MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................2
Chương 1. QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM.................................5
1.1.
Bối cảnh lịch sử thời Lý....................................................................................................5
1.2.
Quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam................................................................7
1.2.1.
Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ.......................................................................8
1.2.2.
Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ Trung Quốc............................................................12
Chương 2. GIỚI THIỆU CÁC HIỆN VẬT VỀ PHẬT GIÁO THƠI LÝ TẠI BẢO TÀNG LỊCH
SỬ QUỐC GIA..............................................................................................................................14
2.1.
Giới thiệu khái quát về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia........................................................14
2.2.
Một số hiện vật về Phật giáo thời Lý được trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
.........................................................................................................................................17
2.2.1.
Pho tượng Adiđà......................................................................................................17
2.2.2.
Tượng Kim cương...................................................................................................19
2.2.3.
Một số hiện vật điêu khắc đá...................................................................................20
Chương 3.ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO DƯỚI TRIỀU LÝ................................................22
3.1.
Nguyên nhân Phật giáo triều Lý phát triển hưng thịnh...................................................22
3.1.1.
Những ông vua kiêm thiền sư..................................................................................22
3.1.2.
Những Thiền sư là quốc sư......................................................................................24
3.1.3.
Các thần dân là Phật tử............................................................................................25
3.2.
Tiền đề kinh tế cho sự phát triển của Phật giáo triều Lý.................................................27
3.2.1.
Về kinh tế nông nghiệp............................................................................................27
3.2.1.2. Sản xuất nông nghiệp và làm thủy lợi.....................................................................28
1
3.2.1.3. Về thủ công nghiệp..................................................................................................29
3.2.1.3. Thủ công nghiệp nhà nước......................................................................................29
3.2.1.4. Thủ công nghiệp nhân dân.......................................................................................29
3.2.1.5. Các ngành nghề khác...............................................................................................29
3.2.2.
3.3.
Về thương mại:........................................................................................................30
Ảnh hưởng của Phật giáo đối với chính trị triều Lý.......................................................31
3.3.1.
Tổ chức chính quyền................................................................................................31
3.3.2.
Tinh thần nhân ái, khoan dung trong luật pháp.......................................................31
3.3.3.
“Yêu dân như con” là đạo trị nước của triều Lý......................................................33
3.3.4.
Mềm dẻo, linh hoạt và nhân văn trong chính sách đối ngoại..................................34
3.4.
Ảnh hưởng Phật giáo đến văn hóa – xã hội thời Lý........................................................34
3.4.1.
Về phương diện văn học..........................................................................................35
3.4.2.
Về phương diện mỹ thuật thời Lý............................................................................38
3.4.3.
Sự dung hòa các hệ tư tưởng qua triều Lý...............................................................42
KẾT LUẬN...................................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................49
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo là một tơn giáo được Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở
miền bắc Ấn Độ vào cuối thế kỷ VI TCN và nó được truyền bá vào Việt Nam qua
một hành trình dài.
Đạo Phật du nhập vào Việt Nam trên dưới hai ngàn năm. Giáo lý đạo Phật đã
ăn sâu, hội nhập vào các mặt sinh hoạt trong đời sống nhân dân từ tư tưởng văn
hóa đến chính trị xã hội. Trải qua nhiều thời đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần Đạo Phật
có lúc được xem là quốc giáo của dân tộc. Tuy nhiên không phải lúc nào Đạo Phật
cũng ở đỉnh cao của sự hiện hữu và phát triển. Trong thực tế ít nhất về mặt hình
thức Đạo Phật vẫn bị chi phối bởi định luật vô thường biến dịch của các pháp thế
gian là có và khơng, thịnh và suy, vinh và nhục, khen và chê...
Theo dòng thời gian người Việt nam chúng ta càng ngày càng nhận thức thấu
đáo hơn về giá trị của văn hoá Phật giáo trong nền văn hoá chung của dân tộc.
Muốn hiểu sâu về văn hố dân tộc khơng thể khơng hiểu sâu về văn hố Phật giáo.
Nói đến Phật giáo chúng ta khơng thể khơng nói đến Phật giáo thời Lý. Đây là thời
kỳ mà có thể cho là cực thịnh nhất trong quá trình Phật giáo tồn tại ở Việt Nam.
Phật giáo lúc này trở thành quốc giáo. Phật giáo giữ vai trò là một trụ lớn của hệ tư
tưởng và văn hóa Việt Nam.
Chính vì tầm ảnh hưởng và vai trò to lớn của Phật giáo dưới triều Lý nên tôi đã
quyết định lựa chọn đề tài: Ảnh hưởng của Phật giáo dưới triều Lý nhằm tìm hiểu
Phật giáo thời kỳ này có nét đặc sắc nào mà lại có thể trở thành một trong những
cội nguồn sức mạnh, là sức sống tinh thần và vũ khí tinh thần của con người Việt
dưới thời Lý trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc để xây
dựng và bảo vệ nhà nước thống nhất, độc lập dưới thời nhà Lý.
