ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV
Bài cuối kỳ môn:
HÀNH VI TỔ CHỨC
Sinh viên: Trần Thị Thúy Hà
Lớp: K52B Khoa học quản lý
Hà Nội, 12/2010
BÀI LÀM
Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, trung bình mỗi hécta đất nông nghiệp thu hồi
ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Từ năm 2000 đến 2006,
thực hiện thu hồi đất, đã có khoảng 2,5 triệu nông dân trên cả nước bị ảnh hưởng đến
đời sống. Tại một vài địa phương, có tỉnh 25-30% số lao động sau khi bị thu hồi đất
không có việc làm hoặc việc làm không ổn định. Tại một số vùng đồng bằng sông
Hồng, trước khi thu hồi đất chỉ có 10% lao động đi làm thuê, sau khi thu hồi đất tỷ lệ
này là 17%. Thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp, đô thị và các công trình
công cộng là quá trình tất yếu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó
có cả nông thôn, nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh một số thay đổi được ghi nhận
như xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết một số lao động nông thôn , thì việc thu hồi
và đền bù đất nông nghiệp còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để, chính
điều này đã gây nên nhưng mâu thuần giữa người nông dân và chủ đầu tư trong suốt
những năm gần đây, khi mà tốc độ đô thị hóa – công nghiệp hóa đang ngày càng phát
triển mạnh mẽ. Trong những năm trước đây, người nông dân khá hào hứng khi nhận
được khoản tiền đền bù có thể nói là khá lớn so với mức sống của họ, và không có đòi
hỏi gì nhiều. Nhưng trong những năm gần đây, khi mà ngày càng có nhiều những dự
án được đầu tư xây dựng thì ngày lại càng có nhiều mâu thuẫn xảy ra giữa người
nông dân và chủ đầu tư các dự án. Họ không hài lòng với khoản tiền bồi thường, biểu
tình chống đối, kiên quyết không chịu giao nhà cho chủ đầu tư dẫn đến phải cưỡng
chế… Vậy cơ sở nào khiến cho người nông dân có những hành vi trên. Trong phạm vi
bài viết này, tôi xin được dựa trên những hiểu biết còn hạn chế của bản thân về quản
lý hành vi để phân tích hiện tượng này.
2
Thực trạng tình hình thu hồi và bồi thường đất nông nghiệp hiện nay.
Hiện nước ta có 9,42 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa 4,1 triệu
ha. Nông dân ước khoảng 60 triệu người (trên tổng số 86 triệu dân), như vậy bình
quân đất canh tác là 480m2/người, chỉ bằng 1/4 của nông dân Thái Lan. Trước làn
sóng công nghiệp hóa, đô thị hoá của thời hội nhập, diện tích đất canh tác ngày càng
thu hẹp và chắc hẳn số "nông nhàn vĩnh viễn" sẽ ngày càng đông hơn.
Chỉ tính từ 5 năm trở lại đây, theo báo cáo của 49 tỉnh, thành phố (số còn lại
không báo cáo) đã lấy đi 750.000 ha đất để thực hiện 29.000 dự án đầu tư, trong đó có
tới 80% là đất nông nghiệp. Khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm mỗi năm hai vụ lúa. "Phong trào" xây sân golf dồn dập
trong hai năm nay, nếu như trong 16 năm chỉ cấp phép cho 34 dự án sân golf, thì có 2
năm (2006- 2008) đã cấp 104 dự án, tức là cứ bình quân một tuần lại "mọc" 1 sân golf
mới. Hiện cả nước có 141 sân golf ở 39 tỉnh, thành, sử dụng tới 49.268 ha, trong đó có
2.625 đất bờ xôi ruộng mật.
Điều tra mới đây năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại 16
tỉnh, thành trọng điểm, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89%, hầu
hết là đất lúa, với diện tích như vậy, mỗi năm có thể làm giảm sản lượng trên 1 triệu
tấn lúa. Lâu nay vẫn tồn tại một thực trạng đáng buồn là, đất bị thu hồi không được sử
dụng ngay mà bỏ hoang hoá, gây lãng phí rất lớn. Chẳng hạn, khu công nghiệp Hà
Nội-Đài Tư thành lập từ 15 năm nay, mới lấp đầy có 18,8%; khu công nghiệp Đồ Sơn
(Hải Phòng) khai sinh năm 1997, mới lấp đầy 24,1%; khu công nghiệp Khánh An (Cà
Mau) đã 5 năm vẫn đang xây dựng cơ bản, mới cho thuê được 3 ha, tức lấp đầy có
1,22%; hai khu công nghiệp Cát Lái IV (TP.Hồ Chí Minh) và Kim Hoa (Vĩnh Phúc)
đều thành lập năm 1997- 1998, đến nay chưa xong cơ sở hạ tầng, chưa có nhà đầu
tư Dự án "treo" cũng khá phổ biến. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch-đầu tư, 61 tỉnh,
thành còn khoảng 1200 dự án treo với diện tích trên 130.000 ha.
