Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tìm hiểu di tich lịch sử chùa lương (xã hải anh huyện hải hậu tỉnh nam định)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.41 KB, 24 trang )

LÊ VĂN THẮNG – BT27B

TÌM HIỂU DI TICH LỊCH SỬ CHÙA LƯƠNG (xã
Hải Anh-huyện Hải Hậu-tỉnh Nam Định)
MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
Trong suất q trình lịch sử Cha Ơng ta đã dựng nên một đất nước có
nền văn hố vơ cùng rực rỡ,phong phú và q giá.Nó được cơ đọng trong
các cơng trình kiến trúc,di tích lịch sử,văn hóa,với các đình,chùa,miếu
mạo…Nhìn vào đó có thể nhận biết được nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc.Và đây là niềm tự hào của dân tộc,của sức mạnh
tinh thần dân tộc
Di tích lịch sử văn hóa là nơi ghi dấu những công sức,tài nghệ,ý đồ của
những thế hệ đi trước.Đó là sự kết tinh tài năng,trí lực sáng tạo để chúng
trở thành những bằng chứng xác thực về đặc điểm văn hóa mỗi dân tộc.Ở
đó chứa đựng những gì thuộc về q khứ,truyền thống văn hóa,nét đẹp
tâm linh sản phẩm sáng tạo của con người
Cuộc sống nhiều gian truân,vất vả và khắc nghiệt nhưng với bàn tay
và trí tuệ của cha ơng đã vượt lên,tạo dựng lên những giá trị văn hóa đặc
sắc chứa đựng tâm hồn,ước vọng và lời nhắn nhủ của người xưa với thế
hệ hơm nay và mai sau thơng qua các di tích lịch sử văn hóa
Cũng như mọi di tích khác.di tích lịch sử Chùa Lương xã Hải Anhhuyện Hải Hậu-tỉnh Nam Định cũng mang trong mình dấu ấn lịch sử và
những giá trị đó.Chùa Lương là nơi gắn liền với đời sống văn hóa,lịng tự
hào dân tộc của người dân xã Hải Anh.Hiện nay chúng ta đang được sống
trong thời hiện đại của khoa học kĩ thuật,sự phát triển mạnh mẽ của đời
sống kinh tế,văn hóa.Nhưng khơng thể qn đi q khứ mà phải luân


hướng về cội nguồn dân tộc,di tích lịch sử văn hóa-nơi ghi lại dấu ấn lịch
sử


Nhận thức rõ điều này tơi đã chọn Chùa Lương-một ngơi chùa có vị trí
quan trọng,có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của
người dân Nam Định làm đề tài cho bài tiểu luận của mình

2.Mục đích chọn đề tài
- Phân tích những đặc điểm tiêu biểu của Chùa Lương,trên cơ sở đó
đánh giá giá trị của ngơi chùa này về các phương diện:giá trị lịch sử,kiến
trúc-nghệ thuật,văn hóa- giáo dục
- Trên cơ sở khảo sát thực tế,đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần
bảo tồn và phát huy cao nhất giá trị của di tích với khả năng hiểu biết của
bản thân
- Cung cấp thông tin cho học tập nhiên cứu,nâng cao trí thức,hiểu biết
của mình về các di tích nói chung và Chùa Lương nói riêng

3.Đối tượng,phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu ở đây là Chùa Lương thuộc địa phận xã Hải
Anh-huyện Hải Hậu-Tỉnh Nam Định
- Phạm vi nghiên cứu:nghiên cứu khái quát toàn cảnh di tích Chùa
Lương trong khơng gian,thời gian lịch sử,văn hóa,xã hội của xã Hải Anh

4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã
- Phương pháp phân tích,thống kê,tổng hợp tư liệu
- Phương pháp liên ngành sử học,văn hóa học


5.Bố cục
Tiểu luận ngoài phần mở đầu,kết luận,phục lục,tài liệu tham khảo,có
kết cấu gồm ba chương
Chương 1:Di tích Chùa Lương trong q trình lịch sử

Chương 2:Những giá trị văn hóa của Chùa Lương
Chương 3:Giải pháp bảo vệ-tôn tạo-phát huy giá trị di tích
Chùa Lương

Chương 1:Di tích Chùa Lương trong quá trình lịch sử

1.1

Tên gọi và vị trí địa lý của Chùa Lương

Chùa Lương từ lâu đã trở thành điển tích lịch sử,niềm tự hào
của người dân xã Hải Anh.Nó đã đi sâu vào tiềm thức và suy nghĩ của
mỗi người dân xã Hải Anh,Và khi nghe thấy một tiếng chuông cảnh
tỉnh sẽ làm xúc động lòng người nhớ về một thời kì lịch sử với bao
thăng trầm biến đổi
Chùa Lương(cịn gọi là chùa trăm gian) chùa có tên là Phúc Lâm
Tự thuộc xóm 3,xã Hải Anh,huyện Hải Hậu,tỉnh Nam Định.Chùa được
xây dựng trên thế đất đẹp,thoáng.Trước Chùa là hồ nước trong xanh
rộng hơn 3000m2 như tấm gương sáng in bóng tam quan,xung quanh
Chùa là các cây cổ thụ xanh tốt như lá chắn vững chắc cho ngơi chùa
cổ kính.Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp tổng thể cho cơng trình.Đứng tại
Chùa Lương mở rộng tầm mắt ra xa chúng ta sẽ bị hút hồn đó là vẻ
đẹp của bức tranh đồng quê: Cây đa,bến nước,sân đình Hải Hậu vùng đồng bằng duyên hải,nơi dân cư yên ả,bình dị, với những cánh
đồng bát ngát thẳng cánh cò bay,với những xanh xanh bãi mía,bờ
dâu,ngơ khoai biêng biếc… Chùa Lương nằm trong quần thể khu di
tích lịch sử xã Hải Anh