Nghiên cứu đề tài trên cịn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, nó góp
phần tìm hiểu tinh hoa tư tưởng và văn hóa dân tộc trong quá khức, giúp chúng ta
3
tìm hiểu tính cách con người Việt Nam trong lịch sử, từ đó phát huy truyền thống
văn hóa của dân tộc, có những biện pháp khắc phục thích hợp những mặt hạn chế
để có thể đưa đất nước ta ngày một phát triển hơn nữa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: góp phần làm rõ, đầy đủ, sâu sắc và có hệ thống về tầm ảnh
hưởng quan trọng của Phật giáo Việt Nam dưới triều Lý. Từ đó có thể phân tích
được vai trị tích cực của Phật giáo đối với văn hóa tinh thần Việt Nam trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng dưới triều Lý.
- Nhiệm vụ:
+ Khái quát được về quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam và sự phát
triển hưng thịnh của Phật giáo dưới triều Lý.
+ Từ đó nêu lên được tầm ảnh hưởng của Phật giáo dưới triều Lý thông qua các
lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng để làm bật lên những nét đẹp, vai
trị, vị trí của Phật giáo trong lòng người dân Việt Nam lúc bấy giờ.
3. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần vào việc cung cấp cho mọi người những kiến thức lịch sử về
quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam và lý do tại sao Phật giáo dưới triều
Lý lại phát triển hưng thịnh đến mức trở thành quốc giáo. Từ đó mọi người sẽ được
bổ sung và hồn thiện kiến thức của mình về tầm ảnh hưởng sâu rộng của Phật
giáo dưới triều Lý.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự ảnh hường của Phật giáo phản ánh qua
các hiện vật về triều Lý được trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử Quốc gia từ đó có
thể cho chúng ta hiểu hơn về vai trị, vị trí của Phật giáo dưới triều Lý.
4
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát điều tra thực địa: xem xét, tìm hiểu về một số hiện vật
tại Bảo tàng và đến một số ngôi chùa để có một cái nhìn khái qt và đầy đủ hơn
về Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam.
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, tài liệu: đây là phương pháp chủ yếu
sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở những tài liệu như sách báo,
tạp chí, mang internet… tiến hành phân tích, xử lý, chọn lọc thông tin phù hợp với
đề tài.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh: phương pháp này có tác dụng hệ thống hóa,
tổng hợp lại các vấn đề để từ đó đưa ra được những kết luận chính xác, tổng hợp
nhất về tầm ảnh hưởng của Phật giáo dưới triều Lý.
6. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, thì bài viết gồm 3 chương:
Chương 1: Quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam
Chương 2: Giới thiệu sơ lược về các hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng lịch
sử Quốc gia
Chương 3: Ảnh hưởng của Phật giáo dưới triều Lý
5
Chương 1
QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM
1.1. Bối cảnh lịch sử thời Lý
Triều Lý được bắt đầu từ khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi tháng 10 âm lịch năm
1009 kết thúc năm 1225, trải qua 9 đời vua tổng cộng là 216 năm. Đây là một triều
đại tồn tại dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, và cũng là một trong những
triều đại phát triển rực rỡ về quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Người có cơng lao lớn nhất đối với vương triều Lý là Lý Công Uẩn - vị vua
sáng lập ra vương triều nhà Lý và kinh đô Thăng Long. Vua họ Lý, tên là Công
Uẩn, người châu Cổ Pháp, thuộc đạo Bắc Giang, mẹ ông họ Phạm, sinh ông ở chùa
Tiên Sơn. Khi ông 3 tuổi, ông được nhà sư Lý Khánh Văn chăm sóc ni dạy.
Ngay từ nhỏ, Lý Công Uẩn đã tỏ ra thông minh và có chí khí khác người. Nhờ sự
ni dạy của nhà sư Lý Khánh Văn và Lý Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn đã trở thành
người xuất chúng, văn võ song toàn, làm đến chức Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Lê
Ngọa Triều (Lê Long Đĩnh) mất, quần thần tôn ông lên làm vua, dời đô về Đại La,
đặt niên hiệu Thuận Thiên (1010). Vua kính trời, u dân, khoan dung tơ dịch,
trong nước n ổn thái bình. Vua ở ngơi 18 năm, thọ 58 tuổi. Vốn là người xuất
chúng, nhìn xa trông rộng, Lý Thái Tổ nhận thấy, muốn xây dựng quốc gia Đại
Việt đàng hồng, cần phải có một kinh đơ có quy mơ lớn làm trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa và cũng theo quan niệm cổ xưa phải hợp với phong thủy để quốc
gia dân tộc được phát triển. Bởi vậy, việc lớn đầu tiên là dời đô.
Mùa Thu tháng Tám năm 1010, vua Lý Thái Tổ xuống chiếu chuyển kinh đô
từ vùng đất Hoa Lư ra Đại La (hay La Thành) nay là Hà Nội.
6
Trong Chiếu dời đơ (Thiên đơ chiếu), có đoạn viết “ Nơi ấy (chỉ thành Đại
La) được cái thế rồng cuộn , hổ ngồi, đã thuận ngôi Nam - Bắc – Đơng - Tây lại
tiện hướng nhìn sơng, tựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân
cư khỏi chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi. Xem
khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn
phương đất nước. Cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.
Năm 1010, Lý Công Uẩn từ Hoa Lư ra Đại La, thuyền đỗ ở dưới thành thấy “có
rồng vàng hiện lên thuyền ngự, nhân đó đổi tên Đại La thành Thăng Long” (Thăng
Long có nghĩa là rồng bay lên). Tên gọi đó cũng ẩn chứa khát vọng mong muốn
thịnh vượng, hịa bình, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam thời bấy giờ và mãi mãi
muôn đời sau.
