Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Tìm hiểu giá trị kiến trúc – nghệ thuật đình ngăm lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HĨA
*********

TIỂU LUẬN

Tên đề tài

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC – NGHỆ
THUẬT ĐÌNH NGĂM LƯƠNG
( XÃ LÃNG NGÂM, HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH)

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Tri Phương
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Việt Cường
Lớp: Bảo tàng 31 B

Hà Nội, 2014


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU......................................................................................................3
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI
ĐÌNH NGĂM LƯƠNG..............................................................................6
1.1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI LÀNG NGĂM
LƯƠNG.....................................................................................................6
1.1.1.Vị trí địa lí......................................................................................6
1.1.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................6
1.1.3. Lịch sử hình thành làng Ngăm Lương..........................................7
1.1.4. Đời sống cư dân..........................................................................10
1.1.5. Truyền thống văn hóa và cách mạng..........................................12


1.2. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI ĐÌNH NGĂM
LƯƠNG...................................................................................................17
1.2.1. Lịch sử ra đời..............................................................................17
1.2.2. Quá trình tồn tại đình Ngăm Lương...........................................19
1.3. LỊCH SỬ VỊ THẦN ĐƯỢC THỜ TRONG ĐÌNH NGĂM LƯƠNG
.................................................................................................................20
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC ĐÌNH NGĂM LƯƠNG.............24
2.1. KHÔNG GIAN CẢNH QUAN........................................................24
2.2. BỐ CỤC MẶT BẰNG.....................................................................26
2.3.KẾT CẤU KIẾN TRÚC....................................................................26
2.3.1.Nghi mơn.....................................................................................26
2.3.2. Đại đình......................................................................................28
2.3.3. Hậu cung.....................................................................................33
2.4.TRANG TRÍ TRÊN KIẾN TRÚC.....................................................34
2.4.1. Nghi mơn....................................................................................34
2.4.2. Đại đình......................................................................................34
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG DI VẬT, ĐỒ THỜ ĐÌNH NGĂM LƯƠNG
.....................................................................................................................44

1


3.1. CHẤT LIỆU GỖ...............................................................................44
3.2. CHẤT LIỆU GIẤY..........................................................................48
3.3. CÁC CHẤT LIỆU KHÁC................................................................51
KẾT LUẬN................................................................................................53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................55
PHẦN PHỤ LỤC......................................................................................57

2



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã để lại
một khối lượng Di sản văn hóa đồ sộ và quý giá trên cả hai phương diện
vật thể và phi vật thể. Trong đó, các di tích lịch sử- văn hóa chiếm một tỉ lệ
khơng hề nhỏ trong kho tàng Di sản của dân tộc, đó là nơi đang lưu giữ
những di vật, cổ vật và bảo vật có giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học.
Đình làng với tư cách là một loại trong loại hình di tích kiến kiến trúcnghệ thuật mang trên mình đầy đủ vai trị của một trung tâm tín ngưỡng,
hành chính và văn hóa của cả một làng qua nhiều thời kỳ lịch sử. Mọi
nguồn lực, trí tuệ và tinh hoa văn hóa của một làng xã cổ truyền được tích
tụ trong ngơi đình làng mà ngày nay, chúng ta đều phải có trách nhiệm gìn
giữ, bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp này.
Đình làng Ngăm Lương thuộc thơn Ngăm Lương, xã Lãng Ngâm,
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninhlà ngơi đình cổ, khởi dựng từlâu đời và có
quy mơ khá lớn, chứa đựng nhiều giá trị to lớn về lịch sử và kiến trúcnghệ thuật.Đình đã được Uỷ ban nhân dântỉnh Bắc Ninh xếp hạng là di tích
lịch sử- văn hóa theo quyết định số 61/QĐ – UBND ngày 15/1/2009.
Nằm trên vùng đất Kinh Bắc nghìn năm văn hiến, đình Ngăm Lương
ẩn chứa nhiều dấu tích kiến trúc từ thời Lê Trung Hưngđến thời Nguyễn.
Nhưng việc nghiên cứu các giá trị đặc sắc này còn mới mẻ, chưa được
nghiên cứu, tiếp cận một cách có hệ thống. Hiện nay, mới chỉ có một bài
viết ngắn của trường THCSLãng Ngâm giới thiệu tổng quan về đình và
truyền thống văn hóa của làng Ngăm Lương.Bài này cũng được dùng để
giới thiệu trong Cổng thơng tin điện tử huyện Gia Bình, phần di tích lịch
sử. Bài viết cịn khá tản mạn khi đề cập tới đình Ngăm Lương. Cịn nhiều
vấn đề cần phải đi sâu nghiên cứu như nghệ thuật trang trí, kiến trúc, vấn
đề lịch sử, lễ hội truyền thống…… Các bài viết này cịn sơ sài, chưa tồn
3



