Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Tìm hiểu tài liệu,hiện vật trong phần trưng bày lực lượng vũ trang việt nam (1930 – 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.82 KB, 50 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Bước vào thế kỉ XXI sự phát triển khoa học kĩ thuật hiện đại cùng với
xu hướng tồn cầu hóa đã tạo điều kiện cho Việt Nam tiến hành thành công sự
nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa.Sau hơn 20 năm(1986-2008) nền kinh tế
Viêt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn phục vụ mục tiêu”dân
giàu,nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ và văn minh theo định hướng xã
hội chủ nghĩa”.Sự phát triển về kinh tế là cơ sở cho sự phát triển về xã
hội,ngược lại”văn hóa vừa là mục tiêu và động lực thúc đẩy,sự phát triển kinh
tế xã hội”.Từ đó nhu cầu hưởng thụ của công chúng ngày càng đa dạng hơn.
Trong bối cảnh ấy,bảo tàng là thiết chế văn hóa”là nơi bảo quản và
trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên xã hội(sau đây gọi là sưu tập) nhằm
phục vụ mục tiêu nghiên cứu,giáo dục,tham gia và hưởng thụ văn hóa của
nhân dân”(điều 47-Luật di sản văn hóa năm 2001) cũng ngày càng được chú
trọng và phát triển.Nghị quyết trung ương 5 khóa 8(năm 1996).Đảng ta đã rất
coi trọng đến vấn đề bảo tồn và phát triển giá trị Di sản văn hóa:”DSVH là tài
sản vơ giá,gắn kết cộng đồng dân tộc,là cốt lỗi của bản sắc văn hóa dân tộc,là
cơ sở sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa,hết sức coi trọng bảo tồn
kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống,văn hóa cách mạng bao gồm
cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam là nơi lưu giữ,phản ánh lịch sử
hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc
Việt Nam nhằm giáo duc lòng yêu nước và tự hào dân tộc,phục vụ sự nghiệp
phát triển của xã hội.
Thực tế cho thấy Quân đội nhân dâi Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt
Nam và Hồ chủ tịch sáng lập, giáo dục và rèn luyện,suốt nửa thế kỉ qua phát
huy truyền thống của một dân tộc anh hùng đã cùng với nhân dân cả nước


đánh thắng 2 tên đế quốc đầu sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,viết nên
trang sử vẻ vang của một dân tộc.Ngày nay,dưới sự lãnh đạo của Đảng lại tiếp


tục truyền thống,anh hùng tích cực tham gia họat động sản xuất,xây dựng,đất
nước giàu mạnh và nắm chắc tay súng bảo vệ vững chắc Tổ Quốc VN XHCN.
Bởi vậy việc tìm hiểu về nguồn gốc của sự ra đời của lực lượng vũ
trang đầu tiên của Đảng để bảo lưu và phát huy giá trị của nó là vơ cùng cần
thiết và chính Bảo tàng là hình thức nhanh nhất để chúng ta tiếp cận thông qua
các hiện vật trưng bày.
Bởi vậy em chọn đề tài”Tìm hiểu tài liệu,hiện vật trong phần trưng
bày lực lượng vũ trang Việt Nam (1930 – 1945)” với hi vọng hiểu sâu hơn về
lịch sử nước nhà nói chung cũng như lịch sử ra đời của lực lượng vũ trang nói
riêng và phương pháp trưng bày tại bảo tàng.Để từ đó đưa ra một vài nhận xét
và ý kiến để bảo tàng ngày càng hồn thiện hơn.
2.Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu về sự ra đời và phát triển của bảo tàng.
Nghiên cứu để tìm hiểu về tài liệu, hiện vật trong phần trưng bày lực
lượng vũ trang Việt Nam (1930 -1945)
Nghiên cứu để đưa ra một số đánh giá và đề xuất
3.Đối tượng nghiên cứu:
Tìm hiểu lực lượng vũ trang Việt Nam giai đoan từ 1930-1931.
4.Phạm vi nghiên cứu:
Ở bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
5.Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài hoàn thành dựa trên cơ sở lí luận chủ nghĩa Mac Lênin:Chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.Đề tài còn thực hiện
một số phương pháp cụ thể:Phương pháp bảo tàng học,Phương pháp khảo sát
tổng hợp,Thăm dò ý kiến,quan sát.Từ đó tiến hành thu thập ,tổng hợp số liệu
và phân tích các nguồn dữ liệu.
6.Bố cục:


Mở đầu

Nội dung
Chương 1: Khái quát Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Chương 2: Nội dung phần trưng bày về lực lượng vũ trang Việt Nam
(1930-1945) ở Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Chương 3: Một số đánh giá và đề xuất
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để hồn thành tốt đề tài của mình
nhưng do là sinh viên chưa được thực nghiệm nhiều trong thực tế, vấn đề
nhận thức cịn hạn chế,rất mong các thày cơ giáo các bạn góp ý kiến cho đề tài
của em được hồn chỉnh hơn.
Cuối cùng em xin bày tỏ những cảm xúc tốt đẹp cùng lịng biết ơn của
mình đến thày giáo Nguyễn Văn Tiến, cùng các thày cô giáo trong Khoa Bảo
Tàng trường Đại học Văn Hóa Hà Nội,các cơ chú công tác tại Bảo tàng lịch
sử quân sự Việt Nam đã giúp đỡ em trong qua trình nghiên cứu và hồn thành
bài tiểu luận của mình.


CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM.
1.1.Vài nét về vị trí địa lý của Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam.
Cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì,gian khổ của Quân và dân ta
kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại,ngày 10/10/1954,bộ
đội về tiếp quản thủ đô.Thực hiện chủ chương của Đảng,phát huy truyền
thống đánh giặc giữ nước,phát huy bản chất tốt đẹp của”Bộ đội Cụ Hồ”,tăng
cường cơng tác Đảng,cơng tác chính trị trong Quân đội,cuối năm 1954.Bộ
quốc phòng đã tiến hành chuẩn bị xây dựng Bảo tàng Quân đội.
Bộ Quốc phòng xin ý kiến của Chủ tích Hồ Chí Minh về địa điểm xây
dựng bảo tàng theo 3 phương án:Số 1 phố Hồng Diệu(sau là trụ sở Bộ Quốc

phịng); số nhà 33 phố Phạm Ngũ Lão(nay là nhà khách Bộ Quốc phịng);
Trường Chu Văn An(nay là Trường Phổ thơng trung học Chu Văn An) và khu
trại lính thơng tin của Qn đội Pháp tại cột cờ Hà nội.Người lựa chọn và
quyết định lấy khu trại lính thơng tin của Qn đội Pháp gồm 2 dãy nhà 2
tầng,28 gian với diện tích 2.765 mét vuông nội thất được xây dựng từ những
năm đầu thế kỉ XX, dưới chân Cột cờ Hà Nội làm trụ sở xây dựng bảo tàng vì
nơi đây gần trung tâm thành phố,tiện đường giao thông gắn lịch sử xưa và
nay.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển Bảo tàng lịch sử quân sự
Việt Nam.
1.2.1. Quá trình ra đời(1945-1959).
Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam có quyết định thành lập do đồng
chí Lê Liêm,Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị kí ngày 17/7/1956.
Ngày 12/12/1959,Bảo tàng vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh,các vị
lãnh đạo Đảng Nhà nước đến duyệt lần cuối và cho phép khai mạc vào ngày
22/12/1959,nhân kỉ niệm 15năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt


Nam.Tới dự lễ khai mạc,Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ghi vào cuốn sổ vàng
lưu niệm:”Bảo tàng Quân đội nhắc lại lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân
Việt Nam ta.Bảo tàng Quân đội là một trường học và nguồn phấn khởi đối với
người xem,đối với nhân dân ta,quân đội ta”.
Trải qua 50 năm xây dựng ,trưởng thành,Bảo tàng Lịch sử Quân sự
Việt Nam là một trong bảy bảo tàng quốc gia và là bảo tàng đầu ngành của hệ
thống bảo tàng Quân đội.
Đến nay kho cơ sở của bảo tàng có 15 vạn hiện vật trong đó có nhiều
sưu tập hiện vật có giá trị về lịch sử.
Tháng 9/1945, Cách mạng tháng Tám thành công,nước Việt Nam dân
chủ cộng hịa ra đời.Trong hồn cảnh đất nước non trẻ phải đối phó với mn
vàn thử thách,Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách Chủ tịch lâm thời nước Việt

Nam dân chủ cộng hòa vừa giành được độc lập đã ký ban hành sắc lệnh 65?
SL?CTP ngày 23/11/1945 .Đây là sắc lệnh đầu tiên về bảo tồn di sản văn hóa
dân tộc.Ngay đầu Sắc lệnh đã ghi rõ :”Xét rằng việc bảo tồn cổ tích là việc rất
cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”
Chiếu theo Sắc lệnh trên,trong kháng chiến chống Pháp,Bộ Quốc phòng
đặc biệt quan tâm đến việc lưu giữ tài liệu,hình ảnh, hiện vật phản ánh cuộc
kháng chiến của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng,của Chủ tịch Hồ
Chí Minh,nhằm mục đích phục vụ kháng chiến kiến quốc và kiến thiết đất
nước sau này.Tại căn cứ địa Việt Bắc,Bộ Quốc phòng đã tổ chức nhiều cuộc
triển lãm về họat động của quân đội.Đặc biệt cuộc triển lãm của Bộ Quốc
phòng tại Việt Bắc năm 1948,trưng bày nhiều hiện vật quý về 4 năm ra
đời,chiến đấu trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam trong đó giới
thiệu các loại vũ khí tự tạo của quân giới Việt Nam sản xuất trong kháng
chiến.Cụ Tôn Đức Thắng-Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ơng
Lê Văn Hiến-Bộ trưởng Bộ Tài chính đến dự và cắt băng khai mạc.Các đồng
chí lãnh đạo Nhà nước,quân đội và đông đảo nhân dân,cán bộ,chiến sĩ đến


xem triển lãm.Triển lãm góp phần động viên quân và dân ta quyết tâm kháng
chiến giành thắng lợi.
Để tuyên truyền chiến thắng của quân và dân ta,chào mừng Đảng,Chính
phủ,Bác Hồ về Thủ đô,chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc xây dựng
bảo tàng,Tổng cục Chính trị đã điều động một số cán bộ,đơn vị trong toàn
quân về thành lập Ban tổ chức”Triển lãm Quân đội” dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của Cục Tuyên huấn Trưởng ban là đồng chí Vương Gia Khương.
Sau triển lãm,Tổng cục Chính trị ra chỉ thị lựa chọn,thu thập số hiện vật
do các đơn vị, địa phương, cá nhân tham gia triển lãm đưa về chuẩn bị xây
dựng bảo tàng.Tổng số hiện vật được chọn lựa có 1054 hiện vật và trên 5000
phim ảnh.Đó là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho các phần trưng
bày của Bảo tàng Quân đội. Các cuộc triển lãm là bước tập dượt,bước chuẩn

bị cần thiết cho việc xây dựng và trưng bày bảo tàng.
Năm 1956,Bộ văn hóa, ủy ban Liên lạc văn hóa với nước ngồi và
Tổng cục Chính trị quyết định chọn một số hiện vật và hỉnh ảnh đi triển lãm
tại Liên Xô,Ba Lan,Rumani từ tháng 8/1956 đến tháng 6/1957,nhằm giới
thiệu truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Ngày 17/7/1956,đồng chí Lê Liêm,Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
kí quyết định thành lập Ban Xây dựng Bảo tàng Quân đội gồm 13 đồng chí.
Theo cơng văn số 17/TTH của Tổng cục Chính trị kí ngày
12/7/1957,Đồng chí Nguyễn Chí Thanh-Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trực
tiếp chỉ đạo việc xây dựng Bảo tàng Qn đội.Qn số 31 do đồng chí Phạm
Vũ Hịa và Vũ Anh Tài phụ trách.
Sau một thời gian tích cực chuẩn bị về hiện vật,đề cương trưng
bày.Ngôi nhà bảo tàng,tháng 12/1959,các phần trưng bày của Bảo tàng Quân
đội đã hồn thành với 3260 hiện vật trên diện tích 2.755 m2.
1.2.2.Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ
cứu nước(1959-1975)
1.2.2.1.Thời kì 1959-1964:


