TÌM HIỂU BỘ SƯU TẬP HIỆN VẬT VĂN HÓA SA HUỲNH
TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bảo tàng lịch sử quốc gia được thành lập theo Quyết định số 1674/QĐTTg ngày 26/09/2011 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trên cơ sở sáp nhập
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam; Bảo tàng Lịch
sử quốc gia là một công trình văn hóa tọa lạc ngay tại quận Hoàn Kiếm, trung
tâm của Thủ đô Hà Nội, gần với khu quần thể di tích linh thiêng của Thủ đô
như Tháp Rùa- Hồ Gươm; Cầu Thê Húc- Đền Ngọc Sơn- Bút tháp và nhiều
công trình văn hóa nổi tiếng khác như Nhà hát lớn…Đây là Bảo tàng lưu giữ,
trưng bày, giới thiệu lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến ngày nay một cách
tổng hợp, phong phú, liên tục và toàn diện nhất.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đứng đầu hệ thống các bảo tàng lịch sử- xã hội
Việt Nam; có chức năng nghiên cứu khoa học, khai quật khảo cổ học, sưu
tầm, lưu giữ, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, giới thiệu, phát huy giá trị tài liệu,
hiện vật về tiến trình lịch sử Việt Nam;
Bảo
tàng
Lịch
sử
quốc
gia hiện đang
lưu
giữ
và
bảo
quản khoảng 200.000 hiện vật, tư liệu lịch sử văn hóa Việt Nam, trong đó giai
đoạn lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến năm 1945 có gần 110.000 tài liệu,
hiện vật là di vật, cổ vật và 11 bảo vật quốc gia; trong đó có nhiều sưu tập quý
hiếm vào bậc nhất so với các bảo tàng cùng loại hình ở trong nước và khu vực
như: sưu tập hiện vật thuộc các nền văn hóa khảo cổ từ sơ kỳ thời đại đồ đá cũ
đến thời đại đồng thau và sắt sớm (Hòa Bình- Bắc Sơn); Văn hóa Đông Sơn;
Gốm men cổ Việt Nam; Đồ đồng thời Lê Nguyễn; Điêu khắc đá Chăm pa;
Nghệ thuật trang trí nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và các
nước trong khu vực Đông Nam Á... Giai đoạn lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ
XIX đến ngày nay có khoảng hơn 80.000 tài liệu, hiện vật quý về lịch sử cách
mạng Việt Nam, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và
các đồng chí lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang duy trì 2 hệ thống trưng bày cố định tại
2 cơ sở: số 1 Tràng Tiền - Hà Nội, trưng bày Lịch sử Việt Nam giai đoạn cổ,
trung đại; tại cơ sở số 216 Trần Quang Khải - Hoàn Kiếm- Hà Nội, trưng bày
về Lịch sử Việt Nam thời kỳ cận - hiện đại.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng
cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng, trong đó có: 1 Huân chương Hồ Chí
Minh, 4 Huân chương Độc lập, 3 Huân chương Lao động…
Trong nội dung trưng bày“Lịch sử Việt Nam từ khởi thuỷ đến hết thời
Nguyễn (1945)” với 10 phòng trưng bày, trong đó, phần trưng bày thời Hùng
Vương: Giới thiệu thời đại kim khí (4.000 - 2.000 năm CNN) thông qua 240
hiện vật và tư liệu. Thời này, Việt Nam đã hình thành nền văn minh sông
Hồng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, văn hóa Sa Huỳnh ở Trung Trung Bộ và
văn hóa Đồng Nai ở Đông Nam Bộ, tương ứng với thời kỳ các vua Hùng
dựng nước Văn Lang, An Dương Vương lập nước Âu Lạc… Văn hóa Sa
Huỳnh là một trong 3 nền văn hóa lớn trong thời đại kim khí của nước ta, văn
hóa Sa Huỳnh đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển lịch sử
dân tộc, cho nên văn hóa Sa Huỳnh được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan
tâm. Cách đây hơn 100 năm, năm 1909 những dấu vết đầu tiên của văn hóa
Sa Huỳnh được biết đến với gần ngàn mộ chum với nhiều đồ tùy táng được
đưa lên khỏi lòng đất Sa Huỳnh. Sự hiểu biết về văn hóa Sa Huỳnh chỉ được
thực sự mở rộng, đẩy mạnh và nâng cao sau ngày đất nước thống nhất, cho
đến nay chúng ta đã có trong tay khối tư liệu đồ sộ của ít nhất trên 60 di tích
Sa Huỳnh hay dạng Sa Huỳnh hoặc có gắn bó với văn hóa Sa Huỳnh, qua đó
ta có thể khái quát và gợi ra nhiều vấn đề dẫn tới việc hiểu biết khá toàn diện
về nền văn hóa nổi tiếng này.
