Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Phân biệt năng lực chủ thể của các nhân và năng lực chủ thể của pháp nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.53 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
TP.HCM KHOA LUẬT

BỘ MÔN: LUẬT DÂN SỰ
TÊN TIỂU LUẬN:

PHÂN BIỆT NĂNG LỰC CHỦ THỂ
CỦA CÁC NHÂN VÀ NĂNG LỰC CHỦ
THỂ CỦA PHÁP NHÂN

Tp. HCM, tháng 9 năm 2023


DANH SÁCH, NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
THÀNH VIÊN THEO NHĨM
S
T
T

Họ và tên

MSSV

Nhiệm vụ

1

Trần Hồng Dũng

227308
81



Tổng hợp
nội
dung

2

Nguyễn Vĩnh Phúc

226690
31

Tổng hợp
nội
dung

3

Lê Thị Thùy Trang

227157
71

Nội dung

4

Trịnh Tô Như
Tuyền


226951
91

Nội dung

5

Nguyễn Thị Ngọc
Yên

226337
01

Nội dung

6

Tăng Quốc Huy

227333
01

Nội dung

7

Trần Tuấn Anh

226920
91


Nội dung

Nhóm trưởng

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Điểm
của
GV


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Mục lục


Phần 1: Đặt vấn đề, Mục đích – yêu cầu, Đối tượng nghiên cứu, Phương pháp
nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu, Kết quả nghiên cứu

Phần 2:
1. Cơ sở lý luận về Năng lực chủ thể cá nhân và Năng lực chủ thể pháp nhân
- Cá nhân
- Khái niệm cá nhân
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
- Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
- Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân
- Pháp nhân
- Khái niệm pháp nhân
- Các điều kiện của pháp nhân
- Các loại pháp nhân
- Năng lực chủ thể của pháp nhân
- Hoạt động của pháp nhân
- Các yếu tố lý lịch của pháp nhân
- So sánh Cá nhân và Pháp nhân
2. Thực tiễn các vấn đề liên quan đến Năng lực chủ thể cá nhân và Năng lực chủ thể

pháp nhân
- Mặt tích cực
- Thực tiễn tích cực của năng lực chủ thể cá nhân
- Thực tiễn tích cực của năng lực chủ thể pháp nhân
- Mặt hạn chế
- Một số vướng mắc còn tồn đọng của Năng lực chủ thể cá nhân


- Một số vướng mắc còn tồn đọng của Năng lực chủ thể pháp nhân
- Một số bất cập trong quy định về năng lực chủ thể tham gia hợp đồng mua bán
nhà ở xã hội và kiến nghị hoàn thiện

Phần 3: Tổng kết



Phần 1
1. Đặt vấn đề
Đề tài: Phân biệt năng lực chủ thể của cá nhân và năng lực
chủ thể của pháp nhân.
Để điều chính các hành vi giữa người với người pháp luật
nước ta quy định cụ thể các văn bản luật và dưới luật. Tuy
nhiên, mặc dù việc ban hành được công khai tại các văn bản
luật hoặc đăng tải trên các thông tin đại chúng, nhưng hầu hết
mọi người vẫn còn nhiều vướng mắc, tranh chấp phát sinh liên
quan đến pháp luật giữa các cá nhân và pháp nhân. Vì vậy
việc phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm này sẽ giúp ta hiểu
rõ hơn về vai trò và quyền lợi của cả cá nhân và pháp nhân
trong mơi trường kinh doanh và pháp luật.
2. Mục đích và yêu cầu

2.1. Mục đích: Nghiên cứu nhằm phân biệt rõ ràng giữa năng
lực chủ thể của cá nhân và năng lực chủ thể của pháp nhân.
2.2. Yêu cầu:
Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của năng lực chủ thể cá nhân
và năng lực chủ thể pháp nhân.
So sánh và phân biệt sự khác biệt giữa hai khái niệm này.
Nêu vấn đề thực tiễn về hai mặt tích cực và tiêu cực.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về pháp nhân với tư cách là chủ thể pháp luật và
cá nhân mang năng lực chủ thể.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được tiến hành dựa trên phương pháp duy vật biện
chứng, phương pháp logic lịch sử, phương pháp so sánh...


5. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận được tiến hành nghiên cứu trong q trình học mơn
Luật dân sự tại trường Đại học cơng nghiệp thành phố Hồ Chí
Minh.
Nội dung cần nghiên cứu: nghiên cứu sẽ tập trung vào việc
phân biệt và hiểu rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của
pháp nhân và năng lực chủ thể của cá nhân trong môi trường
pháp luật.
6. Kết quả nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu, sinh viên phân biệt được rõ ràng giữa
năng lực chủ thể của cá nhân và năng lực chủ thể của pháp
nhân.
Sinh viên cũng sẽ hiểu rõ hơn về vai trò về quyền lợi của cá
nhân và pháp nhân dựa trên năng lực chủ thể của mình trong
pháp luật.



Phần 2
1. Cơ sở lý luận về Năng lực chủ thể cá nhân và Năng lực
chủ thể pháp nhân
1.1. Cá nhân.
1.1.1. Khái niệm cá nhân.
- Với khái niệm về cá nhân là gì, pháp luật nước ta chưa có
một quy định cụ thể nào khái quát cho danh từ này. Tuy
nhiên, theo cách hiểu thơng thường chúng ta có thể hiểu được
cá nhân là những chủ thể, những con người đơn lẻ được sinh
ra và lớn lên đã mang các quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng
độ tuổi và năng lực của bản thân. Cá nhân là một chủ thể quan
trọng, một chủ thể phổ biến của các giao dịch dân sự.
- Mỗi cá nhân từ khi sinh ra đã có các quyền lợi hợp pháp và
được pháp luật tôn trọng và bảo vệ về mọi mặt.

1.1.2. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân.
- “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá
nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự” (khoản 1 Điều
16 BLDS năm 2015). Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
là khả năng, là tiền đề, điều kiện cần thiết để cơng dân có
quyền, có nghĩa vụ; là thành phần không thể thiếu được của cá
nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là một
mặt của năng lực chủ thể.
- Những quyền dân sự của cá nhân được ghi nhận ở rất nhiều
văn bản pháp luật khác nhau nhưng quan trọng nhất là Hiến
pháp năm 2013 và được cụ thể hoá trong BLDS năm 2015.



- Điều 17 BLDS năm 2015 quy định nội dung năng lực pháp
luật dân sự của cá nhân, những quyền dân sự cụ thể của cá
nhận được ghi nhận trong tất cả các phần của BLDS. Có thể
chia quyền dân sự của cá nhân thành ba nhóm chính:
a. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân
gắn với tài sản. Đặc điểm quan trọng nhất trong các quy định
về quyền nhân thân trong BLDS năm 2015 là xác nhận lại các
quyền nhân thân đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật
trước đó (quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền
xác định lại giới tính, quyền hiến, nhận mơ bộ phận cơ thể và
hiến, lấy xác...) và các quyền nhân thân lần đầu tiên được ghi
nhân (quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia
đình, chuyển đổi giới tính, quyền nhân thân trong hơn nhân và
gia đình...). Ngồi ra, bảo vệ, tơn trọng quyền nhân thân cịn
được ghi nhận là một nguyên tắc quan trọng của BLDS.
b. Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyền
thừa kế. Cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 2013,
BLDS năm 2015 quy định tài sản thuộc sở hữu tư nhân không
bị hạn chế về số lượng và giá trị, bao gồm thu nhập hợp pháp,
của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, vốn,
hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác. Cá nhân chỉ bị
hạn chế quyền sở hữu đối với các tài sản mà pháp luật quy
định không thuộc quyền sở hữu tư nhân. Cơng dân có quyền
hưởng di sản thừa kế, để lại di sản thừa kế theo di chúc hoặc
theo quy định của pháp luật.
c. Quyền tham gia vào quan hệ dân sự và có các quyền, nghĩa
vụ phát sinh từ các quan hệ đó. Tham gia vào các quan hệ dân
sự thông qua các giao dịch dân sự (hành vi pháp lí đơn



phương hoặc hợp đồng) là biện pháp quan trọng và thông
dụng nhất làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự. Các
quyền này được thể hiện trong các nguyên tắc của luật dân sự
“tự do, tự nguyện cam kết” (Điều 3 BLDS) và được thể hiện
cụ thể, chi tiết trong Phần thứ ba của BLDS. Ngoài ra, nghĩa
vụ dân sự của các chủ thể còn phát sinh từ các căn cứ khác
(bồi thường thiệt hại, thực hiện công việc khơng có uỷ
quyền…).

