Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.3 KB, 27 trang )

Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[1]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN























Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[2]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22


MỤC LỤC
Lời mở đầu…………………………………………………………………………………… 3
I. Khái quát về tranh chấp kinh doanh thương mại……………………………………… 4
1. Khái niệm về tranh chấp kinh doanh thương mại………………………………………….4
2. Một số dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp kinh doanh thương mại……………………… 5
3. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại…………………………………………… 6
3.1. Các phương thức giải quyết tranh chấp……………………………………………….6
3.2. Quy định của pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp………………… 8
II. Thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam – Bình luận và đánh giá…… 11
1. Thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam – Bình luận và đánh giá……11
2. Một số vụ án tranh chấp điển hình……………………………………………………… 14
III. Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp………………………………………… 21
1. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp…………………………………………………………21
2. Giải pháp hạn chế tranh chấp…………………………………………………………… 22
Kết luận……………………………………………………………………………………… 26
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………………………….27





Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam


Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[3]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22


LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến tích
cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển. Nhưng trong bối cảnh đó thì các
quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Các quan hệ này không chỉ được
thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn mở rộng tới các tổ chức nước ngoài.
Chính vì vậy tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm giải
quyết kịp thời.
Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại (KDTM) ngày càng có
những bước đi ổn định và bước đầu khẳng định được vị trí của mình trong việc giải quyết các
tranh chấp KDTM. Hệ thống pháp luật điều chỉnh củng ngày một hoàn thiện để đáp ứng hoạt
động thực tiễn. Luật thương mại được quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, đã đánh dấu rất ý
nghĩa của quá trình hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động thương mại.
Tuy nhiên, Luật thương mại được ban hành 2005 chủ yếu điều chỉnh các quan hệ về
pháp luật nội dung, còn các quy định về luật hình thức không được đề cập nhiều trong các quy
định của văn bản luật này mà phần lớn viện dẫn đến các văn bản của luật khác. Đây là một
khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp trong KDTM.
Thực tế trong thời gian qua, cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về KDTM, các
quy định về trình tự, thủ tục và cách thức tiến hành giải quyết các tranh chấp chủ yếu viện dẫn
đến pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004
(BLTTDS2004) và các văn bản liên quan. Điều đó đòi hỏi việc xây dựng một hệ thống pháp
luật hoàn thiện, đồng bộ và thống nhất trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM. Đồng thời
các cơ quan chuyên nghành phải có những hướng dẫn cụ thể trong giải quyết tranh chấp phát
sinh trong KDTM để đảm bảo niềm tin và bình đẳng cho các chủ thể tham gia vào hoạt động

thương mại. Có như thế thì mới tạo nên động lực thu hút các chủ thể tham gia vào hoạt động
KDTM và để hoạt động KDTM trở thành một lĩnh vực phát triển sôi động cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, việc phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động giải quyết tranh chấp trong
lĩnh vực KDTM hiện nay là yêu cầu chính đáng để nhìn nhận rõ hơn về tính hiệu quả của việc
áp dụng các quy phạm pháp luật, đồng thời là cơ sở để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm góp
phần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động KDTM nước nhà.
Xuất phất từ lý do trên, nhóm em nhận thấy tính cấp thiết của đề tài “ BÌNH LUẬN,
ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI Ở VIỆT
NAM - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TRANH CHẤP.
Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[4]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22


[PHẦN I]
KHÁI NIỆM TRANH CHẤP KINH DOANH - THƯƠNG MẠI
I . KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI
1 . Khái niệm về tranh chấp kinh doanh thương mại.
Theo nghĩa khái quát nhất, tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng , mâu thuẫn hay
xung đột về quyền và nghĩa vụ liên quan chủ yếu đến lợi ích kinh tế, phát sinh giữa các chủ
thể trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế.
Theo nghĩa hẹp, tranh chấp kinh tế là những bất đồng, xung đột chủ yếu về lợi ích kinh
tế giữa các chủ thể có liên quan đến lĩnh vực hợp đồng thương mại hoặc các hoạt động kinh tế
khác được pháp luật quy định trong tranh chấp kinh tế, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ
quan tài phán kinh tế.
Từ ngày 01/01/2005, thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Bộ Luật tố tụng dân sự, thuật
ngữ "Tranh chấp kinh doanh, thương mại" đã được sử dụng thay cho " Tranh chấp kinh tế" và

bao gồm các dạng tranh chấp cụ thể như sau:
 Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức
có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
 Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức
với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
 Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của
công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp
nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;
 Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định;

Theo pháp luật hiện hành, thuật ngữ " Hoạt động thương mại" có nội hàm rất rộng, bao
gồm mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư,
xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Hoạt động thương mại có
thể do chủ thể có đăng ký kinh doanh hoặc không có đăng ký kinh doanh tiến hành. Khoản 3
Điều 2 Luật Thương mại 2005 có quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
Trong khi đó, hoạt động "kinh doanh" chỉ có thể được thực hiện (hợp pháp) bởi các chủ
thể có đăng ký kinh doanh, vì theo Luật Doanh nghiệp thuật ngữ này được dùng để chỉ các
Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[5]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22


hoạt động có mục đích sinh lợi của doanh nghiệp và của hộ kinh doanh theo quy định của
Chính phủ.
Như vậy, tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
không chỉ là các tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau mà còn

bao gồm cả những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại của chủ thể
kinh doanh với các đối tượng không đăng ký kinh doanh nhưng có quyền lợi liên quan.

2. Một số dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp kinh doanh thương mại.
Thứ nhất, tranh chấp về kinh doanh, thương mại nảy sinh trực tiếp từ các quan hệ kinh
doanh và luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh. Đó là hệ quả phát sinh từ quan hệ giữa các
chủ thể kinh doanh với nhau hoặc giữa các bên có liên quan với chủ thể kinh doanh trong quá
trình tiến hành các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Ví dụ tranh chấp phát sinh trong hoạt
động sản xuất, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hoặc tranh chấp liên quan đến đầu tư
chứng khoán, sở hữu trí tuệ, và những hoạt động có mục đích sinh lợi khác.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại là vấn đề do các bên tranh
chấp tự định đoạt. Trên nguyên tắc, Nhà nước không được can thiệp trừ khi các tranh chấp đó
xâm phạm đến trật tự công cộng, hoặc khi các chủ thể không thể tự thương lượng, hòa giải
được với nhau và đã có đơn yêu cầu cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết.
Chính vì tranh chấp về kinh doanh, thương mại nảy sinh từ những quan hệ được thiết lập
trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và thỏa thuận giữa các bên (thuộc lĩnh vực của luật tư), cho
nên các bên có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp. Họ
có quyền tự thỏa thuận với nhau để lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp; được tự giải
quyết về nội dung tranh chấp; tự thương lượng và hòa giải với nhau ngay cả khi đã đưa vụ
tranh chấp ra một cơ quan tài phán giải quyết.
Thứ ba, các bên tranh chấp thường là chủ thể kinh doanh, có tư cách thương nhân hoặc
tư cách nhà kinh doanh. Đó chính là những pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh, có
năng lực hành vi và được Nhà nước công nhận quyền hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, cũng có
trường hợp một bên tranh chấp không phải chủ thể kinh doanh mà chỉ là tổ chức, cá nhân có
hoạt động liên quan đến thương mại; hoặc là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,
thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (Điều 2 Luật Thương mại). Là người kinh
doanh, về nguyên tắc họ thông hiểu pháp luật và tập quán kinh doanh thương mại, biết coi
trọng "chữ tín" và cũng có ý thức duy trì quan hệ hợp tác với các đối tác. Do vậy, giải quyết
tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng con đường "hòa bình" (thương lượng hoặc hòa giải)
là phương thức thường được các bên tranh chấp sử dụng có hiệu quả.

