Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật nghề chạm bạc của đồng bào dân tộc dao xã vũ minh, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

Đề Tài: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
NGHỆ THUẬT NGHỀ CHẠM BẠC CỦA ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC DAO ĐỎ XÃ VŨ MINH,
HUYỆN NGUYỆN BÌNH TỈNH CAO BẰNG

Giáo viên hướng dẫn: TS. HOÀNG MINH CỦA
Sinh viên thực hiện: HOÀNG KIỀM PHIN
Msv: 62DQL22196
Lớp: QLVH 22B
SĐT: 0328699615
Email:


Hà Nội, 2024
MỤC LỤC

MỤC LỤC.....................................................................1
MỞ ĐẦU......................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGHỀ
CHẠM BẠC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC DAO XÃ VŨ MINH,
HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG.........................9
1.1. Khái niệm và giải thích thuận ngữ về bảo tồn và phát
huy giá trị nghề chạm bạc của đồng bào dân tộc Dao xã Vũ
Minh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng...............................9
1.1.1. Khái niệm về bảo tồn và phát huy............................9
1.1.2. Khái niệm về giá trị nghề chạm bạc.......................10
1.2. Đặc điểm nghề chạm bạc truyền thống của đồng bào
dân tộc Dao Đỏ xã Vũ Minh...................................................11
1.3. Vai trò của nghề chạm bạc trong đời sống của đồng bào


dân tộc Dao Đỏ xã Vũ Minh...................................................14
1.4. Sơ lược về nghề chạm bạc truyền thống của đồng bào
dân tộc Dao Đỏ xã Vũ Minh...................................................16
1.5. Tổng quan về đồng bào dân tộc Dao Đỏ xã Vũ Minh......18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ NGHỆ THUẬT NGHỀ CHẠM BẠC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN
TỘC DAO ĐỎ XÃ VŨ MINH, HUYỆN NGUN BÌNH, TỈNH
CAO BẰNG.................................................................21
2.1. Tình hình bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật nghề
chạm bạc của đồng bào dân tộc Dao Đỏ xã Vũ Minh............21

1


2.2. Bảo tồn giá trị nghệ thuật nghề chạm bạc truyền thống
của đồng bào dân tộc Dao Đỏ xã Vũ Minh.............................23
2.3. Phát huy giá trị nghệ thuật nghề chạm bạc truyền thống
của đồng bào dân tộc Dao Đỏ xã Vũ Minh.............................25
2.4. Một số đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị
nghệ thuật nghề chạm bạc của dồng bào dân tộc Dao Đỏ xã
Vũ Minh................................................................................. 26
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT NGHỀ CHẠM BẠC CỦA ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC DAO ĐỔ XÃ VŨ MINH, HUYỆN NGUYÊN BÌNH,
TỈNH CAO BẰNG.........................................................28
3.1. Giải pháp chung về bảo tồn và phát huy giá nghề chạm
bạc của đồng bào dân tộc Dao Đỏ ở xã Vũ Minh...................28
3.2. Những giải pháp cụ thể bảo tồn và phát huy giá trị nghề
chạm bạc của đồng bào dân tộc Dao Đỏ tại xã Vũ Minh.......29
3.2.1. Giải pháp bảo tồn giá trị nghệ thuật nghề chạm bạc

truyền thống của đồng bào dân tộc Dao Đỏ xã Vũ Minh. .29
3.2.2. Giải pháp phát huy giá trị nghệ thuật nghề chạm
bạc của đồng bào dân tộc Dao Đỏ xã Vũ Minh.................31
KẾT LUẬN..................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................34
PHỤ LỤC....................................................................35

2


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong đời sống, đối với người đồng bào dân tộc Dao
bạc là đồ trang sức không thể thiếu, hầu như mọi sinh
hoạt trong cộng đồng người Dao đều gắn với bạc, từ lúc
đứa trẻ mới lọt lịng, ơng bà, cha mẹ đã làm mũ đính
những chiếc chng nhỏ bằng bạc để âm thanh đầu tiên
lọt vào tai đứa bé là tiếng của dòng họ. Khi đứa trẻ lớn
lên, mỗi giai đoạn của cuộc sống đều gắn với bạc trắng, từ
việc cưới, cúng lễ, đến ma chay đều có các sản phẩm chế
tác từ bạc. Bạc được coi là vật làm đẹp cho phụ nữ, được
dùng làm của hồi môn cho con gái khi về nhà chồng.
Trong hôn nhân của người Dao, bạc trắng là vật để định
giá người con gái khi gả bán, vì vậy người ta thường thách
cưới bằng bạc trắng. Ngoài ra, trang sức bạc còn mang ý
nghĩa nhân văn, ý nghĩ tâm linh, tín ngưỡng. Người Dao
quan niệm đeo bạc sẽ trừ được tà ma, chữa được bệnh
(tránh gió) và được thần linh phù hộ.


