Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Bai giảng Vận động và vị trí hàm dưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.13 KB, 27 trang )

§VẬN ĐỘNG và VỊ TRÍ HÀM DƯỚI

NGND, GS BS Hồng Tử Hùng

Website: www.hoangtuhung.com


VẬN ĐỘNG CỦA HÀM DƯỚI

HoangTuHung.com


1. PHÂN LOẠI VẬN ĐỘNG HÀM DƯỚI
Theo dạng thức vận động
Vận động xoay: động tác quay quanh một trục hay một tâm
Trục cố định: trục giữ nguyên vị trí trong khi diễn ra vận động
Trục tạm thời: trục dịch chuyển vị trí trong khi diễn ra vận động

Vận động tịnh tiến: vận động của hàm dưới, trong đó tồn bộ hàm dưới dịch
chuyển cùng hướng và cùng tốc độ

HoangTuHung.com


1. PHÂN LOẠI VẬN ĐỘNG HÀM DƯỚI (tiếp)

Theo hướng vận động
Mở (hạ) và đóng (nâng) hàm: đối xứng hoặc khơng đối xứng
Ra trước và lui sau
Đối xứng hoặc không đối xứng
Có (vận động trượt/ tiếp xúc) hoặc khơng có sự tiếp xúc giữa các răng



Vận động trượt sang bên
HoangTuHung.com


1. PHÂN LOẠI VẬN ĐỘNG HÀM DƯỚI (tiếp)

Theo động học cắn khớp
Vận động biên: vận động đến vị trí tối đa mà hàm dưới có thể thực hiện
Vận động tiếp xúc: Vận động của hàm dưới, trong đó các răng của hai hàm duy
trì sự tiếp xúc (vận động trượt)
Vận động tự do (vận động trong biên): vận động của hàm dưới, trong đó một điểm
trên hàm dưới khơng đạt tới vị trí biên và các răng khơng tiếp xúc

HoangTuHung.com


CƠ CHẾ VẬN ĐỘNG LỒI CẦU
Tính chất của cụm lồi cầu-đĩa khớp trong các vận
động hàm dưới
Cấu trúc hai buồng hoạt dịch tạo thuận lợi cho các vận động
xoay (quay) và trượt của tập hợp lồi cầu đĩa khớp
Đĩa khớp có thể trượt ra trước và ra sau trên lồi cầu và nói
chung là vận động cùng với lồi cầu

Mơ sau đĩa lỏng lẻo, ở vị trí sau đĩa, lấp đầy hõm khớp và
vận động ra trước hoặc ra sau cùng với đĩa
www.hoangtuhung.com



2. VẬN ĐỘNG VÀ VỊ TRÍ BIÊN CỦA HÀM DƯỚI GHI TRÊN MẶT
PHẲNG ĐỨNG DỌC (SƠ ĐỒ POSSELT)
Vận động biên mở lui sau
Nếu hàm dưới được giữ ra sau bởi thầy thuốc hoặc bệnh
nhân và hướng dẫn động tác mở và đóng:
- một vận động bản lề có thể được thực hiện
- điểm răng cửa*vạch cung CR - B (khoảng cách bờ cắn
các răng cửa khoảng 20 – 25 mm).
Hàm dưới vận động xoay quanh một trục ngang cố định (C) qua
hai lồi cầu (trục bản lề)
Vận động của hàm dưới được gọi là vận động bản lề tận cùng
Vị trí của lồi cầu gọi là
‒ Vị trí bản lề tận cùng
‒ Tương quan trung tâm (CR)
*Điểm giữa góc cắn gần
HoangTuHung.com
hai răng cửa giữa dưới
‒ Vị trí tiếp xúc lui sau


Vận động biên mở lui sau (tiếp)
Từ điểm B, nếu tiếp tục cố gắng mở hàm dưới thêm nữa
- Lồi cầu dịch chuyển ra trước và xuống dưới theo sườn
sau lồi khớp, hàm dưới vừa mở vừa trượt
- trục quay của hàm dưới dịch chuyển xuống dưới và ra
trước, ở khoảng D (giữa cành hàm)
- điểm răng cửa vạch cung B – E.
E là điểm há tối đa, khoảng các rìa cắn các răng cửa
khoảng 50 – 60 mm


Như vậy, sơ đồ ghi trên mặt phẳng đứng dọc của vận động biên mở lui
sau có hai pha trên và dưới, đều cong lồi ra trước
HoangTuHung.com


