Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

TIỂU THUYẾT THO Ạ T KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG DƯỚI GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.22 KB, 58 trang )

 
 

UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA NGỮ VĂN VÀ CƠNG TÁC XÃ HỘI
----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY
CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
DƯỚI GĨC NHÌN THI PHÁP HỌC
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN HOÀI THƯƠNG
MSSV: 2113010346
CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN
KHÓA: 2013 – 2017
Cán bộ hướng dẫn
ThS. NGUYỄN XUÂN HOÀNG
MSCB: 1064

Quảng Nam, tháng 4 năm 2017


 
 

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là mốc đánh dấu bước


trưởng thành quan trọng của sinh viên trên con
đường sự nghiệp sau này. Bởi đây là kết quả học
tập và nghiên cứu miệt mài của bản thân sinh
viên trong suốt bốn năm trên ghế nhà trường đại
học. Công ơn của thầy cô đã ân cần dạy dỗ, chỉ
bảo cũng như sự giúp đỡ, ủng hộ của người thân,
bạn bè trong q trình học tập tại trường mà em
khơng bao giờ qn. Cho đến nay, khi đã hồn
thành khóa luận tốt nghiệp em xin một lần nữa
gửi lời cảm ơn đến:
Trường Đại học Quảng Nam, quý thầy cô khoa
Ngữ văn đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo điều
kiện cho em học tập, nghiên cứu và rèn luyện khi
đang học dưới mái trường này. Đặc biệt, em xin
gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo
Th.s Nguyễn Xuân Hoàng đã tạo mọi điều kiện,
giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành bài khóa
luận này.
Xin cảm ơn người thân và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên em trong quá trình học tập và hồn
thành khóa luận.
Mặc dù đã hồn thành đề tài, nhưng chắc chắn
cịn nhiều điểm thiết sót, nên rất mong nhận được
những nhận xét, góp ý từ các thầy cô giáo, bạn bè
và những ai quan tâm đến vấn đề mà khóa luận
đề cập để đề tài được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Quảng Nam, tháng 4 năm 2017
Người thực hiện
Nguyễn Hoài Thương



 
 

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, những gì được viết trong khóa luận này là cơng trình
nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Nguyễn
Xn Hồng và sự đóng góp ý kiến của q thấy cô trong khoa Ngữ văn &
CTXH.


 
 

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3 
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 
4. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 4 
4.1. Tình hình nghiên cứu chung về Nguyễn Bình Phương và tiểu thuyết
Thoạt kỳ thủy ..................................................................................................... 4 
4.2. Tình hình về nghiên cứu tiểu thuyết Thoạt kì thủy dưới góc nhìn thi pháp
học ..................................................................................................................... 8 
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 9 
6. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 9 
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 9 

B. NỘI DUNG ................................................................................................ 11 
CHƯƠNG 1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG
TIẾU THUYẾT THOẠT KÌ THỦY ............................................................. 11 
1.1. Con người cô đơn ..................................................................................... 11 
1.2. Con người điên loạn ................................................................................. 15 
1.3. Con người cam chịu ................................................................................. 19 
1.4. Con người dục vọng ................................................................................. 21 
CHƯƠNG 2. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT THOẠT KÌ THỦY ............................................................. 25 
2.1. Khơng gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy ........................... 25 
2.1.1. Không gian rừng núi ............................................................................. 26 


 
 

2.1.2. Khơng gian dịng sơng .......................................................................... 27 
2.1.3. Khơng gian vơ thức ............................................................................... 29 
2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Thoạt kì thủy ............................... 30 
2.2.1. Thời gian hư ảo, phi tuyến tính, khơng xác thực .................................. 31 
2.2.2. Thời gian trong cõi vơ thức ................................................................... 34 
CHƯƠNG 3. NGƠN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT THOẠT KÌ THỦY ............................................................. 37 
3.1. Ngơn ngữ trần thuật ................................................................................. 37 
3.1.1. Ngôn ngữ đời thường, thông tục ........................................................... 37 
3.1.2. Ngôn ngữ của vơ thức, lạ hóa ............................................................... 40 
3.1.3. Ngơn ngữ đối thoại và độc thoại ........................................................... 43 
3.2. Giọng điệu trần thuật ................................................................................ 44 
3.2.1. Giọng điệu thờ ơ, cay nghiệt ................................................................. 45 
3.2.2. Giọng điệu ai ốn, hồi niệm ................................................................ 46 

C. KẾT LUẬN ............................................................................................... 49 
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 52 