3


Để làm được một bộ trang sức bạc, phải mất rất nhiều
thời gian, cơng sức, địi hỏi người thợ chạm phải cần cù,
nhẫn nại, khéo léo, tỉ mỉ. Dù chỉ là nghề phụ trong gia đình
nhưng nghề chạm bạc đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể
cho những gia đình làm nghề góp phần cải thiện đời sống.
Hiện nay, nghề chạm bạc truyền thống vẫn tồn tại đóng vai
trị quan trọng trong đời sống của Dao Đỏ ở xã Vũ Minh.
Những sản phẩm chạm bạc với hoa văn trang trí một cách
tinh tế trở thành những vật có giá trị phục vụ nhu cầu làm
đẹp, các sản phẩm chạm bạc ở xã Vũ Minh đã đạt đến độ
tinh xảo, được các nghệ nhân chạm khắc những nét hoa
văn mang tính nghệ thuật cao và được người dân ở trong
vùng rất ưa chuộng, tin tưởng vào chất lượng, mang một
giá trị nhất định trong đời sống của người Dao. Tuy nhiên,
trong nền kinh tế thị trường kinh tế hiện nay, một số sản
phẩm của nền văn minh công nghiệp đã thay thế một số
sản phẩm thủ công, làm ảnh hưởng đến một số hoạt động
kinh tế, văn hóa của đồng bào làm cho nhiều nét văn hóa bị
thay đổi. Hiện, lớp trẻ xã Vũ Minh không muốn học nghề và
gắn với nghề chạm bạc, thị trường tiêu thụ chính là các
phiên chợ tại địa phương và theo đơn đặt hàng của khách.
Do đó, nguy cơ bị mai một nghề chạm bạc truyền thống
ngày càng cao đứng trước nguy cơ khơng có người nối tiếp
làng nghề.
Chính vậy, cần phải có biện pháp bảo tồn và phát
huy giá trị nghề chạm bạc truyền thống của người đồng


4


bào dân tộc Dao Đỏ xã Vũ Minh. Muốn vậy, cần phải có sự
quan tâm các cấp chính quyền, sự quản lý, hỗ trợ từ UBND
xã, phường và có giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát
huy và làm giàu thêm cho nghề chạm bạc ở Vũ Minh. Bởi
vậy, chọn “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật nghề
chạm bạc của đồng bào dân tộc Dao xã Vũ Minh, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài nhằm phân tích,
tìm hiểu giá trị, đánh giá thực trạng ngun nhân và đưa
ra các giải pháp nâng cao hiệu quả về việc bảo tồn và
phát huy, giữ gìn nghề chạm bạc truyền thống của đồng
bào dân tộc Dao trên địa bàn xã Vũ Minh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật
nghề chạm bạc truyền thống của đồng bào dân tộc Dao.
Giữ gìn được những nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc
Dao trên đất nước Việt Nam nói chung, ở xã Vũ Minh nói
riêng. Nhằm khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn
hóa của dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc
bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc
Dao, đặc biệt là ý thức giữ gìn giá trị nghệ thuật nghề
truyền thống.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, tìm hiểu giá trị nghệ thuật, đánh giá thực
trạng và đưa ra các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị

5



nghệ thuật nghề chạm bạc của đồng bào dân tộc Dao xã
Vũ Minh
4. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: giá trị nghề chạm bạc truyền
thống của đồng bào dân tộc Dao xã Vũ Minh
- Khách thể nghiên cứu: các nghệ nhân chạm bạc và
người dân tộc Dao, cán bộ đang sinh sống và làm việc tại
xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Khơng gian nghiên cứu: tại địa bàn xóm, khu người
Dao sinh sống tại xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình, tỉnh
Cao Bằng.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2021 đến nay
6. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát, phỏng vấn: Giúp tác giả thu thập thông
tin, lấy ý kiến của người dân và cán bộ quản lý văn hóa
trên địa bàn phường bằng hình thức phỏng vấn.
- Phân tích, tổng hợp: Thơng qua các tài liệu thu thập
được từ sách báo, các loại văn bản pháp lý liên quan đến
hoạt động biểu diễn nghệ thuật không chuyên, tác giả
dùng phương pháp phân tích rồi tổng hợp lại thơng tin, tạo
ra một hệ thống đầy đủ và sâu sắc về đề tài. Qua đó, tác
giả phân tích ra được những đặc điểm riêng của nghề
chạm bạc, đồng thời rút ra những kinh nghiệm, bài học

6


trong lĩnh vực này để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý di sản
nghề thủ công.
7. Lịch sử nghiên cứu
Nghề chạm khắc bạc là nghề thủ công truyền thống
của Việt Nam gắn với việc chế tác trên chất liệu bạc. Nghề
chạm khắc bạc có ở dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu
số như Mông, Dao... Chạm là kỹ thuật chạm trổ các hình
vẽ, họa tiết, hoa văn trên mặt bạc, dùng trong chế tác các
đồ vật hay trang sức. Đây là một trong ba kỹ thuật quan
trọng của quy trình chế tác sản phẩm bạc, bao gồm chạm,
đậu, trơn. Nghề chạm khắc bạc xưa đa phần được duy trì
theo kiểu “cha truyền, con nối”.
Nghề chạm khắc bạc có lịch sử hình thành và phát
triển lâu đời. Những ghi chép từ sử liệu Trung Hoa cho
biết, nghề bạc đã có từ sớm trên đất Việt. Từ những năm
187 - 226 SCN, trong các cống phẩm được thái thú Sĩ
Nhiếp gửi từ Giao Châu sang Trung Hoa có nhiều đồ vật
bằng bạc, và Giao Châu được ca tụng là nơi có việc khai
thác, chế tác vàng bạc khá phát triển. Sách Đại Việt sử ký
toàn thư cho biết thời Tiền Lê, có những đồ vàng bạc tinh
xảo được đem làm cống phẩm cho phương Bắc. Nghề
chạm khắc bạc rất được ưa chuộng trong thời phong kiến,
với việc chạm trổ đồ dùng của vua chúa, quan lại và chạm
khắc các đường nét trong những cung điện nguy nga,

7


tráng lệ. Sau năm 1954, có một khoảng thời gian Nhà
nước đứng ra thống nhất quản lý vàng bạc, nghề chạm

khắc bạc từ chỗ phát triển tự phát theo hình thức tư gia,
chịu hạn chế từ các chính sách cấm lưu thông vàng bạc,
trở nên quy về các hợp tác xã, được cung ứng vật tư, bao
tiêu sản phẩm. Hiện nay, chính sách của Nhà nước có
nhiều đổi mới, nghề kim hoàn cũng phát triển theo định
hướng kinh tế thị trường, mở cửa ra thế giới. Nghề chạm
khắc bạc cho thấy sự tài hoa của người Việt, cũng như
những nét tinh hoa trong văn hóa dân tộc Việt. Đây là một
nghề đòi hỏi tay nghề, kỹ xảo cao, minh chứng cho các
phẩm chất kiên trì, thơng minh, khéo léo và óc sáng tạo
của người thợ kim hoàn Việt Nam. Họa tiết, hoa văn trên
sản phẩm chạm khắc bạc có nhiều điểm gần gũi với nghệ
thuật tạo hình trên gốm sứ cổ, đồ điêu khắc gỗ hay khảm
trai truyền thống. Các mảng chạm được kết tinh từ cuộc
sống đời thường và văn hóa dân gian của dân tộc.
Trong đời sống của đồng bào dân tộc Dao Đỏ bạc
đóng vai trị rất quan trọng trong cuộc sống tinh thần và
vật chất. Họ quan niệm, nhà giàu khơng phải có nhiều
trâu, bị, ruộng đất, mà là có nhiều bạc. Bạc khơng chỉ thể
hiện sự giàu sang hay làm trang sức, điểm nhấn trên
trang phục truyền thống, với người Dao Đỏ, ai mặc đồ có
gắn nhiều trang sức bạc sẽ nhận được may mắn, nhiều tài
lộc, cuộc sống ln sung túc, bình an. Do đó, nghề chạm
bạc đóng vai trị rất quan trọng đối với đồng bào dân tộc

