Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện yên định tỉnh thanh hóa từ năm 2019 đến năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG


LÊ THỊ DỊU

NHÂN LỰC Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN YÊN ĐỊNH
TỈNH THANH HÓA TỪ NĂM 2019 ĐẾN NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

HÀ NỘI - NĂM 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG


LÊ THỊ DỊU
Mã số học viên: C01936

NHÂN LỰC Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN YÊN ĐỊNH
TỈNH THANH HÓA TỪ NĂM 2019 ĐẾN NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Chuyên ngành: quản lý bệnh viện
MÃ SỐ: 8720802

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TS. TRƯƠNG VIỆT DŨNG

HÀ NỘI- NĂM 2023

Thư viện ĐH Thăng Long


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Quản lý bệnh viện
này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ tận tình và hỗ
trợ tích cực của các thầy/cơ, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học thăng
long, phòng Quản lý đào tạo sau đại học, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS.
Trương Việt Dũng ln động viên, tận tình hướng dẫn từng bước cụ thể và tạo
điều kiện để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn các Bác sĩ, điều dưỡng, bệnh viện Đa khoa
huyện Yên định đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi có thể hồn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Sau cùng tơi xin dành tình cảm, lịng biết ơn vơ hạn gửi đến gia đình và
những người bạn thân thiết, đã ln giúp đỡ, động viên, khích lệ và chia sẻ khó
khăn trong thời gian tơi học tập để hồn thành khóa học.
Một lần nữa, tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2023
HỌC VIÊN

LÊ THỊ DỊU



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Lê Thị Dịu – Học viên: Lớp CQH10A Chuyên Ngành Quản lý
bệnh viện, Trường đại học Thăng long.
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của GS.TS Trương Việt Dũng.

2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở
nơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2023
HỌC VIÊN

LÊ THỊ DỊU

Thư viện ĐH Thăng Long


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

BN

Bệnh nhân

BHYT


Bảo Hiểm Y Tế

BVĐK

Bệnh Viện Đa Khoa

BV

Bệnh viện

BVĐKTTH

Bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa

BYT

Bộ Y tế

CBYT

Cán bộ y tế

CSSK

Chăm Sóc Sức Khỏe

CSYT

Cơ Sở Y Tế


CKI

Chuyên Khoa 1

CKII

Chuyên Khoa 2

DVYT

Dịch vụ y tế

DVKCB

Dịch vụ khám chữa bệnh

DSĐH

Dược sĩ đại học

ĐD

Điều dưỡng

YTCC

Y Tế công cộng

KTV


Kỹ thuật viên

KCB

Khám chữa bệnh

NVYT

Nhân viên y tế

NHS

Nữ hộ sinh

TTB

Trang Thiết Bị

TTBYT

Trang Thiết Bị Y Tế

TĐVH

Trình độ văn hóa

QLBV

Quản lý bệnh viện



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1................................................................................................................ 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................................... 3
1.1. Nhân lực y tế .....................................................................................................3
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nhân lực .................................................3
1.1.3. Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.................................7
1.2. Hoạt động khám chữa bệnh: .............................................................................8
1.2.1. Khám bệnh ..................................................................................................8
1.2.2. Chữa bệnh ..................................................................................................8
1.2.3. Dịch vụ khám chữa bệnh ............................................................................8
1.3. Vai trò của bệnh viện tuyến huyện .................................................................10
1.3.1 Dịch vụ y tế tại bệnh viện ..........................................................................11
1.3.2 Phân tuyến kỹ thuật: ..................................................................................11
1.4. Những nghiên cứu về nhân lực y tế ................................................................13
1.4.1. Những hướng nghiên cứu được đề cập tới ở nước ngoài ........................13
1.4.2. Những nghiên cứu trong nước về nhân lực bệnh viện .............................14
1.4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ........................................................17
1.5. Đặc điểm tình hình huyện Yên Định và Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định
...............................................................................................................................17
1.5.1. Đặc điểm tình hình huyện Yên Định.........................................................17
1.5.2. Tình hình Bệnh viện đa khoa Huyện Yên Định ........................................18
CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 20
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 20
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................20

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................20
2.1.3. Thời gian nghiên cứu................................................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................20

