Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tìm hiểu di tích chùa đồng kiêng thị trấn đoan hùng huyện đoan hùng tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.51 KB, 34 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
Suốt chặng đường dài phát triển của dân tộc Việt Nam từ buổi đầu sơ
khai đấu tranh chinh phục tự nhiên và cải tạo xã hội cũng như q trình dựng
làng giữ nước, ơng cha ta đã dượng nên một quốc gia độc lập, có nền văn hiến
rực rỡ. Q trình lịch sử đó đã để lại một kho tàng di sản văn hóa vơ cùng
phong phú và có giá trị. Trong đó một bộ phận đã được vật chất hóa, cơ đọng
lại dưới dạng các di tích lịch sử văn hóa, với các đình chùa miếu mạo…Có
thể nói đây là biểu hiện cụ thể nhất , dễ nhận biết nhất về bản sắc văn hóa dân
tộc. Nó đã thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là nhân tố tạo nên vẻ đẹp
và sức mạnh tinh thần của dân tộc.
Di tích lịch sử văn hóa là nơi ghi dấu những cơng sức,tài nghệ,ý đồ của
những thế hệ đi trước. Đó là sự kết tinh tài năng,trí lực sáng tạo để chúng trở
thành những bằng chứng xác thực về đặc điểm văn hóa mỗi dân tộc. Nó là
những trang sử sống có sức thuyết phục lớn đối với mọi thế hệ vì ở đó mang
dấu ấn của lịch sử,hơi thở của thời đại truyền cho muôn đời sau.
Cuộc sống nhiều gian truân,vất vả và khắc nghiệt nhưng với bàn tay và
trí tuệ của cha ông đã vượt lên,tạo dựng lên những giá trị văn hóa đặc sắc cho
dân tộc. Tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hóa là tìm về cội nguồn của dân tộc
để kế thừa và phát huy góp phần làm đẹp truyền thống văn hóa và những di
tích ấy sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu,tìm hiểu,
phân tích từng lớp văn hóa chứa đựng trong dó phần náo hiểu rõ hơn về cội
nguồn văn hóa dân tộc để giữ gìn, bảo tồn những tinh hoa văn hóa, truyền
thống đạo đức,thuần phong mỹ tục và lấy nó làm nền tảng xây dựng nền văn
hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.


Cũng như mọi di tích khác, di tích chùa Đồng Kiêng thị trấn Đoan
Hùng - huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ cũng mang trong mình dấu ấn lịch
sử và những giá trị đó.Đền Mẫu là nơi gắn liền với đời sống văn hóa,lịng tự


hào dân tộc của người dân Đoan Hùng. Hiện nay chúng ta đang được sống
trong thời hiện đại của khoa học kĩ thuật,sự phát triển mạnh mẽ của đời sống
kinh tế,văn hóa.Nhưng khơng thể qn đi quá khứ mà phải luân hướng về cội
nguồn dân tộc,di tích lịch sử văn hóa-nơi ghi lại dấu ấn lịch sử.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này, là sinh
viên năm thứ 3 chuyên nghành bảo tàng với niềm say mê nghề nghiệp ,cùng
các kiến thức đã tập hợp được sau 3 năm học và q trình đi thực tế ở một số
di tích,tơi hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn lịch sử-văn hóa của dân
tộc, cùng với nguyện vọng của bản thân, tơi nghĩ rằng mình phải đóng góp
vào sự nghiệp bảo vệ di sản văn hóa q báu đó. Tơi đã mạnh dạn chọn đề
tài :” tìm hiểu di tích chùa Đồng Kiêng ( thị trấn Đoan Hùng-huyện Đoan
Hùng-tỉnh Phú Thọ)”, làm bài tiểu luận chuyên nghành.
Đây là việc làm mới mẻ đối với tơi, vì vậy chắc chắn sẽ khơng tránh
khỏi những sai sót do hạn chế về thời gian thực hiện, đề tài và nhất là hạn hẹp
về kiến thức thực tế của một sinh viên. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân
tình của thầy cơ giáo cùng các bạn sinh viên để bài tiểu luận này được hồn
thiện hơn.
2. Mục đích chọn đề tài
- Phân tích những đặc điểm tiêu biểu của chùa Đồng Kiêng trên cơ sở
đó đánh giá giá trị của ngơi chùa này về các phương diện:giá trị lịch sử,kiến
trúc-nghệ thuật,văn hóa- giáo dục
- Trên cơ sở khảo sát thực tế,đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần bảo
tồn và phát huy cao nhất giá trị của di tích với khả năng hiểu biết của bản thân


- Cung cấp thông tin cho học tập nhiên cứu,nâng cao trí thức,hiểu biết
của mình về các di tích nói chung và chùa Đồng Kiêng nói riêng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu ở đây là chùa Đồng Kiêng – thi trấn Đoan
Hùng – huyện Đoan Hùng- tỉnh Phú Thọ.

- Phạm vi nghiên cứu:nghiên cứu khái qt tồn cảnh di tích chùa Đồng
Kiêng trong khơng gian,thời gian lịch sử, văn hóa, xã hội của thị trấn Đoan
Hùng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã
- Phương pháp phân tích,thống kê,tổng hợp tư liệu
- Phương pháp liên ngành sử học,văn hóa học
5. Bố cục
Tiểu luận ngồi phần mở đầu,kết luận,phục lục,tài liệu tham khảo,có
kết cấu gồm ba chương
Chương 1: Di tích chùa Đồng Kiêng trong q trình lịch sử.
Chương 2: Những giá trị văn hóa của chùa Đồng Kiêng
Chương 3: Giải pháp bảo vệ,tôn tạo,phát huy giá trị di tích chùa
Đồng Kiêng


