Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XU ẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRỰC TUYẾN ONETV Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 82 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian qua, nhà trường đã giảng dạy và tạo các điều kiện cơ bản cho
sinh viên có kiến thức cần thiết để đáp ứng được yêu cầu công việc của chuyên ngành
sinh viên theo học. Để sinh viên có được kinh nghiệm thực tế, sự hiểu biết sâu sắc về
cơng việc trong tương lai, vì vậy nhà trường đã tạo điều kiện để sinh viên đi thực tập
tại các đơn vị có liên quan. Thực hiện đúng phương châm : “ học đi đôi với hành”.
Với mục đích củng cố kiến thức chuyên ngành đã học tại trường thơng qua việc
tiếp cận, tìm hiểu hoạt động của Công ty Cổ Phần Viễn Thông FPT- Chi nhánh Đà
Nẵng. Đồng thời vận dụng các kiến thức chuyên ngành, kĩ năng của mình được học ở
trường để áp dụng cho tốt.
Đồ án tốt nghiệp là một bản báo cáo có vai trị quan trọng với bản thân sinh viên
vì nó đánh giá q trình học tập và rèn luyện của sinh viên khi học tập tại trường.
Để có được kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế và hoàn thành tốt đồ án tốt
nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, trước hết em xin chân thành cảm ơn quý
thầy cô trong khoa Thương Mại Điện Tử Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt Hàn đã
giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản chuyên ngành, đặc biệt là sự tận
tình chỉ dẫn của cơ Lê Thị Mỹ Hạnh. Và em xin chân thành cảm ơn các anh chị ở
Công ty Cổ Phần Viễn Thông FPT - Chi nhánh Đà Nẵng những người đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, người thân đã trực tiếp thảo luận
trao đổi để em hoàn thành tốt bài khóa luận này này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012
Sinh Viên

Trương Thị Ngọc Mai

i


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ I
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................. V
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... VI
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................4
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. .................................................. 4
1.1.1. Lịch sử hình thành thương mại điện tử ........................................................4
1.1.2. Khái niệm, phân loại, đặc trưng của thương mại điện tử ...........................6
1.1.2.1. Khái niệm ..................................................................................................6
1.1.2.2. Phân loại ...................................................................................................6
1.1.2.3. Đặc trưng của thương mại điện tử ..........................................................8
1.1.3. Lợi ích, hạn chế của thương mại điện tử ......................................................8
1.1.3.1. Lợi ích .........................................................................................................9
1.1.3.2. Hạn chế của thương mại điện tử: ...........................................................11
1.1.4. Tiềm năng và xu hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam .......12
1.1.4.1. Tiềm năng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam .........................12
1.1.4.2. Xu hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam ..........................12
1.2. TÌM HIỂU VỀ IPTV VÀ TRUYỀN HÌNH TRỰC TUYẾN ITV CỦA CƠNG TY
CỔ PHẦN VIỄN THƠNG FPT .............................................................................................. 13
1.2.1. Tìm hiểu về IPTV ...........................................................................................13
1.2.1.1. Lịch sử ra đời của IPTV ..........................................................................14
1.2.1.2. Định nghĩa về IPTV .................................................................................14
1.2.1.3. Phương thức hoạt động của IPTV ..........................................................15
1.2.1.4. Các dịch vụ của IPTV ..............................................................................16
1.2.1.5. Một số đặc tính của IPTV ........................................................................16
1.2.1.6. Hạn chế của IPTV ...................................................................................16
1.2.1.7. Sự khác biệt giữa IPTV và Truyền hình Internet ..................................17
1.2.2. Dịch vụ truyền hình trực tuyến iTV của Công ty Cổ Phần Viễn Thông
FPT


........................................................................................................................17

ii


1.3. DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRỰC TUYẾN ONETV CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN
VIỄN THÔNG FPT CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG .................................................................... 18
1.3.1. Khái niệm........................................................................................................18
1.3.2. Tính năng của truyền hình trực tuyến OneTV ...........................................19
1.3.3. Dịch vụ của truyền hình trực tuyến OneTV ...............................................19
1.4. MA TRẬN SWOT .............................................................................................................. 21
1.4.1. Khái niệm về ma trận SWOT .......................................................................21
1.4.2. Nguồn gốc mơ hình phân tích SWOT ..........................................................21
1.4.3. Cách xây dựng Ma trận SWOT....................................................................21
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRỰC TUYẾN ONETV
Ở CƠNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG .............23
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CP VIỄN THÔNG FPT ĐÀ NẴNG ...... 23
2.2. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY. ............................ 27
2.2.1. Mơi trường vĩ mơ ...........................................................................................27
2.2.1.1. Môi trường kinh tế ...................................................................................27
2.2.1.2. Môi trường kỹ thuật công nghệ ...............................................................27
2.2.1.3. Mơi trường xã hội ....................................................................................28
2.2.1.4. Mơi trường chính trị pháp luật................................................................29
2.2.1.5. Mơi trường tự nhiên.................................................................................30
2.2.1.6.Văn hóa hóa cơng ty .................................................................................30
2.2.2. Môi trường vi mô ...........................................................................................31
2.2.2.1. Khách hàng ..............................................................................................31
2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh của công ty ...............................................................32
2.2.2.3. Nhà cung ứng ...........................................................................................33
2.2.2.4. Sản phẩm thay thế ....................................................................................33

