MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................5
5. Bố cục của bài tiểu luận..............................................................................5
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT
NAM.................................................................................................................6
1.1. Giới thiệu về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam...............................6
1.1.1.
Vài nét về sự hình thành và phát triển của Bảo tàng Lịch sử Quân
sự Việt Nam....................................................................................................6
1.1.2.
Đặc trưng và chức năng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự...............10
1.1.3.
Nội dung trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.......11
1.2. Hoạt động nghiệp vụ của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam........17
1.2.1.
Hoạt động nghiên cứu khoa học....................................................17
1.2.2.
Hoạt động sưu tầm.........................................................................18
1.2.3.
Hoạt động kiểm kê – bảo quản.......................................................19
1.2.4.
Hoạt động trưng bày hiện vật........................................................20
1.2.5.
Hoạt động tuyên truyền giáo dục...................................................21
Chương 2 SƯU TẬP HIỆN VẬT VỀ CÁC LOẠI MÁY BAY MỸ BỊ
BẮN RƠI Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1964 ĐẾN
NĂM 1973 TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM..............22
2.1. Vài nét về giai đoạn lịch sử Mỹ bắn phá miền Bắc từ năm 1964 đến
năm 1973........................................................................................................22
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1964 đến năm 1968...............................................22
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1969 đến năm 1973...............................................23
1
2.2. Tổng quan về sưu tập các loại máy bay Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc
Việt Nam giai đoạn 1964 – 1973 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
.........................................................................................................................25
2.2.1. Nội dung sưu tập hiện vật về các loại máy bay Mỹ bị bắn rơi ở miền
Bắc Việt Nam giai đoạn 1964 – 1973 tại Bảo tàng.....................................25
2.2.2 Hiện trạng các hiện vật trong sưu tập................................................26
2.3. Giá trị của sưu tập hiện vật về các loại máy bay Mỹ bị bắn rơi ở miền
Bắc Việt Nam giai đoạn từ năm 1964 đến năm 1973.................................36
2.3.1. Giá trị lịch sử.....................................................................................37
2.3.2. Giá trị khoa học quân sự...................................................................40
Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY
GIÁ TRỊ CỦA SƯU TẬP HIỆN VẬT VỀ CÁC LOẠI MÁY BAY MỸ BỊ
BẮN RƠI Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1964 – 1973.............46
3.1. Một vài nhận xét về sưu tập..................................................................46
3.1.1 Ưu điểm...............................................................................................46
3.1.2. Hạn chế..............................................................................................47
3.2. Một số giải pháp nâng cao giá trị sưu tập............................................48
3.2.1. Công tác nghiên cứu, sưu tầm hiện vật..............................................49
3.2.2. Tuyên truyền, giới thiệu sưu tập........................................................50
3.2.3 Bảo quản các hiện vật trong sưu tập.................................................51
3.2.4 Tổ chức đào tạo nguồn cán bộ...........................................................52
KẾT LUẬN....................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................55
PHỤ LỤC
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, cuối năm
1964 đầu năm 1965, Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Chúng ồ
ạt đưa quân Mỹ và quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam, dùng không quân,
hải quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Tháng cao nhất (tháng 7/1969) Mỹ đã
sử dụng 1262 máy bay chiến thuật, 193 máy bay B-52 đánh phá miền Bắc.
Tháng 12/1972, máy bay Mỹ đã ném xuống miền Bắc hơn 9 triệu tấn bom
đạn. Riêng 12 ngày đêm cuối năm 1972, máy bay Mỹ đã ném xuống Hà Nội,
Hải Phòng hơn 10 vạn tấn bom đạn, tương đương với sức công phá của 5 quả
bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945. Cuộc chiến tranh phá
hoại của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam nhằm hủy diệt con người, xã hội, kinh tế,
văn hóa....Mục đích ngăn chặn sự chi viện của nhân dân miền Bắc cho nhân
dân miền Nam, đe dọa nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Bom đạn của không quân Mỹ đã gây thiệt hại nặng nề về người và của,
đã giết hại và làm bị thương hàng chục nghìn dân thường, phá hủy 6/6 thành
phố, 25/30 thị xã, 71/108 thị trấn và hệ thống đê điều của cả 17 tỉnh, 391
trường học, 149 nhà thờ, 80 ngôi chùa. Cuối năm 1972, cả dãy phố Khâm
Thiên – Hà Nội bị san phẳng. Mỗi nấc “leo thang” trong chiến tranh phá hoại
là một dấu ấn tội ác, một thất bại về thủ đoạn chiến tranh, về cách đánh và
trình độ khoa học kỹ thuật của Mỹ. Đối với chúng ta, đồng thời là quá trình
lớn lên và trưởng thành của lực lượng phịng khơng ba thứ qn của chiến
tranh nhân dân.
Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “khơng có gì q hơn
độc lập tự do” nhân dân miền Bắc đã đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá
hoại miền Bắc của Mỹ, bắn rơi 4181 máy bay các loại, trong đó có 68 máy
3
bay B-52, 13 máy bay F111, bắt nhiều giặc lái, buộc Mỹ phải chấm dứt không
điều kiện việc ném bom, đánh phá miền Bắc. Trong 4181 máy bay bị bắn rơi
có 2560 máy bay do Khơng qn nhân dân Việt Nam bắn rơi, 1227 máy bay
bị các lực lượng phòng không bắn rơi, 391 máy bay do tự vệ bắn rơi.
