Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Bài giảng Nuốt, bú, nhai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.16 KB, 18 trang )

§ HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG NUỐT, BÚ, NHAI

NGND, GS TS BS Hoàng Tử Hùng

Website: www.hoangtuhung.com


MỞ ĐẦU
Nuốt, bú, nhai là những hoạt động chức năng sinh học (nguyên thủy)
của hệ thống nhai.

Toàn bộ hoạt động chức năng của hệ thống nhai là những vận động phức tạp, có
sự phối hợp cao độ của hệ thống cơ-thần kinh
Nguồn nhận cảm từ các cấu trúc của hệ thống nhai: răng, nha chu, môi, má, khớp
thái dương hàm, cơ...
Nuốt là một phản xạ bẩm sinh, diễn ra trước tiên trong thời kỳ thai
Bú có thể quan sát được ở thai 20 tuần, mặc dù phản xạ bú-nuốt chỉ hoàn chỉnh
ở thai tuần thứ 32 - 36
Phản xạ Nhai là một quá trình tập nhiễm, là sự phát triển từ phản xạ bú trong sự
trưởng thành của cá thể
hoangtuhung.com


SỰ NUỐT

hoangtuhung.com


Nuốt là một phản xạ bẩm sinh, diễn ra trước tiên trong thời kỳ thai và là một phản
xạ phức tạp, về mặt sinh lý, có chức năng hỗ trợ và bảo vệ


Các vị trí tác động ở miệng, hầu, thực quản kích thích phản xạ bảo vệ khi thai nhi
tiếp xúc với khơng khí và thức ăn
Sự nuốt bảo vệ thanh quản không bị xâm nhập nước bọt và thức ăn, trào ngược
của thực quản và dịch tiết của họng mũi và khí quản
Sự nuốt diễn ra khoảng 600 lần/ngày: 150 lần khi ăn, 50 lần khi ngủ và 400 lần
giữa các bữa ăn
hoangtuhung.com


Giữ ổn định Hàm dưới Khi nuốt là một đòi hỏi quan trọng
Ở trẻ còn bú, hàm dưới được giữ bằng cách trẻ đẩy lưỡi ra trước, giữa các gờ
nướu hoặc răng trước: [kiểu nuốt trẻ em]
Ở người lớn, răng được dùng để giữ ổn định hàm dưới khi nuốt [kiểu nuốt người
lớn]
Duy trì kiểu nuốt trẻ em ở trẻ lớn và người trưởng thành có thể đưa đến cắn hở
vùng răng trước do lực đẩy ra trước của cơ lưỡi
Đặc điểm kiểu nuốt răng không tiếp xúc được duy trì ở người lớn
bình thường khi nuốt nước hoặc thức ăn lỏng
hoangtuhung.com


CÁC PHA CỦA SỰ NUỐT
Mặc dù nuốt là một động tác liên tục,
có thể chia thành ba pha:

1. Pha miệng:
Pha miệng được kiểm sốt chủ động
Với q trình nhai, khối thức ăn được khuôn lại thành
viên do tác động hiệp đồng của má, lưỡi, nhất là động
tác của lưỡi trên vịm miệng cứng

Vên thức ăn được đẩy về phía sau vào hầu: có sự tạo
thành một khuynh độ áp suất giữa miệng và hầu: 40 –
50 mmHg trong miệng so với áp suất khơng khí ở hầu
hoangtuhung.com


CÁC PHA CỦA SỰ NUỐT (tiếp)

2. Pha hầu
Pha hầu diễn ra theo phản xạ và đồng thời
trong khoảng 0,1 giây, nhằm duy trì đường ăn
và bảo vệ đường thở.
Hai mơi khép, khẩu hầu mở, xương móng nâng lên bởi
cơ hàm móng; vịm miệng mềm nâng lên và các cơ hầu
màn hầu co để làm hẹp đường thông lên khoang mũi;
hàm dưới được giữ ở vị trí LMTĐ hoặc TXLS
Thanh thiệt (nắp thanh quản) đóng đường khí qua
thanh quản và gián đoạn đường thở khi viên thức ăn đi
qua. Lúc này, có sự cân bằng áp suất của tai giữa do
hoạt động của cơ hầu làm mở lỗ ống vòi eustachi mà
bình thường đóng kín
hoangtuhung.com


CÁC PHA CỦA SỰ NUỐT (tiếp)

3. Pha họng thực quản
Pha này bắt đầu với sự duỗi cơ vòng hầu, viên thức ăn đi qua
chiều dài thực quản vào dạ dày, nhu động của thực quản
chuyển thức ăn trong khoảng 6 – 7 giây

Khi đến cơ thắt tâm vị, cơ này duỗi để thức ăn vào dạ dày

hoangtuhung.com


SỰ BÚ
Bú là quá trình trẻ thu nhận sữa từ bầu vú của mẹ. Bú không đồng nghiã
với sự hút, mặc dù cùng có áp lực âm được tạo thành trong miệng của trẻ.