Sau khi khai mạc,Bảo tàng quân đội đã mở cửa đón khách tham quan
trong và ngịai nước.Cùng với hoạt động trưng bày,tuyên truyền,các họat động
nghiệp vụ khác của bảo tàng dần đi vào nề nếp,công tác đào tạo cán bộ nghiệp
vụ được chú trọng.Nhiều cán bộ được cử đi học nghiệp vụ do chuyên gia Liên
Xô giảng dạy.
Cuối năm 1959,ban xây dựng Bảo tàng quân đội được đổi tên thành
Bảo tàng quân đội trực thuộc cục tuyên huấn tổng cục chính trị.Trung tá Phạm
Đức Phi làm trưởng phịng.
Từ năm 1960 đến năm 1964, Bảo tàng quân đội đã có nhiều biện pháp
cải tiến chất lựơng phục vụ khách tham quan,tiến hành làm lại sa bàn chiến
dịch Điện Biên Phủ.Bảo tàng đã đón tiếp nhiều đồn khách trong nước,quốc

tế đến tham quan,trong đó có nhiều ngun thủ quốc gia địan đại biểu anh
hùng chiến sĩ thi đua, đông đảo các cán bộ chiến sĩ và nhân dân miền Bắc.
Năm 1961,đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc do nguyên soái Diệp
Kiếm Anh dẫn đầu đến thăm bảo tàng quân đội,nguyên soái đã viết vào sổ
cảm tưởng của bảo tàng:”Con đường của quân đội nhân dân Việt Nam đã đi
qua,là con đường anh dũng,gian khổ,thắng lợi và vinh quang.Con đường
chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam lại một lần nữa chứng minh rằng
Chủ nghĩa đế quốc và bè lũ phản động đều là con hổ giấy,sự nghiệp cách
mạng của nhân dân nhất định giành được thắng lợi cuối cùng”.
Tháng 6 năm 1963,Bộ văn hóa tổ chức hội nghị cơng tác kiểm kê bảo
tàng tồn miền Bắc,thơng qua quy chế kiểm kê.Sau khi dự hội nghị về,Bảo
tàng quân đội đã tiến hành kiểm kê toàn bộ hiện vật theo quy chế mới,đồng
thời phân loại sắp xếp phim ảnh theo các chuyên đề giúp cho việc nghiên cứu
khai thác thuận lợi.
Ngày 15/5/1964,Tổng cục chính trị ra quyết định đổi tên phịng Bảo
tàng qn đội thành viện Bảo tàng quân đội với nhiệm vụ:
1.Tiến hành nghiên cứu sưu tầm hiện vật,tuyên truyền giáo dục.


2.Tiến hành nghiên cứu khoa học.
3.Giúp Tổng cục chính trị chỉ đạo hoạt động bảo tàng,truyền thống toàn
quân.
Ngày 5/8/1964, giặc Mĩ điên cuống đánh phá miền Bắc.Quân và dân ta
đánh trả quyết liệt,bắn rơi nhiều máy bay Mĩ.Bảo tàng đã có mặt kịp thời sưu
tầm hiện vật,tổ chức trưng bày,tuyên truyền về chiến thắng 5/8/1964,tại Bảo
tàng và triển lãm lưu động tại nhiều đơn vị và địa phương.
Nhân kỉ niệm 10năm chiến thắng Điện Biên Phủ,ngòai việc tuyên
truyền phục vụ khách tham quan,Bảo tàng còn tổ chức họat động tuyên
truyền,mời anh hùng Điện Biên Phủ đến kể chuyện chiến đấu,tổ chức triển
lãm lưu động tại các đơn vị,địa phương,cung cấp 2400 bức ảnh gửi xuống các

đơn vị tuyên truyền chiến thắng.Bảo tàng phối hợp với vụ bảo tồn-bảo tàng,tổ
chức trưng bày tại Điện Biên Phủ.
Nhân kỉ niệm 20 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt
Nam(1944-1964),Bảo tàng phát động bộ ảnh tuyên truyền về: “sự ra đời
chiến đấu,trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam”.
Bảo tàng tăng cường các đơn vị xây dựng bảo tàng, nhà truyền thống,đã
in ấn các loại mẫu sổ sách,phiếu phích,chuẩn bị cho đợt tập huấn nghiệp vụ
cho các đơn vị trong toàn quân về cơng tác kiểm kê và cử nhiều đồn cán bộ
hướng dẫn nghiệp vụ cho binh chủng công binh và qn chủng phịng khơngkhơng qn chuẩn bị xây dựng bảo tàng.
Tính đến 1964,biên chế của viện bảo tàng Quân đội có 24 đồng chí
trong đó có 2 thủ trưởng chia làm 3 tổ:Bảo quản,nghiên cứu và phục vụ
khách,một đồng chí làm cơng tác hành chính.
1.2.2.2.Thời kì 1965-1975:
Thời kì cả nước có chiến tranh.Tổng cục chính trị đã ra chỉ thị chỉ đạo
bảo tàng chuyển hướng họat động phù hợp với hồn cảnh chiến tranh.Bảo
tàng có nhiệm vụ tăng cường bảo quản,bảo vệ hiện vật,tổ chức sưu tầm tài