Chương 1
Di tích chùa Đồng Kiêng trong q trình lịch sử

1.1 Bối cảnh lich sử, địa danh nơi ngôi chùa ra đời
Phật giáo du nhập vào Việt Nam vào khoảng đầu công nguyên, cũng từ
đây các ngôi chùa dần dần mọc lên,cho đến lúc gần như mỗi làng có một ngôi
chùa. Qua gần 2000 năm lịch sử phật giáo Việt Nam,kiến trúc chùa cũng như
phật điện ở bên trong biến đổi cùng với thời gian và không gian. Nhưng dầu
sự biến đổi đó diễn ra thế nào,chúng ta vẫn thấy những nét chung của chùa
Việt Nam.Trải qua hàng nghìn năm lịch, các ngơi chùa hầu như khơng cịn
tồn tại, nhưng cứ ngơi chùa này mất đi thì ngơi chùa khác lại mọc lên, vì thế
chùa Việt Nam ln tồn tại cùng thời gian và ngày càng phát triển.
Hòa vào dòng thời gian ấy,chùa Đồng Kiêng (thị trấn Đoan Hùng-Đoan
Hùng- Phú Thọ) cũng được dựng lên để thờ cúng đức phật và lưu giữ những

giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Cũng như các vùng đất khác, Đoan
Hùng là mảnh đất có truyền thống văn hóa phát triển lâu dài. Nơi đây cịn ghi
dấu những chiến cơng hiển hách trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân
tộc tiêu biểu nhất trong số đó là chiến thắng sơng Lơ.
Cách đây 60 năm dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Sông Lô lịch sử. Thực
hiện Chỉ thị "Tiêu thổ kháng chiến", "vườn không nhà trống", Đảng bộ và
nhân dân Đoan Hùng đã tổ chức cất dấu, tích trữ lương thực, thực phẩm
chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để đánh đuổi thực dân xâm lược. Huyện
Đoan Hùng đã huy động tối đa nhân lực, vật lực cho mặt trận Sông Lô. Được
sự phối hợp giúp đỡ của các xã: Chí Đám, Hữu Đơ, Đại Nghĩa, Phú Thứ, Sóc
Đăng... bộ đội chủ lực và dân quân du kích gấp rút xây dựng trận địa phục


kích, trận địa nghi binh trên hai bờ sơng Lơ chuẩn bị lực lượng sẵn sàng đánh
địch. Ngày 24-10-1947, đoàn tàu địch gồm 5 chiếc được 6 máy bay yểm trợ
từ Tuyên Quang theo sông Lô đi ứng cứu cho tàu chở quân từ Hà Nội lên
đang bị ta chặn đánh ở Khoan Bộ (Lập Thạch). Khi đến Chí Đám chúng lọt
vào vịng phục kích của ta. Pháo binh và bộ đội chủ lực cùng dân quân du
kích được lệnh nổ súng. Sau gần 6 giờ chiến đấu, pháo binh của ta đã bắn
chìm 2 tàu chiến, bắn cháy 3 tàu và tiêu diệt 350 tên địch. Các chiến sĩ pháo
binh Việt Nam đã biến sông Lô thành "mồ chôn các thuỷ đội Pháp". Sau 75
ngày đêm chiến đấu, quân và dân ta trên mặt trận sông Lô đã thực hiện xuất
sắc lời kêu gọi của Bác Hồ bắn chìm 10 tàu chiến và ca nô, 1 thuỷ phi cơ, tiêu
diệt 1.000 quân tinh nhuệ bẻ gãy gọng kìm hướng tây của địch. Chiến thắng
Sông Lô đã đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta sang
một giai đoạn mới. Chiến thắng lịch sử này đánh dấu sự hình thành và phát
triển của nghệ thuật quân sự trong việc tổ chức xây dựng và chuyển hóa thế
trận chiến tranh nhân dân. Ghi nhận những cống hiến, hy sinh to lớn của nhân
dân toàn huyện, Đảng bộ và nhân dân huyện Đoan Hùng đã được Nhà nước

phong tặng danh hiệu " Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
Khơng chỉ có truyền thống chống giặc ngoại xâm, người dân Đoan
Hùng còn cần cù lao động, chịu thương chịu khó, truyền thống nhân văn sâu
sắc. Tồn thể nhân dân đã cùng nhau đóng góp cơng của để xây dựng những
cơng trình văn hóa tiêu biểu như đình, chùa để phục vụ đời sống tâm linh của
nhân dân trong làng.
1.2Vị trí địa lý của di tích chùa Đồng Kiêng
Xây chùa bao giờ cũng là việc trọng đại của người dân làng quê Việt
nam. Trước tiên là phải chọn đất xây chùa. Việc chọn đất thường bị chi phối
bởi nhiều quan niệm phong thủy, cho rằng vị trí của chỗ ở, thế đất ,có một
ảnh hưởn to lớn đối với con người sống trên đó. Quan niện đó đã được biểu


hiện trong một âu thơ của nhà sư Không Lộ (thời Lý) : “tuyển đắc long xà địa
khả cư”,nghĩa là “chọn được thế đất rồng rắn, có thế ở yên”.Các ngôi chùa đa
số là thuộc về cộng đồng làng xã. Việc chọn đất xây chùa thường bị chi phối
bởi quan niệm phong thủy "Xây dựng chùa, phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ
tốt. Đất tốt là nơi bên trái trống khơng, hoặc có sơng ngịi, ao hồ ơm bọc. Núi
hổ (hay tay hổ) ở bên phải phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại, hoặc có hình
hoa sen, tràng phướn, long báu hoặc có hình rồng ,phượng,quy,xà chầu bái.
Đó là đất dương cơ ái hổ (nền dương có tay hổ) vậy. Nước thì nên chảy quanh
sang trái. Nếu đảo ky, thì mạch nước lại vào ở phía trước. Trước mặt có minh
đường hay khơng có đều được cả. Phía sau khơng nên có núi áp kề, thế là đất
tốt. Nếu được như vậy mới có thể hưng hiển được đạo pháp, người trụ trì nảy
sinh trí tuệ, người thí chủ có cơnhg đức lớn, phúc ấm đến con cháu. Nếu
khơng làm như thế thì về sau tất mau chóng đổ nát,khơng có cơng đức gì.
Chùa Đồng Kiêng hiện nay nằm trên dốc số 6, thị trấn Đoan Hùng,
huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Đoan Hùng là một huyện đồi núi trung du,
nằm tại ngã ba ranh giới giữa tỉnh Phú Thọ với hai tỉnh Yên Bái và Tuyên
Quang. Huyện Đoan Hùng có ranh giới phía đơng nam giáp huyện Phù Ninh

