Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Kế hoạch bài dạy giáo dục địa phương tỉnh đồng nai môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.68 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH
TỔ NGỮ VĂN

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
Tỉnh Đồng Nai
Môn Ngữ văn
NĂM HỌC 2022 – 2023

Giáo viên hướng dẫn: Ngơ Đình Vân Nhi
Giáo viên soạn bài: Nguyễn Đắc Kim Phụng


CHỦ ĐỀ: VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỒNG NAI
Môn học/Hoạt động giáo dục: Ngữ văn Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 10 (số tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản về văn học dân gian địa phương Đồng Nai
(bối cảnh, đặc điểm, thể loại).
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung: giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp
tác.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Xác định được những sự kiện lịch sử, địa danh, nhân vật, phong tục, tập quán, từ ngữ
địa phương… được phản ánh trong các tác phẩm văn học dân gian Đồng Nai.
- Phân tích được các giá trị nội dung, nghệ thuật của văn học dân gian Đồng Nai thông
qua việc đọc hiểu các văn cụ thể.
- Chỉ ra được sự thống nhất và khác biệt giữa văn học dân gian Đồng Nai với văn học
dân gian Việt Nam.


- Sưu tầm, giới thiệu được ít nhất một kịch bản sân khấu hóa… văn học dân gian
Đồng Nai.
- Phân tích được một tác phẩm cụ thể của văn học dân gian Đồng Nai (bằng hình thức
nói và viết).
- Bước đầu viết được một bài nghiên cứu nhỏ, ở mức độ cơ bản về một vấn đè trong
văn học dân gian Đồng Nai.
3. Về phẩm chất:
- u thích văn học dân gian và có hứng thú sưu tầm, tìm hiểu về văn học dân gian
Đồng Nai.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học: Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, máy tính, máy chiếu, mirco…
2.Học liệu
+ Tài liệu Giáo dục địa phương Tỉnh Đồng Nai, lớp 10.
+ Sách giáo viên Ngữ văn lớp 10 tập 1 (Lã Nhâm Thìn chủ biên)
+ Sách Bản sắc dân tộc và văn hóa Đồng Nai (PTS. Huỳnh Văn Tới).

2


+ Tuyển tập truyện kể dân gian Đồng Nai.
3. Chuẩn bị
- Giáo viên: Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài giảng điện tử.
- Học sinh:
+ Sưu tầm một số truyện cổ và ca dao về vùng đất Đồng Nai.
+ Xem lại những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, đặc biệt là thể loại truyện kể
và thơ ca dân gian.
+ Sưu tầm một tài liệu về nghiên cứu văn học dân gian (VHDG) Đồng Nai.
+ Đọc trước phần bài học trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn.
III. Tiến trình dạy học
Số tiết


Nội dung

1–3

Tìm hiểu khái quát về văn học dân gian Đồng Nai.

4–6

Đọc hiểu một số văn bản văn học dân gian Đồng Nai.

7 – 10

Vận dụng kiến thức về đặc trưng văn học dân gian và đặc điểm riêng văn
hóa Đồng Nai để thực hiện một số hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.

1. Hoạt động khởi động
a) Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền liên quan đến các thể loại truyện kể và thơ ca
dân gian; kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
b) Nội dung: HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học
mới.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, kiến thức nền về truyện kể dân gian và ca dao, tục
ngữ, những cảm nhận ban đầu về chủ đề bài học.
d) Tổ chức thực hiện:

3


CÁC BƯỚC THỰC HIỆN


NỘI DUNG/ YÊU CẦU
CẦN ĐẠT

1. Giao nhiệm vụ:
Kích hoạt kiến thức nền liên quan đến truyện cổ và
thơ ca dân gian
- GV tổ chức trò chơi trắc nghiệm “Mảnh ghép dân HS tham gia trò chơi theo cá
gian” (hệ thống câu hỏi, xem thêm Phụ lục) để HS ôn nhân, chọn câu trả lời đúng
tập, gợi nhớ kiến thức về các thể loại của văn học dân và diễn giải đáp án.
gian như truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ…
Tạo tâm thế đọc
- GV chia lớp thành 04 nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 6 HS), HS được phát bảng phụ, trả
các nhóm cùng tham gia trị chơi “Mảnh ghép Đồng lời câu hỏi theo nhóm.
Nai”.
- GV trình chiếu lần lượt những câu ca dao hoặc đặc
điểm về văn hóa, địa lí, lịch sử của Đồng Nai và yêu
cầu HS nêu đúng tên yếu tố văn hóa đó. Cuối cùng,
khi các ơ hình đã mở, HS phải đốn đúng tên của tấm
hình chính.
- GV cho HS xem clip Văn miếu Trấn Biên và dẫn dắt
HS đến bài học về VHDG Đồng Nai.
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, trả lời cá nhân, theo nhóm.
3. Báo cáo thảo luận:
- GV mời HS trả lời, mời HS khác bổ sung.
4. Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt để
HS kết nối với hoạt động, hình thành kiến thức mới.
- GV dẫn dắt vào bài học.
Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
(Ca dao)
Từ buổi đầu khai hoang mở cõi, vùng đất Đồng Nai
yên bình đã trở thành một trong những địa danh đầu
tiên được nhân dân biết đến và cư trú đông đúc.
Không phải ngẫu nhiên mà vùng đất này đã trở thành
thủ phủ của vị tướng Nguyễn Hữu Cảnh trên con