liệu,hiện vật tại mặt trận.Họat động của Bảo tàng từ năm 1965-1975,được thể
hiện trong các mặt sau:
Công tác nghiên cứu khoa học được chú trọng.Các khâu công tác
nghiệp vụ như sưu tầm,kiểm kê,trưng bày,tuyên truyền được tổng kết,biên
soạn thành tài liệu,phổ biến cho Bảo tàng,nhà truyền thống các đơn vị như
”Sổ tay nghiệp vụ”.Tờ “Thông tin nghiệp vụ” của bảo tàng ra đời năm
1972,nhằm thông báo, trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ bảo tàng và
các bảo tàng đơn vị.Nhiều đề tài nghiên cứu tổng kết công tác trưng bày,kiểm
kê,bảo quản được áp dụng trong thực tiễn.Một số sưu tập hiện vật bước đầu
được sắp xếp thành danh mục theo các nội dung sưu tập: giai đoạn lịch sử,sự
kiện lịch sử,đơn vị,địa phương,nhân vật,loại hình hiện vật…
Đối với cơng tác sưu tầm: Trong hồn cảnh cả nước có chiến tranh,

công tác sưu tầm của bảo tàng càng được quan tâm.Cấn bộ sưu tầm kịp thời
bám sát các đơn vị có thành tích chiến đấu và phục vụ chiến đấu,đến các địa
phương có máy bay Mĩ bị bắn rơi để sưu tầm hiện vật.Ngày 11/4/1966,bảo
tàng tổ chức 2 đoàn cán bộ đi sưu tầm ở chiến trường khu 5 và Nam bộ thời
gian từ 12 đến 18 tháng.Năm 1971-1972,cử các đoàn cán bộ đi sưu tầm hiện
vật tại Bắc Quảng Trị, đường Trường Sơn,c ánh đồng - Xiêng Khoảng (Lào)
…Thời gian từ 3tháng đến 4 tháng rưỡi.Năm 1974-1975 bảo tàng cử cán bộ đi
sưu tầm hiện vật tại chiến trường miền Đông Nam bộ,Quân khu 9 và các đơn
vị địa phương trên cả nước.Cán bộ sưu tầm của bảo tàng có mặt trên khắp các
chiến trường,ở những nơi chiến tranh ác liệt sát cánh cùng các đơn vị chiến
đấu và sưu tầm hàng nghìn hiện vật có giá trị ngòai ra còn hướng dẫn các đơn
vị sưu tầm hiện vật.
Từ năm 1965-1975,nhiều đơn vị từ chiến trường như khu 4,khu 5 Nam
Bộ gửi hàng nghìn hiện vật cho bảo tàng.Đặc biệt năm 1975,sau khi miền
Nam hịan tồn giải phịng,Qn ủy Trung Ương ra chỉ thị 126/QUTU
về”Công tác thu hồi quản lí,bảo quản,sử dụng các cơ sở kĩ thuật lấy được của


địch trong vùng giải phóng”,bảo tàng đã tổ chức nhiều đoàn cán bộ sưu tầm
tại miền Nam,sưu tầm lại hàng nghìn hiện vật về chiến cơng của qn và dân
ta và chiến lợi phẩm thu được của Mĩ Ngụy.
Theo số liệu báo cáo tổng kết sưu tầm 10năm(1965-1975) bảo tàng
quân đội đã sưu tầm được 19680 hiện vật trong đó có nhiều hiện vật
quý,nhiều hiện vật khối lớn như pháo 175mm,được mênh danh là “vua chiến
trường”, xe tăng…
Những hiện vật q mà bảo tàng có được hơm nay đã thấm máu và mồ
hôi công sức của các thế hệ cán bộ Bảo tàng.Đồng chí Dương Quang Chính ở
Quảng Điền,Thừa Thiên đã hi sinh ở chiến trường khu 5,đồng chí Hùng đã bị
thương sau khi sưu tầm hiện vật ở quân khu 4.
Kết hợp với công tác sưu tầm sự vật,bảo tàng tổ chức nhiều đợt hướng

dẫn nghiệp vụ bảo tàng cho các đơn vị,giúp các đơn vị xây dựng bảo tàng
truyền thống.Tháng 6-1968,Bảo tàng biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp
vụ,được tổng cục chính trị thơng qua,in 300 bản phổ biến tới các đơn vị trong
toàn quân,mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho 60 đồng chí trợ lí bảo tàng từ cấp
trung đoàn trở lên.Tháng 7-1969,Bảo tàng mở lớp nghiệp vụ cho 86 đồng chí
trong tồn qn,thời gian 30ngày.Từ tháng 8-1970,bảo tàng tổ chức lớp bồi
dưỡng bảo tồn bảo tàng cho 31 đồng chí từ các quân khu quân chủng thời gian
4 tháng.Ngày 3/1/1973 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ gồm 35 đồng chí sĩ quan sau
đó số cán bộ này bổ sung cho chiến trường miền Nam.
Công tác kiểm kê bảo quản được coi trọng vì nhiệm vụ đặt ra cho bảo
tàng thời kì này là phải bảo vệ hiện vật an toàn.Khi máy bay Mĩ mở rộng,đánh
phá miền Bắc,đánh phá thủ đơ Hà Nội,tồn bộ hiện vật gốc gồm mấy chục tấn
được đóng gói trong các thùng sắt chuyển đi sơ tán về Thái Nguyên,Phú
Thọ…Cất giấy trong hang,đào hầm,chặt cây làm nán bảo vệ.Công tác bảo
vệ,bảo quản hiện vật được tăng cường vì vừa phải đối phó với bom đạn Mĩ
vừa phải phịng chống cơn trùng phá hoại vì điều kiện kho tàng,cất chứa trong


hang ẩm ướt và khí hậu khắc nghiệt.Sau khi di chuyển xong tiến hành phân
loại chất liệu,bảo quản chất liệu bảo quản hiện vật theo các kho chất liệu.Sử
dụng phương pháp bảo quản truyền thống dùng vôi bột Silicagen hút ẩm trong
các thùng để hiện vật.
Trên hệ thống trưng bày,hiện vật thường xuyên được bảo quản theo
định kì.Để chuẩn bị cho các ngày lễ lớn trong các năm,Bảo tàng mời các đơn
vị kĩ thuật của binh chủng pháo binh,công binh…Đến tu sửa ,bảo quản hiện
vật ngòai trời.
Bảo tàng từng bước sắp xếp hiện vật tại các kho tiến hành kiểm kê hiện
vật,hàng nghìn hiện vật đã được đăng kí vào các loại sổ sách khác để theo dõi
quản lí.Bảo tàng tiến hành nghiên cứu lập danh mục hiện vật theo các sưu tập
lịch sử,sự kiện,chuyên đề,loại hiện vật…

