Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu bắp nhập nội và giống đậu bắp phổ biến ở địa phương trong điều kiện nhà lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NƠNG NGHIỆP – TÀI NGUN THIÊN NHIÊN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC
GIỐNG ĐẬU BẮP NHẬP NỘI VÀ GIỐNG
ĐẬU BẮP PHỔ BIẾN Ở ĐỊA PHƯƠNG
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

HỒ THỊ NHƯ KIỀU

AN GIANG, THÁNG 11 NĂM 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NƠNG NGHIỆP – TÀI NGUN THIÊN NHIÊN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC
GIỐNG ĐẬU BẮP NHẬP NỘI VÀ GIỐNG
ĐẬU BẮP PHỔ BIẾN Ở ĐỊA PHƯƠNG
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

SINH VIÊN THỰC HIỆN: HỒ THỊ NHƯ KIỀU
MÃ SỐ SINH VIÊN: DSH192421



GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
T.S TRƯƠNG ÁNH PHƯƠNG
AN GIANG, THÁNG 11 NĂM 2022


CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG

Đề cương khóa luận “Đánh giá sự sinh trƣởng, phát triển và năng suất của các
giống đậu bắp nhập nội và giống đậu bắp phổ biến ở địa phƣơng trong điều kiện
nhà lƣới”, do sinh viên Hồ Thị Như Kiều thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.
Trương Ánh Phương. Tác giả đã báo cáo nghiên cứu và được Hội đồng khoa học và
Đào tạo thông qua ngày 30 tháng 05 năm 2023.

Phản biện 1

Phản biện 2

TS. Nguyễn Thị Mỹ Duyên

ThS. Văn Viễn Lƣơng

Cán bộ hƣớng dẫn

TS. Trƣơng Ánh Phƣơng

i


LỜI CẢM TẠ


Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn trân q đến ba, mẹ đã hết lịng ni dưỡng và
luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi nên người, cảm ơn người chị thân thương của
tôi đã luôn động viên, ủng hộ tôi bằng kinh nghiệm của người đi trước trong suốt thời
gian học tập vừa qua.
Về phía nhà trường, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến quý thầy cô
trường Đại học An Giang – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, q thầy cơ
khoa Nơng nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên, hơn hết là quý thầy cô Bộ môn Công
Nghệ Sinh Học đã luôn tận tâm giúp đỡ, quan tâm trong suốt quá trình học tập và nhiệt
tình truyền đạt cho tôi những tri thức, kinh nghiệm sống q báo nhất.
Kế đến, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến với cô Trương Ánh Phương – giáo viên
hướng dẫn trực tiếp đề tài của tôi, cảm ơn cơ đã hết lịng hướng dẫn, cơ đã giành ra rất
nhiều thời gian để giúp đỡ tơi có thể hồn thành tốt nhất bài khóa luận.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè và các thành viên của lớp DH20SH, đặc biệt là các bạn
Thanh Thúy, Dương Tuấn, Đình Phúc, Quốc Kiệt, Thanh Hải và bạn Quốc Anh lớp
DH23SH đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong thời gian qua để tơi có thể hồn thành tốt bài
khóa luận.
Vì thời gian có hạn nên đề tài khơng tránh khỏi những sai sót kính mong nhận được ý
kiến đóng góp q báo của các Thầy, Cơ để đề tài được hồn thiện tốt hơn.
Cuối cùng tôi xin gửi đến tất cả mọi người lời chúc sức khỏe và thành công.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
An Giang, ngày 22 tháng 5 năm 2023
Người thực hiện

