TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM
BÀI TIỂU LUẬN
GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
GVHD: TS. Doãn Ngọc Anh
Họ và tên: Võ Lê Anh Thư
Ngày sinh: 01/12/1998
Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh
Đơn vị cơng tác: Trung tâm Phổ thơng Cao đẳng FPT Polytechnic Hồ Chí Minh
Câu 1: Phân tích các chức năng xã hội của giáo dục, qua đó liên hệ thực
tiễn việc thực hiện các chức năng này của nền giáo dục Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay
Giáo dục chịu sự quy định của xã hội nhưng điều đó khơng có nghĩa giáo dục thụ động
chịu sự tác động của xã hội; mà giáo dục cũng có tác động tích cực trở lại xã hội thơng
qua thực hiện những chức năng xã hội, đó là:
– Chức năng tái sản xuất nhân cách.
– Chức năng tái sản xuất xã hội.
Hai chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động, hỗ trợ lẫn nhau. Trong
xã hội chúng ta, hai chức năng trên được cụ thể hoá thành ba chức năng sau:
Chức năng kinh tế – sản xuất:
Chức năng quan trọng nhất mà xã hội đặt ra cho giáo dục là chức năng kinh tế – sản
xuất. Giáo dục không thực hiện trực tiếp chức năng này mà thông qua con người;
thông qua hệ thống nguồn nhân lực mà giáo dục đào tạo nên. Do được trang bị hệ
thống tri thức, kỹ năng và kỹ xảo thích hợp và hiện đại; nhà trường sẽ cung cấp cho xã
hội đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và cơng nhân có trình độ cao; thơng minh hơn,
khéo léo hơn, làm việc có hiệu quả hơn trong lĩnh vực kinh tế – sản xuất khác nhau.
Để thực hiện tốt chức năng kinh tế – sản xuất, giáo dục thỏa mãn một số yêu cầu cơ
bản sau đây:
+ Giáo dục phải gắn bó với sự phát triển kinh tế – sản xuất thỏa mãn các yêu cầu phát
triển kinh tế – sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể (hiện nay là phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước).
+ Xây dựng một hệ thống ngành nghề cân đối, đa dạng phù hợp với sự phát triển kinh
tế – sản xuất của đất nước.
+ Các loại hình cán bộ kỹ thuật và cơng nhân phải đảm bảo tính cân đối, tránh tình
trạng thừa thầy, thiếu thợ (chiếc nón ngược) như hiện nay.
+ Có trình độ chun mơn nghiệp vụ và phẩm chất cao, thảo mãn các yêu cầu sản xuất
hiện đại.
Chức năng chính trị – xã hội:
Chức năng chính trị – xã hội của giáo dục bao gồm những nội dung cụ thể như sau
đây:
+ Trang bị cho thế hệ đang lớn lên cũng như toàn thể xã hội lý tưởng phấn đấu vì một
nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Do đó
giáo dục tạo điều kiện cho thế hệ trẻ và nhân dân nói chung nâng cao dân trí để tham
gia quản lý xã hội, đất nước với tư cách là chủ nhân của xã hội, của đất nước, ý thức rõ
ràng được quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân.
+ Thông qua việc nâng cao dân trí, nâng cao trình độ văn hóa cho tồn dân, thơng qua
việc đào tạo nguồn nhân lực góp phần xóa đói, giảm nghèo, góp phần chuyển đổi cơ
cấu sản xuất, thay đổi cấu trúc lao động xã hội và tạo ra sự bình đẳng trong các tầng
lớp dân cư, tạo điều kiện cho các thành viên của xã hội tìm kiếm việc làm, để thay đổi
nghề nghiệp cho phù hợp, để dễ dàng thích ứng với mơi trường lao động mới mẻ. Nhờ
vậy giáo dục đã góp phần giải quyết những vấn đề xã hội.
+ Góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý theo tinh thần “do dân và vì dân” để
tạo điều kiện cho các giai cấp, các tầng lớp xã hội nâng cao trình độ học vấn nên dễ
dàng gần gũi nhau, thông cảm với nhau để tìm ra được tiếng nói chung.
Chức năng tư tưởng- Văn hố:
+ Giáo dục có tác dụng to lớn trong việc hình thành và phát triển ở thế hệ trẻ bản sắc
văn hóa truyền thống của dân tộc như: Tinh thần u nước, tinh thần đồn kết; lịng
nhân ái, hiếu học, cần kiệm,… của dân tộc.
+ Góp phần hình thành hệ thống giá trị xã hội, xây dựng lối sống, đạo đức, thế giới
quan, chuẩn mực xã hội và lối sống phổ biến có văn hố cho tồn xã hội thông qua
việc phổ cập giáo dục phổ thông ngày càng được nâng cao dần.
Điều đáng chú ý là giáo dục thực hiện các chức năng xã hội của mình khơng phải bằng
con đường trực tiếp, mà chủ yếu là thông qua con người do hệ thống giáo dục đào tạo
ra.
Như vậy có nghĩa là, giáo dục vừa có vai trò thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội,
vừa chịu sự quy định của trình độ phát triển chung của nền kinh tế – xã hội trong từng
giai đoạn lịch sử nhất định.
Qua phân tích chức năng, nhiệm vụ của giáo dục đối với xã hội ta thấy giáo dục có ảnh
hưởng rất to lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Ngược lại, sự phát triển xã hội quy
định mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp giáo dục.
Xã hội là mơi trường rộng lớn trong đó giáo dục được sinh ra, được ni dưỡng và
phát triển. Vì vậy, xã hội có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển giáo dục thơng
qua các thành phần đa dạng của nó như: kinh tế, chính trị, văn hóa,…
Cũng chính bởi việc thực hiện những chức năng của giáo dục ngày càng có hiệu quả
nên vị trí của giáo dục ngày càng được ý thức sâu sắc hơn, thống nhất hơn. Đó là:
+ Giáo dục trong thời đại ngày nay được coi là chìa khố vàng để con người bước vào
cánh cửa tương lai.
+ Chạy đua phát triển giáo dục với những chuẩn mực quốc tế về chất lượng là tạo cơ
sở cho sự tăng tốc trong chạy đua về kinh tế.
+ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục – đào tạo được coi là quốc sách hàng
đầu.
+ Những nghiên cứu của chương trình phát triển Liên hợp quốc đã chỉ ra rằng trong sự
phát huy và phát triển nguồn lực con người có 5 nguồn phát năng:
Giáo dục; sức khoẻ và dinh dưỡng; môi trường; việc làm và tự do chính trị – kinh
doanh, trong đó thì giáo dục được coi là nhân tố cơ bản đối với các nhân tố phát năng
cịn lại. Chính vì vậy, khi thiết kế kế hoạch để tạo gia tốc cho sự phát triển thì hầu như
các quốc gia đều nhấn mạnh đến chính sách giáo dục.
Đó là sự thể hiện một cuộc cách mạng về vị trí giáo dục.
Hiện nay, nước ta đang tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một nước
Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh” thì giáo dục
cũng phải hướng vào lý tưởng đó của dân tộc qua việc thực hiện tốt các nhiệm vụ:
+ Nâng cao dân trí.
+ Đào tạo nguồn nhân lực.
+ Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Câu 2: Bằng lý luận và thực tiễn giáo dục hãy chứng tỏ rằng “Giáo dục giữ
vai trò chủ đạo trọng sự hình thành và phát triển nhân cách” từ đó cho ý
kiến của mình về quan điểm sau: “Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, vẽ
hoặc viết lên đó cái gì là do nhà giáo dục quyết định”.
Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách thể hiện:
1. Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển
nhân cách của cá nhân
– Xác định mục đích giáo dục cho cả hệ thống, cho từng bậc học, cấp học,
trường học và từng hoạt động giáo dục cụ thể
– Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọn
phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục đáp ứng mục đích giáo dục, phù
hợp với nội dung và đối tượng, điều kiện giáo dục cụ thể.