4


đường mở rộng lãnh thổ về phía Nam của nước ta. Và
rất nhiều nhà dư địa chí khác khi nói đến Đồng Nai
đều mang cảm xúc ngưỡng mộ, ngợi ca. Vùng đất
mênh mơng sóng lúa, mn vật tươi tốt đã trở thành
nơi để con người yên tâm “an cư lạc nghiệp”. Để hiểu
hơn về lịch sử, văn hóa của quê hương Đồng Nai thân
u dưới góc nhìn của người xưa, ta hãy cùng khám
phá bài học “Văn học dân gian Đồng Nai”.

2. Hoạt động hình thành kiến thức: Khái quát về VHDG Đồng Nai
2.1. Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử
a) Mục tiêu: Tìm hiểu chung về bối cảnh lịch sử của vùng đất Đồng Nai
b) Nội dung: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thơng tin, trình bày để tìm hiểu về bối
cảnh lịch sử của Đồng Nai.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
1. Giao nhiệm vụ:


NỘI DUNG/YÊU CẦU
CẦN ĐẠT
Câu trả lời và phần tìm hiểu
của HS về lịch sử hình thành
và phát triển của Đồng Nai.
A. Khái quá văn học dân
gian Đồng Nai

- GV đặt câu hỏi: Qua tìm hiểu ở nhà và đọc sách, hãy I. Bối cảnh lịch sử
nêu những hiểu biết của em về lịch sử hình thành của
- Đồng Nai là vùng đất mới
vùng đất Đồng Nai.
với lịch sử hình thành hơn
300 năm.
- Dân cư Đồng Nai bao gồm
những lưu dân đi mở cõi và
các dân tộc bản địa.
- VHDG của người Việt ở
- GV đặt câu hỏi phụ: Bối cảnh ấy có ảnh hưởng như Đồng Nai xuất hiện muộn
thế nào đến đặc điểm của bộ phận văn học dân gian ở hơn so với tiến trình chung
Đồng Nai?

5


của văn học dân tộc.
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, trả lời cá nhân.
3. Báo cáo thảo luận:
- GV mời HS trả lời, mời HS khác bổ sung.

4. Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá, chốt lại những kiến thức liên quan đến
bối cảnh lịch sử Đồng Nai (xem cột Nội dung/ yêu cầu
cần đạt).
2.2. Tìm hiểu về thể loại và đặc điểm của VHDG Đồng Nai
a) Mục tiêu: Đọc hiểu, phân tích, đánh giá các giá trị nội dung và nghệ thuật của các
thể loại VHDG ở Đồng Nai.
b) Nội dung: Tìm hiểu về truyện kể dân gian, ca dao và tục ngữ ở Đồng Nai
c) Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm và của cá nhân về nội dung và nghệ thuật của một
số tác phẩm tiêu biểu thuộc các thể loại.
d) Tổ chức thực hiện:
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

NỘI DUNG/YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Giao nhiệm vụ:
Câu trả lời của HS và phẩn báo cáo hoạt động
- GV chia lớp thành 5 nhóm (mỗi thảo luận của nhóm.
nhóm từ 06 – 08 HS). GV giao
nhiệm vụ cho các nhóm như sau:
+ Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu về
truyện kể dân gian Đồng Nai (của
các dân tộc ít người và người
Việt)
+ Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu về thơ
ca dân gian Đồng Nai
+ Nhóm 5: Tìm hiểu về tục ngữ
Đồng Nai
Các nhóm đọc sách, sưu tầm thêm
tư liệu và tìm hiểu các nội dung

2. Thể loại và đặc điểm
theo câu hỏi hướng dẫn:
2.1. Truyện kể dân gian
Hệ thống câu hỏi tìm hiểu truyện 2.1.1. Truyện kể dân gian của các dân tộc ít
kể dân gian Đồng Nai

6


Các nhóm lựa chọn một tác phẩm
trong sách hoặc sưu tầm để tiến
hành đọc hiểu.
(1) Xác định người kể chuyện
trong các truyện kể dân gian.
(2) Tóm tắt cốt truyện.
(3) Phân tích, bình luận một số
yếu tố kì ảo, chi tiết đặc sắc trong
truyện.
(4) Em có hình dung gì về khơng
khí, bối cảnh lịch sử của thời đại
được nói đến trong truyện?
(5) Em hãy suy đoán tư tưởng,
quan niệm của tác giả dân gian về
quá trình hình thành lãnh thổ, địa
vực cư trú…; quá trình chiến đầu
để bảo vệ cộng đồng.
(6) Em hãy liên hệ tác phẩm với
thực tế đời sống để thấy được ý
nghĩa của văn bản đối với bản
thân.