Thư viện ĐH Thăng Long


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................20
2.2.2. Nguồn số liệu ............................................................................................20
2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu .............................................................................21
2.4. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................28
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu ...........................................................................28
2.4.2. Quy trình thu thập số liệu .........................................................................28
2.5. Xử lý và phân tích số liệu ...............................................................................29
2.6. Sai số và biện pháp khống chế sai số ..............................................................29
2.7. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................29
CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 31
3.1. Mô tả thực trạng nhân lực y tế của Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định tỉnh
Thanh Hóa từ năm 2019 - 2022 .............................................................................31
3.2. Phân tích hoạt động khám chữa bệnh và hiệu suất khám chữa bệnh trong giai
đoạn trên ................................................................................................................36
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 55
4.1. Mô tả thực trạng nhân lực y tế của Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định tỉnh
Thanh Hóa từ năm 2019 – 2022 ............................................................................55
4.1.1. Nguồn nhân lực của bệnh viện trong các năm 2019 – 2022 ....................55
4.1.2. Phân bố nhân lực theo chức danh chuyên môn .......................................55
4.1.3. Tình hình phân bổ nhân lực: ....................................................................62
4.1.4. Số lượng nhân viên phân bố theo biên chế/hợp đồng: .............................62
4.2. Phân tích hoạt động khám chữa bệnh và hiệu suất khám chữa bệnh trong giai

đoạn trên ................................................................................................................63
4.2.1. Kết quả hoạt động khám bệnh ..................................................................63
4.2.2. Công suất sử dụng giường bệnh kế hoạch, thực kê ..................................64
4.2.3. Hoạt động xét nghiệm, cận lâm sàng .......................................................66
4.2.4. Tình hình bệnh nhân nội trú tại bệnh viện trong các năm 2019 - 2022 ....68
4.2.5. Thực hiện phân tuyết kỹ thuật qua các năm .............................................69
4.2.6. Hoạt động khám bệnh và Bảo hiểm y tế ...................................................70
4.2.7. Tình hình bệnh nhân điều trị nội trú theo ICD 10 trong các năm 2019 –
2022 ....................................................................................................................71


4.2.8. Hiệu suất sử dụng lao động ......................................................................72
4.2.9. Kết quả đánh giá chất lượng nhân lực .....................................................73
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74
KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2

Thư viện ĐH Thăng Long


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH
Hình 1. 1. Bản đồ mạng lưới y tế huyện Yên Định ........................................ 18
Hình 1. 2. Bệnh viện da khoa huyện Yên Định .............................................. 19
Bảng 3. 1. Phân bố nhân lực theo vị trí qua các năm ...................................... 31
Bảng 3. 2. Phân bố vị trí bác sĩ theo trình độ chun mơn ............................. 32
Bảng 3. 3. Phân bố vị trí điều dưỡng theo trình độ chun mơn .................... 32
Bảng 3. 4. Phân bố vị trí dược sĩ, kĩ thuật viên, hộ sinh theo trình độ chun
mơn .................................................................................................................. 33

Bảng 3. 5. Bình quân số nhân viên y tế trong bệnh viện/ 10.000 dân trong huyện
các năm ............................................................................................................ 34
Bảng 3. 6. Tình hình phân bổ nhân lực và giường bệnh ................................. 34
Bảng 3. 7. Số lượng nhân viên phân bố theo biên chế/hợp đồng ................... 35
Bảng 3. 8. Hoạt động bệnh nhân nhập viện theo năm .................................... 36
Bảng 3. 9. Công suất sử dụng giường bệnh kế hoạch, thực tế ........................ 37
Bảng 3. 10. Công suất lượt khám và số người bệnh trên bác sĩ, điều dưỡng theo
năm .................................................................................................................. 38
Bảng 3. 11. Kết quả xét nghiệm với hoạt động ngoại trú ............................... 38
Bảng 3. 12. Kết quả Xquang, siêu âm, điện tim đối với hoạt động ngoại trú. 39
Bảng 3. 13. Kết quả nội soi đối với hoạt động ngoại trú ................................ 39
Bảng 3. 14. Bình quân xét nghiệm, Xquang, nội soi, siêu âm / NV từng phòng
với hoạt động ngoại trú ................................................................................... 40
Bảng 3. 15. Kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng đối với hoạt động nội trú ...... 41
Bảng 3. 16. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi……………………………..43
Bảng 3. 17. Tình hình bệnh nhân nội trú năm 2019-2022 .............................. 43
Bảng 3. 18. Công suất làm việc của NVYT theo các khoa: Bình quân số NB
nội trú/NVYT/Năm ......................................................................................... 44
Bảng 3. 19. Phân tuyến kỹ thuật trong các năm 2019-2022 ........................... 46
Bảng 3. 20. Tổng hợp hoạt động khám bệnh và bảo hiểm y tế các năm ........ 47
Bảng 3. 21. Phân bố lượt bệnh nhân được điều trị nội trú theo ICD 10 ........ 48


