Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

LV rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
--------------------------

VŨ THỊ CHINH

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM,
CẢM XÚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC (GIÁO DỤC TIỂU HỌC)
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Thừa Thiên Huế, năm 2023


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
--------------------------

VŨ THỊ CHINH

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM,
CẢM XÚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH GIÁO DỤC HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Văn Chung


Thừa Thiên Huế, năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan, luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân, các
số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công
bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ

Vũ Thị Chinh

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới TS. Trần Văn Chung, người đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận
văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy giáo, cô giáo trường Đại
học Sư phạm Huế; đặc biệt là quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Giáo
dục học (Giáo dục tiểu học) K30.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô và các em học sinh
trường Tiểu học Tân Tiến, trường Tiểu học Nguyễn An Ninh, trường Tiểu học Thống
Nhất, trường Tiểu học Trần Văn Ơn, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã nhiệt
tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn
bè, đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn sẽ cịn những thiếu sót

nhất định. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cơ, bạn bè
và đồng nghiệp để luận văn hồn thiện và đạt kết quả tốt.
Xin chân thành cảm ơn!
Biên Hòa, tháng 11 năm 2023
Tác giả

Vũ Thị Chinh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ........................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ .....................................................................6
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ...............................................................................7
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................8
2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................9
2.1. Nghiên cứu về văn biểu cảm .........................................................................9
2.2. Nghiên cứu về việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm
xúc cho học sinh .................................................................................................12
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................13
3.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................13
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................13
4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................13
4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................13

5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................14
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết ...................................................14
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ...................................................14
5.3. Phương pháp thống kê .................................................................................15
6. Cấu trúc luận văn................................................................................................15
Chương 1 ..................................................................................................................16
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT
ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC..16
1.1. Cơ sở lí luận .....................................................................................................16
1.1.1. Văn bản biểu cảm và đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc............................16
1.1.1.1. Văn bản biểu cảm ................................................................................16

1


1.1.1.2. Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc ........................................................17
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc
của học sinh tiểu học ..........................................................................................20
1.1.2.1. Động cơ biểu đạt tình cảm, cảm xúc ...................................................20
1.1.2.2. Đặc điểm tâm lí, ngơn ngữ của học sinh Tiểu học ..............................21
1.1.2.3. Nội dung dạy học ................................................................................22
1.1.3. Các chiến lược dạy viết đoạn văn cho học sinh tiểu học..........................23
1.1.3.1. Dạy viết đoạn văn thông qua đoạn văn minh họa ...............................23
1.1.3.2. Dạy viết đoạn văn thơng qua nói và nghe ...........................................25
1.1.3.3. Dạy viết thông qua gợi ý. ....................................................................26
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................28
1.2.1. Nội dung dạy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trong sách Tiếng Việt
3 – Chân trời sáng tạo. ........................................................................................28
1.2.1.1. Khảo sát về nội dung ...........................................................................28
1.2.1.2. Đánh giá...............................................................................................29

1.2.2. Thực trạng rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học
sinh tiểu học ........................................................................................................32
1.2.2.1. Khảo sát thực trạng..............................................................................32
1.2.1.2. Đánh giá .................................................................................................39
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................41
Chương 2 ..................................................................................................................43
NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN
NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC .........................43
2.1. Nguyên tắc........................................................................................................43
2.1.1. Đảm bảo quy trình viết .............................................................................43
2.1.2. Đảm bảo tính tích hợp và phân hóa ..........................................................45
2.1.3. Đảm bảo nguyên tắc đa dạng về hình thức luyện tập ...............................46
2.2. Biện pháp .........................................................................................................47
2.2.1. Xây dựng bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc
..........................................................................................................................47

