Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 135 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON- NGHỆ THUẬT

----------

TRẦN THỊ LƢU MẬN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH
LỚP 4 THƠNG QUA PHÂN MƠN TẬP ĐỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 5 năm 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON & NGHỆ THUẬT
KHOA TIỂU HỌC – MẦM ---------NON & NGHỆ THUẬT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

----------

ĐỀ CƢƠNG
KHĨA LUẬN
TỐT
NGHIỆP
ĐẠI HỌCĐẠI
KHĨA
LUẬN
TỐT


NGHIỆP

Tên

đề

tài:

XÂY

DỰNG

KẾ

HOẠCH

HỌC

BÀI

DẠY

Tên đề
tài:TỐN
XÂYLỚP
DỰNG
HỆ THỐNG
CÂUTÍCH
HỎI HỢP
NÂNG CAO

TRONG
MÔN
3 THEO
ĐỊNH HƢỚNG
NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4
THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ THẢO HUYỀN
MSSV: 2115010530

Sinh viên thực hiện

CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
KHÓA 2015 – 2019

TRẦN THỊ LƢU MẬN
MSSV: 2115010544

CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn

KHÓA 2015 – 2019
Th.S NGUYỄN THỊ THU THỦY
MSCB: 1238

Cán bộ hƣớng dẫn
Th.S PHAN THÚY HẠNH TRANG
MSCB: 1281


Quảng Nam, tháng 5 năm 2019


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn chân thành đến cô
giáo hướng dẫn Th.S Phan Thúy Hạnh Trang đã tận tình hướng
dẫn và động viên tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành khóa
luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Tiểu
học- Mầm non- Nghệ thuật – Trường Đại học Quảng Nam đã dạy
tơi trong suốt khóa học, tạo điều kiện để tơi học tập, nghiên cứu và
hồn thành bài khóa luận.
Tơi cũng xin được bày tỏ lịng cảm ơn đến Ban giám hiệu
trường Đại học Quảng Nam , các cô giáo đã và đang giảng dạy lớp
4 tại trường Võ Thị Sáu, thành phố Tam Kì, tỉnh Quảng Nam đã giúp
đỡ tơi trong q trình nghiên cứu.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn tất cả người thân, bạn bè đã thường
xun sẻ chia, giúp đỡ, khích lệ, động viên tơi trong suốt thời gian
qua.
Mặc dù đã cố gắng, nỗ lực để hồn thành tốt khóa luận
những chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi nhiều thiếu sót. Kính mong
nhận được được sự chỉ bảo của quý thầy, cô giáo cũng như ý kiến
đóng góp của các bạn.
Quảng Nam, tháng 4 năm 2019
Sinh viên

Trần Thị Lưu Mận



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tơi và có sự hƣớng dẫn khoa học của cô giáo – Thạc sĩ Phan Thúy Hạnh Trang.
Các số liệu sử dụng phân tích trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận do tơi tự tìm hiểu,
phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt
Nam. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Lƣu Mận


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTVH

Cảm thụ văn học

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HSTH

Học sinh tiểu học

NXB


Nhà xuất bản

SGK

Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

TN

Thực nghiệm

TV

Tiếng Việt


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

Tên

Tên bảng

Trang

1


Bảng 1.1

Hiểu biết của GV về CTVH

2

Bảng 1.2

Nhận thức của GV về tầm quan trọng của 22

21

việc nâng cao năng lực CTVH cho HSTH
3

Bảng 1.3

Những khó khăn trong việc nâng cao năng 23
lực CTVH cho HS

4

Bảng 1.4

Cách thức nâng cao năng lực CTVH cho HS

5

Bảng 1.5


Biện pháp nâng cao năng lực CTVH cho HS 29

27

trong phân môn Tập đọc
6

Bảng 1.6

Mức độ sử dụng câu hỏi nâng cao năng lực 31
CTVH cho HS

7

Bảng 1.7

Đánh giá của GV về năng lực CTVH của HS

33

8

Bảng 1.8

Mức độ hứng thú của HS về hoạt động đọc

34

9


Bảng 1.9

Mức độ hứng thú của HS với phân môn Tập
đọc

10

Bảng 1.10

Biểu hiện năng lực CTVH của học sinh trong 36
phân môn Tập đọc

11

Bảng 1.11

Hoạt động xây dựng hệ thống câu hỏi nâng 38
cao năng lực CTVH của GV thông qua ý kiến
của HS