1
 

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống các
phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện thủ pháp bằng hình tượng nghệ
thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách về hệ
thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế
giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ
thuật” [12,304]. Có thể nói rằng khi chúng ta nghiên cứu một tác phẩm dưới
góc nhìn thi pháp học thì mới cảm nhận được mọi mặt, mọi khía cạnh của tác
phẩm. Nếu như trong phương pháp nghiên cứu văn học truyền thống, chúng
ta chia tác phẩm theo cấu trúc văn bản rời rạc thì hướng nghiên cứu dưới góc
nhìn thi pháp học sẽ cho chúng ta cái nhìn cụ thể và tổng quát về hình tượng
nghệ thuật ở từng mảng của nó như quan niệm nghệ thuật về con người,
không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu để thấy
được sự độc đáo và mới lạ của mỗi nhà văn nuôi dưỡng trong “đứa con tinh
thần”. Khi vận dụng lí thuyết thi pháp học vào việc nghiên cứu một tác phẩm,
chúng tôi nhận thấy sự mới mẻ trong quan niệm nghệ thuật về con người,
không gian và thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết
Thoạt kỳ thủy của nhà văn Nguyễn Bình Phương.
1.2. Nằm trong dịng chảy đổi mới văn học từ sau năm 1986, tiểu thuyết
Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, minh chứng cho sức
sống mãnh liệt của thể loại. Người cầm bút phải đối diện với những yêu cầu
bức thiết của thời đại “thời của tiểu thuyết” (Nguyễn Huy Thiệp): Mỗi nhà

tiểu thuyết, mỗi cuốn tiểu thuyết phải sáng tạo ra một hình thức riêng. Khơng
tơn trọng những hình thức bất biến, mỗi cuốn sách mới cần xây dựng cho
mình những quy luật vận động đồng thời sản sinh ra sự diệt vong của chúng
[2, 67]. Cũng từ đây, tiểu thuyết đã trở thành nhân vật quan trọng bậc nhất


2
 

trên sân khấu văn học Việt Nam hiện đại. Từ sau năm 1986, tiểu thuyết Việt
Nam đã dung nạp vào bản thân nó những yếu tố của chủ nghĩa hậu hiện đại:
sự xáo trộn giữa hư và thực, giữa cái huyền bí siêu nhiên với đời thường; tính
chất hỗn loạn và sự bất ổn của trật tự đời sống; những kiểu cấu trúc mới:
mãnh vỡ tự sự, liên văn bản, gián cách, không gian, thời gian huyền ảo,…
Các yếu tố này đã được các nhà tiểu thuyết đương đại Việt Nam tiếp nhận và
sáng tạo, góp phần khơng nhỏ cho việc tạo dựng một diện mạo mới cho nền
văn học nước nhà. Cũng như các cây bút văn xuôi khác trên văn đàn đương
đại Việt Nam như Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Bảo Ninh,…
Nguyễn Bình Phương đã có những nỗ lực tìm hướng đi mới cho tiểu thuyết
mà tiêu biểu là tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy.
1.3. Thoạt kỳ thủy nói về câu chuyện ở một vùng nơng thơn Việt Nam,
những gia đình sống bằng nghề đập đá, mổ lợn, trồng rau. Cũng có người ơm
mộng văn chương và cũng có người nát rượu. Nhân vật chính của Thoạt kỳ
thủy, một thanh niên có tên là Tính, mắc chứng tâm thần nặng. Cái làng của
Tính có q nhiều người điên, và những người bình thường nhất cũng có
những khoảnh khắc chớp nhống nói năng, cư xử với nhau bất thường. Tính
bị ám ảnh bởi nghề chọc tiết lợn của ơng Khoa, từ đó ln có nhu cầu được
gắn bó với con dao và thường mơ những giấc mơ hãi hùng. Những người đàn
ông trong Thoạt kỳ thủy ln có những hành động bằng bản năng nhiều hơn
lý trí. Cịn những người đàn bà, họ lầm lũi trong đời sống và khơng được thỏa

mãn dục tính. Họ u uất và tích tụ nhiều giơng bão. Cuộc đời họ quẩn quanh
với con mương, bờ tre, chấp nhận trao thân gửi phận cho những người đàn
ông hoặc là mất nhân tính hoặc là thích rượu hơn thích đàn bà.
1.4. Nguyễn Bình Phương khơng phải là một cái tên xa lạ với giới phê
bình nghiên cứu chuyên nghiệp nhưng tiểu thuyết của ơng vẫn chưa được
nghiên cứu tồn diện. Xung quanh việc nghiên cứu Nguyễn Bình Phương