Việc chuyển mục đích sử dụng đất đã gây xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến đời
sống trước mắt cũng như về lâu dài của một bộ phận đông đảo nông dân nước ta. Chỉ
3
tính trong 5 năm (2003-2008) đất thu hồi làm dự án đầu tư đã tác động trực tiếp đến
627.000 hộ gia đình, với khoảng 2,5 triệu người. Điều tra thực tế cho thấy: 67% lao
động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ, chỉ có 13% chuyển nghề mới và có tới 25-
30% nông dân không có việc làm, hoặc có nhưng không ổn định. 53% hộ nông dân bị
thu hồi đất thu nhập bị giảm so với trước, chỉ có 13% là tăng hơn trước. Trung bình
mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động bị thất nghiệp và mỗi ha đất bị thu hồi làm mất
việc của 13 lao động. Nhiều địa bàn có tới hàng ngàn lao động bị mất việc, nhưng chỉ
có 10-20 người là đã qua đào tạo nghề mới. Những năm qua Chính phủ đã có nhiều
chính sách ưu tiên giải quyết việc làm cho nông dân vùng dự án, nhưng mỗi năm chỉ
giải quyết được khoảng 55.000 người, là "muối bỏ biển" trong tổng số lao động mất
việc.
Theo quy hoạch sử dụng đất đến 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, diện
tích đất nông nghiệp sẽ tăng từ 8.973.783 ha (năm 2000) lên 9.363.063 ha (năm
2010). Tuy nhiên, dân số nước ta từ hơn 77,6 triệu của năm 2000 sẽ tăng lên khoảng
86,5 triệu vào năm 2010.
Như vậy, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của cả nước sẽ giảm
từ 0,113 ha (năm 2000) xuống còn 0,108 ha (năm 2010) và trong vòng 10 năm, bình
quân đất nông nghiệp trên đầu người đã giảm 50m², trung bình mỗi năm giảm 5m².
Theo thống kê sơ bộ của Bộ Tài nguyên-Môi trường, trong 7 năm qua (năm 2001-
2007), tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp trên
500.000 ha (chiếm hơn 5% đất nông nghiệp đang sử dụng). Đặc biệt, việc đất nông
nghiệp bị thu hồi và chuyển sang mục đích đô thị hóa và công nghiệp hóa năm sau
luôn tăng hơn năm trước. Chỉ tính riêng trong năm 2007, diện tích đất trồng lúa cả
nước đã giảm 125.000 ha.
4
Nguyên nhân và phân loại mâu thuẫn giữa nông dân và chủ đầu tư.
Có thể nói vấn đề bức xúc nhất hiện nay trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
là sự mâu thuẫn về lợi ích giữa người bị bồi thường và nhà đầu tư. Có thể phân chia
nhà đầu tư ở đây bao gồm: nhà nước và các nhà đầu tư khác.
- Nhà nước đầu tư mang tính áp đặt cũng vì lợi ích quốc gia, an sinh xã hội;
Nhà nước phần lớn dùng đất để xây dựng các công trình công cộng như đường xá,
bệnh viện, trường học … vì vậy người dân còn chấp nhận được vì trong đó có lợi ích
của họ.
- Còn các nhà đầu tư khác vì mục đích kinh doanh và lợi nhuận mà không
muốn tăng cao chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trong khi người bị giải toả
không còn đất, không có việc làm thì đòi hỏi phải bồi thường thoả đáng (thế nào là
thoả đáng thì không định nghĩa nổi). Đây chính là mâu thuẫn lớn nhất và ách tắc nhất.
Hiện nay, hầu hết các vùng nông thôn Việt Nam, quá tình thu hồi đất để triển
khai các dự án khu công nghiệp, khu du lịch gặp không ít khó khăn từ phía người dân.
Tình trạng khiểu kiện, tranh chấp đất đai kéo dài, người dân ngăn cản những nhà đầu
tư, tố cáo về bồi thường giải phóng mặt bằng có xu hướng gia tăng. Mâu thuẫn giữa
các nhà đầu tư với nhân dân đã cản trở không nhỏ đến tiến độ triển khai các dự án và
cũng gây tâm lý bất bình đối với người dân. Vậy nguyên nhân nào gây nên mâu thuẫn
trên.