Sau khi định đô ở Thăng Long. Lý Thái Tổ cùng các quần thần đã gấp rút xây
dựng những cơng trình cơ bản của kinh thành Thăng Long. Đến đầu năm 1011 thì
hồn thành. Cùng với khu vực kiến trúc cung điện, lầu gác trong hoàng cung,
Thăng Long thời Lý còn xây dựng kinh thành gồm cả khu vực rộng lớn phố
phường, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp.
Trong lịch sử việt nam, triều Lý là một triều đại lớn, để lại nhiều dấu ấn sâu sắc
trên nhiều lĩnh vực khác nhau, về chính trị đây là hai triều đại tiêu biểu của chế độ
quý tộc trị nước, về kinh tế, đây cũng là một trong hai triều đại điền trang, thái ấp,
về văn hóa, triều Lý được các nhà nghiên cứu ghép chung với triều Trần và lấy tên
chung đó đặt cho cả một giai đoạn từ thế kỉ thứ X, thời Lý có mấy sự kiện nỗi bật
như sau:
Về Chính Trị:
- Năm 1010 triều Lý dời đô từ Hoa Lư ra La Thành và đổi tên gọi La Thành là
Thăng Long kể từ đó.
- Năm 1054, triều Lý đặt quốc hiệu mới cho nước là Đại Việt
7
- Năm 1164, nhà Tống đã buộc phải thừa nhận ta là một quốc gia riêng. Từ đây
người Trung Hoa gọi nước ta là An Nam quốc
Về Quân Sự :
- 1069 đánh Chiêm Thành phá tan âm mưu của nhà Tống trong việc lợi dụng
Chiêm Thành để tấn công xâm lược nước ta.
- Cuối năm 1075, đầu năm 1076 bất ngờ cho quân ta tràn sang lãnh thổ Trung
Quốc, phá tan tiềm năng xâm lăng mà nhà Tống đã dày công chuẩn bị và tập hợp ở
châu Ung, châu Khâm và châu Liêm (cả ba châu này nằm ở hai tỉnh Quảng Đông –
Quảng Tây Trung Quốc).
- Tháng 3 năm 1071 toàn thắng trong trận quyết chiến chiến lược Như Nguyệt
đè bẹp hồn tồn ý chí xâm lăng của nhà Tống đối với nước ta.
Về Văn Hóa:
- Năm 1070, cho lập văn miếu (nơi thờ Khổng tử và các bậc tiền bối nhà Nho)
mở đường cho Nho học phát triển ở nước ta một cách mạnh mẽ hơn.
- Năm 1075 mở khoa thi Nho học đầu tiên, từ đây thi cử nho học được coi là
một trong những cơ sở để tuyển lựa quan lại.
Tuy nhiên lãnh thổ nước ta từ năm 1069 có được mở rộng hơn. Năm nay đại
Việt đánh Chiêm Thành và gắn liền với thắng lợi trận này triều Lý đã chiếm của
Chiêm Thành ba châu (Địa Lí, Ma Linh và Bố Chính) đối chiếu với bản đồ hiện
đại ba Châu này nay tương ứng với tồn bộ tỉnh Quảng Bình cộng với một phần
phía bắc tỉnh Quảng Trị. Cùng với quy luật phát triển tự nhiên việc mở rộng lãnh
thổ này ắt có thể làm cho danh số tăng nhiều hơn trước.
Triều Lý trải qua các đời vua sau đây:
- Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)1010 -1028
- Lý Thái Tông (Lý Phật Mã)1028 -1054
- Lý Thánh Tông (Lý Nhật Tôn)1054 -1072
- Lý Nhân Tông (Lý Càn Đức)1072 -1127
8
- Lý Thần Tơng (Lý Dương Hốn)1128 -1138
- Lý Anh Tông (Lý Thiên Tộ)1138 -1175
- Lý Cao Tông (Lý Long Trát)1175 -1210
- Lý Huệ Tông (Lý Hạo Sâm)1210 -1224
- Lý Chiêu Hồng (Lý Phật Kim)1224 -1225
1.2.
Q trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam
Phật giáo là một trào lưu triết học - tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ
thứ 6 TCN ở bắc Ấn Độ. Người sáng lập ra hệ thống triết học - tôn giáo này là Tất
Đạt Đa (Siddhatha), thái tử của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) thuộc bộ tộc Sakiya.
Vị thái tử này (khoảng 563-483 TCN) đã từng theo học các tu sĩ Bà La Môn từ
năm lên bảy, kết hôn năm 16 tuổi, mười ba năm sau đó sống trong cuộc đời vương
giả, nhưng trong một đêm tháng Hai năm vừa tròn 29 tuổi, đã lặng lẽ rời hồng
cung đi tìm chân lý. Trải qua sáu năm với những phương pháp tu luyện ép xác
nhưng không đạt được chánh đạo, nhưng chỉ sau 48 ngày nhập định, Tất Đạt Đa
ngộ rõ căn nguyên sinh thành, biến hóa của vũ trụ, căn nguyên của những khổ đau,
và đề ra phương pháp diệt trừ nỗi khổ đó cho chúng sinh, bằng học thuyết “Nhân
duyên sinh” và triết lý “Tứ diệu đế”, “Thập nhị nhân duyên”, “Bát chánh đạo”.
