Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ lc tại việt nam phân tích 2 tình huống tranh chấp cụ thể từ khi có ucp 600 icc 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.51 KB, 33 trang )

**
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
====== 🕮======

TIỂU LUẬN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Đề tài:
THỰC TRẠNG TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
L/C TẠI VIỆT NAM. PHÂN TÍCH 2 TÌNH HUỐNG TRANH CHẤP CỤ THỂ
TỪ KHI CĨ UCP 600 ICC 2007.

Hà Nội, tháng 9 năm 2023


MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯ TÍN DỤNG (L/C) 3
1.1. Khái niệm và đặc điểm của Thư Tín Dụng 3
1.2. Trình tự thanh tốn qua Thư Tín Dụng 3
1.3. Các bộ chứng từ liên quan đến Thư Tín Dụng 4
CHƯƠNG 2: CÁC TRANH CHẤP TRONG THANH TỐN BẰNG THƯ TÍN DỤNG TẠI
VIỆT NAM 6
2.1. Các loại tranh chấp trong thanh tốn bằng Thư Tín Dụng 6
2.2. Tranh chấp liên quan đến việc xuất trình chứng từ 6
2.3. Tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của các bên liên quan 8
2.4. Tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của ngân hàng 9
2.5. Thực trạng của các tranh chấp trong thanh tốn quốc tế bằng Thư Tín Dụng
tại Việt Nam 9



2.6. Tranh chấp liên quan đến hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) 9
2.7. Tranh chấp liên quan đến chứng từ bảo hiểm 10
2.8. Tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của các bên tham gia 10
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA CÁC TRANH CHẤP PHÁT
SINH TRONG THANH TỐN QUỐC TẾ BẰNG THƯ TÍN DỤNG 12
3.1. Nguyên nhân gây ra các tranh chấp trong thanh tốn bằng Thư Tín Dụng 12
3.1.1. Đối với người nhập khẩu 12
3.1.2. Đối với người xuất khẩu 12
3.2. Giải pháp tránh rủi ro và tranh chấp khi sử dụng phương thức thanh tốn
bằng Thư Tín Dụng 13

3.2.1. Đối với nhà nhập khẩu 13
3.2.2. Đối với nhà xuất khẩu 14
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HAI TÌNH HUỐNG CỤ THỂ TỪ KHI CĨ UCP 600 ICC 2007
15
4.1. Tình huống 1 15


4.1.1. Tóm tắt case (cách tồ xử, kết quả vụ án) 15
4.1.2. Phân tích 16
4.1.3. Đề xuất giải pháp phịng ngừa tranh chấp 18
4.1.4. Bài học 18
4.2. Tình huống 2: Thời gian hiệu lực của Thư Tín Dụng và chuyện mua bán lại của
cơng ty Ấn Độ 18
4.2.1. Tóm tắt 18
4.2.2. Phân tích 19
4.2.3. Đánh giá 21
4.2.4. Bài học 22
KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh tồn cầu hóa ngày càng phát triển, giao dịch thương mại quốc tế
trở thành một xu hướng không thể tránh khỏi. Để thực hiện các giao dịch này
một cách hiệu quả và an toàn, việc lựa chọn phương thức thanh tốn quốc tế là
điều vơ cùng quan trọng. Trong số các phương thức thanh toán này, thư tín dụng
chứng từ (L/C) nổi lên như một trong những lựa chọn phổ biến và được ưa
chuộng, với những ưu điểm và lợi ích mà nó mang lại.
Với nhận thức về sự quan trọng của việc hiểu biết về cách thức hoạt động của L/
C cũng như vấn đề rủi ro và tranh chấp thường xảy ra, nhóm chúng tơi đã quyết
định tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài "THỰC TRẠNG TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG THANH TỐN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ L/C TẠI VIỆT NAM. PHÂN TÍCH 2 TÌNH HUỐNG TRANH CHẤP CỤ THỂ TỪ
KHI CÓ UCP 600 ICC 2007."
Bài tiểu luận này sẽ tập trung vào việc đánh giá thực trạng sử dụng phương thức
thanh toán bằng L/C tại Việt Nam, những rủi ro và tranh chấp thường gặp, và đề
xuất các giải pháp ngăn ngừa tranh chấp phát sinh trong giao dịch quốc tế bằng
L/C. Đồng thời, chúng tơi cũng sẽ phân tích hai tình huống tranh chấp cụ thể dựa
trên UCP 600 ICC 2007.
Mục tiêu của bài tiểu luận là cung cấp thông tin và phương pháp để giảm thiểu
các rủi ro và tranh chấp khi sử dụng phương thức thanh tốn bằng L/C, từ đó
giúp các bên tham gia giao dịch quốc tế đưa ra quyết định thơng minh và có lợi
nhất.
Mặc dù có những hạn chế về thời gian thực hiện và kiến thức, chúng tôi hy vọng
rằng bài nghiên cứu này sẽ nhận được sự đóng góp và đánh giá tích cực từ phía
các bạn. Xin chân thành cảm ơn!