người
- Truyện kể dân gian là kho tàng tài sản, lưu giữ
lịch sử, luật tục, hình mẫu nếp sống cổ truyền của
cha ông.
- Về nội dung: các truyện dân gian giải thích về
các hiện tượng tự nhiên qua hình ảnh của các vị
thần, giải thích các địa danh, đặc điểm của các
lồi vật...
- Về hình thức: truyện kể thể hiện bằng văn vần,
được các trưởng bản kể lại trong các sinh hoạt
cộng đồng, kết cấu truyện đơn giản.
2.1.2. Truyện kể dân gian của người Việt
- Số lượng các truyện kể không nhiều, có thể chia
thành các bộ phận truyện sau đây:
+ Nhóm truyện kể mang dấu ấn thần thoại tích
hợp vào vùng đất mới.
+ Nhóm truyện kể mang tính giai thoại về các
nhân vật lịch sử.
+ Nhóm truyện cổ tích sinh hoạt.
+ Truyện cười.
- Về hình thức, truyện kể có sự kế thừa một số
yếu tố của truyện kể dân gian Việt Nam (motif,
kết cấu...), có sự xen lẫn các yếu tố thể loại này
vào thể loại kia nên việc phân định ở một số
truyện khó rạch rịi.

Hệ thống câu hỏi tìm hiểu thơ ca
dân gian Đồng Nai
Các nhóm lựa chọn một tác phẩm

trong sách hoặc sưu tầm để tiến
hành đọc hiểu.
GV có thể gợi ý cho HS xem clip
về một trình diễn thơ ca dân gian
của các dân tộc ít người hoặc
người Việt.

2.2. Thơ ca dân gian
2.2.1. Thơ ca dân gian của các dân tộc ít người
- Nổi bật là các Tăm pớt của người Mạ. Tăm pớt
là một thể loại thơ văn truyền miệng, thể hiện
bằng hình thức hát kể đối đáp trong nhiều hoàn
cảnh cụ thể trong cuộc sống sinh hoạt, lao động.
- Chơ ro có điệu hát đối đáp trong các dịp lễ hội,

7


(1) Cảm hứng sáng tác chính
trong trong những bài ca dao ấy là
gì?
(2) Bài ca dao thể hiện nét đặc sắc
gì về vùng đất Đồng Nai?
(3) Em cảm nhận như thế nào về
tính cách, tâm hồn của người
Đồng Nai?
(4) Em hãy nhận xét về hiệu quả
hình thức trong những bài ca dao.
Hãy chọn và phân tích hiệu quả
nghệ thuật trong một bài ca dao

mà em thích.
(5) Em cảm thấy yêu thích nhất
với bài ca dao nào? Vì sao?

các bài khẩn cầu thần lúa... Người Xtiêng có
những bài ca dao đơi lứa yêu nhau, những bài hát
ru con.
b. Thơ ca dân gian của người Việt
- Bộ phận dân gian của người Việt ở Đồng Nai có
số lượng phong phú.
- Về nội dung:
+ Thơ ca có sự kế thừa và phát triển từ những di
sản thơ ca dân gian miền Bắc và miền Trung.
+ Ca dao về mảnh đất Đồng Nai trù phú, giàu
đẹp.
+ Ca dao về khai hoang mở cõi, dựng làng lập ấp,
họ miêu tả lại hành trình xây dựng cuộc sống của
mình.
+ Ca dao cũng phản ánh lịch sử đấu tranh bảo vệ
quê hương xứ sở.
+ Ca dao thể hiện tình cảm, cảm xúc của con
người, nhất là tình u đơi lứa, tình nghĩa vợ
chồng.
- Về hình thức:
+ Thơ ca dân gian là phần lời của những bài dân
ca, những điệu hị, điệu lí.
+ Thơ ca dân gian ít chú trọng khuôn khổ câu chữ
và niêm luật.

Hệ thống câu hỏi tìm hiểu tục ngữ

dân gian Đồng Nai
Các nhóm lựa chọn một số tác
phẩm tục ngữ trong sách hoặc sưu
tầm để tiến hành đọc hiểu.
(1) Những câu tục ngữ thể hiện
bài học gì của cha ơng ta?
(2) Câu tục ngữ thể hiện đặc
trưng gì của vùng văn hóa, tự
nhiên Đồng Nai?
(3) Những câu tục ngữ ấy thể hiện

c. Tục ngữ
- Về nội dung: bộ phận tục ngữ ở Đồng Nai vừa
kế thừa từ tri thức, kinh nghiệm của cha ông
nguyên quán, vừa kết hợp với những kinh nghiệm
phù hợp trong ứng xử với điều kiện tự nhiên, xã
hội mới.
- Về hình thức: tục ngữ khơng có nhiều khác lạ,
thường là những câu ngắn gọn, cân đối, có vần vè
dễ nhớ, dễ thuộc.