Mỗi lần máy bay Mỹ bị bắn rơi là mỗi lần cán bộ sưu tầm của các bảo
tàng Quân đội lại có mặt kịp thời, thu được những bộ phận khác nhau của
máy bay: nhãn, mảnh, đồ dùng, chứng minh thư của phi cơng,...Dù chưa đủ
và khó có khả năng đủ, nhưng 9 năm (1964 – 1973), các bảo tàng trong quân
đội ở miền Bắc cũng lưu giữ được những hiện vật của nhiều loại, kiểu máy
bay Mỹ bị bắn rơi – vật chứng thất bại của Mỹ trong chiến tranh phá hoại
miền Bắc Việt Nam, là minh chứng cho một thời kỳ anh hùng của dân tộc.
Đến năm 1998, lần đầu tiên, chúng được tập hợp lại trong “sưu tập hiện vật
về các loại máy bay Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn từ năm
1964 đến năm 1973”
Là một sinh viên khoa Di sản Văn hóa chuyên ngành Bảo tồn Bảo tàng
năm thứ 3 em ý thức được rằng: chỉ có những hiện vật gốc mới là bằng chứng
xác thực nhất, trung thực nhất đối với lịch sử. Chính vì lý do đó em đã chọn
đề tài “Tìm hiểu sưu tập hiện vật về các loại máy bay Mỹ bị bắn rơi ở miền
Bắc Việt Nam giai đoạn 1964 – 1973”
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu khái quát về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
- Nghiên cứu về từng hiện vật trong sưu tập hiện vật về các loại máy bay
Mỹ bị bắn rơi ở Miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1964 – 1973
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị các hiện vật trong sưu tập
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4
- Đối tượng nghiên cứu: là các hiện vật trong sưu tập hiện vật về các loại
máy bay Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1964 – 1973 tại Bảo
tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sưu tập máy bay Mỹ bị bắn rơi từ
năm 1964 đến năm 1973 lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt
Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, em đã sử dụng phương pháp bảo tàng học như:
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp thống kê phân loại
Ngoài ra, bài tiểu luận còn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng duy
vật lịch sử để xem xét đánh giá tài liệu
5. Bố cục của bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, sách tham khảo, phụ lục ảnh bài tiểu luận có
kết cấu làm ba chương:
Chương 1: Khái quát về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Chương 2: Sưu tập hiện vật về các loại máy bay Mỹ bị bắn rơi ở miền
Bắc Việt Nam giai đoạn 1964 – 1973 trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân
sự Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo quản và phát huy giá trị của sưu
tập hiện vật máy bay Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1964 –
1973 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
5
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM
1.1. Giới thiệu về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
1.1.1. Vài nét về sự hình thành và phát triển của Bảo tàng Lịch sử
Quân sự Việt Nam
Cuộc kháng chiến chống pháp trường kỳ và gian khổ của quân và dân
ta thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại, ngày 10 tháng 10 năm
1954 bộ đội về tiếp quản thủ đô. Thực hiện chủ trương của Đảng, phát huy
truyền thống đánh giặc giữ nước, phát huy bản chất tốt đẹp của “bộ đội Cụ
Hồ”, tăng cường cơng tác Đảng, cơng tác chính trị trong qn đội. Năm 1954,
Bộ quốc phòng đã chuẩn bị xây dưng Bảo tàng Quân đội.
Bộ quốc phòng xin ý kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh về địa điểm xây dựng
Bảo tàng theo 4 phương án:
6. Số 1 phố Hoàng Diệu (sau là trụ sở Bộ Quốc phòng )
7. Số nhà 33 phố Phạm Ngũ Lão (nay là nhà khách Bộ Quốc Phòng)
8. Trường Chu Văn An (nay là Trường Phổ Thông trung học Chu Văn
An)
9. Khu trại lính thơng tin của qn đội Pháp tại cột cờ Hà Nội
Người đã lựa chọn và quyết định lấy khu trại lính thơng tin của Quân
đội Pháp gồm 2 dãy nhà 2 tầng với 28 gian diện tích là 2.765m 2 nội thất được
xây dựng từ những năm đầu thế kỉ XX làm địa điểm xây dựng bảo tàng vì nơi
đây gần trung tâm thành phố, tiện đường giao thông và gắn với lịch sử xưa và
nay.
6
Để tuyên truyền chiến thắng của quân và dân ta, chào mừng Đảng,
Chính phủ, Bác Hồ về Thủ đơ, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc
xây dựng bảo tàng, Tổng cục Chính trị đã điều động một số cán bộ, đơn vị
trong toàn quân về thành lập Ban tổ chức “Triển lãm Quân đội” dưới sự chỉ
đạo trực tiếp của Cục Tuyên huấn. Trưởng ban là đồng chí Vương Gia Khương
- ngun Trưởng Phịng Chính trị - Tổng cục Chính trị. Nhiệm vụ của Ban là
giúp Tổng cục Chính trị hướng dẫn tồn qn đóng góp hiện vật, nghiên cứu
xây dựng phương án, nội dung triển lãm, tổ chức triển khai thi công.