Một là, mức đền bù nông nghiệp quá thấp so vớ giá trị sử dụng của nó. Thực tế,
đối với người nông dân, ruộng đất là tư liệu quan trọng nhất, cái tài sản vô giá mà họ
được sử dụng. Chính cái tư liệu sản xuất này, mặc dù hàng năm không đem lại giá trị
kinh tế cao nhưng lại đã nuôi sống bao con người từ đời này qua đời khác, đã đem lại
cuộc sống ổn định cho họ. Nhưng khi chuyển đổi mục đích, họ nhận lại giá trị của
một miếng đất ấy chỉ một lần duy nhất, sau đó nếu may mắn họ có thể làm thuê trên
chính mảnh đất ấy. Người nông dân đã chứng kiến nhà đầu tư bán lại cho mình mà
không phải là cho tất cả những ai muốn mua với giá quá cao so với giá đền bù. Cuộc
sống của con người cứ tiếp diễn, đời này đến đời khác. Tâm lý mất ruộng, mất cái
5
quyền làm chủ bao đời nay họ được hưởng tạo nên sự hoang mang, lo lắng cho hiện
tại và tương lai và cả sự bất bình nhất định.
Hai là, cán bộ địa phương có dấu hiệu lợi dụng việc thu hồi đất, đền bù giải
phóng mặt bằng để trục lợi cá nhân, tham nhũng: đầu cơ đất, sách nhiễu dân trong khi
đa số người nông dân hiểu rõ chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, cán bộ
địa phương cùng với chủ đầu tư gây sức ép với dân. Có tình trạng, khi giải quyết đền
bù chưa xong, chưa có sự thống nhất thỏa đáng với dân, nhưng nhà đầu tư vẫn tiến
hành giải phóng mặt bằng, trong khi chính quyền địa phương không có sự can thiệp
kịp thời, gây bức xúc đến tâm lý người dân.
Ba là, trước khí triển khai dự án, người dân địa phương không được biết rõ
chính xác quy hoạch tổng thể của dự án, nên rất khó chủ động trong việc tìm hướng đi
mới cho cuộc sống của mình. Thậm chí ngay cả chính quyền địa phương cũng không
được rõ về điều này, để có kế hoạch chuyển đổi nghề cho dân.
Chính vì những nguyên nhân trên đây mà đã gây rất nhiều bức xúc cho người
nông dân trong việc thu hồi và bồi thường đất nông nghiệp. Ở trong phạm vi bài viết
này, tôi xin dựa trên học thuyết của 2 học giả nổi tiếng H.A.Simon và Abraham
Harold Maslow để đi sâu vào phân tích những vấn đề trên. Trong 8 cấp thuộc thuyết
phân cấp theo nhu cầu của Maslow thì trong vấn đề trên ta có thể sử dụng những nhu
cầu sau để phân tích nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn giữa người nông dân và chủ đầu
tư.
Nhu cầu an toàn
Theo Maslow, khi những nhu cầu sinh lí được bảo đảm và đáp ứng đầy đủ, 1 cá
nhân thường có xu hướng đi tìm cho mình 1 hoàn cảnh sống an toàn ổn định và được
bảo vệ. Họ có những nhu cầu mới về trật tự an toàn, nơi sống cần có tổ chức và những
quy định giới hạn cụ thể. Lúc này cơ thể không còn thật sự quan tâm đến chuyện ăn
mặc, nhưng có những lo lắng băn khoăn về sự an toàn trong môi trường sống như:
khu dân cư an toàn, công việc làm chắc chắn và ổn định. Họ nhắm đến tích lũy cho
tương lai ngày mai. Họ lo về thất nghiệp, bệnh tật tốn kém…nói chung là những nỗi
6
lo vừa có cơ sở và cả những nỗi lo vô căn cứ khác. Nhu cầu an toàn và an ninh thể
hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.
