Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Quản lý sử dụng đất và không gian, kiến trúc, cảnh quan theo quy hoạch khu di tích lịch sử phủ trịnh (xã vĩnh hùng, huyện vĩnh lộc, tỉnh thanh hóa) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.52 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

TRẦN TIẾN SANG

QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC,
CẢNH QUAN THEO QUY HOẠCH
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ PHỦ TRỊNH
(XÃ VĨNH HÙNG, HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA)

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TR ÌNH

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

TRẦN TIẾN SANG
KHÓA: 2016-2018

QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC,
CẢNH QUAN THEO QUY HOẠCH


KHU DI TÍCH LỊCH SỬ PHỦ TRỊNH
(XÃ VĨNH HÙNG, HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA)

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ V À CÔNG TR ÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.HÀN TẤT NGẠN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN:
GS.TS.NGUYỄN TỐ LĂNG

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập chương trình thạc sỹ, chuyên ngành Quản
lý Đô thị và Công trình, khóa học 2016- 2018 tại Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội. Học viên đã được các thầy cô giáo truyền đạt cho những kiến thức và
phương pháp luận nghiên cứu khoa học quý báu.Đây chính là nền tảng kiến
thức giúp các học viên tự tin, vững vàng hơn trong công tác và trong lĩnh vực
nghiên cứu sau khi tốt nghiệp. Từ trong tâm khảm của mình, học viên xin bày
tỏ lòng tri ân tới toàn thể quý thầy cô trong Nhà trường. Đặc biệt xin được gửi
lời cảm ơn chân thành nhất và lòng biết ơn tới PGS. TS. Hàn Tất Ngạn, là
người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp cho
học viên hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong Nhà trường, cảm ơn
phòng quản lý Sở xây dựng Thanh Hóa, phòng Di sản Sở Văn hóa, Thể Thao

và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, UBND xã Vĩnh Hùng, đã giúp đỡ học viên hoàn
thành luận văn này.
Hà Nội, Ngày … tháng … năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Tiến Sang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong Luận văn: “Quản lý sử dụng đất
và không gian, kiến trúc, cảnh quan theoQuy hoạch khu di tích lịch sử Phủ
Trịnh(xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa)” do chính tôi nghiên
cứu, thực hiện, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS. Hàn Tất Ngạn.
Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn tác giả, tên
công trình và thời gian công bố.
Những sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá,
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Tiến Sang


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ MINH HỌA
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài: ................................................................................... 1

* Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 3
* Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 3
NỘI DUNG ................................................................................................... 5
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN THEO QUY HOẠCH
TỔNG THỂ BẢO TỒN, TU BỔ, TÔN TẠO KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
PHỦ TRỊNH ................................................................................................. 5
1.1. Tổng quan về di tích ........................................................................... 5
1.1.1. Vị trí, điều kiện tự nhiên.............................................................................5
1.1.2. Lịch sử hình thành ......................................................................................9
1.1.3. Các giá trị lịch sử - văn hóa của di tích ....................................................10
1.1.4. Hiện trạng đất đai và kiển trúc cảnh quan trong khu vực quy hoạch tổng
thể .......................................................................................................................13


1.2. Thực trạng công tác quản lý và sự tham gia của cộng đồng trong
quản lý sử dụng đất và không gian kiến trúc cảnh quan một số khu di
tích,văn hóa lịch sử trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa................................ 19
1.2.1. Thực trạng công tác quản lý sử dụng đất .................................................20
1.2.2. Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan .................21
1.2.3. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý ...............23
1.3. Thực trạng công tác quản lý và sự tham gia của cộng đồng trong
quản lý sử dụng đất và không gian kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch
tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Phủ Trịnh ....... 24
1.3.1. Bộ máy quản lý nhà nước ........................................................................25
1.3.2. Thực trạng công tác quản lý sử dụng đất. ................................................26
1.3.3. Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan .................27
1.3.4. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý ...............30