Thứ tư, tranh chấp kinh doanh, thương mại là những tranh chấp mang yếu tố vật chất và
thường có giá trị lớn.
Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[6]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22


Tranh chấp kinh doanh, thương mại phản ánh những xung đột về lợi ích kinh tế của các
bên trong một quan hệ kinh tế nhất định. Yếu tố vật chất và lợi ích kinh tế trong nội dung
tranh chấp là đặc điểm riêng giúp phân biệt tranh chấp kinh tế với các loại tranh chấp khác
trong đời sống xã hội. Trong cơ chế thị trường, tranh chấp kinh tế có thể có giá trị tranh chấp
rất lớn, hoặc có liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau. Do vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp
phải nhanh, gọn, hiệu quả để bảo vệ kịp thời các quyền lợi kinh tế của các bên liên quan.
Ngược lại, nếu việc giải quyết tranh chấp không triệt để, không dứt điểm sẽ dễ gây ra hậu quả
tổn thất có tính dây chuyền, không chỉ ảnh hưởng bất lợi cho quá trình hoạt động kinh doanh
của chủ thể tranh chấp mà còn tác động xấu đến lợi ích của các đối tượng khác nhau như nhà
đầu tư, người lao động, khách hàng, và làm xáo trộn đời sống kinh tế xã hội nói chung.

3. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.
3.1. Các phương thức giải quyết tranh chấp.
Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nói riêng cũng như mọi vấn đề liên
quan đến quá trình giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh nói chung dựa trên nguyên tắc
quan trọng là quyền tự định đoạt của các bên.
Cơ quan nhà nước và Trọng tài thương mại can thiệp theo yêu cầu của các bên tranh
chấp. Kể cả khi Tòa án hoặc Trọng tài đã can thiệp trong quá trình tố tụng, quyền tự định doạt
biểu hiện bằng những hành vi đơn phương hoặc thoả thuận của các bên luôn được ghi nhận và
tôn trọng. Quyền tự định đoạt của các bên được coi là một nội dung của quyền tự do kinh

doanh và được pháp luật bảo hộ.
Pháp luật hiện hành của Việt Nam, trong các văn bản pháp luật quốc gia cũng như trong
các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đều ghi nhận nguyên tắc này.
Khái quát lại, các phương thức để giải quyết tranh chấp trong KDTM bao gồm: Thương
lượng; Hoà giải; Trọng tài; Tòa án.
Thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp trong KDTM mà không cần đến vai
trò của người thứ ba. Đặc điểm cơ bản của phương thức thương lượng là các bên cùng nhau
trình bày quan điểm, chính kiến, tìm các biện pháp thích hợp và đi đến thống nhất thoả thuận để
tự giải quyết các bất đồng.
Thương lượng là phương thức tốt nhất để giải quyết tranh chấp trong KDTM vì nó đáp
ứng được những yêu cầu đã nêu trên. Tự thương lượng là phương thức được các bên tranh chấp
tự nguyện chọn lựa trước tiên và trong thực tiễn, phần lớn tranh chấp trong kinh doanh được giải
quyết bằng phương thức này.
Phương thức này đã từ lâu được giới thương nhân ưa chuộng vì nó đơn giản lại không bị
ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phiền phức, ít tốn kém hơn và điều quan trọng, nó không
Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[7]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22


làm phương hại đến quan hệ hơp tác vốn có giữa các bên trong kinh doanh cũng như giữ được
bí mật kinh doanh của các bên.
Với những ưu điểm riêng của mình, phương thức giải quyết tranh chấp KDTM bằng
thương lượng đã trở thành phương thức phổ biến của các tập doàn kinh doanh lớn trên thế giới
đạc biệt là các tập đoàn kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo
hiểm, chứng khoán… vì nó bảo vệ một cách có hiệu quả những bí mật trong kinh doanh của

họ.
Hoà giải
Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp KDTM mà trong đó các bên trong đó
các bên trong quá trình thương lượng với nhau có sự tham gia của các bên thứ ba độc lập do
hai bên cung chấp nhận hay chỉ định làm vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên nhằm tìm
kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giai quyết xung đột bất đồng để chấm dứt các tranh
chấp các tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia quan hệ.
Hoà giải là giải pháp mang tính tự nguyện, tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của các bên.
Đặc biệt là bên thứ ba với tính chất trung gian hoà giải phải có vị trí độc lập đối với các
bên. Điều đó thể hiện rõ bên thứ ba không ở vị trí xung đột lợi ích với các bên hoặc
không có những lợi ích gắn liền với lợi ích của một trong các bên trong các vụ việc đang
có tranh chấp. Bên thứ ba tham gia làm trung gian hoà giải thường là những cá nhân, tổ
chức có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm về những vụ việc có liên quan đến
các vụ việc phát sinh. Công việc của bên thứ ba là: xem xét, phân tích, đánh giá và đưa
ra những ý kiến, nhận định, bình luận về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ để các bên
tham khảo lựa chọn và quyết định.
Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài vụ việc và trọng tài
thường trực.
Trọng tài vụ việc: là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập
để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ tự chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong
vụ tranh chấp
Trọng tài thường trực: Theo pháp luật Việt Nam trọng tài thường trực dưới dạng các
trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con
dấu, có tài khoản riêng và trụ sở giao dịch ổn định.

Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp


[8]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22


Tòa án
Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp KDTM tại cơ quan xét xử nhân danh quyền
lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định
của Tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng
sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
Ở các nước khác nhau, có thể có sự khác nhau trong việc xác định thẩm quyền giải quyết
tranh chấp KDTM. Một số nước (Mỹ, Nhật, Hà lan…) trao thẩm quyền xét xử mọi tranh chấp,
trong đó có các tranh chấp trong thương mại cho Tòa án thường (Tòa án dân sự). Một số nước
khác lại trao thẩm quyền xét xử tranh chấp thương mại cho Toà thương mại – Toà chuyên trách
trong cơ quan tư pháp (Đức, Pháp, Áo, Bỉ…) Các Toà thương mại chỉ xét xử sơ thẩm, nếu có
kháng án sẽ được đưa ra xét xử tại toà thượng thẩm dân sự. Có nước thành lập hệ thống Tòa án
độc lập gọi là Tòa án trọng tài để giải quyết tranh chấp như Cộng hoà liên bang Nga.
Ở nước ta, tranh chấp thương mại chủ yếu thuộc thẩm quyền xết xử của Toà kinh tế-
Toà chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân.
Thẩm quyền của Tòa án về giải quyết các tranh chấp trong KDTM được pháp luật phân
định theo cấp Tòa án, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
3.2. Quy định của pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
thương mại.
Giải quyết tranh chấp trong KDTM bằng thương lượng, hoà giải và trọng tài là các phương
thức giải quyết tranh chấp không mang ý chí quyền lực nhà nước. Không nhân danh quyền lực nhà
nước như phán quyết của Tòa án. Mà chủ yếu được giải quyết dựa trên nền tảng ý chí tự định đoạt
của các bên tranh chấp hoặc phán quyết của bên thứ ba độc lập (được các bên lựa chọn) theo thủ
tục linh hoạt mềm dẻo.
Trong khi đó Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mang ý nghĩa
quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự thủ tục chặt chẽ. Cụ thể:
a. Thẩm quyền theo vụ việc

Theo Điều 29 Bộ luât tố tung dân sự năm 2004, có bốn nhóm tranh chấp về KDTM
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Bao gồm:
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh
doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:
a) Mua bán hàng hoá;
b) Cung ứng dịch vụ;
Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[9]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22


c) Phân phối;
d) Ký gửi;
e) Thuê; cho thuê, thuê mua;
f) Xây dựng;
g) Tư vấn kỹ thuật;
h) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;
j) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu, và giấy tờ có giá khác;
k) Đầu tư, tài chính, ngân hàng;
l) Bảo hiểm;
m) Thăm dò, khai thác;
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức
với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên công ty
với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sát nhập, hợp nhất, chia tách,
chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

4. Các tranh chấp khác nhau về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
b. Thẩm quyền theo cấp Tòa án
Ở Việt Nam có hai cấp Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm là Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp
tỉnh.
Tòa án cấp huyện: Có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về
KDTM từ điểm a đến điểm l Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự.
Tòa án cấp tỉnh: Có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về KDTM thuộc
thẩm quyền của Tòa án còn lại, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.
Khi cần thiết Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết những tranh chấp thuộc thẩm
quyền của Tòa án cấp huyện.
c. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ
Khi đã xác định tranh chấp được giải quyết tại Tòa án cấp nào, còn phải xác định Tòa
án ở địa phương nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ và thi hành án, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[10]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22


quy định: Có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án về KDTM là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm
việc của bị đơn (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan tổ
chức).
Để đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên, pháp luật tố tụng còn quy định các bên
có tranh chấp cũng có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản nơi cư trú, làm việc của
nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cá nhân) hoặc nơi nguyên đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ
quan, tổ chức) giải quyết vụ án.
Trường hợp vụ án liên quan đến bất động sản thì Toà án nơi có bất động sản có thẩm

quyền giải quyết.
d. Thẩm quyền xét xử theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Trong thực tế khi xác định thẩm quyền của toà án theo cấp nào và theo lãnh thổ sẽ có
trường hợp có nhiều Toà án cùng có thẩm quyền giải quyết một vụ án. Chính vì vậy để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn khi tiến hành khởi kiện pháp luật còn quy định
nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án để yêu cầu giải quyết vụ án trong trường hợp sau đây:
Nếu tranh chấp phát sinh từ chi nhánh của tổ chức thì nguyên đơn có quyền yêu cầu
Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết.
Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án
nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết.
Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu
cầu của Toà án một trong các bị đơn cư trú, làm việc có trụ sở giải quyết.
Nếu tranh chấp đến bất động sản mà bất động sản ở nhiều nơi khác nhau,thì nguyên
đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[11]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22


[PHẦN II]
THỰC TRẠNG TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM – BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ
II. Thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam – Bình luận và
đánh giá.
1. Thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam – Bình luận và
đánh giá.

Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các tranh chấp trong kinh doanh chủ yếu tồn tại
dưới dạng các tranh chấp về hợp đồng kinh tế, phản ánh tính đơn điệu của các lợi ích cần bảo
vệ trong mô hình kinh tế này. Ngược lại, trong điều kiện kinh tế thị trường, sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế kéo theo sự đa dạng về đối tượng chủ thể và lợi ích cần bảo vệ, sự
xuất hiện của các phương thức kinh doanh, thị trường và các yếu tố sản xuất phi truyền thống
làm phát sinh nhiều dạng tranh chấp mới, ví dụ như : tranh chấp giữa thành viên công ty với
công ty, giữa các thành viên công ty với nhau trong quá trình thành lập, hoạt động và giải thể
công ty; tranh chấp trong việc mua bán các loại cổ phiếu, trái phiếu; tranh chấp về liên doanh,
liên kết kinh tế, … Chính sự thay đổi về nội dung và hình thức tranh chấp trong kinh doanh
trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế đã và đang đòi hỏi các hình thức giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp với các yêu cầu của cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước.
Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp thương mại ở Việt Nam chủ yếu được xét xử
thông qua hệ thống Tòa án và Trung tâm trọng tài. Tuy nhiên, hệ thống Tòa án đã trở nên quá
tải, dẫn đến tăng lượng vụ tồn động không kịp giải quyết, do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp thương mại được
thực hiện theo hai cách: Một là giải quyết tại Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự
2004; Hai là giải quyết bằng trọng tài theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010. Ở
nhiều quốc gia, các DN thường có xu hướng lựa chọn trọng tài thay vì tố tụng tại Tòa án làm
phương pháp giải quyết tranh chấp bởi những thuận lợi mà tố tụng trọng tài mang lại như sự
nhanh chóng, sự bảo mật thông tin hơn. Tuy nhiên, thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế đã
đặt ra một số vấn đề phức tạp về xung đột pháp luật.
Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[12]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22



Theo thống kê của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) và ngành Tòa án,
trong năm 2012 trong khi VIAC chỉ tiếp nhận giải quyết 64 vụ tranh chấp thương mại thì Tòa
án phải xử 11995 vụ án kinh tế cấp sơ thẩm, 1023 vụ cấp phúc thẩm và 63 vụ cấp giám đốc
thẩm. Số liệu cho thấy, việc giải quyết các tranh chấp thương mại chủ yếu vẫn thông qua Tòa
án.
Từ năm 1993-2012, các vụ tranh chấp được giải quyết thông qua VIAC có tăng, tuy
nhiên vẫn còn rất khiêm tốn so với ngành Tòa án.

Nguồn: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (viac.org.vn)

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao (toaan.gov.vn)
6
13
17
25
24
18
20
23
17
19
16
32
27
36
30
58
48
63

83
64
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

2011
2012
Số vụ tranh chấp TM giải quyết qua VIAC
1978
3783
4748
6574
6879
8418
11995
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số liệu giải quyết Sơ thẩm
các vụ án Kinh tế qua các năm
Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[13]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22




Tại VIAC, đa số tranh chấp xảy ra trong các giao dịch mua bán với tỷ lệ 70%, các
ngành khác chiếm tỷ lệ nhỏ như gia công và xây dựng (5%), hợp tác đầu tư (4%), tài chính
ngân hàng và dịch vụ (3%), đại lý (1%), còn lại các ngành khác (9%).