3
 

ln có những đánh giá trái chiều, những nhận xét khen chê mang tính cảm
tính, chủ quan. Tuy vậy, những đánh giá khen chê này cũng cho thấy Nguyễn
Bình Phương đang được độc giả quan tâm. Nói như vậy, lí do quan trọng và
trực tiếp khiến tôi chọn đề tài “Tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình
Phương dưới góc nhìn thi pháp học” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt
nghiệp của mình. Đề tài này sẽ giúp tơi rèn luyện khả năng cảm thụ, đánh giá
một tác phẩm văn học và hồn thành khóa học của mình. Thứ đến, nghiên cứu
đề tài này sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan và chính xác về giá trị
của tiểu thuyết đương đại Việt Nam nói chung và tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy
nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận “Tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương dưới
góc nhìn thi pháp học” nhằm khai thác tác phẩm ở nhiều góc cạnh, nhiều lăng
kính để làm rõ sự đa dạng và mới lạ, hấp dẫn và ấn tượng. Quan niệm nghệ
thuật về con người, không gian và thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng
điệu trần thuật. Qua đó làm sáng tỏ những cách tân và sáng tạo nghệ thuật của
nhà văn Nguyễn Bình Phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề về thi pháp học:
- Quan niệm nghệ thuật về con người.
- Không gian và thời gian nghệ thuật.
- Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung khai thác tác phẩm trên bốn phương diện đặc sắc:
quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ


4
 

thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của nhà văn
Nguyễn Bình Phương.
4. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Bình Phương xuất hiện trên văn đàn với tư cách khơng chỉ là
một nhà thơ, mà ơng cịn là một nhà văn tài năng ở các thể loại như truyện
ngắn, tản văn,… và đặc biệt đáng chú ý ở lĩnh vực tiểu thuyết. Chính ở địa hạt
tiểu thuyết mà tên tuổi của nhà văn trở nên quen thuộc trong đời sống văn học
Việt Nam đương đại. Sáng tác của Nguyễn Bình Phương ngay từ khi ra đời đã
gây xơn xao dư luận và trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều cơng trình
nghiên cứu khoa học.
4.1. Tình hình nghiên cứu chung về Nguyễn Bình Phương và tiểu thuyết
Thoạt kỳ thủy
Các bài báo viết về Nguyễn Bình Phương khá nhiều từ báo mạng đến
báo viết, chẳng hạn được giới thiệu qua các báo pháp luật, văn hóa, văn nghệ
trẻ, trên các trang Webside: ; ;
bên cạnh đó cịn có các bài báo cáo khoa học, khóa luận tốt nghiệp đại học,
luận văn cao học Ngữ văn… trên các bài báo viết về Nguyễn Bình Phương,
đáng chú ý ta có thể kể đến như: Một số đặc điểm nổi bậc trong sáng tác của

Nguyễn Bình Phương, bài nghiên cứu của tác giả Trương Thị Ngọc Hân được
đăng tải trên webside: . Bài viết đã chỉ ra những điểm
nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương: cách lựa chọn hiện thực là
những mảng tự sự phân mảnh, sử dụng kết cấu xoắn ghép nhiều mạch truyện
song song, sử dụng đan cài các yếu tố kì ảo… Đánh giá của các tác giả bài
viết sẽ là những gợi ý quan trọng cho người nghiên cứu sau này. Hay có thể
kể đến bài báo của tác giả Phạm Xuân Thạch đăng trên báo Văn nghệ số ra
ngày 25/11/2006 cho rằng Ngồi là một tiểu thuyết bắt người ta suy nghĩ và
làm điều ấy, nó xứng đáng là một tiểu thuyết và là một tiểu thuyết xuất sắc.


5
 

Trên webside e và trên trang web cá nhân của Thụy Khuê
(e) cũng đã đăng tải khá nhiều các bài nghiên cứu về
tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương như: Những yếu tố tiểu thuyết mới trong
tác phẩm Trí nhớ suy tàn, Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết
Những đứa trẻ chết già, Tính chất hiện thực linh ảo âm dương trong tiểu
thuyết Ngồi,… những bài viết này đã chỉ ra nét nổi bật trong từng tác phẩm
của Nguyễn Bình Phương. Một số bài viết đã đưa ra nhận định chung hoặc
tìm hiểu những nét độc đáo ở các phương diện khác nhau như: hiện thực, vô
thức, ý thức, bản năng, tâm linh, giấc mơ,… trong từng tiểu thuyết cụ thể của
Nguyễn Bình Phương.
Tác giả Nguyễn Chí Hoan có bài: “Những hành trình qua trổng rỗng”
đã quan tâm đến vấn đề kĩ thuật trong tiểu thuyết Ngồi ở lối kết cấu lập thể,
kết cấu thời gian đồng nhận, lối hành văn với sự giản yếu của các câu văn.
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng với bài Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình
Phương? Hay nỗi cơ đơn của tiểu thuyết cuối thế kỉ đã có phát hiện nhân vật
của Nguyễn Bình Phương giấu kín những ám ảnh của mình và sống với nó.