8


tình cảm, quan niệm của nhân dân
về vùng đất Đồng Nai như thế
nào?
(4) Hình thức của những câu tục
ngữ ấy có điểm gì đặc biệt?
Hướng dẫn tổng kết những đóng

góp của văn học dân gian Đồng
Nai cho kho tàng văn học dân
gian Việt Nam
- GV đặt câu hỏi: Từ tìm hiểu về
văn học dân gian Đồng Nai, em
nhận xét như thế nào về vai trò
của bộ phận văn học dân gian
Đồng Nai trong kho tàng văn học
dân gian Việt Nam?
- GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét
gì về hình thức nghệ thuật của các
tác phẩm dân gian Đồng Nai?

3. Những đóng góp của văn học dân gian Đồng
Nai cho kho tàng văn học dân gian Việt Nam
3.1. Về nội dung
- VHDG Đồng Nai phản ánh đặc điểm của thiên
nhiên, con người của một vùng đất mới, góp phần
vào kho tàng văn hóa dân tộc những tập tục, lễ
nghi, những kinh nghiệm ứng xử gắn liền với
điều kiện tự nhiên và xã hội.

3.2. Về nghệ thuật
- Về thể loại, hệ thống thể loại VHDG Đồng Nai
chưa thật phong phú. Truyện kể có sự hịa trộn
giữa thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngơn...
- Về ngơn ngữ, VHDG Đồng Nai có sự xuất hiện
của các từ ngữ địa phương.
4. Kết luận


2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận theo nhóm.
- Sau thời gian thảo luận, các
nhóm cử đại diện báo cáo sản
phẩm.
3. Báo cáo thảo luận:
- GV mời đại diện các nhóm trả
lời, mời các nhóm khác bổ sung.
4. Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét thái độ và kết quả
làm việc của một nhóm, chỉ ra
những ưu điểm và hạn chế trong

Kho tàng VNDG Đồng Nai rất phong phú, giàu
giá trị nhân văn, đậm màu sắc địa phương.

9


hoạt động nhóm của HS.
- GV chốt một số nội dung chính
thường được phản ánh trong
truyện kể và khái quát về tính
cách, phẩm chất của con người
Đồng Nai qua ca dao, tục ngữ.
3. Luyện tập
3.1. Đọc hiểu văn bản Bà Mụ Trời
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về các đặc trưng của VHDG Đồng Nai để đọc
hiểu, phân tích một số yếu tố đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong truyền thuyết Bà
Mụ Trời.

b) Nội dung: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản theo thể loại truyền thuyết.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, báo cáo thảo luận làm việc nhóm của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

NỘI DUNG/YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Giao nhiệm vụ:
- GV cho HS xem một số tranh ảnh về
kiểu truyện con vật đền ơn người trong cổ
tích Việt Nam (Con hổ có nghĩa, Viên
ngọc ước). HS nêu lên một số điểm giống
nhau về motif cốt truyện và các nhân vật
trong các truyện ấy.
- GV yêu cầu HS đọc văn bản Bà Mụ Trời
và trả lời các câu hỏi trong sách giáo
khoa.
Hệ thống câu hỏi:
1. Xác định người kể chuyện trong
truyện.

HS luyện tập, vận dụng kĩ năng đọc hiểu
truyện kể dân gian và kiến thức về văn
hóa Đồng Nai để hồn thành bài tập theo
nhóm đơi.

GV định hướng câu trả lời của HS:
1. Người kể chuyện là ngôi thứ ba, người
thuật lại câu chuyện.


2. Tài năng của nhân vật Bà Mụ Trời 2. Tài năng của bà Mụ Trời được miêu tả
qua các chi tiết:
được miêu tả qua những chi tiết nào?
- Tại làng An Hòa, huyện Phước Chánh,
có một bà cụ rất giỏi việc hộ sản. Uy tín
và tiếng tăm của bà lan ra khắp vùng…
tơn xưng là bà Mụ Trời.

10


- Tiếng tăm của bà đồn đại mạnh mẽ đến
nỗi thú rừng cũng biết danh.
3. Sự kiện quan trọng nhất trong câu
chuyện là sự kiện gì? Sự kiện ấy có ý
nghĩa ra sao trong việc thể hiện phẩm
chất nhân vật?

3. Sự kiện quan trọng nhất trong truyện là
bà đã đỡ đẻ thành công cho mẹ con cọp.
Sau này, nửa tháng, cọp lại đến nhà bà trả
ơn và sau khi bà mất cọp đến viếng bà.
Sự kiện ấy thể hiện nhân vật bà Mụ Trời
là người có tấm lịng nhân hậu. Bà không
chỉ giúp đỡ cho những sản phụ vượt qua
cơn nguy khốn của cơng việc sinh nở mà
cịn giúp cho lồi vật.