Toàn bộ số hiện vật do cán bộ sưu tầm đưa về,hiện vật từ chiến trường
gửi ra đều được bình xét đăng kí vào sổ đăng kí hiện vật,hiện vật được đánh
số đưa về các kho bảo quản.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phòng,hiện vật từ các kho sơ tán
được chuyển về bảo tàng và khu kho Bạch Mai,Khu kho Thái Hà.
Công tác trưng bày,tuyên truyền,thời gian này nhiệm vụ trọng tâm của
viện đặt ra là “Phải tìm cách bảo vệ các tài liệu hiện vật lịch sử đồng thời có
kế hoạch phục vụ các lực lượng vũ trang trong quá trình chiến đấu và sản
xuất” năm 1966,các phần trưng bày của bảo tàng được củng cố,được bổ sung
hiện vật.11 phòng trưng bày về cuộc kháng chiến chống Mĩ được nghiên cứu
trưng bày…Một số hiện vật quý được cất giữ và thay thế bằng hiện vật đồng
thời.Bảo tàng tham gia 2 cuộc triển lãm nhà nước do bộ văn hóa tổ chức vào
năm 1969,1973 tại Bạch Mai và Vân Hồ-Hà Nội.
Công tác tuyên truyền tại bảo tàng vẫn tiến hành thường xuyên.Khi
máy bay địch bắn phá ác liệt,bảo tàng tổ chức triển lãm về các địa phương
như Thái Bình,Hà Bắc,Ninh Bình.Nhiều cuộc triễn lãm mang tính thời sự


“thành tích bắn máy bay Mĩ”, “Bãi tha ma giặc Mĩ bị bắn rơi ở Miền
Bắc”,”Chiến thắng Mậu Thân 1968”,”Triển lãm kỉ niệm 25 năm ngày thành
lập quân đội nhân dân Việt Nam(1944-1969)”.Riêng triển lãm chiến thắng
1972…gây ấn tượng mạnh mẽ ,thu hút 850.000 khách xem trong đó có 240
đồn khách thuộc các quốc gia và các tổ chức quốc tế,góp phần cổ vũ động
viên bộ đội và nhân dân quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.Các đồng chí
lãnh đạo Đảng Nhà nước đến dự,khai mạc triển lãm.Thủ tướng Chu Ân
Lai(Trung Quốc) sau khi xem triển lãm”Chiến thắng 1972” xúc động nói với
thủ tướng Phạm Văn Đồng”Chiến lược của Việt Nam là cự thế vơ song”
nhiều đồn khách quốc tế,trong nước đã đến thăm quan bảo tàng.Tháng
9/1973 Viện bảo tàng qn đội vinh dự đón Phi-đen-Cat-xtơ rơ đến tham
quan.

Nhân kỉ niệm ngày thứ 30 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
(1944-1974) và “20 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”,Viện bảo tàng quân đội
đã nâng cấp hệ thống trưng bày hoàn chỉnh các phần trưng bày”30năm chiến
đấu trưởng thành của lực lượng vụ trang nhân dân” tổ chức nhiều họat động kỉ
niệm.Bảo tàng đã hoàn thành đề cương trưng bày phần miền Bắc đánh thắng 2
cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.Bảo tàng phối hợp với cục tuyên
huấn và báo Tiền Phong tổ chức 5 cuộc tọa đàm về những tấm gương tiêu
biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ,tổ chức họp báo tuyên truyền về chiến
thắng,mời các phóng viên,báo chí quốc tế đến dự.Ngịai ra bảo tàng cịn phối
hợp với bộ tư lệnh cơng binh trưng bày chuyên đề” họat động của công binh
trong chiến dịch Điện Biên Phủ ” trước ngày kỉ niệm nhà báo nổi tiếng Mác-ta
Rô-hát của Cu Ba đến thăm bảo tàng.
Sau khi giải phóng Sài Gịn,giải phóng hồn tồn miền Nam-Xn
1975,chấp hành chỉ thị của bộ quốc phòng,viện bảo tàng quân đội đã tổ chức
trưng bày:”một số hình ảnh chiến đấu trưởng thành của lực lượng vũ trang
nhân dân”Tại Dinh Gia Long,khai mạc vào 22/12/1975,phục vụ đồng bào và


chiến sĩ vùng mới giải phóng.Đây là cuộc triển lãm của cách mạng lần đầu
tiên được tổ chức ở miền Nam,gây ấn tượng và thu hút 50 vạn nhân dân Sài
Gịn đến xem.
Ngày 19/2/1975,Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ra quyết đinh số 14/QD
do trung tướng Lê Quang Hịa kí quyết định Bảo tàng quân đội trực thuộc
Tổng Cục Chính Trị,biên chế gồm 1 giám đốc,1 phó giám đốc,3 phịng, 1 ban,
qn số 40 đồng chí.Trong số đó có nhiều cán bộ lấy từ các trường đại học
trong và ngòai nước đào tạo.
Trải qua 16năm họat động (1959-1975) bảo tàng lịch sử quân sự Việt
Nam từng bước trưởng thành về mọi mặt.Thơng qua lí luận và trải nghiệm
qua thực tiễn cơng tác ,Bảo tàng đã tỏ rõ vai trị xã hội của mình,đóng góp
một phần xứng đáng trong việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc,phục vụ cơng

