Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

đề tài tình hình thâm hụt ngân sách việt nam giai đoạn 2000-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.56 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
Đề tài:
TÌNH HÌNH THÂM HỤT NGÂN SÁCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2010
Thực hiện nghiên cứu: Nhóm 11- Lớp K09404A
Năm học: 2010 – 2011

Thực hiện nghiên cứu: nhóm 11 - Lớp K09404
Hồ Nguyễn Châu K094040517
Nguyễn Thị Bích Chi K094040518
Mai Thị Hằng K094040542
Đặng Thị Thu Hồng
K09
4040
551
Đào Thị Thanh Huyền (nhóm trưởng) K094040555
Thời gian thực hiện: 10/2010 – 11/2010
I. Những khái niệm cơ bản
1. Ngân sách nhà nước
1.1 Khái niệm
Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được thông qua ngày 16/12/2002
định nghĩa:
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
1.2 Vai trò
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng
phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã
hội.
• Điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế
• Giải quyết các vấn đề xã hội


• Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị trường
hàng hoá
2. Thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung
một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm
thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước.
Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm:
- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;
- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;
- Các khoản viện trợ;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Cần lưu ý là không tính vào thu NSNN các khoản thu mang tính chất hoàn trả
như vay nợ và viện trợ có hoàn lại. Chỉ tính vào thu NSNN các khoản viện trợ
không hoàn lại; còn các khoản viện trợ có hoàn lại thực chất là các khoản vay ưu
đãi không được tính vào thu NSNN.
Chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước
nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất
định.
Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách nhà nước đựơc chia ra:
Tiêu dùng cuối cùng (của Nhà nước): các khoản chi thường xuyên cho
mua sắm của các cơ quan Nhà nước;
Đầu tư kết cấu hạ tầng: xây dựng cơ bản và khấu hao tài sản;
Phân phối và tái phân phối xã hội: lương công nhân viên chức và các
khoản trợ cấp xã hội, hưu trí.
Thâm hụt ngân sách
Thâm hụt ngân sách nhà nước (bội chi ngân sách nhà nước), là tình trạng khi
tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính
hoàn trả" của ngân sách nhà nước.

Chỉ tiêu thường dùng: tỉ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong
ngân sách nhà nước.
I. PHÂN TÍCH THÂM HỤT NGÂN SÁCH VIỆT NAM
1. Tình trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam
Tình hình thâm hụt ngân sách của Việt Nam từ 2000 đến 2008
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
TỔNG THU 90749
10388
8
12386
0
15227
4
19092
8
22828
7
27947
2
31591
5
41678
3
TỔNG CHI
10896
1
12977
3
14820
8

18118
3
21417
6
26269
7
30805
8
39940
2
49460
0
THÂM HỤT
-
18212
-
25885
-
24348
-
28909
-
23248
-
34410
-
28586
-
83487
-

77817
NHẬN XÉT:
+trong giai đoạn 2000-2008, tổng chi luôn lớn hơn tổng thu, khoảng
chênh lệch thu – chi ngày càng tăng.
+ tốc độ tăng thâm hụt diễn ra liên tục và ngày càng nhanh, đặc biệt là
giai đoạn 2007 – 2008.
+ tỷ trọng tăng thâm hụt trong GDP cao, hầu hết trên 5%.
+tốc độ tăng thâm hụt chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: thiên tai,
suy giảm kinh tế, kích cầu dẫn tới tốc độ tăng thâm hụt đột biến năm
2007- 2008; tình hình thế giới ( giá dầu, suy thoái).
(Nguồn: tổng cục thống kê Việt Nam, tạp chí Kinh tế phát triển, VNeconomy, Thông tin
pháp luật dân sự)
Năm 2007: tổng cục Thống kê cho biết, tổng thiệt hại do thiên tai, chủ yếu là do sạt
lở đất, mưa to và bão lũ gây ra ở 50 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2007
ước tính lên tới trên 11.600 tỷ đồng, bằng khoảng 1% GDP; giá dầu thô trên thị
trường thế giới năm 2007 giảm->giảm thu ngân sách,giảm thếu nhập khẩu xăng
dầu, trợ giá cho xăng dầu_>tăng mức thâm hụt
Năm 2008: chính phủ kích cầu nền kinh tế, trị giá gói kích thích lên tới … tỷ USD-
>tăng thâm hụt 8-12%GDP, giảm thu từ thuế
Năm 2009:
Riêng IMF đã yêu cầu Chính phủ Việt Nam giám sát chặt chẽ các khoản chi tiêu
công. Theo đại diện của IMF, thì thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong năm 2009
đã lên tới 9% GDP, theo cách tính của IMF. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với mức
Việt Nam công bố chỉ là 6,9% GDP.
Năm 2010:
Dự kiến bội chi ngân sách năm 2010 ở mức 5,3% GDP, giảm đáng kể so với năm
2009(6,9% GDP).
2. Nguyên nhân thâm hụt ngân sách
Thâm hụt ngân sách do rất nhiều nguyên nhân, và có sự ảnh hưởng khác nhau
đến sự cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Về cơ bản, tình trạng thâm hụt ngân sách

