Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Đề tài Đánh giá thực trạng quản lý trật tự xây dựng tại thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.12 KB, 75 trang )

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Thống kê diện tích, dân số, mật độ dân số thành phố Huế theo khu
vực năm 2021......................................................................................................25
Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả cấp giấy phép xây dựng của thành phố Huế giai
đoạn 2019 - 2022.................................................................................................30
Bảng 4.3. Tình hình cấp giấy phép xây dựng theo khu vực trong giai đoạn 2019 – 2022
.............................................................................................................................31
Bảng 4.4. Kết quả cấp giấy phép xây dựng theo đơn vị hành chính của thành
phố Huế trong giai đoạn năm 2019 đến tháng 06/2021......................................33
Bảng 4.5. Kết quả cấp giấy phép xây dựng theo đơn vị hành chính của thành
phố Huế trong giai đoạn tháng 07/2021 đến năm 2022......................................35
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả thanh tra trật tự xây dựng của thành phố Huế giai
đoạn 2019 – 2022................................................................................................38
Bảng 4.7. Tổng hợp vi phạm trật tự xây dựng tính theo khu vực trong giai đoạn
2019 – 2022.........................................................................................................40
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành
phố Huế giai đoạn 2019 - 2022...........................................................................42
Bảng 4.9. Thống kê kết quả xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành
phố Huế trong giai đoạn 2019 - 2022..................................................................46
Bảng 4.10. Ý kiến của cán bộ chuyên môn về nguyên nhân chính dẫn đến những
khó khăn, vướng mắc trong cơng tác quản lý trật tự xây dựng...........................51
Bảng 4.11. Mức độ hiểu biết của người dân về các quy định liên quan đến trật tự
xây dựng..............................................................................................................53
Bảng 4.12. Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ chun mơn về tình hình quản lý
trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Huế.......................................................53
Bảng 4.13. Kết quả điều tra khảo sát người dân về tình hình trật tự xây dựng
trên địa bàn thành phố Huế..................................................................................56


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 4.1. Hình ảnh thu nhỏ bản đồ hành chính thành phố Huế.........................21


Hình 4.2. Tỷ lệ kết quả cấp giấy phép xây dựng của thành phố Huế giai đoạn
2019 – 2022.........................................................................................................30
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cấp giấy phép xây dựng theo khu vực trong giai
đoạn 2019 – 2022................................................................................................32
Hình 4.4. Tỷ lệ vi phạm trật tự xây dựng của thành phố Huế trong giai đoạn
2019 – 2022.........................................................................................................39
Hình 4.5. Tỷ lệ cơng trình vi phạm theo loại cơng trình vi phạm của thành phố
Huế giai đoạn 2019 - 2022..................................................................................41
Hình 4.6. Tỷ lệ thực hiện buộc ngừng thi công để xử lý vi phạm trật tự xây dựng
của thành phố Huế trong giai đoạn 2019 – 2022.................................................47


MỤC LỤC
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.........................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.........................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................4
2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................4
2.1.1. Những vấn đề chung về đô thị, quản lý đô thị............................................4
2.1.2. Những vấn đề chung của quản lý trật tự xây dựng......................................5
2.1.3. Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng......................................................7
2.1.4. Nguyên tắc, quy trình và biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng...........8
2.1.5. Cơ sở pháp lý của việc quản lý trật tự xây dựng đô thị.............................15
2.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................15
2.3. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan.......................................................16

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...................................................................................................19
3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................19
3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................19
3.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................19
3.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................19
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.........................................................19
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.......................................................20
3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu....................................................20
3.4.4. Chỉ tiêu đánh giá........................................................................................20


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................21
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế...................................................................................................21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................21
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................23
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.............................28
4.2. Thực trạng về quản lý trật tự xây dựng tại thành phố Huế giai đoạn 2019 –
2022.....................................................................................................................30
4.2.1. Thực trạng về công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Huế. 30
4.2.2. Thực trạng về công tác thanh tra trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố
Huế......................................................................................................................37
4.2.3. Thực trạng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Huế
.............................................................................................................................42
4.2.4. Những thuận lợi trong công tác quản lý trật tự xây dựng tên địa bàn thành
phố Huế...............................................................................................................48
4.2.5. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý trật tự xây
dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Huế....................................49
4.2.6. Ý kiến của các bên liên quan đến tình hình quản lý trật tự xây dựng.......53