phía Nam giáp huyện Thanh Ba, phía Tây Nam và phía Tây giáp huyện Hạ
Hịa, đều là các huyện của tỉnh Phú Thọ. Phía Tây Bắc, Đoan Hùng giáp
huyện Yên Bình của tỉnh n Bái. Phía Bắc và phía Đơng, huyện Đoan Hùng
giáp các huyện của tỉnh Tuyên Quang, kể từ Bắc sang Đông lần lượt là các
huyện: Yên Sơn (phía Bắc) và Sơn Dương (phía Đơng). Trên phần phía Đơng
Bắc huyện có đoạn cuối của sơng Chảy (phần hạ du thủy điện Thác Bà), đổ
nước vào sông Lô ngay tại đây. Men theo phần lớn ranh giới với huyện Sơn
Dương - Tun Quang, là dịng sơng Lơ, một con sông lớn của hệ thống sông
Hồng, nhưng ngã ba sông Chảy - sơng Lơ lại nằm sâu trong lịng huyện. Diện
tích tự nhiên của huyện Đoan Hùng là 302,4 km².


Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở 01 tháng 4 năm
2009,dân số của Đoan Hùng là 103.413 người.
Chùa Đồng Kiêng được tọa lạc trên một vùng đất đẹp,nằm trọn vẹn
trên gò Bàn Cờ, ở thế sơn thủy hữu tình. Phía trước đền là dịng sơng Lô uốn
lượn, xung quanh xưa kia là đất Phủ Đoan làng mạc trù phú. Đứng từ đây ta
có thể nhìn thấy những cánh đồng bãi mía nương ngơ tươi tốt.Nơi đay có vị
trí cao hơn hẳn so với khu vực xung quanh,nhờ đó tạo nên một vẻ đẹp uy nghi
cổ kính.
1.3

Sự tồn tại của chùa Đồng Kiêng trong lịch sử

Trong lúc văn hóa Hán thâm nhập bằng bạo lực, thì từ đầu Công
nguyên cùng với sự giao lưu kinh tế với Ấn Độ, nhân dân ta tiếp nhận sự
thâm nhập của hịa bình của đạo Phật, lấy Phật giáo làm ngọn cờ và vũ khí
đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng...Chùa Tháp là kiến trúc Phật giáo, song
Phật giáo ngay từ khi du nhập vào ta trong hoàn cảnh đất nước bị ngoại xâm
đô hộ, đã gắn liền với làng xóm, nên Chùa cũng mang tính dân gian của người

lao động. Ngay trong giai đoạn thịnh hành nhất ở thời Lý, bên cạnh đại danh
Lam diễu hành cung đã không ngăn cấm người bình dân, đã có những tiểu
danh Lam, những am và Chùa làng. Chùa làng từ cuối thời Trần ngày càng
phát triển, là một cụm trong tổng thể xóm làng, của dân làng, và cả khi có sự
bảo trợ của q tộc vẫn là trung tâm văn hóa của địa phương.
Người Việt Nam có câu tục ngữ “ Đất vua chùa làng” Điều này có
nghĩa là ở Việt Nam, cũng như ở nhiều nước phương đông, trong thời gian
trung đại, toàn bộ đất đai trong cả nước thuộc quyền sở hữu của nhà vua, cịn
ngơi chùa là thuộc về cộng đồng làng xã. Chùa Việt Nam là nơi thờ Phật và
trong nhiều trường hợp nó cịn là nơi thờ thần. Có nhiều ngơi chùa lớn do nhà
nước bỏ tiền xây dựng, nhưng tuyệt đại đa số vẫn là những ngôi chùa làng


Mỗi di tích ra đời dù sớm hay muộn đều phản ánh tư duy nghệ thuật
cũng như tiinhf hình kinh tế, văn hóa,xã hội của một thời kì nhất định, đặc
biệt là vai trò của sinh hoạt cộng đồng làng xã trong đời sống mỗi con người
gắn với các hình thái tơn giáo tín ngưỡng. Do vậy việc tìm hiểu niên đại khởi
dựng của mõi di tích là vơ cùng cần thiết và là mối quan tâm của nhiều nhà
khoa học. Di tích chùa Đồng Kiêng là một di tích cổ. Khơng ai biết di tích
này tồn tại từ bao giờ, chỉ thấy người dân kể rằng chùa Đồng Kiêng có từ rất
lâu đời, cách đây hàng trăm năm. Trải qua q trình lịch sử lâu dài ngơi chùa
này đã bị phá hủy chỉ cịn lại nền móng sót lại đến bây giờ. Người dân đã có ý
định lưu giữ lại ngôi chùa này nên vào năm 1996 họ đã quyết định xây dựng
lại ở một vị trí khác để thuận tiện cho việc bảo vệ và giữ gìn nó.
Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm được khởi nguồn từ thời
Hùng Vương đã luôn đượ dân làng phát huy trong việc tham gia tích cực
kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc.Truyền thống đó ln được hun
đúc qua mỗi thời kỳ lịch sử.Người dân cho rằng, lòng từ bi của đức phật đã
cứu vớt chúng sinh qua cơn hoạn nạn nước mất nhà tan, đã che chở cho
những người cán bộ, những người con của làng.