2.2.2.5. Lợi thế cạnh tranh....................................................................................34
2.2.3. Nhân lực ..........................................................................................................34
2.2.4. Tài chính .........................................................................................................38
2.2.5. Cấu trúc nguồn vốn .......................................................................................40
2.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh .....................................................................41
2.3. PHÂN TÍCH DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH ONETV TẠI CƠNG TY FPT
TELECOM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG THEO MA TRẬN SWOT.................................. 42
iii


2.4. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ
TRUYỀN ONETV TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT CHI NHÁNH ĐÀ
NẴNG ........................................................................................................................................... 52
2.4.1. Đánh giá về mức giá.......................................................................................53
2.4.2. Cảm nhận về thái độ ......................................................................................54
2.4.3. Đánh giá về nhận thức dễ sử dụng ...............................................................55
2.4.4. Cảm nhận về chất lượng ...............................................................................55
2.4.5. Nhận thức hữu ích .........................................................................................56
2.4.6. Ý định sử dụng ...............................................................................................57
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRỰC
TUYẾN ONETV TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT .......................60
3.1. HẠ TẦNG KĨ THUẬT ...................................................................................................... 60
3.2. NGUỒN NHÂN LỰC ........................................................................................................ 62
3.3. CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO VÀ MARKETING CHO DỊCH VỤ ONETV 64
3.4. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ....................................................................................... 67
3.5. CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ................................................................................................ 68
3.6. MỨC GIÁ SỬ DỤNG DỊCH VỤ ..................................................................................... 70
3.7. CHÍNH SÁCH VÀ VIỆC QUẢN LÝ NHÂN VIÊN CÔNG TY ............................... 71
KẾT LUẬN ..................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................VII


iv


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ADSL

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AsymmetricDigitalSuscriberLine Đường truyền băng thông rộng

CNTT

Công nghệ thông tin

TMĐT

Thương mại điện tử

IPTV

Internet Protocol Televison

Truyền hình giao thức Internet

HD


High Definition

Độ nét cao hay Độ phân giải cao

SD

Standard Definition

Độ nét tiêu chuẩn

GDĐT
VOIP

Giáo dục đào tạo
Voice over Internet Protocol

Truyền giọng nói trên giao thức
IP

KIT

KingstonInteractiveTelevision

Truyền hình tương tác Kingston

IOS

Interoganizational System

Hệ thống liên tổ chức


FTTH

Fiber To The Home

Cáp quang

PTTH

Phổ Thông Trung Học

v


DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Các gói dịch vụ truyền hình OneTV

20

Bảng 2.1


So sánh ýu và nhýợc điểm của các đối thủ cạnh tranh so với

32

FPT Telecom
Bảng2.2

Cõ cấu nguồn nhân lực công ty Cổ Phần Viễn Thông FPT năm

35

2010-2012
Bảng 2.3

Biến dộng tài sản của công ty từ năm 2010 -2012

38

Bảng 2.4

Biến động của nguồn vốn công ty từ năm 2010-2012

40

Bảng 2.5

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm từ

41


2010-2012
Bảng 2.6

Đánh giá của khách hàng về cảm nhận mức giá

53

Bảng 2.7

Đánh giá của khách hàng về thái độ

54

Bảng 2.8

Đánh giá của khách hàng về nhận thức dễ sử dụng

55

Bảng 2.9

Đánh giá của khách hàng về chất lýợng

56

Bảng 2.10

Đánh giá của khách hàng về nhận thức hữu ích

57


Bảng 2.11

Đánh giá của khách hàng về ý định sử dụng

57

vi


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV ở…

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, sự đổi mới công
nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là sự phát triển của Internet đã tạo ra một xu
thế mới cho nền Kinh tế, Văn hóa và Chính trị tồn cầu. Các hoạt động kinh doanh
mua bán cũng dần thay đổi và cải tiến để theo kịp với sự đổi mới của cơng nghệ, dựa
trên nền tảng đó kinh doanh điện tử ra đời trong đó phổ biến là hình thức thương mại
điện tử.Với thương mại điện tử, các doanh nghiệp có thể đưa các thơng tin về sản
phẩm của mình đến các đối tượng khách hàng khác nhau một cách nhanh chóng với
chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống, khách hàng có thể truy
cập vào website mua hàng mọi lúc, mọi nơi thông qua mạng Internet. Trong đó, dịch
vụ truyền hình trực tuyến OneTV của Công ty Cổ Phần Viễn Thông FPTlà một tiêu
biểu của thương mại điện tử.
Vậy truyền hình trực tuyến là gì? Làm thế nào để nâng cao chất lượng và quảng
bá rộng rải dịch vụ Truyền hình trực tuyến OneTV đến với khách hàng, nhằm đem lại
lợi nhuận cho Công ty Cổ Phần Viễn Thông FPT, em xin đề xuất một số giải nhằm
nâng cao dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV cụ thể thông qua bài báo cáo thực tập
với đề tài:

”NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO DỊCH VỤ
TRUYỀN HÌNH TRỰC TUYẾN ONETV TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN VIỄN
THÔNG FPT -CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG”.
Bài luận văn là sự đúc kết sau 5 tuần thực tập và nghiên cứu tại Chi nhánh Đà
Nẵng- Công ty Cổ Phần Viễn Thông FPT, cùng với kiến thức tiếp thu tại trường Cao
Đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt Hàn.Bài luận văn chắc chắn khơng tránh
khỏi thiếu sót vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của ban lãnh đạo cơng
ty, của thầy cơ để đề tài có thể hoàn thiện hơn và được áp dụng trong thực tế
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về thương mại điện tử tiến tới một nhận thức toàn diện hơn về thương
mại điện tử.
- Làm rõ cơ sở lý thuyết và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử tại Công ty
Cổ Phần Viễn Thông FPT Đà Nẵng, cụ thể là việc cung cấp dịch vụ truyền hình trực
tuyến OneTV.
SVTH: Trương Thị Ngọc Mai _ Lớp: CCTM04E