Hồ Thị Như Kiều

ii


TÓM LƢỢC


Đề tài “Đánh giá sự sinh trƣởng, phát triển và năng suất của các giống đậu bắp
nhập nội và giống đậu bắp phổ biến ở địa phƣơng trong điều kiện nhà lƣới” được
thực hiện từ tháng 01/2023 đến cuối tháng 04/2023 tại nhà lưới số 1 – khu thực hành
thí nghiệm trường Đại học An Giang. Thí nghiệm được bố trí thực hiện theo kiểu hồn
tồn ngẫu nhiên.
Thí nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức tương đương với 5 giống đậu bắp (Giống Trang
Nông (đối chứng), Giống đậu bắp xanh lai F1 RADO 323 của Ấn Độ, Giống (F1)
Okra Seed (Yambalaya) của Đài Loan, Giống Red okra của Thái Lan, Giống (F1)
Okra Seed (Benny) của Mỹ) và 10 lần lặp lại với mỗi đơn vị thí nghiệm được bố trí
trong cùng một ô đất. Sau thời gian 3 tháng thực hiện, kết quả thu được: Giống
Yambalaya, giống Red Okar, giống Benny đạt 100% tỷ lệ nảy mầm, giống có tỷ lệ nảy
mầm thấp nhất là Rạng Đông (RADO 323) đạt 93.33%. Bên cạnh đó giống Rạng
Đơng (RADO 323) và giống YAmbalaya là hai giống phát dục sớm nhất ở giai đoạn
20 NSG và kết thúc phát dục ở giai đoạn 57 NSG. Tuy nhiên giống Yambalay có ưu
thế về chiều cao đạt 84.19cm ở giai đoạn 35 NSG và đây là giống cho năng suất hiệu
quả nhất đạt 105.89g/cây và tổng năng suất thực tế đạt 4069,7kg/1000m2
Từ khóa: Giống đậu bắp, Abelmoschus esculentus.

iii


LỜI CAM KẾT

Tơi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
đề tài nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Các kết quả này chưa được dùng cho bất kỳ
Khóa luận cùng cấp nào khác.
An Giang, ngày 22 tháng 5 năm 2023
Sinh viên thực hiện


Hồ Thị Như Kiều

iv


MỤC LỤC

CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG.............................................................................................. i
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................................ ii
TÓM LƢỢC .............................................................................................................................iii
LỜI CAM KẾT ........................................................................................................................ iv
MỤC LỤC ................................................................................................................................. v
DANH SÁCH HÌNH..............................................................................................................viii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... x
CHƢƠNG 1 ............................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ............................................................................................................................. 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
1.1.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2

2.1.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2

CHƢƠNG 2 ............................................................................................................................... 3
LƢỢT KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................................................ 3
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐẬU BẮP .............................................................................. 3
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại ............................................................................................. 3

2.1.1.1. Phân loại ................................................................................................................ 3
2.1.1.2. Nguồn gốc .............................................................................................................. 3
2.1.2. Đặc điểm sinh thái của cây đậu bắp .......................................................................... 4
2.1.2.1. Đặc điểm thực vật .................................................................................................. 4
2.1.2.2. Đặc tính nở hoa ...................................................................................................... 4
2.1.2.3. Sinh trưởng và phát triển ....................................................................................... 5
2.1.2.4. Điều kiện sinh trưởng và phát triển ....................................................................... 5
2.1.3. Giá trị của cây đậu bắp .............................................................................................. 5
2.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng .................................................................................................. 6
2.1.3.2. Giá trị kinh tế ......................................................................................................... 6
2.2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU BẮP .......................................................... 6
2.2.1. Thời vụ ...................................................................................................................... 6
2.2.2. Chuẩn bị giống .......................................................................................................... 7
2.2.3. Làm đất và gieo hạt ................................................................................................... 7
2.2.4.Bón phân .................................................................................................................... 7
v


2.2.5. Chăm sóc ................................................................................................................... 9
2.2.6. Phịng trừ sâu, bệnh hại ............................................................................................. 9
2.2.6.1. Sâu hại .................................................................................................................... 9
2.2.6.2. Bệnh hại................................................................................................................ 10
2.2.7. Thu hoạch và bảo quản............................................................................................ 12
2.2.7.1. Thu hoạch ............................................................................................................. 12
2.2.7.2. Bảo quản .............................................................................................................. 12
2.3. ĐẶC TÍNH 5 GIỐNG ĐẬU BẮP CẦN NGHIÊN CỨU .......................................... 12
2.3.1. Giống Trang Nông (đối chứng) ............................................................................... 12
2.3.2. Giống đậu bắp xanh lai F1 RADO 323 Ấn Độ ....................................................... 12
2.3.3. Giống (F1) Okra Seed (Yambalaya) Đài Loan ....................................................... 12
2.3.4. Giống Red okra của Thái Lan ................................................................................. 12