8


Dao Đỏ. Hiện nay, nguy cơ bị mai một các làng nghề ngày
càng cao, và nghề chạm bạc truyền thống của đồng bào ở

dân tộc Dao Đỏ xã Vũ Minh đang đứng trước nguy cơ bị
mai một dần đi vì khơng cịn ai chịu nối dõi nghề thủ cơng
này nữa. Đến hiện nay nghề chạm bạc của đồng bào dân
tộc Dao Đỏ vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể nào
về nghề chạm bạc. Cho nên đây sẽ là nguồn tài liệu mới
về việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật nghề chạm
bạc truyền thống của đồng bào dân tộc Dao Đỏ ở xã Vũ
Minh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
8. Bố cục đề tài
Ngồi phần mở đầu và kết luận, bố cục đề tài gồm 3
chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghề chạm bạc
của đồng bào dân tộc Dao xã Vũ Minh, huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng
Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị
nghệ thuật nghề chạm bạc của đồng bào dân tộc Dao Đỏ
xã Vũ Minh, huyên Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Chương 3: Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá
trị nghệ thuật nghề chạm bạc của đồng bào dân tộc Dao
Đỏ xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

9


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGHỀ CHẠM BẠC CỦA
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC DAO XÃ VŨ MINH, HUYỆN NGUN BÌNH,
TỈNH CAO BẰNG
1.1. Khái niệm và giải thích thuận ngữ về bảo tồn và phát huy giá
trị nghề chạm bạc của đồng bào dân tộc Dao xã Vũ Minh, huyện Nguyên

Bình, tỉnh Cao Bằng
1.1.1. Khái niệm về bảo tồn và phát huy
Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn
hoá nhân loại, có vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước và
giữ nước của nhân dân ta. Hiện nay, khơng có quy định cụ thể
giải thích về Bảo tồn di sản văn hóa là gì, tuy nhiên có thể
hiểu bảo tồn di sản văn hóa là các nỗ lực nhằm bảo vệ và giữ
gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó. [1,
tr.03]
Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện
tượng theo dạng thức vốn có của nó. Bảo tồn là giữ lại, không
để mất đi, không để bị thay đổi, biến hóa. Bảo tồn tức là cách
hành động nhằm bảo vệ, giữ gìn lưu lại sự tồn tại của sự vật
hiện tượng, giữ gìn chúng để tồn tại với thời gian.
Đối tượng bảo tồn di sản văn hóa, tức là các giá trị di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể cần thỏa mãn hai điều kiện:
Một là, nó phải được coi là tinh hoa, là một giá trị đích
thực được thừa nhận minh bạch, khơng có gì phải hồ nghi hay
bàn cãi.

10


Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng,
đứng vững lâu dài với thời gian, là cái giá trị của nhiều thời
(tức là có giá trị lâu dài) trước những biến đổi tất yếu về đời
sống vật chất và tinh thần của con người, nhất là trong bối
cảnh nền kinh tế thị trường và quá trình tồn cầu hóa đang
diễn ra cực kỳ sơi động.

Phát huy có nghĩa là những hành động nhằm đưa di sản
văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như là nguồn nội
lực, tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang
lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, thể hiện
tính mục tiêu của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội.
Bảo tồn di sản (heritage preservation) được hiểu như là các nỗ
lực nhằm bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng
thức vốn có của nó. [2, tr.768]
1.1.2. Khái niệm về giá trị nghề chạm bạc
Nghề chạm bạc là một nghề truyền thống của người Việt
Nam, được biết đến với những giá trị tinh hoa văn hóa dân
tộc. Nghề này địi hỏi sự cơng phu, tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và độ
chính xác cao, trình độ tay nghề tốt thì mới có thể làm được
và tạo ra các sản phẩm đa dạng, phong phú về mẫu mã, họa
tiết hoa văn nổi bật, tinh xảo và sắc nét, chất lượng sản phẩm
cao, phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của con người tại
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Các sản
phẩm chạm bạc được tạo ra có giá trị cao, đa dạng về mẫu
mã, họa tiết hoa văn nổi bật, tinh xảo và sắc nét, chất lượng
sản phẩm cao, phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của con