diện, một số điều cần phải khảo chứng lại,một số giá trị đặc sắc của đình
chưa được đề cập tới.
Đối với cá nhân, tơi thấy đình Ngăm Lươngcó một sự hứng thú đặc
biệt bởi nó mang trên mình nhiều mảng chạm khắc đẹp, tiêu biểu ở nhiều
giai đoạn lịch sử mỹ thuật Việt Nam từ thế kỉ 17, 18 và cả thế kỉ 20.Việc
phân tích, bóc tách các lớp kiến trúc, đưa giả định kiến trúc nguyên thủy,
rồi sự biến đổi, bổ sung sau này….vô cùng thú vị. Hơn nữa, đây là cơ hội
để có thể vận dụng những kiến thức chuyên ngành đã được tích lũy vào
thực tiễn, tập dượt khả năng nghiên cứu, viết bài.
Với tất cả những lí di trên, tơi quyết định chọn đề tài : “Tìm hiểu giá trị
kiến trúc nghệ thuật đình Ngăm Lương, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh” làm Tiểu luận/ Bài nghiên cứu khoa học chuyên ngành năm thứ 3.
2. Đối tượng nghiên cứu
Là di tích hiện có ở đình Ngăm Lương với tồn bộ các đơn ngun
kiến trúc, các mảng trang trí trên kiến trúc, di vật, đề tài trang trí đắp vơi
vữa, cảnh quan, các hạngmục xung quanh đình, lễ hội và tín ngưỡng
thờthành hồng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về đình Ngăm Lương khơng chỉ giới hạn riêng
di tích hiện có mà cịn được mở rộng. Đó là các di tích khác có niên đại
sớm hơn, cùng thời, nhưng vẫn còn giữ được các mảng trang trí tương tự.
Để có tư liệu so sánh, đối chiếu, các ngơi đình xung quanh cũng được sử
dụng như đình Ngọ Xá, đình Hồng Xá, đình Hữu Bổ, đình Đình Bảng,
đình Đồng Kỵ……
Về thời gian, tuy ngơi đình có từ lâu đời nhưng sẽ chỉ đề cập tới di
tích từ thế kỉ 17 tới nay vì khơng tìm thấy dấu vết vật chất nào ở đây có
trước thời kì này

4



Về loại hình, dù có đối tượng chính là đình Ngăm Lương nhưng các
ngôi chùa, đền thờ vẫn bảo lưu được các di vật có giá trịnghệ thuật điêu
khắc thế kỉ 17, 18 và 19 vẫn được dùng để so sánh.
Ngồi ra, để tìm hiểu các giá trị cịn lại, sẽ kế thừa có sáng tạo các tư
liệu về tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, lễ hội truyền thống, sinh hoạt làng
xã…….
4. Mục đích nghiên cứu
Là nghiên cứu các giá trị về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, tín
ngưỡng, sinh hoạt làng xã của đình Ngăm Lương.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp cơ bản nhất là điền dã thực địa như: đo vẽ, chụp ảnh,
thống kê phân loại, phân tích và so sánh, giải mã biểu tượng, phỏng
vấn…….
- Phương pháp kết hợp liên ngành như : hán nôm, nghệ thuật học
( phong cách tạo hình, đặc trưng mĩ thuật từng thời kì), văn hóa học, sử
học…..
- Vận dụng phươngpháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để
xem xét, nhìn nhận các sự vật, hiện tượng và sự kiện lịch sử
6. Bố cục của Tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục,
bố cục bài viết gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại đình Ngăm
Lương
Chương 2 : Giá trị kiến trúc đình Ngăm Lương
Chương 3 : Hệ thống di vật đình Ngăm Lương

5



CHƯƠNG 1
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI ĐÌNH
NGĂM LƯƠNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI LÀNG
NGĂM LƯƠNG
1.1.1.Vị trí địa lí
Đình Ngăm Lương ( đình Ngăm) tọa lạc ngay tại đầu làng Ngăm
Lương, Xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Làng có tên nơm
là làng Ngăm, nằm ở bờ nam song Đuống, là cực tây bắc của huyện Gia
Bình. Phía đơng giáp làng An Quang và dãy núi Thiên Thai, nơi cư trú lâu
đời của cư dân Đông Sơn với di chỉ Vườn Chiều, Mả Vường. Phía bắc là
sơng Đuống ( sơng Thiên Đức) là tuyến đường thủy quan trọng nối sông
Hồng với hệ thống sơng Thái Bình. Phía tây giáp làng Mão Điền. Phía nam
có con đường bộ thiên lí Phả Lại-Đơng Cơi-Dâu- Hà Nội và làng đúc đồng
Đại Bái cổ truyền bên dịng sơng Bái Giang nổi tiếng chảy qua nhiều làng
nghề thủ công. Làng Ngăm Lương là một vùng đất trũng thuộc vùng đồng
bằng, ở rìa dãy núi Thiên Thai, nơi kết thúc của mạch núi cao, trải dài suốt
từ Tam Đảo, Sóc Sơn, Phật Tích xuống tới Thiên Thai ở phía bắc để mở ra
vùng đồng bằng rộng lớn và đi ra biển đơng. Làng cách trung tâm huyện
Gia Bình 5km về phía tây bắc, cách Hà Nội 36km về phía đơng. Từ Hà Nội
qua cầu Vĩnh Tuy đi theo quốc lộ 5 đến ngã từ Phú Thị rẽ trái vào đường
tỉnh lộ 282, qua các địa danhSủi, Keo, Dâu, Đơng Cơi, đến ngã tư Cống
Đoan-Đại Bái thì rẽ trái 3km nữa là đến.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Làng Ngăm Lương được bồi tụ bởi dịng phù sa cổ của sơng Thiên
Đức. Thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây chất đất phù sa màu mỡ, ẩm, rất
thích hợp với canh tác cây lúa nước và nhiều loại cây màu. Làng hiện có diện