Ngày 25 – 1 – 1955, triển lãm “Hình ảnh chiến đấu và trưởng thành của
Quân đội nhân dân Việt Nam” tại phố Bích Câu, Hà Nội khai mạc. Đến dự và
khai mạc triển lãm có các đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước, Quân đội. Tiếp
đó, ngày 19 – 12 – 1955, khai mạc triển lãm “10 năm thành lập nước” tại phố
Yết Kiêu, Hà Nội. Hai cuộc triển lãm trưng bày nhiều hiện vật quý, phản ánh
những chiến công của quân dân ta trên khắp mọi miền đất nước đã để lại
những ấn tượng sâu sắc và đạt hiệu quả giáo dục tốt cho bộ đội và nhân
dân...Chỉ trong một thời gian ngắn đã có hàng triệu lượt người xem.
Sau triển lãm, Tổng cục chính trị ra chỉ thị chọn lựa, thu thập số hiện
vật do các đơn vị, địa phương, cá nhân tham gia triển lãm đưa về xây dựng
bảo tàng. Tổng số hiện vật được chọn lựa là 1054 hiện vật và trên 5000 phim
ảnh. Đó là những viên gạch đầu tiên đặt nên móng cho phần trưng bày của
bảo tàng.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam có quyết định thành lập do đồng
chí Lê Liêm, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ký ngày 17 – 7 – 1956.
Ngày 12 – 12 – 1959, Bảo tàng vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh,
các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến duyệt lần cuối và cho phép khai mạc vào
ngày 22 – 12 – 1959 nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt
Nam. Tới dự lễ khai mạc, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ghi vào cuốn sổ
7
vàng lưu niệm: “Bảo tàng Quân đội nhắc lại lịch sử vẻ vang của Quân đội
Nhân dân Việt Nam ta, Bảo tàng Quân đội là một trường học và nguồn phấn
khởi đối với người xem, đối với nhân dân ta, quân đội ta”.
Sau khi khai mạc, Bảo tàng Quân đội đã mở cửa đón khách tham quan
trong và ngồi nước. Cùng với hoạt động trưng bày, tuyên truyền, các hoạt
động nghiệp vụ khác của Bảo tàng dần đi vào nề nếp, công tác đào tạo cán bộ
nghiệp vụ được chú trọng. Nhiều cán bộ được cử đi học nghiệp vụ do chuyên
gia Liên Xô trực tiếp giảng dạy.
Cuối năm 1959, Ban xây dựng Bảo tàng Quân đội được đổi tên thành
Phòng Bảo tàng Quân đội trực thuộc Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị,
Trung tá Phạm Đức Phỉ làm Trưởng phịng.
Ngày 15 – 5 – 1964, Tổng cục Chính trị ra quyết định đổi tên Phòng
Bảo tàng Quân đội thành Viện Bảo tàng Quân đội.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hịa bình, thống nhất, cả
nước bước vào thời kỳ lịch sử mới với hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1976 – 2001, cơ cấu tổ chức, biên chế hoạt động của Bảo tàng
có nhiều thay đổi. Ngày 31 – 1 – 1979, Tổng cục Chính trị ra quyết định số
87/QĐ về nhiệm vụ tổ chức của Viện Bảo tàng Quân đội. Năm 1988, Bảo
tàng có quyết định tiếp nhận Khu di tích Lịch sử Điện Biên Phủ, thành lập
Phân viện Điện Biên Phủ trực thuộc Viện Bảo tàng Quân đội. Năm 1966, Bảo
tàng Quân đội chuyển giao khu di tích Điện Biên Phủ cho tỉnh Lai Châu. Năm
1990, tiếp nhận Tổ sáng tác Mỹ thuật về bảo tàng. Ngày 4 – 12 – 2002, Thủ
tướng Chính Phủ ra quyết định số 1155/QĐ – TTg đổi tên Viện Bảo tàng
Quân đội thành Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam với biên chế 50 cán bộ
chiến sỹ, nhân viên trong đó Ban Giám đốc gồm 3 đồng chí, 4 phịng, 1 ban.
8
Trải qua 54 năm xây dựng, trưởng thành, Bảo tàng Lịch sử Quân sự
Việt Nam là một trong những bảo tàng Quốc gia và là bảo tàng đầu ngành của
hệ thống Bảo tàng Quân đội.
Đến nay, kho cơ sở của bảo tàng có 15 vạn hiện vật trong đó có nhiều
sưu tập hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, được bảo quản trong
khu vực có diện tích 7200m2 , trong đó kho chứa hiện vật là 3300m 2, tái hiện
một cách sinh động lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời đại
Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh, phản ánh một số trận quyết chiến,
chiến lược của dân tộc ta trong lịch sử chống ngoại xâm, thể hiện tài thao
lược, đường lối quân sự, nghệ thuật quân sự Việt Nam. Hệ thống trưng bày
ngoài trời với 200 hiện vật gốc thể khối lớn trưng bày trên diện tích 5000m 2,
giới thiệu những vũ khí lập cơng của qn và dân ta trong lịch sử chống ngoại
xâm và những vũ khí trang bị hiện đại thu được của địch. Bảo tàng Lịch sử
Quân sự Việt Nam đã đón 17 triệu lượt khách tham quan trong đó có
2.141.735 khách quốc tế của 150 nước trên khắp các châu lục.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong những Bảo tàng Quốc
gia hiện nay có số lượng khách tham quan đông nhất. Thông qua những hiện
vật gốc trung thực, độc đáo, Bảo tàng thực sự trở thành một trung tâm văn
hóa, lịch sử, một địa điểm hấp dẫn đối với khách tham quan nghiên cứu về
lịch sử quân sự Việt Nam.