Bảng 3.22. Biến động chi cho nhân viên y tế trong 4 năm ………………......50
Bảng 3.23. Hiệu suất sử dụng lao động của bệnh viện giai đoạn 2019 -2022..51
Bảng 3.24. Hiệu suất sinh ra trên nguồn thu (ROS) giai đoạn 2019-2022…….51
Bảng 3.25. Đánh giá chất lượng nhân lực Bệnh viện Yên Định……….…….52
Biểu đồ 3. 1. Số lượt khám bệnh qua các năm................................................ 36
Biểu đồ 3. 2. Tổng số ngày điều trị và số ngày nằm viện trung bình ............. 37
Biểu đồ 3. 3. Hoạt động phẫu thuật qua các năm ........................................... 44

Biểu đồ 3. 4. Biến động số thủ thuật qua các năm (số ca)……………………..45
Biểu đồ 3. 5. Phân bố lượt bệnh nhân được điều trị nội trú theo 10 chương có
số lượt cao nhất ............................................................................................... 50

Thư viện ĐH Thăng Long


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là quốc gia có thu nhập trung bình thấp với dân số 89,71 triệu người
và thu nhập bình quân đầu người là 1911 USD vào năm 2013. Kể từ khi thực hiện
chính sách mở cửa vào năm 1986, nền kinh tế của đất nước đã tăng trưởng đều đặn
với tốc độ hàng năm khoảng 6–7% GDP [1]. Kể từ năm 2016, hỗ trợ phát triển cho
nguồn nhân lực y tế đã tăng lên và giảm nhẹ vào năm 2019. Năm 2020, do sự bùng
phát của đại dịch COVID-19, nó đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 4,1 tỷ USD, cao
hơn gấp đôi giá trị trong 2016 và tăng 116,5% so với năm 2019. Tỷ trọng cao nhất
(42,4%) hỗ trợ cho nguồn nhân lực cho các hoạt động liên quan đến y tế là định hướng
vào đào tạo. Kể từ khi áp dụng Chiến lược toàn cầu, các nguồn tài trợ cho các hoạt
động liên quan đến lực lượng lao động y tế đã tăng trung bình 13,3% so với 16,0%
từ năm 2000 đến năm 2015. Đối với 47 quốc gia được WHO xác định là thiếu nhân
lực nghiêm trọng, sự sẵn có của các nguồn tài trợ vẫn khiêm tốn [2].
Ở Việt Nam nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân cùng với nó
là những cải cách hệ thống bệnh viện công lập theo hướng tự chủ một phần như hiện
nay sang tự chủ toàn bộ trong thời gian rất gần đây. Các chính sách mới về thơng
tuyến giữa các bệnh viện huyện rồi thông tuyến nội trú đến các bệnh viện tuyến tỉnh
[3]; thay đổi giá các dịch vụ, những thay đổi trong quy định KCB cho người bệnh có
BHYT [4], phát triển hệ thống bệnh viện ngồi cơng lập ... đã tác động rất mạnh đến
tổ chức và hoạt động của các bệnh viện, nhất là bệnh viện tuyến huyện, thực tế này
đòi hỏi các bệnh viện tuyến huyện phải có sự thay đổi mạnh mẽ, chất lượng khám

