Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG XÃ TAM MỸ TÂY, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 105 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại
học Quảng Nam, đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh tế- Du lịch đã hướng dẫn, chỉ bảo,
truyền đạt cho em các kiến thức và kỹ năng trong suốt chặng đường học tập vừa qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo ThS. Huỳnh Thanh Siêng
là người thầy tâm huyết, đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên
cứu và thực hiện đề tài. Thầy đã có những trao đổi và góp ý để em có thể hồn thành
tốt đề tài nghiên cứu này. Một lần nữa em chân thành cảm ơn thầy và chúc thầy dồi
dào sức khỏe.
Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tơi trong
lúc khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm đề tài.
Và em cũng xin gửi lời cảm ơn đến chính quyền địa phương xã Tam Mỹ Tây, huyện
Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong hội đồng bảo vệ khóa
luận tốt nghiệp đã dành thời gian để đọc và nhận xét khóa luận của em.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài.......................................................................................................1
3. Nhiệm vụ của đề tài .....................................................................................................1
4. Giới hạn nghiên cứu ....................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
5.1. Phương pháp phỏng vấn và điều tra .........................................................................2
5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết .......................................................... 2
5.3. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin .................................................................2
5.4. Phương pháp nghiên cứu thực địa ............................................................................2
6. Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................................3
7. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................3


8. Bố cục đề tài ................................................................................................................4
NỘI DUNG ......................................................................................................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ........5
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................5
1.1.1. Lý thuyết về cộng đồng ......................................................................................... 5
1.1.2. Du lịch cộng đồng..................................................................................................7
1.1.3. Phát triển du lịch cộng đồng ..................................................................................9
1.1.4. Các loại hình du lịch cộng đồng ..........................................................................10
1.2. Điều kiện và vai trò phát triển du lịch cộng đồng ..................................................12
1.2.1. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ............................................................... 12
1.2.2. Vai trò của du lịch cộng đồng ..............................................................................25
1.3. Đặc điểm và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng ...........................................28
1.3.1. Đặc điểm của du lịch cộng đồng .........................................................................28
1.3.2. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng ............................................................. 29
1.4. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................31
1.4.1. Phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam ............................................................ 31
1.4.2. Phát triển du lịch cộng đồng ở Quảng Nam ........................................................ 32
CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG TẠI XÃ TAM MỸ TÂY, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM ......34


2.1. Khái quát huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam ....................................................... 34
2.1.1. Khái quát tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Núi Thành ........................................34
2.1.2. Tình hình phát triển du lịch huyện Núi Thành những năm qua .......................... 35
2.2. Khái quát xã Tam Mỹ Tây ...................................................................................... 36
2.2.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................................36
2.2.2. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................ 36
2.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội.....................................................................................37
2.3. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng xã Tam Mỹ Tây ......................................38
2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .................................................................................38

2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn................................................................................40
2.4. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành,
tỉnh Quảng Nam.............................................................................................................42
2.4.1. Kết quả khảo sát thực địa tại xã Tam Mỹ Tây.....................................................42
2.4.2. Hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành,
tỉnh Quảng Nam.............................................................................................................56
2.5. Nhận xét chung về điều kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch cộng
đồng tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.....................................65
2.5.1. Thuận lợi trong phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam ................................................................................................ 65
2.5.2. Khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam ................................................................................................ 66
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ TAM MỸ TÂY, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG
NAM .............................................................................................................................. 68
3.1. Định hướng phát triển du lịch cộng đồng ............................................................... 68
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Quảng Nam ................................ 68
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch cộng đồng huyện Núi Thành ............................... 68
3.2. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh
Quảng Nam. ...................................................................................................................71
3.2.1. Giải pháp về quản lý, chính sách .........................................................................71
3.2.2. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ...........................................72
3.2.3. Giải pháp về sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng đặc trưng và dịch vụ du lịch 73


3.2.4. Tăng cường vai trò của người dân trong việc thiết kế, quản lý và điều hành hoạt
động du lịch ...................................................................................................................75
3.2.5. Đào tạo nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương .....................................75
3.2.6. Giải pháp xúc tiến quảng bá du lịch ....................................................................76
3.2.7. Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ...................................................................77