Số di tích thuộc phổ hệ văn hóa Sa Huỳnh phân bố trong một không
gian rộng lớn trên mọi địa hình khác nhau từ đồng bằng lên cao nguyên, từ
đảo biển đến núi rừng. Tuy nhiên nếu xem xét kĩ ta sẽ thấy phần lớn các di
tích đều tập trung ở các ven sông, bên các đầm hồ nước ngọt (điều này được
quy định bởi các phương thức sống chủ yếu và nh cầu sống của con người
thời đó) các di tích sớm với số lượng nhiều thường phân bố rộng nhưng tập
trung ở vùng bờ biển, đối với các di tích Sa Huỳnh cổ điển ( Sa Huỳnh sắt) thì
các di tích sớm thường phân bố ở vùng ven biển có xu thế lan tỏa sâu vào nội
địavà lan đến khu vực miền núi tây nguyên và xa hơn, các khu di tích Sa
Huỳnh được phân bố thành cụm quanh các vùng có vị trí địa lí thuận lợi và có
tiềm năng phát triển kinh tế, mở rộng như Hội An, Cần Giờ, Xuân Lộc...
Qua nhiều ý kiến nhận xét đánh giá về sự phát triển của văn hóa Sa
Huỳnh thỳ các nhà nghiê cứu đều cho rằng văn hóa Sa Huỳnh thuộc thời đại
kim khí, đầu thời kì đồ sắt. Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến cho rằng nó thuộc
thời đại đồng thau. Và Bảo tàng lịch sử quốc gia đã có cuộc hội thảo về văn
hóa Sa Huỳnh , các nhà nghiên cứu đã sắp xếp văn hóa Sa Huỳnh đầy đủ từ
những năm nghiên cứu và phát hiện văn hóa Sa Huỳnh, họ cho rằng sự xuất
hiện và phát triển của đồ sắt chinh là một trong những yếu tố cơ bản để kết
tinh, thống nhất văn hóa Sa Huỳnh và chính nó là cơ sở vững chắc để văn hóa
Sa Huỳnh phát triển rực rỡ và có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Sự phát hiện và khai quật nghiên cứu về văn hóa Sa Huỳnh cho đến nay
đã hơn một thế kỉ. Các nhà nghiên cứu khảo cổ học trong và ngoài nước đã có
những bộ sưu tập hiện vật khá phon phú ở văn hóa Sa Huỳnh. Các hiện vật
tiêu biểu trong văn hóa Sa Huỳnh bao gồm: Đồ gốm ( chum mai táng, đồ tùy
táng trong các mộ chum, nồi, mâm, bát, bình hoa...), đồ trang sức, công cụ sản
xuất...
Bảo tàng lịch sử quốc gia đã trưng bày văn hóa Sa Huỳnh tại Bảo tàng
với hơn 200 hiện vật gồm có:
1.Hiện vật đồ đá:
Gồm những công cụ thô sơ như rìu, cuốc, đục, dao, rìu bôn, đoi xe chỉ
Thổ Hoàng, cục chì (ở di chỉ Long Thạnh), công cụ chặt, bàn mài, hòn
ghè (công cụ đá ở núi Thành Quảng Nam, di chỉ Bàu Trám).
Theo sự phân chia niên đại di chỉ Long Thạnh thuộc giai đoạn Sa
Huỳnh Sơ kì. Địa điểm Long Thạnh được khai quật với quy mô lớn và có nội
dung văn hóa phong phú nhất, được khai quật nhiều lần, đây vừa là di chỉ cư
trú, vừa là di chỉ mộ táng của cùng môt chủ nhân và được xếp vào giai đoạn
đầu của văn hóa Sa Huỳnh với số lượng hiện vật phong phú và đa dạng gồm
các loại công cụ sản xuất bằng đá, bằng đất nung, bằng xương và những mảnh
gốm.
Di chỉ Bàu Trám có hai giai đoạn phát triển liên tục kế tiếp nhau là:
Giai đoạn sớm và giai đoạn muộn.
2. Hiện vật gốm:
Có thể nói trong các loại hình hiện vật được tìm thấy ở các di tích thuộc
văn hóa Sa Huỳnh, loại hình hiện vật gốm được tìm thấy nhiều nhất nó
chiếm vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của cư dân
văn hóa Sa Huỳnh.
Những hiện vật gốm văn hóa Sa Huỳnh chủ yếu được phát hiện trong các
di tích mộ táng, chúng là những đồ tùy táng, được chôn cất theo khi người
Sa Huỳnh mất.
