Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Biện Pháp Cng Cấp Tỉnh Trang Đã Sửa (1).Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.65 KB, 8 trang )

Giáo viên: Bùi Vũ Thu Trang – Trường TH Trần Cao Vân, TP. Buôn Ma Thuột
1. Đặt vấn đề
Xây dựng nề nếp tự quản lớp học được xem là nội dung quan trọng trong
việc đổi mới công tác chủ nhiệm. Mục đích của việc rèn nề nếp tự quản là nhằm
nâng cao tính tự giác trong học tập của người học, phát huy tính tích cực, chủ động
của tất cả học sinh trong lớp ở từng công việc cụ thể. Đồng thời giúp các em mạnh
dạn, tự tin hơn trong các hoạt động, phong trào của trường, lớp. Từ đó hình thành
và phát triển năng lực, phẩm chất cho các em.
Đối với lớp 1, việc xây dựng nề nếp tự quản không dễ dàng. Lớp 1 là lớp
học đầu tiên ở bậc tiểu học, các em vừa bước vào môi trường mới, còn nhiều bỡ
ngỡ và rụt rè, khả năng tập trung chú ý chưa cao, thích chơi hơn thích học, các em
như một tờ giấy trắng cần chỉ bảo từ những việc nhỏ nhất như mở sách, mở vở,
cách cầm bút, cách ngồi học... Vì thế, việc xây dựng nề nếp tự quản cho lớp học để
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là hết sức cần thiết. Học sinh có tập
trung, tích cực, chủ động thì q trình dạy học và giáo dục mới có hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn giúp học sinh phát huy được
vai trò tự quản, chủ động trong mọi hoạt động, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Biện
pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 1 trong hoạt động tự
quản lớp học”.
2. Thực trạng
2.1.Thực tế tại đơn vị
Năm học 2022 – 2023, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1A1 với
39 học sinh, trong đó có 20 em nữ, 8 em người dân tộc thiểu số, 2 em thuộc hộ
nghèo.
* Thuận lợi:
- Thực hiện phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực tạo điều
kiện cho học sinh mạnh dạn, sôi nổi.
- Đa số các em chăm ngoan, ham học hỏi, hứng thú với những điều mới lạ. Đa
số phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập, tập thói quen tốt cho các em.
- Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ. Phịng học sạch, thống mát.
Khn viên trường học thống đãng, sạch đẹp, tạo khơng khí vui tươi, thoải mái


cho cả học sinh và giáo viên.
- Bản thân tôi là giáo viên lớp 1 đã nhiều năm nên nắm bắt được tâm sinh lý
của học sinh, có tinh thần học hỏi để trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ.

Biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 1 trong hoạt động tự quản lớp học

1


Giáo viên: Bùi Vũ Thu Trang – Trường TH Trần Cao Vân, TP. Bn Ma Thuột
* Khó khăn
- Năm học 2021 – 2022 chịu ảnh hưởng của dịch Covid – 19, học sinh mầm
non đều chủ yếu do phụ huynh kèm cặp, thiếu đi sự hướng dẫn, chỉ bảo thường
xuyên của cơ giáo nên khi vào lớp 1, có nhiều em chưa có sự tập trung, hay làm
việc riêng trong giờ học.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình, cịn khốn
trắng cho thầy cô và nhà trường nên ý thức tự học của học sinh chưa cao.
- Nhiều em bị ảnh hưởng bởi cách giáo dục bạo lực trong gia đình nên có những
hành vi như : tự ti, rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin khi giao tiếp với thầy cô, bạn bè.
- Giáo viên đã thực hiện chương trình GDPT 2018 hơn 2 năm nhưng còn nhiều
điều cần học hỏi để hoàn thiện hơn.
2.2. Đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Từ thực trạng trên kết hợp với việc quan sát học sinh trong từng hoạt động, tôi
nhận được kết quả như sau:
Thời
gian

Sĩ số

HS có ý thức

tự quản tốt
Số lượng

Tỉ lệ

HS có ý thức
tự quản nhưng chưa
bền vững
Số lượng
Tỉ lệ

HS chưa có ý
thức tự quản
Số
lượng

Tỉ lệ

Đầu
12,8
39 em
5
8
20,5%
26
66,7%
năm
%
Bảng số liệu cho thấy số lượng học sinh có ý thức tự quản tốt rất ít cịn số học
sinh chưa có ý thức tự quản và có ý thức tự quản nhưng chưa bền vững rất nhiều.

