minh được dựa trên các tiêu
chí sau: sự sẵn sàng chấp nhận và thích ứng cơng nghệ, các chỉ số xác định về ứng
dụng công nghệ, mức độ “thông minh” của các tác vụ, hoạt động trong lớp học, nhà
trường, trang bị hạ tầng cơ sở vật chất.
Trong mơ hình “SMARTER Education” các thành tố được thiết lập theo một
hệ thống chỉnh thể, có tác động tương hỗ, thúc đẩy chất lượng và hiệu quả của quá
trình giáo dục. Với các thành tố bao gồm: S (self-directed): tự định hướng; M
(motivated): tạo động lực; A (adaptive): tính thích ứng cao; R (resources): các
nguồn lực, tài nguyên, học liệu mở rộng; T (technology): dựa trên nền tảng công
nghệ; E (engagement): khuyến khích sự tham gia; R (relevance): sự phù hợp. Mơ
hình này có thể tác động mạnh vào quá trình giáo dục theo những chiều hướng sau:
- Sự thay đổi trong kì vọng của người học và khả năng đáp ứng của các nhà
trường (khả năng thích ứng, có việc làm và tự tạo việc làm sau tốt nghiệp; khả năng
duy trì và phát triển chun mơn nghề nghiệp; cơ hội học tập suốt đời…);
- Sự đa dạng hóa các “sản phẩm giáo dục”, q trình đảm bảo và nâng cao
chất lượng giáo dục nhờ cơ sở dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi giá trị trong giáo
dục;

- Sự thay đổi trong mối quan hệ, vai trò, vị trí của người dạy và người học
trong q trình dạy học, trong hệ sinh thái giáo dục;
- Sự thay đổi của môi trường dạy học, khuôn viên học tập với các dạng học
liệu đa chức năng;
- Sự thay đổi các mơ hình quản lí, điều hành trong giáo dục, dạy học trên nền
tảng kĩ thuật số mới.
Về bản chất, với sự trợ giúp của công nghệ mới, giáo dục thơng minh cần phải
tạo được một phương thức hồn tồn khác với giáo dục mang tính đại trà, “đồng


phục”, hướng đến sự phân hóa, cá thể hóa và cá nhân hóa cao độ. Hệ thống kết nối
con người - thơng tin - vật thể, máy móc tạo thành một chuỗi liên kết trong đào tạo,
nghiên cứu và chuyển giao cơng nghệ, thúc đẩy q trình chuyến đổi thiết chế giáo
dục thành một hệ sinh thái đổi mới và sáng tạo. Như vậy, thay vì cung cấp kiến
thức, nội dung dạy học, “đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” theo chương trình
cứng nhắc, các nhà trường nên đào tạo kĩ năng (sử dụng thông tin, kiến tạo tri thức
và ra quyết định), ươm tạo tài năng, phát triển tầm nhìn cho người học, với mơ hình
“một người học, đa chương trình, đa khn viên”.
Trong bối cảnh đó có thể nhìn nhận giáo dục như là một quá trình cơng nghệ,
sản phẩm cơng nghệ có thể đóng gói, chuyển giao và như là một quá trình ứng
dụng, thẩm thấu các thành tựu của lĩnh vực công nghệ khác.
1.2.1. Nền tảng số cho giáo dục (Digital education platform)
Năm 2012 UNESCO đã khuyến cáo về xu thế và khả năng giáo dục vượt ra
khỏi những bức tường lớp học và nhà trường truyền thống để vươn tới một không
gian giáo dục “suốt đời” và “hướng vào cuộc sống” (Life-long and life-wide
learning), tạo công bằng, cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người. Cách tiếp cận này
đã gợi mở cho hàng loạt các hình thức giáo dục/dạy học mới (chính thức hoặc
khơng chính thức trên nền tảng chia sẻ kiến thức và mang tính xã hội sâu rộng),
được đặt trong một phạm trù khái quát là giáo dục số (Digital education), bao gồm
một số nền tảng chính:

- E-learning (Electronic learning): Dạy học điện tử với khả năng tổ chức các
không gian giáo dục, học tập mở, khả năng tương tác mạnh mẽ giữa các chủ thể
tham gia và thông tin kiến thức (bao gồm các phương thức dạy học trực tuyến Online learning và dạy học hỗn hợp hợp - Blended learning; dạy học đảo ngược Flipped learning).
- M-learning (Mobile learning): Dạy học linh hoạt với khả năng đáp ứng tối đa
các nhu cầu học tập, phát triển cá nhân.
- U-learning (Ubiquitous learning): Dạy học linh hoạt tức thời (just in time)
với khả năng đáp ứng, chia sẻ nhanh chóng tại bất kì thời điểm, khơng gian, địa
điểm nào với bất kì nhu cầu học tập nào của người học.
- Hệ thống khóa học trực tuyến mở rộng (Massive Online Open Courses MOOCs), hệ thống khóa học đặc thù riêng cho cá nhân (Small Private Online
Courses - SPOCs): là một nền tảng các khóa học trực tuyến miễn phí đáp ứng tối đa
nhu cầu học tập theo năng lực, sở thích và điều kiện hoàn cảnh cá nhân; tăng cơ hội
tiếp cận và sự tham gia của người học theo phương thức giáo dục mở và trực tuyến


Các hạ tầng của giáo dục số trong bối cảnh ứng dụng kết nối vạn vận trên nền
tảng Internet (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây hiện nay đã mang lại
nhiều cơ hội và khả năng to lớn giúp cho việc tái tạo, sản sinh tri thức, chia sẻ thông
tin, “san bằng” các rào cản trong việc tiếp cận kiến thức. Đặc biệt, cùng với sự phát
triển của công nghệ, giáo dục số sẽ dần trở thành một “hình thái quan hệ học tập
mới” làm thay đổi mơ hình dạy học vốn tồn tại khá lâu theo hệ hình từ trên xuống
(Top - Down) hoặc dưới lên (Bottom - Up) sang hệ hình mạng lưới, mang tính chia
sẻ xã hội (Social sharing) trong đó, người học sẽ trở thành trung tâm của mạng lưới
học tập mang tính xã hội.
1.2.2. Người học số (Digital learner)
Cùng với các cơ hội tiếp cận công nghệ mới trong giáo dục, người học ngày
càng trở thành “trung tâm của việc học của chính họ”, tự do hơn trong định hướng
và lựa chọn nội dung theo nhu cầu và quá trình học tập, do đó, càng mang dấu ấn
“cá nhân hóa” một cách đậm nét hơn. Mặt khác, công nghệ cũng hỗ trợ và cho phép
bất kì người học nào cũng có thể tìm kiếm, đóng góp, chia sẻ, xử lí dữ liệu, biến họ
trở thành “người đồng sáng tạo ra tri thức mới” để đóng góp vào “trí thơng minh

của số đơng”.
Theo xu hướng này, quá trình dạy học ngày càng hướng đến người học mạnh
mẽ, được chuyển hóa định hướng theo các nhánh:
- Dạy học chính thức theo chương trình được xác lập (bao gồm cả dạy học trực
tiếp và trực tuyến);
- Dạy học theo định hướng cá nhân (các nội dung và hình thức đáp ứng nhu
cầu riêng của cá nhân, định hướng bởi năng lực, tốc độ, sở thích của cá nhân…);
- Dạy học theo định hướng nhóm bên trong một thiết chế tổ chức cụ thể (ví dụ,
một lớp học, trong nhà trường,…) và nhóm mạng lưới (đáp ứng các nhu cầu của
nhóm mạng lưới bên ngồi tổ chức);
- Dạy học ngẫu nhiên (học cái gì, học ở ai, vào bất cứ thời điểm nào theo nhu
cầu cá nhân, “ngẫu nhiên, tình cờ”).
Q trình số hóa và bình đẳng trong tiếp cận giáo dục số thúc đẩy mạnh mẽ
việc sản sinh nội dung tri thức, biến các nội dung dạy học theo những định dạng
thông thường trước đây thành các gói siêu dữ liệu (Meta-data), “nội dung di động”
(Mobile/potable content) bằng các phương thức khác nhau (trên nền tảng trực
tuyến) đáp ứng nhu cầu của xã hội thông tin.
Trong quá trình tự định hướng học tập, lựa chọn các nội dung phù hợp theo
nhu cầu, phong cách học, sở thích và định hướng nghệ nghiệp của cá nhân, người
học số sẽ lựa chọn các thiết bị di động cầm tay (wearable devices) phù hợp, có khả