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ L/C
1.1. Khái niệm và tính chất của L/C
Thư tín dụng chứng từ (L/C) là một hình thức thanh tốn quốc tế trong đó ngân
hàng (ngân hàng phát hành) của người mua hàng cam kết thanh toán cho người bán
hàng (người xuất khẩu) một số tiền nhất định theo điều kiện và các chứng từ giao dịch
cụ thể. Về khái niệm, L/C được định nghĩa là một cơng cụ thanh tốn được sử dụng
rộng rãi trong giao dịch quốc tế, trong đó ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho
người bán hàng khi nhận được các chứng từ hợp lệ. Các bên liên quan trong giao dịch
L/C gồm có ba bên chính: người mua hàng (người nhờ), ngân hàng phát hành (ngân
hàng của người mua hàng), và người bán hàng (người ủy thác).
Về tính chất, L/C có 2 tính chất cơ bản. Thứ nhất, L/C có tính chất bảo đảm thể
hiện ở việc L/C cung cấp một mức độ đảm bảo cho cả người mua hàng và người bán
hàng. Người mua hàng có thể yêu cầu ngân hàng phát hành cam kết thanh toán chỉ khi
nhận được các chứng từ hợp lệ. Ngược lại, người bán hàng có thể chắc chắn sẽ được
thanh tốn khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong L/C. Thứ hai, L/C có tính chất quốc
tế bởi L/C được sử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế, giúp tạo ra sự tin tưởng và
bảo vệ lợi ích của các bên trong mơi trường thương mại đa quốc gia.
1.2. Trình tự thanh tốn L/C
Phương thức thanh tốn bằng L/C có quy trình nghiệp vụ phức tạp, cơ bản gồm
các bước sau đây:

Bước 1, người mua xin mở L/C: Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng
thương mại với nhau, nhà xuất khẩu yêu cầu thanh toán hàng hố theo phương thức tín
dụng chứng từ. Căn cứ vào hợp đồng cơ sở thì người nhập khẩu sẽ viết đơn yêu cầu
phát hành L/C tại ngân hàng của người nhập khẩu. Đồng thời, người nhập khẩu cũng
phải ký quỹ tại ngân hàng phát hành để đảm bảo rủi ro thanh toán cho ngân hàng phát
hành.
Bước 2, ngân hàng phát hành L/C: Ngân hàng phát hành (Issuing bank) sẽ kiểm tra



xem hồ sơ xin mở L/C của nhà nhập khẩu đã hợp lệ chưa. Nếu đáp ứng đủ các yêu cầu


thì ngân hàng sẽ mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng (Beneficiary) thông quan
ngân hàng thông báo (Advising bank).
Bước 3, ngân hàng thơng báo xác minh tính chân thực bề ngồi rồi gửi L/C cho
người hưởng lợi. Nếu khơng kiểm tra được tính chân thật bề ngồi của L/C, ngân hàng
thông báo phải thông báo lại không chậm trễ cho ngân hàng phát hành, hoặc nếu vẫn
quyết định thông báo L/C, thì phải thơng báo rằng L/C khơng thoải mãn tính chân thật
bề ngồi.
Bước 4, người bán kiểm tra L/C, nếu chấp nhận thì tiến hành giao hàng. Cịn
khơng chấp nhận thì sẽ u cầu sửa đổi Thư tín dụng tuân theo điều 10 UCP 600.
Bước 5, xuất trình chứng từ: Sau khi chuyển giao hàng hóa, nhà xuất khẩu tiến
hành lập bộ chứng từ thanh toán theo quy định của L/C và gửi đến ngân hàng phát
hành thông qua ngân hàng thông báo để yêu cầu được thanh tốn cho ngân hàng được
chỉ định.
Bước 6, thơng báo kết quả kiểm tra chứng từ: Khi nhận được bộ chứng từ, ngân
hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh tốn nếu thấy phù hợp với quy định trong
L/C thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng thông
qua ngân hàng thông báo. Nếu chứng từ khơng phù hợp thì sẽ từ chối thanh tốn và trả
hồ sơ cho nhà xuất khẩu.
Bước 7, chấp nhận/từ chối thanh toán: Ngân hàng phát hành tiến hành giao lại bộ
chứng từ cho nhà nhập khẩu, yêu cầu thanh toán với điều kiện người này trả tiền hoặc
chấp nhận trả tiền. Bên nhập khẩu kiểm tra lại bộ chứng từ và tiến hành hoàn trả tiền
cho ngân hàng.
Bước 8, thanh toán: Người mua kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp thì hồn tiền
cho ngân hàng mở L/C, nhận chứng từ để đi nhận hàng; nếu phát hiện chứng từ có sai
sót so với quy định của L/C thì có quyền từ chối hồn trả tiền, khi đó trách nhiệm
thuộc về ngân hàng mở L/C.
1.3. Các bộ chứng từ liên quan

Những chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình là một nội dung then chốt của
L/C, cơ bản gồm các chứng từ sau:
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) là chứng từ trung tâm của bộ chứng từ
thanh toán và được lập thành nhiều bản gốc và được dùng vào các mục đích khác
nhau. Hóa đơn cung cấp những chi tiết về hàng hóa cần thiết cho việc thống kê, đối
chiếu hàng hóa với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng. Hóa đơn thương mại
phải nêu được đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao
hàng, phương thức thanh tốn, phương tiện vận tải…
Vận đơn đường biển (Bill of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng
đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người
vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và
cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng
tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận.


Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List) là bảng kê hàng hóa đóng trong một kiện
hàng, tạo điều kiện cho việc kiểm đếm hàng hóa trong mỗi kiện. Về phân loại, phiếu
đóng gói thơng thường có 02 loại: Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed Packing List);
Phiếu đóng gói tập trung (Neutral Packing List)
Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate) gồm có: Đơn bảo hiểm (Insurance
Policy) và Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of Insurance).
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) là loại chứng từ cho biết nguồn
gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào. Giấy
chứng nhận xuất xứ bao gồm một vài tác dụng sau: Ưu đãi thuế quan; Áp dụng thuế
chống phá giá và trợ giá; Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch; Xúc
tiến thương mại.Giấy chứng nhận xuất xứ được phân thành nhiều loại: như CO form
A, CO form C, CO form E,...
Ngoài các chứng từ kể trên, cịn có một vài chứng từ khác có thể bao gồm trong bộ
chứng từ thanh tốn L/C bao gồm: Chứng từ đòi tiền người bán (Hối phiếu, hoặc kỳ
phiếu, séc,...); Các loại giấy chứng nhận liên quan tới hàng hóa (export permit); Giấy

chứng nhận số lượng; Giấy chứng nhận trọng lượng; Giấy chứng nhận chất lượng;
Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật/ thực vật (Sanitary/Phytosanitary Certificate);
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Certificate of Health) do cơ quan có thẩm
quyền cấp,...


CHƯƠNG 2: CÁC TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI
VIỆT NAM
2.1. Các tranh chấp trong thanh toán bằng L/C
2.1.1. Các tranh chấp liên quan tới chứng từ xuất trình
Về nguyên tắc, trong phương thức thư tín dụng chứng từ, các bên giao dịch chỉ
căn cứ vào các chứng từ. Nếu người xuất khẩu lập được các chứng từ phù hợp với
các quy định trong L/C thì ngân hàng sẽ thanh toán cho người xuất khẩu. Ðối với
các chứng từ, ngân hàng phát hành thường yêu cầu người thụ hưởng phải thoả mãn
các yêu cầu sau:
- Số loại chứng từ phải xuất trình và số lượng bản chính, bản sao của mỗi loại.
- Các chứng từ phải thể hiện trên bề mặt của chúng là phù hợp với các điều
kiện của thư tín dụng.
- Các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng là không được mâu thuẫn lẫn
nhau.
- Yêu cầu ký phát từng loại chứng từ đó như thế nào?
Tuy nhiên, trong thực tế thanh toán theo L/C, đã có khá nhiều tranh chấp phát
sinh do bộ chứng từ người bán lập không đáp ứng được các yêu cầu nói trên.
Thường có 3 loại chứng từ được coi là chứng từ quan trọng trong các chứng từ
xuất trình đòi tiền theo L/C, bao gồm: Vận đơn đường biển, hoá đơn thương mại và
bảo hiểm đơn.
a) Tranh chấp liên quan đến vận tải đơn đường biển (Ocean Bill of Lading)
Theo Ðiều 20 UCP 600, yêu cầu chung cho vận đơn đường biển xuất trình bao
gồm:
- Vận đơn phải được cấp bởi một trong ba đối tượng sau: Người chuyên chở

hàng hóa; thuyền trưởng hoặc đại lý của người chuyên chở hoặc thuyền trưởng.
Người ký vận đơn, ngoài việc ghi rõ tên thì cịn phải ghi rõ năng lực của họ nữa.
- Vận đơn phải ghi rõ hàng hóa đã được bốc lên đích danh một con tàu
(Shipped on board).
- Vận đơn phải chỉ rõ là việc gửi hàng từ cảng tới cảng trên một con tàu chỉ
định theo yêu cầu của L/C.
b) Tranh chấp liên quan tới hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
Trong TTQT bằng L/C, hoá đơn thương mại là một loại chứng từ thương mại
do Người thụ hưởng L/C tạo lập cho Người yêu cầu mở L/C sau khi Người thụ
hưởng hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
Theo Ðiều 18 UCP 600, hóa đơn thương mại phải đảm bảo được các yêu cầu
sau:
- Hóa đơn thương mại chỉ mơ tả hàng hố thực giao hoặc những dịch vụ hoặc
các thực hiện đã cung ứng và phải phù hợp với mơ tả hàng hố dịch vụ và các thực
hiện trong L/C.