4. Tìm và phân tích tác dụng của các chi 4. Chi tiết kì ảo trong truyện là:
tiết kì ảo trong truyện.

- Những con cọp chúa hung dữ có tiếng
5. Thông qua hành động đáp nghĩa của
của đất Biên Hịa đều kính phục bà.
cọp, nhân dân muốn đề cao điều gì?
Những đêm tối, chúa cọp gặp bà băng
rừng, qua suối đi về đều cúi đầu tránh
đường cho bà đi khơng dám làm hại.
- Con cọp rón rén đi vào nhà bà, cúi đầu
phủ phục, xin bà cứu lấy hổ mẹ và hổ
con. Con hổ trả ơn bằng heo rừng và nửa
tháng lại mang biếu bà nào heo, nai, hươu
rừng đến trước cửa nhà.
- Sau khi mộ bà dựng xong, đầu mộ bà có
ba xác heo rừng cịn nóng và quanh mộ
dày đặc dấu chân cọp.
Tác dụng của các chi tiết kì ảo là khiến
hình tượng nhân vật bà Mụ Trời hiện lên
nhân hậu, đẹp đẽ hơn. Bà không chỉ cảm
hóa được lịng người mà cịn khiến những
con vật phải cảm phục vì phẩm chất tốt
đẹp của mình.
6. Các phương ngữ có trong văn bản là:
6. Trong truyện có sử dụng một số - Dạn dĩ: chủ động, không sợ người.
phương ngữ và từ mượn. Em hãy thống
- Cụm: làng
kê và nêu cách hiểu của mình.

11



- Ơng lang thuốc nam: thầy thuốc
- Giục sanh: kích thích việc sinh nở
- Rún: rốn
Các từ mượn có trong vản bản là:
- Thân chủ: người cần được giúp đỡ
- Danh y: người thầy thuốc có tiếng tăm
- An thai: ổn định thai nhi
7. Thông điệp nào của truyện Bà Mụ Trời
7. HS có thể nêu lên suy nghĩ của mình về
có ý nghĩa đối với anh/chị? Vì sao?
thơng điệp ý nghĩa nhất. GV gợi dẫn một
số thông điệp của văn bản như: phẩm chất
nhân hậu, lương thiện, sống chan hịa với
mn vật và thiên nhiên.
- GV u cầu HS rút ra một số đặc điểm
trong truyện kể dân gian vùng Đồng Nai.
- HS phát biểu cảm nghĩ về truyện.
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận theo nhóm đơi và trả lời cá
nhân.
3. Báo cáo thảo luận:
- GV mời HS trả lời, mời HS khác bổ
sung.
4. Kết luận, nhận định:
- GV kết luận về cách đọc văn bản truyện
dân gian gắn với các yếu tố văn hóa Đồng
Nai (địa danh, địa hình, lịch sử…)
3.2. Đọc hiểu các bài ca dao về Đồng Nai
a) Mục tiêu: Phân tích được các giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ ca dân gian Đồng
Nai, chỉ ra sự thống nhất và khác biệt giữa thơ ca dân gian Đồng Nai với văn học dân

gian Việt Nam.
b) Nội dung: HS tìm hiểu nghệ thuật và nội dung các bài ca dao theo hệ thống câu hỏi
gợi dẫn của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
1. Giao nhiệm vụ:

NỘI DUNG/YÊU CẦU CẦN ĐẠT
HS luyện tập, vận dụng kĩ năng đọc hiểu

12


- GV cho HS xem clip Tân cổ Đồng Nai
và yêu cầu HS liệt kê những câu ca dao,
câu hò được thể hiện trong tác phẩm.
- GV yêu cầu HS đọc văn bản 2 Ca dao,
chia lớp thành 5 nhóm (mỗi nhóm từ 6 –
8 HS) để tìm hiểu về 5 bài ca dao.
- Các nhóm tìm hiểu các bài ca dao trong
thời gian 07 phút và theo hướng dẫn hệ
thống câu hỏi của GV.
❖ Hệ thống câu hỏi:
1. Các bài ca dao giới thiệu những nét đặc
sắc gì về vùng đất Đồng Nai?

về ca dao và kiến thức về văn hóa Đồng
Nai để hồn thành bài tập theo nhóm.


GV định hướng câu trả lời cho các nhóm:
1. Bài ca dao 1 và 2 giới thiệu về những
địa danh nổi tiếng ở Đồng Nai: Đại phố
Châu (Cù Lao Phố), núi Châu Thới, cầu
Đồng Nai và những sản vật quý giá: bưởi,
mít mật, cam sành.
Những bài ca dao 3, 4, 5 giới thiệu về
những nét tính cách tốt đẹp của con người
Đồng Nai.

2. Qua các bài ca dao anh/chị cảm nhận 2. Con người Đồng Nai rất hiếu khách, ân
như thế nào về tính cách, tâm hồn của tình, thủy chung. Tình cảm của họ cũng
rất thẳng thắn, đáng yêu.
người Đồng Nai?
3. Hãy nhận xét về cách sử dụng thể thơ
lục bát trong các bài ca dao trên. (Thực
hiện theo bảng trong SGK).
4. Hãy chọn và phân tích hiệu quả nghệ
thuật của một (hoặc một vài) biện pháp tu
từ mà anh/chị cho là nổi bật trong các bài
ca dao trên.
5. Trong các bài ca dao trên, anh/chị thích
nhất bài ca dao nào? Vì sao?