Con người này đã đưa ông trở thành đức Phật Thích Ca đầy uy nghiêm tinh thần
trong đời sống của người phương Đông hết thế hệ này đến thế hệ khác.
Giáo lý nhà Phật tuy có nhiều tơng phái khác nhau, nhưng tựu trung những
điểm được đề cập sau đây vẫn là những nền tảng cơ bản.
Thế giới, vũ trụ, theo quan niệm Phật giáo, là luôn vận động, biến đổi, các biến
đổi diễn ra nhanh như chớp mắt, và thế giới thì khơng có trước, khơng có sau, vơ
thủy, vơ chung. Đó cũng chính là lẽ vơ thường, tức khơng có gì là tồn tại cố định,
mà có đó, mất đó. Con người cũng thuộc dịng chảy khơng ngừng đó, nên khơng gì
là bản thân ta cả, tức vơ ngã. Những biến đổi này, nói theo ngơn ngữ hiện đại, là do
9
tự thân vận động, khơng xuất phát từ bên ngồi, mà từ lẽ nhân duyên, theo luật
nhân quả, nghiệp báo. Tùy thuộc vào nghiệp báo mà biến đổi của các sinh linh diễn
ra trong cõi phàm và siêu phàm, hoán chuyển từ cõi này sang cõi kia, đó là luân
hồi.
Nhân sinh quan Phật giáo xuất phát từ quan niệm cho rằng đời là bể khổ, và
nguyên nhân của nó là sinh, lão, bệnh, tử, là những ham muốn nhục dục, xuất phát
từ sự che lấp trí tuệ bởi ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức), làm cho ta cố chấp
trong việc phân biệt cái ta và cái khác ta, dẫn đến thái độ “ngã chấp”, trọng cái ta,
khiến con người ta vơ minh. Muốn thốt khỏi bể khổ thì phải diệt dục, nhẫn nhục,
từ bi, hỉ xả, hy sinh, đi theo con đường của bát chánh đạo: chánh kiến, chánh tư
duy, chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mệnh, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh
định.
Những giáo lý mang nặng tính triết lý, đạo đức này đã có một ảnh hưởng sâu
rộng lên phong tục, tập quán, văn hóa, văn minh của nhiều dân tộc, trong đó có
Việt Nam ta.
1.2.1. Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ
Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản đầu tiên thật ra
không phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là được truyền sang trực tiếp từ Ấn
Độ. Dựa trên những chứng liệu lịch sử đáng tin cậy, một số nhà nghiên cứu chun
sâu, có uy tín về Phật giáo đã khẳng định điều này.
Quốc gia Âu Lạc đã bị Nam Việt của Triệu Đà thơn tính vào năm 179 TCN, và
lập thành quận Giao Chỉ. Năm 110 TCN, Nam Việt trở thành nội thuộc của nhà
Hán, Giao Châu theo đó mà cũng quy về, và được chia thành hai quận là Giao Chỉ
và Cửu Chân.
10
Trên lãnh thổ của nhà Hậu Hán, sau đó đã tồn tại ba trung tâm Phật giáo là Luy
Lâu, Lạc Dương và Bành Thành. Sử liệu cổ của Trung Hoa cũng khơng ghi nhận
được rõ ràng sự hình thành của hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành, chỉ có
Luy Lâu thuộc Giao Chỉ là được xác định rõ ràng và sớm nhất, và cịn là bàn đạp
cho việc hình thành hai trung tâm kia.
Từ nửa sau thế kỷ thứ hai, Luy Lâu đã tồn tại như một trung tâm Phật giáo quan
trọng và phồn thịnh. Điều này cho thấy việc du nhập Phật giáo vào Giao Châu là
rất sớm, có lẽ từ đầu cơng ngun.
Vào đầu cơng ngun, Ấn Độ đã có được sự giao thương mạnh mẽ với Trung
Đông, và gián tiếp với vùng Địa Trung Hải, do đó họ cần có một nguồn cung cấp
nguyên vật liệu, vật phẩm cho sự giao thương này. Họ giong buồm, theo gió mùa
tây nam mà đi về đơng. Họ đến Giao Chỉ, rồi có thể từ Giao Chỉ mà lại theo tiếp
đường biển hay đường bộ vào trong nội địa Trung Hoa. Trong khi đợi gió mùa
đơng bắc để quay về Ấn, sự lưu trú của số thương gia này đã lan truyền dần những
nét văn hóa Ấn Độ, trong đó có việc thờ cúng Phật, tụng kinh… Những tăng sĩ mà
các thương nhân đem theo trên thuyền buôn nhằm làm công việc cầu khấn sự phù
trợ của đức Phật, là những người đã trực tiếp truyền bá Phật học và lập nên trung
tâm Phật giáo Luy Lâu.