4.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây
dựng trên địa bàn thành phố................................................................................59
4.3.1. Giải pháp điều chỉnh phạm vi khoanh vùng bảo vệ các khu di tích trên địa
bàn thành phố Huế...............................................................................................59
4.3.2. Giải pháp về nâng cao vai trò quản lý nhà nước.......................................60
4.3.3. Giải pháp nâng cao ý thức của người dân.................................................61
PHẦN 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ................................................................62
5.1. Kết luận........................................................................................................62
5.2. Kiến nghị......................................................................................................62
PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................63
PHẦN 7. PHỤ LỤC...........................................................................................65


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chương trình đơ thị hóa tại nhiều địa phương được đẩy mạnh, bên cạnh đó
việc phát triển và nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng được nhiều địa phương quan
tâm. Trong đó phải nói đến việc đền bù, giải tỏa và mở rộng chỉnh trang đường
giao thông là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, ảnh hưởng đến nhiều vấn đề
về đời sống, kinh tế, xã hội của người dân trong quá trình triển khai dự án.
Thực trạng thành phố Huế là địa bàn có diện tích nhỏ, hẹp với nền tảng là
các cung đường được quy hoạch theo lối kiến trúc xưa với bề rộng nhỏ, đa số
khơng có vỉa hè như các tuyến đường trong nội thành phố. Bên cạnh đó, thành
phố Huế là địa danh nổi tiếng bởi các đền thờ, miếu mạo và các lăng tẩm của
vua, chúa đã được xếp hạng di tích cấp thế giới và quốc gia. Việc bảo tồn nét
văn hóa và cảnh quan của các địa danh di tích đó đã làm ảnh hưởng đến nếp
sống sinh hoạt của đại đa số người dân sống quanh vùng di tích do nhà ở đã lâu
năm, xuống cấp nghiêm trọng nhưng bị ràng buộc bởi Luật Di sản và hạn chế
việc xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở.
Mặt khác, để phát triển đơ thị tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố

Huế nói riêng, các cơ quan Nhà nước đã ban hành các Quyết định quy hoạch đất
đai tại nhiều nơi, nhiều địa bàn nhưng đã nhiều năm mà chưa được triển khai
thực hiện. Do đó, việc xây dựng hay sửa chữa nhà ở của người dân cũng như
việc chuyển nhượng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất đã phần nào hạn chế.
Tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực xây dựng và phát triển thành phố Trực
thuộc Trung ương, trong đó vấn đề mở rộng đơ thị đang đặt ra những thách thức,
yêu cầu không nhỏ đối với công tác quản lý trật tự xây dựng. Do đại đa số các
hộ gia đình lại có nhà, đất nằm trong vùng quy hoạch treo, thuộc khu vực 1, 2
của các di tích lịch sử và thực hiện các chương trình đền bù, giải tỏa, mở đường
để chỉnh trang đơ thị,…Trong khi đó nhu cầu về nhà ở của người dân rất cấp
thiết, nhiều nhân khẩu cùng sống trong một hộ, nhu cầu sinh hoạt, vệ sinh cá
nhân và các trường hợp lập gia đình muốn ở riêng được bố mẹ cho đất trong
vườn mà không làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giấy phép xây dựng; giấy phép sửa chữa,
cải tạo cơng trình…nên các hộ dân đã bất chấp pháp luật, cố tình xây dựng, sửa
chữa nhà ở trái phép để có nơi ở ổn định cuộc sống khi chưa được chính quyền

1


các cấp cho phép các hoạt động này đã gây thất thốt tài sản của Nhà nước gây
ảnh hưởng khơng nhỏ đến mục tiêu xây dựng, phát triển đô thị Huế.
Việc xây dựng trái phép nói trên đã xảy ra nhiều năm nay, mặc dù Ủy ban
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế đã có nhiều chương trình giải
pháp như: Đẩy mạnh nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người dân; cấp giấy
phép xây dựng; giấy phép sửa chữa, cải tạo cơng trình; rà sốt bãi bỏ các quy
hoạch lâu năm chưa được triển khai thực hiện; thực hiện việc kê khai đền bù, di
dời, giải tỏa và lập khu định cư mới cho người dân đến nơi ở mới… nhưng tình