- Số lượng, trọng lượng và thể tích hàng hố kê khai trong hố đơn khơng được
mâu thuẫn với các kê khai trên các chứng từ khác của cùng một lần xuất trình.
- Ðiều kiện thương mại là một bộ phận của mơ tả hàng hố trong L/C và
thường được thể hiện hoặc là gắn kết với đơn giá hoặc ghi kèm với thư tín dụng.
- Hóa đơn thương mại khơng nhất thiết phải có chữ ký của người phát hành
(theo Ðiều 18a (iv) UCP 600), nhưng phải thể hiện trên bề mặt là được phát hành
bởi người hưởng lợi L/C và lập theo tên người mở L/C, trừ trường hợp L/C chuyển
nhượng.
c) Tranh chấp liên quan đến chứng từ bảo hiểm (Insurance Policy)
Chứng từ bảo hiểm là loại chứng từ chỉ xuất hiện khi người bán chịu trách
nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu, ví dụ như trường hợp mua bán với
điều kiện CIF (Cost, Insurance and Freight) – “Tiền hàng, bảo hiểm và cước”, CIP
(Carriage and Insurance Paid to…) - “Cước phí và bảo hiểm trả tới…”. Về chứng

từ bảo hiểm, Ðiều 28 UCP 600 quy định:
- Chứng từ bảo hiểm thể hiện trên bề mặt đã được lập, ký tên bởi công ty bảo
hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý của họ phát hành. Các phiếu bảo hiểm (cover
notice) do người môi giới của công ty bảo hiểm cấp thường không được ngân hàng
chấp nhận.
- Trị giá bảo hiểm phải bao gồm ít nhất giá CIF hay CIP của hàng hóa cộng
thêm 10% nhưng chỉ khi nào giá CIF hay CIP có thể định rõ trên chứng từ. Trong
L/C cũng cần phải quy định rõ loại bảo hiểm phải mua và nếu cần bao gồm cả
những loại rủi ro phụ phải mua bảo hiểm.
- Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và cùng loại tiền của thư tín
dụng.
- Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm không được muộn hơn ngày giao hàng,
trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực kể từ ngày khơng
chậm hơn ngày giao hàng.
d) Các vấn đề khác liên quan tới chứng từ xuất trình
Ngồi những nội dung liên quan tới các chứng từ xuất trình như đã nói ở trên,
quan điểm như thế nào là sự mâu thuẫn giữa các chứng từ vẫn cịn có nhiều tranh
luận và khơng ít trường hợp sự không thống nhất về quan điểm cũng thường dẫn
đến các tranh chấp. Ví dụ, theo yêu cầu của L/C, hóa đơn thương mại phần mơ tả
hàng hóa ghi: Mặt hàng: A xít sun phu rich, nhưng trong chứng từ giám định lại
ghi: H2SO4. Xét về mặt bản chất, thì dù có 2 cách ghi khác nhau ở 2 chứng từ
nhưng ngân hàng, với sự cẩn thận hợp lý, có thể phán xét được đây là chứng từ
khơng mâu thuẫn. Nhưng trong những trường hợp khác, ngân hàng không thể phát
hiện ra bản chất bên trong của chứng từ so với hình thức bên ngồi của nó thì sao?
Do vậy, giải pháp an toàn nhất cho các doanh nghiệp và để tránh các tranh chấp có
thể phát sinh, tốt nhất là nên loại bỏ các mâu thuẫn về hình thức khi tạo lập các
chứng từ theo yêu cầu của L/C.


2.1.2. Các tranh chấp liên quan tới trách nhiệm của các bên liên quan:

a) Ðối với người nhập khẩu
Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, nhiệm vụ của người nhập khẩu là dựa vào
các nội dung khung đã thoả thuận trong hợp đồng để viết yêu cầu mở L/C. Các lỗi
mà người nhập khẩu thường gặp, đó là:
Thứ nhất, khi ký hợp đồng xong, người mua, có thể vì một lý do nào đó mà
khơng mở L/C hoặc mở L/C chậm so với thời hạn quy định trong hợp đồng mua
bán. Mở L/C chậm là việc người mua mở L/C sau khi thời hạn mở L/C quy định
trong hợp đồng đã chấm dứt. Như vậy, nếu hợp đồng quy định một thời hạn cụ thể
cho việc mở L/C thì rất dễ xác định thế nào là mở L/C chậm.
Thứ hai, trong nhiều trường hợp, người mua đưa vào L/C một số nội dung
khác với hợp đồng mua bán. Nguyên nhân chính vẫn là do năng lực đàm phán của
một số doanh nghiệp cịn hạn chế, trình độ tiếng Anh chưa tốt, hiểu sai hoặc hiểu
không hết các điều khoản trong hợp đồng mẫu, tranh chấp phát sinh khi người mua
phát hiện ra khâu ký kết hợp đồng chưa chặt chẽ, có nhiều kẽ hở. Nếu tiếp tục thực
hiện mở L/C đồng nghĩa với việc chấp nhận hợp đồng không hiệu quả.
Về mặt nguyên tắc, người mua không được quyền can thiệp vào q trình
thanh tốn của ngân hàng phát hành cho người hưởng lợi. Nhưng cũng có trường
hợp, người bán không giao hàng hoặc giao hàng rởm nhưng vẫn lập được bộ chứng
từ phù hợp với L/C. Và, nếu ngân hàng không phát hiện được hành vi lừa đảo nói
trên thì ngân hàng vẫn phải trả tiền cho người bán, do ngân hàng chỉ xử lý bộ
chứng từ mà không cần quan tâm đến số phận thực của hàng hoá. Cam kết trả tiền
của ngân hàng là một cam kết chỉ dựa vào chứng từ và sự phù hợp chứng từ với
thư tín dụng, nó độc lập hồn tồn với các quan hệ thương mại khác. Ðây chính là
một vấn đề mà cho đến nay UCP 600 vẫn chưa đưa ra được một chế tài xử lý phù
hợp.
b) Ðối với người xuất khẩu
Khi tham gia vào phương thức thanh tốn theo thư tín dụng, người bán thường
vi phạm các lỗi như:
Thứ nhất, lập các chứng từ thanh tốn khơng phù hợp với các quy định trong
L/C. Trong giao dịch bằng thư tín dụng, Ðiều 5, UCP 600 đã nêu rõ: “Các ngân