Một số chứng liệu, lập luận đáng chú ý khác cũng củng cố nguồn gốc khởi thủy
sớm sủa từ Ấn Độ của Phật giáo Việt Nam so với Phật giáo Trung Hoa. Theo đó
thì vào thời kỳ nhà Hán, Khổng và Lão giáo, đặt biệt là Khổng giáo, đã rất mạnh,
giới trí thức Khổng, Lão đã chống lại Phật giáo, một luận thuyết tỏ ra khá xa lạ với
những chuẩn mực đạo đức, xã hội của Khổng, Lão. Do đó mà Phật giáo rất khó để
có thể thâm nhập. Người Hán muốn đưa Phật giáo vào, sau đó đã phải mượn thuyết
“hóa Hồ” để dễ dàng hơn trong việc thực hiện công việc này [2] . Trong khi đó, ở
11
Giao Châu, Phật giáo xem ra rất phù hợp với tín ngưỡng dân gian, nên việc thâm
nhập khơng gặp trở ngại, mà lại cịn dễ dàng và nhanh chóng.
Vào thời đó, dù từ Trung Hoa đã có con đường bộ đi đến Ấn gần hơn đường
biển, nhưng con đường xuyên qua Trung Á lại chứa đựng nhiều hiểm nguy, và
đường biển lại là con đường an ninh hơn, khơng có núi non, sa mạc, hay cướp bóc,
giết chóc. Bằng chứng là vào đầu thế kỷ thứ tư, con đường bộ đã dễ đi hơn, nhưng
đến cuối thế kỷ này, Pháp Hiển mới từ Trung Hoa sang Ấn, và đến tận thế kỷ thứ
bảy, Huyền Trang đã phải trải qua không biết bao nhiêu gian nan mới đi trọn vẹn
con đường.
Ngoài ra cịn có hai chứng liệu rất quan trọng cho nguồn gốc rất sớm của Phật
giáo Việt Nam. Thứ nhất, tập luận thuyết Phật giáo đầu tiên bằng Hán tự, Lý hoặc
luận của Mâu Tử (165? 170? -?) đã được viết ở Giao Chỉ, chứ không phải ở một
nơi nào khác sâu trong nội địa Hán. Thứ hai, vào thế kỷ thứ hai, ở Giao Chỉ đã có
một tăng đồn đến 500 vị và khoảng 15 bộ kinh, trong khi đến thế kỷ thứ ba ở Hán
mới có tăng đồn.
Trên đất Giao Chỉ vốn đã hình thành một nền tín ngưỡng bản địa. Đối với người
dân nơi nàỵ, Ông Trời là một đấng ở trên cao, thấu hiểu mọi việc, biết rõ người tốt
kẻ xấu, từ đó mà phù giúp người hiền, trừng phạt kẻ ác. Quan niệm này khiến cư
dân Giao Chỉ dễ tiếp nhận thuyết nhân quả, nghiệp báo của nhà Phật. Ngồi Ơng
Trời, họ cũng quan niệm có những vị thần thánh khác như Thần Sấm, Thần Mưa…
như là những thủ hạ của Ông Trời. Họ cũng coi Ma Xó là linh hồn của người chết
cịn tồn tại quẩn quanh trong nhà để phù trợ cho gia đình. Điều này làm cho họ
cảm thấy dễ gần gũi khi thuyết luân hồi tiếp xúc với họ. Người Giao Chỉ cũng tin
vào nguồn gốc con rồng cháu tiên của mình. Thêm vào đó, trong thời đại lịch sử
này, người Giao Chỉ khơng hề là những tín đồ trung kiên của Khổng, Lão giáo, nên
sự thâm nhập của Phật giáo khơng gặp phải sự cản trở có ý thức.
12
Sự hịa hợp giữa tín ngưỡng bản địa có sẵn với những sinh hoạt văn hóa, giáo lý
cơ bản của Phật giáo đã hình thành nên một loại tín ngưỡng Phật giáo bình dân
trong thế kỷ đầu tiên của cơng lịch.
Người Giao Chỉ xưa quan niệm Phật như là một vị Bụt (xuất phát từ “Buddha”),
có phép thần thơng, nghe và biết mọi chuyện như Ơng Trời, nhưng Bụt khơng ở
trên cao, mà thân cận với mọi người. Bụt hiện ra dưới nhiều hình thức để cứu
người, giúp đời. Bụt thương người nhưng khơng trừng phạt kẻ ác như Ơng Trời
vẫn làm. Phép Bụt là biểu hiện của quan niệm về Pháp trong thời kỳ này. Đó là
phép thần thơng của Bụt. Mà cũng là những điều người ta làm theo nếu tin vào
Bụt, như đọc tam quy, cúng dường, bố thí… Pháp cũng là niềm tin vào nghiệp báo,
luân hồi, linh hồn bất diệt. Quan niệm về Tăng khi đó chỉ dừng lại ở tăng mơn,
chưa phải tăng đồn. Đó là những tu sĩ khốc áo vàng. Đầu cạo trọc, rời bỏ gia
đình, của cải, thờ Bụt, đọc kinh Phạn. Quan niệm về nghiệp báo, luân hồi là ở sự
làm lành gặp lành. Người ta cũng quan niệm về từ bi, về công đức. Làm công đức
cho kiếp sau được tốt đẹp là dâng thức ăn cho tăng môn, bố thí cho người nghèo
khó. Quan niệm tiết dục cũng là ở chỗ bỏ bớt những hưởng thụ cho riêng mình, để
cho người khốn khó.