Như vậy ở đây, chúng ta có thể thấy nhu cầu an toàn là một trong những nhu
cầu tất yếu của con người nói chung và người nông dân nói riêng. Người nông dân
vốn cả cuộc đời gắn liền với ruộng đất, họ quanh năm làm lụng vất vả trên mảnh đất
của riêng mình để nuôi sống bản thân và gia đình. Mảnh đất ấy không thể làm họ giàu
lên, nhưng cũng đủ để nuôi sống bao thế hệ, cho họ công ăn việc làm và miếng ăn có
thể nói là khá ổn định nếu họ biết tự hài lòng. Nhưng khi mảnh đất vốn là máu thịt ấy
không còn nữa, họ nhận được một khoản tiền lớn đủ để họ mua sắm những thứ mà
trước kia họ chưa có điều kiện mua, đủ để học xây nhà, mua xe … nhưng thực chất
nếu chỉ ăn tiêu mà không lao động thì tiền có bằng núi vàng cũng sẽ tiêu tan. Tiền tạm
thời thì có nhiều nhưng lại biến họ thành những người thất nghiệp, biến họ từ những
ông chủ trên mảnh đất của mình thành kẻ làm thuê… Bởi vậy họ lo lắng, lo lắng cho
cuộc sống của họ, của gia đình và nhất là của thế hệ tương lai con cháu của họ không
còn đất để lao động, lại sẽ trở thành kẻ làm thuê cả đời không thể đứng lên được với
xã hội, hay lo lắng những tệ nạn xã hội sẽ xâm nhập vào gia đình họ, bởi “nhàn cư vi
bất thiện”, bởi đồng tiền có nhưng không có đủ tri thức để sử dụng nó thì nó sẽ khiến
con người bị tha hóa … Đó chính là một cuộc sống tương lai “không an toàn” khiến
cho những người nông dân bị mất đất lo lắng và từ đó nảy sinh mâu thuẫn.
Nhu cầu được tôn trọng
Bản chất tâm lí con người ai cũng muốn được tôn trọng, chạm đến lòng tự
trọng là chạm đến điều sâu và đau nhất, là điểm tử huyệt nhất của con người. Trước
kia, trong thời kỳ cách mạng, khẩu hiệu “dân cày có ruộng” đã lôi kéo được không ít
người nông dân đi theo cách mạng. Giai cấp nông dân trở thành giai cấp quan trọng
kết hợp với giai cấp công nhân làm nên thành công của cuộc cách mạng giải phóng
đất nước.
Thế nhưng, sau bao năm vất vả với mảnh đất của mình, trong số đó có không ít
nhưng chú bộ đội, cô thanh niên xung phong sau khi bỏ tay súng đã trở về quê hương
7
với mảnh đất trở thành người nông dân tiếp tục sản xuất làm giàu cho đất nước.
Chúng ta hàng năm cũng vô vùng tự hào khi báo cáo sản lượng xuất khẩu lúa gạo
luôn đứng trong top 3 thế giới, chính những người nông dân chân chất ấy đã nuôi
sống cả đất nước. Vậy thì họ rất đáng được tôn trọng lắm chứ? Họ đáng được tự hào
về bản thân lắm chứ? Nhưng khi chúng ta đang vươn tới một đất nước công nghiệp,
khi mà sự hội nhập đang ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng thì vị trí của người nông
dân đang dần bị đánh mất. Đồng ruộng vốn là nguồn sống lớn nhất của người nông
dân, nhưng các nhà đầu tư lại coi thường điều đó, phải chăng họ coi thường người
nông dân ít học, kém hiểu biết nên họ có quyền thoải mái chèn ép người nông dân?
Họ bồi thường cho người nông dân số tiền quá rẻ mạt so vói giá trị của mảnh đất đó.
Họ cấu kết với cán bộ địa phương “lừa lọc” người nông dân. Nổi cộm nhất là thời
gian qua, nhiều nơi chỉ lo kêu gọi đầu tư, thậm chí như nhận xét của ông Hồ Xuân
Hùng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có lúc trở thành "phong
trào" xây dựng khu công nghiệp, trải thảm đỏ bằng mọi giá mời đón nhà đầu tư, nên
đã "quên" lợi ích của nông dân bị thu hồi đất. Nông dân bị mất đất được đền bù không
thoả đáng, không tương xứng với giá trị thật của đất, được đền bù đất ở những nơi
vừa xa, vừa xấu, vừa không có hoặc thiếu thốn cơ sở hạ tầng, chẳng những khó về
cuộc sống, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến học hành của con cái, khó làm ăn ổn định.