1.1.3. Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân.
- “Năng lực pháp luật dân sự của cả nhân có từ khi người đó
sinh ra và chấm dứt khi người đó chết” (khoản 3 – Điều 16
BLDS). Với quy định này, pháp luật thừa nhận năng lực pháp
luật dân sự của cá nhân là thuộc tính gắn liền với cá nhân suốt
đời và khơng bị ảnh hưởng bởi trạng thái tinh thần, tuổi tác.
Hoàn cảnh, tài sản…
- Một trường hợp ngoại lệ được pháp luật quy định là “Người
sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành
thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết” vẫn được
hướng di sản thừa kế của người chết để lại. Như vậy, thai nhi
đã được bảo lưu quyền thừa kế nếu còn sống sau khi sinh ra.

1.1.4. Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
- “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá
nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa
vụ dân sự” – Điều 19 BLDS năm 2015. Nếu năng lực pháp
luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể



thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính chủ thể
để tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ.
Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực tự
chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự.
- Nếu pháp luật quy định năng lực pháp luật của mọi cá nhân
là như nhau thì lại xác định năng lực hành vi của cá nhân
không giống nhau.
- Căn cứ vào khả năng của cá nhân về nhận thức và điều khiển
được hành vi và hậu quả của hành vi, pháp luật phân biệt mức
độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Tuy nhiên, khó có
tiêu chí để xác định khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
của cá nhân, do đó độ tuổi của cá nhân được xem là tiêu chí
chung nhất để phân biệt mức độ năng lực hành vi của cá nhân.
a. Năng lực hành vi đầy đủ.
+ Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị tuyên bố mất năng
lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Những người này có đầy đủ tư cách chủ thể, toàn quyền
tham gia vào quan hệ dân sự với tư cách là chủ thể độc lập và
tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện.
b. Năng lực hành vi một phần.
+ Người có năng lực hành vi một phần (không đầy đủ) là
những người chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự
quy định:
“1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại
diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.



3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo
pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi t
mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự
liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng kí và giao
dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại
diện theo pháp luật đồng y” (Điều 21 BLDS năm 2015).
c. Mất năng lực hành vi dân sự.
+ Thông thường, năng lực hành vi của cá nhân chấm dứt cùng
với sự chấm dứt của năng lực pháp luật của cá nhân đó (chết
hoặc tồ án tuyên bố là đã chết). Tuy nhiên, người thành niên
có thể bị tuyên bố mất năng lực hành vi khi có những điều
kiện, với những trình tự, thủ tục nhất định. Nếu cá nhân bị
bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và
làm chủ được các hành vi của mình thì bị coi là mất năng lực
hành vi dân sự (Điều 22 BLDS năm 2015).
+ Trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền,
tồ án có thể tun bố một người bị mất năng lực hành vi theo
yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Mọi giao dịch
dân sự của những người này do người đại diện của họ xác lập,
thực hiện.
+ Trong trường hợp vì những nguyên nhân mà do đó, họ bị
tuyên bố là mất năng lực hành vi nhưng nay khơng cịn tồn tại
nữa thì họ hoặc những người có quyền, lợi ích liên quan có
quyền u cầu toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng
lực hành vi.



d. Hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 BLDS 2015:
“Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn
đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có
quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,
Tịa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện”.
+ Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện
theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày.
+ Khi khơng cịn căn cứ tun bố một người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc
của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu
quan, toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế
năng lực hành vi dân sự.
e. Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
+ Đây là chủ thể mới được ghi nhận tại Điều 23 BLDS năm
2015 với các đặc điểm:
(i) có các yếu tố về thể chất (như sự khuyết thiếu về cơ thể
như cá nhân bị câm, mù, điếc hoặc bị tai nạn liệt người...)
hoặc các yếu tố về tinh thần (các cú sốc tâm lí...) mà khơng đủ
khả năng nhận thức và làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức
mất năng lực hành vi dân sự;
(ii) có yêu cầu của người này, người có quyền và lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, to chức hữu quan gửi đến toà án;



(iii) có kết luận giám định pháp y tâm thần;
(iv) tồ án ra quyết định tun bố là người có khổ khăn trong
nhận thức và làm chủ hành vi, chỉ định người giám hộ, xác
định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ.
+ Nếu sau này khơng cịn các căn cứ trên và có kết luận giám
định pháp lí tâm thần là họ có khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi một cách bình thường thì tồ án sẽ ra quyết định
huỷ bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận
thức và làm chủ hành vi.