Phía Đơng và phía Bắc Chùa Lương là khu dân cư bình dị ở đó
có những con người mến khách, nhân ái, giàu lòng vị tha,với tấm lòng

luân hướng phật,tâm hồn ln trong sáng
Phía Tây Chùa Lương là ngơi đền Tứ Tổ,thờ bốn vị tổ đã có
cơng lao lớn trong việc khai khẩn đất hoang mở rộng đất đai cho vùng
Hải Hậu.Đó là:
Tổ Trần vu
Tổ Vũ Chi
Tổ Hồng Gia
Tổ Phạm Cập
Bốn vị Tổ này cũng có cơng lớn trong việc xây dựng Chùa Lương từ
buổi sơ khai đến một số lần trùng tu lại (từ những năm 1485 –
1500).Phóng xa tầm mắt chúng ta cũng sẽ bắt gặp một dòng sông Sẻ
chảy qua mà theo Âm dương ngũ hành một ngơi chùa trước mặt và
bên trái có dịng nước chảy qua là đẹp
Phía Nam Chùa Lương là dịng sơng Hồnh sâu uốn lượn, trong
mát chảy ngang qua.Theo lời của các Cụ kể lại:”Trước kia dân cư cịn
thưa thớt,dịng sơng cịn rộng chưa bị thu hẹp như bây giờ thì đứng từ
xa nhìn lạị dịng sơng giống như một con Rồng lớn uốn khúc ,nằm
phía trước bao bọc cho ngơi chùa tạo nên vẻ uy nghi ,linh thiêng cho
Chùa Lương”.Dọc theo dịng sơng này có thể đi ra thẳng được biển
Đơng và nhiều dịng sơng khác. Chính vì thế mà các phật tử cũng như
khách tham quan đến lễ chùa không chỉ đi được bằng đường bộ mà
cịn có thể đi được bằng đường thủy một cách dễ dàng
Đặc biệt khác hẳn với các di tích khác phía Tây Nam Chùa
Lương là cây Cầu Ngói có mái che có kết cấu cột,xà,kẻ và một số cấu
kiện khác tạo nên một bộ khung vững chức như một ngôi nhà bắc
ngang qua một dịng sơng. Cầu ngói cách chùa Lương khoảng 100m,
nằm ngay trên con đường dẫn vào chùa, gắn với ngôi chùa thành một
cụm di tích. Cùng niên đại xây dựng với chùa Lương, cầu Ngói mà
nhân dân ta quen gọi là cầu Ngói chợ Lương (vì cầu ở liền chợ ) là
một trong số 10 chiếc cầu cổ nhất Quần Anh xưa.

Chín giáp (từ giáp nhất đến giáp chín) chỉ dựng cầu bằng đá, kiến trúc
cũng đơn giản, mục đích là để đi lại thuận tiện. Con giáp mười ở gần
chùa, gần chợ, chốn đô hội của Quần Anh chỉ dựng cầu Ngói, khác


biệt với cầu của chín giáp, khơng chỉ phục vụ cho giao thơng mà đây
thực sự là một cơng trình đắc sắc, xứng đáng được xếp vào một trong
những chiếc cầu nổi tiếng của trấn Sơn Nam Hạ xưa mà câu ca cịn
nhắc:Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đồi
Theo đơi câu đối ở cầu thì tứ tổ đã quan tâm xây dựng cầu ngay từ
những ngày đầu tiến hành công việc khẩn hoang:
Lê Hồng Thuận tứ tính thuỷ mưu giá ốc biệt thành giang thượng lộ
Hoàng Khải Định thất niên trùng tấp dư lương y cựu kính trung đề
Nghĩa là:
Đời Hồng Thuận (1509-1515) bốn họ tính kế dựng nhà trên cầu thành
đường trên nước
Đời Khải Định thứ bảy (1922) tu sửa nhu cũ, từng bậc xếp nên gương
dáng vẻ của cây cầu giống như lưng của một con cá chép mà bất kỳ ai
lần đầu đến với Chùa Lương sẽ không thể khơng đi qua 9 gian của
cây Cầu-một cơng trình có giá trị nghệ thuật,kiến trúc cổ,đặc sắc…
Giống như Chùa Lương Cầu Ngói cũng là niềm tự hào của người dân
xã Hải Anh nói riêng và người dân huyện Hải Hậu nói chung
Trong thế kỷ trước Chùa Lương được phủ kín với các loại cây
xanh tốt quanh năm nhưng do càng ngày thì đất chặt người đơng.Đến
giờ một phần đất của Chùa đã bị lấn chiếm vì vậy phần nào đã làm
giảm bớt sự uy nghi,thâm nghiêm,yên tĩnh của Chùa
Đền Tứ Tổ,Chùa Lương,Cầu Ngói xét về mặt giá trị nghệ thuật
kiến trúc năm 1990 đã được Bộ Văn Hóa ra Quyết Định số 298/VHQĐ
cơng nhận là Di tích Lịch sử Cấp Nhà Nước
Như vậy mảnh đất Hải Anh với bề dày lịch sử đã sản sinh ra

hàng loạt các di tích lịch sử tạo thành một khu di tích lịch sử.Nhưng
trong khuôn khổ bài báo cáo này,chúng tôi không thể đi sâu tìm hiểu
tồn bộ khu di tích lịch sử xã Hải Anh mà chỉ đi sâu vào tìm hiểu di tích
lịch sử Chùa Lương
1.2

Lịch sử hình thành và tơn tạo của Chùa Lương

Quần Anh nổi tiếng từ xưa
Biển đình phong lạc, bia chùa Phúc Lâm


Câu ca truyền đời nói đến một vùng đất mà cách đây 5 thế kỷ là cái nôi của
cuộc khai hoang, lấn biển. Vùng đất Quần Anh xưa (lúc đầu mang tên
Quần Cường ấp, có thời là xã Quần Phương ) cịn lưu giữ những giá trị
văn hố phong phú, mà tiêu biểu là cụm di tích lịch sử, văn hố Chùa
Lương-cầu Ngói, là đình Phong Lạc có tấm biển mang 4 chữ vua Lê ban
tặng: “Mỹ tục, khả phong”. Chùa Lương , Cầu Ngói đều ở trên đất Hải Anh
hiện nay. Lịch sử xây dựng chùa và cầu gắn liền với công cuộc khai hoang
lấn biển 500 năm trước.
Đây nơi Quần ấp
Dấu tổ tiên xưa
Chùa Lương, cầu Ngói
Đẹp như bài thơ
4 câu thơ trên được chép trong “Quần Anh địa chí” phần viết về xã
Thượng (tức xã Hải Anh ) đã phần nào thể hiện giá trị nhiều mặt của cụm
di tích này.
Chùa Lương được xây dựng trong những năm (1485 – 1500).Buổi đầu sơ
khai Chùa chỉ là ngôi nhà 3 gian nhỏ lợp cỏ được nhân dân xã Hải Anh và
các xã xung quanh với tấm lịng kính phật đã đóng góp cơng sức kể cả vật