Do loại hình hiện vật gốm là chủ yếu trong các di tích, di chỉ thuộc vă hóa
Sa Huỳnh, nên phòng trưng bày đã trưng bày một số lượng lớn những loại
hình hiện vật gốm, bao gồm:Lọ hoa, nồi gốm, nồi minh khí, đèn gốm, bát
chân cao, bình gốm, đồ đựng, các loại chân đế, chum mai táng... Đây là
những hiện vật và sưu tâp gốm tiêu biểu về văn hóa Sa Huỳnh.
a, Nồi gốm ở phòng trưng bày
Có 4 loại tiêu biểu:
+ Nồi gốm ở Phú Nhuận, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi (chất liệu thô
chắc, màu vàng xám có tô ánh chì, có đáy tròn, bụng phình miệng loe
xiên, cổ ngắn, bản miệng hơi bẻ ra, cao 11,5 cm, đường kính đáy 15,5
cm, dày 0,6 cm, đường kính miệng 12cm, đường kính bụng 49cm).
Nồi gốm này có đáy tròn, bụng phình miệng loe xiên, cổ ngắn, bản miệng
hơi bẻ ra. Từ mép ra hết phần cổ nồi được miết nhẵn và tô ánh chì, thân
có 4 đường vạch gần như song song chạy quanh thân nồi tròn, nền vặn
thừng. Bên trong đường vạch đơn có đường vạch xiên héo, có chỗ tạo ô
trám. Phần đáy có vặn thừng đập chéo cắt nhau tạo lên độ bền chắc.
+ Nồi gốm ở Bình Châu ( là những nồi gốm có miệng loe, cổ thắt,
thân hình cầu phình rộng, đôi khi tạo thành gờ nổi, đáy tròn nhọn.
Được chia làm 4 loại:
Loại 1: Nồi có miệng lọc bên ngoài có gờ nổi. Trên thành miệng
tô màu đen ánh chì. Bên ngoài, phía trên gờ nổi ở miệng có băng
hoa tô mầu đen ánh chì. Trừ phần vai đến phần rộng nhất ở thân nồi
có 3 băng hoa văn trang trí: băng trên tô màu đen ánh chì, băng
giữa khắc vạch hình răng sói dài hoặc rạch ngắn song song và băng
cuối khắc vạch họa tiết hai nửa vòng tròn nằm ngang lồng nhau,
phần còn lại đến đáy nồi được trang trí hoa văn thừng ha hoa văn
-
chải.
Loại 2: Nồi có miệng lọc, bẻ. Có môt băng hoa văn trang trí ở bên
trên phần rộng nhất ở thân nồi. Băng hoa văn này được trang trí in
mép vỏ sò hay khắc vạch hình răng sói, hoặc rạch ngang song song.
Lưới băng hoa văn này đến đáy, nồi được trang trí hoa văn thừng
-
hay hoa văn chải.
Loại 3: Nồi có thành miệng cao, loe xiên, cổ thắt, thân phình gãy
góc, đáy tròn nhọn. Trên vai nồi có trang trí một băng tô màu đen
-
ánh chì, có băng hoa văn khắc vạch hình răng sói dài.
Loại 4: Nồi có kích thước nhỏ, miệng loe thấp, thân hình cầu, đáy tròn
-
dẹt. Không có hoa văn trang trí.
+ Nồi gốm ở Bàu Tám, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Có 4 loại:
Loại 1: Nồi có thành miệng loe cao, loe cong, cổ thắt, một trong thành
miệng bằng hoặc lõm hình lòng máng, thân hình cầu, đáy tròn hay
chân đế thấp. Trên bản miệng trang trí những đường rạch ngắn song
song, trên vai nồi thường trang trí hoa văn khắc vạch.
Nồi đã xuất hiện trang trí vẽ màu, trên miệng (cả bên trong và bên
ngoài) và trong cổ nồi tô màu đỏ thổ hoàng. Trên nền tô màu thổ
hoàng, bên ngoài rồi từ miệng đến đáy có trang trí các băng hoa văn tô
màu đen ánh chì và khắc vạch xen kẽ nhau. Trong miệng, phần lõm
hình lòng máng trang trí băng tô đen ánh chì và băng khắc vạch chéo
-
nhau. ở phần cổ trang trí như bên ngoài nồi.
Loại 2: Nồi có thành miệng thấp, loe cong, bụng nở, đáy tròn, không
-
có hoa văn trang trí.
Loai 3: Nồi có thành miệng cao, cổ thắt, thân phình rộng, có gờ gãy
góc, đáy tròn nhọn. Từ dưới thành miệng đến cổ trang trí tô màu đen,
ánh chì. Bài trên gờ mổi ở chân trang trí hoa văn thừng. Bài dưới gờ
-
nổi đến đáy không trang trí hoa văn.
Loại 4: nồi có thành miệng thấp, loe cong, thân phình rộng, có gờ gãy
góc, đáy tròn dẹt. Trên gờ gãy góc ở thân nồi có băng trang trí hoa văn
khắc vạch họa tiết chữ S nối nhau và tam giác đệm. Trong họa tiết S tô
màu đen ánh chì và bên ngoài họa tiết S in mép vỏ sò.
