Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Bài Cuối Kỳ Môn Lss_Nguyễn Thị Thúy Triêm_C22609115.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.25 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT

BÀI KIỂM TRA CÁ NHÂN CUỐI KỲ
MÔN LUẬT SO SÁNH
GIẢNG VIÊN: TS. LÊ NGUYỄN GIA THIỆN

Họ và tên học viên : NGUYỄN THỊ THÚY TRIÊM
Mã số học viên: C22906115 (C21 BS-MS)
Lớp: Luật Dân sự & TTDS khố 2021-2023

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


MỤC LỤC

1. Dẫn nhập ........................................................................................................................... 1
2. Lý do chọn hai nền pháp chế là Trung Quốc và Ấn Độ để so sánh với Việt Nam về chế
định luật hợp đồng .................................................................................................................2
3. Hình thức của hợp đồng ....................................................................................................4
4. Hiệu lực của hợp đồng ...................................................................................................... 8
5. Giải thích hợp đồng .........................................................................................................10
6. Thực hiện hợp đồng ........................................................................................................ 14
7. Không thực hiện hợp đồng (Vi phạm hợp đồng) ........................................................... 17
8. Nội dung hợp đồng ..........................................................................................................20
9. Thời hạn và thời hiệu khởi kiện của hợp đồng ...............................................................23
10. Kết luận ......................................................................................................................... 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 26


CÁC NGUN TẮC CỦA LUẬT HỢP ĐỒNG


DƯỚI GĨC NHÌN LUẬT HỌC SO SÁNH
1.

Dẫn nhập
Hợp đồng đã xuất hiện từ rất lâu đời, sự phát triển của luật hợp đồng có thể

được hiểu theo các cơ sở khái niệm về nghĩa vụ và được bắt nguồn từ các luật gia La
Mã. Tuy nhiên, nền tảng của luật hợp đồng ngày nay đã được đặt ra từ thế kỷ 19. Giai
đoạn này trong lịch sử chứng kiến sự mở rộng nhanh chóng của thương mại và công
nghiệp, một điều không thể tránh khỏi là sự gia tăng khối lượng các tranh chấp thương
mại, kết quả là mọi người tìm đến tịa án để mong muốn giải quyết tranh chấp.1 Và
ngày nay trong bối cảnh thương mại toàn cầu với những thay đổi chóng mặt của cơng
nghệ và cuộc cách mạng 5.0 sắp tới thì hợp đồng vẫn ln tỏ ra là một trong những
biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa những tổn thất và rủi ro có thể xảy ra cho các bên
trong giao dịch. Vì vậy, nếu muốn đuổi kịp thế giới trong cuộc chạy đua về kinh tế mà
không bị bỏ lại phía sau thì phải tạo ra một hành lang pháp lý đủ mạnh để bảo vệ các
bên trong giao dịch, như vậy mới có thể thúc đẩy giao dịch trên thị trường (các bên
mới có thể yên tâm tham gia giao dịch). Theo Marta Infantino trích dẫn từ Among the
substantial literature on these issues, see Macaulay (1963), Milgrom et al. (1990),
Bussani (2019) “Ngay cả trong khuôn khổ của một quốc gia, các thương nhân có xu
hướng khơng dựa vào luật chính thức của quốc gia đó và tránh kiện tụng”.2 Và theo
Robert “trong môi trường xuyên quốc gia, việc tránh dùng luật của quốc gia sở tại và
tòa án tại đó được giảm bớt nhờ vào việc có thể lựa chọn luật theo thỏa thuận của các
bên để điều chỉnh lợi ích của các bên và chọn nơi giải quyết tranh chấp (hầu hết
thường là trọng tài) sẽ được chọn để giải quyết các tranh chấp có thể xảy – họ thường
lựa chọn luật của Anh hoặc luật của một số tiểu bang ở Hoa Kỳ và một Trung tâm
trọng tài có trụ sở tại Paris, London, Singapore, Hong Kong hoặc Geneva ( Phòng
Thương mại Quốc tế (ICC), có trụ sở tại Paris, Tịa án Trọng tài Quốc tế Luân Đôn
(LCIA), Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC), Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Hồng Kông (HKIAC), và Phịng Thương mại Thụy Sĩ (SCC))”.3 Vì vậy, để có thể

nghiên cứu chế định luật hợp đồng một cách trực quan nhất, bài viết này tác giả sẽ
đứng dưới góc nhìn so sánh luật học, lấy pháp luật hợp đồng của Việt Nam làm trọng

1

Mesganaw Kifelew & Demelash Shiferaw (2009), Law of Contract I (Teaching Material), Sponsored by the
Justice and Legal System Research Institute, truy cập lần cuối ngày 02 tháng 05 năm 2023, từ
< />2
Salvatore Mancuso & Mauro Bussani (2022), The Principles of BRICS Contract Law, Springer Nature Switzerland
AG, Switzerland, 13.
3
Roberts (2017), On the dominance of English and US law in international contracting, Queen Mary University of
London, UK, 270–272
1


tâm và so sánh với quy định của Ấn Độ và Trung Quốc4 về luật hợp đồng dưới 7
phương diện (hình thức, hiệu lực của hợp đồng, cách giải thích hợp đồng, bản chất của
thực hiện và không thực hiện hợp đồng, nội dung hợp đồng, thời hạn và thời hiệu).
Việc so sánh này nhằm chỉ ra những phương diện ưu việc của luật hợp đồng Việt Nam
so với một số nước và những mặt mà luật Việt Nam còn cần phải học hỏi và bổ sung
từ nước bạn, đặc biệt là những nước có truyền thống pháp luật lâu đời và thương mại
phát triển.
2.

Lý do chọn hai nền pháp chế là Trung Quốc và Ấn Độ để so sánh với Việt

Nam về chế định luật hợp đồng
Thứ nhất, xét về mặt thương mại quốc tế thì trong suốt những năm qua Trung
Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, đồng thời Việt Nam cũng

là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN và là đối tác
thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc trên thế giới tính theo quốc gia đơn lẻ. Từ năm
2019 đến nay, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trùng Khánh của Trung Quốc
chiếm gần 40% tổng kim ngạch thương mại giữa Trùng Khánh với ASEAN.5 Cịn về
phương diện hợp tác chính trị, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính “khẳng định, tình
hữu nghị truyền thống Việt Nam – Trung Quốc là tài sản quý báu của hai Đảng, hai
nước và nhân dân hai nước. Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc,
coi đây là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa,
đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế tồn diện, sâu rộng, có hiệu quả, là
bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.6 Có thể thấy
mối quan hệ giữa Việt và Trung Quốc là mối quan hệ khăng khít cả về mặt kinh tế lẫn
chính trị, đồng thời cả hai nước cũng có nhiều nét tương đồng về thể chế chính trị.
Theo Hiến pháp 1982 của Trung Quốc quyền lập pháp hoàn toàn thuộc về Ủy
ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Ủy ban thường vụ
Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thực hiện các chức năng, quyền hạn trong đó có
giải thích luật)7. Nên theo M. Infantino Trung Quốc là “một quốc gia tập quyền cao”
bất chấp mơ hình lãnh thổ lớn thứ 3 thế giới và dân số đứng thứ nhất.8 Chỉ có ngoại lệ
4

Trong một số phương diện của luật hợp đồng tác giả còn so sánh với quy định của một số nước có hệ thống pháp
luật lâu đời như Anh và Mỹ.
5
Theo TTXVN, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai thăm và làm việc tại thành phố Trùng Khánh (Trung
Quốc), Báo Điện tử Chính phủ, truy cập lần cuối ngày 02 tháng 05 năm 2023, từ < />6
Mạnh Hùng, Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, truy
cập lần cuối ngày 02 tháng 05 năm 2023, từ < />7
Hiến pháp Trung Quốc 1982 (sửa đổi, bổ sung 2018), khoản 4 Điều 67.
8
Salvatore Mancuso & Mauro Bussani (2022), The Principles of BRICS Contract Law, Springer Nature Switzerland
AG, Switzerland, 24.