1


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV ở…

- Tìm hiểu dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV là gì?Những lợi ích mà OneTV
mang lại, những loại hình dịch vụ truyền hình trực tuyến tương tự, đối tượng khách
hàng mà dịch vụ hướng đến.
- Phân tích tình hình cung cấp Internet và dịch vụ truyền hình trực OneTV ở
Cơng ty Cổ Phần Viễn Thông FPT chi nhánh Đà Nẵng theo ma trận SWOT. Qua đó,
đưa ra một vài đánh giá sơ bộ về việc cung cấp dịch vụ Internet và truyền hình trực
tuyến OneTV tại cơng ty.
- Trên cơ sở phân tích đánh giá, đưa ra một số phương hướng phát triển dịch vụ
truyền hình OneTV ở Cơng ty Cổ Phần Viễn Thông FPT Đà Nẵng. Đồng thời, đề cập

đến một số giải pháp về phía bản thân doanh nghiệp để có thể phát triển hơn nữa dịch
vụ Truyền hình trực tuyến OneTV.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công ty Cổ Phần Viễn Thông FPT- Chi nhánh Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng vàdịch vụ
truyền hình trực tuyến OneTV tại Công ty Cổ Phần Viễn Thông FPT - Chi nhánh Đà
Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng cho đề tài bao gồm phân tích, tổng hợp, so
sánh,kết hợp lý thuyết với thực tiễn. Đồng thời, để cung cấp thơng tin được chính xác,
cập nhật, đề tài có sử dụng một số sách, đề tài nghiên cứu về các vấn đề có liên quan,
các tạp chí và thơng tin trên Internet. Dữ liệu bao gồm các bài báo cáo tài chính, báo
các thường niên của cơng ty, ngồi ra đề tài cịn sử dụng dữ liệu từ một số bài báo cáo
có liên quan.
5. Dự kiến kết quả
- Hiểu rõ được cơ sở lý luận về thương mại điện tử và hoạt động kinh doanh tại
công ty Cổ Phần Viễn Thông FPT-Chi nhánh Đà Nẵng.
- Nắm bắt được thực trạng việc cung cấp dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV.
Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV tại Công ty Cổ
Phần Viễn Thông FPT-Chi nhánh Đà Nẵng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
Việc nghiên cứu đồ án tốt nghiệp đã giúp cho sinh viên có thêm nhiều kiến thức
và kinh nghiệm thực tế. Qua đó, em muốn đóng góp kết quả nghiên cứu của mình vào
SVTH: Trương Thị Ngọc Mai _ Lớp: CCTM04E

2


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV ở…


sự hiểu biết chung đối với cơng ty.
Đây là loại hình dịch vụ viễn thơng mới mẻ, cịn bỡ ngỡ cho nên rất cần các
nghiên cứu cho việc áp dụng thành công trong thực tế.
Trong quá trình nghiên cứu, em đã đưa ra một số giải pháp có thể được vận dụng
để nâng cao dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV, từ đó góp phần đem lại doanh thu
cho Công Ty Cổ Phần Viễn Thông FPT- Chi nhánh Đà Nẵng.
7. Kết cấu đề tài
Được chia làm 3 phần:
Chương I: Cơ sở lý thuyết.
Chương II: Phân tích dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV tại Công ty Cổ
Phần Viễn Thồn FPT- Chi Nhánh Đà Nẵng.
Chương III: Giải pháp nâng cao dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV tại Công
ty Cổ Phần Viễn Thông FPT- Chi Nhánh Đà Nẵng.

SVTH: Trương Thị Ngọc Mai _ Lớp: CCTM04E

3


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV ở…

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.
1.1.1. Lịch sử hình thành thương mại điện tử
Ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) được phát minh đầu năm 1970 với sự đổi
mới của hình thức chuyển tiền điện tử (EFT). Bất cứ ở đâu, tiền tệ có thể được chuyển
đi từ tổ chức này đến tổ chức khác. Tuy nhiên, ứng dụng của dịch vụ này bị giới hạn
đối những tổ chức lớn, các tổ chức tài chính và các tổ chức kinh doanh khác. Sau đó là
sự ra đời của trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), một công nghệ được sử dụng để chuyển
đổi các dữ liệu điện tử, nó mang tính chất mở rộng hơn từ một sàn giao dịch tài chính