2


2.2.1.1 Bài tập nhận diện đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc .............................47
2.2.1.2. Bài tập tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc .............................49
2.2.1.3. Bài tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc ......................................54
2.2.1.4 Bài tập bổ sung – điều chỉnh đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc ...........56
2.2.2. Vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực để rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn
nêu tình cảm, cảm xúc ........................................................................................57
2.2.2.1. Sơ đồ tư duy ........................................................................................57
2.2.2.2. Kĩ thuật viết cải biến ...........................................................................61
2.2.3. Thiết kế bảng kiểm ...................................................................................62
2.2.3.1. Bảng kiểm cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về con người ..........63
2.2.3.2. Bảng kiểm cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật hay nghệ

sĩ .......................................................................................................................63
2.2.3.3. Bảng kiểm cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về cảnh vật .............64
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................65
Chương 3 ..................................................................................................................67
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................................67
3.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................................67
3.2. Nội dung thực nghiệm ......................................................................................67
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC................................................................................68
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC................................................................................71
3.3. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm......................................................74
3.4. Tiến trình thực nghiệm .....................................................................................74
3.5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................77
3.6. Đánh giá thực nghiệm ......................................................................................79
3.7. Kết luận thực nghiệm .......................................................................................80
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................82
KẾT LUẬN ..............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................85
PHỤ LỤC ...................................................................................................................1
1. Phiếu khảo sát giáo viên .......................................................................................1

3


2. Phiếu khảo sát học sinh ........................................................................................5

4


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT


Ký hiệu chữ viết tắt

Nghĩa chữ viết tắt

1

CTGDPT

Chương trình giáo dục phổ thơng

2

GV

Giáo viên

3

HS

Học sinh

4

NLNN

Năng lực ngôn ngữ

5


SGK

Sách giáo khoa

6

TLV

Tập làm văn

5


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1.Yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc ............28
của học sinh tiểu học .................................................................................................28
Bảng 1.2. Nội dung dạy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc ở lớp 3 ....................29
Bảng 1.3. Học sinh tham gia khảo sát ý kiến ............................................................32
Bảng 1.4. Giáo viên tham gia khảo sát ý kiến...........................................................33
Bảng 1.5. Kết quả khảo sát hứng thú khi viết đoạn văn của học sinh lớp 3 .............33
Bảng 1.6. Tổng hợp kết quả khảo sát đoạn văn của học sinh ...................................35
Bảng 1.7. Tổng hợp kết quả khảo sát về thực trạng rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn
nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh tiểu học của giáo viên. ....................................37
Bảng 2.1. Bảng kiểm cho đoạn văn biểu cảm về thầy cô, bạn bè .............................63
Bảng 2.2. Bảng kiểm cho đoạn văn biểu cảm về một nhân vật ................................64
Bảng 2.3. Bảng kiểm cho đoạn văn biểu cảm về một cảnh vật ................................65
Bảng 3.1 Giáo viên tham gia dạy thực nghiệm .........................................................75
Bảng 3.2. Tổng hợp mức độ hứng thú học tập của học sinh sau khi tham gia học thực
nghiệm .......................................................................................................................77

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả viết đoạn văn của học sinh sau thực nghiệm ...............78
Bảng 3.4. Kết quả đối chiếu giữa hai lần viết đoạn văn ...........................................79
Biểu đồ 1.1. Kết quả khảo sát hứng thú viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của học
sinh lớp 3 ...................................................................................................................34
Biểu đồ 1.2. Kết quả khảo sát kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của
học sinh tiểu học........................................................................................................35
Biểu đồ 1.3. Kết quả phỏng vấn giáo viên về rèn kĩ năng viết đoạn văn nêu
tình cảm, cảm xúc cho học sinh tiểu học. .................................................................39
Biểu đồ 3.1. Mức độ hứng thú của học sinh sau khi tham gia giờ học thực nghiệm 77
Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát viết đoạn văn sau khi thực nghiệm ...........................78

6


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bài tập tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em trước một cảnh
đẹp của đất nước........................................................................................................27
Hình 1.2. Bài tập tìm ý cho đoạn văn Tả đồ chơi em thích ......................................28
Hình 2.1. Sơ đồ tư duy cho Bài tập 1 ........................................................................51
Hình 2.2. Sơ đồ tư duy cho Bài tập 2 ........................................................................52
Hình 2.3. Sơ đồ tư duy cho Bài tập 3 ........................................................................52
Hình 2.4. Sơ đồ tư duy do học sinh tự vẽ cho Bài tập 4 ...........................................53
Hình 2.5. Mẫu sơ đồ 1 ...............................................................................................53
Hình 2.6. Mẫu sơ đồ 2 ...............................................................................................54
Hình 2.7. Sơ đồ tư duy tình cảm, cảm xúc về người thân với từ khóa kính trọng ....59
Hình 2.8. Sơ đồ tư duy tình cảm, cảm xúc về người thân với từ khóa u thương ..59
Hình 2.9. Sơ đồ tư duy mơ tả sự thích thú cảnh đẹp .................................................60
Hình 2.10. Sơ đồ tư duy về thích hay khơng thích một nhân vật..............................60