Tác giả Phùng Gia Thế cũng có sự quan tâm đáng kể đối với tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương với các bài tiêu biểu như: Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương, Cảm quan đời sống và những cách tân nghệ thuật trong tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương, Những dấu hiệu hậu hiện đại trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương. Ngồi ra có thể kể đến tác giả Hồng Ngun Vũ với
bài Một lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương, đọc “Người đi vắng” của
Nguyễn Bình Phương. Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương của Hồng Thùy Linh; Tiểu thuyết hiện đại – sự hội ngộ các tư duy
tiểu thuyết hiện đại trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương của Nguyễn
Phước Bảo Nhân;…


6
 

Là một cây bút trẻ trên văn đàn văn học Việt Nam đương đại nhưng
Nguyễn Bình Phương đã sớm tạo ra một sức hút đối với các sinh viên chuyên
ngành, những bạn đọc chuyên nghiệp, những nhà nghiên cứu,… có thể kể đến
luận văn thạc sĩ của Hồ Thị Bính Ngọc với đề tài Nguyễn Bình Phương với
việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hóa tiểu thuyết, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, năm 2008. Hay các luận văn như: Khuynh hướng hiện thực
huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương của tác giả Nguyễn Thị Thu
Huyền, khoa Văn học, trường Đại học Xã hội và Nhân văn; Những cách tân
nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương của Vũ Thị Phương;
Nguyễn Thị Phương Diệp với khóa luận tốt nghiệp đại học Yếu tố kì ảo trong
tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và luận văn thạc sĩ Nghệ thuật tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương… tất cả đều đi sâu khai thác những đổi mới, cách tân
sáng tạo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Ngồi ra cịn có rất nhiều
cơng trình khoa học khơng lấy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương làm đối
tượng nghiên cứu duy nhất nhưng nhìn chung, đa số các cơng trình nghiên

cứu về tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn từ cuối những năm 90 của thế kỉ trước
đến những năm đầu thế kỉ XXI đều ít nhiều khảo sát các tiểu thuyết của nhà
văn này. Chẳng hạn, Hoàng Cẩm Vân với luận văn thạc sĩ (Đại học Quốc gia
Hà Nội): Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI đã phát hiện ra
kiểu nhân vật kí hiệu – biểu tượng, nhân vật biến mất trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương; Phùng Phương Nga với Nhận diện thi pháp thể loại
tiểu thuyết mới ở Việt Nam sau 1990, Những cách tân nghệ thuật trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại (giai đoạn 1986 – 2006) của Mai Hải Oanh; Tiểu
thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI của Cao Thị Hà; Bùi Thanh Truyền Yếu tố kì
ảo trong văn xi đương đại Việt Nam;… Tất cả đều khảo sát tương đối trên
nhiều tác phẩm của Nguyễn Bình Phương. Điều đó cho thấy ảnh hưởng đậm
nét của Nguyễn Bình Phương đối với văn học đương đại.


7
 

Thoạt kỳ thủy là một trong số những tiểu thuyết tiêu biểu của Nguyễn
Bình Phương, đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều cơng trình khoa
học, đáng chú ý nhất có thể kể đến một số cơng trình như: nhà phê bình Thụy
Khuê trong bài Thoạt kỳ thủy trong vùng đất Cậm Cam hoang vu của Nguyễn
Bình Phương đã nêu lên cảm nhận của mình về mặt nội dung và hình thức của
cuốn tiểu thuyết, về nội dung: Thoạt kỳ thủy là một bài thơ đẫm máu và nước
mắt, đẫm tang thương, đầy huyền hoặc, về hành trình của một cộng đồng, dù
đã nữa phần điên loạn, vẫn không biết mình đang đi dần đến tồn phần điên
loạn. Về hình thức nghệ thuật: Thoạt kỳ thủy là một cuốn tiểu thuyết khác
thường, khó đọc bởi lối hành văn và cấu trúc truyện rất lạ… Đây không phải
là trang viết truyền thống vì vậy cần cách đọc khơng truyền thống. Những yếu
tố vừa kịch vừa phi kịch, vừa thơ, vừa phi thơ là những mấu chốt cấu trúc tiểu
thuyết. Với Thoạt kỳ thủy, Thụy Khuê cho rằng cần tập trung khám phá sự