chất và tinh thần xây dựng nên.Trải qua thăng trầm của lịch sử và sự biến
đổi của thời gian đến đời Vua Lê Hồng Thuận(1509 – 1515) Chùa được
trùng tu mở rộng ra lớn hơn so với trước: mở rộng Tiền đường,Hậu cung.
Đến năm 1634 Chùa Lương được xây lại Tiền đường theo qui mô
hiện đại hơn so với trước kia
Năm 1684 Chùa Lương được tôn tạo Hành lang,Hậu cung,gác
Chuông.
Năm 1726 sửa lại Tiền đường,Hậu cung,Hậu phòng,Tam quan
Năm 1816 xây lại phủ Đông,phủ Tây
Năm 1936 xây lại gác Chuông
Năm 1962,1972,1900,1998,1999 tu sửa Chính cung,Tiền đường,
Hành lang,Phịng khách,phủ Đơng, phủ Tây, đổ bê tông xung quanh
Chùa,xây xung quanh bờ hồ,xây mặt bằng sân khấu nổi ở giữa hồ.Xét
về tổng thể ngôi Chùa mang phong cách kiến trúc dân tộc của nhiều
thời đại, nhiều thế hệ nhưng đậm nết nhất vẫn là phong cách của hai
thế kỷ XVII,XVIII


Khuân viên Chùa chia làm hai khu vực chính gồm: Tiền
đường,Tam Bảo, gác Chông,Hậu đường, hai lối hành lang Đông Tây
đựợc liên kết lại theo lối gieo mái bắt vần tạo nên một tổng thể kiến
trúc hài hòa.Nổi bật hơn tất cả chính là Tiền đường 5 gian bảo lưu
đậm nét kiến trúc thời Hậu Lê.Tất cả cơng trình chính là niềm tự hào
dân tộc của người dân xã Hải Anh.Cùng với dòng lịch sử đi qua với
bao sự biến đổi chùa Lương vẫn đứng vững,là nơi che chở tinh thần
cho người dân huyện Hải Hậu.
Trong sự nghiệp chống đế quốc năm 1887 đội quân do cụ Trần
Khắc Hoan hội tụ trước sân chùa làm lễ tế cờ chống thưc dân Pháp.
Năm 1946 tại Chùa Lương đã làm lễ cởi áo cà sa cho 6 vị sư lên
đường tòng quân đánh giặc cứu nước. Năm 1947 Đại Hội Tỉnh Đảng

Nam Định họp tại chùa Lương. Năm 1949 thực dân Pháp về chiếm
đóng Hải Anh chùa Lương là nơi hoạt động bí mật của các cán bộ Việt
Minh. Năm 1953 du kích xã thường tập trung ở chùa để đánh giặc.
Trong thời kỳ chống giặc Mỹ(1964-1975) chùa Lương là nơi để
lương thực của nhà nước, ngồi ra chùa Lương cịn là lớp học của
học sinh cấp 3 huyện Hải Hậu sơ tán về. Tại ngôi chùa này 3 năm
huyện đội Hải Hậu tổ chức lễ giao quân tại sân chùa Lương.
Nhờ vào lòng từ bi của Đức Phật đã cứu vớt chúng sinh qua cơn
hoạn nạn nước mất nhà tan đã chở che cho những người cán bộnhững người con của dân tộc Việt Nam hội tụ đưa ra những phương
hướng chỉ đạo sáng suốt để chống lại ngoại xâm giải phóng đất nước.
Ngồi những lần tu sửa chính thì Chùa Lương còn rất nhiều lần tu
sửa vừa và nhỏ như: Sơn tượng, đảo ngói, sơn cửa, đóng lại cửa xây
dựng bồn hoa và các cơng trình phụ khác. Hiện tại chùa Lương cũng
đang được tôn tạo lại để ngôi chùa này tồn tại mãi với thời gian giáo
dục cho thế hệ con cháu hơm nay và mai sau về lịng tự hào dân tộc.

Chương 2:Những giá trị văn hóa của Chùa Lương


2.1

Giá trị về kiến trúc nghệ thuật

2.1.1 Môi trường cảnh quan di tích
Chùa Lương nằm giữa khu dân cư nhộn nhịp.Đó là khu đất đẹp
nhất của xã Hải Anh,sen lẫn đó là cây cối um tùm tạo nên một vẻ đẹp thơ
mộng huyền bí mà chỉ ở đây mới có.phía trước mặt và phía tây là hai
nhánh sơng của dịng Ninh Cơ chảy qua.
Chùa Lương được xây dựng nằm quay mặt về phía nam,theo
thuyết phong thủy của người phương đơng thì đây là nơi có sự ln

chuyển của gió và nước.Quay về hướng nam chính là hướng ấm áp,điều
hịa.Mà theo địa hình của nước ta thì xây dựng nhà cửa là nên theo hướng
nam là để tránh gió mùa đơng bắc lạnh lẽo về mùa đơng và tránh gió
may(gió nóng)về mùa hè.Phía sau lưng Chùa Lương là dãy nhà khách làm
hậu trẩm vững chắc góp phần cho di tích được tồn tại lâu hơn với thời
gian.Có thể Cha Ơng ta đã khéo sắp xếp vị trí ngơi chùa với mục đích để
làm tăng giá trị của nó xứng đáng với công lao trời đất của Đức Phật
Xa hơn một chút cách khoảng 4km về phía tây là dịng sơng Ninh
Cơ lịch sử chạy thẳng ra biển Đông như một con Rồng lớn(Rồng mẹ)che
trở từ xa cho ngôi chùa.Vùng đất này có sự hịa quyện giữa con người và
thiên nhiên tạo lên sự cân đối, hài hòa của bức tranh cuộc sống
Nếu ai đó một lần đến nơi đây ngắm cảnh hay lễ phật ở Chùa
Lương sẽ tự cảm thấy mình nhỏ bé,ngập chìm trong khơng gian tĩnh
lặng,linh thiêng của chùa,cũng như nhỏ bẽ trước công lao to lớn của Đức
Phật.Đứng tại sân chùa bất cứ ai cũng sẽ thấy tâm hồn mình được thanh
thản,quên đi cuộc sống vất vả và bao trái ngang của thường nhật
2.1.2 Bố trí và kết cấu kiến trúc
Cũng như mọi di tích khác Chùa Lương được giới hạn bởi các
hàng rào và cổng tạo cho di tích thành một khu biệt lập.Giống như Nghi
Mơn ở Đền thi Tam Quan ở Chùa là giới giữa chợ ồn ào,náo nhiệt và sự
tĩnh lặng.Chính Tam Quan làm cho ngôi chùa thêm linh thiêng và yên tĩnh
hơn