chữa bệnh ngày càng được nâng cao đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa
bàn huyện [5].
Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa là một huyện có dân số đơng của tỉnh, kinh
tế, văn hóa phát triển, là huyện đạt chẩn nông thôn mới đầu tiên của khu vực Bắc
Trung Bộ. Vậy nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn huyện
ngày càng tăng cao, đòi hỏi các nhà quản lý phải trả lời được một số câu hỏi đặt ra là:
(1) Số lượng và cơ cấu nhân lực y tế đã đủ và hợp lý chưa? (2) Năng lực cung cấp
dịch vụ KCB đến đâu? (3) Mức độ thực hiện những kỹ thuật đã được phân tuyến như
thế nào? (4) Kết quả khám chữa bệnh có cân xứng với nguồn lực hiện có hay khơng?
(5) Công suất và hiệu suất sử dụng nhân lực thay đổi trong giai đoạn 4 năm lại đây ra


2
sao? Với những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhân lực y tế
và hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Yên Định tỉnh Thanh
Hóa từ năm 2019 đến năm 2022” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng nhân lực y tế của Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định tỉnh
Thanh Hóa từ năm 2019 - 2022.
2. Phân tích hoạt động khám chữa bệnh và hiệu suất khám chữa bệnh trong giai
đoạn từ năm 2019 – 2022.

Thư viện ĐH Thăng Long


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nhân lực y tế
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nhân lực

Khái niệm nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực xã hội là dân số trong độ tuổi
lao động và có khả năng lao động.
Một số quốc gia định nghĩa: Nguồn nhân lực là toàn bộ những người từ độ tuổi
lao động trở lên có khả năng lao động.
Theo Liên hợp quốc thì: Nguồn nhân lực là tổng thể sức dự trữ, những tiềm
năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và tác động của con người trong việc cải
tạo tự nhiên và cải tạo xã hội.
Ngân hàng thế giới: Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể
lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân
Theo bộ Luật Lao động của Việt Nam: Nguồn lực chính là nguồn lực con
người bao gồm sức mạnh của thể lực, trí lực, tinh thần và sự tương tác giữa các cá
nhân trong một cộng đồng quốc gia.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra năm 2006 thì nhân lực y tế được
định nghĩa: “Nhân lực y tế là những người tham gia vào các hoạt động với mục đích
chính tăng cường sức khỏe cộng đồng”. Nhân lực y tế là những người trực tiếp cung
cấp dịch vụ y tế hoặc là những người làm các công việc khác như quản lý, phục vụ
cho cơng tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhân lực y tế là “mắt xích” quan trọng
góp phần nâng cao dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo các mục tiêu “Chiến
lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020,
tầm nhìn đến năm 2030”. Nhân lực y tế có đặc điểm đặc thù riêng của ngành như sau:
Nhân lực y tế có trình độ chun mơn cao và làm việc nhóm tốt: Do đặc thù
cơng việc là chăm sóc sức khỏe nhân dân, liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính
mạng con người nên địi hỏi nhân viên y tế phải giỏi chun mơn. Bên cạnh giỏi
chun mơn để làm việc độc lập thì nhân lực y tế cần biết làm việc nhóm tốt để tạo
một e kíp làm việc hiệu quả, thực hiện sứ mệnh của “thiên sứ áo trắng” chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân.
Thực hiện đúng và chuẩn mực đạo đức nghề y: Họ luôn luôn phải khắc cốt ghi
tâm trong lòng lời thề Hippocrates và 12 điều Y đức đã được coi là “Tiêu chuẩn đạo