Vào thế kỷ thứ hai, sự thâm nhập của Phật giáo đã ở vào một giai đoạn mới. Đã
hình thành tăng đồn, cơng việc hành đạo từ đó mà cũng đi vào tổ chức, các tăng sĩ
bắt đầu dịch kinh, sáng tác, chùa chiền cũng đã được xây cất. Ở thế kỷ này, sự
hành đạo cũng gặp một ít trở ngại từ phía những người ủng hộ Khổng, Lão. Tuy
nhiên, điều đó khơng thể ngăn cản được ảnh hưởng của Phật giáo vì nó đã thâm
nhập vào dân gian.
Tích Quang và Nhâm Diên là hai thái thú của hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Hai người này đã đẩy mạnh việc truyền bá văn hóa Hán cả trong sinh hoạt kinh tế,
phong tục tập quán, lẫn trong việc giáo dục, văn học. Đến đời thái thú Sĩ Nhiếp thì
Hán học phát triển rất mạnh, nhưng chính điều này lại đóng vai trị lớn trong việc
13
truyền bá tư tưởng, văn hóa Phật giáo. Việc ra đời của Lý hoặc luận, hay kinh Tứ
thập nhị chương, những tác phẩm Phật học viết bằng Hán tự, là minh chứng cho
điều này.
Những kinh điển đầu tiên được phiên dịch (như Tứ thập nhị chương) là đã
nhắm vào người xuất gia, chứ không phải vào quần chúng Phật tử trong dân gian,
do xuất phát từ một thực tế là sự du nhập và định hình Phật giáo giai đoạn này đã
mang tính học thuật chuyên sâu hơn. Điều này cũng được thể hiện thông qua hệ
thống quan niệm giáo lý đã mang nhiếu nét kinh kệ hơn trước.
Quan niệm về Phật thì vẫn nối tiếp tín ngưỡng bình dân về Phật trong thế kỷ trước,
nhưng đã mang màu sắc Hán hơn khi những khái niệm của Khổng, Lão được đưa
vào. Trong Lý hoặc luận, Phật đã được trình bày như nguyên tổ của Đạo và Đức
nhưng vẫn mang màu sắc biến hóa thần thơng. Về Pháp, giới Phật tử trí thức có
cách quan niệm gần với “đạo” (sau thành “đạo pháp”). Trong giới Phật tử dân dã,
pháp vẫn là phép Phật, là phép tam quy, ngũ giới, cúng dường. Tăng đồ thì coi đạo
như lời Phật dạy về vơ thường, vơ ngã, cách giữ tâm gìn ý, tu chứng Niết bàn.
Quan niệm về tăng là phải thực hiện 250 giới luật, cạo đầu, y vàng, từ bỏ tài sản,
khất thực, hóa đạo. Ni giới chưa có vào lúc này.
Vào thời kỳ này, Niết bàn đã là mục đích của người xuất gia. Luân hồi và
nghiệp báo vẫn tiếp tục tồn tại trong tín ngưỡng dân gian. Quan niệm vơ ngã đã
được nói đến trong Tứ thập nhị chương, nhưng chưa phổ biến lắm trong trong dân
gian, có lẽ vì bị xem như mâu thuẫn với quan niệm linh hồn bất tử.
Tinh thần hòa đồng giáo lý là nét nổi bật trong sự du nhập và định hình Phật
giáo Giao Châu trong thế kỷ thứ hai này. Phật giáo thâm nhập vào đây một cách
êm thấm, khơng có sự chống đối của tín ngưỡng dân gian. Tuy Phật giáo cũng phải
có một ít nỗ lực trước giới cai trị Hán tộc, nhưng khơng bằng sự phản kháng, mà
bằng sự hịa đồng. Điều này xuất phát từ tinh thần cởi mở của Phật học, và Phật tử
thì sẵn sàng học hỏi, đối thoại với những tư tưởng khác. Kết quả của tinh thần này
14
là không những đã sử dụng được từ ngữ Nho, Lão để truyền bá Phật giáo, mà còn
làm cho nghững người theo Khổng, Lão thấy được chiều sâu của Phật học.
1.2.2. Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ Trung Quốc
Việt Nam tiếp thu Phật giáo qua Trung Quốc mở đầu vào năm 207 TCN, Triệu
Đà xâm lược Âu Lạc, sát nhập vào nước Việt Nam. Sau đó năm 111 TCN nhà Hán
xâm lược nước Nam Việt, trong đó có cả nước Âu Lạc. Từ đây văn hóa Trung
Hoa, Nho giao, Đạo giáo và Phật giáo Đại thừa của Trung Hoa dồn dập xâm nhập
vào Việt Nam. ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, chế độ phong kiến đề cao nhà
vua và tầng lớp quan lại, quý tộc (vương quyền) đã dễ dàng tiếp thu Phật giáo Đại
thừa (thần quyền). Đó là việc đề cao tơn thờ Đức Phật Thích Ca tối cao, vừa tôn
thờ tầng lớp các vị Bồ Tát bên dưới.