2.3.5. Giống (F1) Okra Seed (Benny) Mỹ......................................................................... 13
2.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ..................................................................... 13
CHƢƠNG 3 ............................................................................................................................. 15
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 15
3.1. MẪU NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 15
3.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 15
3.3. CƠNG CỤ THÍ NGHIỆM .......................................................................................... 15
3.3.1. Dụng cụ nghiên cứu ................................................................................................ 15
3.3.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................................. 16
3.4. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU...................................................................................... 16
3.4.1. Bố trí thí nghiệm ..................................................................................................... 16
3.4.2. Quy mơ thí nghiệm.................................................................................................. 17
3.4.3. Cách tiến hành ......................................................................................................... 17
3.4.3.1. Chuẩn bị đất ......................................................................................................... 17
3.4.3.2. Chuẩn bị giống ..................................................................................................... 19
3.4.3.4. Chăm sóc .............................................................................................................. 20
3.4.3.5. Bón phân .............................................................................................................. 21
3.4.3.6. Tưới nước ............................................................................................................. 22
3.4.3.7. Phòng trừ sâu bệnh hại ........................................................................................ 22
3.5. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƢƠNG PHÁP THEO DÕI ................................................. 23
3.5.1. Cách chọn cây theo dõi và đánh dấu ....................................................................... 23
3.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................ 23
vi


3.5.2.1. Giai đoạn cây con ................................................................................................ 23
3.5.2.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng .................................................................................. 23
3.5.2.3. Các chỉ tiêu về phát dục ....................................................................................... 24
3.5.2.4. Tình hình sâu bệnh ............................................................................................... 24
3.5.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ...................................................... 24

3.5.2.6. Chỉ tiêu về điều kiện trong nhà lưới ..................................................................... 25
3.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ THỐNG KÊ SỐ LIỆU.............................................. 25
CHƢƠNG 4 ......................................................................................................................... 26
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................................ 26
4.1. GHI NHẬN TỔNG QUÁT.......................................................................................... 26
4.1.1. Điều kiện nhiệt độ và ẩm độ trong nhà lưới ............................................................ 26
4.1.2. Tình hình sinh trưởng và phát triển của năm giống đậu bắp ................................... 27
4.1.3. Tình hình sâu, bệnh hại ........................................................................................... 29
4.2. GHI NHẬN SỰ SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA NĂM GIỐNG ĐẬU BẮP
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƢỚI .................................................................................... 30
4.2.1. Tỷ lệ nảy mầm và ngày ra lá của năm giống đậu bắp ............................................. 30
4.2.3. Khả năng ra lá của năm giống đậu bắp ................................................................... 33
4.2.4.Đánh giá các chỉ tiêu phát dục của năm giống đậu bắp ........................................... 35
4.2. ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT CỦA NĂM GIỐNG ĐẬU BẮP TRONG ĐIỀU KIỆN
NHÀ LƢỚI .......................................................................................................................... 36
4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CỦA NĂM GIỐNG ĐẬU BẮP TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƢỚI ...... 40
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 42
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................................... 42
5.2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................. 42
TÀI LIỆU TAM KHẢO ......................................................................................................... 43
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 46

vii


DANH SÁCH HÌNH

Hình 1. Bao bì năm giống đậu bắp ................................................................................16
Hình 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .....................................................................................17

Hình 3. Dọn sạch cỏ và phơi đất ...................................................................................18
Hình 4.Ơ đất được chia thành 3 liếp ..............................................................................18
Hình 5. Ly nhựa dùng để ngâm hạt giống .....................................................................19
Hình 6. Hạt giống được cho vào ly nhựa tiếng hành ngâm hạt .....................................19
Hình 7. (a) Trang Nơng (Đ/C); (b) Rạng Đơng (RADO 323); (c) Yambalaya; ............20
Hình 8. Phân Urea .........................................................................................................21
Hình 9. Phân NPK .........................................................................................................21
Hình 10. Thuốc TATA trị bọ trĩ ....................................................................................22
Hình 11. Thuốc trừ bệnh nấm đối kháng MOCABI ......................................................23
Hình 12. Cây giống Trang Nơng (ĐC) ..........................................................................27
Hình 13. (a) Cây giống Rạng Đơng RADO 323; (b) cây giống Yambalaya .................28
Hình 14. (a) Cây giống Red okra; (b) Cây giống Benny...............................................28
Hình 15. Bọ trĩ ở giai đoạn sinh trưởng.........................................................................29
Hình 16. Ốc cắn phá cây con .........................................................................................29
Hình 17. Sâu khoang trên giống Rạng Đơng (RADO323)............................................30
Hình 18. Khả năng và tỷ lệ nảy mầm của năm giống Đậu bắp .....................................31
Hình 19. Trái Đậu bắp của năm giống ..........................................................................39
Hình 20. Đo đường kính trái .........................................................................................49
Hình 21. Cân trọng lượng trái .......................................................................................49

viii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1. Chỉ tiêu ngày nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm và ngày ra lá thật ............................... 30
Bảng 2. Chiều cao của cây Đậu bắp (cm/cây) ở các giai đoạn 14, 21, 28 và 35 NSG..31
Bảng 3. Số lá các giống (lá/cây) ở các giai đoạn 14, 21, 28, 35 NSG ..........................33
Bảng 4. Các chỉ tiêu về phát dục ...................................................................................35
Bảng 5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ...................................................36