nhà nước gồm các nguyên nhân chính sau:
I.1 Theo thực trạng nền kinh tế:
• Thất thu thuế nhà nước
Thuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho ngân sách nhà nước bên cạnh
các nguồn thu khác như tài nguyên, doanh nghiệp nhà nước, vay, nhận viện
trợ…tuy nhiên, do hệ thống pháp luật ta còn nhiều bất cập, sự quản lí chưa chặt
chẽ đã tạo kẻ hở cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thuế, gây thất thu
một lượng đáng kể cho ngân sách nhà nước…điển hình, trong năm 2008 lượng
thuốc lá nhập lậu vào nước ta đã làm thất thu thuế, lấy đi của ngân sách nhà
nước 2.500- 3000 tỉ đồng. Ngoài ra, lượng thuốc lá nhập lậu còn làm chảy máu
ngoại tệ của đất nước khoảng 200 triệu USD/năm, làm gia tăng thất nghiệp,
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, việc giãn thuế, giảm thuế và miễn thuế một mặt giúp các doanh
nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư, duy trì và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên,việc
miễn thuế, giảm thuế hoặc chậm thu làm ảnh hưởng tới các khoản chi ngân
sách khác gây thâm hụt ngân sách nhà nước.
• Đầu tư công kém hiệu quả
Trong 2 năm 2007 và 2008, nước ta đã tiếp nhận một lượng vốn rất lớn từ bên
ngoài. Nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình
trọng điểm quốc gia phục vụ lợi ích phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trên
thực tế, tình trạng đầu tư dàn trải gây lãng phí ở các địa phương vẫn chưa
được khắc phục triệt để, tiến độ thi công những dự án trọng điểm quốc gia còn
chậm và thiếu hiệu quả, đã gây lãng phí nguồn ngân sách nhà nước và kiềm
hãm sự phát triển của các vùng miền, là nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt
ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, nền hành chính công - dịch vụ công của chúng ta quá kém hiệu
quả. Chính sự kém hiệu quả này làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách càng
trở nên trầm trọng.
• Nhà nước huy động vốn để kích cầu
Chính phủ kích cầu qua 3 nguồn tài trợ chính là: Phát hành trái phiếu Chính

phủ, miễn giảm thuế và sử dụng Quỹ dự trữ nhà nước. Sử dụng gói giải pháp
kích cầu một mặt làm kích thích tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sẽ
làm mức thâm hụt ngân sách tăng rất cao khoảng 8-12%GDP.
• Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi
thường xuyên
Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách áp lực bội
chi ngân sách (nhất là ngân sách các địa phương). Chúng ta có thể thấy, thông
qua cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ
chế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Ngân sách địa
phương được phân cấp nguồn thu ứng với các nhiệm vụ chi cụ thể và được xác
định cụ thể trong dự toán ngân sách hằng năm. Vì vậy, khi các địa phương vay
vốn để đầu tư sẽ đòi hỏi bảo đảm nguồn chi thường xuyên để bố trí cho việc vận
hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy
tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính điều đó luôn tạo
sự căng thẳng về ngân sách.Để có nguồn kinh phí hoặc phải đi vay để duy trì
hoạt động hoặc yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách, cả hai trường hợp đều tạo
áp lực bội chi NSNN.
• Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn.
Tăng chi tiêu của chính phủ một mặt giúp nền kinh tế tăng trưởng tạm thời
trong ngắn hạn, nhưng lại tạo ra những nguy cơ bất ổn lâu dài như lạm phát và
rủi ro tài chính do sự thiếu hiệu quả của các khoản chi tiêu công và thiếu cơ chế
giám sát đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính. Đa số các
nhà kinh tế thường thống nhất rằng chi tiêu của chính phủ một khi vượt quá
một ngưỡng nào đó sẽ làm cản trở tăng trưởng kinh tế do gây ra phân bổ
nguồn lực một cách không hiệu quả -> thâm hụt ngân sách nhà nước -> lạm
phát.
I.2 Theo lí thuyết:
• Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng
hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng
lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm

cho mức bội chi NSNN tăng lên. ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của
Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó
làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh
doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.
• - Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của
Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích
tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách
giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt.
Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là
bội chi cơ cấu.
Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn, ),
tổng hợp của bội chi chu kì và bội chi cơ cấu là bội chi ngân sách.
3. Tác động của thâm hụt ngân sách
Bội chi ngân sách nhà nước (hay còn gọi là thâm hụt ngân sách nhà nước) có
thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế một nước tùy theo tỉ lệ
thâm hụt và thời gian thâm hụt. Nói chung nếu tình trạng bội chi ngân sách nhà
nước với tỷ lệ cao và trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực.
3.1 Tích cực:
Sự thâm hụt ngân sách trong những năm qua được sử dụng như là một công cụ của
chính sách tài khóa để tăng trưởng kinh tế.
3.2 Tiêu cực:
• Việc gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa,
giảm đầu tư tư nhân, hay gia tăng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, giảm
tăng trưởng trong dài hạn.
• Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài còn làm xói mòn niềm tin đối với năng
lực điều hành vĩ mô của chính phủ. Nó cũng làm tăng mức lạm phát kỳ vọng
của người dân và của các nhà đầu tư vì họ cho rằng Chính phủ trước sau gì
cũng sẽ phải in thêm tiền để tài trợ thâm hụt.
• Thâm hụt ngân sách cao và lâu dài tất yếu dẫn tới việc nhà nước buộc phải
phát hành thêm tiền để tài trợ thâm hụt, và điều này đến lượt nó dẫn tới lạm

phát.
• Gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ làm tăng nợ quốc gia, khiến sự tăng trưởng
của sản lượng tiềm năng chậm lại.
• Thâm hụt còn làm cho các nhà hoạt động chính sách không thể hoặc không
sẵn sàng sử dụng các gói kích thích tài chính đúng thời điểm.
• Để bù lại các khoản thâm hụt chính phủ buộc phải tăng thuế hoặc vay nợ
thông qua phát hành trái phiếu. Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn
thất vô ích về phúc lợi xã hội và các doanh nghiệp phải chịu chi phí lớn hơn,
làm giảm động lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Đồng thời mức tiêu
dùng cũng giảm->giảm tổng cầu.
Tóm lại: Thâm hụt ngân sách cao, kéo dài đe dọa sự ổn định vĩ mô.
4. Chính sách điều tiết của chính phủ
4.1 Chính phủ chỉ thị
Cắt giảm đầu tư từ ngân sách và tín dụng nhà nước;
Cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
Cắt giảm chi thường xuyên của bộ máy nhà nước các cấp.(vd:xe công, họp hành)
Các biện pháp cụ thể
Thay đổi cơ chế đầu tư công
i) quản lý đầu tư công (vd:những dự án kém hiệu quả như chương trình 5
triệu tấn đường hay đánh bắt xa bờ bị loại bỏ ngay từ đầu)
ii) đảm bảo dự án được tiến hành đúng tiến độ và không bị thất thoát
iii) thành lập một hội đồng thẩm định đầu tư công độc lập
Minh bạch hoạt động các tập đoàn kinh tế nhà nước
ii)đảm bảo tính trung thực, chính xác các hoạt động thanh tra (không bị ảnh
Chính sách tài khóa
(GIẢM CHI TIÊU CÔNG)
• Các giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước
+Vay tiền từ ngân hàng trung ương (in tiền để tài trợ thâm hụt,biện pháp này dễ
+Điều chỉnh chính sách thuế(chính sách thuế phải vừa huy động được
nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa khuyến khích tích tụ vốn cho

doanh nghiệp và dân cư.)
+Chính sách tiết kiệm(huy động nhân dân, tinh giảm bộ máy nhà nước)
Tóm lai: Trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho năm sau, Chính phủ đã
nhấn mạnh các giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối
lớn của nền kinh tế. Tiếp tục cải thiện môi trường và nâng cao hiệu quả đầu tư,
thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh gắn với tái cấu trúc nền kinh tế.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
• Nhà nước không thể để tiếp tục xảy ra tình trạng đầu tư dàn trải, liên tục có
các công trình khởi công, động thổ rồi lại chậm tiến độ. Tăng trưởng của
nền kinh tế phải đảm bảo hiệu quả và dài hạn, không nên đánh đổi tăng
trưởng cao bằng bất cứ giá nào.
• Chính phủ không nên đặt ra quá nhiều mục tiêu phát triển cùng lúc, ổn định
kinh tế vĩ mô cần được ưu tiên hơn là nỗ lực tăng trưởng
• IMF "khuyến nghị Chính phủ cam kết bám sát kế hoạch chi ngân
sách 2010 để đảm bảo chính sách tài khóa bền vững".
Tài liệu tham khảo:
1. Kinh tế Viêt Nam thăng trầm và đột phá – Phạm Minh Chính &
Vương Quân Hoàng.
2. Các trang Web: VN economy, Việt báo, Tạp chí đảng cộng sản,
Thông báo pháp luật, Thanh niên, Tuổi trẻ.
3. Kinh tế vĩ mô – Dương Tấn Diệp
4. Thời báo kinh tế Việt Nam

×