trạng xây dựng trái phép, vi phạm các quy định về quản lý đất đai vẫn khơng có
chiều hướng thuyên giảm.
Nhằm hạn chế tối đa tình trạng xây dựng nhà trái phép, thiệt hại về tài sản
của Nhà nước và cơng dân, tạo sự đồn kết trong tập thể dân phố và cộng đồng
dân cư; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực xây
dựng trên địa bàn thành phố. Chính vì vậy việc quản lý trật tự xây dựng đô thị
trên địa bàn thành phố Huế được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Xuất phát từ ý
nghĩa trên, tôi chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý trật tự xây dựng tại
thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng về công tác quản lý trật tự xây dựng tại thành phố
Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý trật tự xây dựng cho địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Huế.
- Phân tích thuận lợi và khó khăn trong cơng tác quản lý trật tự xây dựng
trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng tại thành
phố Huế.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài góp phần bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản lý trật
tự xây dựng đơ thị nói riêng và cơng tác quản lý đơ thị nói chung.


- Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp vào nguồn tài liệu tham khảo cho
các nghiên cứu tiếp theo của ngành Quản lý đất đai về việc quản lý trật tự xây
dựng đô thị.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin liên quan về quản lý trật
tự xây dựng tại địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế; từ đó góp phần
giúp Đội quản lý trật tự đơ thị và các cán bộ chuyên môn ở các phường, xã trên
địa bàn thành phố nắm bắt được cơ sở thực tiễn và thực hiện các giải pháp phù
hợp nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng tại thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Những vấn đề chung về đô thị, quản lý đô thị
2.1.1.1. Khái niệm đô thị
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị, đô thị là khu vực tập trung
dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi
nơng nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chun
ngành, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một
vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố;
nội thị, ngoại thị của xã; thị trấn (Quốc hội, 2009).
2.1.1.2. Khái niệm và nội dung quản lý đô thị
Quản lý đô thị là các hoạt động nhầm huy động mọi nguồn lực vào cơng
tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động
để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố. Hay quản lý đô
thị là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở của nhiều khoa học
chuyên ngành, bao gồm hệ thống chính sách, cơ chế, biện pháp và phương tiện
được chính quyền nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện quản lý và kiểm
soát quá trình tăng trưởng đơ thị. Theo một nghĩa rộng thì quản lý đô thị là quản
lý con người và không gian sống (ăn, ở, làm việc, nghỉ ngơi…) ở đô thị. Hay nói
cách khác: “Quản lý đơ thị là một quá trình hoạt động để đi đến mục tiêu đảm

bảo cho đô thị phát triển ổn định bền vững, đảm bảo hài hịa các lợi ích quốc
gia, cộng đồng và cá nhân trước mắt và lâu dài” (Võ Kim Cương, 2004).
Nội dung quản lý đô thị bao gồm:
- Quản lý quy hoạch xây dựng.
- Quản lý kiến trúc, xây dựng.
- Quản lý hệ thống cấp, thoát nước.
- Quản lý biển báo giao thông, biển tên thành phố.
- Quản lý xây dựng hạ tầng thông tin liên lạc.
- Bảo vệ môi trường.
- Quản lý trật tự an tồn giao thơng đường bộ đô thị.
- Quản lý hoạt động quảng cáo thương mại trực quan ngoài trời.


- Thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
2.1.2. Những vấn đề chung của quản lý trật tự xây dựng
2.1.2.1. Khái niệm trật tự xây dựng
Trật tự là trạng thái phát triển có sự sắp xếp theo một thứ tự nhất định của
các bộ phận để cấu thành chỉnh thể, trong đó các bộ phận đều vận động theo
những nguyên tắc, các quy định mà nó cần phải tuân thủ. Trạng thái xây dựng
có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định mà
mọi người phải tuân theo.
Như vậy, trật tự xây dựng là trạng thái được hình thành dựa trên sự thực thi
pháp luật về xây dựng trong thực tiễn của chủ thể nhằm duy trì sự ổn định về
trật tự xây dựng (Đặng Hiếu Thảo, 2019).
Việc thiết lập trật tự xây dựng là việc làm hết sức cần thiết, xuất phát từ
yêu cầu khách quan của quá trình tồn tại và phát triển. Trật tự này được hình
thành trên cơ sở quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết do các cơ quan chức
năng lập ra, được phê duyệt và tổ chức thực hiện; được quản lý bằng các quy
định của pháp luật bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm
hướng hành vi của các chủ thể tham gia các quan hệ về xây dựng ở đô thị theo

chuẩn mực chung. Hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước về trật tự xây
dựng là sự tác động, điều chỉnh một cách thường xuyên, thống nhất hành vi của
các chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp luật về xây dựng nhằm đảm bảo quá
trình xây dựng diễn ra theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; duy trì sự ổn định
về mọi mặt và đảm bảo một cách hợp lý yếu tố bền vững, trường tồn phát triển
không ngừng.
2.1.2.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng tại đô thị
Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây
dựng do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành (Bộ
Xây dựng, 2006).
Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức
kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ
số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban
hành hoặc cơng nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây
dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng (Bộ
Xây dựng, 2006).
Nguyên tắc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng:
5


- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bắt buộc áp dụng trong các hoạt động xây
dựng bao gồm: Khảo sát và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; quy hoạch xây
dựng và quy hoạch đô thị; lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng; thiết kế, thi
công và nghiệm thu cơng trình xây dựng; sản xuất, xuất nhập khẩu và lưu thơng
sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng.
- Tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài
được áp dụng trong hoạt động xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, ngoại trừ
các tiêu chuẩn được trích dẫn trong quy chuẩn hoặc văn bản quy phạm pháp
luật. Việc áp dụng tiêu chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo tính đồng bộ và tính khả thi của hệ thống các tiêu chuẩn được

áp dụng cho dự án trong tồn bộ q trình khảo sát, thí nghiệm, thiết kế, sản
xuất và chế tạo, thi cơng và nghiệm thu cơng trình xây dựng.
+ Phải phù hợp với các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây
dựng và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
+ Trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở,
tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài phải phù hợp với yêu cầu được nêu trong các
tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc áp dụng do các bộ, ngành quy định.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, ưu tiên
sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia. Trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia,
người quyết định đầu tư có thể xem xét, chấp thuận tiêu chuẩn nước ngoài (Bộ
Xây dựng, 2010).
2.1.2.3. Khái niệm và nội dung quản lý trật tự xây dựng tại đô thị
Quản lý trật tự xây dựng là hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề xuất, kiến nghị
và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và trình tự pháp luật về các vấn đề liên quan
đến trật tự xây dựng, nhằm đảm bảo quản lý đô thị phù hợp với quy hoạch tổng
thể và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng, giữ gìn và phát triển bộ
mặt đô thị theo đúng quy hoạch được duyệt, tạo điều kiện cho nhân dân xây
dựng, cải tạo nhà ở, cơng trình xây dựng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân
dân, ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất cơng, sử dụng đất
sai mục đích, xây dựng khơng phép, sai phép giữ gìn kỷ cương trong quản lý trật
tự xây dựng (Nguyễn Ngọc Châu, 2001).
Nội dung quản lý trật tự xây dựng tại đô thị bao gồm (Nguyễn Thị Lệ
Huyền, 2020):
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật xây dựng.


- Quản lý nhà nước việc xây dựng theo quy hoạch.
- Quản lý nhà nước về cấp, thu hồi và xây dựng theo giấy phép xây dựng.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác
quản lý về trật tự xây dựng đô thị.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử phạt hành vi vi
phạm hành chính trong xây dựng.
2.1.3. Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng
Theo quy định của Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định
về xử phạt hành chính về xây dựng thì các hình thức vi phạm trật tự xây dựng
bao gồm:
- Tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình khơng che chắn hoặc có che chắn
nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật
liệu xây dựng không đúng nơi quy định.
- Không công khai giấy phép xây dựng tại địa điểm thi cơng xây dựng
trong suốt q trình thi cơng.
- Khơng thực hiện thủ tục để điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng.
- Tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình sai nội dung giấy phép xây dựng
được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời cơng trình và
giấy phép xây dựng có thời hạn.
- Tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình vi phạm quy định về quản lý chất
lượng cơng trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng cơng trình hạ tầng kỹ
thuật, cơng trình lân cận hoặc gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ cơng trình
lân cận nhưng khơng gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác.
- Tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình sai nội dung giấy phép xây dựng
được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới.
- Tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình khơng có giấy phép xây dựng mà
theo quy định phải có giấy phép xây dựng.
- Xây dựng cơng trình khơng đúng thiết kế xây dựng được thẩm định trong
trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.
- Xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt.