Đến với di tích Chùa Lương chúng ta nhìn thấy đầu tiên đó là Tam
Quan,kiến trúc được xây dựng bằng gạch.Rất ít di tích nào lại có Tam
Quan vừa đồ sộ vừa vững chắc như ở đây.Khơng chỉ có thế mà Tam Quan
Chùa Lương cịn mang tính độc đáo của kiến trúc mỹ thuật.Trên cùng của
Tam Quan là được trang trí lưỡng long chầu nguyệt,trên bốn trụ của Tam
Quan được gắn với những con lân đứng quay mặt vào nhau được tạc khá

sinh động nó được mang ý nghĩa của sinh vật kiểm sốt
Phía bên dưới của lưỡng long chầu nguyệt được chia thành nhiều
khoang hình chữ nhật,được trang trí với những đề tài khá quen thuộc:long,
li, quy, phượng hai khoang hai bên trang trí đối xứng nhau.Mỗi đề tài được
gắn vớ một ý nghĩa khác nhau
Trên mỗi cửa ra vào của tam quan đều trang trí độc đáo khơng chỉ ở
phần mỹ thuật mà còn ở văn tự hán nơm hùng hồn, bay bổng chứa đựng
bao ý nghĩa lịng từ bi của Đức Phật được gắn trên các trụ của Tam Quan.
Điều đáng nói ở đây đó là Tam Quan khơng chỉ được trang trí ở phía trước
mà cịn được trang trí ở phía sau thể hiện bàn tay khéo léo của con người
với bao tâm huyết đã làm nên một Tam Quan có giá trị nghệ thuật với đề
tài Tùng - Cúc – Chúc – Mai thể hiện sự luân chuyển của bốn mùa. Tất cả
nói lên sự luân chuyển của thời gian và sự trường tồn vĩnh cửu. phải
chăng đó là ý đồ của cha ơng thơng qua các đề tài trang trí nói lên sự
trường tồn của chùa Lương sánh mãi với thời gian dù gió mưa dầm dề
ngày có dài lê thê vẫn khơng làm cho di tích phai mờ.
Qua khỏi Tam Quan là vào tới khoảng sân rộng lát bằng gạch.Ở đầu
sân qua cổng Tam Quan ta bắt gặp hai bên là hai dãy hàng cây cổ thụ
xanh mát có tác dụng che chắn cho chùa Lương khỏi gió bão cũng như
che bóng mát cho chùa vào trong giữa sân trước tòa Tiền đường là một
đỉnh hương lớn bằng đá xanh cao 1,2m hai bên là hai cây đèn cao 1,5m.
Qua khoảng sân rộng là đến khu chính của chùa Lương, kiến trúc của
chùa Lương chia làm các tòa: Tiền Đường, Hậu Đường, Hành Lang tạo
thành vịng ngồi khép kín.bên trong có thượng điện và thiêu hương hình
chữ Cơng tạo thành cấu trúc nội cơng ngoại quốc. Những cơng trình quan


trọng tập trung trong hai khu vực chính được liên kết lại theo nối giao mái,
bắt vần, tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hoà .
Khu vực thứ hai là chùa Lương bao gồm nhà tổ “Quan âm các”,

nhà khách, tăng phòng, nhà trọ, nhà bếp…bao gồm 49 gian lớn, nhỏ cũng
xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ truyền của dân tộc. Phía Bắc chùa
có hàng chục tháp mộ, gắn với tổng thể kiến trúc của ngôi chùa. Khách
tham quan sẽ thấy rất thú vị trước giếng nước chùa Lương bởi sự độc đáo:
Thành giếng được tạo thành bằng những chiếc cối đá xếp vòng tròn chồng
từng lớp nên nhau. Nước giếng trong vắt, tinh khiết , vẫn thường dùng để
đồ xôi sửa lễ cúng Phật.
Tổng thể kiến trúc chùa Lương, đặc biệt ở khu vực chính đã thể hiện
trình độ điêu luyện, khiếu thẩm mỹ tinh tế của những nghệ nhân dân gian.
Tài nghệ ấy biểu lộ trên nhiều khía cạnh. Đó là việc tạo nên bộ khung của
các hạng mục cơng trình, đảm bảo sự chắc chắn, độ bền vững qua nhiều
thế kỷ mà vẫn nhẹ nhàng thanh thoát. Kỹ thuật lắp ráp, làm mộng mẹo ở
trình độ cao làm cho các thành phần kiến trúc được liên kết với nhau rất
khít mộng, mặc dù ngơi chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa. Đó cịn là tài
nghệ trong việc tạo dáng các đầu đao, con kìm, trụ, đấu, con giường, bắp
quả, cách gia cơng đường hồnh, lá mái, soi chỉ, các góc…````
Qua khu sân lớn ta bắp gặp một cơng trình kiến trúc đồ sộ. đó là một
tịa tiền đường 5 gian được đặt trên một nền đất cao hơn so với sân chùa
là 30cm,bước vào Tiền đường ta bắt gặp Xà Ngưỡng ngăn cách khơng
gian bên trong và bên ngồi của tịa Tiền đường.Phía dưới là nền lát gạch
có kích thước 30x30cm tịa Tiền Đường được xây dựng trên hệ thống cột
gỗ lim các cột được đặt trên những chân tảng kê bằng đá xanh. Các cột
gỗ này có chức năng đỡ tồn bộ lực của bộ mái dồn xuống. Tiền Đường
năm gian bảo lưu kiến trúc đậm đà thời hậu Lê. Cơng trình không vươn
theo trục dọc (chiều cao ) mà phát triển theo trục ngang (chiều rộng ) nên