tác nghiên cứu giáo dục truyền thống,động viên lớp lớp thanh niên lên đường
đánh Mĩ ,xây dựng và bảo vệ nền độc lập tự do cho Tổ Quốc.
1.2.3.Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc (1976-2006).
Sau đại thắng mùa xuân 1975,đất nước hòa bình thống nhất,Cả nước
bước vào thời kì lịch sử mới thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo
vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1976- 2001 cơ cấu tổ chức, biên chế của bảo tàng có nhiều thay
đổi. Ngày 31/1/1979 tổng cục chính trị đã quyết định số 87/QĐ về nhiệm vụ
tổ chức vủa viện bảo tàng quân đội. Năm 1988, Bảo Tàng có quyết định tiếp
nhận Khu di tích lịch sử di tích điện biên phủ, thành lập Phân viện Điện Biến
Phủ trực thuộc Viện Bảo Tàng Quân Đội. Năm 1996, Bảo Tàng Quân đội
chuyển giao khu di tích Điện Biên cho tỉnh Lai Châu. Năm 1990, tiếp nhận Tổ
sáng tác Mỹ Thuật về bảo tàng.
Ngày 4/12/2002, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 1155/QĐ- TTg
đội tên Viện bảo tàng Quân dội thành Bảo tàng Lịch Sử Quân sự Việt Nam.


Với biên chế 50 cán bộ chiến sỹ, nhân viên trong Ban Giám Đốc gồm 3
đồng chí, 4 phịng, 1 ban. Do đó chức năng, nhiệm vụ, khơng gian trưng bày
của bảo tàng phát triển và mở rộng.
1.3. Các hoạt động của bảo tàng thể hiện trên các mặt sau:
Từ năm 1976 đến 2006, cơ sở vật chất như ngôi nhà, hệ thống trưng
bày, hệ thống kho bảo tàng của bảo tàng có sự thay đổi, chuyển dịch, khu khi
Lai Xá được xây dựng mới. Do nhu cầu mở rộng đường Nguyễn Tri Phương,
Bảo tàng đã chấn chỉnh nâng cấp trưng bày lại hệ thống trung bày trong nhà
và ngoài trời. Hệ thống trưng bày, kho bảo quản, nhà làm việc được trang bị
nhiều thiết bị kĩ thuật hiện đại như máy tính, điều hịa, máy đo độ ẩm, tủ bảo
quản chân không…
1.3.1 Công tác cán bộ và đào tạo cán bộ

Đây là một vấn đề quan trọng được đảng ủy quan tâm. Trong hai mươi
năm qua, Bảo tàng đã tiếp nhận nhiều cán bộ được đào tọa chuyên ngành từ
Khoa Lịch Sử- Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Văn Hóa Hà Nội
và Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ Thuật Quân Đội, cử một số cán bộ sỹ
quan được đi đào tạo trên đại học, nhiều đoàn cán bộ được cư đi tham quan
học tập tại Liên Xô, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Thái Lan, Mianma, Nhật
Bản, Mỹ,…Hiện bảo tàng có 2 tiến sỹ,2 thạc sĩ, nhiều đồng chí có hai bằng
đại học và cao cấp chính trị. Tỷ lệ cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ
có trình độ từ cao đẳng trở lên chiến tỷ lệ 98%.
1.3.2 Công tác nghiên cứu khoa học
Công tác nghiên cứu khoa học ngày càng được đẩy mạnh. Năm 1993,
bảo tàng xuất bản cuốn “Thông tin bảo tàng truyền thống” phổ biến quan
điểm chủ trương của Bộ quốc phòng, Tổng cục chính trị về cơng tác bảo tàng
truyền thống trong quân đội. Trong hoạt động nghiệp vụ, Bảo tàng đã ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác bảo quản phim ảnh như phủ
màng Phoocsmalin (1985), ứng dụng hóa vật liệu bền nhiệt đới bảo quản hiện


vật kim loại tại Điện Biên Phủ và bảo quản hiện vật ngồi trời tại bảo tàng
(1994). ứng dụng cơng nghệ tin học trong quản lý khai thác sử dụng hiện vật
(1994). Từ năm 1994-2006, bảo tàng triển khai thực hiện 9 đề tài khoa học
cấp bộ, cấp cơ sở trong đó 5 đề tài được hội đồng nghiệm thu đánh giá loại
xuất sắc, được ứng dụng trong thực tiễn công tác hiệu quả như đề tài ”đổi mới
các hoạt động bảo tàng”, “sưu tầm xây dựng sưu tập hiện vật để các loại máy
bay Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc Việt Nam”, “sưu tập tranh cổ động”…
Nghiên cứu xây dựng đề cương trưng bày mới bảo tàng lịch sử quân sự Việt
Nam. Bảo tàng còn phối hợp với trung tâm POWMIA nghiên cứu, tìm kiếm
thơng tin về người Mỹ mất tích thơng qua các hiện vật ở bảo tàng , khai
trương phòng lưu trữ về người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam.
1.3.3 cơng tác sưu tầm

Đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm của bảo tàng. Sau khi miền Nam
hồn tồn giải phóng, bảo tàng tiến hành cử nhiều đoàn cán bộ sưu tầm hiện
vật trên địa bàn cả nước. Nội dung sưu tầm tập trung vào quá trình ra đời,
chiến đấu trưởng thành và chiến thắng của quân đội nhân dân Việt Nam.
Trọng tâm là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, về cuộc chiến
tranh bảo vệ biên giới. Đặc biệt từ năm 2002, khi bảo tàng đổi tên thành bảo
tàng lịch sử quân sự Việt Nam, nội dung sưu tầm hiện vật của bảo tàng mở
rộng hơn, trọng tâm của công tác sưu tầm là sưu tầm hiện vật từ thời Hùng
Vương tới trước năm 1930. Yêu cầu hiện vật sưu tầm là hiện vật gốc, có giá
trị về lịch sử , khoa học, phù hợp với loại hình, nội dung trưng bày của bảo
tàng có khả năng bảo quản lâu dài. Trong điều kiện hiện nay, khi cuộc chiến
lùi quá xa, nhân chứng vật chứng hiếm dần việc sưu tầm hiện vật không dễ
dàng, bảo tàng đã tiến hành bằng nhiều phương pháp, sử dụng hiệu quả đội
ngũ công tác viên là các cựu chiến binh, hệ thống bảo tàng trong qn đội, có
nhiều hình thức phù hợp động viên các đơn vị nhân dân hiến tặng hiện vật cho
bảo tàng.