Bảng 6. Đặc điểm hình thái của năm giống đậu bắp .....................................................39

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NSG

Ngày sao gieo

TB

Trung bình

ĐC

Đối chứng

Cm

Centimet

x


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Sản xuất xuât rau là ngành có những bước phát triển nhanh trong nông nghiệp. Rau
đang nổi lên như một nguồn thu nhập quan trọng đối với các hộ nông dân sản xuất qui
mô nhỏ ở Việt Nam. Trong 10 năm (1995 – 2005), tốc độ snar lượng rau đạt 9,3%
trong khi tồn ngành nơng nghiệp chỉ đạt 4,5%. Diện tích trồng rau của nước ta năm
2006 là 643.970ha, tang 25% so với mức 514,600ha của năm 2001 với tổng sản lượng
rau là 9,655,010 tấn. Có nhiều yếu tố thúc đẩy sự tang trưởng trên, trong đó cơng nghệ
giống đóng vai trị rất quan trọng.Trong nhóm rau ăn quả đậu bắp là những cây trồng
mang lại hiệu quả kinh tế cao (Trần Kim Cương, 2012). Đậu bắp (Abelmoschus
esculentus L.) là một loại rau quan trọng được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
(Võ Công Thành, 2011). Cây đậu bắp (Abelmoschus esculentus) được xem như một
loại rau ăn quả quan trọng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trần Kim Cương,
2012; Huỳnh Thị Hồng Quyên, 2019).
Giống là yếu tố quyết định đến năng suất của cả mùa vụ. Ở Việt Nam hiện nay thị
trường hạt giống là rất phong phú, từ các loại hạt giống sản xuất trong nước đến các
loại hạt giống nhập khẩu từ nước ngoài (Nguyễn Hồng Hải, 2012). Có thể nói việc
canh tác đậu bắp thì năng suất là mục đích quan trọng và là mục tiêu hàng đầu của
nông dân. Để lựa chọn được giống đậu bắp phù hợp với điều kiện cũng như môi
trường mà cho ra năng suất cao nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân là hết
sức cần thiết.
Việc xác định ảnh hưởng của giống đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây
đậu bắp là một trong những vấn đề được các nhà nông học đặc biệt quan tâm. Vì vậy
đề tài “Đánh giá sự sinh trƣởng, phát triển và năng suất của năm giống đậu bắp
nhập nội và giống đậu bắp phổ biến ở địa phƣơng trong điều kiện nhà lƣới” được
thực hiện.

1


1.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, và năng suất của năm giống đậu bắp để
chọn ra giống Đậu bắp chiếm ưu thế về năng suất trong điều kiện nhà lưới.
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

-

Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của năm giống đậu bắp trong điều kiện nhà
lưới.
Đánh giá năng suất của năm giống đậu bắp trong điều kiện nhà lưới.
Đánh giá chung về các đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của năm
giống đậu bắp trong điều kiện nhà lưới.

2


CHƢƠNG 2
LƢỢT KHẢO TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐẬU BẮP
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại

2.1.1.1. Phân loại
Cây đậu bắp (mướp tây) tên khoa học: Abelmoschus esculentus. Đậu bắp thuộc lớp sổ
(Dileniidae), bộ Bông (Malvales), họ Bông (Malvaceae), chi Abelmoschus (Hồ Duy
Tùng và cs., 2017).
Chi Đậu bắp (Abelmoschus Medi.) ở Việt Nam đã được ghi nhận có 3 lồi, 2 phân loài
và 1 thứ (Nguyễn Tiến Bân và cs., 2003), chúng là những lồi có giá trị như làm rau
ăn:Đậu bắp; làm thuốc: Sâm bố chin; cho tinh dầu: Vông vang. Hiện nay một số loài
thường bị nhầm lẫn về tên khoa học bởi chúng có quá nhiều tên đồng nghĩa khác nhau
(Đỗ Thị Xuyến, 2005).
Một số giống đậu bắp nhập nội khác như:

Đậu bắp tím (Abelmoschus esculentus (L.) Moench) là loại rau ăn quả phổ biến trên
thế giới (Chauhan D.V.S, 1972). Là giống heirloom được nhập nội từ Hoa Kỳ. Trong
đậu bắp khơng có chất độc nội sinh hoặc mức độ quan trọng của các yếu tố chống dinh
dưỡng đã được tìm thấy cho đến nay, nó khơng được coi là một mầm bệnh và do đó
khơng có khả năng gây ra bất kỳ bệnh ở người, động vật hoặc thực vật.(Department of
Biotechnology Ministry of Science & Technology & Ministry of Enviroment and
Forests Govt. of India, 2011).
Đậu bắp đỏ (Red Burgundy Okra) thuộc họ Malvaceae được xem là loại rau ăn trái có
giá trị kinh tế cao được trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Andras et
al., 2005). Cây sinh trưởng phat triển mạnh, ưa nắng, kháng bệnh tốt, trái màu đỏ đậm.
Năng suất cao gấp 2 – 3 lần đậu bắp xanh (Phillip et al., 2019). Cây có khả năng chống
chịu với điều kiện bất lợi của môi trường (Gunawardhana et al., 2011). Tại các nước
trên thế giới, đậu bắp đỏ còn được xem như nguồn thực phẩm chức năng tiềm năng
(Irshad et al., 2018; Gul et al., 2015).
2.1.1.2. Nguồn gốc
Tên gọi của đậu bắp trong một số ngôn ngữ phương Tây, như tiếng Anh là "okra" có
nguồn gốc Tây Phi. Trong các ngơn ngữ hệ Bantu, đậu bắp được gọi là "kingombo"
hay các biến thể của nó, và đây là nguồn gốc của tên gọi cho đậu bắp trong tiếng Bồ
Đào Nha, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp. Tên gọi trong tiếng Ả Rập "bāmyah" là cơ
sở của các tên gọi dành cho đậu bắp tại Trung Đông, Balkan, Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc
3


Phi và Nga. Tại Nam Á, tên gọi của nó là các dạng biến thái của từ "bhindi" (Hồ Duy
Tùng và cs., 2017).
Từ bán đảo Ả Rập, loài cây này đã được phổ biến tới các vùng ven Địa Trung Hải và
về phía đơng. Nó được đưa tới châu Mỹ bằng các tàu chuyên chở trong buôn bán nô lệ
xuyên Đại Tây Dương vào khoảng những năm thập niên 1650, do vào năm 1658 sự
hiện diện của nó tại Brasil đã được ghi nhận. Đậu bắp phổ biến tại miền nam Hoa
Kỳ vào khoảng năm 1800 và lần đầu tiên được nhắc tới với các giống cây trồng khác

nhau vào năm 1806 (Hồ Duy Tùng và cs., 2017).
2.1.2. Đặc điểm sinh thái của cây đậu bắp

2.1.2.1. Đặc điểm thực vật
Cây đậu bắp thuộc họ Bông (Malvaceae), không thuộc họ đậu như các cây đậu cove,
đậu đũa…
 Thân
Là cây thân thảo, mọc đứng, nhiều lơng và hơi rỗng, cao trung bình từ 1,0 – 1,5 m, có
thể cao trên 2 m, phân cành nhiều. Có một rễ chính và nhiều rễ phụ, ăn sâu tới 40 – 50
cm. (Nguyễn Mạnh Chinh và cs., 2007).
 Lá
Lá hình tim hoặc xẻ hình chân vịt, mép có răng cưa lớn, có lơng nhám (Nguyễn Mạnh
Chinh và cs., 2007).
 Hoa
Hoa mọc ở nách lá, có 5 cánh lớn, màu đỏ, trong giống hoa cây bông vải. Hoa lưỡng
tính, gồm một nhụy cái ở giữa và nhiều nhị đực bao quanh, tự thụ phấn là chính.
(Nguyễn Mạnh Chinh và cs., 2007). Hoa có đường kính 4 – 8cm, với năm cánh màu
trắng hay vàng, thường có các đốm đỏ hay tía tại phần gốc mỗi cánh hoa (Hồ Duy
Tùng và cs.,2017).
 Trái và hạt
Quả nang, dài 20 – 25cm, mọc dựng đứng, màu xanh nhạt, gồm 3 – 5 vách ngăn kết
nhau tạo thành các đường gờ dọc.Trong quả có 10 – 20 hạt hình cầu hơi dẹt, đường
kính 2 – 3mm, khi non có màu trắng, khi chín màu nâu đen (Nguyễn Mạnh Chinh và
cs., 2007).
2.1.2.2. Đặc tính nở hoa
Một nụ hoa xuất hiện ở nách lá thứ 6 hoặc thứ 8 (phụ thuộc vào giống) nụ hoa kéo dài
22 – 26 ngày từ khi xuất hiện đến khi nở, thời gian thụ phấn từ 8 - 10 giờ sáng. Hoa
4