năng tương tác đa diện, đa chiều, đa đối tượng; sử dụng các Apps giáo dục (ứng
dụng chạy trên nền tảng thiết bị di động) để kết nối dễ dàng với cơ sở dữ liệu lớn,
các nguồn học liệu số đa định dạng (game học tập, mô phỏng, 3D tương tác, E-book
tương tác, video tương tác 3600…).


1.2.3. Người dạy số (Digital teacher/educator)
Ứng dụng các công nghệ mới hiện nay, người học có thể kết nối với các nguồn

thông tin đa dạng về lĩnh vực, phong phú về định dạng, vượt ra khỏi khn viên vật
lí của nhà trường. Điều này đặt thêm yêu cầu mới bổ sung vào hệ thống chức năng
nhiệm vụ của người dạy/nhà giáo dục: “nhà kết nối”, nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả và đánh giá xác thực các quá trình giáo dục bằng giải pháp công nghệ số.
Đây cũng cơ hội và thách thức đối với các cơ sở đào tạo giáo viên thế hệ mới,
những người sẽ phải làm chủ các công nghệ giáo dục.
Việc xuất hiện xu hướng sử dụng các Apps hỗ trợ học tập với tư cách là “nhà
giáo ảo”, sử dụng các cơng nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), kết
nối Internet vạn vật (IoT), máy học (Learning machine), học sâu (Deep learning),
Robot dạy học…Các giải pháp này không chỉ nới rộng không gian, cơ hội, làm tăng
chất lượng học tập cho người học mà còn hỗ trợ mạnh mẽ cho “người dạy số” trên
các phương diện: tổ chức quá trình dạy học (trong các thiết chế giáo dục chính thức,
khơng chính thức và phi chính thức, thu hút sự tham gia, cung cấp các dịch vụ học
tập đa dạng, quản lí và đảm bảo chất lượng…
1.2.4. Học liệu số (Digital learning resources)
Cùng với sự bùng nố hiện nay của công nghiệp nội dung số (DCI), lĩnh vực
giáo dục nói chung và phát triển học liệu số nói riêng đang đứng trước cơ hội phát
triển mạnh mẽ. Các nguồn dữ liệu thông tin, nội dung kiến thức giáo dục đầu vào
được số hóa (thiết kế, sản xuất, xuất bản, lưu trữ) và chuyển giao qua công cụ số
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về “đa giác quan hóa” và tương tác mạnh cho
người học. Được phát triển trên nền tảng, công cụ số theo nguyên tắc giàu nội dung,
đa định dạng, tương tác mạnh, tái sử dụng, dễ tiếp cận, tra cứu, chia sẻ và đóng
góp… học liệu số dần trở thành mục tiêu, phương tiện hữu hiệu trong các q trình
giáo dục.
Khơng chỉ dừng lại ở việc “số hóa văn bản” hay “học liệu mở” như trước đây,
các ứng dụng “game hóa” (gamification) tăng cơ hội nhập vai (immersive) và nhúng
người học vào các môi trường thực-ảo để giải quyết vấn đề; mô phỏng thực tế 3D
(3D simulation), hoạt hình (animation), tạo ảnh (hologram), tạo video, bài giảng
bằng trí tuệ nhân tạo, E-book tương tác…đã giúp học liệu số khơng chỉ cịn thuần
túy cung cấp thơng tin, nội dung học tập mà còn tạo khả năng tương tác mạnh với

những nội dung đó cho người học.
1.2.5. Mơi trường học tập số (Digital learning environment)
Việc áp dụng các nền tảng số trong giáo dục tạo ra các cơ hội để: i) kết nối hạ
tầng trong mọi lĩnh vực, mọi khâu của quá trình giáo dục và đào tạo; ii) tăng khả