Nguồn: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (viac.org.vn)
Thống kê tranh chấp theo yếu tố trong nước và ngoài nước thì tranh chấp thương mại
được xử lý tại VIAC chủ yếu là tranh chấp có yếu tố nước ngoài với tỷ lệ 71%, còn lại là tranh
chấp trong nước. Điều này chứng tỏ khi phát sinh tranh chấp với nước ngoài thì các doanh
nghiệp thường chọn phương thức giải quyết thông qua Trung tâm trọng tài hơn là Tòa án.
Các tranh chấp giữa các bên Việt Nam và các bên nước ngoài được xét xử chủ yếu
bằng trọng tài tại Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore, Hiệp hội trọng tài Mỹ, Tòa án Trọng
tài quốc tế bên cạnh Phòng thương mại quốc tế ICC, Hội đồng Trọng tài thương mại và kinh tế
Trung Quốc, Trung tâm Trọng tài quốc tế Hồng Kông.
Các vụ tranh chấp thương mại của nước ngoài đối với Việt Nam chủ yếu liên quan đến
các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
Mua bán 70%
Gia công 5%
Dịch vụ 3%
Xây dựng 5%
Đại lý 1%
Hợp tác đầu tư
4%
Tài chính ngân
hàng 3%
Khác 9%
Loại hình tranh chấp
Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp


[14]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22



Nguồn: Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (chongbanphagia.vn)
Nguy cơ bị khởi kiện ở hầu hết các mặt hàng lớn như: thủy sản có cá tra, cá ba sa, tôm;
công nghiệp có giày da, xe đạp, đèn huỳnh quang Mặc dù vậy, nhiều DN ngành hàng trong
nước vẫn chưa chú trọng nhiều tới việc tìm hiểu luật pháp quốc tế và các vụ tranh chấp thương
mại và thường bị động trước các vụ kiện.
Thực tiễn cho thấy, đa số phán quyết trong các vụ kiện quốc tế liên quan đến DN Việt
Nam gần đây thường có nhiều bất lợi cho phía các DN Việt Nam, tiêu biểu như vụ kiện chống
bán phá giá cá da trơn, giày da, phụ tùng xe đạp hay các vụ việc tranh chấp thương hiệu
Nguyên nhân là do DN Việt Nam chưa nắm vững, thậm chí xa lạ với hệ thống cơ quan xét xử,
thủ tục tố tụng, pháp luật áp dụng, cũng như khác biệt về văn hóa pháp lý và rào cản ngôn
ngữ.
2. Một số vụ án tranh chấp điển hình.
 Tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng thủy sản:
Bản án số 141/2008/ST-KDTM ngày 25/01/2008 Về việc tranh chấp hợp đồng
mua bán
Ngày 25 tháng 01 năm 2008, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, theo “
Quyết định đưa vụ án ra xét xử” số 559 ngày 10 tháng 1 năm 2008, mở phiên toà công khai
xét xử sơ thẩm vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán”, giữa :
Nguyên đơn : CÔNG TY TNHH KINH DOANH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XNK
QUỐC VIỆT (Cty Quốc Việt)
2
3
4
5
2

4
9
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số vụ kiện chống bán phá giá hàng Việt Nam
Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[15]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22


Địa chỉ : 444 Lý Thường Kiệt, phường 6, Tp Cà Mau, tỉnh Cà Mau
Đại diện: Do ông Huỳnh Tùng Chung, theo Giấy ủy quyền ngày 22/11/2007
Bị đơn : CÔNG TY CP IN BAO BÌ VÀ XNK TỔNG HỢP (PAPRIMEX)
Địa chỉ: 1bis Hòang Diệu, quận 4, Tp.HCM
Đại diện: Do bà Huỳnh Thị Thanh Hương, theo giấy ủy quyền số 2 ngày 23/11/2007;
NHẬN THẤY
Nguyên đơn – CÔNG TY TNHH KINH DOANH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XNK

QUỐC VIỆT (sau đây gọi tắt là Cty Quốc Việt) trình bày yêu cầu và giao nộp các tài liệu
chứng cứ sau:
Ngày 10/5/2005, Cty Quốc Việt ký hợp đồng số 16/IBBXNKTH và 18/IBBXNKTH
với CÔNG TY IN BAO BÌ XNK TỔNG HỢP (gọi tắt là công ty Paprimex), bán hàng thủy
sản đông lạnh, trị giá toàn bộ hai hợp đồng là: 164.173.307 đồng. Công ty Quốc Việt giao đủ
hàng. Công ty Paprimex đã trả được 50.000.000 đồng, còn nợ lại là 114.173.307 đồng. Ngày
6/4/2007, hai bên có lập “Bản đối chiếu công nợ” xác nhận số tiền còn nợ là 114.173.307
đồng. Nay Công ty Quốc Việt khởi kiện Paprimex tại Tòa án yêu cầu: Công ty Paprimex phải
trả 148.288.291 đồng gồm
- Nợ gốc là: 114.173.307 đồng;
- Lãi phát sinh do chậm trả tạm tính từ 1/8/2005 đến 1/8/2007 là: 114.173.307 đồng x
0,83% x 150% x 24 tháng = 34.114.984 đồng.
- Thời hạn trả ngay khi bản án có hiệu lực
Bị đơn – Cty Paprimex trình bày: Xác nhận nội dung hợp đồng số 16/IBBXNKTH và
18/IBBXNKTH và việc thực hiện hợp đồng với Cty Quốc Việt đúng như Cty Quốc Việt trình
bày. Đến nay, Cty Paprimex còn nợ Cty Quốc Việt tiền hàng là 114.173.307 đồng. Do Cty
Paprimex hiện còn nhiều khó khăn, nên đề nghị Cty Quốc Việt giảm nợ 15.000.000 đồng và
không đồng ý trả lãi, thời hạn trả từ 5/12/2007 đến 30/1/2008. Nay tại phiên tòa, công ty
Paprimex đề nghị được trả vốn là 114.173.307 đồng, không phải trả lãi, trả chậm nhiều đợt từ
khi án có hiệu lực, mỗi tháng trả 10.000.000 đồng.
Công ty Quốc Việt không đồng ý đề nghị của công ty Paprimex.
- Sau khi thẩm tra các yêu cầu của đương sự và xem xét chứng cứ tại phiên tòa;
- Sau khi HĐXX thảo luận và nghị án;

Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[16]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22