hàng giao dịch bằng các chứng từ và khơng giao dịch bằng hàng hố, dịch vụ hoặc
các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan”. Việc lập và xuất trình một bộ
chứng từ phù hợp địi tiền ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận L/C là
nghĩa vụ cơ bản của người hưởng lợi.
Thứ hai, do người bán không thể tạo lập được các chứng từ phù hợp do người
mua khống chế. Trong thực tế, có thể do sức ép của thị trường, cũng có thể do
nghiệp vụ non kém mà người bán đã chấp nhận một L/C trong đó yêu cầu một hay
một số loại chứng từ do người mua hoặc thay mặt người mua cấp. Chính vì vậy,


khi người mua khơng có thiện chí hoặc khơng thể cung cấp các chứng từ do phía
mình cung


cấp thì người bán khơng thể lập được bộ chứng từ phù hợp với L/C và không thể
nhận được tiền hàng, từ đó tranh chấp phát sinh.
Thứ ba, người bán có hành vi gian lận thương mại, lập một bộ chứng từ phù
hợp với L/C nhưng đó là bộ chứng từ giả mạo. Trên thực tế, người bán không giao
hàng hoặc giao hàng giả nhưng với mục đích lừa đảo anh ta vẫn lập chứng từ giả
để đòi tiền ngân hàng phát hành. Như vậy, ở đây, người bán vừa vi phạm nghĩa vụ
giao hàng vừa vi phạm nghĩa vụ giao chứng từ giả mạo. Trường hợp này thường
xảy ra khi người mua không nắm rõ đối tác nên đã gặp phải các công ty lừa đảo.
Nếu không phát hiện được hành vi lừa đảo, khơng có chứng cớ rõ ràng thì ngân
hàng vẫn phải trả tiền và khơng chịu trách nhiệm gì. Vì vậy, người mua lúc này chỉ
có một cách duy nhất để ngăn chặn việc trả tiền của ngân hàng là cung cấp các
bằng chứng về sự lừa đảo cho tồ án để xin lệnh đình chỉ thanh toán.
2.1.3. Các tranh chấp liên quan tới trách nhiệm của ngân hàng
Trong phương thức thư tín dụng, vị thế của ngân hàng phát hành L/C và ngân
hàng thông báo L/C phương thức này là các bên độc lập. Trách nhiệm của các ngân
hàng này là đảm bảo việc thanh tốn được thực hiện đúng quy định chứ khơng chỉ

là trung gian giúp các bên thực hiện thanh toán và không chịu trách nhiệm.. Tranh
chấp phát sinh ở đây thường do quan điểm khác nhau của ngân hàng phát hành và
ngân hàng thông báo về các văn bản liên quan hoặc do ngân hàng thông báo không
thực hiện đúng chỉ dẫn trong chỉ thị của ngân hàng phát hành.
Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy
định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm khơng thanh tốn hay
khơng có khả năng thanh toán. Vậy trong trường hợp nhà nhập khẩu phá sản thì
quy trình giải quyết hàng hóa cịn lại sẽ dẫn đến tranh chấp.
Ngân hàng thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư
tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửi
thông báo cho nhà xuất khẩu. Các tranh chấp sẽ xảy ra khi ngân hàng thông báo
gặp phải một L/C giả mà khơng có ghi chú gì. Theo thơng lệ quốc tế thì ngân hàng
thơng báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan.
2.2. Thực trạng tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C tại VN
2.2.1. Tranh chấp liên quan tới hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Thực tế thanh toán quốc tế bằng L/C tại Việt Nam cho thấy, các tranh chấp
phát sinh liên quan đến hóa đơn thương mại thường do 2 vấn đề: (i)Trị giá hóa đơn
và (ii)Mơ tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại.
Về trị giá hóa đơn: Số tiền của L/C có thể bằng 100% trị giá của hóa đơn hoặc
lớn hơn. Nếu số tiền ghi trên hóa đơn vượt q giá trị của L/C thì ngân hàng có
quyền từ chối thanh tốn. Nếu ngân hàng chấp nhận một hóa đơn thương mại như
thế thì chỉ có số tiền cao nhất được ấn định trong L/C sẽ được thanh toán và quyết
định này sẽ ràng buộc các bên có liên quan. Tuy nhiên, việc giao chứng từ có thể
khơng được thực hiện vì cịn phụ thuộc vào việc thanh toán khoản tiền chưa được