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN THEO QUY HOẠCH
TỔNG THỂ BẢO TỒN, TU BỔ, TÔN TẠO KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
PHỦ TRỊNH ............................................................................................... 32
2.1. Các cơ sở pháp lý .............................................................................. 32
2.1.1. Cơ sở pháp lý của Việt Nam (Quản lý - Bảo tồn - Quy hoạch xây dưng)
............................................................................................................................32
2.1.2. Các hiến chương, văn kiện quốc tế về quản lý bảo tồn di tích lịch sử văn
hóa trên thế giới ..................................................................................................34
2.1.3. Nội dung Hồ sơ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo khu di tích
lịch sử Phủ Trịnh tỷ lệ 1/500, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số
3463/QĐ-UBND ngày 17/10/2014....................................................................35
2.2. Các cơ sở lý luận ............................................................................... 43


2.2.1. Quản lý nhà nước về đất đai.....................................................................43
2.2.2. Công cụ quản lý nhà nước về đất đai. ......................................................44
2.2.3. Vai trò của quản lý trong việc bảo tồn di tích lịch sử văn hóa .................47
2.2.4. Các cơ sở quản lý quy hoạch bảo tồn di tích lịch sử văn hóa ..................48
2.2.5. Các lý thuyết về quản lý bảo tồn di tích lịch sử văn hóa..........................51
2.3. Các yếu tố tác động đến việc quản lý quy hoạch bảo tồn di tích lịch
sử văn hóa ................................................................................................ 53
2.3.1. Phạm vi quy hoạch bảo tồn di tích ...........................................................53
2.3.2. Tình hình dân cư và môi trường đầu tư....................................................54
2.3.3. Hệ thống vùng di tích văn hóa lịch sử trong tỉnh .....................................56
2.4. Bài học kinh nghiệm về việc quản lý quy hoạch bảo tồn di tích lịch
sử ở Việt Nam và trên thế giới ................................................................ 57
2.4.1. Ở Việt Nam ..............................................................................................57
2.4.2. Trên thế giới .............................................................................................60

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG
ĐẤT VÀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN THEO QUY
HOẠCH TỔNG THỂ BẢO TỒN, TU BỔ, TÔN TẠO KHU DI TÍCH
LỊCH SỬ PHỦ TRỊNH .............................................................................. 62
3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc ................................................ 62
3.1.1. Quan điểm ................................................................................................62
3.1.2. Mục tiêu....................................................................................................63
3.1.3. Nguyên tắc................................................................................................63
3.2. Đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất theo quy hoạch tổng thể bảo
tồn, tu bổ, tôn tạo Khu di tích lịch sử Phủ Trịnh .................................. 64
3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
theo quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo ..................................... 66


3.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách và năng lực quản lý nhà nước đối với khu
di tích lịch sử Phủ Trịnh. ....................................................................................66
3.3.2. Giải pháp về kỹ thuật phân vùng quản lý.................................................70
3.3.3. Quản lý công trình kiến trúc (phục hồi, tu bổ công trình di tích, tôn tạo
công trình dịch vụ, hỗ trợ phát huy giá trị di tích)..............................................72
3.3.4. Quản lý sân đường và các thiết bị tiện ích trên mặt đất ...........................74
3.3.5. Quản lý mặt nước, cây xanh.....................................................................77
3.4. Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch
tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo với sự tham gia của cộng đồng ............ 78
3.4.1. Với sự tham gia của dòng họ Trịnh..........................................................78
3.4.2. Với sự tham gia của người dân địa phương .............................................79
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ........................................................................ 84
Kết luận.................................................................................................... 84
Kiến nghị.................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
CP

Tên đầy đủ
Chính phủ

CTCC

Công trình công cộng

DVTM

Dịch vụ thương mại

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

HTXH


Hạ tầng xã hội

KTCQ

Kiến trúc cảnh quan

QH

Quy hoạch

QHCT

Quy hoạch chi tiết

QHTT

Quy hoạch tổng thể

QL

Quốc lộ

QLĐT

Quản lý đô thị

TDTT

Thể dục thể thao


TP

Thành phố

TTCP

Thủ tướng Chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ MINH HỌA

Số hiệu

Tên hình

Hình 1.1.

Mối liên hệ giữa khu vực quy hoạch và các điểm di tích
xung quanh

Hình 1.2.

Bản đồ vị trí di tích trên nền bản đồ địa hình

Hình 1.3.