Qua đó, ta thấy nề nếp chất lượng chưa tốt. Mà nề nếp chưa tốt thì chất lượng học
tập và giáo dục cũng đạt hiệu quả không cao.
Biểu hiện của những em chưa có ý thức tự quản trong lớp thể hiện rõ nhất là
những khoảng thời gian sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các hoạt động tập thể,…các em
chưa tập trung hoạt động, nói chuyện riêng, làm việc riêng, không hợp tác với bạn
và cô giáo. Cịn những em có ý thức tự quản nhưng chưa bền vững thường biểu
hiện: khi có mặt giáo viên thì tỏ ra nghiêm túc nhưng vắng mặt giáo viên thì vẫn
cịn nói chuyện riêng…
Với thực trạng trên, ngay từ giai đoạn ổn định tổ chức lớp những ngày đầu năm
học, tôi đã chú ý, quan tâm đến việc rèn nề nếp tự quản và tinh thần tập thể cho
học sinh lớp tơi.
Biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 1 trong hoạt động tự quản lớp học

2


Giáo viên: Bùi Vũ Thu Trang – Trường TH Trần Cao Vân, TP. Bn Ma Thuột
2.3. Đánh giá vai trị của biện pháp góp phần nâng cao chất lượng trong
cơng tác chủ nhiệm
Khi thực hiện biện pháp là tôi đã tự mình học hỏi để thích nghi với chương
trình giáo dục mới.Tôi nhận thấy khi giáo viên muốn thay đổi học sinh theo hướng
tích cực thì giáo viên cần phải thay đổi trước.Với biện pháp mà mình đưa ra và
thực hiện vào lớp mình chủ nhiệm, tơi mong muốn học sinh của mình trở thành
những người chủ động, tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động học tập và rèn
luyện thông qua hoạt động tự quản lớp học.
Tôi cũng mong muốn đóng góp những hiểu biết cũng như cách vận dụng
biện pháp trong quá trình chủ nhiệm của mình như một tài liệu tham khảo cho các
giáo viên khác.
3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động
của học sinh lớp 1 trong hoạt động tự quản lớp học

3.1.Tìm hiểu thơng tin học sinh và xây dựng Kế hoạch chủ nhiệm:
Ngay từ khi nhận lớp, tơi tìm hiểu về học sinh thông qua hồ sơ tuyển sinh đầu
năm để nắm được hồn cảnh gia đình và số điện thoại của phụ huynh. Sau đó, tơi
kết bạn Zalo với phụ huynh và thường trò chuyện với phụ huynh học sinh để hiểu
rõ hơn về hoàn cảnh của học sinh. Ngoài ra, trong những lúc rảnh,tôi gần gũi với
học sinh, trực tiếp hoặc gián tiếp hỏi về gia đình, bản thân học sinh để tìm hiểu
được tâm tư, nguyện vọng, tính cách của các em. Tôi cập nhật những thông tin đã
tiếp cận, ghi chép cụ thể những thông tin của từng học sinh vào sổ cá nhân. Từ đó
có những biện pháp giáo dục phù hợp như: biểu dương, khen ngợi hàng tuần nhằm
thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh,...
Trên cơ sở nắm được tình hình cụ thể của lớp, của từng em, tôi bắt đầu xây
dựng kế hoạch công tác của mình một cách chi tiết, cụ thể như sau:
a. Về công tác học tập nội quy, nề nếp:
* Ngay từ buổi tựu trường đầu tiên, giáo viên chủ nhiệm phải hướng dẫn chi
tiết các nội quy, nề nếp của trường, lớp cho học sinh. Nhưng nếu cứ đọc một loạt
những quy định trong nội quy cho học sinh nghe thì một lúc các em đã chán và bắt
đầu làm việc riêng ngay. Vậy thì tiết sinh hoạt lớp đầu tiên đó, giáo viên cần tạo
dấu ấn cho học sinh hoạt động tích cực bằng các hình thức hỏi – đáp, xem video
hướng dẫn thực hiện nội quy, đóng vai học sinh ăn quà vặt bị đau bụng,... Buổi tựu

Biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 1 trong hoạt động tự quản lớp học