có dáng thấp với mái ngói uốn cong mềm mại. Kiến trúc thực hiện theo
kiểu: bẩy, kẻ, trụ non, câu đầu-là thứ kiến trúc tiêu biểu của hai thế kỷ 17
và 18 với 6 hàng cột theo kiểu thượng thu hạ thách: cột cái,cột quân và cột

hiên,đường kính mỗi cột cái là 65cm. Khoảng cách giữa cột cái và cột
quân là 1,95m, giữa các cột cái với nhau là 3,85m tạo thành một bộ khung
vững chắc.5 gian tòa tiền đường gồm 6 bộ vì kết cấu theo kiểu biến thể giá
chiêng – chồng rường con nhị.Phía trên cùng là thượng lương.Đỡ thượng
lương là một cột chốn,phía dưới chân cột chốn là một đấu hình thuyền.Đấu
này đặt trên lưng một con rường thứ nhất,hai đầu của con rường vươn ra
đỡ lấy đơi hồnh thứ nhất.Dưới bụng con rường thứ nhất là hai đấu hình
thuyền,hai đấu này nằm trên lưng của con rường thứ hai,giống như con
rường thứ nhất hai đầu của con rường thứ hai vươn ra đỡ lấy đơi hồnh
thứ hai.Đỡ bụng của con rường thứ hai là hai đấu hình thuyền được đặt
trên hai cột chốn, phía dưới hai cột chốn là hai đấu hình thuyền.Phía hai
bên của đơi cột chốn là hai con rường cụt,lưng của hai con rường này đỡ
lấy đơi hồnh thứ ba.Hai con rường,hai cột chốn được đặt trên bốn đấu
hình thuyền,bốn đấu này được đặt trên một thân gỗ lớn tỳ lực lên hai cột
cái qua hai đấu vng lớn.Đó chính là câu đầu đỡ toàn bộ các con rường.
Nối giữa cột cái với đầu của các cột quân là xà lách.Bộ xà lách kết cấu
theo kiểu chồng rường cột chốn.Nối các cột cái với nhau là hệ thống xà đai
theo chiều dọc hình thành một hệ thống giằng cố định cho toàn bộ khung
liên kết.Phần mái nếu khơng tính thượng lương thì mỗi bên gồm 7
hồnh,phía trên năm vng góc với hồnh là bộ rui với tác dụng tạo thành
một mặt phẳng để đỡ ngói lót.Phía trên cùng là lớp ngói lợp của di
tích.Tồn bộ ngói lợp của di tích là loại ngói mũi
Nối liền với gian giữa của tòa Tiền Đường là Thượng Điện nơi đặt hệ
thống tượng thờ chính của chùa gồm 3 gian.Tiền Đường Chùa Lương làm
khá đơn giản,vói bốn hàng cột cái và bốn bộ vì được làm theo kiểu chồng
rường-giá chiêng.Nghệ thuật chạm khắc chủ yếu là bào trơn.
Hậu đường: Đó là nơi thể hiện tính chất tơn nghiêm của tổng thể di
tích. Hậu đường của chùa Lương gồm 5 gian với 6 hàng cột cái và 6 bộ vì
làm theo lối chồng rường – giá chiêng đơn giản.



Kết cấu bao che và ngăn chia của Chùa Lương đó là hệ thống tường
bao được xây bằng gạch bát Tràng góp phần tạo cho ngơi chùa được kiên
cố và vững chắc hơn.Hệ thống cửa được đặt ở hàng cột qn phía trước
tịa Tiền Đường theo kiểu thượng song hạ bản.Với mục đích là lấy ánh
sáng tránh tối bên trong cơng trình cũng như tạo sự thống mát về mùa hè
và ấm áp về mùa đông đảm bảo cho di tích tồn tại dược lâu dài

2.1.3 Trang trí kiến trúc
Chùa không chỉ là nơi thờ phật nơi hội tụ văn hóa của thơn xóm làng xã
mà cịn chứa đựng ước mơ khát vọng của con người về sự sinh sôi, nảy
nở, hạnh phúc,ấm no…tất cả những ý tưởng độc đáo ấy được thổi hồn
vào từng mảnh chạm khắc, đường cong nét uốn của nghệ thuật tạo
hình.dường như những tinh túy nhất của sự khôn khéo, sáng tạo người
nghệ nhân của mỗi thời đại đã gửi cái hồn thánh thiện vào những đề tài
trang trí kiến trúc làm bừng sáng nên vẻ tươi tắn đầy sức sống cho di tích
Phần ngoại thất : Quan sát một lượt chúng ta nhận ra phần kiến trúc
theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn trên các đề tài tứ linh, tứ quý.
Trên cùng của tiền đường được trang trí lưỡng long chầu nguyệt. thân
rồng uốn làm 3 khúc uốn lượn thấp dần về phía đi. Bờ lóc được xây
bằng đường gạch hoa chanh, ở hai đầu kìm được đắp bằng hai trụ. Thoải
dần theo hai bên bờ dải là hoa văn , hoa lá, cỏ cây, hoa văn sóng nước…
đoạn khúc nguỷnh là hai con Lân đang đứng hướng đầu vào nhau. Lân là
một trong tứ linh biểu thị cho sức mạnh và trí tuệ tầng trên bởi thế nó có
khả năng kiểm sốt du khách hành hương khi vào lễ phật. điêu khắc của
tòa Tiền Đường toát lên vẻ đẹp, tinh thần nghiêm trang của di tích.Đoạn
cong cuối của bờ guộc là mũi đao được đắp hình con rồng đi ở phía
trên,đầu ở phía dưới,đầu hướng về phía đi.Nó được gọi là hồi long
Phần nội thất: Những mảng trang trí, tạo hình bên ngồi kiến trúc
là nét chấm phá rất thần của người nghệ nhân trong việc nhào lặn chất