12

Bảng 3.1

Kết quả kiểm tra đầu vào và đầu ra của 2 lớp 65
thực nghiệm và đối chứng

13


Bảng 3.2

Kết quả về quá trình nghiên cứu việc nâng 66
cao năng lực cảm thụ văn học của học sinh
lớp 4 thông qua phân môn Tập đọc của 2 lớp
thực nghiệm và đối chứng.

14

Bảng 3.3

Đánh giá mức độ hứng thú học tập của học 67
sinh đối với bài học


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Tên

Nội dung

Trang

1

Biểu đồ 1.1

Hiểu biết của GV về CTVH


2

Biểu đồ 1.2

Nhận thức của GV về tầm quan trọng của 24

22

nâng cao năng lực CTVH cho HSTH
3

Biểu đồ 1.3

Những khó khăn trong việc nâng cao năng 26
lực CTVH cho HS

4

Biểu đồ 1.4

Cách thức nâng cao năng lực CTVH cho HS

5

Biểu đồ 1.5

Biện pháp nâng cao năng lực CTVH cho HS 30

27


trong phân môn Tập đọc
6

Biểu đồ 1.6

Mức độ sử dụng câu hỏi nâng cao năng lực 32
CTVH cho HS

7

Biểu đồ 1.7

Đánh giá của GV về năng lực CTVH của HS 33

8

Biểu đồ 1.8

Mức độ hứng thú của HS với hoạt đông đọc

9

Biểu đồ 1.9

Mức độ hứng thú của HS với phân môn Tập

35

đọc
10


Biểu đồ 1.10

Biểu hiện năng lực CTVH của học sinh 37
trong phân môn Tập đọc

11

Biểu đồ 1.11

Hoạt động nâng cao năng lực CTVH của GV 38
thông qua ý kiến của HS

12

Biểu đồ 3.1

So sánh kết quả kiểm tra đầu vào và đầu ra 66
của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng

13

Biểu đồ 3.2

Mức độ hứng thú của học sinh trong tiết học

68


MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 3
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 4
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 5
6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 6
7. Đóng góp của đề tài............................................................................................ 6
8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 7
9. Cấu trúc tổng quan của đề tài ............................................................................. 7
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ
THỐNG CÂU HỎI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO
HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC ................................ 8
1.1.Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 8
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ......................................................... 8
1.1.2. Các cấp độ cảm thụ văn học ....................................................................... 12
1.1.3. Một số vấn đề chung về phân môn Tập đọc ............................................. 13
1.1.4. Một số vấn đề chung về dạy cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học ........ 15
1.1.5. Đặc điểm ngôn ngữ, tâm sinh lí của học sinh tiểu học .............................. 18
1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 21
1.2.1. Khảo sát thực trạng của việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học
sinh lớp 4 thông qua xây dựng hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc ......... 21
1.2.2. Kết luận về kết quả điều tra........................................................................ 38
Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................. 39
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA PHÂN MÔN
TẬP ĐỌC ............................................................................................................. 40
2.1.Nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi nâng cao năng lực cảm thụ văn học
cho học sinh lớp 4 thông qua phân môn Tập đọc ................................................ 40