đến tất cả các sàn giao dịch khác. Trao đổi dữ liệu điện tử, có thể cho phép nhiều cơng
ty tham gia chuyển đổi tài chính, tiền tệcủa mình đến các nhà sản xuất, các đại lý, các
dịch vụ và nhiều tổ chức khác. Còn gọi là hệ thống liên tổ chức - Interoganizational
System (IOS) và làm cho giá trị doanh nghiệp được nâng cao. Có nhiều ứng dụng
thương mại điện tử mới theo sau, rất đa dạng từ hệ thống đặt phòng đến các hệ thống
giao dịch chứng khoán.
Sự ra đời của World Wide Web vào năm 1990 đã đánh dấu một bước phát triển
thương mại điện tử.Khi Internet trở nên thương mại hóa và mạng tồn cầu World Wide
Web được sử dụng rộng rãi, lúc đó thương mại trở nên phổ biến. Ứng dụng thương
mại điện tử đã lan rộng một cách nhanh chóng. Nguyên nhân của sự lan rộng nhanh
chóng đó là sự phát triển của nhiều mạng mới, các giao thức và phần mềm thương mại
điện tử. Một nguyên nhân khác làm cho thương mại điện tử ngày càng phát triển là sự
cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp.
Từ năm 1995 trở đi, Internet được sử dụng rộng rãi hơn và có nhiều ứng dụng
được đổi mới. Ngày nay hầu hết các tổ chức vừa và lớn trên trên thế giới đều có một
trang Web riêng, một cơng ty cổ phần ở Mỹ đã có cổng thơng tin tồn diện để trao đổi
thông tin với nhân viên, hợp tác với đối tác kinh doanh và cộng đồng có thể truy cập
để tìm hiểu thơng tin về cơng ty. Nhiều trang web chứa đựng hàng chục trang web con
và các đường liên kết.
Năm 1999, điểm nhấn của thương mại điện tử được chuyển từ B2C đến B2B, và
năm 2001 từ B2C đến B2E, khách hàng điện tử, chính phủ điện tử, học trực tuyến,
mua hàng trực tuyến.

SVTH: Trương Thị Ngọc Mai _ Lớp: CCTM04E

4


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV ở…


Năm 2005, mạng xã hội bắt đầu nhận được sự chú ý của công chúng. Thương
mại điện tử ngày càng phát triển và là một bước tiến mới cho nền công nghệ.
 Bản chất liên ngành của thương mại điện tử
Thương mại điện tử là lĩnh vực mới mẻ, đang trên đà phát triển theo những lý
thuyết và nền tảng khoa học. Từ việc tổng quan về thương mại điện tử theo một khuôn
khổ và phân loại, bạn có thể dễ dàng thấy rằng thương mại điện tử liên quan đến các
lĩnh vực khác nhau. Các nghiên cứu lớn trong thương mại điện tử bao gồm: kế tốn,
luật kinh doanh, khoa học máy tính, hành vi tiêu dùng, kỹ thuật kinh tế, tài chính, quản
lý nhân sự, hệ thống thông tin quản lý, tiếp thị, quản lý công cộng và robot.
 Cuộc cách mạng Google
Trong suốt những năm đầu tiên, thương mại điện tử chịu ảnh hưởng lớn nhiều
công ty như amazon.com, ebay, AOL,và yahoo!... Tuy nhiên, từ năm 2001 không một
công ty nào có thể chịu nhiều ảnh hưởng đối với thương mại điện tử hơn Google.
Google liên quan đến việc tìm kiếm web đối với mục đích quảng cáo hơn là cạnh tranh
của nó. Ngày nay, Google có nhiều tính năng hơn là một cơng cụ tìm kiếm, nó sử dụng
nhiều mơ hình thương mại điện tử sáng tạo, liên quan đến nhiều mơ hình liên doanh,
có ảnh hưởng trong hoạt động của tổ chức và đời sống cá nhân.
 Thất bại trong thương mại điện tử
Bắt đầu từ năm 1999, rất nhiều công ty áp dụng thương mại điện tử, đặc biệt là
các nhà bán lẻ, các giao dịch giữa các doanh nghiệp bắt đầu thua lỗ. Trong đó, các thất
bại lớn của các cơng ty sử dụng hình loại hình kinh doanh B2C như: eToys, Xpeditor,
MarchFirst, Drkoop, Webvan và Boo; các doanh nghiệp sử dụng loại hình B2B như:
Chemdex, Ventro và Verticalnet. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi” định
hướng chiến lược” (2005) cho thấy rằng 62% do công ty dot – coms thiếu đi kĩ năng
sử dụng nguồn tài chính, 50% có q ít kinh nghiệm về marketing.
Tương tự, nhiều công ty thất bại do lượng sản phẩm tồn kho và phân phối sản
xuất không đảm bảo, sản phẩm sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu
dùng.
Con số thất bại khá lớn có nghĩa là thương mại điện tử bị khủng hoảng trầm
trọng. Không hoàn toàn như vậy, thứ nhất tỷ lệ dot – com thất bại đang giảm một cách

mạnh mẻ, thứ hai lĩnh vực thương mại điện tử là một trải nghiệm mới mẻ hợp nhất cấu
trúc tổ chức và các mô hình kinh doanh khác nhau. Thứ ba, bản chất doanh nghiệp
SVTH: Trương Thị Ngọc Mai _ Lớp: CCTM04E