Ảnh tham khảo Phủ Trịnh – Thăng Long

Hình 1.4.

Toàn cảnh khu vực Phủ Trịnh

Hình 1.5.

Không gian bên trong Phủ Trịnh

Hình1.6.

Khuôn viên Phủ Trịnh và nhà 2 tầng phía trước

Hình 1.7.

Cổng Phủ hiện đại bê tông cốt thép

Hình1.8.

Tường rào theo phong cách hiện đại

Hình 1.9.

Nhà quản lý và vệ sinh có kiến trúc – vật liệu phi truyền
thống, dân dã

Hình 1.10. Phủ Trịnh - tấm bia đá
Hình 1.11. Cổng - hàng rào

Hình 1.12. Công trình đang xuống cấp
Hình 1.13. Bộ vì kiểu đơn giản
Hình 1.14. Nhà khách
Hình 1.15. Công trình phụ
Hình 1.16. Sân đường lát gạch bát 20x20cm
Hình 1.17. Sân đường lát gạch chỉ


Hình 1.18. Hệ thống dây điện trong phủ Trịnh
Hình 1.19. Cây tùng tháp 2 bên lối vào không phù hợp với cảnh quan
truyền thống Việt
Hình 1.20. Cây đa phát triển tốt
Hình 1.21. Sơ đồ phân cấp quản lý và các hoạt động xây dựng cải tạo
Hình 1.22. Kể cả khi hạ giải, triển khai thi công tu bổ Phủ vẫn còn
nhà dân chưa di dời
Hình 1.23. Các cuộc họp giữa chính quyền, sở ban ngành, địa
phương và dòng họ Trịnh thường xuyên được thực hiện để
xử lý các vướng mắt trong quá trình triển khai QH
Hình 2.1.

Sơ đồ ý tưởng QHTT Phủ Trịnh

Hình 2.2.

Sơ đồ phân vùng, bảo tồn, tôn tạo Phủ Trịnh

Hình 2.3.

Bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phủ Trịnh


Hình 2.4.

Phối cảnh tổng thể không gian kiến trúc cảnh quan phủ
Trịnh

Hình 3.1.

Sơ đồ phân vùng quản lý


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng

Bảng 1.1.

Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất

Bảng2.1.

Bảng tổng hợp khu vực bảo vệ di tích mở rộng

Bảng 2.2.

Bảng tổng hợp các khu chức năng Phủ Trịnh sau bảo tồn


1


MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Giai đoạn lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI-XVIII là thời kỳ đầy biến động
với một thể chế chính trị hết sức độc đáo trong lịch sử chế độ phong kiến
nước ta.Chính quyền vừa có vua – chúa, tồn tại song hành, cạnh tranh về
quyền lực nhưng lại không tiêu diệt lẫn nhau. Các đời chúa Trịnh kéo dài 244
năm với công lao to lớn nhất được ghi nhận trong lịch sử là đóng góp cho sự
nghiệp Trung hưng nhà Lê. Thời kỳ này cũng là thời kỳ phát triển mạnh mẽ
về thương nghiệp, thủ công nghiệp, văn hóa xã hội.
Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc trước đây là nơi làm việc,
tiếp khách và nơi ở của chúa Trịnh; Trong phần lớn thời gian song hành cùng
Hành điện Vạn Lại (khoảng 47 năm), một bên là nơi làm việc của Vua, một
bên là nơi làm việc của Chúa, Phủ Trịnh đã đóng một vai trò đặc biệt quan
trọng trong lịch sử Trung hưng nhà Lê và xây dựng đất nước. Theo gia phả để
lại thì đây còn là nơi ở, nơi thờ phụng tổ tiên của gia đình Chúa.
Tuy nhiên, hiện nay chỉ là nơi thờ cúng nhà Chúa của con cháu trong
dòng họ và nhân dân trong vùng. Đó chỉ là một phần của nhiều giá trị công
năng trong lịch sử; Chưa bao quát được công lao, vị thế, vai trò của chúa
Trịnh đối với đất nước ta trong thời Lê - Trịnh (thời kỳ Lê Trung Hưng).Phần
lớn diện tích đất Phủ xưa hiện là đất thổ cư của xã Vĩnh Hùng.
Chính vì thế, Hồ sơ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo khu di
tích lịch sử Phủ Trịnh tỷ lệ 1/500, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh
Hóa đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số
3463/QĐ-UBND ngày 17/10/2014; Dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ, tôn tạo khu
Phủ từ, trưng bày, quản lý, dịch vụ và cảnh quan di tích lịch sử Phủ Trịnh đã