trả. Trong những trường hợp như vậy, khoản tiền vượt này thường được chuyển
sang nhờ thu. Ngược lại, nếu ngân hàng khơng chấp nhận thanh tốn và người mua
lại khơng hợp tác thì trị giá hóa đơn vượt q khơng được thanh toán kia sẽ trở
thành mấu chốt của các tranh chấp phát sinh.

Về mơ tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại: Việc mơ tả hàng hóa trên hóa đơn
thương mại cũng được các ngân hàng kiểm tra kỹ lưỡng. Như đã phân tích ở trên,
UCP 600 quy định, việc mơ tả hàng hóa trong trong hóa đơn thương mại phải phù
hợp với mô tả trong L/C. Bằng việc mơ tả chính xác hàng hóa như được nêu trong
L/C, người bán xác nhận rằng, hàng hóa đã được gửi đi đúng theo thỏa thuận trong
hợp đồng. Chỉ cần một khác biệt nhỏ giữa mơ tả hàng hóa trong hóa đơn thương
mại và mơ tả hàng hóa trong L/C cũng có thể khiến cho ngân hàng từ chối thanh
tốn và là nguyên nhân gây ra tranh chấp.
Từ thực tế nêu trên, các doanh nghiệp Việt Nam khi lập bộ chứng từ thanh tốn
cần hết sức lưu ý đến mơ tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại nói riêng và các
chứng từ khác nói chung, sao cho các mơ tả này phải khớp từng câu, từng chữ như
yêu cầu của thư tín dụng. Ðây là một biện pháp vừa đơn giản, dễ thực hiện lại vừa
hiệu quả, đảm bảo tránh được những tranh chấp khơng đáng có về hóa đơn thương
mại.
2.2.2. Tranh chấp liên quan tới chứng từ bảo hiểm
Thực tiễn thanh tốn tín dụng chứng từ tại Việt Nam cho thấy, các vụ tranh
chấp liên quan tới chứng từ bảo hiểm thường phát sinh từ những nguyên nhân sau:
- Chứng từ bảo hiểm không bao gồm loại rủi ro quy định trong L/C.
- Loại tiền tệ trên chứng từ bảo hiểm khác với loại tiền tệ ghi trong L/C.
- Bảo hiểm có hiệu lực sau ngày ghi trên vận đơn hoặc trên các chứng từ vận
tải khác.
- Số tiền bảo hiểm nhỏ hơn 110% giá CIF của hàng hóa.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp thường xuất khẩu theo điều kiện FOB nên
không phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu. Thực tế này
khiến các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực tạo lập
chứng từ nay lại càng yếu kém hơn do họ ít có cơ hội cọ xát với thực tế, đặc biệt là
việc mua bảo hiểm. Hiện nay, hình thức mua bán hàng qua trung gian rồi xuất khẩu
sang một nước thứ 3 đã trở nên phổ biến hơn. Việc thiếu kinh nghiệm trong mua
bảo hiểm cho hàng hóa đã khiến nhiều thương vụ bị thua lỗ do chứng từ bảo hiểm
lập có sai sót và bị ngân hàng từ chối thanh toán.

2.2.3. Tranh chấp liên quan tới trách nhiệm của các bên tham gia
Doanh nghiệp Việt Nam cịn nhiều bất cẩn trong thanh tốn quốc tế, đặc biệt là
việc lập và kiểm tra chứng từ. Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là khi thanh
toán quốc tế không xem kỹ các chứng từ L/C, không hiểu biết đầy đủ các hợp đồng
và điều khoản đi kèm; không nắm bắt được một cách đầy đủ về các thủ tục giao


nhận


hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lý rủi ro về mặt chứng từ,
lãi suất, tỷ giá…
Một ví dụ điển hình đã xảy ra tại Cơng ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - Bộ
Thương Mại đó là một hợp đồng xuất khẩu sợi bơng sang Singapore, hợp đồng đã
ký kết, thỏa thuận, thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ và Cơng ty đã
giao hàng. Trong quá trình hàng được vận chuyển, bên nước người nhập khẩu, giá
sợi bông giảm hơn rất nhiều so với giá mà Công ty xuất khẩu và họ đã khơng muốn
mua lơ hàng này với giá đó nữa. Rất khơng may, trong bộ chứng từ Cơng ty lập ra
có một sai sót, dù rất nhỏ về địa chỉ giao hàng, sai sót này có thể hồn tồn thương
lượng được nhưng bên nhập khẩu không chấp nhận và ngân hàng phục vụ cho bên
nhập khẩu từ chối thanh tốn.
Trước tình huống đó, Cơng ty đã phải tiến hành thương lượng với phía nhập
khẩu, chấp nhận hạ giá thành xuống so với hợp đồng để giải quyết số hàng và với
hợp đồng này, Công ty đã phải chịu thiệt hại.


CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA CÁC TRANH CHẤP
PHÁT SINH TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C
Nguyên nhân phát sinh tranh chấp trong thanh toán bằng L/C
Đối với người nhập khẩu

Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, nhiệm vụ của người nhập khẩu là dựa vào các
nội dung khung đã thoả thuận trong hợp đồng để viết yêu cầu mở L/C. Các lỗi
mà người nhập khẩu thường gặp, đó là:






Việc mở L/C chậm hoặc khơng mở L/C sau khi ký hợp đồng: Người mua
có thể khơng mở L/C đúng thời hạn quy định trong hợp đồng hoặc mở L/C
sau thời hạn đã chấm dứt theo hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng
không rõ về thời hạn mở L/C, việc này dẫn đến tranh chấp về việc người
mua có mở L/C chậm hay khơng.
Nội dung L/C khơng phù hợp với hợp đồng mua bán: Người mua có thể
đưa vào L/C các điều khoản khác với hợp đồng mua bán do hiểu sai hoặc
hiểu không đúng các điều khoản trong hợp đồng mẫu. Điều này dẫn đến
tranh chấp khi người bán phát hiện ra sự không phù hợp giữa L/C và hợp
đồng mua bán.
Yêu cầu ngừng trả tiền hàng mà thiếu cơ sở pháp lý: Người mua yêu cầu
ngân hàng phát hành ngừng trả tiền hàng cho người hưởng lợi mà khơng
có cơ sở pháp lý. Điều này gây tranh chấp vì người mua khơng được quyền
can thiệp vào q trình thanh tốn của ngân hàng phát hành.

Đối với người xuất khẩu
Khi tham gia vào phương thức thanh tốn theo thư tín dụng, người bán
thường vi phạm các lỗi như


Thứ nhất, lập các chứng từ thanh tốn khơng phù hợp với các quy định trong L/C.

Trong giao dịch bằng thư tín dụng, Ðiều 5, UCP 600 đã nêu rõ: “Các ngân hàng giao
dịch bằng các chứng từ và không giao dịch bằng hàng hoá, dịch vụ hoặc các thực hiện
khác mà các chứng từ có liên quan”. Việc lập và xuất trình một bộ chứng từ phù hợp
địi tiền ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận L/C là nghĩa vụ cơ bản của
người hưởng lợi. Nếu vì một lý do khách quan hay chủ quan nào đó mà người hưởng
lợi khơng xuất trình được một bộ chứng từ địi tiền phù hợp thì quyền lợi của chính
bản thân người hưởng lợi, ngân hàng trả tiền, ngân hàng chiết khấu sẽ bị ảnh hưởng.
Thứ hai, do người bán không thể tạo lập được các chứng từ phù hợp do người mua
khống chế. Trong thực tế, có thể do sức ép của thị trường, cũng có thể do nghiệp vụ
non kém mà người bán đã chấp nhận một L/C trong đó yêu cầu một hay một số loại
chứng từ do người mua hoặc thay mặt người mua cấp. Chính vì vậy, khi người mua
khơng có thiện chí hoặc khơng thể cung cấp các chứng từ do phía mình cung cấp thì
người bán khơng thể lập được bộ chứng từ phù hợp với L/C và không thể nhận được
tiền hàng, từ đó tranh chấp phát sinh.
Thứ ba, người bán có hành vi gian lận thương mại, lập một bộ chứng từ phù hợp
với L/C nhưng đó là bộ chứng từ giả mạo. Trên thực tế, người bán không giao hàng
hoặc giao hàng giả nhưng với mục đích lừa đảo anh ta vẫn lập chứng từ giả để đòi tiền
ngân hàng phát hành. Như vậy, ở đây, người bán vừa vi phạm nghĩa vụ giao hàng vừa
vi phạm nghĩa vụ giao chứng từ giả mạo. Trường hợp này thường xảy ra khi người
mua không nắm rõ đối tác nên đã gặp phải các công ty lừa đảo. Nếu không phát hiện
được hành vi lừa đảo, khơng có chứng cớ rõ ràng thì ngân hàng vẫn phải trả tiền và
khơng chịu trách nhiệm gì. Vì vậy, người mua lúc này chỉ có một cách duy nhất để
ngăn chặn việc trả tiền của ngân hàng là cung cấp các bằng chứng về sự lừa đảo cho
tồ án để xin lệnh đình chỉ thanh tốn. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có kết quả khi
ngân hàng chưa kịp thanh toán cho người bán. Nếu ngân hàng đã thanh tốn rồi thì
người mua chỉ có thể khiếu nại hoặc kiện người bán ra tòa án hay trọng tài nhờ phân
xử. Nhiều trường hợp tòa án khơng thể xử được vì phía đối tác là cơng ty “ma” hoặc
sau khi lấy được tiền hàng đã tuyên bố phá sản, do đó người mua phải gánh chịu thiệt
hại.
3.1. Giải pháp tránh rủi ro và tranh chấp khi sử dụng phương thức thanh toán