6



tích đất canh tác nội đồng là 290 mẫu và 5 mẫu đất bãi. Từ xa xưa, bên cạnh
nghề nông, cư dân còn biết trồng dâu, chăn tằm, dệt đũi mà ở bìa làng nay cịn
đền Ba thờ bà tổ nghề dệt. Nằm ở vị trí gần chân đồi núi thấp, lại đất đai màu
mỡ, nước có quanh năm nên từ lâu, người Việt cổ đã chọn nơi đây để sinh
sống với hàng loạt hố khảo cổ do Bảo tang Lịch sử khai quật thuộc nền văn
hóa Đơng Sơn khoảng thế kỉ III – II tcn nằm giữa làng An Quang và làng
Ngăm Lương. Hơn nữa, do vị thế của làng nằm ở nơi giao thoa của nhiều
tuyến đường, bao gồm cả đường bộ lẫn đường thủy nên từ xa xưa, cư dân đã
sớm tiếp nhận nhều ngành nghề, đem lại thu nhập không hề nhỏ. Làng nằm ở
giữa sông Đuống và sông Bái Giang, giữa đường đê và đường cổ “ Thiên lý”.
Đây đều là những tuyến đường huyết mạch của xứ Bắc, Sông Thiên Đức nối
sông Hồng với hệ thống sông Lục Đầu tức là nối liền Thăng Long-Hà Nội với
các tỉnh phía đơng như Hải Dương, Thái Bình, Hải Phịng. Sơng Bái Giang ở
phía nam của làng đi qua nhiều làng nghề như tre trúc Phúc Lai, đúc đồng Đại
Bái, nấu rượu Gia Phú, thợ mộc Bình Ngơ, sơn Định Cương, quạt giấy Kỳ
Khúc, làm nón Tỉnh Ngô…..mà cả con đường bộ mà theo giới nghiên cứu
cho là con đường bộ cổ nhất Việt Nam thông từ Luy Lâu đến tận Thiên Trúc.
Phíađơng của làng, tức là núi Thiên Thai sơn thủy hữu tình, có núi cao và
sơng chảy vịng quanh, là một thắng cảnh, tụ khí thiêng nên từ lâu, các triều
đại phong kiến đã chọn nơi đây làm hành cung, xây chùa chiền, miếu mạo
như chùa Tĩnh Lự, Lệ Chi Viên, đền Thái sư Lê Văn Thịnh, một số mộ
Hán…. Nên rất có thể nơi đây đã là nơi lui tới thường xuyên của giới q tộc
cai trị, rất có khả năng những di tích đó có đóng góp của của họ, hình thành
một trung tâm đông đúc, nhộn nhịp. Tất cả những điều kiện thuận lợi đó đã đủ
khiến cho nơi đây sớm hình thành nên một làng sản xuất nông nghiệp lúa
nước, kết hợp với nghề thủ công và cả buôn bán vào các thế kỉ sau này.

7



1.1.3. Lịch sử hình thành làng Ngăm Lương
Ngăm Lương hoặc xã Lãng Ngâm nói chung là một vùng đất cổ, đã
có cư dân đến khai hoang, trồng trọt, sinh sống từ rất sớm. Nguyên nhân
chính là nơi đây hội tụ đầy đủ những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
người Việt định cư từ buổi đầu xuống khai phá vùng đồng bằng sông
Hồng, là ven chân đồi núi thấp, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi
dào.......Thời Hùng Vương – An Dương Vương, đây là đất bộ Vũ Ninh ( bộ
lạc Dâu) trong nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. Bằng kết quả khai quật khảo
cổ học mà quan trọng là những phát hiện về thời đại Đông Sơn trong cuộc
thám sát năm 1972 của Bảo tàng Lịch sử, chúng ta chúng ta có thể biết
chắc chắn rằng vùng đất này vào khoảng thế kỉ III – đầu thế kỉ II TCN đã
có con người sinh sống.
Di chỉ khảo cổ học Lãng Ngâm ở vị trí 21o4’48’’ vĩ Bắc và
10608’36’’ kinh Đơng, nằm theo chân phía Tây Nam núi Cả trong dãy
Thiên Thai, bên hữu ngạn sơng Đuống với diện tích tới hàng vạn mét
vuông, cách Hà Nội khoảng 36km về phía Đơng Đơng Bắc, cách Bắc Ninh
15km về phía Đơng Nam.
Hiện vật thu được tại di chỉ Lãng Ngâm tổng cộng trên 5 hố A, B, C,
D, E :
Những hiện vật bằng đồng như: Rìu đồng (rìu lưỡi xéo cân xứng, rìu
hình chữ nhật, rìu gót vng, rìu xéo minh khí); giáo đồng (giáo có tiết diện
hình trám dẹt); lao đồng; dao găm cán hình người; cái mổ; mảnh che ngực;
dao gọt; đục đồng; nắp bình đồng, quả cân; mảnh quai trống hoặc quai thạp;
trống đồng minh khí; mảnh đồng trang trí hình người, hình động vật.
Hiện vật bằng đá: Có 1 chiếc vịng đá đã bị gãy nhưng gắn lại vẫn
giữ được hình dáng cũ. Chất liệu được làm bằng đá nê-frit, vịng có một