giao thoa của các thể loại kịch, thơ, tiểu thuyết trong tác phẩm này. Đoàn
Cầm Thi trong bài Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên (Đọc Thoạt kỳ thủy
của Nguyễn Bình Phương) đã đưa ra những bình luận sâu sắc về đời sống bản
năng vô thức trong tiểu thuyết của nhà văn. Bà cho rằng: Vô thức chiếm vị trí
trọng tâm trong Thoạt kỳ thủy, được diễn tả trong một văn phong, chậm, ngắn,
chính xác, phản ánh một tư duy đang khảo sát, chiêm nghiệm. Đặc biệt, nó
được xem xét trong mối quan hệ giữa điên và mộng, là hai trạng thái trong đó
vơ thức hoạt động tích cực nhất, và lại khá gần nhau. Nguyễn Chí Hoan trong
bài viết Cấp độ hiện thực và sự hảo huyền của ý thức trong Thoạt kỳ thủy đã
khẳng định Nguyễn Bình Phương là nhà văn Việt Nam đã đẩy cuộc thăm dị
vơ thức đi xa nhất. Trên tạp chí nghiên cứu văn học, tác giả Đồn Ánh Dương
có bài Nguyễn Bình Phương – Lục đầu giang tiểu thuyết, tác giả đã đánh giá
cao Thoạt kỳ thủy và xem tác phẩm xứng đáng được coi là đỉnh cao nhất, sự
hội tụ trọn vẹn và sung mãn của bút lực tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Bài


8
 

viết có khen, có chê và có những đánh giá khách quan về tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương. Tác giả Hồng Đăng Khoa có bài Cõi nhân sinh nhàu nát trong
Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương đã nhận định: Thoạt kì thủy là thế
giới của những người con vơ trách nhiệm, u tối bản năng với những dục vọng
không được kiềm chế, bùng phát thành những hành động phi lí trí, phi nhân
tính… Hay trong bài tiểu luận Thử khai mở kiến trúc hậu hiện đại trong tiểu
thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương, Hồng Đăng Khoa cũng đã
đưa ra phát hiện: Với Thoạt kỳ thủy bằng lối viết “đa thanh”, Nguyễn Bình
Phương cịn để cho nhân vật hồn nhiên giải thiêng, hạ bệ những gì mà nhiều
người cịn nhầm tưởng là thiêng liêng, cao quý.
4.2. Tình hình về nghiên cứu tiểu thuyết Thoạt kì thủy dưới góc nhìn thi

pháp học
Qua các bài viết, các cơng trình nghiên cứu trên, các nhà phê bình đã chỉ
ra những giá trị tác phẩm Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương, những đổi
mới cách tân của ông đối với tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Trong đó, ít
nhiều đã động đến nghệ thuật trong tiểu thuyết của ơng. Tuy nhiên chưa có
một cơng trình nào tìm hiểu về thi pháp trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của
Nguyễn Bình Phương một cách tồn diện, triệt để.
Thoạt kỳ thủy dưới góc nhìn thi pháp học hiện chưa có cơng trình nghiên
cứu nào trong phạm vi rộng. Bởi lẽ đó, cùng với cơ sở gợi ý của những người
đi trước, tác giả khóa luận muốn đi sâu tìm hiểu yếu tố thi pháp học trong tiểu
thuyết Thoạt kỳ thủy của nhà văn Nguyễn Bình Phương để có thể nghiên cứu
sâu hơn những tìm tịi, cách tân nghệ thuật của nhà văn đối với văn học đương
đại Việt Nam; đồng thời bổ sung thêm những vấn đề cịn bở ngở, từ đó đề
xuất một hướng tiếp cận tác phẩm của Nguyễn Bình Phương từ phương diện
thi pháp học.


9
 

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được chúng tôi vận dụng để
thống kê các kiểu con người, không gian, thời gian nghệ thuật, giọng điệu và
ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm Thoạt kỳ thủy của nhà văn Nguyễn Bình
Phương.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Chúng tôi vận dụng phương pháp
này để chia tách đối tượng để nghiên cứu, sau đó tổng hợp lại để đánh giá và
nhận xét.
- Phương pháp hệ thống: Vận dụng phương pháp này để hệ thống hóa,
sắp xếp các nội dung nghiên cứu theo một chỉnh thể khoa học.