3.2.8. Tạo mơi trường du lịch thân thiện, an tồn và văn minh.....................................78
3.2.9. Tăng cường liên kế t, phát triể n các tuyế n điể m du lich
̣ ......................................79
3.2.10. Giải pháp về quy hoạch .....................................................................................79
3.2.11. Xây dựng chương trình du lịch ..........................................................................81
3.3. Kiến Nghị ...............................................................................................................83
3.3.1. Đối với UBND huyện Núi Thành........................................................................83
3.3.2. Đối với UBND xã và người dân địa phương tại xã Tam Mỹ Tây. ...................... 83
3.3.3. Đối với ban quản lý du lịch và các nhà đầu tư ....................................................84
KẾT LUẬN ...................................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 87
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH..................................................................................................89


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

STT

TỪ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

1

DLCĐ

Du lịch cộng đồng

2


UBND

Ủy ban nhân dân

3

Sở VH-TT&DL

Sở Văn hóa - Truyền thơng & du lịch

OCOP

One Commune One Product

4

Tiếng Việt: Mỗi xã một sản phẩm

5

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

6

BHYT

Bảo hiểm y tế


Fam trip

Familiarization trip
Hình thức du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị; từ
chương trình các hãng lữ hành đến các điểm du

7

lịch của một địa phương để làm quen với các sản
phẩm du lịch.
8

Presstrip

Chiến lược Quốc gia


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng số liệu về độ tuổi ..................................................................................43
Bảng 2.2. Bảng số liệu về nghề nghiệp .........................................................................43
Bảng 2.3. Bảng số liệu về thời gian du khách ở lại xã Tam Mỹ Tây ............................ 44
Bảng 2.4. Bảng số liệu về kênh thông tin du khách dễ dàng tiếp cận để tìm hiểu về du
lịch xã Tam Mỹ Tây. .....................................................................................................45
Bảng 2.5. Bảng thống kê nguyên nhân du khách chọn du lịch xã Tam Mỹ Tây ..........46
Bảng 2.6. Bảng số liệu về các dịch vụ du lịch khách đã sử dụng tại xã Tam Mỹ Tây..47
Bảng 2.7. Bảng số liệu về hình thức thực hiện chuyến đi du lịch tại xã Tam Mỹ Tây .48
Bảng 2.8. Bảng số liệu về đánh giá của khách du lịch về điểm du lịch tại Tam Mỹ Tây .. 49
Bảng 2.9. Bảng số liệu về mức độ chi tiêu trung bình của du khách khi du lịch tại xã
Tam Mỹ Tây ..................................................................................................................50
Bảng 2.10. Bảng số liệu khách sử dụng dịch vụ ăn uống tại xã Tam Mỹ Tây ..............51

Bảng 2.11. Bảng số liệu khách sử dụng dịch vụ vui chơi giải trí tại xã Tam Mỹ Tây ..52
Bảng 2.12. Bảng số liệu về mức độ hài lòng của du khách về chất lượng phục vụ của
người dân lao động tại xã Tam Mỹ Tây ........................................................................53
Bảng 2.13. Bảng số liệu về mức độ hài lòng của du khách sau khi đến với du lịch xã
Tam Mỹ Tây ..................................................................................................................54
Bảng 2.14. Bảng số liệu về du khách quay lại xã Tam Mỹ Tây để du lịch ...................55


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu độ tuổi khách đến du lịch tại xã Tam Mỹ Tây .............................. 43
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nghề nghiệp của khách du lịch đến với xã Tam Mỹ Tây .............44
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu thời gian khách ở lại du lịch ở xã Tam Mỹ Tây ........................... 45
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu các kênh thông tin tiếp cận đến điểm du lịch tại xã Tam Mỹ Tây45
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu các nguyên nhân thu hút khách tại xã Tam Mỹ Tây.....................46
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu dịch vụ du lịch khách sử dụng khi đến du lịch tại xã Tam Mỹ Tây .. 47
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu hình thức thực hiện chuyến đi du lịch tại xã Tam Mỹ Tây ..........48
Biểu đồ 2.8. Cơ cấu đánh giá của khách về điểm du lịch ..............................................49
Biểu đồ 2.9. Cơ cấu mức độ chi tiêu trung bình của du khách khi du lịch tại xã Tam
Mỹ Tây........................................................................................................................... 50
Biểu đồ 2.10. Cơ cấu số liệu khách sử dụng dịch vụ ăn uống tại xã Tam Mỹ Tây .......51
Biểu đồ 2.11. Cơ cấu khách sử dụng dịch vụ vui chơi giải trí tại xã Tam Mỹ Tây ......52
Biểu đồ 2.12. Cơ cấu số liệu về mức độ hài lòng của du khách về chất lượng phục vụ
của người dân lao động tại xã Tam Mỹ Tây ..................................................................53
Biểu đồ 2.13. Cơ cấu mức độ hài lòng của khách tại xã Tam Mỹ Tây ......................... 54
Biểu đồ 2.14. Cơ cấu số liệu về du khách quay lại xã Tam Mỹ Tây để du lịch ............55