3. Những bài ca dao khơng chỉ dùng thể
lục bát truyền thống mà còn sử dụng lục
bát biến thể (bài 3, 4).
4. HS chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ
thuật trong các bài ca dao tùy thuộc vào
ngữ liệu của nhóm.

5. HS tùy chọn và phát biểu cảm nghĩ cá
nhân về bài ca dao mà mình cảm thấy ấn
tượng.

- GV hướng dẫn HS về nhà đọc thêm văn
bản Truyện Thủ Huồng và tiến hành phân
tích, viết cảm nhận về tác phẩm.
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi theo cá nhân.
- Các nhóm thảo luận nhóm theo hướng
dẫn của GV.

13


3. Báo cáo thảo luận:
- Nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả.
Các nhóm khác bổ sung, nhận xét câu trả
lời của nhóm bạn.
4. Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét câu trả lời của HS, định
hướng, ôn tập cho HS kĩ năng đọc hiểu ca
dao thể thể loại và các đặc trưng văn hóa
Đồng Nai.
4. Vận dụng và mở rộng
Đọc hiểu văn bản Tìm hiểu loại hình hát kể Tăm Pơt của người Mạ ở Đồng Nai
a) Mục tiêu: HS có hứng thú tự nghiên cứu, tìm hiểu về VHDG trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai (dân tộc Việt và các dân tộc khác)
b) Nội dung: HS tìm hiểu văn bản Tìm hiểu loại hình hát kể Tăm Pơt của người Mạ ở
Đồng Nai

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

NỘI DUNG/YÊU CẦU
CẦN ĐẠT

1. Giao nhiệm vụ:
HS xem clip, thảo luận nhóm
- GV cho HS xem clip Người Mạ và hình thức hát đôi, trả lời câu hỏi của GV.
Tăm Pớt (phụ lục).
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản Tìm hiểu loại hình
hát kể Tăm Pơt của người Mạ ở Đồng Nai.
- HS củng cố kiến thức về VHDG Đồng Nai bằng
cách trả lời những câu hỏi sau.
Hệ thống câu hỏi:
(1) Hình thức hát kể Tăm Pớt được diễn ra ở đâu,
trong thời gian nào?
(2) Nội dung trong những bài hát Tăm Pớt thường
là điều gì?
(3) Nghệ thuật làm nên sự hấp dẫn của hát Tăm
Pớt là gì?
(4) Em sẽ làm gì để hát kể Tăm Pớt khơng bị mai
một?
- HS thảo luận theo nhóm đơi, trả lời câu hỏi của GV
và có thể phát biểu cảm nhận về điệu hát Tăm Pớt của

14



người Mạ.
- HS về nhà tìm hiểu thêm một số tác phẩm truyện kể,
ca dao về Đồng Nai và thực hiện nghiên cứu, khảo sát
trong phạm vi nhà trường.
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS xem clip, đọc SGK, trả lời câu hỏi cá nhân.
3. Báo cáo thảo luận:
- GV mời HS trả lời, mời HS khác bổ sung.
- HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung câu trả lời.
4. Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét câu trả lời của HS, định hướng, ôn tập
những kiến thức, kĩ năng HS tìm hiểu về VHDG Đồng
Nai.

Phụ lục

1. Danh mục các đoạn video clip được sử dụng trong kế hoạch bài dạy
STT
1
2

Tên video clip
Văn miếu Trấn Biên

Link truy cập
/>v=748A0kh86i4

Tân cổ về Đồng Nai (Cẩm Loan, Tơ Tấn />Loan)
v=pdDH8ubcvUw
Người Mạ và hình thức hát Tăm Pớt


3

/>
2. Hệ thống câu hỏi trong trò chơi “Mảnh ghép Đồng Nai”
HS chọn đáp án chính xác nhất trong những câu hỏi sau.
Câu 1. Thương cảng nổi tiếng của Biên Hòa và thế kỉ 18 là thương cảng nào?
A.
B.
C.
D.

Cù Lao cảng
Nông Nại Đại Phố
Phố Bến Cá
Sông phố

Câu 2. Những câu thơ: “Ai về Bắc ta theo với/ Thăm lại non sông giống Lạc Hồng/ Từ
độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” là của tác giả nào?
A. Huỳnh Văn Nghệ
B. Huỳnh Thiện Nghệ

15


C. Trịnh Hoài Đức
D. Lê Quang Định
Câu 3. Cho biết một địa điểm du lịch ở Đồng Nai được xem là Vịnh Hạ Long thu nhỏ.
A.
B.

C.
D.

Khu du lịch Suối Tre
Khu du lịch Thác Mai
Khu du lịch Thác Giang Điền
Khu du lịch Bửu Long

Câu 4. Địa danh nào sau đây được xem là nổi tiếng về chôm chôm ở Đồng Nai?
A.
B.
C.
D.