1.2. Pháp nhân.
1.2.1. Khái niệm.
- Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có
tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân
danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc
lập.

1.2.2. Các điều kiện của pháp nhân.
- Bộ luật dân sự đã quy định các điều kiện để công nhận một
tổ chức là pháp nhân, theo đó tại Khoản 1, Điều 74 liệt kê 4
điều kiện như sau:
+ Được thành lập một cách hợp pháp.
+ Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức.
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản của mình.
+ Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách
độc lập.


1.2.3. Các loại pháp nhân.

a. Pháp nhân thương mại.
- Pháp nhân thương mại là pháp nhân đáp ứng đủ 2 điều kiện
sau: (i) có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, (ii) lợi nhuận
được chia cho các thành viên.
- Các pháp nhân dạng này tồn tại dưới các tên gọi khác nhau
(doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác, các hợp tác xã...)
với mục đích hoạt động kinh doanh.
- Tài sản của các tổ chức này là tài sản riêng của các tổ chức
đó và phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng đó.
b. Pháp nhân phi thương mại.
- Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu
chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng khơng
được phân chia cho các thành viên.
- Nếu năm tài chính của pháp nhân có lợi nhuận dơi dư thì
cũng khơng được chia lợi nhuận này cho các thành viên của
pháp nhân mà phải đầu tư để tiếp tục phát triển pháp nhân.
- Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn
vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh
nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.

1.2.4. Năng lực chủ thể của pháp nhân.
- Pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật như là một
chủ thể bình đẳng, độc lập với các chủ thể khác, cho nên pháp
nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Khác với


năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực pháp luật và năng lực
hành vi của pháp nhân phát sinh đồng thời và tồn tại tương

ứng cùng với thời điểm thành lập và đình chi pháp nhân. Đối
với các pháp nhân theo quy định phải đăng kí hoạt động thì
năng lực chủ thể phát sinh kể từ thời điểm đăng kí.
- Mỗi một pháp nhân được thành lập đều có mục đích (lợi
nhuận hoặc phi lợi nhuận) và nhiệm vụ nhất định (sản xuất
kinh doanh hay một nhiệm vụ xã hội khác). Bởi vậy, năng lực
chủ thể của pháp nhân phải phù hợp với mục đích hoạt động
của pháp nhân đó. Mục đích của pháp nhân được xác định bởi
quyết định thành lập pháp nhân hoặc điều lệ của pháp nhân do
cơ quan có thẩm quyền đã thành lập pháp nhân đó chuẩn y.
Việc thay đổi mục đích hoạt động dẫn đến thay đổi năng lực
chủ thể của pháp nhân. Năng lực chủ thể của pháp nhân là
chuyên biệt, phù hợp với mục đích và lĩnh vực hoạt động của
nó. Bởi vậy, các pháp nhân khác nhau có năng lực chủ thể
khác nhau.

1.2.5. Hoạt động của pháp nhân.
- Mọi hoạt động của pháp nhân được tiến hành thông qua
hành vi những cá nhân – người đại diện của pháp nhân. Hành
vi của những cá nhân này không phải tạo ra quyền và nghĩa vụ
cho họ mà nhân danh pháp nhân tạo ra các quyền và nghĩa vụ
cho pháp nhân đó. Các hoạt động của pháp nhân được thực
hiện dưới các hình thức:
a. Đại diện theo pháp luật (đại diện đương nhiên):
+ Người đại diện theo luật của pháp nhân được xác định tại
Điều 137 BLDS năm 2015