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao, du lịch trở thành một nhu

cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội và trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia.
Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới đều chú
trọng đến quy hoạch và định hướng phát triển ngành du lịch. Trên thế giới du lịch hiện
được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, đem lại những lợi ích to lớn về
kinh tế - xã hội. Hơn hai mươi năm qua, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Quảng
Nam nói riêng đã có những bước phát triển nhảy vọt. Xác định đây là ngành kinh tế
mũi nhọn của địa phương, Quảng Nam ngày càng chú ý hơn đến khai thác những lợi
thế tiềm năng của các địa phương để triển du lịch.
Xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam có nhiều tiềm năng để
phát triển du lịch cộng đồng. Đây là mơ hình kinh tế có vai trị rất lớn trong việc xóa
đói giảm nghèo, cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, khôi phục phát triển làng nghề
truyền thống ở địa phương. Trong những năm gần đây du lịch cộng đồng là loại hình
du lịch đang được nhiều du khách ưa chuộng, loại hình du lịch này giúp du khách
khám phá, trải nghiệm, học tập và tìm hiểu về phong tục tập quán của cộng đồng dân
địa phương. Ngồi địa thế tự nhiên có sơng, suối, núi rừng thiên nhiên… xã Tam Mỹ
Tây cịn sở hữu những giá trị văn hóa có giá trị như: Di tích lịch sử, ẩm thực, kiến trúc
nhà cửa... Tuy nhiên du lịch của xã Tam Mỹ Tây đến nay vẫn chưa phát triển, chưa
khai thác hiệu quả và chưa xứng tầm với tài nguyên vốn có của xã, xuất phát từ tính
cấp thiết trên và nhận thức được lợi ích phát triển du lịch cộng đồng. Tơi chọn đề tài
“Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng
đồng của xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam” làm khóa luận của
mình.
2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tại du lịch cộng đồng xã
Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng xã Tam Mỹ Tây, huyện
Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng.
1



- Tìm hiểu về tiềm năng, thực trạng về du lịch cộng đồng xã Tam Mỹ Tây,
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng xã Tam Mỹ Tây, huyện
Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
4. Giới hạn nghiên cứu
- Về không gian: Các hoạt động về du lịch và các điều kiện, tiềm năng phát triển
du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Về thời gian: Tìm hiểu tình hình phát triển du lịch cộng đồng xã Tam Mỹ Tây,
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua, trong đó có sử dụng tình hình
và số liệu của giai đoạn trước để phân tích giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trong
giai đoạn 2018 - 2023.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp phỏng vấn và điều tra
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn để
phỏng vấn nhiều đối tượng như: Phỏng vấn trực tiếp các cơ quan có thẩm quyền như:
Ban quản lý du lịch cộng đồng xã Tam Mỹ Tây, một số hộ dân làm tại đó.
5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Dựa vào các tài liệu khác nhau về chủ đề du lịch cộng đồng và phát triển du lịch
cộng đồng phân tích chúng thành các từng bộ phận. Phân tích lý thuyết có nhằm giúp
hiểu ra xu hướng, những trường phái nghiên cứu của tác giả và chọn lọc từ đó có được
những thơng tin quan trọng nhằm phục vụ cho đề tài tiềm năng phát triển du lịch cộng
đồng tại xã Tam Mỹ Tây.
5.3. Phương pháp thu thập và xử lý thơng tin
Để có được cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu, tác giả đã thu thập các
thông tin, các dữ liệu cơ bản từ các nguồn nghiên cứu về du lịch cộng đồng xã Tam
Mỹ Tây. Sau đó tiến hành phân tích dữ liệu, đánh giá tổng hợp rồi đưa ra những kết
luận có căn cứ.