– Tổ chức các hoạt động, giao lưu
– Đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức gíao dục…
Sự định hướng của giáo dục khơng chỉ thích ứng với những yêu cầu của xã
hội hiện tại mà còn phải thích hợp với yêu cầu phát triển của tương lai để thúc đẩy
sự tiến bộ của xã hội. Vì vậy, giáo dục phải đi trước, đón đầu sự phát triển. Muốn đi
trước, đón đầu sự phát triển, giáo dục căn cứ trên những dự báo về gia tốc phát triển
của xã hội, thiết kế nên mơ hình nhân cách của con người thời đại với hệ thống định
hướng giá trị tương ứng.
2. Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho
quá trình phát triển nhân cách
Các yếu tố bẩm sinh – di truyền, mơi trường và hoạt động các nhân đều có ảnh
hưởng đến sự phát triển nhân cách ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên yếu tố giáo
dục lại có thể tác động đến các yếu tố này để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát
triển nhân cách.
* Đối với di truyền
– Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để những mầm mống của con người có
trong chương trình gène được phát triển. Chẳng hạn, trẻ được di truyền cấu tạo cột
sống, bàn tay và thanh quản … nhưng nếu khơng được giáo dục thì trẻ khó có thể đi
thẳng đứng bằng hai chân, biết sử dụng công cụ hay phát triển ngôn ngữ…
– Giáo dục rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận động cơ
thể.
– Giáo dục phát hiện những tư chất của cá nhân và tạo điều kiện để phát huy
năng khiếu thành năng lực cụ thể.
– Giáo dục tìm cách khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn chế những
khó khăn của người khuyết tật trong sự phát triển nhân cách (phục hồi chức năng
hoặc hướng dẫn sử dụng cơng cụ hỗ trợ). Ngồi ra giáo dục cịn góp phần tăng
cường nhận thức trong xã hội về trách nhiệm của cộng đồng đối với người khuyết
tật và tổ chức cho toàn xã hội chia sẻ, hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn và
sự bất hạnh của mình.
* Đối với mơi trường
– Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thức và ý
thức bảo vệ môi trường của con người, khắc phục được sự mất cân bằng sinh thái,
làm cho môi trường tự nhiên trở nên trong lành, đẹp đẽ hơn.
– Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức năng kinh
tế – xã hội, chức năng chính trị – xã hội, chức năng tư tưởng – văn hóa của giáo
dục.
– Giáo dục cịn làm thay đổi tính chất của mơi trường xã hội nhỏ như gia đình,
nhà trường và các nhóm bạn bè, khu phố…, để các môi trường nhỏ tạo nên những
tác động lành mạnh. tích cực đến sự phát triển nhân cách con người. Hiện nay công
tác giáo dục xã hội đang chú tâm xây dựng gia đình là một mái ấm dân chủ, bình
đẳng, ấm no, hạnh phúc; nhà trường là một môi trường thân thiện đối với học sinh,
cộng đồng dân cư là khu vực văn hóa của một xã hội văn minh tiến bộ.
* Đối với hoạt động cá nhân
– Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnh
nhằm phát huy những phẩm chất và năng lực cá nhân (sân chơi ở các nhà văn hóa
cho mọi lứa tuổi, các câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc tại địa phương, …);
xây dựng những động cơ đúng đắn của cá nhân khi tham gia hoạt động, giao tiếp
đồng thời hướng dẫn cá nhân lựa chọn các hoạt động và giao tiếp phù hợp với khả
năng của bản thân. Đặc biệt công tác giáo dục luôn xây dựng các mối quan hệ giao
tiếp tích cực giữa thầy trị, giữa bạn bè với nhau đồng thời tổ chức và định hướng
cho trẻ tham gia vào các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi để thúc đẩy sự
phát triển nhân cách.
– Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân. Tự giáo dục thể hiện tính
chủ thể của cá nhân khi con người đáp ứng hoặc tự vận động nhằm chuyển hóa các
yêu cầu của giáo dục thành phẩm chất và năng lực của bản thân. Nếu cá nhân thiếu
khả năng tự giáo dục thì các phẩm chất và năng lực của họ sẽ hình thành ở mức độ
thấp hoặc thậm chí khơng thể hình thành. Trình độ, khả năng tự giáo dục của cá
nhân phần lớn bắt nguồn từ sự định hướng của giáo dục. Giáo dục đúng đắn và đầy
đủ sẽ giúp con người hình thành khả năng tự giáo dục, đề kháng trước những tác
động tiêu cực của xã hội để phát triển nhân cách mạnh mẽ. “Chỉ có những người
biết tự giáo dục mới là những người thực sự có giáo dục.”
Liên hệ thực tiễn
Giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc hành thành và phát triển nhân cách
con người. Giáo dục có tính tiên tiến và có thể đi trước vạch đường cho nhân cách
do vậy nếu được giáo dục một cách tốt nhất ngay từ trong nhà trường sẽ giúp cho
thế hệ trẻ có những định hướng giá trị nhân cách đúng đắn, có nhận thức và thái độ
hành vi hợp lý,..
Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do khuyết tật bẩm sinh hoặc bệnh tật
đem lại cho con người như trường hợp của thầy Nguyễn Ngọc Ký tuy khơng cịn
đơi tay nhưng vẫn trở thành giáo viên, hay như nghệ sỹ ghi ta tài năng Văn Vượng
bị mù từ bé nhưng nhờ có phương pháp giáo dục đúng đắn mà trở thành tài năng ấm
nhạc… Đây là cơ sở để tổ chức các trường dạy trẻ em khuyết tật, trẻ em thiệt thịi
… Ngồi ra giáo dục cịn giúp các e có tư chất tốt phát triển : như các trường năng
khiếu, trường đào tạo chất lượng cao…
Môi trường xã hội ngồi những ảnh hưởng tích cực, cịn gây ra những tiêu
cực. Giáo dục có khả năng giúp học sinh phòng ngừa, loại bỏ những ảnh hưởng tiêu
cực, động viên được tính tự giác rèn luyện học tập của học sinh.
Giáo dục nhân cách không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những cơng việc
cụ thể, mọi hành vi thái đọ, lối sống của người lớn có tác động trực tiếp đến hình
thành nhân cách trẻ nhỏ, từ đó ảnh hưởng tới tương lai. Do đó, ngồi giáo dục trong
nhà trường, giáo dục trong gia đình là rất cần thiết.
Kết luận
Nhân cách là một vấn đề vô cùng phức tạp và rất khó lý giải nhưng nó lại hiện
diện quanh chúng ta từng ngày từng giờ. Trong thời kỳ phát triển hiện nay, khi mà
một bộ phận khơng nhỏ giới trẻ đang có những biểu hiện của việc suy thối nhân
cách thì việc nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển nhân cách của con người lại càng được quan tâm, chú trọng nhiều hơn.
Với vai trò chủ đạo trong việc hình thành nhân cách, giáo dục là phương pháp
tốt nhất giúp con người hướng đến những chuẩn mực đạo đức lối sống văn hó xã
hội của quê hương đất nước. Từ đó vấn đề giáo dục khơng chỉ đặt ra cho nhà trường
mà cịn cả trong gia đình xã hội, để giáo dục nhân cách trẻ ngay từ lúc nhỏ, tương
lai sẽ là những trụ cột của đất nước.
Từ đó, khi nói về quan điểm: “Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng,
vẽ hoặc viết lên đó cái gì là do nhà giáo dục quyết định” tơi hồn tồn không
đồng ý, bởi lẽ tâm hồn, nhân cách trẻ thơ khơng phụ thuộc hồn tồn vào nhà
giáo dục mà cịn phụ thuộc vào việc giáo dục gia đình, từ mơi trường và cả việc
tự giáo dục của bản thân mỗi người.