1


2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, hệ thống ............................................ 40
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức .............................................................. 40
2.1.3.Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp .............................................................. 40
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................................ 41
2.2.Hệ thống câu hỏi nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4
thông qua phân môn Tập đọc ............................................................................... 41
2.2.1. Câu hỏi phát hiện những hình ảnh đẹp, ấn tƣợng, những chi tiết có tác
dụng gợi hình, gợi cảm trong dạy tập đọc............................................................ 41
2.2.2. Câu hỏi phát hiện một số biện pháp tu từ thƣờng gặp ở tiểu học .............. 43
2.2.3. Câu hỏi về bộc lộ năng lực cảm thụ văn học qua một đoạn viết ngắn....... 45
2.2.4. Câu hỏi cảm thụ hình tƣợng nhân vật ........................................................ 48
2.2.5. Câu hỏi liên tƣởng, tƣởng tƣợng ................................................................ 49
2.3. Hƣớng dẫn sử dụng hệ thống câu hỏi nâng cao năng lực cảm thụ văn học .. 52
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 55
CHƢƠNG 3 ......................................................................................................... 56
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................................................... 56
3.1. Mô tả thực nghiệm ........................................................................................ 56
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................... 56
3.1.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................ 56
3.1.3. Đối tƣợng thực nghiệm .............................................................................. 56
3.1.4. Cách tiến hành thực nghiệm ....................................................................... 57
3.1.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ........................................................... 57
3.2. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................... 57
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................................... 59
3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm .......................... 62
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 63
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 64

1. Kết luận ............................................................................................................ 64
2. Khuyến nghị ..................................................................................................... 64
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66

2


A. MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Thế giới đang bƣớc vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách
mạng này đánh dấu sự phát triển vƣợt bậc của công nghệ khi máy móc và robot
sẽ thay thế con ngƣời trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Công nghệ đã đem
đến cho con ngƣời sự kết nối vô cùng rộng lớn. Thế nhƣng, có một nghịch lí là
sự liên kết tình cảm giữa ngƣời và ngƣời ngày càng mỏng manh. Những giá trị
truyền thống, vẻ đẹp đơn giản lại bị lãng quên. Sự “vô cảm” đƣợc nhắc đến nhƣ
một từ ngữ khơng cịn q xa lạ với mỗi chúng ta. Nhiều hiện tƣợng tiêu cực
trong xã hội nhƣ đánh lên một hồi chng báo động về sự suy thối các giá trị
làm ngƣời.
Giáo dục đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân
cách của con ngƣời. Trong đó giáo dục tiểu học là nền tảng, là cơ sở cho sự phát
triển lâu dài của trẻ về đức, trí, thể, mỹ. Là một trong những mơn học quan trọng,
bên cạnh việc hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết) , mơn Tiếng Việt có vai trị lớn trong việc bồi dƣỡng tâm
hồn, phát triển những phẩm chất cao đẹp và có những cảm xúc lành mạnh. Học
sinh hình thành những rung cảm đầu tiên về thế giới tự nhiên, về cuộc sống. Lần
đầu tiên, các em đƣợc tiếp xúc với cuộc sống muôn màu, khám phá những vùng
đất mới, đồng cảm với những con ngƣời, những số phận khác nhau thông qua
nghệ thuật của ngôn từ. Điều này đƣợc thể hiện rõ hơn qua phân môn Tập đọc.
Các em đƣơc “cảm thụ” qua các tác phẩm đa dạng, phong phú về chủ đề và thể
loại.

Cảm thụ văn học là một hoạt động thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của
tác phẩm văn học, từ đó giúp các em chiếm lĩnh đƣợc bản chất thẩm mĩ của văn
chƣơng. Đó là những nhân vật, hình tƣợng đƣợc xây dựng một cách chân thật,
sống động và gần gũi. Đọc một tác phẩm các em biết yêu, biết ghét, biết thể hiện
thái độ, tình cảm của mình. Ở đó, các em tìm đƣợc hình ảnh của chính mình và
học đƣợc những bài học bổ ích cho chính bản thân.