11


người tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế
giới. [3, tr.88]
Nghề này đã xuất hiện từ lâu đời, trước đây chủ yếu phát
triển phục vụ cho vua chúa, quan lại và các thánh nhân nước
ngoài. Mãi đến sau này, khi nền kinh tế đất nước ngày càng
phát triển đi lên, đời sống con người được nâng cao thì nghề

chạm bạc này mới thực sự bùng nổ mạnh mẽ, tạo ra các sản
phẩm phục vụ cho cả cuộc sống hàng ngày của người dân.
Các công đoạn thực hiện chạm bạc bao gồm chuẩn bị
dụng cụ, đúc bạc, đánh bóng, chạm hoa văn, mạ vàng, mạ
bạc, mạ đồng, mạ thiếc, mạ kẽm, mạ niken, mạ chrome, mạ
niken-chrome, mạ đồng-niken, mạ đồng-niken-chrome. Các
nghệ nhân chạm bạc cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ
cần thiết để thực hiện chế tác bạc bao gồm có 8 loại chính đó
là bễ thổi, lị nung, nồi để nấu bạc, khn đúc bạc, búa, kìm
sắt, đe và bộ đục chạm hoa văn trên bạc. Tùy vào từng làng
nghề mà họ sẽ áp dụng các quy trình riêng biệt, mang màu
sắc và nét đặc trưng với những giá trị nhất định. [3, tr.90]
Chạm bạc hay chạm khắc bạc, là q trình tạo ra các
món đồ trang sức từ nguyên liệu chính là bạc. Thời xưa, nghề
chủ yếu được phát triển nhằm phục vụ vua chúa, quan lại và
các thánh nhân nước ngoài. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đất
nước ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao,
thì nét văn hóa này mới thực sự bùng nổ mạnh mẽ. Vì thế,
những sản phẩm bằng bạc được tạo ra để đáp ứng nhu cầu
của người dân. [4, tr.5]

12


1.2. Đặc điểm nghề chạm bạc truyền thống của đồng bào dân tộc
Dao Đỏ xã Vũ Minh.
Nghề chạm bạc của người Dao là một nét đẹp truyền
thống, chứa đựng tinh hoa văn hóa và bản sắc riêng của một
cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Bạc được coi là một
món đồ thiết yếu trong mỗi gia đình của người Dao, và nghề

chạm bạc của người Dao là một nghề truyền thống, cha
truyền con nối từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nghề chạm bạc
của người Dao được coi là một nghệ thuật điêu luyện và tinh
xảo đến mức hồn mĩ.
Sản phẩm chạm bạc của người Dao có rất nhiều nét khác
biệt và nổi trội so với hàng bạc của các dân tộc khác: về hình
khối, kiểu thức, họa tiết hoa văn tinh vi, thủ pháp xử lý sáng –
tối vô cùng tinh tế nhờ tận dụng đặc tính phản quang của
chất liệu bạc trắng, và cũng bởi sự kì cơng của người làm
nghề. Các cơng đoạn làm ra sản phẩm bạc chủ yếu là làm thủ
công, không có máy móc, nên nghề chạm bạc địi hỏi nghệ
nhân phải có sức khỏe mà cịn phải khéo léo và kiên trì.
Các sản phẩm bạc của người Dao Đỏ vừa tinh tế vừa đa
dạng về chủng loại như: vòng bạc, xà tích, khun tai, hoa
cúc cài áo, vịng tay, những đồng tiền đánh nhỏ xâu thành
từng dải trang trí trên vạt áo truyền thống. Trên các sản
phẩm, những người thợ bạc thường sử dụng họa tiết, hoa văn
mang hình hài, dáng dấp của tự nhiên như: mặt trời, cái búa,
lưỡi liềm, con cá, hoa cỏ,… vơ cùng gần gũi, có ý nghĩa tâm
linh đặc biệt. Sẽ thật thiếu sót khi nói về vẻ độc đáo của các
sản phẩm bạc đồng bào Dao Đỏ mà khơng nói đến nét khác