7



- Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được
quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực cơng
cộng, khu vực sử dụng chung.
- Cơng trình xây dựng trên đất khơng đúng mục đích sử dụng đất theo quy
định của pháp luật đất đai.
- Cơng trình xây dựng tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập
biên bản vi phạm hành chính.
- Cơng trình xây dựng đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm
nhưng khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Chính phủ, 2022).
2.1.4. Ngun tắc, quy trình và biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng
2.1.4.1. Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng
Công tác phối hợp quản lý trật tự xây dựng phải đảm bảo tính đồng bộ,
thống nhất, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Xây dựng, Ủy ban
nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các ban, ngành có liên quan
theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo kịp thời trong quá trình kiểm tra,
phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng. Hạn chế chồng
chéo, đùn đẩy trách nhiệm, dung túng bao che đối với các trường hợp vi phạm
trật tự xây dựng trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Những hành vi vi phạm trong trật tự xây dựng của các tổ chức, cá nhân đều
phải được xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan nào phát hiện có hành vi
vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc
thông báo để các bên liên quan biết và xử lý.
Tổ chức, cá nhân được phân công trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng để
xảy ra nhiều vi phạm, thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong quá
trình phối hợp thì bị xử lý theo quy định pháp luật (Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa
Thiên Huế, 2018).
2.1.4.2. Quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng
Các hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5
Điều 81 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP thuộc trường hợp đủ điều kiện cấp phép
xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng

mà đang thi cơng thì xử lý như sau:
- Người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và
yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi cơng xây dựng cơng trình.


Trong thời hạn 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng, 30 ngày đối với nhà ở
riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá
nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền
cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây
dựng điều chỉnh và có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh
hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh.
+ Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh
hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về
cấp giấy phép, về thẩm định và bổ sung thêm hồ sơ chứng minh đã hoàn thành
việc nộp phạt vi phạm hành chính;
+ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép xây
dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng có
trách nhiệm thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
- Hết thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 81 này, tổ chức, cá nhân vi phạm
khơng xuất trình giấy phép xây dựng được cấp hoặc giấy phép xây dựng điều
chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định thì người có thẩm
quyền xử phạt ra văn bản thơng báo u cầu tổ chức, cá nhân vi phạm tự phá dỡ
công trình, phần cơng trình xây dựng vi phạm.
+ Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày gửi văn bản thơng báo (tính
theo dấu bưu điện) hoặc từ ngày có biên bản bàn giao thơng báo, tổ chức, cá
nhân, có hành vi vi phạm có trách nhiệm thực hiện biện pháp buộc tự phá dỡ
cơng trình, phần cơng trình xây dựng vi phạm.
- Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân có hành vi vi
phạm xuất giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết
kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định, người có thẩm quyền xử phạt có

trách nhiệm tổ chức kiểm tra hiện trạng cơng trình xây dựng, lập biên bản ghi
nhận sự phù hợp của hiện trạng cơng trình với giấy phép xây dựng hoặc giấy
phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định.
- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm chỉ được tiếp tục thi công nếu biên
bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng cơng trình phù
hợp với giấy phép xây dựng được cấp, giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết
kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định.
+ Trường hợp hiện trạng cơng trình khơng phù hợp với giấy phép xây dựng
hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được
thẩm định thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi
9


nhận hiện trạng cơng trình, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm buộc phá dỡ
cơng trình, phần cơng trình khơng phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc giấy
phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định.
- Trong thời hạn đang đề nghị làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng hoặc
giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh mà tổ chức, cá
nhân vi phạm tiếp tục thi cơng thì bị xử lý theo quy định tại Khoản 13 Điều 16
Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
+ Tổ chức, cá nhân không thực hiện biện pháp buộc phá dỡ quy định tại
Khoản 2 và Khoản 4 Điều này 81 thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (Chính phủ, 2022).
2.1.4.3. Các biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng
Theo Điều 16, Nghị định số 16/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về trật tự
xây dựng:
Xử phạt hành vi tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình khơng che chắn hoặc
có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh
hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở

riêng lẻ hoặc cơng trình xây dựng khác.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng cơng
trình có u cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc cơng
trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Xử phạt đối với hành vi không công khai giấy phép xây dựng tại địa điểm
thi công xây dựng trong suốt q trình thi cơng như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở
riêng lẻ.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà
ở riêng lẻ trong khu bảo tổn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc cơng trình xây
dựng khác.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng cơng
trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc cơng
trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Xử phạt đối với hành vi không thực hiện thủ tục để điều chỉnh, gia hạn giấy
phép xây dựng như sau:


- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà
ở riêng lẻ.
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà
ở riêng lẻ trong khu bảo tổn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc cơng trình xây
dựng khác.
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng cơng
trình có u cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc cơng
trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng cơng trình sai nội dung
giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di
dời cơng trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau:
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà

ở riêng lẻ.
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà
ở riêng lẻ trong khu bảo tổn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc cơng trình xây
dựng khác.
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với xây dựng cơng
trình có u cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc cơng
trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Xử phạt với hành vi tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình vi phạm quy định
về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng cơng trình
hạ tầng kỹ thuật, cơng trình lân cận hoặc gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ
cơng trình lân cận nhưng khơng gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người
khác nhau sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà
ở riêng lẻ.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với xây dựng nhà
ở riêng lẻ trong khu bảo tổn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc cơng trình xây
dựng khác.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng
cơng trình có u cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc
cơng trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

11


Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng cơng trình sai nội dung
giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới
như sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà
ở riêng lẻ.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với xây dựng nhà

ở riêng lẻ trong khu bảo tổn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc cơng trình xây
dựng khác.
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng
cơng trình có u cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc
cơng trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình khơng có
giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà
ở riêng lẻ.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà
ở riêng lẻ trong khu bảo tổn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc cơng trình xây
dựng khác.
- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng
cơng trình có u cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc
cơng trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xây
dựng cơng trình khơng đúng thiết kế xây dựng được thẩm định trong trường hợp
được miễn giấy phép xây dựng.
Xử phạt đối với hành vi xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy
hoạch đô thị được duyệt như sau:
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà
ở riêng lẻ.
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng
nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tổn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc cơng trình
xây dựng khác.


- Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với xây dựng
cơng trình có u cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc
công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Xử phạt đối với hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm
khơng gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác
hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung như sau:
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà
ở riêng lẻ.
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng
nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tổn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc cơng trình
xây dựng khác.
- Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với xây dựng
cơng trình có u cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc
cơng trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Đối với cơng trình xây dựng trên đất khơng đúng mục đích sử dụng đất
theo quy định của pháp luật đất đai thì xử phạt theo quy định tại Nghị định của
Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm khi đã bị lập biên bản vi
phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm
quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành
chính được quy định tại Khoản 4, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 và
Khoản 10 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP thì mức phạt cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng
nhà ở riêng lẻ.
- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng
nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tổn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc cơng trình
xây dựng khác.
- Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với xây dựng
cơng trình có u cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc
cơng trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại
Khoản 4, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều 16 Nghị định
số 16/2022/NĐ-CP mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

như sau:
13


- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng
nhà ở riêng lẻ.
- Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với xây dựng
nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tổn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc cơng trình
xây dựng khác.
- Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với xây dựng
công trình có u cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc
cơng trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng (nếu
có) đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 12 và Điểm a Khoản 13 Điều 16
Nghị định số 16/2022/NĐ-CP.
- Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 06 tháng đến 09 tháng (nếu
có) đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 12 và Điểm b Khoản 13 Điều 16
Nghị định số 16/2022/NĐ-CP.
- Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 09 tháng đến 12 tháng (nếu
có) đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 12 và Điểm c Khoản 13 Điều 16
Nghị định số 16/2022/NĐ-CP.
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy
định tại Khoản 12, Khoản 13 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc che chắn theo quy định và khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường
(nếu có) với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐCP.
- Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép xây dựng hoặc
buộc công khai giấy phép xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại
Khoản 2, Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP.

- Buộc phá dỡ cơng trình, phần cơng trình xây dựng vi phạm với các hành
vi quy định tại Khoản 4, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã
kết thúc), Khoản 9, Khoản 10, Khoản 12, Khoản 13 Điều 16 Nghị định số
16/2022/NĐ-CP (Chính phủ, 2022).
2.1.5. Cơ sở pháp lý của việc quản lý trật tự xây dựng đô thị


Kể từ khi Luật Xây dựng được Quốc hội ban hành đến nay, Chính phủ, Bộ
Xây dựng và các địa phương đã kịp thời ban hành nhiều Nghị định, Thông tư và
các văn bản hướng dẫn về: Quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng theo quy
hoạch, cấp giấy phép xây dựng, thanh tra xây dựng, xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động xây dựng, xử lý vi phạm trật tự xây dựng,… Những căn cứ pháp
lý trực tiếp làm cơ sở để quản lý trật tự xây dựng được thể hiện thông qua các
văn bản Luật và dưới luật bao gồm:
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật số 62/2020/QH14 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.
- Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính về xây dựng.
- Nghị định số 21/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây
dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản
xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; kinh
doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và cơng sở.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Tình hình thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng ở Việt Nam:

Trong những năm qua, cùng với quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, tốc độ phát triển đô thị diễn ra khá nhanh. Đến nay cả nước đã có 888
đơ thị, trong đó có gần 131 thành phố và thị xã. Các đô thị được quan tâm đầu tư
phát triển nên nhìn chung chất lượng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ
công cộng được nâng lên; từng bước hình thành hệ thống các đô thị hiện đại,
văn minh.
Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đã được ban
hành đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và phát triển kinh tế - xã hội. Tại các địa
phương, công tác quản lý trật tự xây dựng đã có những tiến bộ nhất định, thể
hiện trên các mặt: Cơng tác quy hoạch xây dựng đã có bước chuyển biến rõ rệt

15


cả về số lượng và chất lượng; việc cải cách thủ tục hành chính, thủ tục cấp giấy
phép xây dựng giảm bớt phiền hà đã được quan tâm.
Tuy nhiên, công tác quản lý xây dựng tại các đô thị vẫn còn một số tồn tại
như: Nhiều địa phương chưa chú ý đầy đủ và tập trung nguồn lực cho công tác
quy hoạch xây dựng; việc công bố, công khai đồ án quy hoạch xây dựng đô thị
chưa được thực hiện nghiêm túc dẫn đến tình trạng phải thỏa thuận quy hoạch
cho từng cơng trình, từng dự án; các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư xây
dựng cịn gặp nhiều khó khăn trong thẩm định thiết kế cơ sở và xin cấp giấy
phép xây dựng; một số quy định về việc thu hồi đất, giao đất còn chưa thực sự
phù hợp với các loại hình dự án khác nhau làm ảnh hưởng tới q trình phát
triển đơ thị; việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị chưa
nghiêm và chưa kịp thời, các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để ngăn ngừa dẫn
đến tình trạng xây dựng khơng phép, sai phép cịn phổ biến. Cơng tác cải cách
hành chính trong quản lý xây dựng đô thị tại một số địa phương chưa được chú
trọng, đặc biệt là việc cải cách thủ tục hành chính và thực hiện phân cấp quản lý
xây dựng; cán bộ ở cấp cơ sở cịn thiếu, trình độ, năng lực còn hạn chế, chưa

đáp ứng kịp yêu cầu của nhiệm vụ (Thủ tướng Chính phủ, 2007).
2.3. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan
Tác giả Nguyễn Di Khang (2017) đã nghiên cứu về Quản lý Nhà nước về
trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả
nghiên cứu cho thấy công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quận
12 trong giai đoạn 2012 – 2016 đã thu về kết quả như sau: Đã xử lý được 1.573
trường hợp vi phạm trật tự xây dựng; trong đó, xây dựng khơng phép 1.202
trường hợp, xây dựng sai phép 329 trường hợp và xây dựng vi phạm khác 16
trường hợp. Bên cạnh những kết quả khả quan đạt được, cơng tác quản lý trật tự
xây dựng vẫn cịn bộc lộ một số hạn chế nhất định, cần có giải pháp khắc phục
hậu quả như: Công tác tổ chức thực hiện của cơ quan cấp phép xây dựng chưa
tốt, việc thụ lý hồ sơ chưa kịp thời, thời gian gửi văn bản yêu cầu chủ đầu tư bổ
sung hồ sơ hoặc lấy ý kiến của cơ quan liên quan không đảm bảo thời gian theo
quy định; nhận thức và hiểu biết pháp luật liên quan đến công tác cấp phép xây
dựng của các chủ đầu tư và cán bộ công chức thực hiện công tác cấp phép xây
dựng chưa đầy đủ nên khi thực hiện còn lúng túng hoặc thực hiện không đúng
theo quy định; công tác quy hoạch xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư,
quy hoạch chi tiết xây dựng còn thiếu dẫn đến phải thỏa thuận nhiều, quy hoạch
đã được duyệt nhưng chưa công bố công khai theo quy định, sự phối hợp giữa
cơ quan cấp phép khơng có đầy đủ thơng tin để xem xét, lại phải hỏi cơ quan



×