3


Từ trƣớc đến nay, câu hỏi luôn đƣợc xem là một trong những cách tích
cực hóa ngƣời học. Hệ thống câu hỏi trong phân mơn Tập đọc có ý nghĩa nhƣ
một phƣơng pháp giúp ngƣời giáo viên tổ chức, hƣớng dẫn, điều khiển, kích
thích sự tị mị, hứng thú của ngƣời học. Qua hệ thống câu hỏi, các em phát hiện,
khám phá ra những giá trị nghệ thuật và nội dung của bài học, từ đó hình thành
năng lực cảm thụ văn học.
Hiện nay, việc sử dụng câu hỏi nhằm nâng cao khả năng cảm thụ văn học
cho học sinh trong phân môn Tập đọc vẫn chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Các
câu hỏi đa phần chỉ dừng lại ở mức tái hiện, khơng phát huy tính tích cực, sang
tạo của ngƣời học. Vì vậy mà chức năng của câu hỏi bị giảm nhẹ, tiết học trở nên
nhàm chán, đơn điệu và nhiệm vụ giúp học sinh cảm nhận đƣợc những điều sâu
sắc và tinh tế nhất của tác phẩm đã khó nay cịn khó hơn.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng hệ thống
câu hỏi nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 thông qua
phân môn Tập đọc” để nghiên cứu với mong muốn đƣợc góp một phần vào việc
nâng cao chất lƣợng dạy học phân môn Tập đọc nói chung và nâng cao khả năng
cảm thụ văn học của học sinh nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc nhằm nâng cao năng
lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4, góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học,

nâng cao chất lƣợng dạy học trong phân môn Tập đọc
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống câu hỏi nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học
sinh.
- Nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh qua phân môn Tập đọc
lớp 4.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Hệ thống câu hỏi nâng cao năng lực cảm thụ văn học
- Q trình dạy học phân mơn Tập đọc
4


- Học sinh lớp 4/7 trƣờng Tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Tam Kì, tỉnh
Quảng Nam
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Nghiên cứu những vấn đề lí luận về câu hỏi và năng lực cảm thụ văn học,
đặc điểm tâm lí của trẻ tiểu học và nội dung chƣơng trình Tập đọc sách giáo khoa
lớp 4
- Khảo sát câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa lớp 4
-Khảo sát việc sử dụng hệ thống câu hỏi của giáo viên trong phân môn
Tập đọc lớp 4 và năng lực cảm thụ văn học của học sinh.
- Đề xuất xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn
học cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu, thu thập, xử lí, chọn lọc, khái qt hóa
các thơng tin để xây dựng cơ sở cho việc xây dựng hệ thống câu hỏi nâng cao
năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 thông qua phân môn Tập đọc
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phƣơng pháp quan sát: Quan sát các tiết dạy Tập đọc ở trƣờng Tiểu học để
tìm hiểu thực trạng năng lực cảm thụ văn học của học sinh và việc sử dụng hệ
thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc của giáo viên
- Phƣơng pháp điều tra: Chúng tôi sử dụng các phiếu điều tra để khảo sát
thực trạng cảm thụ văn học ở lớp 4 thông qua phân môn Tập đọc
- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo, tiếp thu ý kiến của giáo
viên hƣớng dẫn và các thầy cô khác trong khoa Tiểu học – Mầm non- Nghệ
thuật, các thầy cô giáo dạy ở trƣờng tiểu học, những ngƣời có kinh nghiệm để có
định hƣớng đúng đắn trong q trình nghiên cứu
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Tổ chức các hoạt động thực nghiệm
trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh để đánh giá tính khả thi,
thực tiễn vận dụng của đề tài nghiên cứu, từ đó rút ra đƣợc những nhận xét, kết
luận về quá trình nghiên cứu đề tài.
5


5.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Phƣơng pháp thống kê: Sau khi điều tra, chúng tôi tiến hành tổng kết số
liệu, thực hiện các phép toán để đƣa ra những số liệu mang tính khái quát về thực
trạng việc xây dựng hệ thống câu hỏi nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học
sinh.
6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ở nƣớc ta, từ lâu đã chú trọng đến việc bồi dƣỡng cảm thụ văn học cho
học sinh, đánh thức phần “hồn”, phần tinh tế trong mỗi con ngƣời. Chúng tơi xin
thống kê một số cơng trình nghiên cứu:
- Cuốn “Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học” của tác giả Trần Mạnh
Hƣởng đã chỉ ra những cách thức, bài tập cụ thể để nâng cao khả năng cảm thụ
văn học cho học sinh Tiểu học. Nhƣng hệ thống bài tập chỉ mang tính chất gợi ý,
chung chung và không đi vào nghiên cứu cụ thể từng đối tƣợng.
- Cuốn “Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt ở Tiểu học”của Lê Phƣơng