5


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV ở…

thương mại điện tử, bao gồm những công ty lớn như amazon.com với quy mô hoạt
động ngày càng mở rộng và doanh thu tăng cao. Cuối cùng, các mơ hình kinh doanh
dường như làm việc rất hiệu quả đặc biệt là các đại lý bán lẻ điện tử. (Nguồn:
Introduction to Electronic Commerce, 2011).
1.1.2. Khái niệm, phân loại, đặc trưng của thương mại điện tử
1.1.2.1. Khái niệm
Thương mại điện tử là quá trình mua, bán, vận chuyển hay trao đổi sản phẩm,
dịch vụ và thông tin thơng qua mạng máy tính, chủ yếu là Internet và Intranet. Thương
mại điện tử thường nhầm lẫn với kinh doanh điện tử. (Nguồn: Introduction to
Electronic Commerce, 2011).
Kinh doanh điện tử đề cập một cách rộng hơn so với định nghĩa về thương mại
điện tử, không chỉ mua, bán sản phẩm, dịch vụ mà còn phục vụ khách hàng, hợp tác
với đối tác kinh doanh, tiến hành trao đổi điện tử giữa các tổ chức. Tuy nhiên, một
cách nhìn khác kinh doanh điện tử không chỉ bao gồm các hoạt động mua, bán trên
Internet mà còn hợp tác và kinh doanh nội bộ. Đó là sự bổ sung cho định nghĩa hẹp
thương mại điện tử.
1.1.2.2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại các loại hình thương mại điện tử. Tuy nhiên, trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, bài báo cáo chỉ tập trung phân loại các loại hình thương
mại điện tử bởi bản chất của các giao dịch hoặc các tương tác giữa chúng. Các loại
hình thương mại điện tử gồm:

 B2B (Business-to-business) là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp, các bên tham gia giao dịch gồm người trung gian trực tuyến, người mua
và người bán, khoảng 85% giao dịch trong thương mại điện tử là giao dịch B2B. Các
giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng thương mại điện tử
như mạng giá trị gia tăng (Value Add Network - VAN), dây chuyền cung ứng hàng
hoá, dịch vụ (Supply Chain Management - SCM), các sàn giao dịch thương mại điện
tử… Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp
đồng, thanh toán qua các hệ thống này.
 B2C (Business- to-consumer) là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và
khách hàng. Đây là mơ hình bán lẻ từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, doanh nghiệp
sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa dịch vụ đến người tiêu dùng. Giao
SVTH: Trương Thị Ngọc Mai _ Lớp: CCTM04E

6


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV ở…

dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong thương mại điện tử nhưng có phạm
vi ảnh hưởng rộng. Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp
sẽ thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hố, dịch vụ, tiến hành các quy
trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng.
 B2B2C (Busines-to-business-to-consumer) đây là loại hình kinh doanh từ
doanh nghiệp đến doanh nghiệp đến khách hàng, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm
hoặc dịch vụ cho một khách hàng kinh doanh. Các doanh nghiệp khách hàng duy trì
khách hàng riêng của mình, có thể là nhân viên của mình, cái mà họ cung cấp có thể là
sản phẩm hoặc dịch vụ. Một ví dụ là Godiva (www.godiva.com) là công ty bán sôcôla
trực tiếp đến khách hàng là doanh nghiệp. Sau đó những doanh nghiệp này có thể dùng
sơcơla là q tặng cho nhân viên hoặc các doanh nghiệp khác. Godiva có thể gửi
sơcơla trực tiếp đến người nhận (với lời chúc...). Một ví dụ thú vị của B2B2C có thể

được tìm thấy tại wishlist.com.au.
 C2B (Consumer-to-business) là loại hình từ khách hàng đến doanh nghiệp
bao gồm các cá nhân sử dụng internet để bán các sản phẩm và dịch vụ cho các tổ chức
và các cá nhân có thể tìm kiếm các nhà cung cấp để chào bán sản phẩm hay dịch vụ
của mình cho họ. Ví dụ như Priceline.com là một tổ chức nổi tiếng của các giao dịch
dịch vụ du lịch C2B.
 Thương mại điện tử trong nội bộ doanh nghiệp (Intrabusiness electronic
commerce) bao gồm tất cả các hoạt động thương mại trong nội bộ của một tổ chức có
liên quan đến việc trao đổi hàng hóa dịch vụ hoặc thơng tin giữa các đơn vị hoặc cá
nhân trong tổ chức đó. Hoạt động có thể bao gồm từ việc bán các sản phẩm của công
ty cho một người lao động, đào tạo trực tuyến và những nỗ lực hợp tác thiết kế.
 B2E (Business-to-employees) là loại hình từ doanh nghiệp đến nhân viên
trong cơng ty. Nó là một tập hợp các thể loại kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp
trong đó một tổ chức cung cấp sản phẩm, thơng tin, hoặc dịch vụ cho các nhân viên.
Một thể loại phổ biến của nhân viên trong loại hình này là nhân viên bưu điện, chẳng
hạn như đại diện từng khu vực. Thương mại điện tử hỗ trợ người lao động như vậy
cũng được gọi là kinh doanh điện thoại di động cho người lao động còn gọi là
Business- to- mobile-employees (B2ME). Như các trường hợp ứng dụng của Mary
Kay cũng cho thấy điều đó.

SVTH: Trương Thị Ngọc Mai _ Lớp: CCTM04E

7


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV ở…

 C2C (Consumer-to-consumer) là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với
nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia
hoạt động thương mại với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân

có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng
một website có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có. Đấu giá của Ebay.com chủ
yếu là loại hình C2C. Việc quảng cáo các dịch vụ cá nhân trên mạng Internet và bán
hàng trực tuyến như kiến thức và chun mơn của họ là những ví dụ của C2C.
 Hợp tác thương mại (Collaborative Commerce) khi các cá nhân hoặc các
nhóm giao tiếp hoặc cộng tác trực tuyến với nhau, họ có thể tham gia vào nhóm hợp
tác thương mại này. Ví dụ, các đối tác kinh doanh tại các địa điểm khác nhau có thể
cùng thiết kế một sản phẩm.
 Giáo dục điện tử/ Đào tạo điện tử (E-learning) trong E-learning việc đào tạo
giáo dục chính thức được cung cấp trực tuyến qua Internet. Thương mại điện tử học
được sử dụng bởi nhiều tổ chức để đào tạo và đào tạo trực tuyến (hay còn gọi là đào
tạo điện tử - E-training). Nó cũng được thực hiện tại các trường đại học ảo.
 Chính phủ điện tử (E-Government) trong chính phủ thương mại điện tử một
thực thể chính phủ mua hay cung cấp hàng hóa, dịch vụ, thông tin từ hoặc đến doanh
nghiệp (G2B) hay từ hoặc đến các cá nhân trong xã hội (G2C).
1.1.2.3. Đặc trưng của thương mại điện tử
- Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp
với nhau.
- Đối với thương mại điện truyền thống, mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện
để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử, mạng lưới thông tin là một thị
trường.
- Trong thương mại điện tử, xuất hiện bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ
mạng, các cơ quan chứng thực.
- Thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới.
1.1.3. Lợi ích, hạn chế của thương mại điện tử
Ngày nay Internet trở thành một nhu cầu thiết yếu, làm thay đổi cuộc sống của
con người, từ nhu cầu học tập, làm việc, vui chơi giải trí, mua sắm, kinh doanh... Cùng
với sự phát triển của Internet là sự ra đời của thương mại điện tử. Thương mại điện tử
có thể đáp ứng nhu cầu của mọi người trên mọi lĩnh vực một cách nhanh nhất tiện lợi
SVTH: Trương Thị Ngọc Mai _ Lớp: CCTM04E


8


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV ở…

nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt lúc nào cũng tồn tại những hạn chế. Để hiểu
hơn nữa, những lợi ích mà thương mại điện tử đem đến cho cuộc sống của con người,
cũng như một số hạn chế của thương mại điện tử phần tiếp theo sẽ nêu ra những lợi ích
và hạn chế của thương mại điện tử.
1.1.3.1. Lợi ích
Những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại là lợi ích đối với tổ chức, lợi ích
đối với khách hàng và lợi ích đối với xã hội.
-

Lợi ích đối với tổ chức:
+ Tìm kiếm tồn cầu: Có thể định vị được khách hàng hoặc nhà cung cấp ở khắp

nơi trên thế giới với chi phí rẻ và nhanh chóng.
+ Cắt giảm chi phí: Giảm chi phí xử lý thơng tin, lưu trữu và phân phối.
+ Tạo điều kiện giải quyết vấn đề: giải quyết những vấn đề chưa giải quyết được.
+ Cải thiện các kênh cung cấp: Giảm sự chậm trễ, tồn kho và chi phí.
+ Doanh nghiệp ln mở cửa: Các cửa hàng luôn mở cửa 24/7/365, không giới
hạn về thời gian và khơng mất nhiều chi phí biến đổi.
+ Khách hàng tổ chức/ cá nhân: Thỏa mãn mong đợi của khách hàng một cách
nhanh chóng mà khơng tốn nhiều chi phí.
+ Bán hàng chuyên nghiệp: Người bán chỉ chun bán về một loại hàng hóa (ví
dụ đồ chơi...) tuy nhiên đem lại doanh số cao.
+ Khả năng đổi mới, sử dụng mơ hình kinh doanh mới: Tạo mọi điều kiện để đổi
mới và cho phép sử dụng những mơ hình kinh doanh mới.

+ Thời gian tiếp cận thị trường nhanh với tốc độ cao: đẩy nhanh quá trình, tốc độ
và năng suất.
+ Chi phí truy cập Internet thấp: Internet rẻ hơn so với đường truyền VAN.
+ Thủ tục nhanh chóng: Tiết kiệm thời gian và chi phí cho các thủ tục điện tử.
+ Cải thiện mối quan hệ khách hàng: Tương tác trực tiếp với khách hàng, quản lý
mối quan hệ khách hàng(Customer Relationship Management- CRM) tốt hơn.
+ Thủ tục đơn giản và thuế thấp: Chỉ cần một số giấy tờ và có thể tránh được
thuế thương mại.
+ Nguyên vật liệu kịp thời: Tất cả nguyên vật liệu đều được phân phối đúng thời
hạn.

SVTH: Trương Thị Ngọc Mai _ Lớp: CCTM04E

9


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV ở…

+ Trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and medium enterprise - SME) cạnh
tranh: Thương mại điện tử, có thể giúp cho các công ty nhỏ canh tranh lại các công ty
lớn bằng cách sử dụng các mơ hình kinh doanh đặc biệt.
+ Giảm tồn kho: Tồn kho mức thấp nhất.
+ Giảm chi phí phân phối các sản phẩm số hóa: Giao hàng trực tuyến có thể giảm
hơn 90% chi phí.
+ Đem lại lợi thế cạnh tranh: Cải tiến các mơ hình kinh doanh.
Lợi ích đối với khách hàng

-

+ Khơng giới hạn: Có thể mua sắm bất cứ thời gian nào và nơi đâu.

+ Sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ: Có nhiều sự lựa về nhà cung cấp, sản
phẩm, kích cỡ.
+ Sản phẩm và dịch vụ của khách hàng: Khách hàng có thể bán nhiều sản phẩm
và dịch vụ trên thơng qua website.
+ Sản phẩm dịch vụ giá rẻ: có thể so sánh và mua sắm hàng hóa dịch vụ với giá
thấp nhất.
+ Giao hàng ngay lập tức: Những sản phẩm số có có thể tài về và thanh tốn
ngay.
+ Thơng tin sẵn có: Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các thơng tin mình cần với cách
trình bày rất chi tiết.
+ Dễ dàng tham gia đấu giá: Khách hàng có thể tham gia trực tiếp vào những
phiên đấu giá trên mạng để mua, bán hay tìm kiếm, sưu tầm những món hàng quan
tâm tại mọi nơi trên thế giới.
+ Khơng có thuế bán hàng: thỉnh thoảng.
+ Cho phép từ xa: Có thể học tập và làm việc tại nhà.
+ Cộng động điện tử: có thể tham gia giao tiếp trực tiếp với cộng đồng tại nhà.
+ Tìm kiếm các danh mục hàng hóa độc đáo: Sử dụng đấu giá trực tuyến để thu
thập những sản phẩm thích hợp.
-

Lợi ích đối với xã hội
+ Cho phép từ xa: Tạo điều kiện cho nhiều cá nhân làm việc ở nhà, mua sắm

ngay ngay tại nhà…, như thế sẽ giảm áp lực giao thông trên đường phố và hạn chế ô
nhiễm môi trường từ các phương tiện giao thông.
+ Sự đa dạng dịch vụ của các dịch vụ cộng đồng: Dịch vụ công cộng về giáo dục,
SVTH: Trương Thị Ngọc Mai _ Lớp: CCTM04E

10



Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV ở…

y tế được cung cấp với chi phí thấp hơn, chất lượng dịch vụ tăng, đem lại hiệu quả
thiết thực đối với đời sống của đại đa số người dân.
+ Cải thiện tình hình an ninh quốc gia: tạo điều kiện giữ gìn an ninh trật tự trong
nước.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân: Có thể mua được nhiều sản
phẩm và dịch vụ với giá rẻ để đáp ứng cuộc sống của mình.
+ Hàng hố được bán với giá rẻ hơn sẽ giúp cải thiện đời sống của những người
ở mức thu nhập trung bình; giúp người dân ở các vùng nơng thơn tiếp cận được với
những hàng hố, dịch vụ mà trước đây với họ chưa từng được có. (Nguồn:
Introduction to Electronic Commerce, 2011).
1.1.3.2. Hạn chế của thương mại điện tử:
-

Hạn chế về cơng nghệ
+ Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy.
+ Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng,

nhất là trong TMĐT.
+ Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển.
+ Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và
các cơ sở dữ liệu truyền thống.
+ Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt (cơng suất, an tồn) địi hỏi thêm chi phí
đầu tư.
+ Chi phí truy cập Internet vẫn cịn cao.
+ Thực hiện các đơn đặt hàng trong TMĐT đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động
lớn.
-


Hạn chế khác
+ An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT.
+ Thiếu lòng tin vào TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp

trực tiếp.
+ Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ.
+ Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ điều kiện để TMĐT phát triển.
+ Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hồn thiện.
+ Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian.
+ Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực
SVTH: Trương Thị Ngọc Mai _ Lớp: CCTM04E

11


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV ở…

tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian.
+ Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô.
+ Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT.
+ Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các
công ty dot.com. (Nguồn: Introduction to Electronic Commerce, 2011).
1.1.4. Tiềm năng và xu hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Thương mại điện tử là cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh doanh. Nó khơng chỉ
mở ra cơ hội phát triển cho việc kinh doanh của doanh nghiệp mà còn cho các ngành
khác như: Cơng nghệ thơng tin, thanh tốn trực tuyến, vận chuyển... Thương mại điện
tử là tiến trình “tồn cầu hóa” của Việt Nam. Vậy Việt Nam có tiềm năng phát triển
thương mại điện tử không? Xu hướng phát triển thương mại điện ở Việt Nam như thế
nào? Tiếp theo, nghiên cứu về tiềm năng và xu hướng phát triển thương mại điện tử ở

Việt Nam.
1.1.4.1. Tiềm năng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Tiềm năng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam cao, vì các lý do:
 Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng, thương mại điện tử giúp doanh
nghiệp tìm kiếm khách hàng trên tồn thế giới.
 Việt Nam có thể “xuất khẩu” dịch vụ, sản phẩm thông tin, sản phẩm tri thức
bằng cách bán qua mạng internet.
 Du lịch Việt Nam cần tận dụng thương mại điện tử để quảng bá, cho đặt dịch vụ
qua mạng, thanh toán qua mạng, hỗ trợ du khách qua mạng...
 Nhà nước chủ trương thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.
 Công nghệ thông tin, internet ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển
nhanh.
 Chính những khả năng, lợi ích thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp,
nhà đầu tư... là động cơ lớn thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thương mại điện
tử.
 Nhân lực Việt Nam tiếp thu công nghệ mới nhanh, đặc biệt là công nghệ thông
tin.
1.1.4.2. Xu hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Hiện nay thương mại điện tử ở Việt Nam được tận dụng phục vụ việc marketing,
bán hàng cho doanh nghiệp là chính. Ngồi ra, một số website sàn giao dịch B2B, siêu
SVTH: Trương Thị Ngọc Mai _ Lớp: CCTM04E