3


Giáo viên: Bùi Vũ Thu Trang – Trường TH Trần Cao Vân, TP. Buôn Ma Thuột
trường đầu tiên đáng nhớ và nhẹ nhàng sẽ giúp các em nhớ được nội quy ngay tại
lớp, khơng những thế các em cịn hào hứng và mong ngóng đến buổi học sau.
b. Lập sơ đồ lớp học:
Giáo viên cần sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh một cách phù hợp, cụ thể như sau:

+ Học sinh có vấn đề về thị giác, thấp bé ngồi đằng trước.
+ Sắp xếp học sinh tiếp thu nhanh ngồi với học sinh tiếp thu chậm để giúp đỡ
bạn (Đôi bạn cùng tiến).
+ Học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui, ban cán sự lớp được phân bố đều
trong lớp giúp lớp trật tự, nghiêm túc trong học tập.
+ Chỗ ngồi học sinh được phân bố hợp lí để thúc đẩy học sinh tiến bộ, tránh
việc học sinh ngồi nói chuyện và làm việc riêng.
3.2. Xây dựng Ban cán sự lớp:
Ngoài giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp cũng góp phần vơ cùng quan trọng
trong việc tạo, giữ gìn nề nếp lớp học. Học sinh được phân cơng làm cán sự lớp sẽ
có khả năng tự quản, mạnh dạn hơn, linh hoạt hơn, có nhiều cơ hội để thể hiện bản
thân.Đó cũng chính là cơ hội để các em được rèn luyện kỹ năng sống.
Tôi tổ chức cho các em tự bình chọn cán sự lớp, phân cơng nhiệm vụ rõ ràng
để việc thực hiện nếp tự quản được thuận tiện như sau:
- Lớp có các chức danh: 1 lớp trưởng, 1 lớp phó phụ trách học tập, 1 lớp phó
phụ trách lao động, 1 lớp phó phụ trách Văn - Thể - Mĩ, 4 tổ trưởng, 4 tổ phó.
- Nhiệm vụ của lớp trưởng: điểm danh; ổn định và điều khiển các bạn xếp hàng
vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục...; theo dõi, kiểm tra mọi
hoạt động của lớp ; tổng hợp kết quả thi đua và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần.
- Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách học tập:Tổ chức hướng dẫn lớp truy bài 10
phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn chậm tiến bộ học bài, làm bài ; điều khiển các bạn
thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu ; làm mọi việc
của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học ; theo dõi nề nếp học tập
chung và tổng hợp để đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
- Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách lao động: Phân cơng các bạn tưới cây, nhặt
lá, chăm sóc bồn hoa, cây trồng của lớp ; phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ
quét dọn vệ sinh lớp học; phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp ;
tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần.

Biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 1 trong hoạt động tự quản lớp học


4


Giáo viên: Bùi Vũ Thu Trang – Trường TH Trần Cao Vân, TP. Buôn Ma Thuột
- Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách Văn - Thể - Mĩ: Theo dõi, đôn đốc các hoạt
động văn nghệ, thể dục giữa giờ, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
- Nhiệm vụ của tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công
của lớp trưởng, lớp phó.
- Nhiệm vụ của tổ phó: Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ,
điều hành tổ khi tổ trưởng vắng.
Đối với lớp 1, việc phát huy khả năng của Ban cán sự lớp ban đầu rất khó khăn
do các em cịn lúng túng, chưa biết cách làm. Tôi cố gắng chỉ bảo cẩn thận, theo
sát học sinh để các em làm quen dần cho đến lúc các em có thể tự mình làm nhiệm
vụ được phân công. Cuối tuần, tôi cùng Ban cán sự lớp đánh giá cũng như rút kinh
nghiệm để điều chỉnh kịp thời. Để rèn tính tự quản và xây dựng tập thể vững mạnh,
đồn kết, tơi giao cho đội ngũ cán sự lớp tự quản lý, điều hành và giải quyết mọi
công việc của lớp. Tôi luôn lắng nghe, ghi nhận các ý kiến đóng góp của cả lớp và
qua đó giáo dục các em phát huy những mặt mạnh sẵn có, giúp các em rèn những
kĩ năng cần thiết. Việc bình chọn Ban các sự lớp sẽ được luân phiên thay đổi để tất
cả các em đều được trao quyền phù hợp với khả năng và rèn luyện sự tích cực, chủ
động trong vai trị mới của mình.
3.3. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh qua tiết sinh hoạt tập thể
Trong tiết sinh hoạt tập thể, các em phát huy được tính chủ động, tự quản và
phát huy được tinh thần tập thể một cách rõ nét.
- Ban cán sự lớp: phát huy vai trò tổ chức, điều khiển hoạt động.
- Học sinh: Được tự đánh giá bản thân mình, đánh giá bạn, thể hiện hết tâm tư
nguyện vọng, được cùng nhau thảo luận xây dựng các phương hướng cho tuần mới
và háo hức biểu diễn các năng khiếu trong phần sinh hoạt theo chủ điểm. Từng tổ
các em sẽ bình chọn ra bạn xuất sắc, những bạn có chuyển biến tốt hơn so với tuần