+ Nồi minh khí có màu vàng xám, gốm chắc mịn,. Đường kính 3,6 – 4,1
cm. Loại nồi này nhỏ,miệng khum, mép thẳng, đáy tròn bằng, được nặn
bằng tay. Nồi được trang trí văn thừng, in mép vỏ sò, một số cái bề mặt
miết nhẵn không có hoa văn mà có dấu vân tay.
b, Bình gốm:
Tưng bày ở đây được tìm thấy tại Long Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng ngãi.
Bình có thân hình cầu, cổ vươn cao thắt lại, miệng loe xiên rộng, chân đế
thấp. Trên phần miệng, cổ và thân bình có đường gờ nổi. Bình có hoa văn
trang trí phủ kín bề mặt, hoa văn trang trí là chữ S đơn hay kép nối với nhau
thành từng băng, ngoài ra còn họa tiết khắc vạch hình tam giác song hành tạo
thành những băng ngang, hoa văn hình chữ nhật hoặc hình xương cá... Các
loại bình đều có dáng tương tự như nhau tuy nhiên có hai nhóm khác nhau là
dáng cao và dáng thấp.
c, Bát chân cao:
Tìm thấy ở Bàu Tràm và Bình Châu.
Ở Bàu Tràm bát có dáng khum, miệng rộng, lòng sâu, thành miệng
mỏng, bóp vào, chân đế cao, dáng choãi, thường có một băng hoa văn khắc
vạch trang trí ở chân đế.
Ở Bình Châu bát có dáng khum, miệng loe rộng, sâu lòng, bản miệng
rộng vát từ trong ra ngoài, bên ngoài thành miệng có gờ nổi. Bát có chân đế
cao, dáng choãi. Hoa văn trang trí đều có 3 băng hoa văn trang trí tô maud
đen ánh chì giống nhau. Một băng trang trí trên bảng thành miệng và một
băng trang trí dưới chân đế..
d, Đèn gốm Sa Huỳnh:
Có màu vàng xám tô thổ hoàng đỏ, được tô trong lòng và bên ngoài, xương
gốm thô chắc.
Hoa văn trang trí: ở chân đế có hai lỗ khoan tròn nhỏ đối diện, hoặc 2
đến 4 lỗ vuông có hoa văn chữ V như ở thân. Mặt trên đèn có hoa văn khắc
vạch song song, có 4 đến 13 nhóm, mỗi nhóm kiểu 2 đến 4 vạch, đối xứng
nhau từng đôi một. Giữa các đường song song có văn trám đầu que chạy xiên
thuộc mưa rào, giữa các đường cong là các vạch tạo hình tam giác. Vàn ngoài
miệng có hai hàng văn. Đầu que tròn. Mặt dưới vành ngoài có từng nhóm 3
đứng vạch song song ngắn,hoa văn chữ V, trang trí đối xứng, thân phân biệt
với đường miệng bởi hai đường vạch chay song song quanh thân. Thân trang
trí hoa văn hình chữ nhật lồng vào nhau.
e, Chum mai táng:
-
+ Chum mai táng tìm thấy ở khu vưc Long Thạnh, thuộc huyện Đức
Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, có thân hình trứng, vai nở, miệng loe, thành
miệng thấp đáy chum tròn hơi nhọn. Từ phần vai đến đáy chum có
trang trí hoa văn thừng hay chỉa. Chum có kích thước lớn, có nắp đậy
hình lồng bàn úp, nắp đậy có núm cầm nhỏ, thấp ở giữa, đều có hoa
văn trang trí, hoa văn khắc vạch kết hợp với ra mép vỏ sò và tô màu
đen ánh chì phủ kín bề mặt, nắp đậy có kích thước lớn. Chum có niên
-
đại cách ngày nay khoảng 3000 năm.
+ Chum mai táng tìm thấy ở An Bang, Hội An, tỉnh Quảng Nam, có
dáng thẳng, miệng loe, có nắp đậy, hình nón cụt hay hơi bằng, hoa văn
khắc vạch, có màu đỏ thổ hoàng. Chum được xác định có niên đại cách
-
ngày nay khoảng 2000 năm.
+ Chum mai táng ở Tam Mĩ, Núi Thành, Quảng Nam, có nắp đậy hình
nón cụt, nắp đậy thường có băng hoa văn khắc vạch trang trí bên dưới
vành miệng hay ở gần đáy, băng hoa văn này thường được khắc vạch
họa tiết hình chữ V, hình thoi, hình hồi văn, hình chữ nhật... Bên trong
họa tiết khắc vạch có trang trí những nét rạch ngắn song song và bên
ngoài họa tiết khắc vạch tô maud đỏ hay đen ánh chì, có niên đại cách
ngày nay khoảng 2000 năm.