- Phương pháp tiếp cận lý thuyết phân tâm học: Vận dụng phương pháp
này để thăm dị vơ thức và phát hiện, giải mã những phát hiện, giải mã những
biểu hiện tinh tế trong đời sống nội tâm nhân vật.
Trong q trình đó chúng tơi sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá.
Đây khơng phải là phương pháp chủ yếu mà đây là cách tiếp cận sâu hơn khi
cần khái quát tư duy của các tác giả văn học.
6. Đóng góp của đề tài
Vận dụng lí thuyết thi pháp học để nghiên cứu về một hiện tượng văn
học độc đáo đã có những đóng góp to lớn cho nền văn xi hiện đại. Qua đó
giúp cho chúng ta có cái nhìn tồn diện và cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm
cũng như thông điệp mà nhà văn muốn gởi gắm qua tác phẩm. Hơn nữa, đề
tài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho những cơng trình nghiên cứu tiếp
theo về nhà văn Nguyễn Bình Phương và tác phẩm Thoạt kỳ thủy trong tương
lai.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung khóa
luận được chi thành 3 chương:


10
 

Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Thoạt
kỳ thủy
Chương 2: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong tiểu
thuyết Thoạt kỳ thủy
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ
thủy



11
 

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG TIẾU THUYẾT THOẠT KÌ THỦY
“Nghệ thuật khơng phải là sao chép đời sống mà là tái tạo đời sống theo
cách của ta”[14, 1]. Câu nói của nhà văn Nguyễn Bình Phương đã nêu lên
giá trị cao cả của nghệ thuật trong văn chương. Nhà văn Nguyễn Minh Châu
cũng từng nói “Văn học và đời sống là những vịng trịn đồng tâm mà tâm
điểm là con người” [11, 209], từ đó ta thấy được sứ mệnh của văn chương đó
là lấy con người làm trung tâm, làm tiền đề và thước đo giá trị cho mỗi đứa
con tinh thần. Nói như vậy để ta thấy được nhà văn Nguyễn Bình Phương đã
thấy được sứ mệnh của văn chương và xây dựng hình ảnh con người trong
cuộc sống đời thường. Ơng đã khơng chọn cho mình một con đường bằng
phẳng, an tồn cho ngịi bút của mình, mà ơng đã dũng cảm khai phá con
đường đầy gai góc và những bất trắc khơng thể khơng gặp phải. Mặc cho đó
là con đường nguy hiểm nhưng đó lại là con đường duy nhất để ơng đến với
sự thật tồn vẹn và sâu xa của đời sống con người. Ngịi bút của ơng đã đi vào
khám phá cái sự thật tận sâu bên trong một con người bình thường. Nguyễn
Bình Phương đã khơng bị chìm khuất mà cịn khơi sâu vào thế giới vơ thức
như một cách nhìn nhận mới về hiện thực, con người. Có thể nói, thế giới con
người trong tiểu thuyết Thoạt Kì Thủy hiện ra một cách đa dạng: Con người
cô đơn, con người điên loạn, con người cam chịu và con người dục vọng. Họ
hiện ra với những nét khác nhau, như những nốt thăng trầm trong một bản
tình ca của cuộc đời.
1.1. Con người cơ đơn
Hịa mình cùng với dịng văn chương đương đại, Nguyễn Bình Phương
có sự quan tâm đặc biệt đến trạng thái tâm lí của con người. Cô đơn trở thành
chủ đề lớn và có một sắc thái riêng trong 13 tiểu thuyết của anh. Cô đơn là