chỉ nở một thời gian rất ngắn và khép lại vào buổi chiều, sự thụ phấn không thành
công vào giai đoạn nụ, hạt phấn có khả năng duy trì tính hữu thụ trong 55 ngày
(Nguyễn Mạnh Chinh và cs., 2007).
2.1.2.3. Sinh trưởng và phát triển
Đậu bắp chủ yếu là nhân giống bằng hạt. Nó là một cây trồng hằng niên. Sự tăng
trưởng đặc trưng bởi sự tăng trưởng không xác định. Sự nở hoa liên tục phụ thuộc vào
điều kiện ngoại cảnh và giống. Khi gieo trồng 2 – 3 tháng thì cây bắt đầu nở hoa, trái
phát triển nhanh sau khi hoa được thụ phấn, trái đạt kích thước tối đa trong khoảng từ
4 – 6 ngày sau khi thụ phấn ( Nguyễn Mạnh Chinh và cs., 2007).
2.1.2.4. Điều kiện sinh trưởng và phát triển
 Nhiệt độ
Cây đậu bắp ưa nhiệt độ cao, thích hợp từ 25 – 300C, trong khoảng nhiệt độ này nếu
nhiệt độ càng cao thì cây sinh trưởng và phát triển càng nhanh. Nhiệt độ cao sẽ kéo dài
thời gian ra hoa và tăng số đốt cây. Đậu bắp là cây phản ứng với độ dài ngày, mức độ
mẫn cảm này tùy thuộc vào giống (Nguyễn Mạnh Chinh và cs., 2007).
 Nước
Khả năng chịu hạn của đậu bắp tương đối khá, tuy vậy vào mùa khô nên cần tưới
nước. Sử dụng nguồn nước tưới sạch (nước sông, nước giếng khoan). Tuyệt đối không
sử dụng nguồn nước thải bị ô nhiễm, nước thải từ bệnh viện. Cần thường xuyên giữ độ
ẩm đất 80 - 85% trong suốt quá trình thu hái quả.
 Đất
Chọn loại đất các pha, thịt nhẹ, hoặc đất thịt trung bình, pH từ 5,5 - 6,8. Đất phải bằng
phẳng, dễ tưới và tiêu nước. Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo. Lên luống 1,4
- 1,5m, mặt luống rộng 1,1 - 1,2m, chiều cao luống 25 – 30cm.
Đất bằng phẳng, không ngập úng. Độ pH của đất khoảng 6,5 – 6,5. Gần nguồn nước
sạch, xa vùng có nguồn ơ nhiễm chân đất.như nhà máy, bệnh viện, bãi rác,…Đặc biệt,
không trồng đậu bắp liên tục nhiều vụ trên cùng một chân đất ( Huỳnh Thị Hồng
Quyên, 2019).
 Dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu bắp bao gồm các nguyên tố đa lượng: N, P, K, Ca,

Mg, S, C, H, O và các nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Zn, Mn, Mo, Bo, Cl. Tùy theo từng
thời kỳ sinh trưởng khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau.
2.1.3. Giá trị của cây đậu bắp
5


2.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng
Đậu bắp (Abelmoschus esculentus) là loại cây thân thảo hằng niên. Quả đậu bắp có tác
dụng ổn định đường huyết trong máu, giảm xơ vữa động mạch, ngăn chặn sự di căn
của ung thư đại trực tràng và một số tác dụng khác (Hồ Thị Huyền Trang và cs., 2014).
Đậu bắp (Abelmoschus esculentus L.) chưa rất nhiều vitamin các loại, các nguyên tố
khoáng vi lượng như Zn và Ca. Là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ rất tốt và là
“bạn người có bầu” bởi rất giàu Acid Folic (Nguyễn Hoàng Hải, 2012). Chất nhầy
chất xơ trong đậu bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết. Đậu bắp giúp cơ thể hấp thu
nước, là thức ăn lý tưởng cho người muốn giảm cân; giúp tổng hợp các vitamin nhóm
B, có tác dụng ngang bằng với sữa chua; có tính nhuận trường; có nhiều amino acid
thiết yếu cho cơ thể như chất tryptophan tạo sự thoái mái tinh thần ngủ ngon ( Hồ Duy
Tùng và cs., 2017).
Đậu bắp là một nguồn tuyệt vời của vitamin C và K1. Vitamin C là một chất dinh
dưỡng hòa tan trong nước góp phần vào chức năng miễn dịch của cơ thể. Trong khi
vitamin K1 là một vitamin tan trong chất béo được biết đến với vai trị trong q trình
đơng máu (Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2020).
Theo Schippers (2000), trong trái đậu bắp có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như
vitamin, canxi, kali và một số khoán chất khác tốt cho cơ thể, nên được khuyến cáo sử
dụng trong khẩu phần ăn hằng ngày (Phạm Thị Diễm Thúy và cs, 2020).
Trái đậu bắp đỏ chứa nhiều carotenoid, anthocyanin, polyphenol, bioflavonoid, ellagic
acid,…Các dưỡng chất này đã được chứng minh có ích trong việc ngăn ngừa ung thư,
các bệnh mãn tính (thối hóa dây thần kinh, bệnh tim mạch) và tang cường hệ thống
miễn dịch (Polturak et al.,2017; Irshad et al., 2018).
2.1.3.2. Giá trị kinh tế