trước cũng sẽ được tun dương.Tơi thường khuyến khích các tổ sẽ lựa chọn cho
mình các hình thức báo cáo khác nhau về các thành tích trong tuần vừa qua.
3.4. Tổ chức các hình thức thi đua có tun dương, khen thưởng
* Thi đua cá nhân: Vào các tiết sinh hoạt, tôi thường tổ chức cho lớp bình bầu
thi đua cá nhân tiêu biểu của nhóm, tổ…., kể cả những bạn tiến bộ cũng sẽ nhận
được phần thưởng.
*Thi đua đôi bạn cùng tiến: Mỗi bàn cho 2 học sinh ngồi cùng nhau, học sinh
tiếp thu nhanh kèm bạn chậm tiến bộ hơn để tiện hỗ trợ nhau trong học tập. Nếu

Biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 1 trong hoạt động tự quản lớp học

5


Giáo viên: Bùi Vũ Thu Trang – Trường TH Trần Cao Vân, TP. Bn Ma Thuột
các bạn hồn thành tốt sẽ khen thưởng cho cả 2 bạn, tuyên dương trực tiếp trước
lớp để tạo niềm tin vào bản thân cho các em.
*Thi đua nhóm hợp tác tốt: Mỗi nhóm 4 học sinh, hình thức thi đua là các
nhóm thực hiện yêu cầu thảo luận, trình bày với tinh thần hợp tác tốt; các thành
viên tích cực thì sẽ được khen thưởng và cộng điểm thi đua. Nhóm nào trong q
trình thảo luận cịn làm việc riêng sẽ khơng được tính điểm thi đua.
- Phần thưởng: có thể là hoa tuyên dương, sticker khen, đồ dùng học tập như
bút chì, thước kẻ, tích điểm trên ClassDojo,…
Bằng các hình thức thi đua này, tơi đã cuốn hút các em tham gia tích cực vào
các hoạt động, hạn chế tình trạng nói chuyện riêng. Đó cũng chính là thói quen rèn
cho các em tính tự giác, tự quản trong giờ học và các hoạt động khác.
3.5. Xây dựng tinh thần tập thể thông qua các hoạt động ngoại khóa
Ngồi giờ học trên lớp thì hoạt động ngoại khố của Đội là điều kiện để rèn
luyện tinh thần tập thể rất hiệu quả. Khi tham gia ngoại khóa, các em được thể hiện
tinh thần tập thể, ý thức tơn trọng kỷ luật, giữ gìn danh dự cho tập thể lớp. Đặc biệt

là tính tự quản thể hiện rất rõ. Trong các hoạt động ngoại khóa, tơi chú ý động viên
kịp thời những suy nghĩ sáng tạo và tính tích cực chủ động của các em, tạo tình
huống để học sinh tự xử lí và thay phiên điều khiển hoạt động. Sau mỗi hoạt động
ngoại khóa, tơi giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em, hướng dẫn các em liên hệ
thực tế, nâng cao nhận thức học sinh sau buổi sinh hoạt để từ đó mà hình thành
nhân cách tích cực cho các em.
3.6. Phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường và Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh
Tơi ln chủ động nắm bắt kế hoạch của nhà trường, Liên đội để phối hợp và
phổ biến kịp thời đến học sinh, từ đó thực hiện tốt nề nếp và thi đua của lớp. Khi
có các phong trào do Đội phát động, tơi tuyên truyền cho học sinh hiểu ý nghĩa của
các hoạt động để các em tích cực tham gia. Sau các phong trào, tôi luôn tổng kết,
tuyên dương các em và khuyến khích cả lớp cùng tham gia cổ vũ các bạn. Từ đấy,
các em sẽ phát huy được sức mạnh tập thể.
Về phía phụ huynh, tơi liên lạc thường xun qua Zalo nhóm lớp. Nội dung có
thể là chia sẻ hình ảnh hoặc video học sinh tích cực tham gia các hoạt động trên
lớp như dọn vệ sinh, chăm sóc bồn hoa của lớp,... Phụ huynh có thể chia sẻ hình

Biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 1 trong hoạt động tự quản lớp học

6


Giáo viên: Bùi Vũ Thu Trang – Trường TH Trần Cao Vân, TP. Buôn Ma Thuột
ảnh học sinh ở nhà tự giác làm việc nhà, tự giác soạn sách vở,... Khi cần, tôi cũng
trao đổi riêng với từng phụ huynh để cùng động viên học sinh mau tiến bộ.
4. Kết quả đạt được
4.1. Kết quả đạt được sau khi áp dụng biện pháp
Bằng cách phối hợp hài hoà các biện pháp trên, trong suốt học kì 1 vừa qua, tơi
nhận thấy lớp có sự chuyển biến đáng kể về nề nếp. Các em chăm học, chấp hành

tốt nội quy; mạnh dạn bày tỏ ý kiến, nếp tự học dần được hình thành. Các em có
tinh thần tập thể, biết u thương và giúp đỡ nhau hơn trong học tập, rèn luyện đạo
đức và tham gia phong trào. Các em biết xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn, tự quản
tốt 10 phút đầu giờ, trong các tiết học và các buổi sinh hoạt ngoài lớp học, ban cán
sự lớp tự điều hành tổ chức sinh hoạt cuối tuần.
Tập thể lớp1A1 tham gia các phong trào thi đua của trường, của Đội với một
tinh thần rất hào hứng, đoàn kết, quyết tâm đạt kết quả cao:
 Tham gia Hội thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
với tiết mục hoạt cảnh “Kí ức mái trường của em” đạt giải Nhất khối 1 và
là tiết mục được yêu thích nhất toàn trường.
 Phong trào “Kế hoạch nhỏ” 100% các em tham gia rất tích cực.
4.2. Số liệu, minh chứng so sánh

Thời
gian
Đầu
năm
Cuối
kì 1

HS có ý thức
tự quản tốt

Sĩ số

39 em

Số lượng
5


Tỉ lệ
12,8%

31

79,4%

39 em

HS có ý thức
tự quản nhưng
chưa bền vững
Số lượng Tỉ lệ
8
20,5%
4

10,3%

HS chưa có ý thức
tự quản
Số lượng
26

Tỉ lệ
66,7%

4

10,3%


Bảng số liệu cho thấy số lượng học sinh có ý thức tự quản tăng lên rõ rệt, học
sinh chưa có ý thức tự quản hoặc có ý thức tự quản nhưng chưa bền vững giảm hẳn
so với đầu năm. Biện pháp này tơi đã tiếp tục vận dụng trong học kì 2 và mang lại
hiệu quả cao.
5.Kết luận, kiến nghị
Biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 1 trong hoạt động tự quản lớp học

7


Giáo viên: Bùi Vũ Thu Trang – Trường TH Trần Cao Vân, TP. Buôn Ma Thuột
5.1. Ý nghĩa của biện pháp:
Những biện pháp mà tôi đưa ra và vận dụng vào lớp mình chủ nhiệm đã giúp
tơi hồn thành tốt hơn vai trị giáo viên chủ nhiệm của mình. Tơi đã trao đổi kinh
nghiệm với các giáo viên trong tổ và thấy nó có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các
khối lớp tiểu học.
5.2. Những đề xuất
Đề nghị nhà trường tăng cường thêm cơ sở vật chất và thường xuyên tổ chức
các hoạt động giáo dục nhằm phát triển năng lực phát huy tính chủ động của học
sinh, nâng cao phẩm chất cho học sinh theo hướng đổi mới.
Từ đó tạo động lực để giáo viên hứng thú, sáng tạo trong công tác chủ nhiệm
và giáo dục học sinh.

Xác nhận của nhà trường

Buôn Ma Thuột, ngày 8 tháng 2 năm 2023
Người dự thi

Bùi Vũ Thu Trang


Xác nhận của Phịng GD&ĐT TP. Bn Ma Thuột

Biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 1 trong hoạt động tự quản lớp học

8



×