13


biệt và nổi trội về hình khối, kiểu dáng, họa tiết hoa văn, thủ
pháp xử lý sáng tối vô cùng tinh tế nhờ tận dụng đặc tính
phản quang của chất liệu bạc trắng và cũng bởi sự kỳ công
của người làm nghề. Bởi vậy, có thể nói người nghệ nhân phải
hịa tâm hồn mình cùng từng thớ bạc trong lửa nóng hay nặng

nhẹ tay theo từng nhát búa. Lửa, nước, bạc cùng con người
hòa lại để tạo ra những sản phẩm thấm đẫm văn hóa dân tộc
Dao Đỏ làm say đắm lòng người.
Nghề chạm khắc bạc của người Dao Đỏ được coi là một
nét đẹp truyền thống, chứa đựng tinh hoa văn hóa. Vậy nên,
mỗi người nghệ nhân chạm bạc không chỉ hội tụ các tố chất
khéo léo, bền bỉ, mà còn là người được thần linh phù hộ, được
cộng đồng công nhận. Khác với nghề thủ công truyền thống
của các dân tộc khác, người thợ bạc dân tộc Dao Đỏ thường
dùng những dụng cụ khá đơn giản như: búa đập, đe gỗ, đe
sắt, kéo cắt, kìm vặn, dao chạm, bàn kéo sợi, nồi đun, banh
gắp,… Nguyên liệu làm nghề chạm bạc của người Dao chủ
yếu là từ bạc vụn, bạc thỏi được bà con chủ động mang đến
đặt làm trang sức hoặc được mua về từ các nơi.
Để duy trì được nghề chạm bạc của người Dao, bản thân
người thợ cũng phải có những “ngón nghề” riêng. Theo các
thợ bạc người Dao Đỏ, thông thường làm ra một bộ trang sức
bạc mất rất nhiều thời gian bởi phải tiến hành nhiều công
đoạn như: Đun chảy bạc để tạo khuôn, tạo hình sản phẩm,
sau đó ghép các chi tiết tạo ra sản phẩm dáng thô và chạm
trổ các chi tiết hoa văn phù hợp. Phải mất 1 tháng để làm
được một bộ trang sức; mất từ 2 - 3 ngày để làm ra một chiếc

14


vòng cổ cho phụ nữ; mất 5 - 7 ngày để làm ra một bộ hoa cúc
cài áo khoảng 150 chiếc; mất từ 1 - 2 ngày để làm ra các món
trang sức như vịng tay, hoa tai, nhẫn; mất khoảng từ 7 - 10
ngày để làm một bộ xà tích - đây là món trang sức tinh xảo và

đặc biệt kỳ công nhất. Trước đây, nguyên liệu bạc dùng để
chế tác sản phẩm bạc thường là các đồng bạc trắng hoa xịe,
được tích trữ từ đời này qua đời khác, trong các gia đình người
Dao đỏ, cũng như các dân tộc vùng cao khác. Ngày nay, loại
bạc này rất hiếm và có giá trị cao về kinh tế nên nguyên liệu
làm nghề chủ yếu là từ bạc vụn, bạc thỏi được bà con chủ
động mang đến đặt làm trang sức hoặc được mua về từ các
nơi.
Qua quá trình phát triển, các sản phẩm bạc của người
Dao Đỏ ở Vũ Minh đã đạt đến độ tinh xảo, được người dân
trong vùng ưa chuộng. Có thời kỳ, nghề chạm bạc khá thịnh
hành, các sản phẩm chạm bạc được mang bán tại các phiên
chợ quanh vùng. Các sản phẩm chạm bạc vừa tinh tế, vừa đa
dạng về chủng loại như: vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, nhẫn,
hoa cúc cài áo, hay những đồng tiền nhỏ xâu thành từng dải
trang trí trên vạt áo truyền thống, hoa bạc, cúc bạc... Trong
quá trình làm bạc, không thể không kể tới khâu pha bạc ta lẫn
với một loại bạc truyền thống của người Dao. Vì nếu pha
khơng chuẩn, đun lửa cịn non hay đun q tay một chút là
bạc sẽ khơng thành hình, khơng thể tiến hành những cơng
đoạn tiếp theo. Sau khi đun nóng bạc, người thợ sẽ đổ bạc
vào khuôn, chờ cho bạc nguội thì tiến hành cơng đoạn tạo
hình, chạm những hoa văn tinh tế lên miếng bạc. Cuối cùng,