Hiện nay chùa Đồng Kiêng có kết cấu khá đơn giản,được thiết kế theo
lối chữ Đinh. Bên cạnh có đền thờ mẫu,tạo nên dáng vẻ thâm nghiêm mà khó
di tích nào trong vùng có được. Hàng ngày đông đảo nhân dân trong vùng và
du khách thập phương vẫn thường đến sinh hoạt văn hóa tâm linh tại chùa.
Theo truyền thuyết chốn linh thiêng này các vị thần đã linh ứng phù hộ độ trì
cho người dân được bình an, hạnh phúc,học hành đỗ đạt.trong suốt quá trình
tồn tại chùa chùa là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng chung của làng.


Chương 2
Những giá trị văn hóa của chùa Đồng Kiêng

2.1 Giá trị về kiến trúc nghệ thuật
2.1.1 Môi trường cảnh quan di tích
Trong kiến trúc cổ dân gan Việt Nam, kinh đô của một triều đại phong
kiến hay chùa chiền nhà phật, lăng mộ của người đã chếthay ngôi nhà dân
gian của những gười đang sống…Cha ông chúng ta đều biết tìm tịi suy nghĩ
lựa trọn vị trí,địa hình để cơng trình kiến trúc dựng lên vừa thỏa mãn nhu cầu
sử dụng của đời sống lại vừa có giá trị thẩm mĩ nhát định tùy theo loại
hình .Chúng ta thấy những ngơi chùa như chùa Thầy, chùa Thiên Mụ…ngồi
cái đẹp bản thân của kiến trúc chùa tháp cịn có vị trí có thể ngắm nhìn phóng
a tầm mắt thấy được non xanh nước biếc, cây cỏ tươi tốt quanh ta. Cùng với
cảnh quan thiên nhiên sẵn có để cơng trình kiến trúc dựa vào và làm đệp mình
lên,đồng thời cũng tô điểm cho bức tranh phong cảnh thêm phần mĩ lệ.
Cũng như các di tích khác, khi nghiên cứu để xây dựng chùa Đồng
Kiêng ,đầu tiên người ta nghiên cứu hướng chùa. Hướng của chùa thậm trí đã
trở thành quy hoạch cho các ngôi nhà trong làng hoặc lam song song theo
hướng chùa hay vng góc. Dân làng kỵ nhất là làm hướng thẳng vào các
góc đao của chùa.
Chùa Đồng Kiêng được xây dựng theo hướng đông nam, đay là hướng

lý tưởng của xứ nhiệt đới gió mùa. Trog nhận thức của người Viẹt hướng
đông nam là hướng đầy sinh khí,hướng của thánh thần. Chùa quay về hướng
đơng nam là để nhận được sinh khí của trời đất.Bên cạnh đó đây cịn là hướng
ấm áp điều hịa, mùa đơng tránh được gió mùa đơng bắc, mùa hè tránh được
gió nóng.


Bên cạnh hướng là vị thế nơi chùa xây dựng. Khu đất dựng chùa bao
giờ cũng là một yếu tố quan trọng được chọn theo thu ýêt phong thủy.
Trong tín ngưỡng truyền thống, chùa phải được xây dựng trên lưng hay
trên trán các con vật thiêng: Long, Ly, Quy, Phượng…chùa khơng nhất
thiết phải xây trên gị , trên đồ nhưng phía sau hoặc hai bên thường cần có
chỗ đất cao để làm “tay ngai” vả mặt trước phải cần có nước. Đó là thế đát
“tụ thủy tụ hội” và đát ngụthuyr nghĩa là “tụ linh tụ phúc” là hội cả những
gì may mắn.
Vị trí của chùa Đồng Kiêng hồn tồn phù hợp với diều kiện trên. Cọ
thể chùa được xây trên mơt thế đất cao dáo, thống đãng, phía trước
ngoảnh mặt ra sơng Lơ. Đây là con sơng đã góp phần làm nên những chiến
công hiển hách chống giặc ngoại xâm của dân tộc, nó đã đi vào lịch sử như
mơt huyền thoại cịn mãi cho thế hệ mai sau. Song điều quan trọng hơn là
dịng sơng lượn lờ uốn khúc đẫ phần nào đáp ứng môt yếu tố quan trọng
của thuyết phong thủy. Đó là dịng chảy “ lưu phúc” từ phải sang trái, từ
dương đến âm.Thuật phong thủy vốn rất coi trọng yếu tố “lưu thủy”, “tụ
thủy”, bởi vậy nhiều dân tộc do không gặp được nhiều thế đất đẹp nên khi
xây song, làm hồ hoặc giếng khơi trước cửa.Bởi nước mang tính âm, pản
chiếu ánh sáng mặt trời mang tính dương, từ đó xác lập mối quan hệ với
nhau. Nắng dọi xuống, nước bốc hơi lên, đó là sự giao hòa âm dương của
tự nhiên trong quan niệm của người phương đơng.
Ngồi ra, xung quanh chùa cịn tương đối thống mát vì nó ở vị rí
ngang chừng của gị bàn cờ, một vị trí khá cao so với khu vực xung quanh.

Phía trước sân đìh cịn trồng nhiều ây dại, hoa sứ là loaị cây thiên mệnh ,
vào mùa lá nó vươn lên tầm cao hút sinh lực của bầu trời để truyền xuống
cho đất và nước làm cho cuộc sồng mn lồi phát triển.