2


duy nhất là hai đặc khu hành chính Hồng Kơng và Macao, từng là thuộc địa của nước
ngoài, được cho phép bởi Hiến pháp và đặc biệt pháp luật để duy trì hệ thống pháp luật
của họ (lần lượt chịu ảnh hưởng của luật pháp Anh và Bồ Đào Nha)9. Quy định của
Tòa án Nhân dân Tối cao về tư pháp quốc tế cho thấy rõ, vai trò của ngành tư pháp
Trung Quốc giống như vai trò của các tòa án Nga, nó vừa pha trộn cấu trúc thể chế lục
địa với các đặc điểm của Trung Quốc và tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Các tranh chấp về
luật hợp đồng được xét xử bởi các tòa án dân sự thơng thường, cấu trúc theo bốn cấp:
tịa án quận, tịa án trung cấp, tòa án cao cấp và cấp cao nhất, Tòa án Nhân dân Tối cao
(TANDTC) và trong quản lý tư pháp, tòa án nhân dân áp dụng hệ thống theo đó phiên
tịa thứ hai là phiên tịa cuối cùng10. Mặc dù khơng có hệ thống tịa án thương mại
riêng biệt, nhưng vào năm 2018, Trung Quốc đã thành lập hai 'Tòa án thương mại
quốc tế' với tư cách là cơ quan riêng của mình - một ở Thâm Quyến và một ở Tây An,
chúng hoạt động với tư cách là tòa sơ thẩm đầu tiên (và duy nhất) đối với các bên
thương mại nếu họ chọn đưa tranh chấp của mình lên cơ quan tài phán là Tịa án.
Khơng có học thuyết về quyết định nghiêm khắc “isno doctrine of stare decisis” và các
thẩm phán bắt buộc phải áp dụng luật, tránh bất kỳ sự can thiệp diễn giải/sáng tạo nào,
vì quyền xây dựng và diễn giải luật chính do Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân
dân tồn quốc của Trung Quốc mà thơi.11 Tuy nhiên, giống như ở Nga và Việt Nam
TANDTC không chỉ thực hiện chức năng xét xử; vai trị chính của nó là giám sát và
cung cấp hướng dẫn cho các tòa án cấp dưới.
Thứ hai, về phía Việt Nam và Ấn Độ trong suốt hơn 50 năm qua hai nước đã
không ngừng vun đắp, củng cố và xây dựng quan hệ từ quan hệ ngoại giao năm 1972,
đến quan hệ đối tác toàn diện (năm 2003), đối tác chiến lược (năm 2007) và đối tác
chiến lược toàn diện (năm 2016). Thương mại song phương tăng từ 237 triệu USD
(2001 - 2002) lên 10,135 tỷ USD (2016 - 2017). Hiện nay, đối với Ấn Độ, Việt Nam là
đối tác thương mại lớn thứ 18 trên toàn cầu và là đối tác thương mại lớn thứ 4 trong
ASEAN. Còn đối với Việt Nam, Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 7, nguồn nhập

khẩu lớn thứ 7 và thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 trên tồn cầu.12 Cịn về chính trị thì
Ấn Độ là một quốc gia có 28 bang13, khác với Việt Nam của chúng ta mỗi bang của
Ấn Độ đều có quyền lập pháp riêng nhưng cũng có những vấn đề thuộc thẩm quyền
chung của quốc gia. Theo Phụ lục 7 của Hiến pháp nước này có liệt kê danh sách các
9

Hiến pháp Trung Quốc 1982 (sửa đổi, bổ sung 2018), Điều 31 “Nhà nước có thể thành lập các khu hành chính đặc
biệt khi cần thiết. Hệ thống thiết chế ở đặc khu hành chính do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc quy định trong
điều kiện cụ thể”.
10
Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Điều 10.
11
Hiến pháp Trung Quốc 1982 (sửa đổi, bổ sung 2018), Điều 127.
12
Lê Thị Hằng Nga, Năm mươi năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Nhìn lại và hướng tới tương lai, Tạp chí Cộng sản,
truy cập lần cuối ngày 03 tháng 05 năm 2023, từ < />13
Hiến pháp Ấn Độ 1950, Điều 248.
3


bang, danh sách đồng thời “Concurrent list” và quy định quyền quy định thuế đóng
dấu đối với các cơng cụ bằng văn bản, bao gồm cả hợp đồng, được chia sẻ giữa các
bang. Mặc dù thiếu dấu mộc trong hợp đồng khơng làm ảnh hưởng đến hiệu lực của nó
nhưng các hợp đồng bằng văn bản không thể được đưa ra làm bằng chứng trước tịa
trừ khi chúng được đóng dấu hợp lệ. Tầm quan trọng của tập trung quyền lực trong lập
pháp của Ấn Độ với lĩnh vực của luật hợp đồng lại bị hạn chế bởi thực tế là phần lớn
quy định của luật tư có từ trước khi quốc gia này giành được độc lập khỏi Vương quốc
Anh vào năm 1947 và nó thực sự là di sản của sự cai trị của Anh. Chính bản thân Hiến
pháp đã cho phép tất cả các đạo luật trước khi độc lập tiếp tục có hiệu lực theo hệ
thống hiến pháp mới.14 Theo M. Infantino dẫn lại từ Bhadbhade (2012) trong khi “luật

pháp là nguồn chính của luật” ở Ấn Độ, tiền lệ tư pháp cũng là một nguồn quan
trọng.15 Hệ thống tư pháp Ấn Độ được cấu trúc theo ba cấp độ. Các tòa án dân sự và
quận của các bang ở cấp thấp hơn và trực thuộc Tòa án tối cao của các bang; một cuộc
cải cách năm 2015, được thực hiện để cải thiện điểm số của Ấn Độ trong Báo cáo Môi
trường Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, thành lập các tòa án thương mại cấp thấp
hơn để xét xử các tranh chấp thương mại có giá trị cao và một bộ phận thương mại đặc
biệt tại mỗi Tòa án Tối cao.16 Tòa án cấp cao nhất, và cơ quan tư pháp liên bang duy
nhất cơ quan chính, là Tịa án Tối cao.17
Tiểu kết, như các phân tích ở trên có thể thấy hai quốc gia được xem xét không
chỉ khác nhau về các nguyên tắc và quy tắc áp dụng luật hợp đồng mà cịn khác nhau
về truyền thống pháp lý vì bị tác động bởi yếu tố lịch sử và chiến tranh. Nên dẫn đến
hệ thống nguồn pháp luật, cách tổ chức hệ thống tư pháp, cách tiếp cận các quy tắc
xung đột pháp luật cũng khác nhau từ đó có thể rút ra nhiều bài học cho Việt Nam.
Đồng thời, hai quốc gia này cũng có mối quan hệ lâu dài và chặt chẽ về cả chính trị và
kinh tế với Việt Nam nên việc nghiên cứu là cần thiết và nó cũng là một lợi thế trong
q trình nghiên cứu. Sau đây tác giả sẽ lần lượt phân tích và so sánh 7 phương diện
của luật hợp đồng.
3.

Hình thức của hợp đồng
Đối với chế định luật hợp đồng Việt Nam, khái niệm hợp đồng được sử dụng

rộng rãi trong hoạt động thương mại, đầu tư hay nghiên cứu khoa học. Căn cứ theo
Điều 385, Bộ luật dân sự 2015 hợp đồng được định nghĩa như sau:“Hợp đồng là sự

14

Hiến pháp Ấn Độ 1950, Khoản 1 Điều 372.
Salvatore Mancuso & Mauro Bussani (2022), The Principles of BRICS Contract Law, Springer Nature
Switzerland AG, Switzerland, 36.