Vậy đó, khi mà nhu cầu được tôn trọng của họ không được đáp ứng, thậm chí
còn bị “vùi dập” thì hỏi sao họ lại không bức xúc? Hỏi sao những mâu thuẫn không
xảy ra để rồi mãi không giải quyết được, ảnh hưởng đến tiến trình của cả dự án và cả
cuộc sống vốn đã bấp bênh của người nông dân. Và sâu xa hơn nữa chính là ảnh
hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Nguyên nhân khác
Ngoài ra có thể thấy được một số nguyên nhân khác như:
Theo H.A.Simon thì cốt lõi của quản lý là ra quyết định (quyết sách). Quyết
sách quản lý gồm các việc: hoạch định kế hoạch, lựa chọn phương án hành động, thiết
lập cơ cấu tổ chức, phân định trách nhiệm và quyền hạn, so sánh tình hình thực tế với
8
kế hoạch, lựa chọn phương pháp kiểm tra, quán xuyến các mặt kế hoạch, tổ chức và
điều khiển đối với mọi cấp quản lý và mọi mặt của quá trình quản lý. Quyết sách gần
như đồng nghĩa với quản lý. Thế nhưng ở đây những chủ đầu tư cũng chính là những
người đưa ra quyết định đã có những cách thức ra quyết định không hợp lý, đây chính
là hệ lụy của phong cách ra quyết định độc đoán, chuyên quyền đối với việc nảy sinh
và bùng phát các mâu thuẫn. Nó phản ánh thái độ của quyền, coi thường người nông
dân, họ chỉ được biết đến quyết định vào phút chót, dẫn đến sự ngạc nhiên và ở thế sự
đã rồi. Họ không giành được quyền chủ động quyết định cuộc sống của mình, điều tối
thiểu mà một con người trong xã hội chủ nghĩa phải có.
Thứ hai là thông tin không được cung cấp đầy đủ và chính xác dẫn đến sự rò rỉ,
bưng bít thông tin. Chính sự úp mở này dẫn đến thái độ nghi kỵ, cảm giác bị đối xử
bất công bằng trong việc hưởng quyền được nhận thông tin và dẫn đến các bình luận
khác nhau về vấn đề – tức là sự đồn đại không cần thiết. Nếu như những nhà chủ đầu
tư cũng như các cán bộ quản lý địa phương có thói quen né tránh, không có chiến
lược để đối mặt và tìm cách giải quyết thì các mâu thuẫn có xu hướng ngày càng
nhiều hơn, trầm trọng hơn và trong phần lớn các trường hợp vậy, chính chủ đầu tư và
người nông dân sẽ là nạn nhân của kiểu áp lực và hệ lụy.
Giải pháp giải quyết mâu thuẫn giữa người nông dân và chủ đầu tư.
Nguyên tắc chung khi giải quyết mâu thuẫn có thể theo trình tự sau:
9
Lắng nghe Ra quyết định đình chiến Thu thập thông tin Tìm
hiểu nguyên nhân Áp dụng chiến lược giải quyết.
Lắng nghe: Lắng nghe các bên trình bày và giải thích quan điểm của mình, và
nghe họ đánh giá về đối phương. Cả chủ đầu tư và người nông dân cần xem xét kỹ lợi
ích của họ trong vụ xung đột.
Ra quyết định đình chiến: Nhà lãnh đạo cần thời gian tìm ra bản chất vấn đề.
Hãy dùng quyền yêu cầu chấm dứt xung đột, và thông báo thời hạn giải quyết cho các
bên.
Thu thập thông tin: Yêu cầu các bên cung cấp thông tin. Đồng thời thu thập
thông tin từ mọi nguồn, mọi người có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới các bên nên
mâu thuẫn, xung đột. Cần phải xác định được đâu là thông tin chính xác, có giá trị.
Tìm hiểu nguyên nhân: Tìm hiểu rõ nguyên nhân, lãnh đạo mới tìm ra hướng
giải quyết. Liệt kê ra tất cả các nguyên nhân có thể dẫn tới mâu thuẫn, xung đột và
xác định xem đâu là nguyên nhân chủ yếu.
Áp dụng chiến lược giải quyết: Các chuyên gia quản trị doanh nghiệp đã đưa
ra ba chiến lược phổ biến: một là thắng-thua, hai là thua-thua, ba là thắng-thắng.
Sau đó, tôi xin đề xuất một số phương án giải quyết cụ thế như sau:
Giải quyết đúng đắn, hài hòa mối quan hệ lợi ích của nhân dân địa phương
với nhà đầu tư.
Lợi ích là động lực của sự phát triển. Đảm bảo lợi ích của nhân dân là mục đích
cao cả nhất cũng là lý tưởng của Đảng ta. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng cũng
là thực hiện lợi ích của nhân dân. Chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông
nghiệp là ở nước ta nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh, nguồn lực để phát triển kinh
tế-xã hội của địa phương và đóng góp vào sự phát triển của đất nước cừa thực hiện
mục tiêu dân giàu. Có thể nói đó là chủ trương đúng đắn, đã được sự đồng thuận của
xã hội, sụ ủng hộ của hầu hết nhân dân địa phương. Nhìn chung tâm lý của người dân
phấn khởi, tin tưởng và tạo điều kiên để nhà đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, trong triển
khai dự án lại xuất hiện những mâu thuẫn, có nơi trở thành gau gắt, biểu hiện bằng
10
tình trạng khiếu kiên kéo dài của nhân dân nhiều địa phương. Tâm lý, tư tưởng của
một bộ phận nhân dân chưa yên tâm, cản trở không nhỏ tới việc thực hiện chủ trương
của Đảng và Nhà nước.