2.1.2 Bố trí và kết cấu kiến trúc
Các Chùa Việt Nam thường được xây dựng bằng các thứ vật liệu quen
thuộc như tre, tranh cho đến gỗ, gạch, ngói... Nhưng người ta thường dành
cho chùa những vật liệu tốt nhất có thể được. Vật liệu cũng như tiền bạc dùng
cho việc xây dựng chùa thường được quyên góp trong mọi tầng lớp dân cư,
gọi là của "công đức". Người ta tin là sẽ được hưởng phúc khi đem cúng vật
liệu hay tiền bạc cho việc xây dựng chùa. Trên những cột gỗ lim không bị
mối mọt, một số chùa khắc rõ tên người đóng góp. Ngồi ra các tên này cũng
được ghi ở các bàn thờ bằng đá hoặc trên các đồ sành, sứ như bát hương, bình
hoa, chân đèn... trong một danh sách dài.
Ngày bắt đầu xây dựng chùa cũng như ngày khánh thành đều là những
thời điểm có ý nghĩa trong đời sống nhân dân làng quê Việt Nam. Thường có
những nghi lễ đặc biệt trong những ngày này.
Chùa Việt Nam thường khơng phải là một cơng trình mà là một quần
thể kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Tùy
theo cách bố trí những ngơi nhà này mà người ta chia thành những kiểu chùa
khác nhau. Tên các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Hán
có dạng gần với mặt bằng kiến trúc chùa.
Kiến trúc chùa có rất nhiều kiẻu khác nhau từ những kiểu đơn giản
như: kiểu chữ Công, chữ Đinh, chữ Tam, đến những kiểu phức tạp như kiểu
nội công ngoại quốc. Chùa Đồng Kiêng được xây theo kiểu chữ Đinh. Đây là
kiểu chùa đơn giản nhất Chùa chữ Đinh có nhà chính điện hay cịn gọi là
thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái
đường hay nhà tiền đường ở phía trước.
Cổng chùa là cơng trình khá đơn giản. Do ở gần nhà dân nên cổng

khơng có điều kiện để xây lớn. Cổng chùa được đặt ở dưới chân đồi, phải đi


một khoảng khá xa mới tơi được chùa.Người dân ở đây đang có kế hoạch tu
sửa lại cổng chùa để tăng thêm vẻ uy nghi cho ngôi chùa này.
Đi hết cổng là tới sân chùa, khoảng sân phía trước rất rộng và thoáng
mát .Trước sân treo lá cờ lớn của nhà phật. Lá cờ ngũ sắc là tượng trưng cho
Ngũ căn Ngũ lực. Ngũ căn gồm có: tín, tấn, niệm, định, huệ. Còn Ngũ lực chỉ
là tăng sức cho ngũ căn thêm lực dụng mạnh mẽ hơn .
Như chúng ta tin vào Tam bảo hay lý nhân quả, nhưng lòng tin của
chúng ta chưa được vững chắc mạnh mẽ, nên cần phải có niềm tin vững chắc
mạnh mẽ hơn, đó là phạm vi của tín lực. Nghĩa là có thêm năng lực thúc đẩy
niềm tin vững mạnh hơn lên. Tấn là tinh tấn, tức siêng năng hành trì về một
pháp mơn nào đó. Như siêng năng niệm Phật chẳng hạn. Mặc dù chúng ta có
siêng năng, nhưng sự siêng năng của chúng ta chưa được mạnh mẽ, nên cần
phải có tấn lực vào, thì sức siêng năng niệm Phật của chúng ta mới được dũng
tiến hơn. Nhờ sức tinh tấn nên chúng ta luôn luôn nhớ đến danh hiệu Phật mà
chun trì khơng gián đoạn. Sự chun chú hằng nhớ, đó là Niệm. Từ niệm
chuyên chú lâu ngày thuần thục, thì Ðịnh lực phát sinh. Khi đã có định, tất
nhiên là có Huệ. Ðó là ý nghĩa đại khái của Ngũ căn và Ngũ lực. Tóm lại,
Năm màu của lá cờ là biểu trưng cho ý nghĩa ngũ căn ngũ lực là như thế.
Ngồi ra, nó cịn biểu trưng cho ý nghĩa tinh thần hòa hợp của Phật giáo. Phật
giáo ln chủ trương hịa bình. Cho nên, nhơn loại khắp năm châu, tuy màu
da chủng tộc có khác nhau, nhưng Phật giáo xem nhau như tình huynh đệ một
nhà. Với tinh thần từ bi, bình đẳng, lục hịa, Phật giáo khơng có phân chia giai
cấp hay phân biệt khác nhau màu da chủng tộc. Vì tất cả đều có chung một
nguồn tuệ giác (Phật tính) như nhau. Vì vậy, nên lá cờ Phật giáo ngoài ý
nghĩa biểu trưng cho giáo lý, nó cịn nói lên tinh thần thích nghi hịa hợp đó.
Qua khu sân lớn ta bắp gặp một cơng trình kiến trúc đồ sộ. Đó là một
tịa tiền đường 5 gian được đặt trên một nền đất cao hơn so với sân chùa là