+ Chum mai táng tìm thấy ở di chỉ Mả Vôi thuộc Duy Xuyên Quảng
Nam, có hình trứng, miệng loe, cổ thắt vào,hoa văn trang trí kẻ vạch
xiên ấn bằng đầu que,. Cổ không trang trí, dùng tay miết nhẵn, màu
thổ hoàng, có niên đại cách ngày nay khoảng 2000 năm.
3. Các loại hiện vật đồ trang sức:
Đạt được tính thẩm mĩ cao của cư dân Sa Huỳnh.
-
Hạt chuỗi là đồ trang sức có nhều ở các di tích, chúng có nhiều loại
-
hình với những nguyên liệu khác nhau: Đá quý, thủy tinh...
Khuyên taiđược chế tác bằng các loại đá quý hay thủy tinh gồm các
loại: khuyên tai vành khăn dẹt hở, khuyên tai bốn mấu nhọn, khuyên
tai ba mấu, khuên tai hai đầu thú, vòng và mảnh vòng.
Có thể nói trên lĩnh vực tạo dáng và sử dụng chất liệu đồ trang sức các
khuyên tai ba mấu bằng đá quý, thủy tinh, khuyên tai bốn mấu, khuyên
tai hai đầu thú, các hạt chuỗi là những đồ trang sức đạt tính thẩm mỹ
cao của cư dân Sa Huỳnh
4. Đồ kim khí
Đồ dùng bằng kim loại dược trưng bày ở đây gồm có công cụ, vũ khí bằng sắt
như dao găm cán tượng voi tìm thấy ở Đại Lãnh, và Tam Mĩ, huyện Núi
Thành, Quảng Nam, dao găm và giáo hình lá lứa rất giống những hiện vật
đồng thau của văn hóa Đông Sơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể những
hiện vật đồng thau này có thể do cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã trao đổi hay
giao lưu trực tiếp với cư dân văn hóa Đông Sơn. Ngoài ra còn có các hiện vật
bằng kim loai khác như nhạc đồng ở Sa Huỳnh, gốm có đinh sắt ở Phù Lu.
Thông qua những di vật được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử quốc gia về văn
hóa Sa Huỳnh ta nhận biết được một số đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh như
sau:
a.
Về công cụ sản xuất:
Công cụ sản xuất của cư dân văn hóa Sa Huỳnh giai đoạn sơ kỳ chủ
yếu là các loại rìu, cuốc bằng đá. Trong đó tiêu biểu nhất là loại rìu,
cuốc có vai xuôi, và loại rìu, cuốc đốc thu hẹp lưỡi xòe rộng, những
loại công cụ này còn tồn tai đến trung kỳ.
Ở giai đoạn trung kỳ, ngoài những loại công cụ sản xuất kế thừa từ giai
đoạn sơ kì, cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã có kỹ nghệ luyện kim đồng thau
và sắt, công cụ sản xuất bằng đồng thau đã xuất hiện, chúng dần dần thay
thế công cụ sản xuât bằng đá.
ở giai đoạn hậu kỳ, công cụ sản xuất của cư dân văn hóa Sa Huỳnh rất
phát triển và chủ yếu là công cụ bằng sắt.
Như vậy, công cụ sản xuất của cư dân văn hóa Sa Huỳnh từ giai đoạn so
kỳ đến giai doạn hậu kỳ là những công cụ sản xuất của cư dân nông
nghiệp trồng lúa nước mà trong đó tiêu biểu nhất là các loại rìu và cuốc.
Hai loại công cụ này có dáng hình ổn định rừ đá sang sắt. Điều này đã
khẳng định nét đặc trưng riêng về công cụ sản xuất của cư dân văn hóa Sa
Huỳnh – một cư dân nông nghiệp trồng lúa ven biển Nam Trung Bộ nước
ta vào thời tiền sử và sơ sử.
b.
Về đồ trang sức:
Có thể nói cư dân văn hóa Sa Huỳnh có truyền thống ưa chuộng
đồ trang sức và đồ trang sức của họ rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên
trong mỗi giai đoạn phát triển họ đã chế tạo và trang điểm những loại
đồ trang sức riêng.
Ở giai đoạn sơ kỳ dồ trang sức của họ chủ yếu là vòng tay và đồ
trang sức bằng đá. Trong đó tiêu biểu nhất là vòng tay có 4 màu và hạt
chuỗi hình đốt trúc.
Ở giai đoạn trung kỳ, đồ trang sức của họ chủ yếu là khuyên tai.
Khuyen tai gồm hai loại: khuyên tai hình vành khăn có khe hở bằng đá
và khuyên tai hình đỉa bằng đất nung.