7



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, mục tiêu của môn Tiếng Việt ở
Tiểu học là xây dựng và phát triển nền tảng ngơn ngữ cho học sinh. Vì ngơn ngữ là
phương tiện quan trọng nhất để bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Qua môn học này, học sinh
Tiểu học sẽ được phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua các hoạt động đọc, viết,
nghe và nói. Trong đó, hoạt động viết gắn với hai nhiệm vụ chính là: dạy viết kĩ thuật
(tập viết, chính tả) và dạy viết sáng tạo (viết đoạn văn, bài văn). Dạy viết sáng tạo
còn nhằm giúp học sinh biết cách biểu đạt các ý bằng chữ viết đảm bảo yêu cầu về
chính tả, ngữ pháp và đặc trưng kiểu bài. Tuy nhiên thể hiện tình cảm, cảm xúc của
bản thân thông qua một đoạn văn lại không hề đơn giản đối với học sinh tiểu học.
Bởi vì, bên cạnh tình cảm, cảm xúc chân thành, các em cịn cần biết sử dụng ngơn
ngữ một cách phù hợp để làm cho những tình cảm, cảm xúc này hiện ra rõ ràng, chân
thực nhất. Hơn thế nữa, tình cảm hay cảm xúc của con người luôn bắt nguồn từ một
sự việc, con người, hình ảnh cụ thể chứ khơng phải tự nhiên mà có. Sự gắn kết này
khiến cho ranh giới giữa đoạn văn, bài văn thể hiện tình cảm, cảm xúc với đoạn văn,
bài văn kể chuyện, miêu tả đôi khi không dễ để phân biệt.
Như vậy trong môn Tiếng Việt, rèn kỹ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm
xúc cho học sinh Tiểu học là vơ cùng quan trọng. Đầu tiên, nó giúp học sinh thể hiện
những tình cảm, cảm xúc của bản thân một cách chân thành và sáng tạo. Sự chân
thành trong tình cảm, cảm xúc sẽ làm cho đoạn văn có tính truyền cảm cao hơn, tạo
sự chú ý ở người đọc, người nghe. Trong khi đó, sáng tạo trong biểu đạt tình cảm,
cảm xúc làm cho đoạn văn khơng cịn đơn điệu, khn sáo. Bên cạnh đó, rèn kỹ năng
viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc giúp học sinh nâng cao khả năng sử dụng ngôn
ngữ viết, việc rèn kỹ năng viết đoạn văn cũng giúp học sinh mở rộng vốn từ vựng,
cải thiện khả năng ngữ pháp và sử dụng câu văn phong phú và linh hoạt. Nó giúp các
em biết cách sắp xếp ý tưởng và các yếu tố văn hóa trong việc truyền đạt tình cảm và
cảm xúc, còn giúp cho học sinh Tiểu học tăng cường khả năng giao tiếp và tương tác

xã hội. Viết là một phương tiện mạnh mẽ để truyền đạt ý kiến, tư duy và cảm xúc.
Khi học sinh học cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc, các em sẽ phát triển khả