Với những đóng góp tích cực trong sự nghiệp giải phóng và cơng cuộc
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã được Nhà
nước tặng thưởng :
- Huân chương Quân công hạng hai
- Hai Hn chương chiến cơng hạng ba
Ngồi ra cịn vinh dự được Nhà nước cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào
tặng thưởng:
9
- Huân chương Lao động hạng hai
- Huân chương Anh dũng hạng hai
Trải qua 54 năm hoạt động (1959 – 2013), Bảo tàng Lịch sử Quân sự
Việt Nam từng bước trưởng thành về mọi mặt. Thông qua lý luận và trải
nghiệm qua thực tiễn công tác, Bảo tàng đã tỏ rõ vai trị xã hội của mình,
đóng góp một phần xứng đáng trong việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, phục
vụ công tác nghiên cứu, giáo dục truyền thống, động viên lớp lớp thanh niên
lên đường đánh Mỹ, xây dựng và bảo vệ nền độc lập tự do cho Tổ quốc.
1.1.2. Đặc trưng và chức năng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Cũng như các Bảo tàng khác của Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự
Việt Nam có những nét đặc trưng và chức năng riêng của mình. Đặc trưng
của các bảo tàng này gắn với đặc điểm hoạt động của các quân khu, quân
chủng, binh chủng, qn đồn, ngành. Nói tới qn đội là nói tới trí tuệ, tổ
chức chiến đấu, phương tiện chiến đấu.
Là một trong những Bảo tàng thuộc nhóm bảo tàng Lịch sử quân sự,
phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của các lực lượng vũ trang quân đội
của một quốc gia từ cổ đại đến hiện đại trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây
dựng đất nước.
Các bảo tàng thuộc nhóm bảo tàng này “viết” lịch sử quân sự bằng hiện
vật về các mặt trưởng thành trong các cuộc đấu tranh chống kẻ thù để bảo vệ
đất nước cũng như bảo vệ hịa bình trên thế giới. Mặt khác, nhóm bảo tàng
này cũng làm nổi bật lịch sử truyền thống và vai trị của nó trong đời sống
chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia.
Bên cạnh đặc trưng thì Bảo tàng cũng có những chức năng của mình.
Với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thì đây chính là nơi lưu giữ và bảo
quản những hiện vật phản ánh đấu tranh vũ trang, chiến tranh nhân dân, kỹ
thuật tác chiến, cách đánh của lực lượng phịng khơng trong lịch sử đấu tranh
10
lâu dài để giành và giữ nên độc lập của dân tộc. Đồng thời còn là nơi nghiên
cứu khoa học và truyền bá khoa học lịch sử quân sự. Thông qua những bộ sưu
tập hiện vật có giá trị và đầy sức truyền cảm giúp cho người xem thấy được
lịch sử đấu tranh lâu đời cũng như truyền thống đấu trang kiên cường chống
ngoại xâm trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam nói
chung và lực lượng quân đội nói riêng.
Có thể nói Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực sự đã trở thành
trung tâm truyền đạt lịch sử, là trung tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, là
nơi thăm quan học tập bổ ích cho tồn thể nhân dân trong nước và quốc tế.
1.1.3. Nội dung trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Bảo tàng có hai phần trưng bày: phần trưng bày ngoài trời và trong nhà.
Phần trưng bày ngoài trời là nơi trưng bày các hiện vật có thể khối lớn như
máy bay các loại, kiểu khác nhau, bom, pháo và các khẩu đại bác.
* Phần trưng bày trong nhà : gồm ba nhà trưng bày
Tòa nhà thứ nhất:
Tầng 1 là gian khánh tiết: ở gian này bảo tàng có một bức tranh điêu
khắc về Quân đội nhân dân trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Cũng ở gian này,
Bảo tàng trưng bày những hiện vật là thể khối và những tài liệu phục vụ trưng
bày nói về lịch sử Việt Nam từ thời đại Hùng Vương – An Dương Vương tới
trước năm 1930.
Tầng 2 là phòng trưng bày về lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến hết
cuộc kháng chiến chống Thực dân pháp. Chia làm 4 chủ đề trưng bày:
- Chủ đề 1: Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1930 –
1944
Với gần 100 hiện vật, trưng bày giới thiệu sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam, những tư tưởng quân sự đầu tiên của Đảng, sự ra đời của các tổ
11
chức vũ trang cách mạng Việt Nam trong phong trào đấu tranh cách mạng của
quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là đội Tự vệ Cơng nơng trong
phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xơ Viết Nghệ Tĩnh, đội du
kích Bắc Sơn trong khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Nam Kỳ trong khởi
nghĩa Nam Kỳ, đội du kích Ba Tơ trong khởi nghĩa Ba Tơ và đội Việt Nam
tuyên truyền Giải phóng quân.