Trung tâm Luy Lâu đã trở thành nơi trung chuyển Phật giáo từ Ấn Độ sang
Trung Hoa. Luy Lâu sớm có các nhà sư Ấn Độ đến truyền kinh Phật bằng tiếng
Phạn. Điều đó hấp dẫn các nhà sư Trung Quốc khi sang Ấn Độ, phải sang Luy Lâu
học chữ Phạn và tìm hiểu Phật giáo qua các nhà sư Ấn Độ. Ngược lại văn hóa
Trung Hoa truyền sang, chữ Hán được phổ biến, đã khiến các nhà sư Ấn Độ muốn
sang Trung Hoa truyền đạo, các vị sư cũng phải qua Luy Lâu học chữ Hán và tìm
hiểu về Trung Quốc. Sự giao thoa đó đã dẫn đến một thời kì có sự lựa chọn, dung
hịa giữa văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Hoa.
Thế kỷ I, II SCN ở Luy Lâu đã có sư Mâu Bác, Khương Tăng Hội, Khâu Đà La,
Mahaky... đến truyền đâọ Phật. Kinh điển văn bản của Thiền tông là kinh Lăng giả,
kinh giải thích mối quan hệ giữa Phật tinh và nhân tâm. Thiền tông đề cao tam
giới, phủ nhận sự tồn tại của ngoại giới. Thiền tơng khơng tính đến tìm Phật cõi
Niết Bàn xa xơi mà tìm Phật ngay trong tâm. Phật tại tâm, tâm là Niết Bàn, là Phật.
Quốc sư n Tử nói với Trần Thái Tơng: “Núi vốn khơng có Phật, Phật là ở nơi
tâm, tâm lặng lẽ sáng suốt ấy là chân thật”. Tu theo Thiền tơng địi hỏi nhiều cơng
15
phu và khả năng trí tuệ, do vậy mà chỉ phổ biến ở giới trí thức thượng lưu. Năm
580, tăng sĩ người Ấn Độ tên là Tì Ni Đa Lưu Chi sang Giao Châu đến Luy Lâu
vào tu Phật ở chùa Pháp Vân, sau đó về tu ở chùa Trấn Quốc. Các tăng sĩ Việt
Nam đến thụ giáo với thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi khá đơng như: Pháp Hiền, Vạn
Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Thanh Biện. Năm 820, thiền sư Vô Ngôn Tông sang Giao
Châu, tu ở chùa Kiến Sơ (Phù Đổng – Bắc Ninh) lập ra dòng thiền Quan Bích Vơ
Ngơn Thơng.
Cùng với Thiền Tơng, Tịnh Độ tơng cũng đã sớm qua Trung Quốc truyền vào
nước ta. Tịnh Độ tông chủ truông dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngồi để cứu giúp
chúng sinh thốt khổ. Đó là việc hướng họ đến một cõi Niết Bàn cụ thể là cõi Tịnh
độ, được hình dung là một cõi cực lạc do Đức Phật Adiđà cai quản. Chỉ cần niệm
đến tên Ngài là mọi phiền não, tội lỗi đều tan hết :”Nhất Cú Di Đà tiêu vạn tội”. Tu
theo Tịnh Độ tông là “hạnh trụ tọa tâm, bất uy nghi, nhất tâm bất loan quán tưởng
đức Adiđà” nghĩa là không cần đến bàn thờ uy nghi chỉ cần trụ vững hạnh kiểm
tốt, tồn niệm tên Đức Adiđà là có thể vãng lai sinh về thế giới cực lạc. Thực chất
triết lý cơ bản của Tịnh Độ tông cũng là Phật ở trong tâm. Hình dung cụ thể về
Niết Bàn là để có đích mà hướng tới, cúng tượng Phật và niệm danh Phật là để
thường xuyên nhớ tới lời dạy của người mà làm theo. Nhờ cách tu đơn giản như
vậy, Tịnh Độ tông đã trở thành Phật giáo của giới bình dân và phổ biến trên tồn
cõi Việt Nam, đâu đâu cũng gặp người dân tụng niệm :”Nam mô Adiđà Phật”,
tượng Adiđà cũng thuộc loại tượng Phật lâu đời và phổ biến hơn cả.
Mật tông là tông phái chủ trương sử dụng những phép tu huyền bí như dùng
linh phù, mật chú, ấn quyết... để thu hút tín đồ và mau chóng đạt đến giác ngộ và
giải thốt. Phật giáo Mật tông từ Tây Tạng qua con đường Vân Nam vào Việt
Nam. Phật giáo Mật tông du nhập vào nước ta không tồn tại như một tông phái
riêng, độc lập mà nhanh chóng hịa vào dịng tín ngưỡng dân gian, đạo giáo phù
16
thủy với những truyền thống cầu đồng, dùng phấp thuật, yểm bùa, trị tà ma và chữa
bệnh.
Phật giáo du nhập vào nước ta cho đến đời Đường, lúc mà Phật giáo cực thịnh ở
Trung Quốc, thì cũng là lúc Phật giáo Giao Châu phát triển mạnh. Đại La trở thành
trung lâm đầu mối Phật giáo ở Giao Châu, nhiều vị tăng người Việt xuất hiện.
Tầng lớp nhà sư người Việt này đóng vai trị tiền thân cho các tầng lớp các nhà sư
người bản địa sau này lĩnh sứ mạng đáng kể vào văn hóa chính trị khi đất nước
giành được quyền độc lập tự chủ.
17
Chương 2
GIỚI THIỆU CÁC HIỆN VẬT VỀ PHẬT GIÁO THƠI LÝ TẠI
BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA
2.1.