8


năng diễn đạt bản thân một cách rõ ràng và sâu sắc hơn. Điều này giúp các em giao
tiếp một cách hiệu quả hơn, tạo dựng mối quan hệ tốt hơn với bạn bè, gia đình và
cộng đồng xung quanh. Thông qua việc viết đoạn văn sẽ giúp các em bộc lộ được tư
tưởng, tình cảm yêu thương con người, quý trọng gia đình, người thân, yêu quê hương
đất nước, bộc lộ được những tư tưởng chưa đúng, chưa phù hợp, và từ đó người giáo
viên mới có thể dẫn dắt học sinh đi đúng đường, đúng lối. Như vậy không chỉ rèn cho
học sinh biết cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc mà cịn rèn cho các em biết
làm người.
Việc dạy học sinh viết đoạn văn để thể hiện tình cảm và cảm xúc ở bậc tiểu học
hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực vẫn cịn một số hạn chế nhất định. Nhiều học
sinh Tiểu học hiện nay vẫn chưa nhận diện một cách rõ ràng đoạn văn này so với các
kiểu đoạn văn khác. Hệ quả là, đoạn văn của các em thường sa vào kể hoặc tả nhiều,
trong khi tình cảm, cảm xúc lại không được thể hiện một cách rõ ràng, chân thực.
Nhiều giáo viên tập trung vào việc truyền đạt kiến thức nhiều hơn là khuyến khích
học sinh thể hiện cảm xúc. Học sinh chưa có khả năng vận dụng lí thuyết, kiến thức
đã học vào quá trình viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc. Các loại bài tập cịn
chưa đa dạng và chưa phù hợp với nhu cầu biểu cảm của học sinh Tiểu học. Ngoài
ra, việc kiểm tra – đánh giá mang tính áp đặt, nặng về thành tích cũng tác động tiêu
cực đến khả năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của học sinh.
Trên bình diện nghiên cứu, có nhiều cơng trình nghiên cứu bàn về văn biểu
cảm và đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc. Tuy nhiên, việc rèn luyện kĩ năng viết
đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học theo u cầu của Chương
trình mới vẫn chưa có nhiều cơng trình đề cập đến.
Vì những lí do nói trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Rèn luyện kĩ năng viết

đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học”.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu về văn biểu cảm
Trong những năm gần đây, nhiều cơng trình nghiên cứu về bài văn biểu cảm
được công bố trên thế giới. Cơng trình nghiên cứu của Fartoukh, M., & Chanquoy
xem xét lợi ích của việc can thiệp bằng văn bản biểu cảm đối với sức khỏe – các triệu

9


chứng lo âu và trầm cảm – và khả năng ghi nhớ ngắn hạn của học sinh lớp 5[31]. Tác
giả đã sử dụng mơ hình viết văn biểu cảm cổ điển: Học sinh được chia thành các
nhóm và viết những yêu cầu khác nhau, nhóm viết về những căng thẳng và tiêu cực
trong cuộc sống của mình; nhóm thì viết về một ngày học bình thường, và sau khi
hồn thành, cho thấy tất cả những em được khảo sát đều giảm các triệu chứng trầm
cảm và lo âu. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng việc viết văn biểu cảm có thể
làm thay đổi nhận thức, tâm lí của học sinh, khắc phục được các triệu chứng như lo
âu, trầm cảm ở các em.
Cơng trình nghiên cứu của Russell Gersten, Scott Baker bàn về các phương pháp
giảng dạy hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng viết bài văn biểu cảm cho học sinh
khuyết tật [30]. Các tác giả Barbara Walker, Margaret E. Shippen, Paul Alberto,David
E. Houchins, and David F. Cihak nghiên cứu về quy trình dạy viết cho học sinh
khuyết tật [29]
Ở Việt Nam, Nguyễn Trí được xem là một trong những tác giả đầu tiên tập trung
nghiên cứu về văn bản biểu cảm. Năm 2006, trong công trình “Dạy Tập làm văn ở
Trung học cơ sở”, tác giả đã làm rõ những vấn đề lí thuyết chung về kiểu văn bản
này. Ông cho rằng: “Biểu cảm là sự giãi bày bằng ngơn từ tình cảm, cảm xúc…của
con người đối với thế giới xung quanh. Đây là nội dung chính của văn bản biểu cảm.
Thơng qua đó, người viết muốn khêu gợi ở người đọc sự đồng cảm, đồng tình, tán
thưởng hay ủng hộ các tình cảm, cảm xúc của mình” [27, tr37]. Cũng trong cơng trình