Biên Hòa
Long Khánh
Trảng Bom
Thống Nhất

Câu 5. Loại cây ăn trái nổi tiếng nhất ở Biên Hòa từ xưa đến nay là gì?
A.
B.
C.
D.

Sầu riêng
Măng cụt
Chơm chơm
Bưởi


Câu 6. Ngọn núi cao nhất ở Đồng Nai là ngọn núi nào?
A.
B.
C.
D.

Núi Châu Thới
Núi Chứa Chan
Núi Ba Chồng
Núi Bửu Long

Câu 7. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ đâu?
A.
B.
C.
D.

Cao nguyên Lâm Viên
Cao nguyên Lâm Đồng
Cao nguyên Đà Lạt
Cao nguyên Đồng Văn

Câu 8. Trường học duy nhất có bàn thơ Tiên sư là trường nào?
A.
B.
C.
D.

Trường tiểu học Nguyễn Du (Biên Hịa)
Trường tiểu học Trịnh Hồi Đức (Biên Hịa)

Trường THCS Hùng Vương (Biên Hòa)
Trường THCS Trần Hưng Đạo (Biên Hịa)

Câu 9. Cho biết tên cơng trình thủy điện lớn nhất tỉnh Đồng Nai.
A.
B.
C.
D.

Thủy điện Thác Bà
Thủy điện Trị An
Thủy điện Đa Nhim
Thủy điện Hịa Bình

Câu 10. Tại huyện Tân Phú (Đồng Nai) có một khu rừng được cơng nhận là rừng
Quốc gia, tên của khu rừng đó là gì?

16


A.
B.
C.
D.

Rừng Tân Phú
Rừng Cúc Phương
Rừng Nam Cát Tiên
Rừng U Minh


Khi trả lời các câu hỏi thì bức tranh phía dưới càng hiện rõ ra. Đáp án của bức tranh
lớn, cũng là mảnh ghép cuối cùng là Văn miếu Trấn Biên.
3. Văn bản Truyện Thủ Huồng
Thủ Huồng tên thật là Võ Hữu Hoằng, sống ở thế kỷ 18, là người Cù lao Phố,
ngày ấy gọi là châu Đại Phố (huyện Phước Chính, phủ Phước Long). Võ Hữu Hoằng
làm thư lại trong nha môn, cái tên Hữu Hoằng của ông ta không hiểu sao bị người dân
địa phương đọc trại ra thành Thủ Huồng, Thủ Huồn hoặc Thủ Hoằng. Trong đó, cái
tên Thủ Huồng được biết tới nhiều nhất.
Là một kẻ gian tham, nên sau mấy chục năm làm thư lại, Thủ Huồng đã biển thủ,
vơ vét được khá nhiều tiền bạc, và trở thành một trong những người giàu có nhất
vùng. Sự giàu có bằng con đường bất chính ấy của ơng ta lại đã làm cho khơng ít gia
đình phải điêu đứng, tan nát. Có lẽ vì thế, Thủ Huồng đã bị trời phạt về mặt đời tư khi
vợ của ông ta chết sớm mà chẳng để lại một đứa con nào.
Khi đã quá thừa thãi về của cải, tiền bạc, Thủ Huồng xin nghỉ việc thư lại, về
nhà tậu ruộng vườn, sống đời trưởng giả. Sống một mình giữa ruộng vườn bao la, Thủ
Huồng chẳng khi nào nguôi nỗi nhớ thương về người vợ q cố. Một hơm có người
mách cho ơng ta biết rằng có một chỗ mà người dương gian và người cõi âm có thể
gặp nhau, đó là chợ Mạnh Ma ở tận ngồi Quảng n (tức Quảng Ninh bây giờ). Vào
nửa đêm mùng 1 tháng 6 hàng năm, nếu muốn gặp người thân đã chết, người sống cứ
việc mang đến chợ một món hàng nào đó.
Tin lời bạn, Thủ Huồng giao ruộng vườn cho người nhà trơng coi, gói ghém tiền
bạc, lên thuyền đi ra ngồi Bắc. Ơng ta làm mọi việc y như lời dặn của người bạn và
đã tìm thấy vợ trong chợ Mạnh Ma. Sau một hồi hỏi han nhau về quãng thời gian âm
dương cách biệt, Thủ Huồng ngỏ ý muốn được xuống xem âm phủ ra sao, vợ ông ta
đồng ý và dẫn chồng đi qua những đoạn đường tối mịt mờ, đầy âm khí ma quái.
Xuống tới âm phủ, vợ Thủ Huồng để chồng trú tạm trong một gian nhà thấp rồi đi làm
công việc của bà ở dưới cõi âm.
Trong lúc chờ vợ trở về, Thủ Huồng thơ thẩn đi thăm thú chỗ này chỗ nọ. Tới
chỗ nhà ngục, Thủ Huồng bỗng rợn người khi thấy nhiều tội nhân đang bị hành hạ
bằng cách mổ bụng, cắt chân tay... Sau khi trấn tĩnh, Thủ Huồng hỏi dò mấy người cai