15


người thợ đánh bóng cho đến khi bạc nổi màu trắng đặc
trưng, tạo vẻ đẹp và sự hấp dẫn cho sản phẩm.
Trên các sản phẩm, người thợ thường sử dụng họa tiết,

hoa văn mang hình hài, dáng dấp của tự nhiên như: mặt trời,
cái búa, lưỡi liềm, con cá, hoa cỏ… gần gũi nhưng có ý nghĩa
tâm linh đặc biệt. Nét độc đáo của các sản phẩm bạc đồng
bào Dao Đỏ ngồi hình khối sản phẩm, kiểu dáng, họa tiết
hoa văn... còn được thể hiện bằng thủ pháp xử lý sáng tối tinh
tế, nhờ tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc trắng
và sự kỳ công của người làm nghề. Điều này thể hiện, các sản
phẩm trang sức chạm bạc của người Đao Đỏ mang tính nghệ
thuật và giá trị rất cao, nó địi hỏi lịng u nghề của người
thợ, sự điêu luyện, khéo léo từ bàn tay người thợ, ngồi ra cịn
đỏi hỏi về tri thức, sự sáng tạo của người thợ chạm bạc.
1.3. Vai trò của nghề chạm bạc trong đời sống của đồng bào dân
tộc Dao Đỏ xã Vũ Minh
Nghề chạm bạc của người Dao – mét đặc trưng của văn
hóa tín ngưỡng: Trong văn hóa và tín ngưỡng của dân tộc Dao
Đỏ, những món đồ trang sức được chế tác bằng bạc có giá trị
to lớn. Không chỉ làm trang sức tạo điểm nhấn cho trang
phục, làm nên nét độc đáo của đồng bào dân tộc Dao Đỏ, bạc
được coi như thước đo của sự giàu có, no đủ của gia đình và
cịn để trừ tà ma, mang lại sự may mắn tài lộc. Gia đình nào
tích trữ được càng nhiều bạc thì càng được thần linh phù hộ
cho khỏe mạnh, gặp những điều tốt lành, gia đình sung túc,
hạnh phúc đủ đầy. Đặc biệt, trang sức bạc được xem là "vật
bất ly thân", bạc gắn với trang phục truyền thống của các cô

16


gái và cũng là một trong những món của hồi môn mà bố mẹ
chuẩn bị cho con gái khi về nhà chồng… Chính vì thế, bạc

mang trong mình những giá trị văn hóa đặc sắc, được truyền
từ đời này qua đời khác.
Đối với người đồng bào dân tộc Dao ở xã Vũ Minh, bạc
được coi là một món đồ thiết yếu trong mỗi gia đình, và nghề
chạm bạc của người Dao là một nghề truyền thống, cha
truyền con nối từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đối với người
Dao, thước đo một gia đình hay một người giàu có trong cộng
đồng không phải người nhiều vàng, nhiều núi đồi, ruộng đất,
nhiều trâu bị mà là những gia đình có nhiều bạc, đặc biệt là
bạc trắng.
Một người Dao luôn lao động, kiếm tiền để mua bạc cất
giữ. Khi bà con trong bản cần thì người có sẽ để lại cho nhau
khơng nặng nề lãi lời. Vì thế, bạc cịn trở thành vật gắn kết
dịng tộc, xóm giềng. Ngồi ra, bạc cũng có vai trị khá quan
trọng đối với đời sống hằng ngày của người dân tộc Dao. Bởi
theo quan niệm của người Dao, bạc mang giá trị nhân văn, tín
ngưỡng, người đeo bạc sẽ trừ được tà ma, tránh gió và được
thần linh phù hộ.
Theo phong tục của dân tộc này, các gia đình thường cất
giữ bạc để dùng vào các cơng việc hệ trọng như: khi có người
mất phải có một đồng bạc để người đó ngậm vì như vậy mới
về được với với tổ tiên, nói những lời hay và phù hộ cho con
cháu điều may mắn tốt đẹp; hoặc khi cưới vợ, gả chồng cho
con cái, bạc được lấy làm của hồi môn, quà tặng… Mỗi người
con gái trước khi cưới sẽ được bố mẹ đẻ và nhà chồng tặng 1