này, Nguyễn Trí cũng chỉ ra 3 đặc điểm của bài văn biểu cảm: “a.Trong bài văn biểu
cảm, cảm xúc và suy nghĩ của người viết phải trở thành nội dung chính. Mọi chi tiết,
mọi đoạn văn trong bài phải hướng tới, xoay quanh nội dung chính ấy. b.Suy nghĩ và
cảm xúc trong bài văn biểu cảm phải là của cá nhân người viết. c. Bài văn biểu cảm
địi hỏi ngơn ngữ sử dụng phải giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.”[27, tr 37-tr 41].
Khơng chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu lí thuyết, tác giả Nguyễn Trí cịn nêu lên các
bước cụ thể trong dạy học và viết bài văn biểu cảm: a. Tìm hiểu đề bài / b.Tìm ý, lập
ý và diễn tả ý/ c.Lựa chọn cách thể hiện tình cảm và suy nghĩ, lập dàn ý và viết bài.
Tác giả Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Hiệp, Nguyễn Thanh Tú trong cuốn Văn
biểu cảm nghị luận (Dùng cho trung học cơ sở) có nói Phát biểu cảm nghĩ là kiểu làm

10


văn rèn luyện cho học sinh năng lực phát biểu cảm nghĩ- tức là cảm xúc và suy nghĩ
của mình trước một tác phẩm văn học, nghệ thuật, cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh trong
tâm hồn mình chứ khơng phải của người khác. Để thể hiện cảm xúc, tình cảm đối với
một tác phẩm thì phải liên tưởng vơi thực tế thì bài làm mới hay.[19, tr5,6]
Năm 2009, Hồng Thị Mai và một số tác giả khác trong cơng trình “Rèn kĩ
năng thực hành Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học” [18] đã đề xuất cách rèn kỹ năng
viết đoạn văn nêu tình cảm và cảm xúc. Các tác giả đã xây dựng các hoạt động và bài
tập giúp học sinh phát triển khả năng thể hiện cảm xúc một cách chân thực và sinh
động. Các bài tập này giúp rèn luyện cho học sinh cách viết câu văn mang màu sắc
tu từ, giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Đậy cũng là kiểu bài tập giúp học sinh phát triển
năng lực dùng từ, đặt câu, viết đoạn, bài, tạo ra sản phẩm ngơn ngữ có giá trị.
Các tác giả Đoàn Thị Kim Nhung, Phạm Thị Nga đã phân biệt những điểm
khác nhau cơ bản giữa bài văn biểu cảm với bài văn miêu tả và tự sự. Đối với văn tự
sự thì nhu cầu là kể lại một sự việc nào đó. Ví dụ: “ Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo,
quanh năm ăn bữa sớm chẳng biết bữa tối. Năm ấy, tết đến mà trong nhà khơng có
một bát gạo, người vợ chạy mấy nơi mới vay được ít tiền kịp sáng 30 đi sắm Tết.”

còn đối với văn miêu tả thì nhu cầu là tái hiện người, vật, sự vật, ví dụ: “ Chị Nhà
Trị đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm
dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như hai cánh bướm non, lại ngắn chùn
chùn.” Riêng văn biểu cảm thì từ nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Trong văn biểu
cảm cũng thường sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả, tuy nhiên văn biểu cảm chỉ xem
các yếu tố đó là phương tiện để bộc lộ tình cảm chứ khơng phải là mục đích hướng
tới [14]. Ví dụ: “ Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc
đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này mẹ chị đã
hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa…”
Năm 2015, các tác giả Lê Thị Mỹ Trinh, Trần Lê Hân, Lê Ly Na trong cơng
trình “Phương pháp làm văn biểu cảm và nghị luận” đã nêu lên các bước cụ thể để
viết văn biểu cảm và phát triển khả năng thể hiện tâm trạng trong viết văn [28]

11


2.2. Nghiên cứu về việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thể hiện tình cảm,
cảm xúc cho học sinh
Trong lĩnh vực rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc
cho học sinh, nhiều tác giả và nhà nghiên cứu đã đưa ra những nghiên cứu và đóng
góp đáng kể.
Năm 2005, tác giả Trần Mạnh Hưởng đã xuất bản cơng trình "Vui học Tiếng
Việt"[8]. Cơng trình này đưa ra nhiều giải pháp giúp học sinh rèn luyện và phát triển
kĩ năng viết đoạn văn Tiếng Việt thông qua các hoạt động vui chơi và thú vị. Trong
đó, tác giả giới thiệu nhiều phương pháp như trị chơi, bài hát, câu đố, tranh vẽ, và
các hoạt động thú vị khác để kích thích tư duy và sự sáng tạo của học sinh khi viết.
Đồng thời, tác giả cũng xây dựng các bài tập viết đoạn văn theo các chủ đề khác nhau,
từ miêu tả đối tượng, cảm nhận về cảnh vật, đến viết truyện ngắn, thơ, và nhật ký cá
nhân.
Tác phẩm "Trò chơi học tập Tiếng Việt 2" được biên soạn bởi Trần Mạnh