G. J. Ebrahim, 1978

hoangtuhung.com


Trẻ mới đẻ và trẻ nhỏ thu nhận thức ăn bằng cách bú, bú là một quá trình phức
tạp, liên quan đến sự tạo thành áp lực âm trong khoang miệng kết hợp với vận
động hàm dưới để ép sữa từ trong bầu vú

Trong khi bú, núm vú được mút sâu vào phần sau của khoang miệng, tiếp xúc
với vòm miệng cứng và mềm
Sự bú có thể chia thành hai pha:
1. Hạ hàm và đưa thân lưỡi ra trước và xuống dưới
2. Nâng hàm và đưa thân lưỡi lên trên và ra sau

*Nhũ nhi bú với tốc độ 40 – 90 lần/phút
Áp lực âm: 20 – 200 mmHg

hoangtuhung.com



Sinh lý bú

A. Ngậm núm vú

C. Núm vú được kéo sâu vào khoang
miệng, tựa vào vòm miệng cứng; lưỡi
đưa lên trên và ra sau

B.Lưỡi đưa ra trước, tựa vào gờ nướu dưới kéo
núm vú vào miệng, giữa lưỡi và gờ nướu trên

D. Hạ hàm, hạ thân lưỡi và kết hợp má, áp lực âm được
tạo; các gờ nướu ép quầng vú, sữa chảy vào khoang
miệng
hoangtuhung.com

(R. M. Applebaum, 1970)


Trong một số trường hợp, sữa được ép thẳng vào họng, trùng với pha thứ nhất
→ Phần sau lưỡi thực hiện động tác nuốt, trong khi phần trước thực hiện động tác


Thai nhi có thể bú và nuốt nước ối trong tử cung, như vậy, các hoạt động phản xạ
này đã được lập trình từ lâu trước khi đẻ

hoangtuhung.com


SỰ NHAI


hoangtuhung.com


Nhai:
- Là một phản xạ tập nhiễm, phát triển từ phản xạ bú
- Là một hoạt động có tính chu kỳ, bán tự động, trong đó mẫu hình vận động xuất
phát từ cuống não, tạo nên vận động đóng – mở luân phiên của các cơ hàm
- Là một vận động phức tạp theo ba chiều không gian dưới sự điều khiển của thần
kinh trung ương và được điều biến nhờ nhận cảm ngoại vi

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA SỰ NHAI
Nhai thường được mơ tả theo ba giai đoạn:
• Cắn (cắt)
bằng các răng trước
• Làm dập, và
Bằng các răng sau
• Nhai nghiền
- Khơng có sự phân biệt rõ ràng giữa giai đoạn 2 và 3
- Sự nhai có thể được đáp ứng trên “cung răng ngắn” với
sự ăn khớp các cặp răng cối nhỏ
hoangtuhung.com


CHU KỲ NHAI
Nhai là giai đoạn đầu tiên trong sự tiêu hóa thức ăn, là một q trình phức tạp
liên quan đến nhiều cơ và được tích hợp với chức năng nuốt.
Vận động của hàm dưới trong chu kỳ nhai nằm trong phạm vi hình bao vận động
của hàm dưới. Nhìn từ phía trước, có hình “giọt nước mắt”. Có thể chia chu kỳ
nhai thành:

- Pha mở (hạ) hàm
- Pha đóng (nâng) hàm, gồm:
- Làm dập, và
- Nhai nghiền
Mỗi chu kỳ nhai kéo dài khoảng 700 ms

hoangtuhung.com


CHU KỲ NHAI (tiếp)
Trong mỗi cú nhai, hàm dưới vạch trong mặt phẳng đứng ngang:
1- Pha mở: từ LMTĐ đến bên không làm việc với trượt tiếp xúc ở
nội phần múi chịu. Sau đó hàm dưới hạ xuống khoảng 20 mm

Opening phase: Fleeting contacts
occur on inner aspect incline of
supporting cusp (nonworking side)
for ≈ 1.5 mm

2- Pha đóng: hàm dưới sang bên khoảng 6 mm so với đường giữa, sau đó đóng hàm
hoangtuhung.com


CHU KỲ NHAI (tiếp)
3- Pha nhai nghiền: bắt đầu khi thức ăn được đặt giữa các răng: múi ngoài
răng dưới đối diện dưới múi ngoài răng trên bên làm việc, khoảng cách giữa
các mặt nhai ≈ 3 mm
- Khi hàm dưới tiếp tục đóng, diễn ra q trình nghiền, thức ăn bị nghiền
thành các mảnh nhỏ. Các răng thường đạt vị trí LMTĐ trong pha này


Pha mở: tiếp xúc trượt diễn ra trên
nội phần múi chịu bên không làm
việc, khoảng 1,5 mm

Pha đóng: tiếp xúc trượt diễn ra
trên nội phần múi hướng dẫn
bên làm việc, khoảng 1 – 1,5 mm
hoangtuhung.com

Đóng ở LMTĐ:
Lực: 70 – 400 kg
Thời gian: 40 – 200 ms


THĨI QUEN NHAI
Tỷ lệ có tiếp xúc răng trong khi nhai:
- 57% trong pha mở hàm
- 60% trong pha đóng hàm
Động tác nhai nhiều hướng, xen kẽ tuần tự hai bên là tốt nhất cho sự kích thích
tồn bộ mơ nâng đỡ, cho sự ổn định khớp cắn và cho làm sạch răng
Mặc dù nhai một bên, và thậm chí khơng có vận động sang bên có thể hồn
thành một cách vừa ý, cách nhai như vậy là thói quen khơng tốt cho chức năng
hệ thống nhai

Mẫu hình của chu kỳ nhai và trình tự, cách phân phối hoạt động của các cơ hàm
trong khi nhai phụ thuộc vào loại thức ăn được nhai và thói quen cá nhân.
Mẫu hình vận động nhai ổn định tương đối trên từng cá thể.
Ở loài người, các chu kỳ nhai diễn ra trong một khoang kín, hai mơi khép
hoangtuhung.com




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×