12


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV ở…

thị điện tử B2C, website C2C như rao vặt, đấu giá..., website thông tin (tin tức là
chính)... đã được xây dựng và đưa vào hoạt động. Thanh tốn qua mạng trong và ngồi
nước vẫn cịn rất ít ỏi và bất tiện. Doanh số từ mơ hình B2B vẫn hầu như chưa có,

trong khi doanh số B2B xấp xỉ 80 – 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử trên
toàn cầu. Trong giai đoạn 2006 – 2010, xu hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt
Nam sẽ đi theo 03 nhóm:
 Các doanh nghiệp tận dụng thương mại điện tử phục vụ marketing, bán hàng,
hỗ trợ khách hàng, mở rộng thị trường, xuất khẩu...
 Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử với những
website thương mại điện tử.
 Doanh nghiệp bắt đầu tận dụng thương mại điện tử B2B để mua sắm nguyên
vật liệu phục vụ việc kinh doanh sản xuất một cách tự động hoặc bán tự động.
1.2. TÌM HIỂU VỀ IPTV VÀ TRUYỀN HÌNH TRỰC TUYẾN ITV CỦA CƠNG
TY CỔ PHẦN VIỄN THƠNG FPT
1.2.1. Tìm hiểu về IPTV
Ngày nay, khi Internet băng thông rộng phát triển mạnh mẽ, đã tạo nên sự thay
đổi lớn trong lĩnh vực truyền hình. Hiện nay, bên cạnh truyền hình tương tự, truyền
hình số, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình Internet, chúng ta cịn biết
đến IPTV (Truyền hình giao thức Internet). IPTV thường được cung cấp cùng với dịch
vụ Truyền hình theo yêu cầu (Video-on-Demand -VoD) và cũng có thể cung cấp với
các dịch vụ Internet khác như truy cập Web và Voice over Internet Protocol - VoIP là
một công nghệ cho phép truyền thoại sử dụng giao thức mạng IP, còn được gọi là (
Triple Play - một loại hình dịch vụ tích hợp ba trong một: dịch vụ thoại, dữ liệu và
video được tích hợp trên nền IP) và được cung cấp bởi nhà khai thác dịch vụ băng
rộng sử dụng chung một hạ tầng mạng. IPTV có cơ hội rất lớn để phát triển nhanh
chóng khi mà mạng băng rộng đã có mặt ở khắp mọi nơi. Rất nhiều nhà cung cấp dịch
vụ Viễn thông trên thế giới xem IPTV như một cơ hội mới để thu lợi nhuận từ thị
trường hiện có của họ và coi đó như một giải pháp tự bảo vệ mình trước sự lấn sân của
các dịch vụ truyền hình cáp. Tại Việt Nam, IPTV được xem như cơ hội kinh doanh
dịch vụ mới của các nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông tại Việt Nam, khi mà cơ sở hạ
tầng mạng băng rộng đã và đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự đòi hỏi nhu cầu của
khách hàng ngày càng cao.
SVTH: Trương Thị Ngọc Mai _ Lớp: CCTM04E


13


Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao dịch vụ truyền hình trực tuyến OneTV ở…

Vậy IPTV là gì và quá trình phát triển của IPTV như thế nào? Phần tiếp theo sẽ
triển khai một số một số nội dung mang tính tổng quát về IPTV như sau: Lịch sử hình
thành, định nghĩa về IPTV, phương thức hoạt động, các dịch vụ IPTV và một số đặc
tính của IPTV.
1.2.1.1. Lịch sử ra đời của IPTV
Năm 1994, World News Now của ABC đã có buổi trình chiếu truyền hình quảng
bá qua mạng Internet đầu tiên sử dụng phần mềm CU-SeMe video conferencing.
Năm 1995, tổ chức đầu tiên liên quan đến IPTV xuất hiện, với sự thành lập
Precept Software bởi Judith Estrin và Bill Carrico. Họ đã thiết kế và xây dựng một sản
phẩm Internet video gọi là “IP/TV”. IP/TV là một MBONE (một hệ thống multicasthình thức truyền dữ liệu từ một máy đến một nhóm máy tính đã được thiết lập từ trước
để truyền thông điệp đến nhiều nơi nhận trên Internet) tương thích với các ứng dụng
trên Windows và Unix, thực hiện truyền âm thanh, hình ảnh thơng qua cả giao thức
unicast - việc truyền dữ liệu từ một máy tính đến một máy tính khác và IP multicast
RTP/RTCP. Phần mềm này được viết bởi Steve Casner, Karl Auerbach và Cha Chee
Kuan. Hệ thống này đã được Cisco Systems mua vào năm 1998 và Cisco đã giữ lại tên
"IP/TV".
Năm 1998, AudioNet bắt đầu tiến hành nghiên cứu live webcasts với WFAA TV và KCTU - LP.
Tháng 9/1999, Kingston Communications - một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
ở UK, triển khai KIT (Kingston Interactive Television) và IPTV qua mạng băng thông
rộng DSL sau khi thử nghiệm dịch vụ TV và VoD.
Tháng 10/2001, Kingston Communications đã thêm dịch vụ VoD vào hệ thống
và trở thành một trong những công ty đầu tiên trên thế giới triển khai IPTV và IP VoD
qua mạng ADSL.
Hiện nay, IPTV đã phát triển hầu hết khắp nơi trên thế giới, từ Châu Mỹ, Châu

Âu đến Châu Á. Nhất là tại Châu Á, với các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản,
Trung Quốc và cả Việt Nam.
1.2.1.2. Định nghĩa về IPTV
IPTV là tên viết tắt của Internet Protocol Television: Truyền hình qua giao thức
Internet.

SVTH: Trương Thị Ngọc Mai _ Lớp: CCTM04E

14



×