2


được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 4363/QĐUBND ngày 29/10/2015.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch và Dự án đầu
tư xuất hiện một số vướng mắc thuộc về lĩnh vực quản lý đã và đang làm cho
tiến độ, nội dung thực hiện chậm và không thực hiện được. Chủ yếu như sau:
- Phức tạp, kéo dài trong khâu quản lý công tác giải phóng mặt bằng và
tái định cư. Số liệu ban đầu theo thống kê quy hoạch khoảng 88 hộ, nhưng
đến khi triển khai các hộ tách, chuyển lên tới 133 hộ.
- Đất di tích ban đầu chỉ có 0,3ha; Sau quy hoạch lên đến 3,84ha (gấp
12,65 lần) dẫn đến quản lý đất đai thiếu đồng bộ.
- Quản lý tu bổ, tôn tạo di tích quy hoạch rất phức tạp; Một mặt tính chất
công trình không đồng bộ, trong một dự án vừa là hạ tầng, vừa là di tích cấp
quốc gia vừa là công trình dịch vụ; vừa là cảnh quan; Mặt khác, văn bản pháp
lý thiếu đồng bộ, không rõ ràng dẫn đến chống chéo, thực hiện kéo dài, làm
mất cơ hội kêu gọi đầu tư.
- Hình thức kiến trúc, mỹ thuật trang trí mang tính đặc thù (thời Lê Trịnh) lại bị ứng xử như công trình dân dụng dẫn đến loạn trong quản lý.
Do vậy việc nghiên cứu đề tài “Quản lý sử dụng đất và không gian kiến
trúc cảnh quan theo quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo khu di tích lịch
sử Phủ Trịnh - xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa” là hết sức
cấp bách và cần thiết.
* Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục đích
Quản lý một cách có hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất và tổ chức
không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử Phủ Trịnh vừa phù hợp với
quy hoạch được duyệt lại đáp ứng được nhu cầu thực tiễn dịa phương.


3

b) Nhiệm vụ
- Đánh giá thực trạng quản lý đất đai và tổ chức không gian kiến trúc

cảnh quan theo quy hoạch di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và khu di tích
lịch sử Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc.
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp quản lý
quy hoạch khu di tích lịch sử Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh
Thanh Hóa.
- Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất và không gian kiến trúc cảnh quan
theo quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu tu bổ, tôn tạo khu di tích lịch sử Phủ Trịnh.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:Công tác quản lý sử dụng đất và không gian
kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu tu bổ, tôn tạoKhu di
tích lịch sử Phủ Trịnh.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi theo ranh giới quy hoạch tổng thể được
duyệt; diện tích nghiên cứu 3,84 ha.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện quản lý sử dụng đất và không
gian kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu tu bổ, tôn tạo di
tích lịch sử nói chung và đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhằm


4

thực hiện tốt việc triển khai quy hoạch Khu di tích lịch sử Phủ Trịnh, xã Vĩnh
Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý quy hoạch Khu di
tích lịch sử Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa giúp cho

chính quyền địa phương cũng như đơn vị chủ đầu tư có thêm cơ sở để quản lý
hiệu quả quy hoạch di tích; bảo tồn, tái hiện Phủ Trịnh và các giá trị phi vật thể
thời kỳ Lê – Trịnh nhằm bảo tồn vững chắc, tôn vinh giá trị nổi bật của di tích và
xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử đặc biệt của xứ Thanh.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Thực trạng về quản lý sử dụng đất và không gian kiến trúc
cảnh quan theo quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu tu bổ, tôn tạoKhu di tích lịch
sử Phủ Trịnh
- Chương 2: Cơ sở khoa họcquản lý sử dụng đất và không gian kiến trúc
cảnh quan theoquy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạoKhu di tích lịch sử
Phủ Trịnh
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý sử dụng đất và không gian
kiến trúc cảnh quan theoquy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo Khu di tích
lịch sử Phủ Trịnh