8



khe hở cắt vng góc với vịng trịn, hai bên khe hở có hai lỗ thủng có lẽ lỗ
để buộc dây.
Hiện vật bằng gốm như: Dọi se chỉ và những mảnh đồ gốm cho thấy
đây là đồ dùng và đồ đun nấu. Miệng đồ gốm rất đa dạng, đặc điểm càng
lên thành miệng càng dày. Chân đế có 2 loại, chân đế thẳng và chân đế loe
được trang trí bằng những đường chải dọc. Nhìn chung đồ gốm có màu
xám trắng, một ít có màu xám hồng và xám đen, có 2 loại chất liệu là mịn
và thơ, có độ nung cao nên mảnh gốm cứng.
Sau khi thám sát ở các hố, dựa vào tầng văn hóa và các hiện vật
trong hố thám sát đã có nhận xét ban đầu:
Di chỉ Lãng Ngâm là một di chỉ khảo cổ học lớn, kéo dài từ chân núi
Cả cho đến suốt cánh đồng Mả Vường, Vườn Chiều, được chia làm 2 khu
vực là khu mộ táng và khu cư trú. Khu mộ táng nằm ven theo chân núi Cả,
khu cư trú kéo dài từ chân núi Cả ra suốt cánh đồng Mả Vường. Tuy phân
bố thành 2 khu, nhưng hiện vật hoàn tồn giống nhau cả về chất liệu và
trình độ chế tác. Vì vậy di chỉ Lãng Ngâm vừa là nơi cư trú đồng thời vừa
là nơi mai táng.
Hiện vật phong phú và rất độc đáo như: Đồ đồng chủ yếu là cơng cụ
sản xuất và dụng cụ sinh hoạt (rìu hình chữ nhật, rìu lưỡi xịe, rìu lưỡi xéo,
nắp bình, dao gọt, các loại đục, giáo ,lao, dao găm cán hình người và hình
củ hành, mổ đồng, trống minh khí…); đồ đá có trang sức bằng vịng đá; đồ
gốm có dọi se chỉ, các loại đồ đựng và đồ đun nấu. Hiện vật ở Lãng Ngâm
đều mang tính chất bản địa rất đặc sắc, đó là sản phẩm của dân cư nền văn
hóa Đơng Sơn nổi tiếng, đồng thời cũng có sự trao đổi văn hóa giữa vùng
này với vùng kia. Cố GS. Trần Quốc Vượng cho rằng di chỉ Lãng Ngâm
chắc chắn thuộc văn hóa Đơng Sơn, với một khu mộ địa đầy ắp đồ đồng ở
chân núi Cả thuộc dãy Đông Cứu ( Thiên Thai), đan xen đầy mộ gạch cổ
Đông Hán – Lục Triều, khoét sâu vào lòng núi, một khu cư trú Vườn Chiều

9


trải rộng hàng vạn mét vuông trong dải đất phù sa trên bãi trong đê sông
Đuống ken dày đặc gốm “ Đường Cồ”, “ Gò Mun muộn” và kha khá gốm
lạ, có thể là Chiến Quốc…..
Qua điều tra hồi cố các cụ cao tuổi, ta biết được trong nhân dân còn
truyền cho nhau qua nhiều thế hệ là vào thời Lý, do nhu cầu xây dựng sơn
lăng cấm địa mà có cuộc di dân lớn và có tổ chức từ phủ Thiên Đức về
phía nam sơng Thiên Đức này. Trong đó có làng Ngăm, một bơ phận cư
dân chuyển tới đây và hội nhập vào làng, trở thành một đơn vị hành chính
thống nhất. Làng Chằm bên cạnh làng Ngăm có tên chữ là Mão Điền tương
truyền cũng hình thành từ cuộc di dân phủ Thiên Đức thời đó.Vào thời Lê,
làng Ngăm là một đơn vị cấp xã, gọi là Ngâm Điền xã. Đến cuối thời
Nguyễn, tách ra thành thôn Tỉnh Cách, thôn Ngâm Điền Giáo và thôn
Ngâm Điền Lương, đều thuộc xã Lãng Ngâm, tổng Đơng Cứu, huyện Gia
Bình, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Sau kháng chiến 1954, Ngâm Điền
Giáo di cư vào Nam hết, thôn Tỉnh Cách đổi thành thôn Ngọc Tỉnh, thôn
Ngâm Điền Lương đổi thành Ngăm Lương, cùng với 2 thôn khác là An
Quang và Ngâm Mặc thành xã Lãng Ngâm, huyện Gia Lương, tỉnh Hà
Bắc. Đến năm 1996, với Quyết định tái lập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang,
làng Ngăm Lươnglại thuộc về tỉnh Bắc Ninh. Tai Nghị định số
68/1999/NĐ-CP ngày 9-8-1999, Chính phủ quyết định chia tách huyện Gia
Lương tái lập thành 2 huyện Gia Bình và Lương Tài, làng Ngăm Lương lúc
này chính thức thuộc huyện Gia Bình và giữ ngun tới nay. Khi tìm hiểu
sâu, ta cịn biết một tên khác nữa là làng Ngăm Đũi vì làng xưa kia có
nghềdệt đũi.
1.1.4. Đời sống cư dân
Làng Ngăm hiện nay có tới gần 40 dịng họ, trong đó có các dịng họ
lớn là họ Phạm, họ Nguyễn Bá, Họ Nguyễn Đăng……Theo các bậc cao

niên thì dịng họ Phạm là một trong hững dòng họ đầu tiên về lập làng. Trải

10


qua nhiều đời liên tục cải tạo, một vùng đất trũng nay đã trở thành xóm
làng trù mật. Thuở xa xưa, những cư dân Đông Sơn đến định cư nơi đây đã
biết trồng trọt, canh tác lúa màu và sau này có thêm nghề trồng dâu ni
tằm, dệt đũi, thợ nề cùng tồn tại song song. Trong cuốn “ Bắc Ninh tồn
tỉnh địa dư chí” ( quyển hạ) biên soạn năm Thành Thái thứ 3 ( năm 1891),
sao lại năm Bảo Đại thứ 8 ( năm 1913) khảo về cổ tích, phong thổ , trong
phần Kĩ nghệ có nhắc đến nghề thợ nề có xã Ngâm Điền, nghề dệt tơ lụa có
xã Ngâm Điền, nón bồng ở Tỉnh Cách( một thơn nhỏ tách ra khỏi Ngâm
Điền).Nghề dệt ở đây có từ rất sớm và lưu truyền đến gần đây. Người trong
vùng tự hào với câu ca:
Ngăm Đũi có gốc cây đề
Có sơng tắm mát, có nghề cửi canh
Đũi là loại tơ tằm loại hai, màu trắng và rất được tầng lớp trung lưu
ưa chuộng vì hợp túi tiền và lại diện. Do diện tích đất bãi ít nên gái làng
Ngăm phải đi mua thêm lá dâu ở các làng xóm lân cận. Hiện dân làng còn
đền thờ bà tổ nghề dệt ở đền Ba, việc tế tự bên cạnh Thành hồng. Đền Ba
cũng là di tích có mặt sớm nhất ở ngôi làng này.
Nếu nghề nuôi tằm dệt vải dành cho phụ nữ cho thu nhập cao thì
nghề nề của đàn ông đem lại danh tiếng cho dân làng. Hiện bên góc chái
trong đình cịn có ban thờ ơng tổ nghề nề. Những người thợ giỏi của làng
nổi tiếngtrong vùng về nghề xây đắp. Họ được mời đi làm những việc đòi
hỏi tay nghề cao như đắp cột trụ, câu đối, trang trí ở đền miếu chùa chiền.
Tên tuổi của các thợ cả giỏi những năm gần đây dù đã khuất bóng nhưng
vẫn được dân làng ghi nhớ như các cụ: Nguyễn Huy Hách, Lê Tất Thiêm,
Nguyễn Đăng Ư, Nguyễn Huy Cạch, Phạm Ích Chiến….. thời kì đổi mới