5.4. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Địa lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng ln gắn bó mật thiết với tự nhiên
và xã hội. Phương pháp thực địa giúp tiếp cận vấn đề một cách nhanh chóng và chủ
động. Việc điều tra thực tiễn các điểm du lịch giúp ta có những số liệu, những nhận xét
2


thực tế, tránh được sự đánh giá chủ quan, mơ hồ, làm tăng tính thiết thực, tạo khả năng
vận dụng nhanh chóng các kết quả đã nghiên cứu.
Trong q trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát một số điểm du lịch
của tỉnh. Những kết quả trong quá trình khảo sát là những cơ sở cần thiết giúp tác giả
đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn.
6. Lịch sử nghiên cứu
Trong thời gian gần đây, loại hình du lịch cộng đồng đang được nhiều du
khách, đặc biệt là các nhà kinh doanh du lịch rất quan tâm. Vì vậy đã có nhiều chun
gia du lịch nghiên cứu về loại hình du lịch cộng đồng như “Nghiên cứu phát triển du
lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng” của ThS. Nguyễn Thị Kiều
Thanh. “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Lng, Thanh Hóa” của ThS. Vũ Văn Cường. Như ở Quảng Nam có các nghiên cứu
phát triển du lịch cộng đồng như “Nghiên cứu mơ hình du lịch dựa vào cộng đồng tại
thành phố hội an, quang nam (trường hợp điển hình làng mộc Kim Bồng và làng rau
Trà Quế” của Đoàn Thị Thu Thương. “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng động rừng
dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh” của Nguyễn Thị Phượng, … Cho đến nay vẫn chưa có
cơng trình nghiên cứu cụ thể nào về làng du lịch cộng đồng tại xã Tam Mỹ Tây, huyện
Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
7. Đóng góp của đề tài
Đề tài khóa luận hồn thành sẽ có một số đóng góp sau đây:
- Khóa luận tổng quan được một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và du lịch
cộng đồng.
- Khóa luận tìm hiểu được tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng xã

Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Khóa luận đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng xã
Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Qua đó làm tiền đề cho các doanh
nghiệp lữ hành sẽ áp dụng bổ sung thêm điểm du lịch này vào trong các chương trình
du lịch của họ.
- Bên cạnh đó, những thơng tin khóa luận cung cấp có thể sử dụng làm tài liệu
cho các cơ quan, ban quản lý các cấp của địa phương để có thể đề ra giải pháp cũng
như chính sách để phát triển du lịch cộng đồng xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành,
tỉnh Quảng Nam.
3


8. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, nội dung và kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, phụ
lục, khóa luận gồm 3 chương sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng
- Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tam
Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng xã Tam Mỹ Tây,
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lý thuyết về cộng đồng
1.1.1.1. Khái niệm về cộng đồng

Cộng đồng là một khái niệm rất phổ biến trên toàn thế giới và có nhiều định
nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng. Tuy nhiên, ở mức đơn giản, cộng
đồng là một nhóm các cá nhân hoặc tổ chức có mối quan hệ gắn kết với nhau, chia sẻ
các giá trị, tư tưởng, lối sống và mục đích chung. Cộng đồng có thể được định nghĩa
theo các yếu tố như địa lý, văn hóa, dân tộc, tơn giáo, nghề nghiệp, hoặc quyền lợi
chung. Thuật ngữ “cộng đồng” vốn bắt nguồn từ gốc tiếng Latin là “cummunitas”, với
nghĩa là toàn bộ tín đồ của một tơn giáo hay tồn bộ những người đi theo một thủ lĩnh
nào đó. Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ Âu - Mỹ,
như trong tiếng Pháp là “communité”, tiếng Anh là “community”, tiếng Đức là
“Gemeinschaft” nhưng với những ý nghĩa khác nhau trong những khung cảnh khác
nhau. [12]
Theo Midgley (1986): “Cộng đồng là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một
khu vực địa lý nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản”. Theo J.H.Fichter
(1974): “Cộng đồng là một tập thể người nhất định trên một lãnh thổ kinh tế và văn hóa,
bao gồm các yếu tố: Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác, tương quan
này đôi khi được gọi là tương quan mặt đối mặt, tương quan thân mật, có sự liên hệ về
tình cảm và cảm xúc, có sự tình nguyện hy sinh đối với những giá trị được tập thể coi là
cao cả, có ý nghĩa, có ý thức đối với mọi thành viên trong tập thể”.
Tại Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm phát triển cộng đồng được giới thiệu vào
những năm 1950 thông qua một số hoạt động phát biểu cộng đồng tại các tỉnh phía
Nam, trong lĩnh vực giáo dục. Từ ngành giáo dục phát triển cộng đồng chuyển sang
lĩnh vực công tác xã hội. Đến những năm 1960, 1970, hoạt động phát triển cộng đồng
được đẩy mạnh thơng qua các chương trình phát triển nông thôn của sinh viên hay của
phong trào Phật giáo. Khái niệm “cộng đồng” thường được hiểu theo nghĩa “cộng
đồng dân cư” hoặc “cộng đồng địa phương” tức là tập hợp những cá nhân trên một địa
bàn cư trú ở vùng nơng thơn, có quy mơ nhỏ như làng, bản, bn, sóc… Về cơ bản,
5