Nga đã xây dựng một số bài tập nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh
tiểu học.
- Khóa luận “Xây dựng bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho
học sinh lớp 5 thông qua phân môn Tập đọc” của Nguyễn Thị Út Vy đã xây
dựng hệ thống bài tập hay hệ thống câu hỏi nâng cao năng lực cảm thụ văn học
trong phân mơn Tập đọc ở lớp 5.
Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả là tiền đề, nền tảng cho chúng
tơi hồn thiện, bổ sung và xây dựng một cách trọn vẹn hệ thống câu hỏi nâng cao
năng lực cảm thụ văn học cho học sinh thông qua phân mơn Tập đọc.
7. Đóng góp của đề tài
- Về lí luận: Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lí luận về cảm thụ văn
học, bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, các lí luận liên quan đến
phân môn Tập đọc
- Về thực tiễn:
+ Đối với học sinh: Góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học
sinh
6


+ Đối với giáo viên: Có tài liệu tham khảo và những định hƣớng mới
trong việc xây dựng câu hỏi trong phân môn Tập đọc.
8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống câu hỏi nâng cao cảm thụ văn học đƣợc sử dụng
trong các tác phẩm văn học nghệ thuật trong phân môn Tập đọc lớp 4 tại lớp 4/6
trƣờng Tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Tam Kì, tỉnh Quảng Nam
9. Cấu trúc tổng quan của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của
khóa luận đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống câu hỏi
nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 thông qua phân môn Tập

đọc
Chƣơng 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi nâng cao năng lực cảm thụ văn học
cho học sinh lớp 4 thông qua phân môn Tập đọc
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

7


B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY
DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN
HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 THƠNG QUA PHÂN MƠN TẬP ĐỌC
1.1.Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1.1. Xây dựng
Theo Từ điển Tiếng Việt, xây dựng theo nghĩa gốc là làm nên cơng trình
kiến trúc theo một kế hoạch nhất định, còn theo nghĩa chuyển là “tạo ra, sáng tạo
ra cái có giá trị tinh thần, có ý nghĩa trừu tƣợng”.
Trong đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi nâng cao năng lực cảm thụ văn
học cho học sinh lớp 4 thông qua phân môn Tập đọc”, chúng tôi sử dụng khái
niệm từ “xây dựng” theo nghĩa chuyển.
1.1.1.2. Câu hỏi
Theo Arixot: “Câu hỏi là một mệnh đề trong đó chứa đựng cả cái đã biết
và cái chƣa biết.” Câu hỏi = Cái đã biết + Cái chƣa biết.
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Hỏi” tức là :
- Nói ra điều mình muốn ngƣời ta cho mình biết với yêu cầu đƣợc trả lời.
- Nói ra điều mình địi hỏi hoặc mong muốn ở ngƣời ta với yêu cầu đƣợc
đáp ứng.
(Hồng Phê chủ biên, Trung tâm Tự điển ngơn ngữ, Hà Nội – 1992, trang 455)
1.1.1.3. Câu hỏi trong dạy học

Theo TS. Lê Phƣớc Lộc “Câu hỏi dạy học đƣợc định nghĩa là những câu
hỏi hoặc u cầu có tính chất hƣớng dẫn học sinh khai thác kiến thức, giúp giáo
viên kiểm tra kiến thức của học sinh hoặc tạo ra những tƣơng tác tâm lý tích cực
khác giữa giáo viên và học sinh nhằm hoàn thành mục tiêu dạy học”.
Về mặt hình thức câu hỏi trong dạy học khơng chỉ tồn tại dƣới dạng câu
nghi vấn có dấu hỏi cuối câu và các từ/cụm từ để hỏi (Thế nào? Tại sao? Ở đâu?
Nhƣ thế nào? Ai? Gì? Có nên chăng? Liệu… khơng? Sẽ thế nào?… mà cịn thể
hiện dƣới hình thức các bài tập với những nhiệm vụ, mệnh lệnh, chỉ thị… mà
8


giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành giải quyết. Đó có thể là những dạng bài tập
có cấu tạo dƣới hình thức câu cầu khiến với các động từ trung tâm thƣờng xuất
hiện nhƣ: chứng minh, phân tích, làm rõ, lí giải, bình luận, bác bỏ, so sánh, minh
họa, viết ra, tìm/xác định, chỉ ra, nêu rõ, khái quát… Vì vậy, có thể nhận thấy sự
thể hiện của câu hỏi trong dạy học khá phong phú và đa dạng.
1.1.1.4. Hệ thống câu hỏi
Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi
phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể.
Hệ thống câu hỏi là tập hợp các câu hỏi có quan hệ với nhau theo một
nguyên tắc nhất định và nhằm một mục đích nào đó.
1.1.1.5. Cảm thụ văn học
Cảm thụ là “nhận biết đƣợc bằng cảm tính, giác quan.”
Hoặc cảm thụ là “nhận biết đƣợc cái tế nhị bằng cảm tính tinh vi”
Theo phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NX Đại học Quốc gia,
Hà Nội, 1999: “Cảm thụ văn học là một q trình tiếp nhận, hiểu, cảm đƣợc văn
chƣơng tính hình tƣợng của văn chƣơng, đặc trƣng phản ánh nghệ thuật văn
chƣơng.”
Theo tác giả Trần Mạnh Hƣởng lại cho rằng: “Cảm thụ văn học là sự cảm
nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể

hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ…) hay một bộ phận của tác
phẩm (đoạn văn, đoạn thơ… thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu
thơ).”
Theo Dƣơng Thị Hƣơng, “Cảm thụ văn học là đọc hiểu các tác phẩm văn
chƣơng ở mức độ cao nhất, ngƣời đọc không chỉ nắm bắt thơng tin mà cịn phải
thẩm thấu đƣợc thơng tin, phân tích, đánh giá đƣợc khả năng sử dụng ngơn từ
của tác giả, tạo đƣợc mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc và có thể
truyền thụ cách hiểu đó cho ngƣời khác.”
Hay cảm thụ văn học là hoạt động thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của
tác phẩm văn học bằng nhiều năng lực tinh thần: tri giác, xúc cảm, liên tƣởng,
tƣởng tƣợng... nhằm phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mĩ của văn
9


chƣơng, tạo đƣợc mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc. Bởi vì tác giả đã
dùng tƣ duy nghệ thuật để sáng tạo tác phẩm. Nhƣ nhà văn Tơ Hồi đã từng kể:
"Tơi ngồi tha thẩn đầu làng bên cửa sơng Tơ Lịch, trơng ra dịng nƣớc quanh co.
Trên bãi cỏ cạnh gị cỏ, có mấy đám trẻ đang múc nƣớc đúc dế. Chúng tôi hàng
ngày những lúc thong thả vẫn ra bãi sông để chơi đúc dế. Những con dế mèn
đƣợc đúc bỏ vào rọ, đêm đi chơi cho dế vật nhau. Tôi đã đúc dế, chơi dế từ năm
lên mƣời, bên cây gạo có hoa đỏ ối từ bao năm nay. Tôi chợt nghĩ: hay là ta viết
chuyện con dế mèn, con dế mèn ta đúc, ta chơi chọi dế từ bao năm nay". Nên
ngƣời đọc cũng dùng chính loại tƣ duy đó để lĩnh hội tác phẩm. Đó là tƣ duy
hình tƣợng, tƣ duy làm sống lại, loại tƣ duy dựa trên cơ sở tiếp xúc cảm tính với
đối tƣợng làm sống dậy tồn vẹn đối tƣợng đó bằng nghe, nhìn, tƣởng tƣợng,
khơng sao chép đối tƣợng một cách bàng quan mà còn bao hàm thái độ của ngƣời
đó với chính đối tƣợng đó. Ví dụ nhƣ đơi dịng thơ Haiku cũng để lại trong lòng
ngƣời đọc biết bao suy nghĩ:
Ao xƣa
Con ếch nhảy vào