1m, bước vào Tiền đường ta bắt gặp Xà Ngưỡng ngăn cách khơng gian bên
trong và bên ngồi của tịa Tiền đường. Theo quan niệm của người xưa, khi
vào chùa phải bước qua xà ngưỡng, lúc đó mọi người đều phải cúi đầu, điều
đó thể hiện sự tơn kính đối với đức phật.
Canh giữ cửa chùa là hai vị Hộ pháp dung nhan uy dũng, biểu hiện cho
cái thiện và cái ác, không dùng lời mà vẫn răn dạy chúng sinh giác ngộ. Trong
chùa, tượng các vị Phật và La Hán được xếp theo trật tự tôn nghiêm. Trước mặt
tượng là hương án, nơi đặt bát hương và đặt đồ lễ. Nơi làm lễ bề thế, vuông
vức thể hiện sự giáo hoá nhân gian của các Ngài rộng mở và bao la, khơng bó
hẹp, khơng phân biệt đối xử. Những hàng cột trong chùa lớn tạo cảm giác vững
tâm và tin tưởng cho người đi lễ chùa. Từ hoành phi câu đối, văn bia hay tên
người cung tiến đều được tiền nhân ghi lại rất trân trọng. Thượng lương, địn
nóc được làm rất chắc chắn và đề ghi đục chạm rất cơng phu.
Phía dưới là nền lát gạch có kích thước 40 x 40cm tòa Tiền Đường được
xây dựng trên hệ thống cột gỗ lim các cột được đặt trên những chân tảng kê
bằng đá xanh. Các cột gỗ này có chức năng đỡ tồn bộ lực của bộ mái dồn
xuống. Tiền Đường năm gian bảo lưu kiến trúc đậm đà thời hậu Lê. Cơng trình
khơng vươn theo trục dọc (chiều cao ) mà phát triển theo trục ngang (chiều
rộng ) nên có dáng thấp với mái ngói uốn cong mềm mại. Kiến trúc thực hiện
theo kiểu: bẩy, kẻ, trụ non, câu đầu, đây là kiểu kiến trúc mô phỏng lại kiến
trúc của thế kỷ 17 và 18.tồn bộ tịa tiền đường được nâng đỡ bởi sáu hàng cột.
Cột cái có đường kính mỗi cái là 65cm. Cột con và cột hiên có kích thước bằng
nhau với đường kính 50cm. Khoảng cách giữa cột cái với cột quân là 1,9m,
giữa các cột cái với nhau là 3.8m tạo thành một bộ khung vững chắc.
Năm gian tòa tiền đường gồm sáu bộ vì kết cấu theo kiểu biến thể của
vì giá chiêng. Phía trên cùng là thượng lương, đỡ thượng lương là một đấu
hình thuyền, đỡ đấu hình thuyền là một đấu được trạm trổ mơ phỏng hình con



rồng, đấu hình rồng lại được đặt trên lưng con rường thứ nhất, hai đầu của
con rường thứ nhất vươn hai dầu ra đỡ lấy đơi hồnh thứ nhất.Dưới bụng con
rường thứ nhất là hai đấu nhỏ, hai đấu này nằm trên trên lưng con rường thứ
hai, và cũng giống như con rường thứ nhất, con rường thứ hai vươn hai đầu ra
đỡ lấy đơi hồnh thứ hai, hai con rường thứ hai cũng là hai con rường cuối
cùng, được đặt trên một thân gỗ lớn tỳ lực lên hai cột cái , đó chính là câu đầu
đỡ tồn bộ các con rường.
Nối liền giữa cột cái với đầu của các cột quân là xà nah. Bộ xà nách
kết cấu theo kiểu chồng rường cột chốn. Các con rường được nối vào các cột
cái bằng hệ thống mộng tạo thêm độ chắc chắn cho bộ khung. Trên lưng mỗi
con rường này đều cõng một con hoành. Các con giường đều được chạm
khắc hình rồng. Phần mái nếu khơng tính thượng lương thì mỗi bên gồm 7
hồnh, phía trên năm vng góc với hồnh là bộ rui với tác dụng tạo thành
một mặt phẳng để đỡ ngói lót. Phía trên cùng là lớp ngói lợp của di tích. Tồn
bộ ngói lợp của di tích là loại ngói mũi.
Thượng điện gồm ba gian, đây là nơi bài trí tượng chính trong chùa.
Ngồi ra đay còn là nơi đặt kệ sách gồm những bài kinh và sách nhà phật. Hệ
thống vì kèo ở đây cũng có kết cấu giống hệt như ở tiền đường. Tuy nhiên
kích thước các bộ ở đây thì nhỏ hôn ở tiền đường.
Liên kết hiên theo kiểu kẻ hiên. Đây là một kết cấu đơn giản, và được
trang trí hình rồng.
2.1.3 Trang trí kiến trúc
Chùa khơng chỉ là nơi thờ phật , nơi hội tụ văn hóa cả thơn xóm mà cịn
là nơi chứa đựng ước mơ khát vọng của con người về sự sinh sôi nảy nở, hạnh
phúc ấm no. Những ý tưởng dộc đáo ấy dượ thổi hồn vào các mảng chạm
khắc , đường cong nét uốn của nghệ thuạt tạo hình. Dường như những tinh


túy nhất của sự khôn khéo, sáng tạo ngươi nghệ nhân mỗi thời đại đã gửi cái

hồn thánh thiện vào những đề tài trang trí kiến trúc làm bừng sáng lên vẻ đẹp
tươi tắn đầy sức sống cho di tích.
Phần ngoại thất
Các bậc tiền nhân xưa xây chùa ln có tứ linh đắp vẽ, trấn giữ các
mảng tường, trụ cột từ hông chùa cột hiên, thương điện. Các đỉnh cột đắp
Phượng vũ (Phượng múa) từ mỏ đến đi, hình dáng rất uyển chuyển. Ngói
mũi được lợp xếp rất cơng phu, phần góc nhọn được gọi là "các" (đầu đao)
được phơ diễn rất khéo, không sắc nhọn. Mảng mái, nơi be bờ thường được
đắp đậy rất cẩn thận, khoá chặt hai đầu của địn nóc là hai đế hoặc đơi Lân rất
oai dũng. Trên đỉnh nóc mái là đơi Rồng chầu mặt trời đang tỏa ánh hào
quang.
Trang trí chủ yếu ở bên ngồi kiến trúc đó là hình ảnh mây, hoa, lá ,
đây là một cách dơn giản nhưng vẫn tạo nên yếu tố tâm linh của di tích. Ngồi
ra cịn xuất hiệ lẻ tẻ trên các cấu kiên và hiện vật khác.Chất liệu chủ yếu để
trang trí là vơi, vữa,gỗ.
Bờ nóc được xây bằng gạch hoa chanh, giữa bờ nóc là hình ảnh bánh
xe luân hồi đặt nổi bật trên nóc chùa. Ở hai đầu kìm trang trí bằng hai con
rồng có phần đi cong lên tạo nên vẻ trang ngiêm cho phần mái. Thoải dần
về hai bên bờ nóc là hai con ngê bằng gỗ nom rất khỏe mạnh. Ở phía đầu hồi
cũng được đắp nổi hình rồng, hai con rồng quay mặt vào nhau biẻu hiện ch
sức mạnh và trí tuệ tầng trên, nó cịn có ý nghĩa canh cửa cho thần linh. Trang
trí bên ngồi chùa theo phong cách đơn giản, khơng có gì nổi bật nhưng nó
vẫn tốt lên vẻ đẹp tinh thần riêng cho di tích.
Trang trí bên trong kiến trúc : Những mảng trang trí, tạo hình bên
ngồi kiến trúc là nét chấm phá rất thần của người nghệ nhân trong việc nhào