cộng đồng có sự tương tác và chia sẻ lẫn nhau giữa các thành viên, tạo thành những

đặc điểm chung, kết nối với nhau trong cộng đồng. Các điểm chung đó là: niềm tin, tín
ngưỡng, nguồn lực, nhu cầu, sở thích. [9]
Như vậy cộng đồng có thể hiểu là tập hợp các cá nhân có cùng chung một số
đặc điểm hoặc cùng chia sẻ một mối quan tâm nào đó. Tùy theo các góc nhìn khác
nhau, có thể có các định nghĩa cụ thể cho khái niệm này (Từ điển tiếng Việt.)
Cộng đồng là một tập thể có tổ chức bao gồm các cá nhân con người sống
chung ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và
cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy. (Trung tâm Nghiên
cứu và Đào tạo Phát triển cộng đồng).
1.1.1.2. Khái niệm cộng đồng địa phương
Cộng đồng địa phương là một tập hợp các cá nhân, hộ gia đình hoặc các tổ chức
có liên quan đến một vùng địa lý nhất định, được định nghĩa bởi những đặc trưng như
địa lý, văn hóa, kinh tế hoặc chính trị. Đây là những người chung sống trong cùng một
khu vực và thường có mối quan hệ gắn kết với nhau dựa trên sự đồng cảm, lòng trung
thành và tương tác xã hội.
Cộng đồng địa phương được tạo ra thông qua sự liên kết văn hóa giữa các cá
nhân và nhóm tại một địa điểm cụ thể. Sức mạnh của cộng đồng nằm ở khả năng tự giúp
đỡ và giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết các thách thức và đối mặt với các cơ hội mới.
Theo Nguyễn Hữu Nhân: Cộng đồng địa phương là những cộng đồng được gọi
tên như đơn vị làng, bản, xã, huyện…những người chung về lý tưởng xã hội, lứa tuổi,
giới tính, thân phận xã hội. Khái niệm cộng đồng có hai nghĩa:
+ Là một nhóm dân cư cùng sinh sống trong một địa cực nhất định, có cùng giá
trị và tổ chức xã hội cơ bản.
+ Là một nhóm dân cư có cùng mối quan tâm.
Như vậy, cộng đồng địa phương được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống
trên trên một lãnh thổ nhất định qua nhiều thế hệ và có những đặc điểm chung về sinh
hoạt văn hóa truyền thống, sử dụng các nguồn tài nguyên và môi trường, cùng các mối
quan hệ kinh tế xã hội, có sự gắn kết về huyết thống và tình cảm, có sự chia sẻ về
nguồn lợi và trách nhiệm cộng đồng.
- Cộng đồng địa phương tại các khu du lịch là đối tượng nghiên cứu và tham gia