Những hiện vật tiêu biểu cho phần trưng bày này là các văn kiện đầu
tiên của Đảng như tác phẩm “Đường cách mệnh”, “Luận cương Chính trị
1930”,... Các loại vũ khí thô sơ như mã tấu, kiếm,... gắn với các phong trào
đấu tranh, các cuộc khởi nghĩa.
Một số hiện vật là đồ dung sinh hoạt giản dị của người chiến sỹ được
trưng bày, thể hiện sự đùm bọc, giúp đỡ, chở che của quần chúng nhân dân
đối với các lực lượng vũ trang thời kỳ đầu.
Điểm nhấn của phần trưng bày, giới thiệu chiến công đầu của Đội Việt
Nam Tuyên truyền Giải phóng quân trong trận đánh Phai Khắt và Nà Ngần.
- Chủ đề 2: Lực lượng vũ trang Việt Nam trong cách mạng tháng Tám
năm 1945.
Phần trưng bày giới thiệu 100 hiện vật tiêu biểu bao gồm các loại tài
liệu, sung, vũ khí thơ sơ, cờ,... qn và dân ta sử dụng trong tổng khởi nghĩa
giành chính quyền, thể hiện sự chuẩn bị chu đáo, chớp đúng thời cơ và khí thế
cách mạng của quân và dân ta trong Cách mạng tháng Tám.
Các hiện vật, tài liệu trong phần trưng bày, giới thiệu cao trào kháng
Nhật cứu nước, phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói, phong trào đấu
tranh chính trị phát triển mạnh ở nhiều địa phương đã kết hợp với đấu tranh
chính trị phát triển mạnh ở nhiều địa phương đã kết hợp với đấu tranh vũ
trang và khởi nghĩa từng phần giành thắng lợi, thành lập chính quyền cách
12
mạng. Chỉ trong thời gian ngắn từ ngày 14 đến ngày 28 tháng 8 năm 1945,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân nổi dậy đập tan ách thống trị của phát xít
Nhật và phong kiến tay sai, giành chính quyền trên cả nước lập nên nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa.
Cách mạng tháng Tám thắng lợi, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời được thể hiện qua các hiện vật tiêu biểu như Bức ảnh lớn về Quảng
trường Ba Đình, bộ kèn đồng – đội Quân nhạc đã cử hành Quốc ca trong buổi
lễ tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.
- Chủ đề 3: Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam từ năm 1945 đến
1947
Phần trưng bày này thể hiện tình thế nước Việt Nam dân chủ cộng hịa
trong năm đầu của chính quyền cách mạng, cuộc kháng chiến của nhân dân
Nam Bộ, đường lối của Đảng là kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện.
Đặc biệt là cuộc chiến đấu của quân và dân các thành phố thị xã trong những
ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, tiêu biểu là cuộc chiến đấu 60 ngày
đêm khói lửa của quân và dân Hà Nội.
Hiện vật là các loại vũ khí thơ sơ, bao gồm gậy guộc, giáo mác, chơng,
nỏ, sung kíp... thể hiện khí thế sục sơi cách mạng, quyết tâm của tồn dân tộc
giữ cho bằng được độc lập tự do. Tổ hợp hiện vật vũ khí, phương tiện quân và
dân Hà Nội sử dụng chiến đấu bảo vệ thủ đô những ngày cuối năm 1946.
- Chủ đề 4: Lực lượng vũ trang nhân dân giai đoạn 1948 – 1952
Phần trưng bày này thể hiện rõ âm mưu của thực dân Pháp sau thất bại
chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”, chủ trương mới của ta trước âm mưu
mới của địch. Với nhiều hiện vật có sức hấp dẫn là những vũ khí thơ sơ tự tạo,
chơng, nỏ, giáo mác, địn gánh, sưu tập tù và dung để báo động.
Chiến dịch Biên giới - Thu đông 1950, là chiến dịch tiến công quy mô lớn
giành thắng lợi, đánh dấu bước ngoặt nhảy vọt về nghệ thuật tổ chức và chỉ đạo
13
chiến dịch của quân đội ta, làm thay đổi cục diện chiến tranh, ta bước sang giai
đoạn chiến lược phản cơng và tiến cơng, Pháp chuyển dần sang chiến lược
phịng ngự là một điểm nhấn trong phần trưng bày. Chiến thắng của qn dân ta
trong chiến dịch Hồ Bình, Tây Bắc, Thượng Lào... được thể hiện đậm nét qua
cách trưng bày so sánh, tương phản giữa ta và địch, thể hiện qua các loại vũ khí
trang bị, phương tiện một bên là thô sơ, một bên là tối tân, hiện đại.
Tòa nhà thứ 2:
Chia làm 4 chủ đề trưng bày :
- Chủ đề 1: Lực lượng vũ trang nhân dân giai đoạn 1955 – 1968
Phần trưng bày giới thiệu đậm nét về sự kiện Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ III. Đại hội đã đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam
là mục tiêu chiến đấu của quân đội, căn cứ để quân đội ta xác định nhiệm vụ
xây dựng và chiến đấu trong giai đoạn mới.