16
Commercial Courts, Commercial Division and Commercial Appellate Division of the High
Courts Act, 2015, cũng như Ramani Garimella and Ashraful (2019).
17
Hiến pháp Ấn Độ 1950, Điều 124-147, 214-232, 233-237.
15

4


thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự”
Trên thực tế, người ta phân ra làm rất nhiều loại hợp đồng khác nhau căn cứ
vào chủ thể giao kết hoặc căn cứ vào lĩnh vực ký hợp đồng. Tuy nhiên, dù là loại hợp
đồng ở lĩnh vực nào cũng có thể tồn tại dưới dạng hình thức văn bản hoặc phi văn bản.
Căn cứ theo Điều 33, Luật Giao dịch điện tử 2005 định nghĩa về hợp đồng
điện tử như sau: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp
dữ liệu theo quy định của Luật này”18. Như vậy, có thể hiểu hợp đồng điện tử là hình
thức hợp đồng được thiết lập dưới dạng thơng điệp dữ liệu. Trơng đó thơng điệp dữ
liệu được hiểu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng
phương tiện điện tử như: mạng internet, máy tính, laptop, ipad, điện thoại…
Trước đây, Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 có quy định riêng về hình thức của
hợp đồng tại Điều 401. Tuy nhiên, đến khi BLDS 2015 được ban hành thì quy định
trên đã được xóa bỏ, vì về cơ bản hình thức hợp đồng sẽ áp dụng tương tự hình thức
của giao dịch dân sự đã được quy định trong Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015.19 Một khi
các quy định chung đã cụ thể thì các quy định riêng khơng cần nhắc lại. Như vậy, theo
quy định hiện hành hợp đồng dân sự được phân loại gồm 03 hình thức: lời nói, văn bản
và hành vi cụ thể.20 Đồng thời một số luật chun ngành cũng có các quy định riêng về
hình thức của văn bản, cụ thể:
(1) Hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản: Hợp đồng nghiên cứu khoa học

và phát triển công nghệ; Hợp đồng chuyển giao công nghệ; Hợp đồng dịch vụ khoa
học và công nghệ.21 Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan; Hợp
đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan;22 …
(2) Hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực: Hợp đồng chuyển
nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản.23 Hợp đồng mua bán,
tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở
thương mại trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở24 …
Từ các phân tích trên có thể thấy việc xác định hình thức của hợp đồng chủ
yếu để xác định hiệu lực của hợp đồng. Theo Vũ Văn Mẫu, vai trị của hình thức hợp
18

Luật Giao dịch điện tử 2005
Bộ luật Dân sự 2015, Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự “(1) Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói,
bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp
dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. (2) Trường hợp luật quy
định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có cơng chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tn theo quy
định đó.”
20
Lê Minh Hùng (2015), Hình thức của hợp đồng, Nxb. Hồng Đức.
21
Luật Khoa học và công nghệ năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2022
22
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022
23
Luật Đất đai năm 2013
24
Luật Nhà ở năm 2014
19


5


đồng, theo kiểu của “hình thức chủ nghĩa ngày nay” có thể tóm tắt trong bốn điểm: (1)
Các hình thức trọng thể được ấn định cho một số hành vi quan trọng, cốt để các đương
sự chú trọng đặc biệt việc mình sắp làm; (2) Các hình thức chứng cứ để dẫn chứng
trước pháp luật (luật tố tụng trong trường hợp này chỉ chấp nhận hai cách dẫn chứng:
“chứng thư hợp đồng” và “sự thú nhận của đương sự”); (3) Các hình thức cấp-tư-năng
nhằm đảm bảo quyền định đoạt của những người chưa hồn tồn có tư cách chủ thể
độc lập để tự mình xác lập các giao dịch dân sự (ví dụ người chưa thành niên từ đủ 15
tuổi đến dưới 18 tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của
mình); (4) Các hình thức cơng bố trong trường hợp có liên quan đến người thứ ba.25
Và theo Lê Thị Bích Thọ “pháp luật của các nước khác nhau có sự đánh giá hình thức
văn bản của hợp đồng khơng giống nhau, có những yêu cầu về hình thức văn bản của
hợp đồng, và khơng có pháp luật của nước nào quy định mọi trường hợp vi phạm hình
thức mà pháp luật quy định là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng-đều làm cho hợp
đồng vơ hiệu nhưng cũng khơng có hệ thống pháp luật nào miễn trừ hoàn toàn các yêu
cầu về hình thức”.26
Pháp luật của Trung Quốc, với họ Biên bản ghi nhớ (MOU), Ý định thư (LOI),
Comfort Letter27, v.v., khơng có bất kỳ ý nghĩa pháp lý nào, ngoại trừ thực tế là theo
đó các bên có trách nhiệm ký kết hợp đồng trong một khoảng thời gian xác định28
(giống với Đề nghị giao kết hợp đồng của Việt Nam) . Vai trò của chúng được làm rõ
bằng cách giải thích các điều khoản hợp đồng được các bên thỏa thuận.
Cịn với hợp đồng điện tử, nó được điều chỉnh bởi rất nhiều luật, quy định và
văn bản quy phạm ở Trung Quốc. Trước hết, hiệu lực pháp lý của biểu mẫu điện tử
được công nhận hợp pháp và được bảo vệ an toàn. Điều 469 và Điều 512 của Bộ luật
Dân sự Trung Quốc làm rõ rằng 'hình thức bằng văn bản' của hợp đồng đề cập đến một
hình thức như thỏa thuận hợp đồng bằng văn bản, thư, văn bản dữ liệu điện tử (bao
gồm điện tín, telex, fax, dữ liệu điện tử và dữ liệu điện tử). trao đổi thư từ) có thể thể
hiện rõ ràng nội dung chứa trong đó. Tương tự, trong thủ tục pháp luật thì dữ liệu điện

tử được xếp vào loại chứng cứ xác định (Điều 63 Bộ luật Dân sự Trung Quốc).
Thêm vào đó, việc ký kết hợp đồng điện tử được quy định bởi các quy tắc về
sự xuất hiện của đề nghị và chấp nhận. Nếu một hợp đồng được ký kết thông qua datatelex, và một người nhận chỉ định một hệ thống cụ thể để nhận date-telex, thời điểm
data-telex đi vào hệ thống cụ thể đó sẽ là thời điểm đến; nếu không chỉ định hệ thống
25

Vũ Văn Mẫu (1961), Dân luật Khái luận, Nxb. Bộ Quốc gia giáo dục, Sài Gịn, tr. 320.
Lê Thị Bích Thọ, Hình thức của hợp đồng kinh tế và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, Tạp chí luật học, số
02/2022, tr 43-47.
27
Là một tài liệu được chuẩn bị bởi một cơng ty kế tốn đảm bảo sự lành mạnh về tài chính hoặc sự hỗ trợ của một
cơng ty. Nó khơng đưa ra một cam kết có hiệu lực pháp lý nhưng truyền đạt khả năng của bên kia trong việc thực
hiện các điều khoản của thỏa thuận đang được thảo luận.
28
Bộ luật Dân sự Trung Quốc, Điều 495
26

6


cụ thể thì thời điểm data-telex lần đầu tiên vào bất kỳ hệ thống nào của người nhận
được coi là thời điểm đến (Điều 137 Bộ luật Dân sự Trung Quốc). Trường hợp hợp
đồng được giao kết dưới hình thức data-telex thì địa điểm kinh doanh chính của bên
nhận là nơi giao kết hợp đồng. Trường hợp bên nhận không có địa điểm kinh doanh
chính thì nơi thường trú của bên nhận được coi là địa điểm giao kết hợp đồng. nếu các
bên có thoả thuận khác thì áp dụng thỏa thuận đó (Điều 492 Bộ luật Dân sự Trung
Quốc). Pháp luật Trung Quốc quy định rằng trong trường hợp các bên ký kết hợp đồng
dưới hình thức thư hoặc data-telex, v.v., một bên có thể yêu cầu ký thư xác nhận trước
khi giao kết hợp đồng và hợp đồng được coi là đã được giao kết tại thời điểm giao kết.
thời điểm ký xác nhận (Điều 491 Bộ luật Dân sự Trung Quốc). Về mặt này có thể