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


84


KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Kết luận
Quản lý di tích lịch sử mang tính tổng hợp từ nhiều ngành khác nhau,
cho nên mỗi di tích lịch sử dù lởn nhỏ đều có tất cả các hoạt động quản lý trên
mọi lĩnh vực.Thực tế, luận văn cũng chỉ tiếp cận ở một khía cạnh nhỏ cùa công
tác quản lý xây dựng di tích lịch sử, một lĩnh vực của quản lý di tích lịch sử.
Khu di tích lịch sử Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh
Thanh Hóa, là một di tích lịch sử có giá trị cao về kiến trúc cảnh quan, hình
thức kiến trúc đa dạng, đã và đang chứa đựng một hệ thống giá trị di sản lịch
sử, văn hóa, kiến trúc đặc trưng cho một thời kỳ của dân tộc .... Trên thực tế,
công tác quản lý sử dụng đất, kiến trúc cành quan không chỉ trong khu di tích
Phủ Trịnh mà đa cố các khu di tích lịch sử văn hóa đều còn gặp ít nhiều bất
cập, từ công tác quy hoạch chung - quy hoạch chi tiết chưa song hành, còn
mang tỉnh chung chung cho tới hiệu quả triển khai quy hoạch thấp, các hoạt
động quản lý rời rạc và không được quy định rõ ràng đã và đang gây khó
khăn cho quá trình phát triển gìn giữ cũng như bảo tồn. Xây dựng một khu di
tích lịch sử văn hóa khang trang trên cơ sở những giải pháp quản lý hiệu quả
và có lộ trình thực hiện hợp lý.
Từ các vẩn đề cần giải quyết, cùng với việc nghiên cứu chiến lược phát
triển, định hướng phát triển, các lý luận trong và ngoài nước có liên quan tới
đề tài, các kinh nghiệm học hỏi trong và ngoài nước làm cơ sở xây dựng và
hoàn thiện các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử Phủ
Trịnh nhằm mục tiêu tạo dựng và phát huy giá trị hình ảnh kiến trúc cảnh
quan đặc trưng của khu di tích lịch sử.
Sản phẩm luận văn đã chỉ rõ, để quản lý kiến trúc cành quan khu di tích
lịch sử Phủ Trịnh đạt đượchiệu quả cả cần có một chính quyền quản lý tổng
hợp, đồng bộ, cỏ năng lực mạnh mẽ về nhiều khía cạnh, có định hướng đúng



85

đắn, nhìn xa trông rộng. Bộ phận tham mưu, các chuyên gia chuyên ngành có
trình độ cao.Hệ thống văn bản chế tài mạnh, sát với điều kiện thực tế, đúng
định hướng nhà nước.Hệ thống quản lý triển khai tại cơ sở có đủ năng lực.
Ngoài ra sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý kiến trúc cảnh quan
khu di tích lịch sử Phủ Trịnh là một yếu tố để xây dựng biện pháp quản lý sử
dụng đất, kiến trúc cảnh quan có hiệu quả. Từ đó luận văn đã đề xuất các giải
pháp để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan khu di
tích lịch sử Phủ Trịnh từ các giải pháp tổng thể đến các giải pháp cụ thể có
tính khả thi và phù hợp với thực tiễn.
Trong phạm vi của luận văn, cũng như trình độ có hạn, học viên xin đưa
ra một vài giải pháp quản lý sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan của khu di tích,
từ đó có thể đưa ra giải pháp cho các khu di tích khác.
Kiến nghị
Kiến nghị UBND tỉnh huy động và hỗ trợ nguồn lực cho công tác bảo
tồn di sản từ các nguồn vốn trong và ngoài nước, các chính sách thu hút vốn
đầu tư thu hút đầu tư thông qua Quỹ hỗ trợ bảo tồn di sản.
Đối với chính quyền địa phương (UBND huyện, UBND xã): Tinh giản
thủ tục hành chính trong công tác xây dựng, đảm bảo quy hoạch được duyệt
và thực thi trên cơ sở xây dựng lộ trình bao gồm cả quy chế quản lý sử dụng
đất, kiến trúc cảnh quan và cách thức tổ chức với sự tham gia của cộng đồng.
Bên cạnh đó, xây dựng quy chế, điều lệ quản lý cho khu di tích đảm bảo đồng
bộ, khớp nối với các khu vực lân cận.
Kiến nghị thiết lập các công cụ pháp lý cần thiết làm cơ sở cho việc giáo
dục nâng cao nhận thức, điều chinh các quan hệ, xử lý các vấn đề nảy sinh
trong quá trinh bảo tồn di tích cần được cân nhắc kỹ lưỡng, căn cứ trên các
thông tin và số liệu thực tại, tham khảo ý kiến phản biện của các nhà chuyên
môn, dòng họ và cộng đồng để xác định hướng đi phù hợp.