4
đức của người làm công tác y tế” được ban hành kèm theo Quyết định số 2088 BYT
- QĐ ngày 06 tháng 11 nǎm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Thời gian học tập, đào tạo chuyên môn cho nhân viên y tế dài: So với một số
ngành chuyên môn khác thì ngành Y có thời gian học tập lý thuyết trên giảng đường
và thực tập tại các bệnh viện dài. Đối với bác sĩ thời gian học tập 6 năm, dược sĩ 5
năm, trong khi các ngành khác dài nhất là 5 năm. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt nhiệm
vụ và đảm bảo mọi thao tác khám chữa bệnh cho người bệnh, giảm thiểu sai sót, địi
hỏi nhân viên y tế phải tăng cường thời gian thực hành, trực tại các bệnh viện, tự học
và tự nghiên cứu rất nhiều.
Nhân viên y tế làm việc trong môi trường vất vả, áp lực, lây nhiễm cao: Nhân
viên y tế phải trải qua quá trình học tập dài, vất vả, đầy gian truân hơn so với các
chuyên ngành khác nhưng khi đi làm thì phải thường xun chịu áp lực cơng việc,
căng thẳng, thường xuyên trực đêm, trực vào ngày nghỉ, lễ tết, môi trường làm việc
lây nhiễm cao đặc biệt là làm việc tại khoa truyền nhiễm, chăm sóc và điều trị
HIV/AIDS, viêm gan B, C, các dịch bệnh… Từ năm 2019 đến nay, đại dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, đòi hỏi nhân viên y tế làm việc liên tục không kể ngày đêm,
trong môi trường làm việc khó khăn và lây nhiễm cao khi tham gia chống dịch, điều
trị bệnh, tiêm phòng cho người dân,…
Nhân lực y tế có những đặc thù: Nghề y là một nghề cao q được xã hội
tơn vinh bởi vì nghề này có nhiệm vụ chữa bệnh cứu người. Nghề địi hỏi phải có
lịng nhân ái, dám chịu đựng vất vả, hy sinh để cứu người.Hoạt động của ngành y tế
liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người bệnh và đòi hỏi nhiều lao động.
Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế cần đầu tư lớn, sự phối hợp chặt chẽ và có
kế hoạch: việc đào tạo CBYT, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ cần một khoảng thời gian dài
và tốn kém. Để giải quyết tốt vấn đề này đòi hỏi sự hợp tác, phối hợp và xây dựng kế
hoạch lâu dài trong cùng ngành và giữa 2 ngành giáo dục và y tế.
Lợi thế của thị trường không phù hợp với bản chất của lĩnh vực y tế: do sự mất
cân xứng trong kiến thức và thông tin giữa người cung ứng dịch vụ và người bệnh
tạo ra tính độc quyền trong y tế.
Rủi ro và sự không chắc chắn: Các can thiệp y tế luôn chứa đựng nhiều rủi ro

và sự không chắc chắn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho từng
bệnh nhân…

Thư viện ĐH Thăng Long


5
Đặc điểm phức tạp của NNLYT cần có sự can thiệp, quan tâm của Chính Phủ
trong việc lập kế hoạch và điều phối NNLYT nhiều hơn là đối với NNL ở các ngành
khác [6].
Quản lý nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động
chức năng về thu hút, đào tạo, phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm
đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
Quản lý nguồn nhân lực là tổ hợp toàn bộ mục tiêu, chiến lược và cơng cụ mà
qua đó các nhà quản lý và nhân viên trong cơ quan dùng làm nền tảng cho cung cách
ứng xử để phát triển cơ quan.
Quản lý nguồn nhân lực là tất cả các hoạt động, chính sách và các quyết định
quản lý liên quan, có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cơ quan và cán bộ, cơng chức,
viên chức của cơ quan đó. Quản lý nguồn nhân lực địi hỏi phải có tầm nhìn chiến
lược và gắn với chiến lược hoạt động và phát triển của cơ quan, đơn vị, liên quan trực
tiếp đến: cơ cấu nguồn nhân lực, điều hành và phát triển nguồn nhân lực đó.
Quản lý nguồn nhân lực nhằm hai mục tiêu cơ bản:
Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng
cao tính hiệu quả của tổ chức.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên
được phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất tại
nơi làm việc và trung thành tận tâm với tổ chức.
Nguồn nhân lực y tế: Là nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe hoặc lực lượng
lao động chăm sóc sức khỏe, được định nghĩa là "tất cả những người tham gia vào
các hành động có mục đích chính là nâng cao sức khỏe".