Phần trưng bày về miền Nam, được thể hiện sau Hiệp định Giơnevơ, đế
quốc Mỹ thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới, thông qua chế độ cai trị độc
tài phát xít của bọn tay sai Ngơ Đình Diệm. Tội ác dã man của Mỹ Diệm với
luật 10/59, được thể hiện qua hiện vật, hình ảnh về nhà tù, các dụng cụ tra tấn
như kìm kẹp, gơng cùm. Những hiện vật là vũ khí thơ sơ, súng ngựa trời, gậy
tầm vơng, giáo, mác, chơng nỏ, giàn thun, ong vị vẽ... thể hiện cuộc đấu tranh
của nhân dân miền Nam đấu tranh chính trị địi thực hiện Hiệp định Giơnevơ,
địi quyền dân sinh, dân chủ và phong trào đồng khởi toàn miền Nam đã làm
thất bại chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ.
Ở miền Bắc, phần trưng bày thể hiện quân và dân miền Bắc đã đánh
thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ.
Những hình ảnh hiện vật thể hiện chiến cơng của nhân dân miền Bắc bắn rơi
các loại máy bay hiện đại của Mỹ, bắt sống hàng trăm phi công, mở đầu bằng
chiến thắng ngày 5/ 8/1964.
14
- Chủ đề 2: Đường Hồ Chí Minh
Đường Hồ Chí Minh con đường huyền thoại, có tầm chiến lược quan
trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một điểm nhấn trong hệ
thống trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Với 108 hiện vật và hình ảnh, phần trưng bày thể hiện tính chất quyết
liệt của cuộc chiến đấu chống ngăn chặn trên tuyến vận tải chiến lược, tinh
thần chủ đạo sáng tạo, không chùn bước trước khó khăn gian khổ, hiểm nguy
và những đóng góp lớn lao của các lực lượng cầu đường, vận tải, hàng không,
bộ binh, giao liên, thông tin, cơ yếu, quân y.... Trong việc bảo đảm mạch máu
giao thông vận tải chi viện sức người sức của cho cuộc kháng chiến ở miền
Nam và giúp đỡ nước bạn.
Đường Hồ Chí Minh trên biển Đơng được thể hiện qua các hiện vật,
hình ảnh về những con tàu không số vận chuyển vũ khí, phương tiện chiến
đấu chi viện cho miền Nam.
- Chủ đề 3: Chiến dịch Hồ Chí Minh
Chiến dịch Hồ Chí Minh là một điểm nhấn trong hệ thống trưng bày
của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Được thể hiện qua 150 hiện vật giới
thiệu chủ trương của Bộ chính trị, Quân ủy trung ương, quyết tâm của quân
và dân ta giải phóng hồn tồn miền Nam. Hiện vật trưng bày phần này đa
dạng, phong phú bao gồm: vũ khí, trang bị, đồ dung của cán bộ, chiến sỹ
Quân đội nhân dân Việt Nam phản ánh rõ vai trò của các đồng chí chỉ huy,
lãnh đạo các cấp, sức mạnh của các cánh quân hành quân thần tốc tham gia
chiến dịch, cuộc tổng tiến công trên các hướng tiêu diệt lực lượng phịng thủ
của địch và tổng tiến cơng trên các hướng tiêu diệt lực lượng phòng thủ của
địch và tổng cơng kích vào giải phóng Sài Gịn, giải phóng hồn tồn miền
Nam. Nổi bật trong phần trưng bày là chiếc xe tăng 843, một trong những
chiếc xe tăng đầu tiên vào dinh độc lập ngày 30 tháng 4 năm 1975.
15
- Chủ đề 4: Lực lượng vũ trang nhân dân giai đoạn 1969 – 1973
Tại đây có trưng bày bản thống kê lực lượng địch, những hình ảnh hiện
vật phản ánh ba biện pháp của chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”. Đó là
tăng cường ngụy quân, củng cố ngụy quyền, bình định cấp tốc, phản cơng
quyết liệt. Phần này trưng bày hình ảnh, hiện vật về các cuộc hành quân càn
quét, đốt phá, ném bom hủy diệt,... Về phía ta, trưng bày thể hiện bộ đội ta
khắc phục khó khăn, tự đảm bảo hậu cần, mở rộng và giữ vững những vùng
giải phóng và mở các chiến dịch lớn tiêu biểu như cuộc chiến đấu 81 ngày
đêm ở Thành Cổ Quảng Trị năm 1972.
Tòa nhà thứ 3:
- Chủ đề 1: Trưng bày sa bàn Chiến dịch Hồ Chí Minh
Sa bàn chiến dịch Hồ Chí Minh tỉ lệ 1/8000 kết hợp âm thanh, ánh sáng
và phim tư liệu lịch sử diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
- Chủ đề 2: Bà Mẹ Việt Nam anh hùng
Tại đây, trưng bày hơn 200 kỷ vật gắn với cuộc sống đời thường của
các bà mẹ và các liệt sĩ – những người con thân yêu của các mẹ đã đóng góp
cơng lao to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Phần trưng bày phản ánh vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong các
cuộc kháng chiến, sự đóng góp vô giá, sự hy sinh cao cả của các bà mẹ được
Nhà nước tuyên dương “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, thể hiện đạo lý uống
nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
Phần trưng bày với nhiều hiện vật dung dị đời thường như chiếc nồi
đồng nấu cơm cho các con và du kích đánh giặc của mẹ Thứ, những tờ giấy
báo tử của bà mẹ Quảng Nam...