những quy định của Trung Quốc chặt chẽ và chi tiết hơn nhiều so với Việt Nam, khi
chúng ta chỉ có quy định tại Điều 33, Luật Giao dịch điện tử.
Còn về pháp luật của Ấn Độ, thì theo N. Bhadbhade hình thức hợp đồng có
thể được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào: bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng
phương thức điện tử, trừ trường hợp các hình thức được pháp luật khác quy định. Các
thủ tục này bao gồm các yêu cầu về văn bản, chứng thực (nhân chứng cho chữ ký)
hoặc đăng ký. Nếu các điều khoản của hợp đồng được ghi lại bằng văn bản, công cụ
đó sẽ chịu trách nhiệm thanh tốn thuế trước bạ. Hiến pháp Ấn Độ quy định rằng các
hợp đồng của Chính phủ Trung ương hoặc Chính phủ Bang phải được lập thành văn
bản, được lập dưới danh nghĩa của Tổng thống Ấn Độ hoặc Thống đốc của Bang đó và
được ký bởi các quan chức được ủy quyền hợp pháp cho mục đích này.29
Liên quan đến Biên bản ghi nhớ: Thuật ngữ 'Biên bản ghi nhớ' hoặc MOU
được các bên sử dụng như một thuật ngữ thông dụng, nhưng theo N. Bhadbhade nó
chưa được định nghĩa trong luật pháp Ấn Độ.30 Khác với luật Việt Nam và Trung quốc,
hiệu lực của nó phụ thuộc vào ý định của các bên như được phản ánh từ nội dung của
nó. Ý định thư (LOI): Ý định thư chỉ cho biết ý định của một bên trong việc ký kết hợp
đồng với bên kia trong tương lai. Ý định thư không nhằm ràng buộc một trong hai bên
cuối cùng phải ký kết bất kỳ hợp đồng nào.31
Đạo luật Công nghệ Thông tin 2000 của Ấn Độ tuân theo luật Mẫu
UNCITRAL về Thương mại điện tử. Mục 10A của Đạo luật công nhận hợp pháp việc
lập hợp đồng ở chế độ điện tử. Nó quy định rằng các đề xuất, sự chấp nhận và việc hủy
bỏ chúng, khi được thể hiện dưới dạng điện tử, sẽ không được coi là không thể thực thi
chỉ với lý do là hình thức hoặc phương tiện điện tử đó đã được sử dụng cho mục đích
29

Hiến pháp Ấn Độ 1950, Điều 299
Salvatore Mancuso & Mauro Bussani (2022), The Principles of BRICS Contract Law, Springer Nature
Switzerland AG, Switzerland, 204.
31
Dresser Rand S A v Bindal Agro Chem Ltd AIR 2006 SC 871; Rajasthan Co-op Dairy Federation Ltd v Maha

Laxmi Mingrate Marketing Service Pvt Ltd, (1996) 10 SCC 405.
30

7


đó. Biểu mẫu điện tử có nghĩa là bất kỳ thông tin nào được tạo, gửi, nhận hoặc lưu trữ
trong phương tiện, bộ nhớ máy tính, v.v. Tuy nhiên, một số hợp đồng không thể thực
hiện ở chế độ điện tử: công cụ chuyển nhượng, giấy ủy quyền, ủy thác, di chúc và hợp
đồng mua bán hoặc chuyển nhượng của bất động sản.
Theo Đạo luật này, bất kỳ vấn đề nào theo yêu cầu của pháp luật phải được lập
thành văn bản đều có thể được cung cấp dưới dạng điện tử. Một bản ghi điện tử được
gửi đi khi nó nhập vào một tài ngun máy tính nằm ngồi sự kiểm sốt của người
khởi tạo. Nó được nhận, (i) nếu người nhận đã chỉ định một tài nguyên máy tính khi
bản ghi điện tử đi vào tài nguyên được chỉ định, và nó được coi là đã được gửi đi tại
nơi mà người khởi tạo có trụ sở kinh doanh, và (ii) nếu người nhận chưa chỉ định tài
nguyên máy tính, khi bản ghi điện tử nhập vào tài nguyên máy tính của người nhận và
được coi là được nhận tại nơi người nhận có trụ sở kinh doanh. Nếu khơng có địa điểm
kinh doanh, nơi cư trú thơng thường phải được tính cho mục đích. Một cơng ty được
coi là có trụ sở tại nơi nó được đăng ký.32
Đồng thời, về vấn đề này luật pháp Ấn Độ có một quy định rất tân tiến và
đáng để học hỏi đó là: Hợp đồng có thể được thực hiện dưới dạng giao dịch tự động,
tức là giao dịch được thực hiện bởi máy tính mà khơng có sự can thiệp của con người.
Câu hỏi liệu một tin nhắn tự động có thể hoạt động để tạo hợp đồng hay khơng là một
câu hỏi mang tính quy kết, tức là ai sẽ chịu trách nhiệm cho giao dịch đó. Thì luật
nước này quy định một giao dịch được thực hiện bởi “một hệ thống thơng tin được lập
trình bởi hoặc thay mặt cho người khởi tạo để vận hành tự động” được quy cho người
khởi tạo giao dịch đó.33
4.


Hiệu lực của hợp đồng
Theo quy định của luật Việt Nam, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu

lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy
định khác.34 Và khi hợp đồng có hiệu lực các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng
theo quy định tại Điều 421 Sửa đổi hợp đồng và Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 về thực
hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Đồng thời, Điều 407 của Bộ luật này
cũng có Điều khoản quy định về “Hợp đồng vơ hiệu: (1) Quy định về giao dịch dân sự
vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp
đồng vô hiệu. (2) Sự vơ hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy
định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. (3) Sự vô hiệu
của hợp đồng phụ khơng làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa
32

Đạo luật Công nghệ Thông tin 2000 của Ấn Độ
Điều 11, Đạo luật Công nghệ Thông tin 2000 của Ấn Độ.
34
Điều 40, Bộ luật Dân sự 2015
33

8


thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính." Về mối liên
hệ giữa hình thức văn bản, văn bản có chứng thực với hiệu lực của hợp đồng thì đã
được tác giả đề cập ở phần 3.Hình thức của hợp đồng bên trên. Cần chú ý thêm rằng
khơng phải mọi u cầu về hình thức hợp đồng đều được xem là điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng. Dựa trên quy định của Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện có hiệu lực về
hình thức của hợp đồng phải đáp ứng hai đặc tính là hình thức hợp đồng cụ thể (ví dụ,

bằng văn bản, công chứng, chứng thực hoặc đăng ký) là điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng và điều kiện đó do luật quy định.35 Nhưng theo Dương An Sơn trong bài viết
Hình thức văn bản, văn bản có chứng thực là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng - một
số vấn đề cần giải quyết có nêu “Các quy định nói trên cho thấy, mặc dù pháp luật có
quy định một loại hợp đồng nào đó phải được ký kết bằng văn bản, văn bản có chứng
thực tuy nhiên hợp đồng sẽ không bị coi là vô hiệu nếu các bên khơng tn thủ hình
thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định. Pháp luật quy định là vậy, tuy nhiên khi
nghiên cứu các quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác thì khơng
thể tìm thấy bất kỳ quy định nào, theo đó hợp đồng khơng tn thủ hình thức văn bản,
văn bản có chứng thực thì vơ hiệu, trong nhiều trường hợp pháp luật chỉ quy định hợp
đồng phải được ký kết bằng văn bản”36 tuy bài viết này bàn về các điều khoản của luật
hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 nhưng những giá trị của nó vẫn cịn ngun vì
hiện tại Bộ luật dân sự 2015 vẫn chưa khắc phục được.
Theo quy định của luật Trung Quốc, hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm giao
kết, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác37. Trong
trường hợp hiệu lực của hợp đồng phải được sự chấp thuận của cơ quan cơng quyền
hoặc hồn thành thủ tục đăng ký, nó chỉ có hiệu lực sau khi sự chấp thuận hoặc hoàn
thành thủ tục theo quy định của pháp luật38. Nói cách khác, hiệu lực của hợp đồng chỉ
có sau khi nó hình thành. Theo L. Zhang các điều kiện làm cho hợp đồng có hiệu lực
có thể được chia thành hai loại: điều kiện chung và điều kiện cụ thể. Các điều kiện
chung yêu cầu như sau: (i) các bên phải có năng lực hành vi tương ứng vào thời điểm
giao kết hợp đồng; (ii) ý định của các bên phải thành thực; (iii) hợp đồng không được
trái với các quy định bắt buộc của pháp luật và các quy định hành chính, cũng như trái
với trật tự công cộng hoặc hải quan. Các điều kiện cụ thể khác nhau tùy theo hoàn
cảnh khác nhau. Ví dụ, một hợp đồng khai thác tài nguyên dầu khí ngồi khơi với sự
hợp tác của các bên nước ngoài cần phải được sự chấp thuận của các cơ quan hành
35