nghề nề vẫn được dân làng phát huy.

11


Theo trưởng thôn Nguyễn Bá Tiến, làng Ngăm Lương hiện nay có
660 hộ gia đình với 2.432 nhân khẩu, trong đó có 14 hộ đồng bào Cơng
giáo với 67 giáo dân. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, đời sống của nhân
dân được đổi mới và có những bước tiến đáng kể. Hiện nay làng khơng cịn
dệt đũi nữa mà chuyển sang nghề may gia cơng. Tồn thơn có gần 200 hộ
tham gia sản xuất, tạo việc làm ổn định cho 400 lao động, số hộ nghèo
giảm xuống dưới 5% .
1.1.5. Truyền thống văn hóa và cách mạng
Là một làng quê Kinh Bắc văn hiến, từ lâu, làng Ngăm đã hình thành
được ý thức tơn sùng mộ đạo, biết ơn những người có cơng với dân. Niềm
tin đó đúc kết thành các loại tín ngưỡng tồn tại từ lâu trong làng như thờ tổ
nghề, thờ Phật, và thờ Thành hoàng là thủy thần cũng đồng nhất với người
khai hoanglập ấp. Các tín ngưỡng tốt đẹp đó thể hiện cụ thể là các di
tích/thiết chế văn hóa truyền thống, tương ứng với sự phát triển kinh tế của
làng. Làng Ngăm có tận 5 di tích bao gồm 1 đền, 1 chùa, 2 đình và 1 nghè.
Khởi thủy, làng có đền Ba, thờ bà tổ nghề dệt đũi, dạy dân làng cách trồng
dâu nuôi tằm bên cạnh việc canh tác lúa màu. Theo dân làng truyền lại, đền
Ba vốn trước kia là đình làng (hoặc cũng có thể có chứcnăngnhư đình
làng ) khi dân cịn nghèo. Sau này, khi dân có lực mới xây ngơi đình mới
khang trang to đẹp hơn thì đình cũ trở thành ngơi đền thờ tổ nghề dệt của
làng. Dựa vào lịch sử hình thành và phát triển của đình làng Việt Nam và
đặc biệt dấu vết vật chất sớm nhất cịn lại ở đình làng Ngăm hiện nay là cuối
thế kỉ 17, chúng ta có thể đi đến giả thiết rằng ngơi đình được tách khỏi đền
ít nhất là vào nửa cuối thế kỉ 17 hoặc sớm nhất cũng là cuối thế kỉ 15. Đền
Ba nay vẫn cịn, cũng nằm ở bìa làng và cách đình khoảng 50 m. Ngơi đền

hiện nay có quy mơ nhỏ bé hình chữ đinh, gồm 5 gian tiền tế và 3 gian hậu
cung, mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn muộn, đầu thế kỉ 20. Hệ
thống di vật trong đền nay thất lạc nhiều, nay cịn có bức hồnh phi cổ “

12


Khởi thánh đường” , tuy đã mờ mất dòng lạc khoản/niên đại, nhưng đã
chứng minh rằng các cụ ngày xưa muốn khẳng định ngơi đền là di tích đầu
tiên có ở làng và có chức năng như một ngơi đình làng trước khi có ngơi
đình nhưbây giờ. Đền cịn có bức hành phi “ Tối linh kì thịnh” và đơi câu
đối:
Đại thần anh linh cư chính vị
Hiển thánh ứng giáng độ trì dân
Ngay trung tâm của làng cịn có ngơi chùa Phổ Thành. Chùa được
xây dựng từ thời Trần do ảnh hưởng của thiền phái Trúc Lâm do 3 vị sư tổ
vua Trần Nhân Tông, nhị tổ Pháp Loa, tam tổ Huyền Quang người bản
huyện thuyết giáo. Chùa được xây dựng lại vào thời Hậu Lê hình chữ đinh
với dấu tích hiện cịn là gác chng có nhiều mảng chạm khắc mang phong
cách nghệ thuật thế kỉ 18. Nhà Tam bảo được dựng lại vào thế kỉ 19. Trong
chùa có tổng cộng 21 pho tượng, nhiều hành phi, câu đối đều có niên đại
thời Nguyễn do Hội Thiện của làng cung tiến. Hội Thiện là những người có
danh vọng, tài sản, có tâm đức, góp cơng góp tiền xây dựng công quán ở
làng. Hội Thiện ở làng Ngăm hoạt động rất tích cực. Trên gác chng của
chùa hiện cịn một chuông đồng đúc ngày 14 tháng 3 mùa xuân năm Cảnh
Thịnh thứ 6 ( năm 1798) và 3 bia đá, bao gồm 1 tấm bia bị mờ hết hoa văn
lẫn chữ khắc, khó xác định niên đại, 1 tấm bia khắc 2 mặt thời Thiệu Trị, 1
tấm có hoa văn thời Hậu Lê nhưng bị xóa hết chữ để khắc lại vào ngày 13
tháng 7 năm Tự Đức thứ 7 ( năm 1854) . Trên các tấm bia đều ghi chép đầy
đủ các lần trùng tu, những người tâm đức đóng góp tiền của dựng chùa.