17


– 2 bộ trang sức bạc tùy hoàn cảnh gia đình. Mỗi gia đình

người Dao đều có vài ba bộ trang sức bằng bạc. Gia đình nào
giàu, có nhiều con trai thì số bạc có thể đến hàng chục bộ,
mỗi bộ bao gồm: 6 vòng cổ, 2 vòng tay, vòng tai, hàng cúc
bạc, dây xà tích được chạm khắc rồng phượng, chim muông,
hoa lá tinh xảo, cầu kỳ...
Nghề chạm bạc của người Dao – đằng sau những nét đẹp
tinh xảo: Nghề chạm bạc của người Dao được coi là một nét
đẹp truyền thống, chứa đựng tinh hoa văn hóa và bản sắc
riêng của một cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Mặc dù
hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chế tác từ bạc,
được sản xuất từ công nghệ hiện đại, các mặt hàng cũng
đang dần phổ biến ở các vùng núi nhưng đồng bào người Dao
vẫn kiên trì duy trì nghề chạm bạc của mình và ưa chuộng
chính những sản phẩm do mình tạo ra. Trên thực tế, sản
phẩm chạm bạc của người Dao có rất nhiều nét khác biệt và
nổi trội so với hàng bạc của các dân tộc khác: về hình khối,
kiểu thức, họa tiết hoa văn tinh vi, thủ pháp xử lý sáng – tối
vô cùng tinh tế nhờ tận dụng đặc tính phản quang của chất
liệu bạc trắng, và cũng bởi sự kì cơng của người làm nghề.
Theo những nghệ nhân chạm bạc người Dao, thông thường,
để làm ra một bộ trang sức bạc mất rất nhiều thời gian và
phải tiến hành rất nhiều cơng đoạn như: gị miếng bạc thành
hình khối sản phẩm, ghép các chi tiết, tạo ra sản phẩm dạng
thô và chạm trổ các chi tiết hoa văn.
Để đúc thành những bộ trang sức tinh xảo mang nét
nghệ thuật đặc sắc, người thợ phải áp dụng các kĩ thuật như:

18



Dùng nồi đun bạc bằng chiếc cốc sứ hoặc đất tự nặn để
tránh cho bạc khỏi lẫn tạp chất và ít bị hao, việc làm vệ sinh
khuôn máng dùng để rót bạc vào được làm cẩn thận và kỹ.
Nguyên liệu đốt như than củi làm nhiệt, người thợ làm
nghề chạm bạc cũng phải chọn các loại than đốt từ gỗ tốt như
cây gỗ táu, gỗ nghiến trong rừng. Nhiệt độ trong lị cũng đóng
vai trị hết sức quan trọng nên bắt buộc người thợ bạc phải có
kinh nghiệm “nhìn lửa” để điều chỉnh.
Khi tiến hành đốt, người thợ khéo đổ một ít mỡ trong
lịng máng để tránh dính bạc. Sau khi quan sát chất bạc đã đủ
lửa, người thợ sẽ đổ bạc vào máng nhỏ dài, chờ cho bạc nguội
thì tiến hành cơng đoạn tạo hình cho miếng bạc.
Cuối cùng, người thợ làm nghề chạm bạc của người Dao
còn phải kiên nhẫn đánh bóng cho đến khi bạc nổi màu trắng
đặc trưng, tạo vẻ đẹp và sự hấp dẫn cho sản phẩm bạc.
Từ những kỹ thuật trên đã cho thấy người thợ chạm khắc
bạc phải chuẩn bị rất kỳ công, tỉ mỉ và tinh vi trong từng
đường nét chạm khắc... để có thể tạo nên những sản phẩm
trang sức khơng chỉ đẹp mà cịn mang tính nghệ thuật rất
cao, và có giá trị rất quan trọng từ vật chất đến tinh thần, nó
vừa là nết riêng vừa là một nét văn hóa đậm đà bản sắc dân
tộc của đồng bào dân tộc Dao Đỏ, qua đó cho thấy trang sức
bạc nắm có vai trị rất quan trọng trong đời sống hằng ngày
của đồng bào dân tộc Dao Đỏ ở xã Vũ Minh.
1.4. Sơ lược về nghề chạm bạc truyền thống của đồng bào dân tộc
Dao Đỏ xã Vũ Minh

19




×