Để khắc phục tình trạng này, trước hết, Chính quyền địa phương cùng với các
tổ chức đoàn thể phải tổ chức tích cực tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước
về mục đích chuyển đổi đất nông nghiệp. Phân tích chỉ cho người dân thấy rõ được
lợi ích của mình trong lợi ích chung của cộng đồng, lợi ích lâu dài và trước mắt trong
việc thực hiện chủ trương đó. Chỉ khi tư tưởng thống nhất thì hành động mới thống
nhất. Ở đây, tâm lý, tư tưởng của người dân chưa thong, rõ ràng việc triển khai thực
hiện sẽ không thể đạt hiệu quả cao.
Thứ hai, phổ biến mọi chế độ, chính sách có lien quan đến đền bù, giải phóng
mặt bằng, đồng thời thực hiện đúng, đầy đủ, công khai chế độ, chính sách đó để đảm
bảo lợi ích của người dân, nhà đầu tư và lợi ích của xã hội. Đinh mức đền bù ruộng
đất, giải phóng mặt bằng cần có sự điều chỉnh theo thị trường. Bởi vì sau khi chuyển
đổi, nhà đầu tư kinh doanh trên thị trường, tức là hưởng lợi theo thị trường, vậy
đương nhiên, việc đền bù cũng phải có sự điều tiết theo sự biến động của thị trường.
Thứ ba, các nhà đầu tư cần công khai minh bạch trước nhân dân quy hoạch của
dự án, cả những thay đổi, điều chỉnh dự án trong quá trình triển khai. Điều này sẽ tạo
điều kiện cho người dân chủ động, tích cực trong việc chuyển đổi nghề nghiệp của
mình, thể hiện quan điểm tôn trọng dân, tin dân… Đồng thời, qua đó tăng cường sự
giám sát xã hội đối với nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án, vì trên thực tế có
hiện tượng các nhà đầu tư lợi dụng chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, kinh doanh
bất động sản.
Thứ tư, công khai hóa các nguồn thu chi của chính quyền địa phương, đặc biệt
những nguồn thu chi liên quan đến quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Để
tránh tình trạng cán bộ địa phương lạm dụng chuyển đổi mục đích sử dụng đất để trục
lợi cá nhân, tránh sự nghi ngờ, hiểu lầm không đáng có giữa nhân dân và chính quyền
địa phương.
11
Đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất vừa căn cứ vào từng đối
tượng cụ thể vừa bám sát cơ cấu kinh tế của địa phương.
Vấn đề bức xúc và cấp thiết nhất hiện nay là việc làm cho người lao động bị
thu hồi đất nông nghiệp. Để giải quyết việc làm thì điều quan trọng nhất là đào tạo
để chuyển đổi nghề cho nông dân. Tuy nhiên, việc làm này không hề đơn giản. Đối
tượng thiếu việc làm thường ở hai lứa tuổi. Thanh niên (dưới 35 tuổi) và trung
niên trở lên (35 tuổi trở lên). Nhưng đối tượng chính lại là lứa tuổi trung niên và
là phụ nữ, bởi vì thanh niên thường năng động, dễ nắm bắt cái mới và xu hướng
chính những năm gần đây của thanh niên nông thôn là đi ra thành thị, xuất khẩu lao
động, hoặc tới các khu công nghiệp, khu chế xuất kiếm việc làm. Lao động phụ nữ ở
nông thôn, từ 35 tuổi trở lên thường là người chịu trách nhiệm chính trong gia đình.
Đặc điểm lứa tuổi này không dễ dàng để học một nghề mới, với yêu cầu tương đối cao
về trí tuệ và sự năng động để có thể vào làm việc ở các khu công nghiệp hiện nay. Do
vậy, giải pháp khả thi nhất là chính quyền địa phương kết hợp với các nhà đầu tư, sắp
xếp bố trí cho họ những công việc thuộc loại hình dịch vụ giản đơn. Mặt khác, phải
tuyên truyền để người dân có cách nhìn nhận mới về việc làm, xóa bỏ tư duy theo
kiểu ở nông thôn thì làm ruộng mới là có việc làm.