Ngồi đê của làng ngay tại bến đị Ngăm trước kia cịn có một cái
nghè trơng ra sơng Thiên Đức. Nghè có đặt 3 bài vị của 3 vị thủy thần Lạc
thị Tam vị Đại vương, cũng chính là 3 vị Thành hồng trong đình làng,
được thờ cúng tại đây để chống thủy tai, bảo vệ xóm làng và đồng ruộng.
Trong những năm kháng chiến, giặc Pháp đóng đồn bốt tại đây, phá dỡ
13


nghè lấy gỗ nên hiện nay nghè khơng cịn nữa. Trong làng, ngồi ngơi đình
thờ Thành hồng bây giờ xưa kia cịn một ngơi đình nữa, nằm ngay giáp
mương nước , dưới dốc đê ngay chợ làng. Đình thờ Bách nghệ Tiên sư, vì
có chợ họp ngay tại sân nên gọi là đình Chợ. Theo lời kể của các cụ, đình
Chợ làm bằng gỗ xoan, trải qua năm tháng bị sụp đổ qng những năm
1952, vì khơng có điều kiện nên ko thể dựng lại được nữa, nay chỉ còn lại
phế tích. Cịn cụ tổ nghề nề/ nghề thợ xây thì được tạc tượng thờ ngay góc
bên phải nhà đại đình, song song với việc thờ Thành hồng làng, tượng của
cụ chúng ta sẽ xem xét ở chương di vật.
Đặc biệt, tín ngưỡng thờ Thành hồng làng nơi đây được quan tầm
hàng đầu. Thuần phong mỹ tục được bắt nguồn từ tục thờ Thành hoàng
làng mà chúng ta sẽ phân tích ở phần sau.
Phong tục diễn xướng dân gian đặc sắc, tốt đẹp được thể hiện bằng
lễ hội và nghệ thuật hát chèo làng Ngăm.
Hội làng diễn ra vào tháng 2, thực chất là hội cầu nước, cầu mùa
màng tốt tươi, mưa thuận gió hịa. Ngàytiết lệ vào đám là ngày quan trọng
của làng. Ngay từ ngày 6 tháng 2, dân làng làm lễ rước bài vị của 3 vị thần
long trọng từ nghè vào đình tế lễ. Ngày mồng 7, dân rước thánh qua đình
Chợ rồi tiến ra sơng rước nước. Chóe nước được thuyền chở ra giữa dịng
sơng Đuống, múc 3 gáo lọc qua lớp vải điều đỏ thắm, cầu mong lấy được
nguồn sinh lực của trời đất về làm lễ mộc dục, tắm gội cho bài vị Thành
hồng. Việc phải lấy nước thơng qua lớp vải đỏ đã được nhiều nhà nghiên

cứu văn hóa nhìn nhận là để cầu mong sự sống, vì đó là màu của sinh lực
mà nếu thiếu nó mọi vật sẽ khơng thể phát triển. Ngày mồng 8 rã đám lại
rước thánh từ đình trở về nghè. Nghè của làng nay đã mất, nên dân chỉ
rước hương/long đình đi “nghênh thủy” , phần rước sách vì vậy mà chỉ bó
gọn trong một ngày mồng 7. Trong 3 ngày hội lần lượt làm các lễ tế nhập

14


tịch, chính tịch và xuất tịch. Qua lễ hội, chúng ta có thể rút ra một vài đặc
điểm sau:
Tính thiêng: Khi lựa chọn thời điểm diễn ra lễ hội, người xưa đã
khéo léo biết chọn ra ngày 6 tháng 2 khai hội. Nhân dân tin tưởng các Thần
khơng chỉ có thể phù hộ cho họ trong những mặt mà người đó đã làm: làm
nghề, sản xuất, đánh giặc, trừ thủy tai... mà cịn có thể giúp họ vượt qua
những khó khăn đa dạng hơn, phức tạp hơn của đời sống. Hơn nữa, mục
đích sâu sa của lễ rước nước từ sơng Đuống về tắm gội bài vị của thần
chính là ước muốn cầu mong thần linh thiêng, đem nguồn nước trời về ban
cho dân làng cày cấy, cho lúa đầy đồng, thóc đầy nhà. Người dân rất coi
trọng thứ nước lấy về này, họ bơi ra chỗ sâu nhất, giữa dịng sơng mà chỉ
lấy có 3 gáo mà phải được lọc qua 1 lớp vải điều màu đỏ thắm. Theo PGS.
Trần Lâm Biền, Đó là màu của sự sống, sự sinh sơi nảy nở. Quan niệm này
có từ xa xưa, khi con người còn sống bằng săn bắt và hái lượm, họ để ý
thấy thứ nước màu đỏ chảy ra từ các con thú bị đâm khi hết thì nó bị chết,
con người cũng vậy. Nên màu sắc này được coi là rất linh thiêng, có khả
năng đem lại sự sống, nguồn hạnh phúc cho con người.
Tính cộng đồng: Mọi người tham gia đám rước đều được chọn từ
những người trong làng, khoảng tầm hơn 120 người. Tất cả trong số họ đều
tốt đẹp, gia đình hịa thuận, khơng có tang tóc. Đồn rước được chia làm
từng đội, phân bổ đều cho 5 giáp. Lễ hội được duy trì đến ngày nay là xuất

phát từ nhu cầu tự nguyện của người dân làng Ngăm, kế thừa truyền thống
văn hóa dân tộc. Các trò chơi dân gian được tổ chức đem đến sự giải trí,
vui tươi trong ngày xuân rộn ràng, cố kết tình làng nghĩa xóm: đanh đu, tổ
tơm điếm, chọi gà, kéo co….
Tính cung đình:Nhân vật được suy tơn là 3 vị thủy thần/ thần “Bách
Noãn” Lạc thị tam vị đại vương, là dòng dõi Lạc Long Quân xuống đồng
bằng khai hoang lập ấp, dạy dân cày cấy và chống giặc ngoại xâm. Bởi thế