liệu, cách thức và tinh thần thời đại.Đồng thời nó cũng mở cho ta thưởng
thức những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc được kì cơng thực hiện trên các


cấu kiện kiến trúc bên tronng ngôi chùa.Ý tưởng của các nhà mỹ thuật là
tạo ra vẻ uyển chuyển nhẹ nhàng cho các cấu kiện kiến trúc vốn rất thô
kệch, nay được phủ lên đó lớp hoa văn đầy hình khối có linh hồn thực
thụ.Các thành phần kiến trúc, nhất là các vì của tồ tiền đường tập trung
chạm khắc hình tượng con rồng với nhiều tư thế: rồng chầu mặt nguyệt,
rồng cuốn thuỷ, rồng vuốt râu, rồng ngậm ngọc, rồng bay, rồng cùng ngựa
chim cá vui đùa, trúc hoa long. Nổi bật là hình ảnh “hổ phù” vừa oai phong
vừa đẹp đẽ.
Hổ phù chạm nổi
Câu đối chữ bay
Câu đối chùa Lương được khắc vẽ công phu, nội dung phản ánh lòng
tự hào dân tộc của người Quần Anh, chẳng hạn như câu sau:
Khí sĩ thứ khâm sùng, bất tự Hán-Minh đế thuỷ
Dữ kiền khôn trường tại, khởi ư Đường Hiến tơn chung
Tạm dịch:
Khởi sự sùng kính khơng phải từ thời Hán- Minh bắt đầu
Cùng đất trời còn mãi, há phải đến thời Đường Hiếu Tôn là hết
Hay đôi câu đơi được khắc ở tịa Hậu cung tựa đề
Cơng tham quảng đại từ bi phật
Bất đức thính minh chính trực thần
Ngồi ra đề tài trang trí truyền thống và đặc biệt là tứ linh, tứ quý
được tái hiện nhiều lần bên trong kiến trúc như:Dơi, cá, hổ, và các loại
sen,mẫu đơn, tùng, cúc,đào…Nhìn chung, những mảng trang trí bên trong
kiến trúc thể hiện chi tiết,nổi khối và có giá trị thẩm mỹ cao. Tất cả đều gắn
với ý nghĩa của nó


2.2

Tượng thờ


Chùa Lương đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật điêu khắc tượng thờ.
Thượng điện là nơi đặt nhiều tượng thờ nhất. vệ thờ được đặt thoải từ
trong ra ngoài. Tầng thứ nhất là tượng tam thế, theo quan niệm của phật
giáo đó là 3 đại kiếp, quá khứ - hiện tại – tương lai. 3 pho tượng này được
tạc giống hệt nhau.
Tầng thứ 2 là bộ tượng tam thân. Đó là 3 thân xác được hóa ra từ 3
thời kỳ:
Pháp thân (quá khứ)
Hòa thân (hiện tại)
Ứng thân (ương lai)
Tầng thứ 3 đó là bộ tượng di lặc tam thơn. Phật Di Lặc ngồi ở giữa. 2
bên là 2 vị bồ tát: Pháp Hoa Lân Bồ Tát
Đại Diệu Tường Bồ Tát
Tầng thứ 3 là bộ hoa nghiêm tam thánh ở đây là phật Thích Ca Mâu
Ni. Tay khơng kết ấn tam muội, tay cầm bơng hoa sen giơ lên, tay cịn lại
đặt trên đùi (Thích Ca Niên Hoa). Ở 2 bên là tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ
Hiền Bồ Tát. 2 pho tượng này giống hệt nhau
Tầng thứ 4 là phật A Di Đà ngồi trên tòa sen cao 1,5m. Trên bệ và trong
những cánh sen có hình rồng và hoa lá. Pho tượng này thể hiện giá trị
nghệ thuật mỹ thuật rất lớn. Thân tượng biểu đạt một vị phật đang ngồi tọa
thiền, mắt khép hờ trong thiền định, làm lên khí sắc thanh tịnh tươi nhuần.
vẻ mặt thể hiện nội tâm cân bằng giữa động và tĩnh đầu tượng kêt tóc
xoắn, vầng trán mở rơng thể hiện trí tuệ, tuổi tọ vô lượng. hai bên mà đầy
đặn trông phúc hậu , nhân ái. 2 tai dài rộng, thành quách rõ ràng, dái tai
tròn mọng, chảy xệ xuống. Sống mủi thẳng nảy nở, thể hiện sự bao dung

rộng lượng.
Thân tượng mặc áo pháp rộng dãi cách điệu kiểu lá sen, bàn tay trái đặt
lên lòng bàn tay phải, nương nhẹ vào đan điền làm nên nét uyển chuyển.
Hai chân xếp bằng theo lối kiết già vững trãi. Tòa sen là đóa hoa mãn khai
với 2 tầng cánh, ngự trên bệ gỗ 8 cạnh hình tháp. Đài sen có cùng niên đại


với tượng tạo nên thủ pháp đục chạm của bệ hài hòa với thân tượng. 2
bên là Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chú Bồ Tát.
Tầng thứ 5 là bộ Cửu Long Thích Ca Sơ Sinh. Mơ phỏng phật Thích Ca
ra đời theo quan điểm của phật giáo. Một tay chỉ lên trời một tay chỉ xuống
đất nói “thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” sinh ra từ nách hồng hậu
Maza, bước 7 bước trên 7 bơng hoa sen. Khi phật thích ca ra đời có 9 con
rồng hiện ra phun nước tắm cho phật. 9 con rồng tượng trưng cho 9
phương trời, Phật Thích Ca ra đời là phương thứ 10. 2 bên là 2 pho tượng
Phạm Thiên và Đế Thích
Phía 2 bên thượng điện mỗi bên có 4 pho tượng mặc áo tướng, đầu đội
kim khơi là:Tứ Trấn Thiên Vương
Chí Quốc Thiên Vương
Quả Mục thiên Vương
Đa Văn Thiên Vương
Tăng Trường Thiên Vương
Phía trong cùng của tòa thượng điện bên phải là tượng Quan Âm Tống
Tử. Quan Âm bế một đứa trẻ, trên vai có 1 con vẹt. bên trái thượng điện là
tượng Quan Âm tọa sơn, tượng Quan Âm ngồi bình thường dựa vào núi.
Phía ngồi cùng của tịa thượng điện có 2 pho tượng hộ pháp. 1 vị
trông dữ tợn tay cầm đao, mặc áo giáp là để trừng trị kẻ ác. 1 vị mặt hồng
khiếm từ tay cầm ngọc tượng trưng cho cái thiện .
Hai dẫy hành lang mỗi bên có 8 pho tượng đó là tượng Bát vị Kim
Cương