bằng L/C
3.1.1. Đối với nhà nhập khẩu
Cần đưa ra một số biện pháp ngăn ngừa rủi ro giao hàng kém chất lượng hoặc
không đủ về số lượng hàng của người bán như:
Một là, lựa chọn đối tác xuất khẩu đáng tin cậy. Để đảm bảo giao hàng đúng số
lượng và chất lượng, nhà nhập khẩu cần lựa chọn các đối tác xuất khẩu đáng tin cậy.
Hai là, quy định các điều kiện và điều khoản một cách rõ ràng để nhà xuất khẩu
thực hiện.
Ba là, yêu cầu xuất trình các chứng từ kiểm định, giám định trước khi giao hàng của


bên thứ ba.


Bốn là, mua bảo hiểm cho hàng hóa. Để bảo vệ hàng hóa trong q trình vận
chuyển và lưu kho, nhà nhập khẩu nên mua bảo hiểm, và cần thỏa thuận rõ ràng về
việc ai sẽ mua bảo hiểm hàng hóa.
Năm là, áp dụng tỷ giá hối đối kỳ hạn, ghi rõ tỷ giá cố định trong hợp đồng để
tránh biến động tỷ giá khi thanh toán LC.
3.1.2. Đối với nhà xuất khẩu
Để ngăn ngừa Để ngăn ngừa rủi ro cho nhà xuất khẩu khi thực hiện thanh toán
bằng Thư tín dụng (LC), dưới đây là một số biện pháp mà họ có thể thực hiện:
Thứ nhất, cần lựa chọn ngân hàng phát hành uy tín. Chọn một ngân hàng phát
hành LC có uy tín và đáng tin cậy để đảm bảo rằng Thư tín dụng sẽ được xử lý một
cách chính xác và đúng hẹn.
Thứ hai, cần hiểu rõ các điều kiện và điều khoản của LC. Trước khi chấp nhận LC,
nhà xuất khẩu nên đảm bảo họ đã đọc và hiểu rõ các điều kiện và điều khoản được ghi
trong LC. Điều này đặc biệt quan trọng để tránh hiểu sai hoặc vi phạm các quy định.
Thứ ba, cần theo dõi thời hạn và điều kiện trong LC. Thường xuyên kiểm tra thời
hạn và các yêu cầu trong LC, đảm bảo rằng các tài liệu và điều kiện đều tuân theo.

Thứ tư, yêu cầu sửa đổi LC nếu cần. Nếu có sự khơng rõ ràng hoặc khơng phù hợp
trong LC, nhà xuất khẩu nên liên hệ với ngân hàng phát hành để yêu cầu sửa đổi LC
một cách rõ ràng và cụ thể trước khi giao hàng.
Thứ năm, mua bảo hiểm cho hàng hóa để đảm bảo rằng nếu có rủi ro trong q
trình vận chuyển hoặc tại cảng, họ sẽ được bảo hiểm đúng cách.
Thứ sáu, thỏa thuận rõ ràng về việc thanh toán. Đảm bảo rằng Thư tín dụng chứa
các điều kiện thanh tốn rõ ràng và cụ thể, bao gồm tỷ giá hối đoái, thời hạn thanh
toán, và các yêu cầu liên quan.
THAM KHẢO THÊM NHÉ :
Dưới đây là một số chi tiết cụ thể hơn về nguyên nhân phát sinh tranh chấp trong thanh
toán quốc tế bằng L/C và các giải pháp ngăn ngừa:
1. Mở L/C Chậm:
● Nguyên Nhân: Người nhập khẩu có thể không mở L/C đúng thời hạn do nhiều lý
do, bao gồm thủ tục ngân hàng phức tạp, thiếu tài chính, hoặc thiếu sự chuẩn bị
kế hoạch cẩn thận.
● Giải Pháp: Cần thiết lập thời hạn mở L/C rõ ràng trong hợp đồng mua bán và
đảm bảo rằng người nhập khẩu tuân thủ đúng. Ngoài ra, người xuất khẩu cần
thường xuyên nhắc nhở người nhập khẩu về việc mở L/C đúng thời hạn.
2. Không Đúng Nội Dung Hợp Đồng:
● Nguyên Nhân: Có thể do sự hiểu lầm hoặc thiếu kinh nghiệm trong việc soạn
thảo hoặc kiểm tra hợp đồng mua bán và L/C.



×