15


những nghi thức diễn ra trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương, đến rước kiệu...
đều mô phỏng sinh hoạt cung đình. Sự mơ phỏng đó thể hiện ở cách bài trí,
trang phục, động tác đi lại... Điều này làm cho lễ hội trở nên trang trọng
hơn, lộng lẫy hơn. Mặt khác lễ nghi cung đình cũng làm cho người tham
gia cảm thấy được nâng lên một vị trí khác với ngày thường, đáp ứng tâm
lý, những khao khát nguyện vọng của người dân.
Tính đương đại: Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong
quá trình vận động của lịch sử, cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đương
đại. Nếu như trước kia theo lệ, đàn bà không được tham gia đồn rước thì
đến nay, đã có đồn tế nữ, đội vác cờ ngũ sắc cũng là nữ……. sự thay đổi
này là hợp lí phù hợp vớingày nay và đem lại hiệu quả lớn trông việc củng
cố khối đại đồn kết, khơng phân biệt trai gái, giàu nghèo.
Nghệ thuật tạo hình và trang trí:Nghệ thuật tạo hình và trang trí
tồn tại trong Lễ
hội đình Ngăm Lương như một yếu tố tất yếu. Cờ hội với năm sắc
ngũ hành - năm màu tương ứng với năm yếu tố cơ bản của vũ trụ theo quan
niệm triết học cổ sơ, đặt cạnh nhau rất tương phản, gây sự chú ý. Kiệu sơn
son thếp vàng lộng lẫy, chạm trổ tinh vi. Trang phục của đội tế, từ chủ tế
đến các thành viên của đội, là sự mô phỏng sắc phục của quan lại khi lâm

triều. Đó cũng là yếu tố tâm lý hấp dẫn đối với những người trong đội tế.
Dường như trong trang phục đó, họ cảm thấy một vinh dự đặc biệt dành
cho họ và họ được đứng ở một vị trí khác hẳn ngày thường.
Lễ hội đình Ngăm Lương là một nét đẹp trong khối di sản văn hóa
của cha ơng. lễ hội cần được bảo tồn, giữ gìn cho phù hợp với cuộc sống
hiện tại.
Ngăm Lương cịn có nghệ thuật sân khấu truyền thống tích cực.
Hình thức diễn xướng dân gian này có từ lâu đời, xưa kia diễn ở lịng đình,

16


trước mặt Thành hồng, các vị chức sắc, kì mục trong các kì làng vào đám,
thanh niên thì đứng xem ở ngoài cửa. Thời kháng chiến chống Pháp và Mĩ,
với yêu cầu mới của thời đại, làng có tận 3 đội Tuồng, Chèo và Cải lương
biểu diễn phục vụ các dịp tiết lệ, trong xã, trong làng và ngoài huyện, tạo
khơng khí hứng khởi, cổ vũ nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất. Lớp
nghệ sĩ ngày ấy hiện còn cụ Lê Văn Chính 92 tuổi ( diễn Tuồng), cụ Phạm
Ích Phi 89 tuổi ( diễn cả Tuồng và Chèo). Vào những năm 60, làng đầu tư
máy nổ, sân khấu gỗ, phơng màn, cảnh trí, đạo cụ, trang phục dàn dựng vở
Cơ gái sơng Lam, Quai nón hồng…….có thể coi là đội chèo nghiệp dư số 2
của huyện Gia Lương. Năm 2004, thời ông Nguyễn Đăng Dẫn làm trưởng
thôn đã tổ chức Câu lạc bộ Chèo, tham dự “ Liên hoan tiếng hát các làng
chèo tỉnh Bắc Ninh lần thứ nhấttháng 12/2011” đoạt Huy chương Bạc.
Mỹ tục khả phong là truyền thống của làng, trong làng đã sản sinh ra
nhiều tài danhcó nhiều cơng xây dựng đất nước như Thiếu tướng Lê Văn
Trung, Viện phó Viện vật lí địa cầu Lê Huy Minh,Viện phó Viện vệ sinh
dịch tễ Nguyễn Đăng Hiền, Vụ phó Vụ điều trị Bộ y tế Lê Văn
Khảm………
1.2. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI ĐÌNH

NGĂM LƯƠNG
1.2.1. Lịch sử ra đời
Đình Ngăm Lương được khởi dựng từ lâu đời, qua các lần trùng tu
đình hiện mang nhiều phong cách mỹ thuật khác nhau, thể hiện dấu ấn văn
hóa của từngthời đại. Nghiên cứu về đình Ngăm, bắt buộc chúng ta phải
tìm hiểu thời gian khởi dựng, đó là việc rất quan trọng, nhằm nắm được
diễn biến kiến trúc và trang trí mỹ thuậtcủa di tích phức tạp này.
Đình làng là một kiến trúc to lớn nhất trong hệ thống kiến trúc nơng
thơn, chùa làng có thể có cấu trúc rất phức tạp nhưng vẫn khơng thể to hơn
đình. Trong phạm vi bài tiểu luận, chúng ta sẽ không bàn đến những loại