Toàn bộ phần trưng bày của bảo tàng dù cịn chưa hồn thiện nhưng đã
phần nào tái hiện lại lịch sử của dân tộc ta, sự tàn ác của đế quốc Mỹ, thực
16
dân Pháp,... thực sự gây xúc động người xem và thu hút đơng đảo khách du
lịch trong và ngồi nước.
* Phần trưng bày ngoài trời: được chia làm hai khu trưng bày
Với diện tích 5000m2 kể cả vườn, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
trưng bày những hiện vật có thể khối lớn bao gồm các loại súng thần cơng,
những phương tiện vũ khí lập cơng của các đơn vị, các quân binh chủng quân
đội nhân dân Việt Nam, tên lửa, tàu phá thủy lơi, ống phịng lơi... và các vũ
khí phương tiện chiến tranh ta thu được của địch trên chiến trường hai khu
vực chính. Đáng chú ý là trong số này có những phương tiện vũ khí bộ đội ta
sử dụng lập chiến công như pháo mặt đất 105mm, xe tăng PT-76, xe tăng 985,
các loại pháo cao xạ bắn rơi các loại máy bay Mỹ hiện đại.
Trưng bày ngồi trời cịn dành một khơng gian thích hợp để xếp hình
một chiếc máy bay đang chúc đầu rơi xuống bằng vô số những mảnh xác máy
bay Pháp, Mỹ, trong đó có xác chiếc máy bay B52G, chiếc máy bay B52 đầu
tiên bị rơi xuống trong trận “Điện Biên Phủ trên khơng”. Ngồi ra, bảo tàng
cịn trưng bày bộ sưu tập về các loại bom Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến
tranh Việt Nam...
Trong khuôn viên của bảo tàng Lịch sử Qn sự Việt Nam cịn có Kỳ
đài Hà Nội được xây dựng năm 1805, hoàn thành năm 1812 dưới triều vua
Gia Long với chu vi 180m, cao 33.4m.
1.2. Hoạt động nghiệp vụ của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
1.2.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Công tác nghiên cứu khoa học ngày càng được đẩy mạnh. Năm 1993,
Bảo tàng xuất bản cuốn “Thông tin bảo tàng truyền thống” phổ biến quan
điểm chủ trương của Bộ Quốc phịng, Tổng cục chính trị về cơng tác bảo tàng
truyền thống trong quân đội. Trong hoạt động nghiệp vụ, Bảo tàng đã ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác bảo quản phim ảnh như phủ
17
màng Phocmalin (1985), ứng dụng hóa vật liệu bền nhiệt đới bảo quản hiện
vật kim loại tại Điện Biên Phủ và bảo quản hiện vật ngoài trời tại bảo tàng.
Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý khai thác sử dụng hiện vật, xây dựng
chương trình thuyết minh tự động. Từ năm 1994 đến năm 2006, bảo tàng triển
khai thực hiện 9 đề tài khoa học cấp bộ, cấp cơ sở trong đó có 5 đề tài được hội
đồng nghiệm thu đánh giá xuất sắc, được áp dụng trong thực tiễn công tác hiệu
quả. Nghiên cứu xây dựng đề cương trưng bày mới Bảo tàng Lịch sử Quân sự
Việt Nam. Bảo tàng còn phối hợp với Trung tâm POWMIA nghiên cứu, tìm
kiếm thơng tin về người Mỹ mất tích thơng qua các hiện vật ở Bảo tàng, khai
trương Phịng lưu trữ về người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam
1.2.2. Hoạt động sưu tầm
Công tác sưu tầm được coi là nhiệm vụ trọng tâm của Bảo tàng. Sau
khi miền Nam hồn tồn giải phóng, Bảo tàng đã tiến hành cử nhiều đoàn cán
bộ sưu tầm hiện vật trên địa bàn cả nước. Nội dung sưu tầm tập trung về quá
trình ra đời, chiến đấu, trưởng thành và chiến thắng của Quân đội nhân dân
Việt Nam, trọng tâm là hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, về cuộc
chiến tranh bảo vệ biên giới. Đặc biệt từ năm 2002, khi Bảo tàng đổi tên
thành Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, nội dung sưu tầm hiện vật của bảo
tàng mở rộng hơn, trọng tâm của công tác sưu tầm là sưu tầm hiện vật từ thời
Hùng Vương đến trước năm 1930. Yêu cầu hiện vật sưu tầm phải là hiện vật
nguyên gốc, có giá trị về lịch sử, khoa học, phù hợp với loại hình, nội dung
trưng bày của bảo tàng, có khả năng bảo quản lâu dài. Trong điều kiện hiện
nay khi cuộc chiến lùi quá xa, nhân chứng vật chứng hiếm dần, việc sưu tầm
hiện vật không dễ dàng, bảo tàng đã tiến hành bằng nhiều phương pháp, sử
dụng hiệu quả đội ngũ cộng tác viên là các cựu chiến binh, hệ thống bảo tàng
trong quân đội, nhân dân hiến tặng...
18
Việc ghi chép, lập hồ sơ khoa học cho hiện vật đảm bảo các yếu tố
khoa học, hiện vật trước khi nhập kho đều có hội đồng xét duyệt hiện vật
thông qua.