Vận động biên đóng ra trước
Vận động biên đóng ra trước từ há tối đa (E) dừng lại ở F, khi có tiếp xúc
giữa các răng sau của hai hàm.
Điểm F (tiếp xúc ra trước tối đa ở 10 – 12 mm trước vị trí tiếp xúc lui sau
(CR)
Trên sơ đồ là đường cong E – F, lõm ra sau

HoangTuHung.com


Vận động trượt ra trước
Đường vận động trượt ra trước từ tiếp xúc lui sau đến ra trước tối đa (F) là một
đường gấp khúc, dài khoảng 10 – 12 mm

Từ tiếp xúc lui sau, qua:
− Vị trí lồng múi tối đa,
− Vị trí đối đầu, và
Kết thúc ở ra trước tối đa (F)

Chú ý: các vận động ra trước, sang bên, ra trước bên từ lồng múi tối đa gọi là
“vận động lệch tâm”
HoangTuHung.com


HƯỚNG DẪN RĂNG CỬA và HƯỚNG DẪN LỒI CẦU

Vận động chủ ý ra trước từ lồng múi tối đa được hướng dẫn bởi:
- Ở phía trước là hướng dẫn răng cửa
- Phía sau bởi hướng dẫn lồi cầu
Hướng dẫn răng cửa (hướng dẫn trước): mặt trong răng
cửa trên hướng dẫn bờ cắn răng cửa dưới.
Trên bộ răng tự nhiên, tiếp xúc có thể diễn ra trên các
răng cửa giữa, các răng cửa giữa và các răng cửa bên, các
răng cửa giữa, cửa bên và các răng nanh
Hướng dẫn lồi cầu: trong vận động ra trước, lồi cầu được
hướng dẫn ra trước bởi sườn sau của lồi khớp, khi tập
hợp lồi cầu-đĩa khớp di chuyển xuống dưới theo các sườn
nghiêng của lồi khớp.
HoangTuHung.com


VẬN ĐỘNG BIÊN TRÊN MẶT PHẲNG NGANG
Vận động biên của hàm dưới ghi trên mặt phẳng ngang:
Cung Gothic hay Đồ hình Gysi
Từ vị trí lui sau, nếu hàm dưới dịch chuyển sang bên trái
và giữ lui sau, điểm răng cửa vạch đoạn CR – L.
Từ L, hàm dưới dịch chuyển ra trước đến F
Có thể ghi đường đi tương tự như vậy ở bên phải (CR – R
và R – F)
Đường ghi các vận động biên trên đây tạo thành một
hình thoi với các cạnh cong lõm về phía sau

CR

HoangTuHung.com


L

R

Nếu hàm dưới vận động trượt thẳng ra trước từ CR, sẽ vạch
đoạn CR – F, như đã thấy ở đoạn vận động tiếp xúc ra trước
trên sơ đồ Posselt

MIP

F


VẬN ĐỘNG BIÊN TRÊN MẶT PHẲNG NGANG (tiếp)
Vận động sang bên của hàm dưới từ vị trí tiếp xúc lui sau gồm:
− vận động xoay về một bên
− vận động kết hợp xoay và trượt



Bên hàm dưới dịch chuyển đến gọi là “bên làm
việc”; lồi cầu bên đó là “lồi cầu (bên) làm việc”



Bên đối diện là “bên khơng làm việc”; lồi cầu
bên đó là “lồi cầu (bên) khơng làm việc”
Về lý thuyết, vận động sang bên có thể thực hiện với lồi
cầu bên làm việc chỉ xoay quanh một trục cố định theo
chiều thẳng đứng

Trên thực tế, lồi cầu bên làm việc dịch chuyển sang bên
một đoạn ngắn (“vận động Bennett”)
HoangTuHung.com

Lồi cầu(bên)
làm việc

Bên làm việc

Lồi cầu(bên)
không làm việc


Vận động Bennette và Góc Bennette
Vận động Bennette: dịch chuyển sang bên của hàm dưới Lồi cầu(bên)
làm việc
sang bên làm việc trong vận động sang bên
Vận động Bennette được đo bằng khoảng cách dịch chuyển
sang bên của lồi cầu làm việc (có thể theo hướng thẳng sang
bên, ra trước hoặc ra sau); trung bình khoảng cách này là ≈
0.5 - 1.5 mm đo trên mặt phẳng ngang
Góc Bennette: Trong vận động sang bên của hàm dưới,
lồi cầu bên không làm việc dịch chuyển ra trước, xuống
dưới và vào trong.
Góc Bennette là góc mà lồi cầu bên khơng làm việc tạo
thành so với mặt phẳng đứng dọc chiếu trên mặt phẳng
ngang
HoangTuHung.com