Với đối tượng thanh niên, cần được đào tạo nghề lâu dài, phù hợp với
đối tượng tuyển chọn của các nhà đầu tư để thu hút họ vào làm việc tại các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp địa phương, các làng nghề truyền thống, tức giải
quyết việc làm tại chỗ cho thanh niên. Khắc phục dần tình trạng “ly nông” kéo theo
“ly hương” đối với thanh niên. Đây là hướng trọng điểm trong giải quyết việc làm ở
Ninh Bình. Đào tạo nghề phải gắn với cơ cấu kinh tế và chiến lược phát triển kinh
tế xã hội ở địa phương: Công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp - dịch vụ du lịch và
gắn với yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của từng lĩnh vực. Có như vậy,
đào tạo nghề mới thực hiện được giải quyết việc làm cho người lao động. Tránh
tình trạng, các khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên như nấm ở địa
phương, mở ra bao nhiêu khả năng giải quyết việc làm cho người lao động, nhưng
rốt cuộc chẳng có mấy người dân địa phương vào làm việc ở đó được, vì không đáp
12
ứng được yêu cầu của sản xuất.
Giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là giải quyết việc làm tại chỗ,
là mấu chốt của việc xóa đói, giảm nghèo bền vững ở nông thôn, tạo mức thu nhập ổn
định, đời sống được nâng cao, đồng thời ngăn chặn nguy cơ tệ nạn xã hội phát sinh,
phát triển ở nông thôn.
3.3. Quy hoạch và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp
Thực tế hiện nay, an ninh lương thực toàn cầu đang bị đe dọa. Bài học từ các
nước phát triển cho thấy công nghiệp hóa phải đi đôi với an toàn lương thực. Việt
Nam là một nước nông nghiệp, vấn đề an ninh lương thực chưa bị đe dọa, nhưng với
xu hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh như hiện nay, thì quỹ đất nông nghiệp
cũng không thể đảm bảo nhu cầu của người dân trong tương lai (nhiều nghiên cứu cho
thấy dân số Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 120 triệu mới ổn định). Mặt khác, thế giới
đang trong tình trạng mất cân đối nghiêm trọng cung - cầu lương thực. Đây chính
là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh nguồn cung, xuất
khẩu và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Biện pháp đầu
tiên để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là phải vệ quỹ đất nông nghiệp trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bảo vệ quỹ đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực cũng đã được
Chính phủ quan tâm, trong đó yêu cầu đặt ra trước tiên là đảm bảo diện tích trồng
lúa. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn thiếu bản quy hoạch cụ thể về đất nông nghiệp
trên phạm vi cả nước. Do vậy, trong triển khai thực hiện chuyển đổi mục đích
sử dụng đất nông nghiệp, nhiều địa phương vẫn không chú ý đến điều đó vì lợi
ích trước mắt mà nó đem đến rất lớn. Ngân sách địa phương tăng nhiều lần nhờ
nguồn thuế, thu nhập người dân tăng lên nhờ tiền đền bù giải phóng mặt bằng. các
nhà đầu tư khi xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đều muốn vị trí thuận lợi về
giao thông, thị trường. Vị trí đó lại thường là phần đất trồng lúa và trong lúc được
trải thảm đỏ đón tiếp thì đương nhiên họ không dễ để từ chối. Vì vậy, tốc độ mất
đất trồng lúa ở nước ta diễn ra rất nhanh trong những năm qua.
13
Để khắc phục điều này, Chính phủ cần có quy hoạch cụ thể về quỹ đất
nông nghiệp trên phạm vi cả nước. Trên cơ sở quy hoạch đó, các địa phương
xây dựng kế hoạch để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tùy theo tiềm
năng, thế mạnh của mình. Như vậy, vừa đảm bảo mục đích phát triển kinh tế - xã
hội địa phương vừa góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên cả nước hiện nay và
tương lai.
3.4. Bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa ở nông thôn đi liền với quá
trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Một điều đã không cần phải bàn cãi nhiều nữa đó là thảm họa ô nhiễm môi
trường từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề, khu du lịch và cũng không
cần phải tranh luận đến tác động tàn phá của ô nhiễm môi trường đến sinh mạng
từng con người, cộng đồng và toàn xã hội. Phòng và chống ô nhiễm môi trường gắn
liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều tối cần thiết hiện nay không chỉ đối
với Ninh Bình mà đối với mọi khu vực trên lãnh thổ Việt Nam và thế giới. Tuy
nhiên, phòng và chống như thế nào để có hiệu quả?
Trước hết, ngay khi xây dựng và duyệt các dự án xây dựng khu công nghiệp,
khu chế xuất hay khu du lịch, các nhà đầu tư và chính quyền địa phương đều đã phải
tính đến nguy cơ ô nhiễm môi trường để chủ động xây dựng hệ thống xử lý chất thải
trước khi các khu công nghiệp, du lịch…đi vào hoạt động. Cần có sự tư vấn, thẩm định,
giám sát của các nhà khoa học vào quá trình này.