Bùi Thị Nhung, Khái quát những điều kiện cần để hợp đồng có hiệu lực hiện nay?, truy cập lần cuối ngày 03
tháng 05 năm 2023, từ < />36

Dương Anh Sơn & Lê Minh Hùng, Hình thức văn bản, văn bản có chứng thực là điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng - một số vấn đề cần giải quyết, Trường Đại học Luật TP.HCM.
37
Điều 136 và 502, Bộ luật Dân sự Trung Quốc.
38
Điều 502, Bộ luật Dân sự Trung Quốc.
9


chính có liên quan. Ngồi ra, trong thực tiễn pháp lý và trong học thuyết, người ta chấp
nhận rộng rãi rằng hiệu lực của hợp đồng đòi hỏi nội dung của nó phải chắc chắn hoặc
có thể xác định được, và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng phải được thực hiện một
cách khách quan bởi con người hoặc hợp pháp, mặc dù khơng có gì liên quan đến hai
điều kiện này được cung cấp bởi luật pháp Trung Quốc.39
Hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp sau: tại (i) khi hợp đồng được giao kết
dưới hình thức mơ phỏng ý định, thì ý định rõ ràng của hợp đồng là vô hiệu (Điều 146
Bộ luật Dân sự Trung Quốc); (ii) hợp đồng làm tổn hại đến lợi ích của bên kia do có
sự thơng đồng giữa các bên trong hợp đồng (Điều 154 Bộ luật Dân sự Trung Quốc);
(iii) hợp đồng trái với thuần phong mỹ tục hoặc trật tự công cộng (Điều 153, Bộ luật
Dân sự Trung Quốc); (iv) hợp đồng vi phạm một điều khoản bắt buộc của bất kỳ luật
hoặc quy định hành chính nào (Điều 153, Bộ luật Dân sự Trung Quốc).
Còn về pháp luật của Ấn Độ, Một hợp đồng là một thỏa thuận có thể được thi
hành. Để có hiệu lực thi hành, nó có các yêu cầu sau đây mà hầu hết tuân theo luật
pháp Anh: (i) các bên phải có thẩm quyền, (ii) sự đồng ý của họ đối với hợp đồng phải
tự do, (iii) lời hứa phải có 'sự cân nhắc', (iv) đối tượng và sự cân nhắc là hợp lệ, và (v)
nó khơng bị ICA hoặc bất kỳ luật nào khác tuyên bố là vô hiệu.40 Trừ khi khơng có sự
đồng ý miễn phí, thỏa thuận khơng có bất kỳ yêu cầu nào trong số này là vô hiệu, tức
là không thể thi hành. Các bên không bị luật hợp đồng ngăn cản việc thực hiện chúng,
trừ khi có bất kỳ luật nào khác nghiêm cấm hoặc trừng phạt việc thực hiện. Tuy nhiên,
nếu các điều khoản cho thấy rằng một bên đảm bảo sự tồn tại liên tục của đối tượng và

cam kết giao hàng hoặc thanh toán hoặc thực hiện trong bất kỳ trường hợp nào, thì bên
đó chịu rủi ro về việc việc thực hiện đó khơng thể thực hiện được và khơng thể tránh
khỏi trách nhiệm pháp lý đối với một bên, bên mà ban đầu không thể. Một bên ký hợp
đồng ký hợp đồng để làm một việc gì đó, chấp nhận rủi ro khi việc thực hiện trở nên
khó khăn hoặc khơng thể thực hiện được.
5.

Giải thích hợp đồng
Theo quy định của luật Việt Nam, tại Điều 404 Bộ Luật Dân Sự 2015 chúng ta

có thứ tự ưu tiên trong giải thích hợp đồng là (1) “ý chí chung” của các bên; (2) ngơn
từ của hợp đồng; và (3) ý chí của từng bên và tập quán.
Ý chí chung được ưu tiên hơn so với ngôn từ của hợp đồng, và do đó chiếm vị
trí ưu tiên cao nhất trong giải thích hợp đồng. Điều này là bởi theo Điều 404.5, trong
trường hợp có sự mâu thuẫn giữa “ý chí chung” của các bên với ngơn từ sử dụng trong
hợp đồng, thì ý chí chung của các bên sẽ được dùng để giải thích hợp đồng.
39

Salvatore Mancuso & Mauro Bussani (2022), The Principles of BRICS Contract Law, Springer Nature
Switzerland AG, Switzerland, 256.
40
Mục 10 của ICA (International Commercial Arbitration).
10


Khác với các nguyên tắc của thông luật, theo Bộ Luật Dân Sự 2015, việc xác
định “ý chí chung” của các bên là một cơng việc mang tính chủ quan (trái ngược với
cơng việc mang tính khách quan sử dụng tiêu chuẩn của một người bình thường), địi
hỏi phải xem xét ý chí của các bên trước và tại thời điểm ký và thực hiện hợp đồng.
Do đó, sẽ rất khó để xác định “ý chí chung” của các bên nếu khơng có bằng chứng xác

thực về ý chí chung đó.·
Ngơn từ của hợp đồng là ưu tiên thứ hai trong giải thích hợp đồng. Cụ thể,
Điều 404.1 quy định rằng việc giải thích hợp đồng có điều khoản khơng rõ ràng không
chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà cịn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể
hiện trong tồn bộ q trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng. Ngôn từ
của Điều 404.1 chỉ ra rằng khi giải thích một hợp đồng theo luật Việt Nam, ngôn từ
của hợp đồng nên được xem xét trước so với ý chí của từng bên.
Ý chí của từng bên và tập quán chiếm vị trí thấp nhất trong số các yếu tố được
xem xét khi giải thích hợp đồng. Trong khi ý chí của từng bên được sử dụng khi có các
điều khoản khơng rõ ràng, thì tập quán lại được xem xét nếu một hợp đồng có điều
khoản hoặc ngơn từ khó hiểu.
Bên cạnh thứ tự của các nguồn được sử dụng để giải thích hợp đồng như đề
cập ở trên, Bộ Luật Dân Sự 2015 còn quy định các nguyên tắc giải thích hợp đồng sau:
Điều 404.6 quy định rằng: “Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội
dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên
kia”. Ngun tắc giải thích quy định tại Điều 404.6 là tương tự với nguyên tắc “contra
proferentem” theo luật Anh quy định rằng khi có điều khoản khó hiểu, điều khoản đó
sẽ được giải thích theo hướng chống lại bên đã đưa ra điều khoản này.
Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngơn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp
đồng.Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau,
sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với tồn bộ nội dung hợp đồng.
Nguyên tắc giải thích hợp đồng theo Bộ Luật Dân Sự 2015 bao gồm cả các
nguyên tắc giải thích và các “nguyên tắc xây dựng” (canons of construction) theo Các
Nguyên Tắc Thông Luật và không phân biệt giữa giải thích hợp đồng và xây dựng hợp
đồng.41
Theo truyền thống và lý thuyết của luật Trung Quốc, việc giải thích hợp đồng
dựa trên ý định thực sự của các bên tham gia hợp đồng, vì vậy cách tiếp cận chủ quan
đối với việc giải thích hợp đồng, tức là việc xác định ý định thực sự của các bên, được
thông qua ở Trung Quốc. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển mới nhất của luật hợp