hoạt động du lịch và bảo tồn có những đặc điểm:
6


+ Cộng đồng địa phương là những nhóm người định cư trên cùng lãnh thổ nhất
định. Mỗi vùng lãnh thổ nhất định sẽ có những điều kiện tài ngun mơi trường tự
nhiên khác nhau, đó là yếu tố quan trọng để hình thành, ni dưỡng và phát triển
những giá trị văn hóa và kinh tế… Vì vậy, mỗi cộng đồng thường có những giá trị văn
hóa và hoạt động kinh tế khác nhau.
+ Có quan hệ gắn kết về tình cảm, mang tính huyết thống, thân thiện, giúp đỡ,
chia sẻ.
+ Có quyền lợi và trách nhiệm, có đặc điểm chung về sở hữu, sử dụng và bảo
vệ tài nguyên môi trường.
+ Tính cộng đồng bền vững được khẳng định qua thời gian, chính thời gian là
yếu tố gắn kết các thành viên cộng đồng để cùng nhau tạo ra các giá trị văn hóa đặc
sắc cho cộng đồng.
+ Những đặc điểm chung về hoạt động văn hóa truyền thống, có những giá trị
được tập thể coi là khuôn mẫu văn hóa sinh hoạt cộng đồng.
+ Mỗi cộng đồng có những tổ chức quy ước xã hội, kiểu “Phép vua thua lệ
làng”.
Tóm lại cộng đồng địa phương đóng vai trị quan trọng trong việc giúp xây
dựng một môi trường sống tốt đẹp, an toàn và bền vững cho tất cả các thành viên. Họ
thường tham gia vào các hoạt động cộng đồng như việc tổ chức các sự kiện địa
phương, chăm sóc mơi trường, tài trợ các chương trình giáo dục và ủng hộ các cộng
đồng khác. Cộng đồng địa phương còn là nơi giao lưu, kết nối và giúp đỡ cho nhau
trong những thời điểm khó khăn.
1.1.2. Du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng được xuất hiện từ những năm 1970 và cho đến nay đã phát
triển phổ biến ở hầu hết các châu lục, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng
dân tộc thiểu số ở Châu Phi, khu vực Mỹ Latinh và Châu Á. Rozemeijer định nghĩa du

lịch cộng đồng là hoạt động du lịch được sở hữu, khởi xướng bằng một hay vài cộng
đồng địa phương, có sự liên kết với khối tư nhân nhằm tận dụng nguồn tài nguyên tự
nhiên cũng như văn hóa một cách bền vững để thu hút khách du lịch, tăng thu nhập và
cải thiện sinh kế . Ashley.C cho rằng, “du lịch cộng đồng chủ yếu là loại hình du lịch ở
quy mơ nhỏ và song hành hướng đến cả mục đích phát triển kinh tế và phát triển xã
hội”. Ở một cách nhìn khá tương đồng, Goodwin and Santilli quan niệm “du lịch cộng
7


đồng là hoạt động du lịch được sở hữu hoặc quản lý bởi cộng đồng nhằm tạo ra lợi ích
lớn lao hơn cho cộng đồng”, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên cho rằng, du lịch cộng
đồng là hoạt động “mà ở đó cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia và nắm vai trò
quan trọng trong việc quản lý và phát triển. Phần lớn lợi ích thu được thuộc về cộng
đồng” Hausle và Strasdas khẳng định “du lịch cộng đồng ngồi ý nghĩa là loại hình du
lịch có sự tham gia tích cực, chủ động của người dân vào mỗi mắt xích, cịn trực tiếp
đóng góp vào phát triển kinh tế cho người dân và cho cả địa phương”.[10]
Trong chương trình nghiên cứu của nhiều tổ chức xã hội trên thế giới.
Pachamama đã đưa ra quan điểm của mình “Du lịch cộng đồng là loại hình mà du
khách từ bên ngồi đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục lối sống,
niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương. Cộng đồng địa phương kiểm sốt
cả những tác động và những lợi ích thơng qua quá trình tham gia vào hình thức du lịch
này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát huy
giá trị truyền thống của địa phương”. Tác giả trần Thị Mai đã nhìn nhận: “Du lịch
cộng đồng là hoạt động tương trợ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về
kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho
du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương có dự án”.
Theo khoản 15 Điều 3 Luật Du lịch 2017, du lịch cộng đồng là loại hình du lịch
được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư
quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Và tại khoản 1 Điều 19 Luật Du lịch 2017, cá

nhân, hộ gia đình nơi phát triển du lịch cộng đồng được ưu đãi, khuyến khích phát
triển các dịch vụ và sản phẩm du lịch cộng đồng như sau:
- Cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống.
- Hướng dẫn khách du lịch tham quan, trải nghiệm văn hóa, nếp sống tại cộng
đồng.
- Sản xuất hàng hóa, hàng thủ công truyền thống.
- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch
Nhìn chung, ta có thế hiểu du lịch theo một cách đơn giản là: Du lịch cộng đồng
thường được hiểu là hoạt động của một cộng đồng dân cư tham gia làm du lịch, hay
nói cách khác đây là loại hình du lịch trong đó cộng đồng địa phương tham gia vào
chuỗi cung ứng và quản lý du lịch. Loại hình này được phát triển trên cơ sở văn hóa
8