Lồi cầu(bên)

không làm việc


VẬN ĐỘNG BIÊN TRÊN MẶT PHẲNG ĐỨNG NGANG
Trên mặt phẳng đứng ngang các vận động biên từ LMTĐ nói chung có hình cái
khiên, gồm bốn thành phần






Vận động tiếp xúc sang trái
Vận động mở sang trái
Vận động tiếp xúc sang phải
Vận động mở sang phải

HoangTuHung.com


CÁC VỊ TRÍ CỦA HÀM DƯỚI
Tương quan trung tâm

Khớp cắn trung tâm
Lồng múi tối đa

Vị trí nghỉ

HoangTuHung.com



Tương quan trung tâm: định nghĩa
Tương quan trung tâm là một chủ đề gây nhiều tranh cãi trong hơn một thế kỷ
qua.
Tương quan trung tâm là tương quan của hàm dưới với hàm trên khi tập hợp
lồi cầu-đĩa khớp sắp xếp đúng nằm ở vị trí cao nhất so với lồi khớp khơng tính
đến kích thước dọc hay vị trí của các răng (Dawson, 2007)
Tương quan trung tâm là tương quan hai hàm, độc lập với sự tiếp xúc giữa các răng,
trong đó các lồi cầu khớp vào vị trí trước-trên, tựa vào sườn sau các lồi khớp; tại vị trí
này, hàm dưới bị giới hạn vào một vận động xoay đơn thuần; từ tương quan hai hàm
sinh lý, thoải mái này, bệnh nhân có thể thực hiện các vận động há ngậm, sang bên
hoặc ra trước; đây là một vị trí tham chiếu có thể lặp lại được, hữu ích về lâm sàng
(Glossary of Prosthodontic Terms, 2017)


Tương quan trung tâm: định nghĩa (tiếp)
Ở tương quan trung tâm, đĩa khớp nằm trên đầu lồi cầu ở vị trí
trước nhất mà dây chằng sau đĩa cho phép.
“Các lồi cầu khớp vào vị trí trước-trên tựa vào sườn sau của lồi
khớp” (GPT* 2017)
*The Glossary of Prosthodontic Terms

Tương quan trung tâm là tương quan giữa hai hàm khi phức hợp (cụm) lồi cầuđĩa khớp được sắp xếp đúng tựa vào sườn sau lồi khớp ở vị trí trước-trên, nghĩa
là các lồi cầu liên hệ với sườn sau lồi khớp qua vùng trung gian* của đĩa khớp

*Vùng trung gian là vùng mỏng nhất, khơng có mạch máu, thần kinh của đĩa khớp
www.hoangtuhung.com


Vận động Bản lề Tận cùng và Tương quan Trung tâm

Tương quan trung tâm (TQTT) là vị trí của các lồi cầu mà tại đó, vận động bản lề
có thể diễn ra
- TQTT đặc trưng bởi sự sắp xếp đúng của tập hợp lồi cầuđĩa khớp và đặt đúng vị trí trước trên của chúng trong hõm
khớp.
Các lồi cầu tựa vào sườn sau lồi khớp xoay trong buồng
khớp dưới
→TQTT không liên quan đến răng
- Khi các cơ hàm hoàn toàn thư dãn, hàm dưới có thể được
hướng dẫn mở đóng quanh trục bản lề tận cùng (vận
động bản lề); đó là một vận động xoay thuần túy, khơng
có sự dịch chuyển của lồi cầu, điểm răng cửa vạch cung
CR – B – CR
HoangTuHung.com


Vận động Bản lề Tận cùng và Tương quan Trung tâm: Khía cạnh thực hành
Về mặt ngữ nghĩa, thuật ngữ “tương quan trung
tâm” mô tả một cung xoay của hàm dưới
Tại TQTT, tức trục bản lề tận cùng của hàm dưới:
Các vận động mở - đóng:
- Có thể lặp lại được,
Tương quan giữa hai hàm có thể:
- Ghị nhận được, và
- Có thể chuyển được sang giá khớp

TQTT là một vị trí ổn định là là tham chiếu quan trọng nhất cho việc phân tích,
lượng giá tiếp xúc khớp cắn và điều trị phục hồi hệ thống nhai
HoangTuHung.com




×