năng tương tác và sự linh hoạt cho người học trong không gian và thời gian thực-ảo,
môi trường học tập thực-ảo (Physical-cyber environment interaction) dựa trên nền
tảng số.
Quá trình tương tác của người học với các sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI),
ứng dụng Robot trong dạy học, công nghệ nhận diện khuôn mặt (Face recognition),
tâm trắc (Biometrics), nhận diện cảm xúc (Emotive recognition)… sẽ tạo ra các cơ
hội tiếp cận thông tin mới mẻ, đa dạng và hiệu quả hơn đối với học tập cá nhân hóa.
Thực tế ảo (VR)/thực tế tăng cường (AR)/thực tế hỗn hợp (MR)/thực tế tạo
ảnh (CR)… sẽ tạo ra các cơ hội tương tác trong không gian vật chất/ảo, đa chiều,
tăng khả năng tiếp cận, xử lí thơng tin; nới rộng khơng gian, môi trường học tập;
phát triển năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề.
2.

Các phần mềm hiện nay đang sử dụng, cho biết ứng dụng và lợi

ích của các phần mềm đó.

2.1.

Google Meet

Google Meet là nền tảng được sử dụng khá phổ biến trong các buổi học online
hoặc làm việc nhóm trực tuyến. Phần mềm này là một trong những sản phẩm đến từ
nhà phát hành Google.

Google Meet này rất nhiều ưu điểm:
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng
- Hồn tồn miễn phí
- Có thể truy cập trực tiếp qua Google Chrome và các trình duyệt khác mà khơng
cần tải ứng dụng trên máy tính.
- Tích hợp với Google Calendar (Lịch Google) để lên lịch cho các cuộc họp.

2.2.

Google Classroom

Google Classroom được nhiều người đánh giá sở hữu nhiều tính năng và dễ sử
dụng. Phần mềm này giúp bạn tổ chức lớp học thông qua sư hỗ trợ 3 tính năng là giao
bài tập, giao tiếp và lưu trữ.

2.3.

Google Meet Attendance List

Cách dễ nhất để lưu danh sách tham dự cho các cuộc họp hoặc bài giảng.
Từ giáo viên đến các chuyên gia kinh doanh, tiện ích mở rộng này nhằm tạo ra
một cách đơn giản để có tất cả những người tham dự cuộc họp trong một danh sách.
- Danh sách điểm danh được tạo tự động
- Khả năng tự lưu điểm tham dự
- Dữ liệu đã lưu chứa Lần đầu tiên được nhìn thấy và Thời gian trong cuộc gọi
cho mỗi người tham gia
- Ngày bao gồm trong tên của tập tin, để dễ dàng tham khảo


- Bảng điều khiển để xem lịch sử cuộc họp

- Tích hợp giao diện người dùng thanh lịch của Google Meet (các điều khiển
được tích hợp bên trong giao diện người dùng cuộc họp của Google để dễ dàng truy
cập)
- Xuất CSV để tích hợp dễ dàng với Google Lớp học hoặc Drive
- Mọi thứ được lưu trữ cục bộ, dữ liệu thuộc về bạn và nó khơng bao giờ rời khỏi
thiết bị của bạn.
III. Kết luận
Trong thời gian tới, công nghệ trong giáo dục được dự báo là sẽ tiếp tục tạo
nên những tiền đề thuận lợi để tổ chức các quá trình giáo dục mới về chất theo
những xu hướng sau: Tăng tính tương tác cá nhân hóa cao độ trong tổ chức hoạt
động với người học với các “gói” nội dung mở, linh hoạt; Tăng cơ hội, lịch trình,
thời gian, khơng gian học tập mở, lớp học/mơi trường học tập ảo; Tạo chuỗi giá trị
và gắn kết cao giữa cộng đồng người học với đơn vị đào tạo (kể cả trường hợp sau
khi tốt nghiệp), đơn vị tuyển dụng; Tạo dựng chuỗi liện kết, hệ sinh thái giáo dục
đổi mới và sáng tạo.



×