Ở giai đoạn hậu kì, đồ trang sức của cư dân văn hóa Sa Huỳnh
rất phát triển. Chúng ta đã gặp các loại hạt chuỗi, vòng tay, khuyên tai,
nhẫn bằng đá thủy tinh... Trong đó tiêu biểu nhất là khuyên tai ba màu
nhọn và khuyên tai hai đầu thú. Nhìn chung các loại đồ trang sức giai
đoạn hậu kì kế thừa từ các loại trang sức của các giai đoạn trước. Riêng
loại khuyên tai hai đầu thú chúng là một trong những đặc trưng về đồ
trang sức, đặc trưng văn hóa của cư dân Sa Huỳnh thời đại sắt.
c.
Đồ gốm:
Có thể nói hiện vật gốm được phát hiện và tìm thấy nhiều nhất ở
văn hóa sa Huỳnh, đồ gốm văn hóa Sa Huỳnh rất phong phú và đa dạng về
mặt loại hình cũng như là hoa văn trang trí, đặc biệt là gốm tùy táng trong
các mộ chum. Chúng t có thể nhận thấy nét đặc trưng tiêu biểu về mặt loại
hình là sự phổ biến các loại nồi, bình, có gờ gãy góc trên thân hay trên vai
và loại bát sâu lòng có chân đế cao. Chúng ta cũng nhận biết thủ pháp
trang trí gốm của cư dân văn hóa Sa Huỳnh là khắc vạch với nhiều họa tết,
kết hợp với in mép vỏ sò (hay in dấu thừng) và tô màu (màu đỏ hay màu
đen ánh chì) thành các băng ngang trên gốm. Những loại hình và hoa văn
trang trí đặc trưng này đã tồn tại từ giai đoạn Sa Huỳnh sơ kỳ đến giai
đoạn Sa Huỳnh hậu kỳ. Tuy nhiên, đồ gốm trong các di tích thuộc giai
đoạn sớm được tạo dáng mềm mại, thanh thoát. Gốm có hoa văn trang trí
rất phong phú, gồm nhiều họa tiết đường cong uốn lượn mềm mại. Hoa
văn in mép vỏ sò và tô màu đen rất phổ biến. Ngược lại, đồ gốm trong các
di tích thuộc giai đoạn muộn được tạo dáng cứng hơn và góc cạnh hơn. Ở
giai đoạn này đã xuất hiện loại hiện vật mới như “Đèn Sa Huỳnh”. Hoa
văn trang trí trên gốm giai đoạn này đơn điệu hơn, cứng hơn các giai đoạn
trước. Hoa văn trang trí chủ yếu là các hình học hay đường gãy khúc. Hoa
văn in mép vỏ sò và tô màu đen ánh chì cũng ít phổ biến hơn mà thay vào
đó là màu đỏ thổ hoàng.
Như vậy, trong quá trình phát triển, đồ gốm văn hóa Sa Huỳnh đã
đóng vai trò quan trọng, thể hiện trình độ nhận thức cao của người cổ Sa
Huỳnh, họ đã tiếp thu và biến đôi nhuần nhị các yếu tố văn hóa từ bên
ngoài đề phát triển mạnh mẽ các yếu tố nội sinh bên trong. Đồng thời
trong các phương thức sống, bên cạnh nền tảng sản xuất nông nghiệp và
kinh tế chài lưới, người cổ Sa Huỳnh đã dần thiết lập được những trung
tâm sản xuất thủ công mà điển hình là những trung tâm sản xuất đồ gốm,
đồ sắt và đồ trang sức. Đó chính là những tiền đề cho sựu phát triển giao
lưu buôn bán để tiến tới sự ra đời của các cảng thị.
Những tài liệu hiện vật và những sưu tập về văn hóa Sa Huỳnh
tại Bảo tàng lịch sử quốc gia là những kết quả của cuộc khai quật khảo cổ
được tích lũy hơn một thế kỉ qua kể từ khi người Pháp phát hiện ra văn hóa Sa
Huỳnh và cho đến thời kì nước ta tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Những
hiện vật trong phòng trưng bày văn hóa Sa Huỳnh này có giá trị rất lớn về lịch
sử, văn hóa, nghệ thuật... Nó là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong
trưng bày về văn hóa khảo cổ ở Bảo tàng lịch sử quốc gia nhằm giới thiệu cho
khách tham quan trong và ngoài nước, các nhà nghiên cứu khoa học hiểu
được một phần nào về lịch sừ cổ xưa của nước ta thời tiền sử, và xác minh
cho lịch sử của dân tộc về lịch sử phát triển, về văn hóa vật chất và tinh thần
của người Việt trong thời kì tiền sử.