86

Kiến nghị sự quan tâm của các cấp, các ngành chức năng quản lý cung
ngân hàng dữ liệu phục vụ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế
hệ thống thông tin tổng hợp, nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất
và kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử Phủ Trịnh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1)Nguyễn Đình Bồng và Đỗ Hậu (2005), Quản lý đất đai và bất động
sản đô thị, Trường Đại học kiến trúc Hà Nội.
2) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Thông tư số 18/2012/TTBVHTTDLngày 28/12/2012 quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu
bổ, phục hồi di tích ;
3) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (1995), Quyết định số 2233/QĐBTngày 26/6/1995 về việc xếp hạng di tích lịch sử quốc gia Phủ Trịnh;
4) Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan (2010), Bài giảng môn học "Nguyên lý
Kiến trúc Cảnh quan".
5) Trịnh Ngọc Chung (2016),Quản lý di sản thế giới ở Việt Nam (Qua
trường hợp Cố đô Huế và đô thị cổ Hội An). Luận án tiến sỹ. Hà Nội .
6) Chính phủ (2012), Nghị định số 70/2012/NĐ-CPngày 18 tháng 9 năm
2012 quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án
bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
7) Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CPngày 07 tháng 4 năm
2010 về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
8)Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng
đồng (dự án nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị - hợp
tác giữa Bộ Xây dựng và Bộ Ngoại giao.
9)Nguyễn Thị Thu Hà (2016),Luận án tiến sỹ Quản lý di sản văn hóa và
phát triển du lịch ở đô thị cổ Hội An.
10)Nguyễn Thị Thu Hường (2015),Luận án tiến sỹ Quản lý di sản văn

hóa ở làng trong quá trình đô thị hóa (Trường hợp thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh).


11)Nguyễn Tố Lăng (2010), Quản lý phát triển đô thị bền vững - một số
bài học kinh nghiệm, tạp chí Ashui, bài đăng ngày 22/9/2010.
12)Nguyễn Tố Lăng (2010), Quản lý phát triển đô thị bền vững – Một số
bài học kinh nghiệm. - Thứ Tư, 22/9/2010, 00:15
13)Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng.
14)Phạm Trọng Mạnh (1999), Khoa học quản lý, NXB Xây dựng.
15)Hàn Tất Ngạn. Bài giảng xây dựng và thực thi quy hoạch, dự án bảo
quản, tu bổ, phục hồi di tích ở Việt Nam. Trường đại học văn hóa phối hợp
với Cục Di sản văn hóa tổ chức.
16) Quốc hội (2014),Luật Xây dựng số 50/2014/QH13ngày 18 tháng 6
năm 2014;
17)Quốc hội(2009), Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12ngày 17
tháng 6 năm 2009;
18) Quốc hội (2001-2009),Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di
sản văn hóangày 29 tháng 6 năm 2001 Luật Di sản văn hóa và ngày 18 tháng
6 năm 2009 ;
19) Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2014), Quyết định số 3463/QĐUBNDngày 17/10/2014, phê duyệt Hồ sơ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ,
tôn tạo khu di tích lịch sử Phủ Trịnh tỷ lệ 1/500, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh
Lộc, tỉnh Thanh Hóa;
20) Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2015),Quyết định số 2326/QĐUBNDngày 24/06/2015, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu
bổ, tôn tạo khu di tích lịch sử Phủ Trịnh tỷ lệ 1/500, xã Vĩnh Hùng, huyện
Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa;




×