Số lượng hiện vật do bảo tàng sưu tầm tăng nhanh, chất lượng hiện vật
tốt cả về nội dung, hình thức, có nhiều hiện vật q hiếm, độc đáo. Chỉ tính từ
năm 2000 – 2006, Bảo tàng đã sưu tầm được 1 vạn hiện vật trong đó có 500
vũ khí cổ, đưa tổng số hiện vật của Bảo tàng lên đến trên 15 vạn.
1.2.3. Hoạt động kiểm kê – bảo quản
Công tác kiểm kê – bảo quản là một khâu nghiệp vụ quan trọng, là nơi
lưu giữ những tài sản quý giá của quốc gia, của quân đội. Trong 30 năm qua,
cơng tác kiểm kê – bảo quản có những tiến bộ rõ rệt, đã đi vào nề nếp, thực
hiện theo đúng quy trình khoa học.
Về cơng tác bảo quản: Từ chỗ kho hiện vật phân tán nhiều nơi, nhiều
lần di chuyển như kho Bạch Mai, Thái Hà, Cột Cờ rồi đi sơ tán ở Quân Khu 7
khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra nay đã được đưa về khu cố định ở Lai
Xá, huyện Hoài Đức, Hà Tây với diện tích 7200m 2, trong đó kho chứa hiện
vật là 3300m2. Hệ thống kho bảo tàng bước đầu được củng cố, xây cất mới,
trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ, bảo quản kéo dài tuổi thọ cho
hiện vật. Kho phân được chia thành 3 loại kho: Kho hiện vật gốc, kho hiện vật
gốc dự trữ, kho tài liệu khoa học phụ. Mỗi kho được phân thành các kho chất
liệu, có chế độ về nhiệt độ, độ ẩm đảm bảo bảo quản hiện vật. Bảo tàng đã đi
chuyển 15 vạn hiện vật từ kho Cột Cờ về Lai Xá đảm bảo an toàn tuyệt đối,
phân loại sắp xếp theo các kho chất liệu, đưa lên các giá, tủ bảo quản. Bảo
tàng thường xuyên nghiên cứu, phối hợp với các viện nghiên cứu, các đơn vị
của Nhà Nước, Quân đội ứng dụng khoa học kỹ thuật vào bảo quản hiện vật.
Về công tác kiểm kê: Bảo tàng đã tiến hành nhiều đợt tổng kiểm kê
nắm số lượng, chất lượng hiện vật. Thường xuyên nghiên cứu xác minh bổ
19
sung thông tin cho nhiều hiện vật trong kho. Những hiện vật dự trữ sau khi
xác minh đủ thông tin khoa học được đưa ra hội đồng xét duyệt thông qua sẽ
chuyển thành hiện vật gốc. Năm 1996, 1500 hiện vật của Bảo tàng đã chuyển
thành hiện vật gốc. Hiện vật từ phòng sưu tầm chuyển giao được tiến hành lập
thủ tục, đăng ký kịp thời đảm bảo tiến độ đăng ký vào sổ, các yếu tố khoa học.
Trung bình mỗi năm hiện vật được nhập kho từ 1000 hiện vật trở lên. Từ năm
1994, kho Bảo tàng ứng dụng công nghệ tin học vào đăng ký, quản lý khai thác
hiện vật. Bảo tàng nghiên cứu lập danh mục sưu tập hiện vật, xây dựng hệ
thống ma két gồm hàng trăm quyển ảnh theo giai đoạn, chuyên đề, sự kiện tạo
những điều kiện cần thiết phục vụ bảo tàng và khách nghiên cứu hiện vật.
1.2.4. Hoạt động trưng bày hiện vật
Công tác trưng bày hiện vật là bộ mặt của bảo tàng. Đây là khâu công tác
nghiệp vụ thể hiện rõ nét kết quả của các khâu công tác trước, là cầu nối giữa
bảo tàng với cơng chúng. Vì vậy, Bảo tàng luôn quan tâm đến công tác này.
Từ năm 1976 – 2006, Bảo tàng thường xuyên tiến hành bổ sung nâng
cấp, bổ sung hiện vật cho các phần trưng bày cố định giai đoạn kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ vào các năm: 1976, 1984, 2004, 2005. Ứng dụng công
nghệ thông tin làm mới hai sa bàn chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ
Chí Minh. Mở rộng phần trưng bày chống Mỹ, đường Trường Sơn, chuyên đề
Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến, chuyên đề Bà mẹ Việt Nam Anh
hùng, trưng bày lịch sử quân sự Việt Nam từ thời đại Hùng Vương đến đầu
thế kỷ XX, cải tạo, mở rộng hệ thống trưng bày ngoài trời. Bảo tàng đã lắp đặt
hệ thống nghe nhìn, ứng dụng tin học trên các phần trưng bày, thực hiện các
giải pháp trưng bày mới. Hồn thành hệ thống chú thích hiện vật bằng 3 thứ
tiếng Anh, Pháp, Trung.
Đến nay hệ thống trưng bày nội thất của bảo tàng trưng bày 4.000 hiện
vật, tài liệu, hình ảnh trên diện tích 3.200 m 2, tái hiện một cách sinh động lịch
20