Giá trị của nền văn hóa Sa Huỳnh
Giá trị lịch sử:
Kể từ khi phát hiện ra văn hóa Sa Huỳnh đến nay các nhà nghiên cứu
đã tiến hành khai quật và phát hiện những di tích có liên quan đến Sa Huỳnh
để chứng minh tính bản địa và sự phát triển của văn hoa Sa Huỳnh qua các tài
liệu, hiện vật được khai quật và thu thập đem đến cho người xem, người
nghiên cứu những thông tin cực ký có giá trị.
Qua các phát hiện về khảo cổ học, dựa trên các tài liệu hiện vật gốc,
giới khoa học đã hiểu được sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa Sa Huỳnh bởi
địa bàn phân bố của nó, không chỉ địa bản phân bố của di tích văn hóa Sa
Huỳnh được mở rộng từ miền núi xuống đồng bằng ven biển mà nó còn lan
tỏa mạnh mẽ ra ngoài biển đông như ở các đảo Trường Sa, Phú Quốc, Phủ
Chu. Ta còn hiểu được một phần nào về tập tục sinh hoạt, những quan niệm,
trình độ phát triển xã hội của cư dân Sa Huỳnh.
Có thể nói rằng bộ sưu tập văn hóa Sa Huỳnh tại Bảo tàng lịch sử quốc
gia là những hiện vật chứa đựng những giá trị lịch sử quan trọng đây là những
hiện vật có giá trị cao về mặt lịch sử, cũng như một cuốn sử “sống” viết về vă
hóa Sa Huỳnh. Đó là những hiện vật để chứng minh tính phát triển liên tục
của nền văn hóa và đồng thời cũng khẳng định tính bản địa của nền văn hóa
Sa Huỳnh đã tồn tại và phát triển trên đất nước ta trong thời đại kim khí cách
ngày nay khoảng 3000 năm.
Giá trị văn hóa:
Những hiện vật được trưng bày tại bảo tàng là hiện vật gốc của văn hóa
Sa Huỳnh, nó có giá trị và ý nghĩa cho việc nghiên cứu về văn hóa Sa
Huỳnh.Tồn tại như một chỉnh thể văn hóa, Sa Huỳnh đã để lại dấu ấn của
mình ngay từ giai đoạn sớm trong các văn hóa thời đại kim khí ở hải đảo
Đông Nam Á, đặc biệt là Philipin, Đài Loan, Hương Cảng... mà hiện vật Sa
Huỳnh tiêu biểu như khuyên tai hai đầu thú và khuyên tai có mấu đã từng
được phát hiện ở các nơi trên.
Đặc trưng của những di vật này đã cung cấp những nhận thức cụ thể
nhiều mặt về những giai đoạn hội tụ những dòng chảy để hình thành Sa
Huỳnh đỉnh cao. Các cư dân Sa Huỳnh không những phân bố dọc
duyên hải miền Trung mà còn phân bố ở các vùng trung du, hải đảo đến
tận Phú Quốc. Sự phân bố khác nhau này đã tạo trong văn hoa Sa
Huỳnh một sự đa sắc van hóa trong khối nền chung. Săc thái văn hóa
núi đã dần hiện lên như những nét độc đáo của văn hóa Sa Huỳnh bên
cạnh các sắc thái văn hóa biển truyền thống.
Các di tích được phát hiện trước kia chỉ bao gồm các khu mộ
táng, thực ra ở phần lớn các di tích đã biết thường có khu cư trú liền kề,
những do hạn chế về nhận thức và phương pháp của một số người
nghiên cứu trước nên chỉ ghi nhận có hiện tượng mộ táng, hàng loạt các
di tích có các khu cư trú dày đã được phát hiện sau giải phóng miền
Nam. Khu cư trú gồm các khu mộ, thỉnh thoảng có các khu mộ muộn
chôn ngay phía trên các khu cư trú thuộc giai đoạn sơm hơn. Tuy nhiên
phát hiện về các khu mộ vẫn chiếm số lượng đáng kể trong các địa
điểm giai đoạn này.
Đặc trưng chung của hiện vật chính trong các mộ táng cho thấy
rõ kỹ thuật nông nghiệp dùng cuốc, rìu đá của giai đoạn Long Thạnh và
Bình Châu đã được thay thế cơ bản bằng các công cụ sắt như cuốc,
thuổng, liềm, dao, hiện vật đồng trong giai đoạn hưng thịnh này ít được
sử dụng để làm công cụ mà được dùng để làm trang sức và vũ khí như
vàng nhạc, rìu, giáo. Đáng chú ý là đồ sắt không chỉ được sử dụng làm
công cụ mà dùng làm vũ khí như kiếm, giáo... đồ trang sức phát triển
hoàn mỹ, nhiều loại với chất liệu đá quý hiếm như đá ngọc, mã não...đồ
thủy tinh đã ra đời và chiếm vị trí quan trọng trong kỹ nghệ lam đồ
trang sức như khuyên tai ba màu, hoạt chuỗi...
Thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh có mỗi giao lưu mạnh mẽ với các văn
hóa đương đại ở Việt Nam và Đông Nam Á. Sự tiếp biến văn hóa mạnh
mẽ rực rỡ trong khu vực kế cận như Đông Sơn, Dốc Chùa... rõ ràng
trong mỗi quan hệ qua lại nhiều chiều của văn hóa Sa Huỳnh bóng
dáng của văn hóa Đông Sơn để lại đậm đà nhất, ngược lại Sa Huỳnh
cũng để lại trong văn hóa Đông Sơn những nét đặc trưng nhất như
khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai thủy tinh ba mấu nhọn kiểu Sa
Huỳnh cũng gặp ở làng Vạc.
Giá trị nghệ thuật:
Với những hiện vật mang tính thẩm mĩ cao, trình độ mĩ thuật cao
và tinh tế cho thấy cảm nhận nghệ thuật của cư dân văn hóa Sa Huỳnh
có nhiều nét độc đáo,chúng ta nhận ra phong cách của các cư dân nông
nghiệp cổ đại Sa Huỳnh qua cách diễn đạt của họ trên trang trí hoa văn
đồ gốm và đồ trang sức, đó là sự chắt lọc những nét đẹp tự nhiên để
đưa vào sáng tạo nghệ thuật. Nó toát lên cho chúng ta thấy những sắc
thái tâm lý riêng của cư dân Sa Huỳnh, họ là những người ưa chuộng
màu sắc của tụ nhiên: màu vàng, trắng, đỏ của đồ gốm, màu xanh của
nước biển của thủy tinh và đồ trang sức, màu đen ánh chì của hoa văn
gốm... tất cả hội tụ lại, toát lên một cuộc sống nội tâm của người Sa
Huỳnh tươi mát, giản dị và yêu tự nhiên.
Kết luận
Trên đất nước ta vào thời đại kim khí có 3 văn hóa song song tồn tai và
phát triển rực rỡ bên nhau, đó là văn hóa Đông Sơn, văn hóa Dốc chùa và
văn hóa Sa Huỳnh. Ba văn hóa này được nảy sinh từ những nền tảng
chung của các văn hóa thời đá mới trong khu vực, chung có con đường
phát triển riêng độc lập. Song trong quá trình phát triển của mình từ sơ kỳ
thời đại đồng thau đến sơ kỳ thời đại sắt, ba văn hóa này không chỉ có mối
liên hệ, giao lưu , trao đổi nhiều chiều với nhau mà chúng còn có mỗi liên
hệ, giao lưu, trao đổi với các thời đại kim khí khác ở Việt Nam và Đông
Nam Á. Trong quá trình đó, cả ba văn hóa đều tiếp nhận nhiều yếu tố văn
hóa ngoại sinh và bản địa hóa các yếu tố văn hóa này làm phong phú di
sản văn hóa của mình, đồng thời cả ba văn hóa trên đều đã phát triển đến
đỉnh cao của sự rực rỡ vào đầu thời đại sắt và lan tỏa ảnh hưởng của mình
ra toàn vùng Đông Nam Á sự dịch chuyển” các mối quan hệ, giao lưu văn
hóa Bắc – Nam. Do vậy, bộ sưu tập về văn hóa Sa Huỳnh ở Bảo tàng lịch
sử quốc gia là cần thiết, bởi vì việc trưng bày nhằm giới thiệu cho các nhà
nhiên cứu, khách tham quan trong và ngoài nước được trực tiếp tiếp xúc
với những hiện vật gốc được trưng bày để hiểu rõ hơn tính bản địa của
văn hóa Sa Huỳnh và khẳng định rằng văn hóa Sa Huỳnh đã phát triển rực
rỡ trên đất nước ta trong thời đại kim khí. Việc nghiên cứu là tìm hiểu về
sưu tập văn hóa Sa Huỳnh được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử quốc gia là
góp phần tìm hiểu về cội nguồn lịch sử những di sản văn hoa truyền thống
của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước.
Một số hình ảnh chụp hiện vật trong bộ sưu tập văn hóa Sa Huỳnh tại
Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Các loại công cụ lao động và vũ khí
Các loại rìu, dục và dọi xe sợi
Các loại hạt chuỗi, vòng tay, khuyên tai
Các loại hạt chuỗi
Mộ chum mai táng thuộc văn hóa Sa Huỳnh
Đèn dính sắt
Đèn tô màu
Bình gốm
Nồi gốm thuộc văn hóa Sa Huỳnh
Mâm gốm
Mâm gốm thuộc văn hóa Sa Huỳnh