Vang tiếng nƣớc xao.
Ao cũ có thể là một chiếc ao đầy rong rêu trong khu vƣờn đã hàng trăm
tuổi mà cũng có thể là chiếc ao đời, chiếc ao vũ trụ vĩnh cửu. Con ếch nhỏ đang
nhảy vào trong ao nhƣng cũng có thể là một bản thể nhỏ nhoi đang nhập vào vũ
trụ, để cái "tôi, cái ta" cùng tan chảy vào mạch sống không ngừng.
Nhƣ vậy, cảm thụ văn học là có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện,
một bài thơ, ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tƣởng tƣợng và thật gần
gũi, nhập thân vào những gì đã đọc.
1.1.1.6. Năng lực cảm thụ văn học
Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực
hiện một hoạt động nào đó”.
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những
yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt.
Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Năng lực vừa là điều kiện
10


cho hoạt động đạt kết quả nhƣng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong
chính hoạt động ấy (kinh nghiệm, trải nghiệm).
Năng lực cảm thụ văn học là khả năng nắm bắt một cách nhanh nhạy,
chính xác đặc điểm, đặc trƣng, bản chất nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; là
qua hình tƣợng mà có khả năng hiểu, rung cảm một cách sâu sắc, tinh tế với
những điều tâm sự thầm kín nhất của tác giả; là khả năng đánh giá chính xác và
sâu sắc tài năng cũng nhƣ sự độc đáo trong phong cách nhà văn.
Năng lực cảm thụ văn học ở mỗi ngƣời khơng hồn tồn giống nhau do
nhiều yếu tố quy định nhƣ: vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức,
tình cảm và thái độ, sự nhạy cảm khi tiếp xúc với tác phẩm văn học. Ngay cả ở
một ngƣời, sự cảm thụ văn học về một bài văn, bài thơ ở những thời điểm khác
nhau cũng có nhiều biến đổi.
Có thể thấy rõ điều này ở hai thế hệ khác nhau. Thế hệ của những cha ông,

thế hệ của những ngƣời trẻ thời chiến và thế hệ của những ngƣời trẻ ngày nay.
Vốn sống, hiểu biết khác nhau đã dẫn đến những cảm nhận khác nhau.
Khi đọc những bài thơ đƣợc viết trên đƣờng mịn Hồ Chí Minh giữa
những đợt bom rải thảm. Những dịng thơ có chứa “lửa”, đầy bi thƣơng nhƣng
cũng rất hào hùng của một thế hệ anh dũng. Với những ngƣời trƣởng thành trong
chiến tranh, hồi ức của của tháng năm gian khổ và tự hào nhƣ thƣớc phim quay
chậm đƣợc tái hiện chân thật. Còn với ngƣời trẻ ngày nay thì đó là lời nhắc nhở
phải sống xứng đáng cho những hi sinh, mất mát của cả một dân tộc.
Cùng mắc võng trên rừng Trƣờng Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đƣờng ra trận mùa này đẹp lắm
Trƣờng Sơn Đông nhớ Trƣờng Sơn Tây.
Trƣờng Sơn Tây anh đi, thƣơng em
Bên ấy mƣa nhiều, con đƣờng gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Hết rau rồi, em có lấy măng khơng.
11


Cịn em thƣơng anh bên Tây mùa đơng
Nƣớc khe cạn bƣớm bay lèn đá
Biết lòng anh say miền đất lạ
Chắc em lo đƣờng chắn bom thù
(Phạm Tiến Duật)
1.1.1.7. Phân môn Tập đọc
Tập đọc là một trong bảy phân môn của môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Phân
môn Tập đọc nhằm mục đích hình thành năng lực đọc cho học sinh.
1.1.2. Các cấp độ cảm thụ văn học
Có bốn cấp độ cảm thụ văn học:
- Cảm thụ ngôn từ: cảm thụ về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các biện pháp