+ Người đại diện của pháp nhân có quyền nhân danh pháp
nhân thực hiện các hành vi nhằm duy trì hoạt động của pháp

nhân trong khuôn khổ pháp luật và điều lệ quy định (kí kết các
hợp đồng và thực hiện các giao dịch khác).
b. Đại diện theo uỷ quyền:
+ Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ
quyền cho người khác thay mình, nhân danh pháp nhân thực
hiện các giao dịch; có thể uỷ quyền cho cá nhân là thành viên
của pháp nhân hoặc cá nhân khác; có thể uỷ quyền cho một
pháp nhân khác giao kết, thực hiện các giao dịch. Người được
uỷ quyền thực hiện các giao dịch trong phạm vi thẩm quyền
được xác lập theo văn bản uỷ quyền và chỉ được uỷ quyền lại
nếu người uỷ quyền đồng ý. Văn bản uỷ quyền phải xác định
rõ thẩm quyền của người được uỷ quyền, nội dung và thời hạn
uỷ quyền.
c. Hành vi của thành viên pháp nhân:
+ Hoạt động của pháp nhân còn thông qua hành vi của thành
viên pháp nhân. Thành viên của pháp nhân khi thực hiện
nghĩa vụ lao động của họ đối với pháp nhân theo hợp đồng lao
động được xem là hành vi của pháp nhân mà không phải là
hành vi của cá nhân. Những hành vi đó tạo ra quyền và nghĩa
vụ cho pháp nhân nếu hành vi này thực hiện trong khuôn khổ
nhiệm vụ được giao. Họ là người trực tiếp thực hiện các
nhiệm vụ của pháp nhân (giao hàng, nhận hàng, thực hiện các
công việc...). Bởi vậy, nếu họ không thực hiện, thực hiện
không đúng nghĩa vụ hoặc hành vi của họ gây thiệt hại cho
người khác được xem là hành vi của pháp nhân; lỗi của những


người này là lỗi của pháp nhân và pháp nhân phải chịu trách
nhiệm do những hành vi gây thiệt hại của họ gây ra.


1.2.6. Các yếu tố lý lịch của pháp nhân.
- Là tổng hợp các sự kiện pháp lí để cá biệt hoá pháp nhân với
các pháp nhân khác khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Những yếu tố về lí lịch của pháp nhân được xác định trong
điều lệ của pháp nhân hay quyết định thành lập pháp nhân.
a. Quốc tịch của pháp nhân:
Là mối liên hệ pháp lí giữa pháp nhân với Nhà nước, mỗi
pháp nhân có quốc tịch riêng. Pháp nhân được thành lập theo
quy định của pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.
Việc xác định quốc tịch của pháp nhân có ý nghĩa trong việc
xác định pháp luật chi phổi các hoạt động của pháp nhân đó.
b. Cơ quan điều hành của pháp nhân:
Là tổ chức đầu não của pháp nhân điều hành mọi hoạt động
bên trong cũng như tham gia vào hoạt động bên ngoài của
pháp nhân. Tổ chức và nhiệm vụ của cơ quan điều hành tuỳ
thuộc vào loại hình pháp nhân được quy định trong điều lệ của
pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân (cơ
quan cao nhất của pháp nhân, người đại diện đương nhiên là
người đứng đầu pháp nhân trừ trường hợp điều lệ của pháp
nhân có quy định khác).
c. Trụ sở của pháp nhân:
Là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân, nơi tập trung các
hoạt động chính của pháp nhân, nơi thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của pháp nhân, nơi tổng đạt các giấy tờ giao dịch với


pháp nhân, là nơi tồ án có thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp của pháp nhân.

d. Tên gọi của pháp nhân:

Mỗi pháp nhân hoạt động với một tên gọi nhất định để cá thể
hóa pháp nhân với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh
vực hoạt động. Ngoài tên gọi của pháp nhân cịn có những dấu
hiệu khác như nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ, biểu tượng (logo)
của pháp nhân trên các giấy tờ giao dịch, trong các quảng cáo
cho sản phẩm cũng như dịch vụ. Tên gọi và những dấu hiệu
của pháp nhân phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và
được Nhà nước bảo hộ. Không một chủ thể nào khác được sử
dụng những dấu hiệu riêng của một pháp nhân để hoạt động.

1.3. So sánh Cá nhân và Pháp nhân:
Giống nhau:
- Đều có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách
là một chủ thể.
- Tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ
pháp luật đã tham gia.
- Năng lực chủ thể của cả hai đối tượng này đều bao gồm
năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.



×