Giới thiệu khái quát về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Bảo tàng Lịch sử quốc gia được thành lập tháng 9 năm 2011 trên cơ sở sáp nhập
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam với nội dung trưng
bày, giới thiệu tồn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam từ thời kì Tiền sử đến nay.
Tuy nhiên, để có một Bảo tàng Lịch sử quốc gia như ngày hôm nay chúng ta
không thể không nhắc đến bề dày lịch sử của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo
tàng Cách mạng Việt Nam.
Trước hết, chúng ta đến với lịch sử hình thành và phát triển của Bảo tàng Lịch
sử Việt Nam. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam do người Pháp xây dựng năm 1926 và
khánh thành năm 1932 mang tên Bảo tàng Louis Finot trưng bày về nghệ thuật
Phương Đơng. Năm 1958, chính phủ Việt Nam chính thức tiếp quản cơng trình văn
hóa này và xúc tiến nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung tài liệu hiện vật và chuyển đổi
nội dung từ một bảo tàng mang tính nghệ thuật sang tính chất của một bảo tàng
thuộc loại hình lịch sử xã hội. Sau 5 tháng chỉnh lý nội dung trưng bày, ngày
3/9/1858, Bảo tàng chính thức mở cửa đón khách tham quan giới thiệu về lịch sử
Việt Nam từ thời Tiền sử đến năm 1945.
Cơng trình kiến trúc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam do người Pháp xây dựng từ
năm 1917, trước đây là Sở thương chính Đơng Dương. Năm 1954 miền Bắc giải
phóng, Bộ Chính trị giao cơ sở này và thành lập Bảo tàng Cách mạng. Sau một
18
thời gian chỉnh lý, ngày 6/1/1959, Bảo tàng chính thức mở cửa đón khách tham
quan giới thiệu về lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến nay.
Phần trưng bày ngoài trời với những hiện vật thể khối lớn cũng tạo nên nét đặc
trưng của Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Phía trước Bảo tàng giới thiệu sưu tập hiện
vật từ triều Lý đến triều Nguyễn và phía sau Bảo tàng là sưu tập hiện vật thuộc văn
hóa Champa.
Bên cạnh hệ thống trưng bày thường xuyên, hàng năm, Bảo tàng lịch sử quốc
gia còn tổ chức từ 2 đến 4 cuộc trưng bày chuyên đề để giới thiệu những sưu tập cổ
vật đặc sắc, quý hiếm, và những nội dung lịch sử mà hệ thống trưng bày cố định
chưa thể hiện được một cách toàn diện, sâu sắc nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
học hỏi của mọi đối tượng công chúng. Chính những trưng bày chun đề này đã
góp phần làm bảo tàng ln có sự đổi mới, sống động và hấp dẫn khách tham quan
hơn.
Qua những tài liệu, hiện vật trưng bày đặc biệt là những bộ sưu tập hiện vật giá
trị, quý hiếm trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã giúp cho công chúng hiểu
thêm lịch sử văn hóa lâu đời rực rỡ và truyền thống anh dũng, kiên cường chống
giặc ngoại xâm trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Hệ thống trưng bày của bảo tàng - cuốn sử sống của dân tộc Việt Nam từ thời
Tiền sử (cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm) đến ngày nay. Với diện tích trưng
bày gần 4.000 m2, với khoảng 10.000 tư liệu hiện vật, hệ thống trưng bày chính của
bảo tàng gồm 2 phần trưng bày chính:
- Cơ sở 1 là phần trưng bày về lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ trung đại: từ thời
tiền sử (cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm) đến năm 1945 (Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ra đời ). Giai đoạn này được trưng bày tại số 1, Tràng Tiền,
Hoàn Kiếm, Hà Nội. Toàn bộ nội dung của phần trưng bày này được chia thành
các giai đoạn sau:
19
Việt Nam - thời tiền sử:
Trọng tâm phần trưng bày này giới thiệu quá trình hình thành và phát triển xã
hội con người sơ khai trên đất nước Việt Nam trong suốt thời đại đồ đá cách ngày
nay từ 30 - 40 vạn năm đến 4.000 - 5.000 năm.
Thời dựng nước đầu tiên đến triều Trần
Phần trưng bày này bao gồm các thời kỳ lịch sử:
+ Thời dựng nước đầu tiên.
+ Mười thế kỷ chống Bắc thuộc .
+ Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê
+ Triều Lý
+ Triều Trần.
Việt Nam - từ triều Hồ đến Cách mạng tháng Tám, 1945
Phần trưng bày này bao gồm các thời kỳ lịch sử sau:
+ Triều Hồ.
+ Triều Lê Sơ - Mạc - Lê Trung Hưng.
+ Triều Tây Sơn.
+ Triều Nguyễn.
+ Các phong trào chống Pháp và Cách mạng tháng Tám - 1945.
Sưu tập điêu khắc đá Chămpa
Phần Trưng bày ngoài trời
- Cơ sở 2 là phần trưng bày về lịch sử Việt Nam giai đoạn cận hiện đại từ thế
kỷ 19 đến nay: Phần trưng bày này được thể hiện tại tòa nhà vốn trước kia là Sở
Thương chính Đơng Dương (Bảo tàng Cách mạng Việt Nam), tọa lạc tại địa chỉ
216 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phần trưng bày giai đoạn này gồm 3 nội dung:
20