Hưởng Nguyễn Thị Hạnh, Lê Phương Nga (2010) tập trung vào việc giới thiệu các
phương pháp và hoạt động vui chơi học tập để rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn biểu
cảm, sáng tạo cho học sinh [9].
Cơng trình này chứa một loạt các hoạt động và trò chơi học tập, bao gồm cả
viết truyện, viết thư, viết nhật ký, và viết bài luận. Các hoạt động này thường được
thiết kế để kích thích tư duy sáng tạo và khả năng biểu đạt của học sinh, sử dụng
phương pháp học thơng qua trị chơi và thực hành để giúp học sinh phát triển kỹ năng
viết một cách hiệu quả và thú vị.
Tác giả Lê Phương Nga trong cơng trình “ Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt
ở Tiểu học” [17] cũng đề cập đến kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của
học sinh cho rằng: “giáo viên không nên thuyết giảng mà phải gợi mở, tạo điều kiện
cho học sinh phát huy năng lực độc lập suy nghĩ làm việc để tự mình học được cách
suy nghĩ, cách cảm, cách nói, cách viết”. Theo tác giả, để luyện viết, cần có những
đề bài tốt, kích thích hứng thú viết văn của học sinh.
Từ những cơng trình nghiên cứu tiếp cận được, chúng tôi nhận thấy bài văn
biểu cảm được nghiên cứu ở các phương diện và mức độ khác nhau. Một số công

12


trình nghiên cứu ở nước ngồi đã đi sâu chứng minh, làm rõ hiệu quả của việc viết
bài văn biểu cảm với việc ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện tâm lí tiêu cực ở
học sinh; đề xuất quy trình dạy viết văn biểu cảm cho trẻ em khuyết tật. Trong khi
đó, các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam đã tập trung xác định khái niệm, đặc trưng
kiểu văn bản biểu cảm, làm cơ sở cho việc dạy viết bài văn biểu cảm trong nhà trường.
Nhiều cơng trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến việc rèn luyện kĩ năng viết bài văn
biểu cảm cho học sinh ở bậc THCS. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề rèn luyện kĩ năng
viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh ở Tiểu học vẫn chưa được nghiên
cứu một cách đầy đủ, cụ thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu đề tài là xác lập, làm rõ những vấn đề lí luận và thực
tiễn có liên quan đến việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc
cho học sinh Tiểu học; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm rèn luyện kĩ năng viết đoạn
văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích và tổng hợp các cơng trình nghiên cứu đã có liên quan đến việc rèn
luyện kĩ năng viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học.
- Phân tích và đánh giá thực trạng việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thể
hiện tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học.
- Đề xuất các nguyên tắc, biện pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thể hiện
tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học.
- Đánh giá tính khả thi của các nguyên tắc, biện pháp rèn luyện kĩ năng viết
đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về lí luận: Nghiên cứu về đoạn văn, đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc và rèn
luyện kỹ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.