2.3

Đồ thờ

Ngồi hệ thống tượng thờ Chùa Lương còn lưu giữ một khối lượng
hiện vật đồ thờ khá phong phú và đa dạng gồm nhiều loại hình và chất liệu


khác nhau.khơng những có giá trị nghệ thuật các đồ thờ này còn phản ánh
nhiều vấn đề lịch sử, văn hóa truyền thơng của dân tộc
Đồ đồng:Chùa Lương lưu giữ một quả chuông đồng.Quai chuông đúc
đuôi rồng đấu lưng theo phong cách thời Nguyễn, đi xoắn tóc xịa, thân
chng hình trụ, thượng thu hạ thách, được chia làm 8 ô ngăn cách bởi
các đường chỉ nổi. 4 ơ phía trên, các góc tạo thành hình con rơi, cách điệu
bởi các đường triện. 4 ơ phía dưới trang trí nổi đề tài tứ linh: long, ly, quy,
phượng. Xung quanh chng có 4 núm nổi hình hoa sen.
Kích thước: Cao 80cm
Đường kính thân: 30cm
Đường kính chân: 40cm
Hiện nay Chùa Lương cịn lưu giữ một bát hương đồng ở nhang ám
Tiền Đường.bát hương có thân hình trụ, giữa thân và đế có thắt eo, vành
đế chỗi ra phía ngồi, phần thân có lưỡng long chầu nguyệt,dưới có băng
sóng nước, vành chân đế vẽ lá cây, với kích thước:
Cao: 27cm
Đường kính miệng: 30cm
Đường kính đế: 32cm
Ngồi ra Chùa Lương cịn lưu giữ nhiều bát hương nhỏ khác và một
số đồ thờ như: chân nến, mâm bồng….
Đồ gốm sứ: bao gồm các loại như, chóe, lọ hoa, nậm rượu, lục bình,

chân đèn,
Đồ gỗ: hạc thờ. Trước bàn thờ chính là 2 tượng hạc gỗ, được tạc với
tư thế đứng trên lưng rùa, hai đầu của hạc quay vào nhang ám với một vẻ
tôn nghiêm, thành kính. Hạc được sơn son thếp vàng với hai mầu khác
nhau là màu đỏ và màu trắng. trong đó cẳng chân dưới đỏ, hai cánh đỏ,
mỏ đỏ.


Hạc trong tư thế ngậm hoa sen, đầu hạc nhỏ thon, mắt mở to, đầu có
mào, cổ hạc dài cong vươn cao có cổ bờm bay ra phía sau. Mình nhỏ
thon, ngực nở cánh to áp sát vào mình, đi dài. Hạc đứng trên lưng rùa.
Về mặt ý nghĩa hạc cũng như phượng biểu tượng cho sự thanh cao,
trường tồn, đầu đội công lý đức hạnh, lưng cõng cả bầu trời, cánh là gió,
lơng là cỏ cây, chân là đất. Hạc tượng trưng cho dương, còn rùa biểu hiện
của âm. Vì vậy âm dương đối đãi biểu tượng cho sự bền vững, sự phát
triển, cầu mong những điều tốt đẹp đến với mọi người.
Kích thước Hạc:cao từ lưng hạc đến lưng rùa là: 1,8m
Từ đầu hạc đến lưng hạc là: 65cm
Dài: từ chóp đi đến ức là: 90cm
Chiều dài cánh: 80cm
Mỏ dài: 35cm
Chiều dài của các tua phía gáy hạc là: 15,25,30cm
Rộng: thân hạc rộng :28cm
Lưng dài : 32cm
Kích thước rùa: cao 25cm, rộng 57cm, mai rùa 70cm
Dài từ chóp mũ đến chóp đi là: 85cm
Khám thờ đặt trong hậu đường bằng gỗ lim. Mặt trước của khám thờ để
một ô hình chữ nhật đây là không gian đặt long ngai và bài vị. hai bên ô
giưa là hai tấm cửa bức bàn trang trí rồng thiêng. Hai con rồng uốn mình
ngóc đầu chầu vào ngai thờ. Hình tượng rồng rất dữ tợn miệng há rộng,

râu cá trê, tóc đi lượn sóng, thân và đi ẩn hiện trong mây. Hai bên tấm
cửa này có hai tấm gỗ có kích thước giống nhau lắp sát cạnh khám. Phía
trên của tấm gỗ để trơn khơng trang trí, phía dưới tạo hình vng nhỏ
trong trang trí rồng giá. Viền xung quanh cạnh khám và mặt trước hai tấm
gỗ có trang trí bằng văn thực vật nổi khắc chạy dài từ đỉnh tới sát chân
khám. Trán và diềm ngồi khám có họa tiết hình văn triện và lỗ bộ. với kỹ


thuật vẽ, chạm ban kênh cùng với đề tài trang trí là hình vật hoa lá, người
nghệ nhân đã dựng nên một khám thờ trang trọng uy nghi chốn thâm
nghiêm
Ngoài ra còn phải kể tới hệ thống bia đá ở hai dãy hành lang đông
tây.Tổng số gần 40 bia theo hình thức có thể chia làm hai khối “bia vng
tạc tượng, bia trịn ghi cơng” với nội dung ghi lại q trình tơn tạo chùa và
cơng lao đóng góp xây dựng chùa
2.4

Lễ hội
“Dù ai ở khắp thập phương
Đến ngày lễ hội chùa Lương thì về”