41

Nguyễn Thục Anh & Nguyễn Quang Vũ, Các nguyên tắc giải thích hợp đồng theo luật Việt Nam, truy cập lần
cuối ngày 04 tháng 05 năm 2023, từ <o/blog-lut-kinh-doanh/2020/7/1/cc-nguyn-tcgii-thch-hp-ng-theo-lut-vit-nam>.
11


đồng ở Châu Âu và để bảo vệ lợi ích của bên có thiện chí, Bộ luật Dân sự Trung Quốc
áp dụng cách tiếp cận khách quan đối với việc giải thích hợp đồng. Điều đó có nghĩa là
một hợp đồng sẽ được giải thích dựa trên thiện chí, tức là theo lý luận và sự hiểu biết
của bên thứ ba một cách thiện chí. Nói cách khác, ý định xác thực được các bên thể
hiện ra bên ngoài sẽ được tịa án xem xét nhiều hơn những gì ẩn giấu trong tâm trí họ.
Theo nghĩa này, trong trường hợp có bất kỳ tranh chấp nào giữa các bên liên quan đến
nội dung của một điều khoản hợp đồng, ý nghĩa thực sự của chúng sẽ được xác định
theo các từ và câu được sử dụng trong hợp đồng, các điều khoản có liên quan và mục
đích của hợp đồng, và phù hợp với cách sử dụng có liên quan và nguyên tắc thiện chí
(Điều 142, Bộ luật Dân sự Trung Quốc). Ý nghĩa thực sự của nội dung hợp đồng theo
Điều 142 Bộ luật Dân sự Trung Quốc sẽ bị giới hạn ở mức được hiểu là việc các bên
giải thích hợp đồng một cách chính xác. Một lời đề nghị của một bên không trở thành
một điều khoản của hợp đồng, cũng như không tạo ra hiệu lực ràng buộc về mặt pháp
lý cho đến khi bên kia chấp nhận nó. Do đó, “ý nghĩa thực sự của điều khoản trong
hợp đồng” không đề cập đến ý định bên trong của các bên, mà nó sẽ được diễn giải
bằng cách diễn đạt bên ngoài, điều này sẽ được bên kia kiểm chứng và tin tưởng. Nói
chung, chỉ có cái gọi là mục đích quy chuẩn này được luật pháp Trung Quốc công
nhận.
Luật Trung Quốc quy định các phương pháp giải thích hợp đồng như sau: giải
thích theo văn tự, giải thích theo hệ thống, giải thích theo mục đích, giải thích theo
phong tục và giải thích theo thiện chí42.
(1) Giải thích theo văn bản: Giải thích theo văn bản có nghĩa là ý nghĩa thực
sự của hợp đồng, bao gồm các điều khoản ngầm định và ngụ ý, sẽ được hiểu bằng cách

nghiên cứu ý nghĩa của các thuật ngữ và cụm từ được sử dụng. Nói chung, cách tiếp
cận khách quan được đề cập ở trên để giải thích sẽ được áp dụng. Tịa án Tối cao cho
rằng phương pháp chính để hiểu ý định thực sự bên trong của các bên là xác định
nghĩa văn học của các từ, cụm từ và điều khoản được sử dụng trong hợp đồng, theo lý
luận khách quan và sự hiểu biết của bất kỳ người nào có thiện chí.
(2) Diễn giải tổng thể: Diễn giải tổng thể yêu cầu tất cả các điều khoản và
phần bổ sung, bao gồm cả các thuật ngữ ngầm và ngụ ý, phải được xem như một chỉnh
thể. Giải thích mục đích: Giải thích mục đích có nghĩa là nếu một từ hoặc điều khoản
nhất định của hợp đồng có thể được hiểu theo hai cách thì cách giải thích phù hợp nhất
với mục đích sẽ được thơng qua. Mục đích của một hợp đồng có thể được chia thành
hai loại.Một được gọi là “mục đích kinh doanh điển hình”, dẫn đến hiệu lực pháp lý
đòi hỏi xác định bản chất pháp lý của hợp đồng. Một loại khác bao gồm mục đích chủ
quan của các bên, mục đích này thay đổi tùy theo từng trường hợp, kể cả khi các hợp
42

Điều 142, Bộ luật Dân sự Trung Quốc.
12


đồng khác nhau có cùng bản chất. Theo quan điểm của Tịa án tối cao Trung Quốc, nó
chỉ có thể được coi là một tiêu chí để giải thích nếu nó liên quan đến mục đích chung
được các bên đồng ý hoặc cách hiểu chung của bên thứ ba hợp lý ở vị trí của các bên
trong hợp đồng. Khơng hợp đồng nào có thể được giải thích chỉ theo mục đích (hoặc
kỳ vọng) đơn phương của một bên.
(3) Giải thích theo tập qn: Điều đó có nghĩa là nếu tất cả các điều khoản và
cụm từ, bao gồm cả điều khoản tế nhị và ngụ ý, được sử dụng trong hợp đồng có vẻ
gây tranh cãi, thì chúng sẽ được giải thích theo tập quán giữa các bên. Tập qn đơn
phương của một bên khơng phải là tiêu chí để giải thích hợp đồng, trừ khi bên kia
được thơng báo về tập qn đó và cơng nhận hiệu lực pháp lý của tập quán đó vào thời
điểm giao kết hợp đồng. Cần lưu ý rằng khi các bên không có thỏa thuận cụ thể nào thì

tập qn giữa các bên sẽ đứng trước tập quán cụ thể nào, ví dụ tập quán nghề nghiệp
hoặc tập quán địa phương, trong khi tập qn cụ thể có trước tập qn thơng thường,
ví dụ tập quán quốc gia. Trong thực tiễn pháp lý của Trung Quốc, cách giải thích theo
phong tục được áp dụng cùng với cách giải thích theo văn học.
(4) Giải thích trên tinh thần thiện chí: Điều đó có nghĩa là việc giải thích hợp
đồng sẽ tuân theo nguyên tắc thiện chí. Ví dụ, đối với một hợp đồng miễn phí, việc
giải thích sẽ ít nghiêm ngặt hơn đối với con nợ; đối với hợp đồng nặng thì được giải
thích theo sự đối ứng về nghĩa vụ giữa các bên. Việc giải thích dựa trên thiện chí yêu
cầu nghĩa vụ giữa các bên phải được xác định theo nguyên tắc thiện chí, trong trường
hợp có tranh chấp giữa các bên. Trong thực tiễn của Trung Quốc, việc giải thích thiện
ý thường được áp dụng kết hợp với tất cả các phương pháp giải thích thơng diễn học
khác.43
Cịn về pháp luật của Ấn Độ, Tòa án ở Ấn Độ áp dụng thử nghiệm giải thích
'chủ quan'. Mục đích của việc giải thích là để xác định ý định chung của các bên tại
thời điểm họ ký kết hợp đồng. Nhiệm vụ này bắt đầu với quy tắc chính: nghĩa của bất
kỳ nội dung nào trong tài liệu phải được xác định chắc chắn từ chính tài liệu đó. Điều
này địi hỏi tòa án phải thu thập ý định từ ý nghĩa của các từ được giải thích, bởi vì đây
là những từ thể hiện ý định của họ. Bằng chứng miệng về ý định của họ không thể
được đưa ra. Tịa án có thể nhờ sự trợ giúp của từ điển, trừ khi nghĩa quá rõ ràng.
Cách tiếp cận theo ngữ cảnh44: Mặc dù ngơn ngữ của tài liệu có thể đơn giản,
nhưng bằng chứng có thể được cho phép theo Điều khoản 6 đến Mục 92 của Đạo luật
Bằng chứng Ấn Độ 1872 để chỉ ra cách ngôn ngữ của tài liệu có liên quan đến các sự
kiện hiện có.