12
 

bản chất chủ yếu của con người hiện đại và cũng là một tiêu chí để đánh dấu
sự tồn tại đích thực của con người. Những nhân vật cơ đơn thường bị lạc lõng
ngay giữa cộng đồng mình đang sống, họ khơng tìm thấy tiếng nói chung của
đồng loại, dẫn đến có những ẩn ức từ thẳm sâu tâm hồn.
Sống giữa gia đình, q hương thì con người ta ln đươc sự quan tâm,
yêu thương từ mọi người, đôi lúc cũng xen lẫn sự cô đơn nhưng cũng chỉ
trong phút chốc rồi cũng sẽ quay lại với niềm vui đời thực của mình. Nhưng
Tính – nhân vật chính trong tác phẩm – sống và tồn tại trong trạng thái điên
và mộng, đó là hai trạng thái vơ thức hoạt động mãnh liệt nhất. Có thể hiểu
hai trạng thái này đồng nhất như cách hiểu của Schopenhauer: “Người ta có
thể định nghĩa giấc mộng là một cơn điên ngắn, còn cơn điên là một giấc
mộng dài”[13, 23]. Tìm hiểu nỗi ám ảnh của Tính là chạm tới nỗi cơ đơn và
bạo lực ám ảnh cuộc đời Tính. Hai nỗi ám ảnh xuyên suốt và thường trực
trong Tính là “trăng” và “máu”. Chính hai nỗi ám ảnh này đã hủy diệt cuộc
đời và con người Tính.
Từ khi lọt lịng mẹ, Tính đã bị ánh trăng chiếm đoạt mất không gian và
hơi ấm của người mẹ: “Trăng đen, trăng vàng, mày to bằng quả bưởi, bằng
cái nồi, bằng cái mâm, bằng cái hủng, mày che hết tất cả tả lót làm tao rét”
[14, 139]. Ánh trăng ấy không đẹp lung linh, không hề thơ mộng mà nó đầy
nổi ám ảnh, mà nó mang đến một luồng khơng khí lạnh buốt bao trùm lên đứa
trẻ - Tính. Phải chăng thế giới vơ thức của Tính đã được đánh thức từ khi vừa
mới lọt lịng mẹ để bây giờ Tính lớn lên trong nỗi ám ảnh và đầy rẫy sự cơ
đơn. Tính cảm nhận được sự hoang vu, lụi tàn của kiếp người qua những giấc
mơ, Tính khơng nhìn trăng bằng mắt và tâm hồn mà nhìn trăng bằng sự tưởng
tượng và bằng xúc giác.

Trong thế giới của những con người ấy, Tính được quay cận cảnh nhiều
hơn cả. Đây là loại hình nửa người nửa ngợm: “Tay dài, lưng dài, chân ngắn.


13
 

Lơng tay đỏ hồng, ngón khơng phân đốt. Lơng mày nhạt, hình vịng cung ơm
nữa mắt. Tai nhỏ, mồm rộng, răng cải mã. Tiếng nói đục, đi như vượn, ngồi
như gấu. Khơng biết chữ. Tính trở thành một con người dị biệt từ lúc ấu thơ
đến lúc trưởng thành: “Thích lê la một mình, bạ gì cũng cầm, bạ gì cũng liếm,
cũng cho vào mồm”[14,15]. Mặt Tính lúc nào cũng ngơ nghê và sẵn sàng mơ
bất cứ lúc nào, chìm ngập trong thế giới của tưởng tượng và sự tàn sát, hủy
diệt”, “…Tính ngồi nhặt kiến, đi tanh tách. Tính nhắm mắt, trong bóng tối
lảo đảo, hiện ra một cái tai cưỡi trên lưng con ngựa già đuổi theo một chú
lợn. Cái tai xám, mơ màng, tay huơ huơ con dao chọc tiết lợn sang quắc:
“Chọc!” Tính thét lên, chồng mắt”. Tính thích giao du với người điên, thích
lửa, thích máu, thích giết cơng cống, giết kiến và thích chọc tiết, nhìn ai cũng
đắm đuối mỗi cái yết hầu… “Mắt Tính càng lớn càng vằn lên”. Bóng Tính
“gù gù như bóng đười ươi”…Cái hình hài như ngợm, cái triệu chứng điên,
cái bản năng tàn sát, cái sự khơng hề có cảm xúc của một con đực… Tất cả
những điều đó nói lên dường như Tính khơng phải là một con người!
Nhân vật trong Thoạt kỳ thủy tồn tại khơng cịn là cơ độc ở mức độ bình
thường mà họ tồn tại ở mức độ cơ độc của cơ độc, cịn nếu cặp đơi, cặp ba thì
giao tiếp của họ khơng hề ăn nhập. Hãy lắng nghe cuộc hội thoại của hai
người sắp kết hôn:
“Hiền ngoảnh mặt vào trăng, thở sẽ:
- Anh làm sao thế?
Tính nhắm mắt:
- Lạnh!

- Xích vào đây một tí cho ấm. Anh Tính biết khơng, ngày bé ấy, bao
nhiêu lần anh làm em sợ hết hồn.
- Cắn cơng cống thích lắm.
- Bố anh cịn gặm chén khơng?