13


- Về thực tiễn:
+ Khảo sát nội dung dạy học viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trong sách
Tiếng Việt (bộ Chân trời sáng tạo) lớp 3.
+ Khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh tại các trường: Tiểu học Tân Tiến,
Tiểu học Nguyễn An Ninh, Tiểu học Trần Văn Ơn, Tiểu học Thống Nhất tại thành
phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Trong đề tài, chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao
gồm các phương pháp: phân tích và tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Chúng tơi sử dụng phương pháp này để
tìm hiểu và phân tích các tài liệu có liên quan đến rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn,
các phương pháp dạy học viết cho học sinh tiểu học; khả năng thể hiện tình cảm, cảm
xúc bằng ngơn từ,…
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa: Chúng tơi sử dụng này để sắp xếp
các tài liệu khoa học thành một hệ thống có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội
dung nghiên cứu của đề tài; từ đó đưa ra được những luận điểm khoa học cần thiết.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: phương pháp quan sát, phương
pháp điều tra và phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp quan sát: Phương pháp này dùng để quan sát thái độ, hứng thú
học tập, sự tập trung và thời gian chú ý của học sinh lớp thực nghiệm trong quá trình
thực hiện tiết dạy thực nghiệm. Quá trình quan sát này sẽ được ghi nhận lại thông qua
các phiếu dự giờ, giúp chúng tơi thu thập thơng tin về tình hình thực hiện và phản hồi
của học sinh trong quá trình học tập.
- Phương pháp điều tra: Phương pháp này dùng để thu thập thông tin và ý kiến
của giáo viên và học sinh về việc viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc. Phương pháp
điều tra giúp tìm hiểu các quan điểm, nhận thức và kinh nghiệm của các nhân tố liên
quan trong quá trình viết đoạn văn.

14


- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Phương pháp thực nghiệm sư phạm dùng
để đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất và chứng minh giả thuyết khoa
học của đề tài. Phương pháp này giúp kiểm tra và đánh giá tính khả thi và hiệu quả

của các biện pháp rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học
sinh tiểu học.
5.3. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê dùng để xử lí số liệu khảo sát và số liệu thực nghiệm
thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp này giúp chúng tơi phân tích
và đánh giá độ tin cậy của các số liệu liên quan đến viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm
xúc của học sinh Tiểu học.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng viết
đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học.
Chương 2: Nguyên tắc và biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm,
cảm xúc cho học sinh Tiểu học.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

15


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Văn bản biểu cảm và đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc
1.1.1.1. Văn bản biểu cảm
Biểu cảm được hiểu là sự biểu lộ, bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Biểu cảm là là
nhu cầu tự nhiên của con người. So với việc giới thiệu, thuyết minh hay nêu ý kiến,
biểu cảm mang tính chủ quan và đa dạng hơn. Trước mỗi đối tượng, tình huống, mỗi
người có những cảm xúc riêng và có cách thể hiện cảm xúc ấy khác nhau. Biểu cảm

là thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan
tới nhu cầu và động cơ của họ. Đó là sự ngưỡng mộ, kính trọng trước một người có
nhân cách cao đẹp hay tài năng đặc biệt; là sự đồng cảm, xót xa trước những số phận
bất hạnh, những mất mát khổ đau của đồng loại; là sự căm giận, kinh bỉ trước những
việc làm xấu xa, những sự bất công trong cuộc đời...Các nhà tâm lí học cho rằng tình
cảm được hình thành và biểu hiện thơng qua xúc cảm. Xúc cảm và tình cảm đều biểu
thị thái độ của con người đối với thế giới, nhưng là hai mức độ khác nhau, mặc dù
chúng gắn bó chặt chẽ với nhau trong sự rung cảm của con người...
Văn bản biểu cảm là kiểu văn bản dùng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người
viết về một sự việc, hiện tượng, từ đó khơi gợi những cảm xúc, sự đồng cảm ở người
đọc. Tác giả Nguyễn Trí cho rằng nội dung chính của văn bản biểu cảm “là sự giãi
bày bằng ngơn từ tình cảm, cảm xúc…của con người đối với thế giới xung quanh”[27,
tr 37]. Mục đích viết văn bản biểu cảm là khơi gợi sự đồng cảm, đồng tình ở người
đọc. Chẳng hạn,đoạn văn dưới đây được viết ra cốt yếu để lan tỏa tình yêu thương
sâu sắc, mãnh liệt mà đứa con dành cho mẹ.
“Mẹ là người em yêu nhất trong nhà. Mẹ luôn dịu dàng, âu yếm với em. Đôi
tay của mẹ sần sùi chai nắng nhưng lại làm ra những món ăn ngon nhất. Những lúc
em ốm đau, mẹ thức cả đêm để chăm em. Nhìn những nếp nhăn trên mắt, đơi tay chai
sạn của mẹ, em càng thương mẹ nhiều hơn.”

16



×