lặn chất liệu, cách thức và tinh thần thời đại. Đồng thời nó cũng mở cho ta
thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc được kì cơng thực hiện trên
các cấu kiện kiến trúc bên trong ngôi chùa. Ý tưởng của các nhà mỹ thuật là

tạo ra vẻ uyển chuyển nhẹ nhàng cho các cấu kiện kiến trúc vốn rất thơ kệch,
nay được phủ lên đó lớp hoa văn đầy hình khối có linh hồn thực thụ. Các
thành phần kiến trúc, nhất là các vì của tồ tiền ðýờng tập trung chạm khắc
hình tượng con rồng với nhiều tư thế: rồng chầu mặt nguyệt, rồng cuốn thuỷ,
rồng vuốt râu, rồng ngậm ngọc, rồng bay…
Tồn bộ hệ thống vì nóc và vì nách đặc biệt là các con rường ðều chạm
khắc hình rồng, với những đường nét chạm khắc mạch lạc, khỏe khoắn ðã làm
cho bộ vì trở nên mềm mại hơn. Trên thượng lương có viết các hàng chữ nho
nhỏ tạo nên nét cổ kính. Hệ thống cột cái được bao bọc bởi các câu đối khắc
chạm tinh vi làm giảm đi vẻ thơ cứng của nó. Bên dưới mỗi bức hồnh phi
trang trí rồng chầu nhật uốn lượn mà rất khỏe khoắn.
Nhìn chung, những mảng kiến trúc bên trong di tích thể hiện chi tiết, nổi
khối và có giá trị thẩm mĩ cao. Tất cả đều gắn với ý nghĩa tâm linh của nó.
2.2 Tượng thờ
Do lịch sử truyền nhập Phật giáo ở Việt Nam, phần lớn chùa Việt Nam
là chùa Đại thừa. Do đó, ở nhà chính điện cũng như các tòa nhà khác trong
chùa, chúng ta thấy có nhiều tượng Phật, Bồ Tát cùng với các tượng thuộc
những hệ phái Phật giáo khác.
Thượng điện :
Thượng điện bao giờ cũng là nơi trung tâm của sự thờ cúng trong chùa.
Ở đây có nhiều lớp bàn thờ làm thành bậc từ cao xuống thấp. Vị trí các tượng
được thay đổi linh hoạt theo từng chùa. Có những chùa có rất nhiều tượng.
Các lớp bàn thờ được sắp xếp theo nguyên tắc sau: lớp bàn thờ cao nhất ở sâu


trên cùng giáp mái chùa, sau đó các lớp bàn thờ đặt tượng cứ thấp dần, tiếp
sau lớp bệ thờ cuối cùng bao giờ cũng là hương án. Nguyên tắc bài trí khá
uyển chuyển và linh hoạt đối với mỗi chùa.
Chùa Đồng Kiêng có 5 bộ tượng chính đó là các bộ : “ Tam thế phật”, “
A Di Đà tam tôn”, “ Hoa niêm tam thánh”, “ quan âm thiên thủ thiên nhãn”,

Tượng Ngọc hoàng cung với hai vị là: Phạm Thiên và Đế Thích. Ngồi ra cịn
bộ tượng “ Cưu long – thích Ca sơ sinh” .
- Tầng cao nhất của bàn thờ ở chính điện, sát vách, thường có 3 pho
tượng gọi là "Tam thế Phật", tức là các vị Phật của ba thời gian: quá khứ, hiện
tại và vị lai. Một trong các Phật quá khứ là Phật A Di Đà, Phật hiện tại là Phật
Thích Ca Mầu Ni, Phật tương lai là Phật Di Lặc. Ba tượng Tam thế có kích
thước và hình dáng giống nhau, đỉnh đầu có gồ thịt nổi cao như búi tóc, tóc
xoắn ốc, tai dài, ngực có chữ vạn , mình có sắc hồn kim sáng rực, mặt
nguyệt. Ba pho tượng Tam thế được đặt ngồi trên tịa sen.
Kích thước Phật Di Lặc :
Chiều cao từ đỉnh đầu đến: hết tóc : 18cm
Đỉnh mũi : 28cm
Hết cằm: 36cm
Ngang ngực :51cm
Lịng đùi : 111cm
Hết bệ : 144cm
Chiều ngang :Ngang tai : 26cm
Ngang vai : 49cm
Ngang ngực : 41cm


- Phía dưới ba pho tượng trên thường xếp ba pho tượng gọi là "Di Đà
tam tơn" (cịn gọi là "Tây phương tam thánh") gồm tượng Phật A Di Đà ở
giữa, tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở bên trái và tượng Bồ Tát Đại Thế Chí ở
bên phải. Tượng Phật A Di Đà thường có kích thước lớn hơn các tượng khác.
Hai tượng còn lại là hai vị thị giả giúp việc cứu thế cho Phật A Di Đà nên
thường được tạc kiểu đứng chầu bên cạnh. Bộ "Di Đà tam tôn" được đặt ở
tầng thứ hai để tỏ ý là mặc dù các ngài ở cõi Cực lạc nhưng vẫn có duyên và
gần gũi với cõi Sa bà này, gần gũi với chúng sinh.
Sự có mặt ở vị trí đặc biệt tượng Phật A Di Đà cùng với tượng các Bồ