14
 

- Mắt chó vàng như trăng.
- Em về đây!
Tính nuốt nước bọt:
- Dạo ấy nhà em cháy to nhỉ.
Hiền gục đầu, tay bấu sâu vào cỏ…”[14, 32]
Những lời thoại thiếu ăn nhập, vô nghĩa đã vẽ nên những ốc đảo cơ đơn
bất tận. Trong sự tồn tại phi lí đến tàn nhẫn, cô đơn là định mệnh không thể
tránh khỏi của con người và hơn lúc nào hết, cô đơn là trải nghiệm sinh tồn
của con người hiện đại và thời hiện đại là thời của cô đơn. Trong văn xi
Việt Nam đương đại, cũng khơng khó để gọi tên những tác phẩm trĩu nặng nỗi
cô đơn của thân phận con người. Nguyễn Bình Phương khơng làm sống lại
ánh hào quang một thuở mà để từ hơm qua nhìn về hôm nay. Con người
muôn thuở, dù là ai cũng không thể thoát khỏi những trạng thái hiện hữu đặc
sắc ấy.
Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương là một vấn đề xoay quanh thân
phận con người với nỗi cô đơn hoang vắng và sự tha hóa bởi sự xói mịn các
giá trị tinh thần mang tính bản thể được đặt ra một cách day dứt. Nỗi cơ đơn
xâm chiếm tồn bộ con người hiện sinh, vừa mang lại cái nhìn bi thảm, buồn
thương về đời sống con người vừa là điều nhắc ta vẫn còn những khao khát
đang chảy tràn trong huyết quản và một lúc nào đó, con người sẽ chợt bất ngờ
nhận ra cái mình tìm kiếm trong một khoảnh khắc nào đó chính là nỗi cơ đơn

soi rọi bản thể, và nổi bật hơn ai hết đó là nhân vật Tính trong Thoạt kỳ thủy.
Hình tượng con người cơ đơn, lạc lồi khơng phải là mới nhưng ở
Nguyễn Bình Phương, hình ảnh con người cơ đơn, lạc lồi mang hơi thở của
con người hiện đại, một xã hội thiếu tính liên kết, rã đám, nhốn nháo, xơ bồ,
bất trắc. Nguyễn Bình Phương đã có những thành cơng nhất định khi xây
dựng những con người cô đơn với nhiều cung bật cảm xúc và nội tâm khác


15
 

nhau. Tuy nhiên, làm nổi bật con người cô đơn, lạc lõng khơng với mục đích
khắc sâu những khoảng trống trong mỗi con người mà sâu xa hơn, tác giả
muốn cảnh tỉnh con người hãy xóa đi những tâm lí cô đơn tiêu cực bằng cách
soi xét lại các mối quan hệ giữa mình với những người xung quanh, để nỗi cơ
đơn khơng cịn là những bi kịch bế tắc trong cuộc sống thường nhật.
1.2. Con người điên loạn
Thế giới người điên vốn là địa hạt ít người khai phá, bởi người điên ln
là một dấu hỏi chấm chưa có lời giải đáp! Vì sao họ lại bị điên? Những người
điên suy nghĩ những gì? Nguyễn Bình Phương tiếp cận với thế giới người
điên và mở ra cánh cửa để độc giả đi vào khám phá những tâm lí phức tạp,
chồng chéo trong tâm thức của những con người vốn được coi là khơng bình
thường trong xã hội.
Trong con người ln có một cõi vơ thức ẩn sâu trong miền thăm thẳm,
nếu có một điều gì đó đánh thức nó thì nó sẽ bùng phát như một ngọn lữa
khơng có hồi tắt. Một khi đã bùng phát thì sẽ chiếm trọn tâm hồn lẫn thể xác
của con người. Nơi ấy có những biểu hiện, những hành động mà một người
bình thường khơng bao giờ có, đó là những hành động của một người điên.
Và rõ nét nhất là nhân vật Tính – một người được cho là bị điên trong rất
nhiều người điên ở làng Linh Sơn. Cơn điên thì khơng cần phải có điều kiện

nhưng để một người bình thường mà trở thành người điên thì chắc chắc có lý
do.
Thoạt kỳ thủy có nhiều nhân vật bị coi là điên: “Linh Sơn nhiều người
điên, họ hay tụ tập ở cột số hát múa í a”. Nhiều nhân vật “khơng bình
thường” như Hưng, bộ đội giải ngũ, hay Phùng nhà văn. Riêng Tính được
quan sát và miêu tả cơng phu. Hình thức kinh dị: “Tai dài, lưng dài, chân
ngắn…”. Lời nói mê sảng: “Ơng Ất hỏi tiền (…) Tính lầu bầu: Mắt chó vàng
như trăng”. Hành động phi lý: “Đêm (…) Tính vùng dậy, xơ cửa ra sân, nhặt



×