Thời vụ: Đậu bắp trồng được quanh năm có thể giúp ổn định nguồn thu nhập của đa số
nhà vườn nhỏ.
Tại Việt Nam, cây đậu bắp đỏ là giống cây trồng mới có thể đấp ứng được như cầu
thẫm mỹ dùng để trang trí, trồng làm cảnh (Tất Anh Thư và cs., 2020).
2.2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU BẮP
2.2.1. Thời vụ

Ở phía Nam, cây đậu bắp có thể gieo trồng quanh năm, tuy vậy gieo vụ đông xuân vào
tháng 11 – 12 thuận lợi hơn. Gieo mùa mưa đất quá ẩm, cây sinh trưởng kém, năng
suất chất lượng thấp (Nguyễn Mạnh Chinh và cs, 2007).

6


Nhiệt độ tối ưu để gieo hạt từ 21 – 320C. Có ánh sáng mặt trời. Đậu bắp có thể trồng
được quanh năm, nhưng vụ Đông Xuân gieo vào tháng 12 có nhiều thuận lợi hơn
(Huỳnh Thị Hồng Quyên, 2019).
2.2.2. Chuẩn bị giống

Hiện có nhiều giống địa phương, giống chọn lọc trong nước và giống nhập nội. Viện
Nghiên cứu Rau quả có giống đậu bắp ĐB1 nhập từ Nhật Bản, thời gian sinh trưởng
150 ngày. Năng suất 20 – 25 tấn quả/ha (Nguyễn Mạnh Chinh và cs., 2007).
Công ty Giống cây trồng Miền Nam có các giống đậu bắp VN1 và giống Ấn Độ, thời
gian sinh trưởng 80 – 90 ngày, thu hoạch 35 ngày sau khi gieo. Sức sinh trưởng mạnh,
quả ít xơ, ăn giịn ngon, bảo quản được lâu. Năng suất 25 – 30 tấn/ha.Ngồi ra cịn một
số giống khác như SV1, SV9.1 (Nguyễn Mạnh Chinh và cs., 2007).
Giống: Chọn những hạt sáng bóng to trịn để đem gieo sẽ cho tỷ lệ nảy mầm cao
(Huỳnh Thị Hồng Quyên, 2019).
2.2.3. Làm đất và gieo hạt


Điều kiện đất: Đất bằng phẳng, không ngập úng. Độ pH của đất khoảng 6,5 – 6,5. Gần
nguồn nước sạch, xa vùng có nguồn ô nhiễm như nhà máy, bệnh viện, bãi rác… Đặc
biệt, không trồng đậu bắp liên tục nhiều vụ trên cùng một chân đất (Nguồn Internet 6).
Lên liếp và phủ bạt: Liếp rộng 1,0 – 1,2m, cao 15 – 30cm. Trồng hàng đơn khoảng
cách hàng cách hàng 1,0 – 1,2m. Cây cách cây 50 – 60cm. Mùa mưa nên làm mương
sâu quanh ruộng, lên liếp cao để thoát nước dễ dàng sau mỗi cơn mưa. Bón lót cho
1000m2: 3 tấn phân hữu cơ đã ủ hoai + 30-50 kg super lân + 5 kg Kali. Phân được bón
trên liếp và phủ bạt. Phủ bạt: Plastic có màu ánh bạc ở mặt trên và màu đen ở mặt dưới
(mặt ánh bạc sẽ phản chiếu ánh sáng mặt trời và xua đuổi côn trùng, mặt tối bên dưới
sẽ làm cho cỏ không mọc được) (Huỳnh Thị Hồng Quyên, 2019).
Bón lót vào hốc, phủ lớp đất mỏng lên rồi gieo hạt, không để hạt tiếp xúc trực tiếp với
phân. Hạt gieo sâu 1 – 2cm, lấp bằng đất bột hoặc tro trấu. Lượng hạt giống cần
khoảng 4 – 5 kg/ha. Gieo hạt xong tưới ẩm thường xuyên tạo điều kiện cho hạt mọc
dễ dàng. (Nguyễn Mạnh Chinh và cs., 2007).
2.2.4.Bón phân