17


đình( đình trạm, dịch đình….) tồn tại trong văn bia, sử sách, mà sẽ đi thẳng
vào vấn đề đình làng mà cụ thể ở đây là đình Ngăm Lương.Lịch sử đã cho
thấy trong thời quân chủ chuyên chế Phật giáo ở thời Lý và thời Trần, nhà
nước quản lí làng xã dựa theo cơ cấu quản lí truyền thống. Thời đó, nhà sư
là trí thức của làng xóm và ngơi chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa làng
xã, cơng việc được giải quyết ở trong không gian ngôi chùa.Nhưng ở
Ngăm Lương/ Ngâm Điền thời Lê lại khác, trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng,
văn hóa lại thuộc về đền Ba-ngơi đền có trước đình làng. Theo lời kể của
các cụ cao tuổi trong thôn, đền Ba vốn trước kia là đình làng khi dân cịn
nghèo, sau này dân làng có lực mới xây ngơi đình mới, to đẹp như bây giờ.
Chỉ qua vài lời kể mang tính truyền miệng, chúng ta khó có thể xác định
được độ tin cậy của thơng tin. Nhưng tại đền Ba hiện cịn một bức hồnh
phi đề 3 chữ: “ Khởi thánh đường”.Hiện dịng lạc khoản tô niên đại đã mờ
hết, nhưng dựa vào hoa văn quyển vân dạng kỉ hà, tương tự như những
đường diềm đắp trên các cổng gạch cùng thời, được chạm nổi khối thấp
làm viền cho bức hồnh phi, ta có thể tạm kết luận là làm thời Nguyễn.

Như vậy, là đã từ lâu, người dân vẫn truyền cho nhau biết là ngơi đền có
trước đình làng. Nhưng đình làng hiện tại được tách ra từ khi nào và vị
thành hoàng trong đình lúc này lại là Thần Lạc thị/ khác với vị tổ nghề dệt
trong đền thì là một vấn đề cần một cách tiếp cận toàn diện, cần phải có
căn cứ thuyết phục. Theo GS. Trần Lâm Biền, trong cuốn “Diễn biến kiến
trúc truyền thống Việt vùng châu thổ sơng Hồng” thì đình làng là một sản
phẩm của lịch sử, ra đời sớm nhất nhất cũng là nửa cuối thế kỉ 15, tức là
sau cải cách của vua Lê Thánh Tơng năm 1471. Khi đó, nền chính trị nước
ta thực sự chuyển sang chế độ quân chủ chuyên chế Nho giáo thay cho
Phật giáo. Nhu cầu với tay xuống tận xã thôn của tầng lớp cai trị đương
thời đã thực sự nảy sinh ra đình làng với chức năng khởi ngun ban đầu là
trung tâm hành chính xã thơn. Vậy có thể đặt giả thiết là ngơi đình Ngăm
Lương ra đời vào cuối thế kỉ 15 được khơng thì khơng có bất cứ bằng
18


chứng nào để chứng minh cả. Hiện tại trong đình khơng cịn bất cứ tài liệu
nào ghi chép việc này, thần tích mất, văn bia khơng có, chng khánh cũng
khơng, chỉ có mỗi một dịng niên đại khắc trên lịng câu đầu bên phải : “
Lê triều giáp thân tu tạo” nhưng đó chỉ là thời điểm trùng tu mà nhiều
người hiện nay nhầm lẫn về niên đại của ngôi đình hiện có. Tronghậu cung
của đình hiện thờ Tam vị Lạc thị Đại vương dòng dõi Lạc Long Quân,
nhưng đến thời Nguyễn dân làng mới làm hậu cung để thờ vì các ngài được
thờ chính trong nghè ở ngồi bãi, hội mới rước vào đình. Cho nên càng
khơng thể kết luận là đình làng có từ thời đó được.Thật sự cũng không nên
dựa vào truyền thuyết của thần bởi không có bằng chứng tin cậy. Ta chỉ có
cách dựa vào những dấu vết vật chất sớm nhất trong di tích để suy đoán
niên đại khởi dựng. Bằng quan sát, ta thấy trong đình hiện cịn có 8 ván
cánh gà hay còn gọi là tai cột mang phong cách mỹ thuật cuối thế kỉ 17 mà
dưới đây chúng ta sẽ phân tích kĩ ở chương sau là dấu vết sớm nhất hiện

cịn. Ngồi tai cột cịn có 4 bẩy hiên, 2 xà nách cũng mang phong cách
tương tự nên có thể đưa ra kết luận chắc chắn rằng đình Ngăm Lương ra đời
sớm nhất là vào cuối thế kỉ 17. Thời điểm ra đời này là hồn tồn phù hợp,
lúc đó có lẽ dân làng mới đủ “ lực” để làm đình mới như truyền miệng, phù
hợp với bối cảnh lịch sử và thỏa mãn về những nghi ngờ về trang trí mỹ
thuật trong đình.
1.2.2. Q trình tồn tại đình Ngăm Lương
Nghiên cứu về một ngơi đình làng, chúng ta đều phải theo dõi sự
thay đổi của ngơi đình đó từ khi khởi dựng đến nay. Điều đó là vơ cùng
quan trọng, nó sẽ giúp chúng ta nắm rõ diễn biến phát triển của ngơi đình,
thấy được những đặc trưng văn hóa được kết tụ trong kiến trúc, di vật và
những giá trị phi vật thể của ngơi đình, ngơi làng mà suy rộng ra là của thời
đại đó.
Phần này sẽ khơng phân tích những thay đổi, đặc trưng mỹ thuật,
kiến trúc của từng giai đoạn mà chỉ thống kê những thời điểm tu sửa đình
19



×