43

Salvatore Mancuso & Mauro Bussani (2022), The Principles of BRICS Contract Law, Springer Nature
Switzerland AG, Switzerland, 261-263.
44
Đạo luật Bằng chứng Ấn Độ 1872

13


Theo báo cáo của N. Bhadhade thì trong trường hợp có sự khơng nhất qn
giữa bản in và bản viết tay hoặc bản viết tay, trước tiên tòa án phải cố gắng tìm ra ý
nghĩa của cả hai; nhưng nếu điều này khơng đưa ra câu trả lời, thì chữ viết tay sẽ có
hiệu lực hơn chữ in. Trong các trường hợp khác, mâu thuẫn giữa thể dung hòa được,
điều khoản có trước sẽ có hiệu lực hơn điều khoản có sau. Trong trường hợp một nghĩa
làm cho hợp đồng vơ hiệu và khơng thể thi hành, cịn một nghĩa khác thì khơng, nghĩa
sau sẽ được ưu tiên hơn. Tịa án cũng có thể sửa ngữ pháp hoặc chính tả sai, từ chối
những từ vô nghĩa hoặc những từ do nhầm lẫn hoặc không quan trọng.
Các điều khoản ngụ ý: ICA quy định về các hợp đồng ngụ ý, tức là khi đề nghị
hoặc sự chấp nhận, hoặc cả hai, không được thể hiện bằng lời hoặc được ngụ ý từ hành
vi của các bên. Nhưng nó khơng quy định hàm ý của các điều khoản về các vấn đề mà
các bên chưa đồng ý rõ ràng. Tòa án Ấn Độ có thể đề cập đến các điều khoản ngụ ý
trong luật pháp Anh như một thực tế có liên quan đến các điều khoản ngụ ý trong một
hợp đồng cụ thể. Như vậy, trường hợp hợp đồng không ghi địa điểm trả tiền thì 'con nợ
phải đi tìm chủ nợ'.
6.

Thực hiện hợp đồng
Theo quy định của luật Việt Nam, buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thương

mại là hình thức chế tài, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên bị vi phạm.
Căn cứ để áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là: có hành vi vi
phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm. Biểu hiện cụ thể của việc áp dụng chế tài
buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên vi phạm phải ngừng ngay việc vi phạm và
thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng
được thực hiện (tự sửa chữa khuyết tật của hàng hố, thiếu sót của dịch vụ, mua hàng

hóa, nhận cung ứng dịch vụ của người khác theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong
hợp đồng…) và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh.Những trường hợp bên bị vi
phạm và bên vi phạm thỏa thuận gia hạn thực hiện nghĩa vụ hoặc thỏa thuận thay thế
nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác, không được coi là áp dụng chế tài buộc thực hiện
đúng hợp đồng.
Theo Luật Thương mại (Điều 297), khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng
hợp đồng, bên bị vi phạm có thể lựa chọn hoặc yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng
hợp đồng hoặc lựa chọn các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi
phạm phải chịu chi phí phát sinh. Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Luật
Thương mại được đặt ra khi có vi phạm các điều khoản về số lượng, chất lượng hàng
hóa, u cầu kỹ thuật của cơng việc. Khi bên vi phạm giao hàng thiếu, cung ứng dịch
vụ không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên
14


vi phạm phải giao đủ hàng, cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Nếu bên vi phạm giao hàng kém chất lượng, cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng,
bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu
sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng.
Trường hợp bên vi phạm không thực hiện yêu cầu của bên bị vi phạm thì bên bị vi
phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác theo đúng loại hàng
hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải bù đắp phần chênh lệch về giá.
Bên bị vi phạm cũng có thể tự sửa chữa khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ
và yêu cầu bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
Theo quy định của luật Trung Quốc, (1) thời hạn thực hiện: Các nghĩa vụ có
thể được thực hiện trước và bên mắc nợ có quyền từ bỏ các lợi ích của mình phát sinh
kể từ ngày đến hạn thực hiện. Pháp luật Trung Quốc cho phép thực hiện trước với điều
kiện việc này không làm tổn hại đến lợi ích của con nợ (Điều 530 BLDS). Thời gian
thực hiện có thể bị trì hỗn do các bên thỏa thuận. Nếu con nợ tạm thời khơng có khả
năng thanh tốn vì khó khăn thì có thể khấu trừ nợ sau khi được chủ nợ đồng ý hoặc

bản án của Toà án (Điều 533 BLDS). Căn cứ Điều 525 Bộ luật Dân sự Trung Quốc,
nếu các bên đều có nghĩa vụ đối với nhau và khơng có thứ tự ưu tiên trong việc thực
hiện nghĩa vụ thì các bên đồng thời thực hiện nghĩa vụ. Mỗi bên có quyền từ chối bất
kỳ yêu cầu nào về việc thực hiện của bên kia trước khi bên kia thực hiện. Nếu việc
thực hiện nghĩa vụ của bên trước không được thực hiện đầy đủ theo thỏa thuận thì bên
thực hiện sau có quyền từ chối yêu cầu thực hiện tương ứng của bên kia. Ngồi ra, nếu
có thứ tự ưu tiên trong việc thực hiện hợp đồng song vụ mà bên phải thực hiện khơng
thực hiện trước thì bên thực hiện nghĩa vụ sau có quyền từ chối yêu cầu thực hiện của
bên kia. Nếu việc thực hiện nghĩa vụ của bên thực hiện trước khơng đúng với thỏa
thuận thì bên thực hiện nghĩa vụ sau có quyền từ chối yêu cầu thực hiện nghĩa vụ
tương ứng của bên kia (Điều 526 BLDS).
(2) Địa điểm thực hiện: Nếu sau khi hợp đồng có hiệu lực mà các bên khơng
có thỏa thuận trong hợp đồng về địa điểm thực hiện hoặc thỏa thuận khơng rõ ràng thì
các bên có thể thỏa thuận các điều khoản bổ sung thông qua thương lượng; nếu khơng
thỏa thuận được bổ sung thì các điều khoản đó được xác định theo quy định có liên
quan của hợp đồng, tập quán giao dịch (Điều 510 BLDS). Trường hợp địa điểm biểu
diễn được pháp luật quy định cụ thể thì pháp luật quy định bắt buộc. Trường hợp các
phương pháp nêu trên vẫn không xác định được địa điểm thực hiện thì việc thanh tốn
đồng tiền được thực hiện tại nơi chấp nhận đồng tiền, tức là nơi chủ nợ; nếu giao bất
động sản thì thực hiện tại nơi có bất động sản; cịn đối tượng khác được thực hiện tại
nơi cư trú thường xuyên hoặc nơi làm việc chính của bên thực hiện cơng việc đó (Điều
511 BLDS).
15


(3) Cách thức thực hiện: Mỗi bên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa
vụ của mình theo thỏa thuận trên nguyên tắc thiện chí (Điều 509 BLDS). Việc thực
hiện nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên. Việc thực hiện
không đúng không chỉ bao gồm việc thực hiện không phù hợp với các điều khoản mà
các bên đã thỏa thuận, mà còn bao gồm cả việc thực hiện trái với thiện ý.