của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Hiện
nay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch thú hút nhiều du khách bởi
sự gần gũi, chân thật của loại hình du lịch này mang lại. khi đến đây các du khách sẽ
được người dân bản địa mời đến làng, bản, nơi người dân bản địa sinh sống; tại đây họ
sẽ được người dân bản địa cung cấp chỗ ở và được thưởng thức các món ăn dân dã,
đặc sản của địa phương; bên cạnh đó du khách còn được trải nghiệm cuộc sống của
người dân bản địa với những sinh hoạt rất đời thường giúp du khách khám phá và tìm
hiểu về các giá trị văn hóa, truyền thống của địa phương. Mặt khác với nguồn chi tiêu
của du khách khi đến đây sẽ là nguồn thu nhập giúp người dân địa phương cải thiện
cuộc sống mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững cho bản địa.
Du lịch cộng đồng là hoạt động du lịch bền vững dựa vào cộng đồng địa
phương mang lại cho du khách những trải nghiệm về văn hóa cộng đồng. Du lịch cộng
đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để tìm hiểu thêm về cuộc sống
hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. Ngày nay, du lịch cộng đồng
phát triển bền vững tại một số vùng miền, du lịch cộng đồng làng biển thường liên kết
với người dân thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng thức cuộc sống tại đó trong

một khoảng thời gian nhất định.
Mơ ̣t sớ tên go ̣i thường dùng khi nói đế n du lich
̣ dựa vào cô ṇ g đồ ng:
- Du lich
̣ dựa vào cô ̣ng đồ ng (Community – based Tourism)
- Phát triể n cô ̣ng đồ ng dựa vào du lich
̣ (Community – development in tourism)
- (Phát triể n du lich
̣ sinh thái dựa vào cô ̣ng đồ ng (Community – Based
Ecotourism)
- Phát triể n du lich
̣ có sự tham gia của cô ̣ng đồ ng (Community – Participation in
Tourism)
Hiện trên cả nước rất đa dạng các mơ hình du lịch cộng đồng và được phân bố
rộng rãi từ Bắc xuống Nam. Phần lớn đây sẽ là hình thức kinh doanh du lịch tự phát,
khi đó khách du lịch sẽ tự tìm tới vùng miền đó để nghỉ dưỡng và khám phá về các
lịch sử văn hóa, ẩm thực hay thăm quan thắng cảnh, nét đẹp của văn hóa bản địa
1.1.3. Phát triển du lịch cộng đồng
Phát triển du lịch cộng đồng là một phương án du lịch thúc đẩy sự tham gia của
cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển và quản lý du lịch lưu trú tại khu vực
đó. Điều này bao gồm cả khuyến khích cộng đồng địa phương tạo ra các sản phẩm và
9


dịch vụ du lịch để phục vụ cho du khách. Bên cạnh đó phát triển du lịch cộng đồng
cũng đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp du lịch. Những doanh nghiệp này sẽ
dễ dàng hợp tác với cộng đồng địa phương để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo và
thu hút du khách. Đồng thời, họ cũng có thể đóng góp một phần vào sự phát triển kinh
tế, xã hội và môi trường của vùng địa phương.
Phát triển du lịch cộng đồng giúp đảm bảo sự bền vững của du lịch, giúp thu