tu từ...
- Cảm thụ hình tƣợng: hình tƣợng nhân vật, hình tƣợng tác giả, chi tiết,
hình ảnh, kết cấu, khơng gian, thời gian...
- Cảm thụ ý nghĩa tác phẩm: nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa tƣờng minh,
nghĩa hàm ẩn, ý nghĩa lịch sử - xã hội, ý nghĩa nhân văn - thẩm mĩ...
- Cảm thụ tƣ tƣởng của tác giả: tƣ tƣởng, quan niệm, chính kiến của nhà
văn về con ngƣời, xã hội, đạo đức, nghệ thuật, thẩm mĩ.
Ví dụ: Các cấp độ cảm thụ bài thơ Lƣợm của Tố Hữu
- Cảm thụ ngôn từ:
+ Dùng nhiều từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt,…
+Biện pháp so sánh: nhƣ con chim chích
- Cảm thụ hình tƣợng: hình tƣợng cậu bé Lƣợm
+ Tính cách: hồn nhiên, nhí nhảnh, vui tƣơi, dũng cảm
+ Làm công việc: làm nhiệm vụ liên lạc
- Cảm thụ ý nghĩa tác phẩm
+ Ý nghĩa nhân văn- thẩm mĩ: Lƣợm- biểu tƣợng đẹp cho hình ảnh của cả
thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, hồn nhiên, lạc quan, yêu đời nhƣng cũng
rất dũng cảm.
12


- Cảm thụ về tƣ tƣởng của tác giả:
+ Quan niệm về con ngƣời: Hình ảnh những con ngƣơi đã anh dũng hi
sinh vì Tổ quốc sẽ con sống mãi trong lòng mỗi ngƣời dân Việt Nam.
1.1.3. Một số vấn đề chung về phân mơn Tập đọc
1.1.3.1. Vị trí, tính chất của phân mơn Tập đọc
Dạy học Tập đọc có vai trị, vị trí rất quan trọng trong nhà trƣờng tiểu học.
Đọc đƣợc hiểu là “một dạng hoạt động của ngơn ngữ, là q trình chuyển dạng
thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thơng hiểu nó (ứng với hình thức đọc
thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị

nghĩa khơng có âm thanh (ứng với đọc thầm)” (M.R Lơvơp – “Cẩm nang dạy học
tiếng Nga”). Đọc giúp con ngƣời lĩnh hội những tri thức và kinh nghiệm sống
đƣợc kết tinh từ nền văn hóa nhân loại. Hoạt động đọc đặc biệt có ý nghĩa to lớn
với trẻ nhỏ. Học đọc là tiền đề để các em chiếm lĩnh ngôn ngữ phục vụ trong giao
tiếp và học tập. Nói cách khác, đọc là con đƣờng để trẻ tiếp thu tri thức, là công
cụ để học tập các môn học khác. Từ học đọc, học sinh phải đọc để học, đọc để tự
học và học tập suốt đời.
1.1.3.2. Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc lớp 4
Phân môn tập đọc lớp 4 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của phân môn Tập
đọc ở tiểu học, đó là:
+ Hình thành năng lực đọc cho học sinh, bao gồm 4 kĩ năng đọc: đọc
đúng, đọc nhanh (đọc lƣu lốt, trơi chảy), đọc có ý thức (thơng hiểu những gì
mình đọc), đọc hay (đọc diễn cảm). Giai đoạn lớp 4, đa phần các em đã từng
bƣớc đạt đƣợc mức độ thứ hai của kĩ năng đọc đó là đọc nhanh và hƣớng đến đọc
có ý thức và đọc hay. Đặc biệt ngữ liệu trong sách giáo khoa Tập đọc 4 là những
văn bản nghệ thuật, do đó mà việc hình thành kĩ năng đọc có ý thức và đọc hay
càng quan trọng hơn khi giúp học sinh chiếm lĩnh đƣợc tác phẩm một cách trọn
vẹn.
+ Giáo dục lịng ham đọc sách, hình thành phƣơng pháp và thói quen và
làm việc với sách cho học sinh. Thông qua phân môn Tập đọc, giúp học sinh

13



×