Nguồn nhân lực y tế được xác định là một trong những trụ cốt chính của một
hệ thống y tế. Bao gồm các bác sĩ, điều dưỡng viên, nữ hộ sinh, nha sĩ, dược sỹ,
những người khác làm việc trong ngành y tế, nhân viên y tế cộng đồng, nhân viên y
tế xã hội và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác, cũng như nhân viên
hỗ trợ và quản lý sức khỏe – những người không cung cấp dịch vụ y tế trực tiếp,
nhưng rất cần thiết để hệ thống y tế hoạt động hiệu quả, bao gồm cả quản lý dịch vụ
y tế, kỹ thuật viên hồ sơ y tế và thông tin sức khỏe, nhà kinh tế học sức khỏe, quản lý
chuỗi cung ứng sức khỏe, thư ký y khoa và những người khác.
Tầm quan trọng của nhân lực trong công tác CSSK: Nguồn nhân lực quyết


6
định số lượng, chất lượng các hoạt động y tế
Quản lý nhân lực: bao gồm các nội dung tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đào
tạo, đánh giá công chức viên chức, chú ý đảm bảo về số lượng, chất lượng cán bộ. Có
kế hoạch phát triển nguồn nhân lực hợp lý với quy hoạch phát triển của tổ chức, của
bệnh viện.
1.1.2. Một số chú ý trong quản lý nhân lực
Đảm bảo tuyển dụng nhân lực, bố trí nhân lực theo quy định chung
Quyết định phân công nhiệm vụ cho cán bộ hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả
Chú trọng quy hoạch bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực
*Chính sách quy định nhân lực và cơ cấu bộ phận chuyên môn
Hiện nay, định biên về nhân lực và cơ cấu chuyên môn căn cứ vào: Thông tư
08/2007/TTLT - BYT - BNV ngày 05 tháng 6 năm 2007 về hướng dẫn định mức biên
chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước[7].
Bảng 1. 1. Định mức biên chế cơ sở, khám chữa bệnh đa khoa hạng I và II
Đơn vị
Cơ sở khám, chữa

Làm việc theo giờ


Số giường

Số biên chế cần có

hành chính

bệnh kế hoạch

theo thơng tư

1,45 - 1,55

BVĐK tỉnh

725 - 775

bệnh đa khoa hạng I
Cơ sở khám, chữa

500 giường
1,25 - 1,40

BVĐK huyện

500 - 560

bệnh đa khoa hạng II
400 giường
Đơn vị: Người / Giường bệnh

* Chính sách về tuyển dụng nhân lực
Luật số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 Luật quy định về quyền
nghĩa vụ của viên chức, tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự
nghiệp công lập [8].
Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
[9].
Nghị định số 121/2006/NĐ - CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và
quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước [10].

Thư viện ĐH Thăng Long


7
Nghị định số 29/2012/NĐ - CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng,
sử dụng và quản lý viên chức [11].
Nội dung quản lý nhân lực:
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế
về viên chức. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ viên chức. Quy định tiêu
chuẩn chức danh viên chức. Hướng dẫn định mức biên chế trong các đơn vị sự nghiệp
của Nhà nước ở Trung ương; quy định định mức biên chế viên chức thuộc ủy ban
nhân dân; Ban hành quy chế tuyển dụng, nâng ngạch; chế độ thử việc.
Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp quản lý viên chức.
Đào tạo, bồi dưỡng viên chức.
Đánh giá viên chức.
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức.
Thực hiện việc thống kê viên chức.
Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật về viên chức.

Chỉ đạo, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức.
Quản lý nhân lực:
Quản lý theo công việc: Phân công nhiêm vụ hợp lý qua chức năng, nhiệm vụ,
đặc điểm, số lượng, trình độ nguồn nhân lực…
Quản lý theo thời gian: Yêu cầu cán bộ lập lịch cơng tác của mình theo nhiệm
vụ, chức trách được dao (mô tả công việc)
Quản lý theo điều hành, giám sát: là hoạt động theo dõi, giúp đỡ cấp dưới hồn
thành tốt nhiệm vụ. Có 2 loại giám sát là giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp
1.1.3. Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
Trạng thái sức khỏe nguồn nhân lực: Trong đó chú ý đến động lực làm việc,
thu nhập; chỉ tiêu suy giảm sức khỏe hoặc khơng có khả năng lao động, các bệnh
nghề nghiệp, đến sức khỏe tinh thần như sự hài lòng của NVYT về mơi trường lao
động…
Chỉ tiêu trình độ văn hóa của nguồn nhân lực: Đây là chỉ tiêu rất quan trọng
phản ánh chất lượng nguồn nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển
kinh tế xã hội. Trình độ văn hóa cao sẽ tạo điều kiện và khả năng tiếp thu.