(4) Theo luật pháp Trung Quốc, trong trường hợp có sự thay đổi nghiêm trọng
về tình hình mà các bên khơng thể lường trước được khi ký kết hợp đồng, không phải
do bất khả kháng hoặc do rủi ro thương mại, theo u cầu của bên gặp khó khăn, tịa
án có quyền quyết định việc thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng theo sự cơng bằng và
tình hình thực tế, nếu việc tiếp tục thực hiện rõ ràng là không công bằng cho bên mắc
nợ (Điều 26, JICL-2, Điều 533, BLDS).
Bên gặp khó khăn sẽ thương lượng với bên đối tác trước khi ra tòa để yêu cầu
thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng và các bên sẽ thực hiện cái gọi là “thương lượng liên
tục” này một cách thiện chí.48 Theo Điều 533 của Bộ luật Dân sự Trung Quốc , chỉ
trong trường hợp không giải quyết được tranh chấp thông qua “thương lượng liên tục”
giữa các bên trong một thời gian hợp lý sau khi xảy ra khó khăn thì các bên mới có
quyền nộp đơn lên tịa án yêu cầu sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng.
Còn về pháp luật của Ấn Độ, nguyên tắc chung các bên phải thực hiện hoặc đề
nghị thực hiện lời hứa của mình yêu cầu các bên phải thực hiện lời hứa vào thời điểm
đã thỏa thuận. Nếu không xác định thời gian thực hiện bất kỳ lời hứa nào thì lời hứa đó
phải được thực hiện trong thời gian hợp lý. Thời gian hợp lý là một câu hỏi thực tế
trong từng trường hợp. Tuy nhiên, nếu khơng có thời gian cụ thể để hồn trả khoản
vay, thì khoản vay đó sẽ được hoàn trả ngay lập tức.
Thực hiện một phần: ICA đưa ra một điều khoản rõ ràng rằng một hồ sơ dự
thầu thực hiện phải sao cho người được mời phải có khả năng chắc chắn rằng nhà thầu
có thể thực hiện tồn bộ những gì anh ta phải làm.45 Do đó, hồ sơ dự thầu có giá trị nếu
nó có thể đảm bảo với người được hứa rằng tồn bộ sẽ được thực hiện.
Thanh tốn số tiền: Khơng có quy định nào trong bất kỳ luật nào yêu cầu
thanh tốn dưới bất kỳ hình thức cụ thể nào. Các bên có thể thỏa thuận về phương thức
thanh tốn, đồng tiền thanh toán và tỷ giá hối đoái. Thanh toán phải được cung cấp
theo phương thức được hợp đồng cho phép rõ ràng hoặc ngụ ý. Nhưng nếu người được
hứa hẹn quy định cách thức, phương thức hoặc thời gian thanh toán khác và người hứa
chọn thực hiện theo chỉ dẫn, thì người hứa sẽ được giải phóng bất kể các điều khoản
của hợp đồng. Việc thanh toán cũng có thể được thực hiện bằng các bút tốn chuyển
khoản.184


45

Mục 38(2) của ICA. Đấu thầu thực hiện được gọi là 'đề nghị thực hiện' theo ICA.
16


Nếu là hợp đồng mua bán hàng hóa thì người mua hàng khơng có nghĩa vụ
phải chấp nhận giao hàng nhiều lần, trừ trường hợp có thoả thuận khác.46 từ người hứa
của lời hứa đầu tiên. Quyền chấm dứt chỉ phát sinh nếu việc không thực hiện dẫn đến
việc từ chối toàn bộ hợp đồng.Một con nợ phải đấu thầu toàn bộ số nợ; nếu anh ta trả
giá thấp hơn, chủ nợ có thể, nhưng khơng bị ràng buộc, chấp nhận thanh toán một
phần dưới dạng thanh toán trên tài khoản. Chủ nợ có thể từ chối nhận thanh tốn theo
từng đợt và nếu anh ta từ chối, tiền lãi trên số tiền đó sẽ khơng dừng lại. Trong mọi
trường hợp, người được hứa hẹn có thể chấp nhận giao hàng hoặc thanh toán trước
hoặc sau thời gian quy định.Nếu một bên ngăn cản bên kia thực hiện lời hứa thì bên bị
ngăn cản khơng cần thực hiện lời hứa của mình, có quyền hủy bỏ hợp đồng và u cầu
bồi thường.
Địa điểm thực hiện: Địa điểm thích hợp để thực hiện là 'địa điểm mà tại đó lời
hứa phải được thực hiện'.47 Do đó, địa điểm có thể được thỏa thuận rõ ràng hoặc có thể
được ngụ ý từ giao dịch. Tuy nhiên, có một nguyên tắc được chấp nhận là để thanh
tốn tiền, người mắc nợ phải tìm kiếm chủ nợ. Nếu các bên không ấn định địa điểm
thực hiện, người hứa hẹn phải yêu cầu người được hứa hẹn ấn định địa điểm và thực
hiện tại địa điểm đó.48 Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên có thể thỏa thuận
về việc bên mua nhận hàng từ bên bán hoặc bên bán gửi hàng cho bên mua. Nếu
khơng có thỏa thuận thì địa điểm giao hàng là nơi có hàng hóa tại thời điểm bán, cịn
nếu hàng hóa được sản xuất thì địa điểm sản xuất.49
Tình trạng khó khăn: là tình huống khiến cho việc thực hiện trở nên khó khăn
hoặc tốn kém, khơng miễn trừ cho việc thực hiện theo luật Ấn Độ, trừ khi việc thực
hiện trở nên không thể thực hiện được do không thể thực hiện được do bất khả thi.50

Các trường hợp mà việc thực hiện trở nên không thể thực hiện được và vơ ích xét theo
quan điểm về đối tượng và mục đích mà các bên đã xem xét.192 Nếu việc thực hiện
trở nên không thể thực hiện được, thì hợp đồng 'trở nên vơ hiệu', và tự động hết hiệu
lực mà không cần phải chấm dứt.
7.

Không thực hiện hợp đồng (Vi phạm hợp đồng)
Theo quy định của luật Việt Nam, Trong quá trình ký kết, thực hiện các hợp

đồng trong thương mại, việc một bên vi phạm nghĩa vụ đã giao kết, thỏa thuận trong
hợp đồng có thể dẫn đến ảnh hưởng, gây thiệt hại tới bên còn lại. Khi đó, bên bị ảnh

46

Mục 38(1) của Đạo luật Bán hàng hóa năm 1930
Mục 47 của ICA.
48
Mục 49 của ICA
49
Mục 36(1) của Đạo luật Bán hàng hóa năm 1930.
50
Mục 56 của ICA.
47

17


hưởng, thiệt hại có thể yêu cầu bên vi phạm một số trách nhiệm ràng buộc, như buộc
thực hiện đúng hợp đồng, phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại,…
Theo quy định tại Điều 292 Luật thương mại năm 2005 gồm các chế tài sau:

- Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
- Phạt vi phạm.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
- Huỷ bỏ hợp đồng.
Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Theo quy định của luật Trung Quốc, thông qua khái niệm thống nhất về vi
phạm hợp đồng, thay vì khơng thực hiện hợp đồng. Nếu một bên khơng thực hiện
nghĩa vụ của mình theo hợp đồng hoặc việc thực hiện không phù hợp với các điều
khoản của hợp đồng thì bên đó phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng để tiếp tục
thực hiện các nghĩa vụ cụ thể, khắc phục hậu quả hoặc bồi thường thiệt hại cho bên bị
vi phạm. thiệt hại mà bên bị thiệt hại (Điều 577 BLDS). Bên vi phạm phải chịu trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận của các bên, nếu trong hợp đồng khơng có
thỏa thuận về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng hoặc thỏa thuận đó khơng được làm rõ,
cũng như khơng xác định được theo quy định của pháp luật. quy định về lấp chỗ trống
của hợp đồng, bên bị thiệt hại căn cứ vào tính chất của đối tượng và mức độ thiệt hại
có quyền yêu cầu bên kia gánh chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng
như sửa chữa, làm lại, thay thế, trả lại đối tượng hoặc giảm giá, tiền công (Điều 582
BLDS).
Trung Quốc quy định quyền yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng của chủ nợ
không được ưu tiên như một biện pháp khắc phục cho việc vi phạm hợp đồng. Nó gắn
liền với yêu cầu bồi thường thiệt hại, yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm và các
biện pháp khắc phục hậu quả khác (Điều 577 BLDS). Chủ nợ có thể chọn một biện
pháp khắc phục trong số đó. Trong trường hợp nợ tiền, chủ nợ ln có quyền u cầu
tiếp tục trả nợ đến hạn (Điều 579 BLDS). Đối với các nghĩa vụ phi tiền tệ, chủ nợ
không được khẳng định quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cụ thể của mình trong các
trường hợp sau (Điều 580).

Nói chung, lỗi của một bên không nhất thiết dẫn đến trách nhiệm vi phạm của
một bên (Điều 577 BLDS). Trách nhiệm nghiêm ngặt được thông qua ở Trung Quốc.
Nếu vi phạm của một bên do bên thứ ba thì bên mắc nợ vẫn phải chịu trách nhiệm về
vi phạm do bên thứ ba (Điều 593 BLDS).
18



×