ngục thì được biết những kẻ bị hành hạ đó, lúc cịn sống trên dương thế đã làm tồn
những chuyện gian ác như giết người, cướp bóc, bất hiếu, bất nghĩa, hành hạ người
khác... Nghe vậy, Thủ Huồng không khỏi giật mình. Chợt thấy một cái gơng đặc biệt,
vừa to vừa dài nhưng đang để không, Thủ Huồng hỏi người cai ngục: "Gơng này để
làm gì?". Người cai ngục đáp: "Để chờ một kẻ gian ác bậc nhất là Võ Hữu Hoằng,
hiện đang sống tại huyện Phước Chính, phủ Phước Long, nước Đại Nam. Tên này, khi
còn làm thư lại, vì lịng tham khơng đáy mà đã lợi dụng chức vụ của mình biến trắng
thành đen, đen thành trắng, hãm hại nhiều người vơ tội, trong đó có khơng ít người đã

17


bị xử tội chết, bị tù tội hoặc mất hết nhà cửa ruộng vườn một cách oan ức, qua đó có
thể chiếm đoạt tài sản của họ hoặc làm lợi cho những kẻ ác đã đút lót cho hắn".
Thủ Huồng rụng rời chân tay, lắp bắp hỏi: "Vợ của hắn đã chết rồi, bà ta có phải
đeo gơng khơng?". Cai ngục lắc đầu: "Không, ai làm người ấy chịu". Thủ Huồng lại
hỏi: "Ơng ta phải làm gì để khi chết xuống đây không bị đeo gông?". Cai ngục đáp:
"Phải đem hết những của cải bất nghĩa ấy bố thí đi. May ra sẽ được giảm tội". Thủ
Huồng đem toàn bộ câu chuyện nói lại với vợ, vợ ơng ta cũng khuyên chồng khi trở
về dương gian nên làm việc thiện để chuộc lại mọi lỗi lầm ngày trước. Thủ Huồng
chia tay vợ và hẹn 3 năm sau gặp lại ở chợ Mạnh Ma.
Trở về nhà, Thủ Huồng đem tiền, gạo bố thí cho những người nghèo khó trong
vùng. Sau 3 năm, ông ta đã phát tán tới 3 phần tư cơ nghiệp cho những việc như thế.
Đúng ngày hẹn với vợ, ông ta lại tới chợ Mạnh Ma và lại được vợ đưa xuống âm phủ.
Thủ Huồng vội tìm đến chỗ nhà ngục và thấy cái gông nọ đã nhỏ đi khá hiều so với
trước. Ông ta hỏi tại sao, cai ngục đáp rằng có lẽ tên Võ Hữu Hoằng trên dương thế đã
biết hối cải, bỏ việc ác, làm việc thiện nên cái gông tự động nhỏ đi. Trở về nhà, Thủ
Huồng đem bán hết nhà cửa, ruộng đất, tài sản.
Ngồi việc tiếp tục bố thí cho những người nghèo khổ, ông ta đem một phần tiền
bạc xây dựng chùa Chúc Thọ, mà dân gian gọi là chùa ông Huồng. Ngồi ra ơng ta

cịn tổ chức nạo vét một con rạch ở khu Tân Vạn và bắc một cây cầu đá trên con
đường gần sông Đồng Nai (rạch và cầu này về sau đều được mang tên Thủ Huồng).
Sau đó, Thủ Huồng tới ngã ba sơng Đồng Nai và sông Gia Định, thuê người làm một
cái bè lớn, trên bè có một ngơi nhà lá rộng rãi, trong đó để sẵn nồi niêu, gạo củi..., để
những người đi lại qua đây có chỗ tá túc, ăn uống, nghỉ ngơi miễn phí. Dần dà, nhiều
người khác cũng kết bè quanh đó để bn bán và chỗ này được dân gian gọi là Nhà
Bè, tức huyện Nhà Bè thuộc TP HCM bây giờ. Ở Nhà Bè hiện còn lưu truyền câu ca
dao: "Ai ơi có đến Nhà Bè. Nhớ ơn nước ngọt bè tre Thủ Huồng".
Còn Thủ Huồng, sau khi chết đã xuống âm phủ, đã khơng cịn thấy cái gơng đó
nữa. Thậm chí ơng ta cịn được đầu thai làm... vua Đạo Quang của nhà Thanh (Trung
Quốc). Dân Cù lao Phố vẫn kể cho nhau nghe rằng lúc mới sinh, trong lịng bàn tay
vua Đạo Quang có 6 chữ "Đại Nam, Gia Định, Thủ Hoằng". Khi làm vua, biết chuyện
Thủ Huồng, vua Đạo Quang có gửi tặng chùa Chúc Thọ một bộ tượng Tam thế Phật
bằng gỗ trầm hương. Bộ tượng này hiện vẫn còn.
(Dẫn theo />
18



×