XÉT THẤY
Công ty Quốc Việt khởi kiện Công ty Paprimex có địa chỉ tại Thành phố HCM, vi
phạm nghĩa vụ thanh tóan hai hợp đồng số 16/IBBXNKTH và 18/IBBXNKTH, là tranh chấp
hợp đồng kinh doanh thương mại giữa hai doanh nghiệp có mục đích lợi nhuận nên thuộc
thẩm quyền giải quyết của TAND TP.HCM.
Xét hình thức và nội dung hai Hợp đồng kinh tế số 16/IBBXNK và số 18/IBBXNKTH
cùng lập ngày 10/5/2005 là hợp đồng mua bán hợp pháp. Cty Paprimex, Cty Quốc Việt đều
phải có nghĩa vụ thực hiện.
Cty Quốc Việt đã giao đủ hàng cho Cty Paprimex theo hai hóa đơn số 40799 ngày
17/5/2005 và số 45367 ngày 24/5/2005, theo quy định tại Điều 3 của Hợp đồng Cty Paprimex
phải thanh tóan đủ số tiền trên sau 7 ngày. Đến nay Cty Paprimex chưa thanh tóan
114.173.307 đồng tiền hàng cho Cty Quốc Việt là đã vi phạm nghĩa vụ thanh tóan quy định tại
khỏan 2 Điều 71, Điều 73 LTM-1997.
Cụ thể, Cty Paprimex phải trả ngay cho Cty Quốc Việt gồm:
- Tiền hàng chưa thanh toán là: 114.173.307 đồng;
- Và theo Điều 233 Luật TM-1997, là còn phải trả tiền lãi do chậm thanh tóan theo
mức lãi suất quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm thanh tóan tương ứng với
thời gian chậm trả.
Xét Cty Quốc Việt yêu cầu Cty Paprimex phải trả tiền lãi phát sinh do chậm trả tạm
tính từ 1/8/2005 đến 1/8/2007 là: 114.173.307 đồng x 0,83% x 150% x 24 tháng
= 34.114.984 đồng :là phù hợp với quy định viện dẫn của pháp luật, HĐXX chấp nhận.
Tổng cộng hai khỏan là: 148.288.291 đồng.
Xét trình bày của Cty Paprimex, do khó khăn trong hoạt động kinh doanh để yêu cầu
được trả vốn là 114.173.307 đồng, không phải trả lãi, trả chậm nhiều đợt từ khi án có hiệu lực,
mỗi tháng trả 10.000.000 đồng là không có căn cứ pháp luật để HĐXX chấp nhận.
Án phí dân sự sơ thẩm (KDTM), theo khỏan 2 Điều 15, Điều 19 Nghị định 70/CP của
Chính phủ, Cty Paprimex phải nộp là: 5.000.000 đ + 4% x 48.288.000 đ = 6.931.000 đồng.
- Căn cứ nhận định trên




Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[17]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22


QUYẾT ĐỊNH
- Áp dụng Điều 29, Điều 243, 245 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004;
- Áp dụng Điều 233 Luật TM 1997; Điều 305 Luật dân sự 2005
- Áp dụng khỏan 2 Điều 15, Điều 19 - Nghị Định số 70/CP, ngày 12/6/1997 của Chính Phủ
qui định về lệ phí, án phí tòa án
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của CÔNG TY TNHH KINH DOANH CHẾ BIẾN
THỦY SẢN VÀ XNK QUỐC VIỆT
Buộc CÔNG TY CP IN BAO BÌ XNK TỔNG HỢP phải trả ngay cho CÔNG TY
TNHH KINH DOANH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XNK QUỐC VIỆT số tiền
là 148.288.291 đồng.
Kể từ khi án có hiệu lực pháp luật, CÔNG TY TNHH KINH DOANH CHẾ BIẾN
THỦY SẢN VÀ XNK QUỐC VIỆT có đơn yêu cầu thi hành án CÔNG TY CP IN BAO BÌ
XNK TỔNG HỢP chưa trả xong khỏan tiền trên, thì còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả
theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại
thời điểm thanh tóan.
Án phí dân sự sơ thẩm CÔNG TY CP IN BAO BÌ XNK TỔNG HỢP phải nộp là
6.931.000 đồng;
CÔNG TY TNHH KINH DOANH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XNK QUỐC VIỆT
không phải nộp; hòan lại tiền tạm ứng án phí cho Công ty TNHH KD CB TS và XNK Quốc

Việt đã nộp theo biên lai thu số 003212 ngày 1/10/2007 là 3.464.000 đồng.
 Tranh chấp Hợp đồng tín dụng:
Quyết định số: 76/2007/QĐST-KDTM ngày: 27.6.2007 công nhận sự thỏa thuận của
đương sự tại phiên tòa giải quyết tranh chấp hợp đòng tín dụng
Ngày 27 tháng 6 năm 2007 tại trụ sở Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm công
khai vụ án thụ lý số 73/2007/TLST – KDTM ngày 7 tháng 05 năm 2007 về tranh chấp hợp
đồng tín dụng theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 103/2007/QĐXX-ST ngày 20 tháng 6
năm 2007 giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Ngân hàng Công thương Việt Nam
Tên giao dịch: INCOMBANK
Trụ sở: 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Ông Nguyễn Khắc Kỷ – Chức vụ: Phó giám đốc sở
Giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam làm đại diện theo giấy uỷ quyền số 055/UQ-
NHCT18 ngày 1.1.2007 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[18]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22


Bị đơn: Công ty Điện máy - Xe đạp xe máy
Tên giao dịch TODIMAX
Trụ sở: 163A Phố Đại La, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Người đại diện hợp pháp của bị đơn: Ông Nguyễn Mạnh Quyền – Chức vụ: Phó phòng tài
chính kế toán Công ty làm đại diện theo giấy uỷ quyền số 89/ĐM ngày 20.5.2007 của Giám
đốc Công ty.
NHẬN THẤY
1/ Trong các năm 1995,1996 Ngân hàng Công thương Việt Nam – Sở giao dịch 1 có cho Công

ty Điện máy- Xe đạp xe máy vay 8 khế ước để Công ty thanh toán theo L/C nhập khẩu hàng
hoá. Cụ thể:
1.1 Khế ước số 62/95 được hai bên ký ngày 16.9.1995. Số tiền vay 311.270 USD, thời hạn vay
4 tháng kể từ ngày thanh toán L/C (18.9.1995), 1.2 Khế ước số 77/95 ký ngày 6.12.1995. Số
tiền vay 43.763,48 USD, thời hạn vay 6 tháng kể từ ngày thanh toán L/C (20.3.1996)
1.3 Khế ước số 05/96 ngày 14.2.1996. Số tiền vay 140.179,76 USD, thời hạn vay 01 tháng kể
từ ngày thanh toán L/C (29.6.1996)
1.4 Khế ước số 14/96 ngày 15.3.1996. Số tiền vay 427.500 USD, thời hạn vay 03 tháng kể từ
ngày 26.3.1996.
1.5 Khế ước số 16/96 ngày 18.3.1996. Số tiền vay 38.283,53 USD, thời hạn vay 3 tháng. Khế
ước này Ngân hàng giải ngân theo 2 đợt. Đợt 1 ngày 17.7.1996 với số tiền là 18.923,86 USD
và đợt 2 ngày 30.7.1996 ngân hàng giải ngân số tiền còn lại là 19.359,67 USD.
1.6 Khế ước số 18/96 ngày 8.4.1996. Số tiền vay 42.468,92 USD, thời hạn vay 01 tháng kể từ
ngày nhận nợ 25.7.1996
1.7 Khế ước số 23/96 ngày 26.4.1996. Số tiền vay 27.761,95 USD, thời hạn vay 02 tháng kể từ
ngày 5.6.1996
1.8 Khế ước số 24/96 ngày 2.5.1996. Số tiền vay 58.728 USD, thời hạn vay 3 tháng kể từ ngày
20.6.1996.
2/ Toàn bộ 8 khế ước nêu trên, hai bên thoả thuận mức lãi suất Ngân hàng Công thương Việt
Nam cho Công ty Điện máy xe đạp xe máy vay là 9,5%/năm. Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi
suất trong hạn.
3/ Quá trình thực hiện, do Công ty Điện máy xe đạp xe máy gặp nhiều khó khăn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh nên đã không trả được số nợ cho Ngân hàng như đã cam kết.
4/ Theo biên bản đối chiếu công nợ được hai bên ký ngày 10.1.2007, Công ty điện máy xe đạp
xe máy xác nhận tính đến ngày 31.12.2006 Công ty còn nợ Ngân hàng công thương Việt nam
số tiền gốc của 8 khế ước trên là 742.000 USD và tiền lãi trong hạn là 655.580,07 USD; tiền
lãi quá hạn là 73.268,48 USD.
5/ Ngày 29.3.2007 Ngân hàng Công thương Việt Nam có đơn khởi kiện đề nghị Toà án buộc
Công ty Điện máy xe đạp xe máy phải trả:
Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam


Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[19]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22


Toàn bộ số tiền gốc là 742.000 USD và lãi trong hạn là 665.968,07 USD, lãi quá hạn tính đến
29.3.2007 là 78.462,48 USD.
6/ Trong quá trình giải quyết vụ kiện, Công ty Điện máy xe đạp xe máy tiếp tục trả cho Ngân
hàng 3.000 USD (vào tháng 4 năm 2007).
Như vậy đến nay Công ty Điện máy xe đạp xe máy còn nợ Ngân hàng Công thương Việt Nam
khoản tiền nợ gốc là 739.000 USD; và khoản tiền nợ lãi là 744.430,55 USD.
Tại phiên toà hôm nay, các đương sự đã thoả thuận được với nhau về việc giải quyết tranh
chấp.
XÉT THẤY
Việc các đương sự hoà giải với nhau tại phiên toà về việc giải quyết toàn bộ vụ án là hoàn toàn
tự nguyện, nội dung các thoả thuận không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Vì vậy cần được
chấp nhận.
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ điều 210, điều 220 của Bộ luật tố tụng dân sự
Căn cứ điều 15 Nghị định 70/CP của Chính phủ ngày 12.6.1997 quy định về án phí, lệ phí Toà
án.
Nay công nhận sự thoả thuận của các đương sự như sau:
1.Công ty Điện máy xe đạp xe máy phải trả Ngân hàng Công thương Việt Nam số tiền gốc
còn nợ của 8 khế ước là 739.000 USD (bảy trăm ba mươi chín nghìn đô la Mĩ) trong thời hạn
07 năm với tiến độ trả nợ, cụ thể:
1.1 Năm 2007 phải trả 75.000 USD (bảy mươi nhăm nghìn đô la Mĩ) được chia làm 2 kỳ theo
từng quý. Kỳ thứ nhất trả 37.000 USD; Kỳ thứ hai trả 38.000 USD.
1.2 Năm 2008 phải trả 92.000 USD (Chín mươi hai nghìn đô la Mĩ) được chia làm 4 kỳ theo

quý. Mỗi kỳ trả 23.000 USD
1.3 Năm 2009 phải trả 112.000 USD (Một trăm mười hai nghìn đô la Mĩ) được chia làm 4 kỳ
theo quý. Mỗi kỳ trả 28.000 USD.
1.4 Năm 2010 phải trả 112.000 USD (Một trăm mười hai nghìn đô la Mĩ) được chia làm 4 kỳ
theo quý. Mỗi kỳ trả 28.000 USD.
1.5 Năm 2011 phải trả 112.000 USD (Một trăm mười hai nghìn đô la Mĩ) được chia làm 4 kỳ
theo quý. Mỗi kỳ trả 28.000 USD.
1.6 Năm 2012 phải trả 112.000 USD (Một trăm mười hai nghìn đô la Mĩ) được chia làm 4 kỳ
theo quý. Mỗi kỳ trả 28.000 USD.
1.7 Năm 2013 phải trả 124.000 USD (Một trăm hai mươi tư nghìn đô la Mĩ) được chia làm 4
kỳ theo quý. Mỗi kỳ trả 31.000 USD.
1.8 Thời gian trả cho mỗi kỳ vào ngày 25 hàng tháng của tháng cuối quý. Nếu rơi vào ngày
nghỉ thì sẽ phải trả vào ngày làm việc đầu tiên kế tiếp.
Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[20]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22


1.9 Bị đơn có thể thanh toán bằng tiền Việt Nam được quy đổi theo tỷ giá hối đoái của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.
2. Ghi nhận sự tự nguyện của Ngân hàng Công thương Việt nam không yêu cầu Công ty Điện
máy xe đạp xe máy phải trả khoản lãi được phát sinh của số tiền nợ gốc nêu trên là 744.430,55
USD.
3. Nếu Công ty Điện máy xe đạp xe máy không thực hiện đúng tiến độ trả nợ tại điểm 1 nêu
trên trong hai kỳ phải trả liên tiếp thì Ngân hàng Công thương Việt nam có quyền gửi đơn yêu
cầu cơ quan thi hành án thực hiện việc thi hành án toàn bộ số tiền còn phải trả, không phụ
thuộc vào tiến độ đã thoả thuận hoặc có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản đối với Công ty Điện

máy xe đạp xe máy. Mọi chi phí phát sinh bên bị thi hành án phải chịu.
4. Bị đơn phải chịu 38.900.000 (ba mươi tám triệu chín trăm nghìn đồng chẵn) tiền án phí kinh
doanh thương mại sơ thẩm.
Hoàn trả Ngân hàng Công thương Việt Nam số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 25.409.000 đồng
(hai mươi lăm triệu bốn trăm linh chín nghìn đồng) theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí số
006791 ngày 25.4.2007 của cơ quan Thi hành án Dân sự thành phố Hà Nội.
5. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay
Ngoài ra, tranh chấp thương mại ở Việt Nam ngày càng đa dạng, phức tạp liên quan
tới nhiều ngành nghề mới phát triển ở Việt Nam do Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng
vào tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam chưa được hoàn thiện.
Mặc dù pháp luật của chúng ta chuyển đổi khá nhanh, nhưng không đề cập được mọi vấn đề
phát sinh trong thực tế và với nhiều cấp phức tạp như Luật, Nghị định, Thông tư và các văn
bản pháp luật có hiện tượng chồng chéo lên nhau. Và nguyên nhân xảy ra tranh chấp thường
do không coi trọng tư vấn pháp lý từ khi đàm phán, soạn thảo hợp đồng, khi có vấn đề phát
sinh và tranh chấp xảy ra không chọn đúng luật sư có chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm
phù hợp, không có chiến lượt giải quyết tranh chấp mang tính tổng thể, toàn diện và chi tiết.






Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[21]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22



[PHẦN III]
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TRANH CHẤP
III. Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp.
1. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp.
Quan hệ thương mại và bất đồng giữa các bên trong quan hệ thương mại là điều kiện
cần và đủ để tranh chấp thương mại phát sinh. Hoạt động thương mại của doanh nghiệp là hoạt
động thiết lập một mạng lưới các hành vi thương mại, mà mục tiêu của các bên khi tham gia
vào các quan hệ này là lợi nhuận do đó, các bên tuy hợp tác, song vẫn canh tranh nhau để thu
về được lợi ích nhiều nhất. Vì thế sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn bất đồng trong việc
giải thích về quyền và nghĩa vụ, cũng như quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ đó của các
bên, đó chính là nguyên nhân chính yếu dẫn đến tranh chấp thương mại.
Tranh chấp thương mại nảy sinh khi phát sinh thiệt hại về vật chất đối với hai bên mà
hai bên không có sự thoả thuận thông nhất một cách giải quyết có lợi nhất cho cả hai bên.
Nhất là khi những khó khăn từ nền kinh tế thế giới hiện nay và thực trạng “sức khỏe” kinh tế
trong nước đã tác động ảnh hưởng tới hệ thống doanh nghiệp, sức mua tiêu dùng của xã hội, từ
đó đưa ra những cảnh báo về nguy cơ phát sinh những tranh chấp, cũng như chỉ ra các dạng
tranh chấp giữa các quốc gia với quốc gia, giữa quốc gia với doanh nghiệp (kiện thương mại
quốc tế, kiện giữa nhà đầu tư với quốc gia nhận đầu tư, các vụ kiện hành chính ), giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp đã và sẽ có khả năng xảy ra trên thực tế.
Bên cạnh đó, tình trạng các dự án bị hủy bỏ, đình hoãn, rút giấy phép… sẽ xảy ra nhiều
yếu tố liên quan đến việc xử lý đất đã giao, đã cấp cho các dự án đồng thời phát sinh vấn đề
giữa chính quyền địa phương với nhà đầu tư, nhà đầu tư với người nông dân… Chưa kể, một
số dự án rơi vào trường hợp đã chuyển nhượng cho nhà đầu đầu tư khác (hoặc nhà đầu tư thứ
cấp) những vấn đề phát sinh còn phức tạp hơn nhiều.
Đối với những doanh nghiệp FDI phá sản, đóng cửa… chủ sở hữu và người quản lý bỏ
về nước, sẽ xuất hiện phát sinh tranh chấp giữa người lao động và chủ nợ, cùng các bên liên
quan. Thậm chí là thị trường xuất khẩu, nhiều hoạt động thương mại tiểu ngạch qua biên giới
thiếu minh bạch, rõ ràng nên ẩn chứa nhiều rủi ro đối với thương nhân Việt Nam. Tình hình
kinh tế khó khăn hiện nay, nảy sinh số nguy cơ phát sinh tranh chấp từ hoạt động vay nợ tín
dụng giữa doanh nghiệp với ngân hàng, cá nhân. Thêm vào đó, tình trạng chiếm dụng vốn, nợ

xấu, quá trình sử lý tài sản thế chấp… dự báo trong thời gian tới sẽ rất phức tạp về pháp lý là
nguyên nhân căn bản của các vụ tranh chấp rất lớn, tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến tình
Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[22]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22


trạng không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ các giao
dịch thương mại là nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp về hợp đồng, tranh chấp trong nội bộ
công ty.
Tranh chấp thương mại có tính chất đa dạng, phức tạp, từ tranh chấp này có thể dẫn
đến tranh chấp khác. Đó là tính phức tạp và đa dạng của các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể
có lợi ích khác nhau trong nền kinh tế thị trường. Mặt khác, mua bán trao đổi là hoạt động
diễn ra thường xuyên, liên tục, các chủ thể cùng một lúc có thể thiết lập nhiều mối quan hệ
kinh tế khiến cho những mối quan hệ này tạo thành một chuỗi quan hệ có liên quan đến nhau
khiến cho nếu tranh chấp phát sinh ở quan hệ này sẽ rất có thể dẫn đến tranh chấp trong mối
quan hệ khác. Chẳng hạn doanh nghiệp A vay tiền của ngân hàng để mua nguyên vật liệu của
doanh nghiệp B và bán sản phẩm cho doanh nghiệp C theo các hợp đồng đã ký. Nếu doanh
nghiệp B không cung cấp đúng nguyên vật liệu như đã thoả thuận thì doanh nghiệp A cũng sẽ
không giao được hàng cho bên C như trong hợp đồng và không thu hồi được vốn đầu tư để trả
cho ngân hàng. Tranh chấp phát sinh giữa doanh nghiệp A và doanh nghiệp B; doanh nghiệp
A và doanh nghiệp C; doanh nghiệp A và ngân hàng.
Nguyên nhân tranh chấp thương mại có thể bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan là
điều kiện kinh tế, luật lệ của mỗi quốc gia… hoặc từ nguyên nhân chủ quan chính là bản thân
các chủ thế tham gia ký kết hợp đồng, chỉ chú trọng đến lợi ích của mình mà tìm cách vi phạm
hợp đồng. Từ những nguyên nhân này sẽ có những giải pháp hạn chế cạnh tranh thương mại.
2. Giải pháp hạn chế tranh chấp.

Tranh chấp kinh doanh, thương mại xuất hiện bởi nhiều lý do khác nhau, cả những
nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chính vì những lý do đa dạng này mà việc xảy ra tranh
chấp giữa các nhà kinh doanh là tất yếu. Vì vậy, việc nghiên cứu, đề ra các giải pháp hạn chế
tranh chấp là vấn đề cấp thiết. Các giải pháp hạn chế tranh chấp kinh doanh, thương mại ở
Việt Nam:
 Thận trọng khi đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng là cơ sở để xác định quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết. Nó
cũng là cơ sở pháp lý để trọng tài, tòa án hay bất kỳ một cơ quan giải quyết tranh chấp nào tiến
hành xác định lỗi của mỗi bên, cũng như thiệt hại và mức bồi thường tương ứng. Nội dung
hợp đồng không chặt chẽ sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị vi phạm và khi bị vi phạm thì không bảo vệ
được quyền lợi của bên vi phạm, không biết cách xử lý khi có hành vi vi phạm xảy ra. Chính
vì thế những điều khoản trong hợp đồng quy định càng chặt chẽ, rõ ràng, chính xác sẽ hạn chế
được các tranh chấp. Cần xây dựng chế tài và các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng như
Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[23]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22


bảo lãnh, đặt cọc, ký cược, thế chấp ; đánh giá và loại bỏ các căn cứ mà đối tác có thể thoái
thác nghĩa vụ hợp đồng. Biện pháp lồng ghép các điều khoản “phòng ngừa” trong hợp đồng
giúp hạn chế rủi ro cho chủ thể kinh tế. Tuy nhiên, việc đưa vào hợp đồng các điều khoản này
sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của một bên. Các chủ thể kinh kế khi tham gia vào những quan hệ
thương mại mà họ cho là có lợi, có thể là lợi ích vật chất hoặc phi vật chất và khi mà mục đích
có nguy cơ không đạt được cũng sẽ làm phát sinh tranh chấp. Trong quan hệ thương mại,
quyền lợi của bên này cũng tương ứng với một nghĩa vụ của bên kia, điều đó khiến cho xung
đột lợi ích sẽ phát sinh nếu các bên không đi đến một thoả thuận thống nhất dung hoà được
quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Đảm bảo nguyền tắc cùng có lợi trong quan hệ thương mại. Do