Việc ghi chép lập hồ sơ cho hiện vật đảm bảo các yếu tố khoa học.
Hiện vật trước khi nhập kho đều được hội đồng xét duyệt hiện vật thông qua.
Số lượng hiện vật, hiện vật do bảo tàng sưu tầm tăng nhanh, chất lượng
hiện vật tốt cả về nội dung hình thức, có nhiều hiện vật q hiếm, độc đáo.
Chỉ tính từ năm 2000- 2006 bảo tàng đã sưu tầm được 1 vạn hiện vật trong đó
có 500 vũ khí cổ đưa tổng số hiện vật của bảo tàng lên đến trên 15 vạn.
Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam là một trong số các bảo tàng quốc
gia đồng thời là bảo tàng đầu ngành của hệ thống bảo tàng quân đội. Bảo tàng
có nhiệm vụ hướng dẫn các bảo tàng trong hệ thống về nghiệp vụ bảo tàng. 30
năm qua, bảo tàng đã tiến hành nhiều lớp huần luyện về nghiệp vụ bảo tàng
cho các bảo tàng đơn vị về cơng tác sưu tầm, đăng kí kiểm kê- tuyên truyền,
hướng dẫn các đơn vị trong toàn quân xây dựng bảo tàng và nhà truyền thống.

Bảo tàng còn tham gia giảng dạy , hướng dẫn sinh viên thưc tập làm luận văn
tại các trường đại học Văn Hóa, đại học Văn Hóa- Nghệ thuật quân đội.
Tổng kết hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ, bảo tàng đã mở 11 lớp tập
huấn, đào tạo cho 450 cán bộ đơn vị về nghiệp vụ đã giúp 25 đơn vị trong
toàn quân xây dựng bảo tàng, mở 3 lớp tập huấn nghiệp vụ bảo tàng cho bảo
tàng quân đội Lào, giảng dạy hàng nghìn tiết học, hướng dẫn hàng nghìn sinh
viên thực tập.
Ngồi ra, bảo tàng cịn nghiên cứu, triển khai hoạt động bảo tồn di tích,
hướng dẫn các đơn vị trong tồn qn bảo tồn các di tích lịch sử qn sự. Tổ
chức nhiều đợt khảo sát tôn tạo khu di tích Điện Biến Phủ , đo đạc cắm mốc
13 cụm di tích, tu sửa sở chỉ huy chiến dịch Điện Biến Phủ tại Mường Phăng,
lập hồ sơ khoa học về 2 di tích Điện Đạo, di tích chiến khu D, di tích ATK
Thái Nguyên, di tích hàng rào MACNAMARA ở Dốc Miếu- Quảng Trị…
Bảo tàng tiến hành nhiều đợt giúp đỡ xậy dựng bảo tàng quân đội Campuchia,
Bảo tàng quân đội Lào vào các năm 1984, 1986, 1998,2004,2005…
1.3.4 Công tác kiểm kê bảo quản


Đây là một khâu nghiệp vụ quan trọng nơi đây là nơi lưu giữ những tài
sản quốc gia , quan đội. Trong 30 năm qua, công tác kiểm kê bảo quản có
những tiến bộ rõ nét đã đi vào nề nếp thực hiện theo đúng quy trình khoa học.
Về cơng tác bảo quản. Từ chỗ kho bảo quản hiện vật phân tán nhiều
nơi, nhiều làn di chuyển như kho Bạch Mai, Thái Hà, Cột Cờ rồi đi sơ tán ở
Quân Khu 7. Khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, nay được đưa về khu
kho cố định ở Lai Xá, huyện Hồi Đức , Hà Tây với diện tích 7200m2, trong
đó kho chứa nhiệm vụ là 3300m2. Hệ thống kho tàng bước đầu được củng cố,
xây cất mới, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu bảo vệ, bảo quản kéo dài
tuổi thọ cho hiện vật kho được phân chia thành 3 loại kho: Kho hiện vật gốc,
kho hiện vật gốc dự trừ, kho tài liệu khoa học phụ. Mỗi kho phân thành các
kho chất liệu, có chế độ về nhiệt độ, độ ẩm bảo quản hiện vật. Bảo tàng đã di

chuyển 15 vạn hiện vật từ kho Cột Cờ về Lai Xá đảm bảo an toàn tuyệt đối,
được phân loại sắp xếp theo các kho chất liệu đưa lên các giá, tủ bảo quản.
Bảo tàng thường xuyên nghiên cứu, phối hợp với các việc nghiên cứu, các
đơn vị nhà nước, quân đội ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào bảo quản
hiện vật nhất là các loại hiện vật như kim loại, giấy, vải dễ bị mơi trường, khí
hậu hủy hoại .
Về cơng tác kiểm kê : bảo tàng đã tiến hành nhiều đợt tổng kiểm kê
nắm số lượng, chất lượng hiện vật. Thường xuyên nghiên cứu xác minh bổ
xung thông tin cho các hiện vật trong kho. Những hiện vật dự trữ sau khi xác
minh đủ thông tin khoa học được đưa ra hội đồng xét duyệt thông qua sẽ
chuyển hiện vật gốc. Từ năm 1996, 1500 hiện vật của bảo tàng được chuyển
từ dự trữ sang đăng kí gốc. Hiện vật từ phịng sưu tầm chuyển giao được tiến
hành lập thủ tục, đăng kí kịp thời đảm bảo tiến bộ đăng kí vào sổ, các yếu tố
khoa học. Trung bình mỗi năm, hiện vật được nhập kho từ 1000 hiện vật trở
lên. Từ năm 1994 kho bảo tàng ứng dụng công nghệ tin học vào đăng kí, quản
lý khai thác hiện vật. Bảo tàng nghiên cứu lập danh mục sưu tập hiện vật, xây