8
1.2. Hoạt động khám chữa bệnh:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khám bệnh, chữa bệnh là hai khái
niệm hoàn toàn tách biệt. Cụ thể, tài Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Luật khám bệnh,
chữa bệnh năm 2023 có quy định về khái niệm khám bệnh, chữa bệnh như sau [12]:
1.2.1. Khám bệnh
Là việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ
thuật chun mơn để đánh giá tình trạng sức khỏe, nguy cơ đối với sức khỏe và nhu
cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh.
1.2.2. Chữa bệnh
Là việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ
thuật chun mơn để giải quyết tình trạng bệnh, ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến triển

của bệnh hoặc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh trên cơ sở kết quả
khám bệnh.
Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: a) Bệnh viện; b)
Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; c) Nhà hộ sinh; d) Phòng khám; đ) Phòng
chẩn trị y học cổ truyền; e) Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng; g) Trạm y tế; h) Cơ sở cấp
cứu ngoại viện; i) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; k) Hình thức tổ chức
khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
1.2.3. Dịch vụ khám chữa bệnh
Khái niệm dịch vụ y tế: Dịch vụ y tế (DVYT) được định nghĩa là các dịch vụ
được cung cấp nhằm mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe của cộng đồng [13].
DVYT là một trong bốn dịch vụ xã hội cơ bản, hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm đáp
ứng những nhu cầu cơ bản của con người và được xã hội thừa nhận. DVYT là 10 một
dịch vụ khá đặc biệt, bao gồm các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên y tế như:
khám, chữa bệnh phục vụ bệnh nhân và gia đình, trong đó người bệnh trực tiếp cũng
chính là người tham gia sản xuất cũng như tiêu thụ. DVYT là một loại hàng hóa mà
người sử dụng (người bệnh) thường khơng thể tự mình lựa chọn loại dịch vụ theo ý
muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế).
Sử dụng dịch vụ y tế: Sử dụng DVYT là nhu cầu của người dân nhằm bảo vệ
và nâng cao sức khỏe của họ. Sử dụng DVYT có thể cho mục đích phịng bệnh hoặc
điều trị bệnh. Sử dụng DVYT có thể chỉ là việc tự điều trị, mua thuốc tại các hiệu
thuốc, khám, điều trị hoặc sử dụng các DVYT khác tại các cơ sở y tế công hoặc tư tại

Thư viện ĐH Thăng Long


9
các tuyến cơ sở y tế. Người có KCB bao gồm cả những người không bị ốm đau, bệnh
tật nhưng có đi kiểm tra sức khỏe, khám thai, nạo thai, đặt vịng, đẻ, tiêm phịng ….
Sử dụng DVYT có thể được phân chia theo loại dịch vụ, vị trí, mục đích sử dụng và
thời gian sử dụng [14].

Yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh: Sử dụng
DVKCB chính là kết quả của sự tương tác giữa các chuyên gia y tế và bệnh nhân.
Tiếp cận DVKCB là khả năng mà người cần sử dụng các DVKCB có thể được đáp
ứng tại nơi cung cấp, là thước đo tỷ lệ dân số có thể được đáp ứng bởi DVKCB thích
hợp. Khái niệm này được sử dụng để phát hiện sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận,
sử dụng DVKCB giữa những nhóm người hay cộng đồng khác nhau về mặt địa lý,
xã hội, hay về tình trạng sức khỏe của họ. Mục đích của DVKCB là đến với mọi
người trong cộng đồng, nhằm thỏa mãn nhu cầu về sức khỏe cho con người và cộng
đồng. Tiếp cận DVKCB phụ thuộc vào 4 nhóm yếu tố: (1) nhóm khoảng cách từ nơi
ở đến cơ sở y tế; (2) nhóm yếu tố kinh tế; (3) nhóm yếu tố DVKCB; (4) nhóm yếu tố
văn hóa [14]. Có rất nhiều yếu tố liên quan đến tiếp cận DVKCB:
- Điều kiện kinh tế: nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa
điều kiện kinh tế và sử dụng DVKCB. Khi người dân có thu nhập cao thì họ có khả
năng sử dụng nhiều DVKCB hơn và có điều kiện sử dụng những DVKCB ở mức giá
cao hơn, chất lượng tốt hơn. - Bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế (BHYT) là sự bảo vệ về
tài chính đối với các chi phí cho DVKCB phát sinh khi bị bệnh tật. Hỗ trợ xã hội
thông qua cấp thẻ BHYT miễn phí hoặc bao cấp cho người nghèo và trẻ em dưới 6
tuổi sẽ nâng cao 12 khả năng tiếp cận DVKCB, làm giảm sự bất công bằng y tế, đặc
biệt là giữa các nhóm thu nhập khác nhau.
- Chi tiêu sử dụng DVKCB: phân tích cơ cấu chi cho điều trị nội trú cho thấy phần
chi tiêu từ tiền túi chi trả viện phí là gần 60%, cịn hơn 40% là chi tiêu các khoản chi
ngoài cơ sở y tế và chi tiêu gián tiếp.
- Chất lượng và giá DVKCB: chất lượng DVKCB bị đánh giá là kém thì tỷ lệ sử dụng
sẽ thấp. Thông thường, giá DVKCB càng cao thì nhu cầu đối với dịch vụ đó càng
thấp.
- Điều kiện địa lý: điều kiện địa lý là khoảng cách tới các cơ sở y tế và ảnh hưởng của
nó tới việc sử dụng các DVKCB. Khoảng cách càng gần, phương tiện đi lại hiện đại
thì càng tiếp cận nhanh và dễ dàng tới các DVKCB. Ngược lại, khoảng cách càng xa,



10
phương tiện thơ sơ thì việc tiếp cận các DVKCB sẽ chậm và khó khăn.
- Tiếp cận về văn hóa, lối sống: tiếp cận về văn hóa như tập quán, ngôn ngữ, hoặc
thái độ giao tiếp đều ảnh hưởng đến việc sử dụng DVKCB. TĐHV cũng là một trong
những yếu tố quan trọng tác động đến sức khỏe con người. Những cộng đồng dân cư
có TĐHV cao thường có sức khỏe tốt và tuổi thọ cao.
* Đặc điểm bệnh tật Mức độ bệnh sẽ quyết định sự lựa chọn cách thức chữa bệnh.
Khi đau ốm nhẹ, thông thường mọi người đều giải quyết bằng cách để tự khỏi hoặc
sử dụng các loại thuốc có sẵn trong nhà hoặc tự ý mua thuốc chữa mà khơng có sự
can thiệp của thầy thuốc. Họ chỉ đến các cơ sở y tế khi bệnh không khỏi hoặc tiến
triển nặng hơn.
* Yếu tố giá cả trong những trường hợp bệnh nặng, cấp cứu, mang tính chất nghiêm
trọng, ảnh hưởng ngay đến sức khỏe và tính mạng, thì việc lựa chọn các DVKCB
khơng cịn phụ thuộc nhiều vào thu nhập nữa. Tuy nhiên đối với những trường hợp
bệnh nhẹ thì vấn đề thu nhập có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn và sử dụng
DVKCB.
* Yếu tố DVKCB Thường không được đo lường bằng các biến định lượng mà bằng
các biến định tính, thể hiện nguyện vọng, ý kiến của người dân đối với cơ sở y tế.
Yếu tố DVKCB bao gồm trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên y tế, trang thiết
bị và vật liệu y tế.
* Yếu tố đặc trưng cá nhân Nhiều tác giả cho thấy rõ các yếu tố liên quan gần nhất
đến việc sử dụng DVKCB chính là những yếu tố về cá nhân như tuổi, giới, văn hóa,
nghề nghiệp, dân tộc…
Để phục vụ nhu cầu an sinh xã hội: khám bệnh – chữa bệnh, cơ sở khám bệnh
– chữa bệnh được tổ chức thành hệ thống từ tuyến trung ương đến tuyến xã, phường,
thị trấn. Hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
của Nhà nước, tư nhân và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
1.3. Vai trò của bệnh viện tuyến huyện
Bệnh viện tuyến huyện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế tỉnh,
thành phố và các Ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một

huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các
Ngành. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chun mơn, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù
hợp.

Thư viện ĐH Thăng Long



×