đó, quá trình đàm phán sẽ dung hòa được mâu thuẫn này, thống nhất được ý chí giữa các bên,
buộc các bên ý thức cao trong việc thực hiện hợp đồng.
 Tìm hiểu cẩn trọng các thông tin về đối tác:
Sự thành công của các thương vụ cần sự cộng tác của cả hai bên. Nếu một bên trục trặc
có nghĩa là tranh chấp có thể xảy ra. Ở đây không đề cập đến những tranh chấp do một bên cố
ý có hành vi lừa đảo, gian lận vì đó là tranh chấp có dấu hiệu phạm tội và phải được xửa lý
nghiêm trị theo pháp luật. Tìm hiểu tình hình tài chính của đối tác, tính pháp lý và tiền sử giao
dịch, uy tín của đối tác trên thị trường… để đảm bảo họ có thiện chí cộng tác với chúng ta và
có đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ như thỏa thuận trong hợp đồng.
 Chú trọng đến đạo đức kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường đạo đức kinh doanh không phải lúc nào cũng được các
bên tôn trọng, đặc biệt là việc giữ chữ tín với bạn hàng. Vì lợi nhuận họ sẵn sàng có những
hành động cố tình vi phạm hợp đồng, hoặc lừa đào khách hàng, làm thiệt hại cho đối tác. Bản
thân mục tiêu lợi nhuận không mang tính đạo đức nhưng cách thức để đạt được lợi nhuận thì
có và tranh chấp phát sinh, trong trường hợp này thuộc về lý do chủ quan. Rõ ràng trong nền
kinh tế thị trường quan hệ kinh tế trở lên sống động, đa dạng và phức tạp. Mục đích nhằm tối
đa hoá lợi nhuận trở thành động lực trực tiếp của các bên tham gia quan hệ kinh tế thương
mại. Trong điều kiện đó, tranh chấp là một vấn đề tất yếu, không thể tránh khỏi, đòi hỏi phải
có sự quan tâm giải quyết một cách thoả đáng. Điều này vừa là một yêu cầu nghiêm ngặt của
nguyên tắc pháp chế vừa là một đòi hỏi bức xúc của quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ
thương mại nói riêng.


Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[24]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22



 Nghiên cứu và nắm chắc, nâng cao trình độ vận dụng các quy định của pháp
luật trong kinh doanh:
Một trong những yêu cầu của nhà kinh doanh là nắm vững quy định pháp luật, chính
sách liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình, các luật bất thành văn trong hoạt động
thương mại. Đây là điều kiện đầu tiên để giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh thương mại.
Thực tế cho thấy nhiều tranh chấp phát sinh do chủ thể kinh tế không hiểu biết rõ quy định của
pháp luật, thiếu nền tảng pháp lý và do không làm đúng pháp luật nên phải tự gánh chịu thiệt
hại. Là một nhà kinh doanh không cần phải hiểu luật sâu như các luật gia song ít nhất cũng là
những vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình. Trong kinh doanh, hiểu biết luật và
những quy định pháp luật có liên quan đến phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp sẵn sàng đối mặt với sự cố phát sinh trong kinh doanh là tự tạo cho mình khả năng bảo
vệ và tránh những tổn thất không đáng có khi đối tác lợi dụng sự không thông thạo pháp luật
của mình kiếm lợi.
Nắm vững những quy định luật pháp liên quan đến phạm vi hoạt động là một trong
những chìa khóa để vận hành thành công một doanh nghiệp. Do đó, trong các văn bản giao
dịch cũng như mọi hoạt động của doanh nghiệp cần có sự cố vấn của luật sư hay một công ty
luật để tránh những tranh chấp không cần thiết có thể xảy ra. Doanh nghiệp Việt Nam nên tạo
thói quen sử dụng các dịch vụ pháp lý để hạn chế các rủi ro tranh chấp có thể xảy ra.
 Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh thương mại:
Pháp luật về kinh doanh thương mại đang cần sự thống nhất, đồng bộ để điều chỉnh các
quan hệ trong kinh doanh thương mại sao cho được minh bạch, thuận lợi cho các chủ thể tham
gia. Pháp luật còn những khoản trống không thể bao quát được hết các quan hệ kinh tế. Những
khoản trống này cần được lấp đầy để tạo hành lang pháp lý, cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, thường xuyên cập nhật
thông tin để có sự điều chỉnh phù hợp với các thông lệ, tập quán quốc tế; bổ sung các quy định
về chế tài đối với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại và các cơ quan
liên quan, trong đó quy định rõ cơ chế phối hợp trong việc giải quyết vụ việc giữa các bên.
Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của kinh doanh thương mại theo hướng đồng

bộ, phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam trong xu hướng phát triển và hội nhập. Tăng
cường khả năng kiểm soát của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, xây dựng các tiêu
chuẩn, chuẩn mực, phục vụ cho hoạt động giải quyết tranh chấp, thông qua hình thức giám sát
và tự giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Bình luận, đánh giá thực trạng tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tranh chấp

[25]
GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải Nhóm 16 – Đêm 4 – K22


Với các quy định luật pháp chặt chẽ, minh bạch hơn, các công ty, các doanh nghiệp có
thể yên tâm mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh mà không còn e ngại phải đối đầu với
những nguy hại bất ngờ, nằm ngoài dự kiến, có thể xảy đến. Với luật và các quy định luật
pháp minh bạch, người kinh doanh sẽ được bảo vệ trước những mánh khóe kinh doanh gian
dối.
Các quy định luật pháp chặt chẽ sẽ tạo cơ hội phát triển chứ không giới hạn khả năng
hoạt động của một công ty, một doanh nghiệp. Dù sao, luật pháp càng chặt chẽ, các công ty
càng cần phải cẩn trọng hơn trong việc thể hiện quyền lợi cũng như trách nhiệm trên các văn
bản chính thức của công ty để tránh những rắc rối pháp lý có hại có thể xảy ra.
Trên cơ sở kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tế, nhóm có đề ra một số giải pháp
nhằm hạn chế tranh chấp thương mại tại Việt Nam. Với hi vọng làm tốt những vấn đề nêu trên
có thể giúp doanh nghiệp phòng ngừa, giảm thiểu các tranh chấp thương mại phát sinh.















×