dựng hệ thống ma két gồm hàng trăm quyển ảnh theo giai đoạn chuyên đề, sự
kiện tạo những điều kiện cần thiết phục vụ bảo tàng và nghiên cứu hiện vật.
1.3.5 Công tác trưng bày – tuyên truyền :
Công tác trưng bày – tuyên truyền là bộ mặt của bảo tàng. Đây là khâu
công tác nghiệp vụ thể hiện rõ nét kết quả của các khâu công tác trước, là cầu nối
giữa bảo tàng và cơng chúng. Vì vậy, bảo tàng luôn quan tâm đến công tác này .
Từ năm 1976 – 2006 , bảo tàng thường xuyên tiến hành bổ xung nâng
cấp, bổ sung hiện vật cho các phần trưng bày cố định giai đoạn chống pháp
chống mỹ vào các năm: 1976 ,1984, 1994, 2004, 2005. ứng dụng công nghệ
thông tin làm mới 2 sa bàn chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí
Minh. Mở rộng phần trưng bày chống Mỹ, đường Trường Sơn, chuyên đề thế
giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến, chuyên đề bà mẹ Việt Nam anh hùng,

trưng bày lịch sử quân sự Việt Nam từ thời đại Hùng Vương đến đầu thế kỉ
XX, cải tạo, mở rộng hệ thống trưng bày ngoài trời. Bảo tàng đã nắp đặt hệ
thống nghe nhìn ứng dụng tin học trên các phần trưng bày, thực hiện các giải
pháp trưng bày mới. Hồn thành hệ thống chú thích hiện vật bằng 3 thứ tiếng
Anh, Pháp , Trung .
Đến nay hệ thống trưng bày nội thất của bảo tàng trưng bày 4000 hiện
vật, tài liêu, hình ảnh trên diện tích 3200m2, tái hiện 1 cách sinh động lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời đại Hùng Vương đến thời đại
Hồ Chí Minh, phản ánh 1 số trận quyết chiến quyết lược của dân tộc ta trong
lịch sử chống ngoại xâm, thể hiện tài thao lược, đường lối quân sự, nghệ thuật
quân sự Việt Nam. Hệ thống trưng bày ngoài trời với 200 hiện vật khối lớn
giới thiệu chiến công của dân tộc ta trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm,
vũ khí trang bị hiện đại của địch thu được trong kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ.
Cơng tác tun truyền của bảo tàng có nhiều hình thức mới, sinh động.
Ngồi việc đón tiếp khách tham quan tại bảo tàng, bảo tàng còn tổ chức nhiều


cuộc triển lãm lưu động đến các đơn vị, địa phương vùng sâu, vùng xa khắp
trên cả nước khơng có điều kiện đến bảo tàng, tổ chức nhiều cuộc nói chuyện
về hiện vật tại các trường phổ thông cơ sở, và trung học cơ sở , các trường đại
học và các đơn vị quân đội. Bảo tàng còn phối hợp với hội đồng trung ương,
báo thiếu niên tiền phong, hội cựu chiến binh, ban thanh niên quân đội tổ chức
cuộc thi: “về với điện biên” nhân kỉ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên
Phủ(1994), thu hàng triệu bài dự thi của các em học sinh, có nhiều em trả lời
câu hỏi chính xác về hiện vật bảo tàng. Bảo tàng đã xuất bản 14 đầu sách
trong đó có nhiều tập “kỉ vật kháng chiến” giới thiệu về hiện vật bảo tàng.
Tính đến nay, bảo tàng đã đón 17 triệu lượt khách tham quan trong đó
có 2141735 khách quốc tế của 150 quốc gia trên khắp các châu lục.Trung
bình hằng năm, bảo tàng đón hàng trăm đồn khách quốc tế , có nhiều nguyên

thủ quốc gia, có nhiều tổ chức phi chính phủ
1.3.6 Hoạt động mỹ thuật :
Từ sau khi tổ mỹ thuật quân đội chuyển về bảo tàng, bảo tàng đã phát
động 6 cuộc vân động sáng tác mỹ thuật và triển lãm mỹ thuật về đề tài : “lực
lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng sự nghiệp xây dựng về bảo vệ tổ
quốc”, thu hút hơn 3000 lượt họa sĩ nhà điêu khắc tham gia sáng tác gần 4000
tác phẩm với nhiều chất liệu. Năm 2001, bảo tàng đã hoàn thành đúc 270 bức
tượng đồng Chủ Tịch Hổ Chí Minh làm q tặng của bộ quốc phịng cho các
bộ ngành, địa phương trên cả nước. Nhiều họa sĩ quân đội đã trưng bày triển
lãm cá nhân tại Hà Nội và nhiều đơn vị , địa phương trên cả nước như triển
lãm tranh tượng của họa sĩ Huy Toàn, Bằng Lâm, Lê Duy ứng…
1.4. Cơ cấu tổ chức
Giám đốc – thiếu tướng Lê Mã Lương anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân
Các phòng ban:


Ban giám đốc




Phịng hành chính, tổng hợp



Phịng nghiên cứu, sưu tầm, quản lý nghiệp vụ




Phòng kiểm kê bảo quản



Phòng trưng bày, tuyên truyền



Bộ phận mỹ thuật



×