Cứ nhất niên, nhất lại hàng năm chùa Lương tổ chức lễ hội truyền
thống vào các ngày 13, 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch.
Ngày 13 đó là ngày chuẩn bị cho lễ hội bao gồm rất nhiều công đoạn
như: mở cửa chùa sửa sang quét dọn, lên kế hoạch cho các nghi lễ., khâu
chuẩn bị này rất quan trọng. Việc lựa chọn nhân vật phục vụ cho lễ chùa
đòi hỏi tiêu chuẩn cao và rất khắt khe.
Ngày 14 đó là ngày rước truyền thống bao gồm các lễ tế dâng hương
của nhà chùa.
Ngày 15 đó là ngày tín đồ và khách thập phương thể hiện lịng thành

kính của mình với đức Phật, dâng hương cầu mong được vạn sự như ý.
Ngày 16 đó là ngày rước cổ truyền.
Địa điểm diễn ra lễ hội là tại chùa Lương xóm 3 xã Hải Anh huyện Hải
Hậu tỉnh Nam Định.
Quy mô lễ hội là rất lớn với sự tham gia của rất nhiều người bao gồm
dân bản địa và khách thập phương
2.4.1 Phần nghi lễ
Mở đầu lễ khai mạc với phần phát biểu của trưởng ban quản lý di tích
và sư trụ trì. Tiếp đó là các nghi lễ được tiến hành.Đó là các lễ kỳ yên, cầu


phúc, lễ phật, rước kiệu bốn vị tổ Trần Vũ, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm
Cập.Đi trước là đội múa rồng dẹp đường, tiếp đến là các kiệu đi sau. Mỗi
kiệu là 8 người khiêng, kiệu được sơn son thếp vàng uy nghi, lộng lẫy.Phía
sau là các tín đồ và dịng người trẩy hội với mong muốn nhận được sự
may mắn
2.4.2 Phần hội
Trước đây hội được tổ chức lễ đua thuyền bao gồm cả nam và nữ trên
sơng Hồnh. Cùng với đó là các hội cờ tướng cờ người ngồi ra cịn có
các đồn văn cơng biểu diễn các vở chèo, quan họ ở sân khấu giữa hồ
trước tam quan của chùa. Các cụ bơ lão cịn tổ chức các trị như tổ tơm,
đánh chắn …
Nhìn chung lễ hội Chùa Lương là lễ hội văn hóa,thời gian diễn ra khá
lâu,trong khơng gian rộng và sự chuẩn bị chu đáo của sở văn hóa tỉnh
Nam Định đã thu hút được nhiều người tham gia
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tốt cịn có một số tệ lạn đó là kẻ xấu lợi
dụng lễ hội tổ chức các trị bói tốn,mê tín dị đoan lừa người.Bản thân
chúng Tôi là những người con của quê hương Hải Hậu nên cùng đã được
tham gia lễ hội một vài năm nên chúng tôi thấy rằng:
Theo quy luật hàng năm, số lượng du khách càng ngày càng tăng lên

nhiều. Nhiều người đến với cảnh chùa, mong sự thanh tịnh để thành tâm
khấn Phật. Song, vài năm gần đây có hiện tượng các hàng quán mở ra, “
bao vây” khuôn viên chùa Lương. Điều này đã khiến các phật tử, du khách
hành hương không thể vui vẻ thưởng ngoạn…
Một số người đến lễ chùa có phàn nàn đáng lẽ nên có khu chợ riêng
biệt, chứ cạnh chùa mà người ăn nhồm nhồm, người lễ phật thì thật…
khơng có khơng khí.
Theo quan sát, đa phần các thực khách là thanh niên và trẻ em đi trẩy
hội. Tiện thể họ ghé vào các hàng ăn như cá chỉ vàng, cá mực nướng
hoặc các hàng bún phở…. Ngoài ra, bên cạnh các trò chơi truyền thống
như cờ người … các trò chơi theo kiểu “ vui chơi có thưởng” cũng được
mở ra và lại… thu dọn khi có lực lượng cơng an kiểm tra.


Thực tế cho thấy những năm gần đây ban tổ chức lễ hội chùa Lương
đã có rất nhiều cố gắng trong việc dẹp bỏ tệ nạn cờ bạc trá hình như cua
bầu tôm cá, cờ thế…tuy nhiên 2 năm trở lại đây lại xuất hiện ra trị “ chiêc
nón kỳ diệu” quay trung thưởng gấp 5- 20 lần số tiền đặt cược. Lực lượng
an ninh, công an đã kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm nạn cờ bạc trá
hình này và trong nhiều năm gần đây ở lễ hội chùa Lương khơng cịn hiện
tượng ăn xin bám lấy du khách. Ý kiến của nhiều du khách cho rằng, ban
tổ chức cần rút kinh nghiệm nghiêm túc để việc bán hàng được đi vào quy
củ. Các hàng ăn, quán xá phải được bày bán ở khu vực xa hơn để trả lại
một không gian lễ hội rộng lớn hơn cho chùa Lương. Có như vậy mới
mong nơi đây sẽ là một điểm lễ hội độc đáo thu hút được đông đảo du
khách thập phương trong và ngoài nước.

Chương 3:Giải pháp bảo vệ - tơn tạo - phát huy giá trị
di tích Chùa Lương
3.1


Hiện trạng của di tích

Di tích lịch sử văn hóa là một bộ phận cấu thành quan trọng trong đời
sống tinh thần của con người. Đó là những giá trị văn hóa tiêu biểu nhất
trong kho tàng giá trị văn hóa nếu con người chỉ biết hưởng thụ mà không
tiến hành bảo tồn, tôn tao lưu giữ, truyền bá các giá trị văn hóa từ đời này
sang đời khác thì tương lai khơng xa các di tích lịch sử chỉ cịn là phế tích.
Chính vì thế cơng tác bảo tồn cần phải được tiến hành thường xuyên
nghiêm túc ở cấp quốc gia tới cấp địa phương và ở chính mỗi cá nhân.
Chùa Lương cùng với các di tích khác trong khu di tích lịch sử văn hóa
xã Hải Anh có giá trị đặc biệt quan trọng, nó là những chứng tích lịch sử
mang đậm dấu ấn cội nguồn. Trải qua thời gian trong nhiều lần tiến hành
tu sửa đã lấy đi diện mạo ban đầu của di tích vì vậy tổng thể kiến trúc đã
không đồng nhất về niên đại, chất liệu, kỹ thuật đã làm ảnh hưởng tới tính
thiêng của di tích.



×