Ở vùng rau TP. Hồ Chí Minh thường dùng cách bón sau: (Nguyễn Mạnh Chinh và cs.,
2007).
-

Bón lót: Cây đậu bắp có khối lượng thân lá lớn, năng suất quả cao trong một
thời gian ngắn nên cần bón đủ phân lót ngay từ đầu để cây sinh trưởng tốt.
Lượng phân lót gồm 1,2 – 1,5 tấn phần chuồng hoai + 5 kg ure + 30 kg super
lân. Tất cả trộn đều bón vào hốc trước khi gieo hạt.
Bón thúc: 3 lần
7


 Lần 1, khi cây có 5 – 6 lá: 5 kg ure + 10 kg bánh dầu.
 Lần 2, sau gieo 20 – 25 ngày, bón thêm 500kg phân chuồng hoai + 5 kg

ure + 3 kg KCl + 20 kg bánh dầu.
 Lần 3, sau gieo 40 – 45 ngày, đậu quả đợt đầu: 10 kg ure + 7 kg KCl +
20 kg bánh dầu.
 Nếu dùng phân hỗn hợp NPK thì tính ra từ lượng đạm, lân và kali tương
ứng. Có thể thay thể thay bánh dầu bằng DAP.
Ở vùng đất xám bạc màu tại Thủ Đức thường sử dụng các loại phân bón với liệu lượng
như sau (Hồ Duy Tùng và cs.,2017).
Bón lót phân chuồng: 15 – 20 tấn/ha. Có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc
phân rác chế biến thay thế cho phân chuồng với lượng bằng 1/3 phân chuồng.
Bón thúc lần 1: Sau trồng 7 đến 10 ngày, liều lượng: 15 – 20 kg Urea/ha.
Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 25 ngày, liều lượng: 50 – 100 kg phân NPK
(20 – 20 – 15)/ha.
Bón thúc lần 3: Sau bón thúc lần hai 15 ngày, liều lượng: 100 – 150 kg phân
NPK (20 – 20 – 15)/ha.
Bón thúc lần 4: Sau bón thúc lần ba 15 ngày, liều lượng: 50 – 100 kg phân
NPK
(20 – 20 – 15)/ha.
Ở vùng đất phù sa Quận Ơ Mơn, TP. Cần Thơ sử dụng phân bón hóa học kết hợp với
phân vi sinh với diện tích đất cho mỗi nghiệm thức 8m2 , khoảng cách trồng trong hàng
0,7m cây cách 0,4m với mật độ 21000 cây/ha. 5 nghiệm thức được bón phân như sau:
1: đối chứng (khơng bón phân hóa học và phân vi sinh)
2: 120kg N/ha – 60kg P2O5/ha – 100kg K2O/ha.
3: phân vi sinh (liều lượng 500 l/ha)
4: 90kg N/ha – 45kg P2O5/ha – 75kg K2O/ha + phân vi sinh (500 l/ha).
5: 60kg N/ha – 30kg P2O5/ha – 50kg K2O/ha + phân vi sinh (500 l/ha).
Phân bón hóa học được chia làm 5 lần bón (lần 1 sau khi trồng 3-5 ngày, lần 2 sau lần
1 là 15 ngày, các lần bón tiếp theo cứ cách nhau 15 ngày/lần). Phân lân và kali sử dụng
75% tổng lượng phân bón lót cho các nghiệm thức 2, nghiệm thức 4, nghiệm thức 5
trước khi trồng, phần còn lại chia đều cho 5 lần bón. Phân đạm chia thành các lần bón
cụ thể như sau: lần 1 (7,5kg/ha), lần 2 (22,5 kg/ha), lần 3 (30 ka/ha), lần 4 (30 kg/ha)

và lần 5 (30kg/ha). Phân bón vi sinh dạng lỏng được tưới cách nhau 5 ngày/lần
(Nguyễn Văn Lẹ và cs., 2012).
8



×