Hai là, trong quá trình triển khai xây dựng và ngay khi đưa vào hoạt động, cần
giám sát theo dõi khả năng ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp, khu du
lịch …. Đây không chỉ là nhiệm vụ của các nhà đầu tư mà là nhiệm vụ chung của các
cấp chính quyền và nhân dân địa phương. Đồng thời, phải có sự phối kết hợp chặt chẽ
giữa các chủ thể đó trong bảo vệ môi trường.
Ba là, xây dựng quy chế bảo vệ môi trường cấp chính quyền cơ sở. Trong đó, đề
cao vai trò giám sát, kiểm tra của cộng đồng dân cư địa phương đối với các hành vi vi
phạm môi trường. Thực tế, có nhiều địa phương, các hoạt động bảo vệ môi
14
trường được đưa vào hương ước của thôn, xóm, lấy đó làm cơ sở điều tiết hành vi của
con người, việc bảo vệ môi trường sống đã đạt hiệu quả rất cao.
Bốn là, tích cực tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về nguy cơ ô nhiễm môi
trường. Bởi vì, chỉ khi người dân tự giác và có sự tham gia của đông đảo nhân dân
địa phương thì bảo vệ môi trường mới có hiệu quả.
Cùng với bảo vệ môi trường là tăng cường giữ gìn giá trị của văn hóa làng đi
liền với phát triển kinh tế nông thôn. Để đảm bảo phát triển toàn diện nông thôn
Việt Nam và sự phát triển kinh tế bền vững thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất
nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn không thể không chú ý đến giữ gìn giá trị
văn hóa làng Việt Nam. Chính giá trị văn hóa ấy đã tạo nên sức sống mãnh liệt trong
bản thân mỗi con người, cộng đồng người. Đối với mảnh đất Ninh Bình, điều này đã
quá rõ. Những giá trị văn hóa làng xã qua các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh là
tiềm năng cho sự phát triển du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh những năm
qua. Tuy nhiên, nếu không tiếp tục có chiến lược lâu dài để giữ gìn và tôn tạo thì
những giá trị đó có thể sẽ dễ dàng bị che khuất đi bởi những yếu tố văn hóa và phản
văn hóa hiện đại trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa quá nhanh như hiện
nay. Điều này cũng rất cần thiết đối với các vùng nông thôn khác của Việt Nam.
Giữ gìn giá trị văn hóa làng cần bắt đầu từ chính những người dân làng. Họ là
chủ thể sáng tạo, truyền tải và hưởng thụ trực tiếp những giá trị đó. Họ cũng là
người hiểu sâu sắc nhất ý nghĩa bền vững của văn hóa làng.
Đổi mới cách thức tổ chức thực hiện phong trào xây dựng “làng văn hóa”, “gia
đình văn hóa” để mỗi “gia đình văn hóa”, “làng văn hóa” phải thực sự có văn hóa, ở
đó văn hóa truyền thống không bị tha hóa hoặc mất đi hoàn toàn. Tận dụng tối đa các
phương tiện thông tin hiện đại: truyền hình, phát thanh… và các hoạt động văn hóa,
nghệ thuật để truyền bá, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống. …
Trên đây là một số giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề xã hội ở nông
thôn Việt Nam trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp hiện
15
nay. Những giải pháp này cần được thực hiện một cách đồng bộ và phải có sự tham
gia của nhiều chủ thể: các nhà đầu tư, chính quyền và nhân dân địa phương. Có
như vậy, việc giải quyết những vấn đề xã hội trên mới đạt hiệu quả thiết thực.
16
KẾT LUẬN
Chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
hiện nay đã đi được một chặng đường không phải là ngắn, đã có thực tiễn để
kiểm nghiệm đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn trong bối cảnh xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi quá trình chuyển
đổi này đã đem lại nhiều ích lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng
nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lại xuất hiện không ít
những vấn đề xã hội bức xúc, cho thấy sự phát triển kinh tế - xã hội ở đây thực
sự chưa ổn định, bền vững nếu không muốn nói đó là sự phát triển còn mang
tính giả tạo.
Do vậy, để đạt mục tiêu phát triển toàn diện nông thôn Việt Nam theo
tiêu chí xây dựng nông thôn mới hiện đại, phát triển, cần có sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và nhân dân địa phương để giải quyết
những vấn đề xã hội bức xúc đó.
17
Mục lục
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1
Thực trạng tình hình thu hồi và bồi thường đất nông nghiệp hiện nay 3
Giải pháp giải quyết mâu thuẫn giữa người nông dân và chủ đầu tư 9
KẾT LUẬN 17
18