Tát Quan Thế Âm và Đại Thế Chí đã nói lên ý nghĩa quan trọng của tín
nghưỡng Tịnh Độ trong phật giáo Việt Nam. Ở Việt Nam không có một phái
Tịnh Độ riêng biệt, nhưng tín nghưỡng Tịnh Độ phổ biến rộng rãi, làm thành
một cơ tầng bình dân cho phật giáo, theo tín nghưỡng này người ta tin có một
cõi Tịnh Độ hay Tây Phương Cực Lạc, nơi có Phật A Di Đà ngự trị , các Bồ
Tát Quan Thế Âm và Đại Thế Chí tiếp dẫn linh hồn chúng sinh về nơi đó.
Người ta chỉ cần niệm tên phật A Di Đà nhiều lần là có thể văng sinh ở cõi
Tây Phương Cực Lạc.Tên A Di Đà Phật đã trở thành lời chào nhau của các tín
đồ Phật giáo ở Việt Nam.
Trong chùa Việt Nam, tượng Đại Thế Chí chỉ được bày bên cạnh
tượng A Di Đà, cịn tượng Quan Thế Âm hay Quan Âm, thì có nhiều kiểu và
đặt ở nhiều nơi.Đó là vị tìn ngưỡng Quan Âm ở Việt Nam có một vị trí độc
lập, khơng phải lúc nào cũng gắn liền với tín ngưỡng Tịnh Độ A Di Đà, người
Việt Nam coi Quan Âm là nữ thần cứu khổ cứu nạn, có thể giúp nhân dân và
đặc biệt là trẻ em, vượt qua được những bệnh tật, tai ương. Tín ngưỡng này có
thể kết hợp với tín ngưỡng các nữ thần có nguồn gốc từ dân gian. Quan Âm
được thờ ở chùa và cũng co thể thờ ở nhà.


Kích thước tượng A Di Đà :
Chiều cao từ đỉnh đầu đến : Hết tóc : 21cm
Đỉnh mũi : 31cm
Hết cằm : 39cm
Ngang ngực : 54cm
Lòng đùi : 114cm
Hết bệ : 147cm
Chiều ngang: Ngang tai : 29cm
Ngang vai : 52cm
Ngang ngực :46cm
- Dưới ba pho tượng “Di Đà tam tôn”, đã nói bên trên là bộ tượng

“Hoa nghiêm tan thánh”. Ở bộ tượng này thường là Phật Thích Ca Mầu Ni
(cịn gọi là Thích ca giáo chủ) ngồi giữa với tượng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ở
bên trái và tượng Bồ Tát Phổ Hiền ở bên phải. Thích Ca ngồi trên tòa sen, còn
Văn Thù và Phổ Hiền đứng trên tòa sen. Bộ ba tượng này thể hiện cảnh Phật
Thích Ca Mầu Ni đang thuyết pháp. Có nhiều nơi, thay vào vị trí của Văn Thù
và Phổ Hiền là hai đệ tử của Thích Ca là Ca Diếp và A Nan Đà khi Phật
Thích ca cịn đang ở thế gian.
Kích thước phật Thích ca :
Chiều cao từ đỉnh đầu đến : Hết tóc : 19cm
Đỉnh mũi : 29
Hết cằm : 37cm
Ngang ngưc : 52cm
Lòng đùi : 112cm
Hết bệ : 145cm


Chiều ngang : Ngang tai : 27cm
Ngang vai : 50cm
Ngang ngực : 44cm
- Bộ tượng Ngọc Hoàng ngồi giữa, hai bên là Nam Tào và Bắc Đẩu.
Đây là bộ tượng của đạo giáo. Đây là: tượng Ngọc Hoàng. Pho tượng Ngọc
Hoàng, được chế tác trong tư thế ngồi nghiêm chỉnh trên ngai, hai tay co
trước ngực, cầm hốt. Về trang phục thì đầu đội mũ bình thiên, mặc long bào,
đai vàng.Những vị phụ tá: như Nam Tào, Bắc Đẩu, 2 Phán Quan được chế tác
theo thức văn quan. Tư thế đứng thẳng, đầu đội mũ đề bá, hai dải mũ thẳng
xuống vai, đi hia, đai vàng.
- Bộ tượng cưu Long - Thích Ca sơ sinh, đó là hình ảnh một chú bé tay
trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất, theo truyền thuyết lúc Thích Ca chào
đời, có chín con rồng (ở Ấn Độ là naga) phun nước tắm. Vì thế, tượng Thích
Ca sơ sinh ở Việt Nam thường đặt dưới một vịm chạm hình chín con rồng

bay xung quanh, giữa các đám mây với chư thiên, tiên nữ và có khi là bát bộ
Kim Cương. Kiểu tượng này gọi là tượng cửu long (chín rồng). Tượng Thích
Ca sơ sinh và tượng cửu long thường được bày ở tầng dưới cùng của bàn thờ
chính.
-Phía trong cùng của tịa thượng điện bên trái là tượng Quan âm Tống
Tử. Tượng thể hiện một người phụ nữ bế một đứa bé, bên cạnh có một con
Vẹt. Tượng này gắn liền với câu chuyện dân gian kể rằng, Thị Kính bị chồng
là Thiện Sỹ nghi oan, đã cải trang làm con trai, lấy tên là Kính Tâm đi tu ở
chùa. Có một cơ gái tên là Thị Mầu say mê thị kính nhưng bị cự tuyệt. Về sa,
Thị Mầu đã đem đứa con hoang mới sinh của mình vứt vào chùa, đỗ oan cho
Thị Kính là bố đứa bé. Thị Kính đã nhẫn nhục nuôi nấng đứa bé, và sau này
bà trở thành Bồ Tát Quan Âm. Con vẹt là hậu thân của Thiện Sỹ,



×