hút khách du lịch và cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương. Khi du
khách đến và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi cộng đồng địa
phương, đó sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện tình hình việc làm trong
khu vực đó. Ngồi những lợi ích trực tiếp mang lại cho cộng đồng địa phương, phát
triển du lịch cộng đồng cịn có tác động tích cực đến mơi trường, văn hóa và lịch sử
của khu vực đó. Việc bảo vệ và phát triển những tài nguyên này sẽ giúp du lịch bền
vững và du khách sẽ có thể tận hưởng những trải nghiệm độc đáo và chất lượng tại địa
phương đó.
Tóm lại, phát triển du lịch cộng đồng tập trung vào việc phát triển du lịch bền
vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Nó giúp cộng đồng địa
phương cải thiện đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa đồng thời bảo vệ và phát triển tài
nguyên môi trường và lịch sử trong khu vực bằng cách đưa ra các sản phẩm và dịch vụ
du lịch chất lượng.
1.1.4. Các loại hình du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng là mơ hình du lịch rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều
loại hình thức khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố về địa hình, chiều dài lịch sử, cảnh
sắc thiên nhiên, … Tuy nhiên ta có thể nêu một số hình thức du lịch cộng đồng phổ
biến được sử dụng hiện nay như: Du lịch sinh thái, Du lịch nông nghiệp, Du lịch Làng,
Du lịch dân tộc hay bản địa, và du lịch văn hóa. Với việc thúc đẩy nghệ thuật và phát
triển các mặt hàng thủ cơng của địa phương có thể là một trong những điểm quan
trọng trong các dự án Du lịch cộng đồng và các hình thức chủ đạo của ngành du lịch.
Du lịch sinh thái: Hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên, kết hợp tìm
hiểu bản sắc văn hóa – xã hội của địa phương và ln có sự quan tâm đến vấn đề mơi
trường. Du lịch sinh thái thúc đẩy sự phát triển du lịch bền vững thông qua sự tham gia
của các đại diện quản lý môi trường.

10


Du lịch văn hóa: Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch dựa vào những nét

văn hóa, lịch sử, khảo cổ học của địa phương để khai thác du lịch. Trong quá trình du
lịch du khách sẽ được tìm hiểu về nét văn hóa đặc trưng của một vùng miền; đồng thời
được nghiên cứu và biết đến đến những sự kiện lịch sử hào hùng, oanh liệt trong quá
khứ, những tác phẩm khảo cổ được gìn giữ từ thời xa xưa của vùng miền đó. Ví dụ về
du lịch dựa vào văn hóa như các chương trình khảo cổ học, địa điểm tôn giáo nổi tiếng
hay trải nghiệm cuộc sống địa phương tại một ngôi làng dân tộc thiểu số.
Du lịch nơng nghiệp: Đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp
như vườn cây ăn trái, trang trại thảo dược và các trang trại động vật, trang trại nông
lâm kết hợp, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch. Khách du lịch có thể xem
hoặc tham gia vào thực tiễn cơng việc của dân bản địa, mà không làm ảnh hưởng đến
hệ sinh thái hoặc năng suất của gia đình chủ nhà.
Du lịch bản địa: Đây là loại hình du lịch tạo điều kiện giúp đồng bào dân tộc
thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch bằng việc tận
dụng những tài nguyên mà người dân địa phương có để phục vụ cho nhu cầu du lịch
như: Nhà ở, đồ ăn, công việc, … mô hình này thu hút khách du lịch bởi sự bình dị và
chân thực khơng khí của vùng thơn q.
Du lịch làng: Cũng giống như du lịch bản địa du lịch làng là mơ hình du lịch mà
du khách sẽ được đến các ngôi làng truyền thống nông thôn của dân tộc Việt Nam
hoặc có thể là các làng nghề nghề truyền thống. Tại đây du khách sẽ được hoạt động,
sinh hoạt chung với cuộc sống nông thôn, được trải nghiệm cơng việc truyền thống của
người dân ở đây. Ví dụ như: Du lịch làng nghề Gốm sứ Bát Tràng tại đây ngồi việc
du khách được ngắm nhìn những tác phẩm gốm nghệ thuật, du khách còn được tham
gia vào quá trình tạo ra những tác phẩm gốm nghệ thuật này dưới sự hướng dẫn, chỉ
dậy của các nghệ nhân tại làng nghề. Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển loại
hình du lịch cộng đồng. Tại mỗi vùng miền trên cả nước đều mang những nét đặc
trưng về tự nhiên, nền văn hóa mang đậm bản sắc của các dân tộc bản địa. Điều này đã
giúp tạo ra những giá trị khai có sự thay đổi, hình thành các cơng việc mang tính du
lịch mới.

11



1.2. Điều kiện và vai trò phát triển du lịch cộng đồng
1.2.1. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng
1.2.1.1. Nhu cầu của khách du lịch
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu
cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý và các nhu cầu
tinh thần. Nhu cầu du lịch của khách càng nhiều thì họ càng đi du lịch nhiều,
Nhu cầu du lịch được hiểu đơn giản là mong muốn của con người được đến một
nơi khác so với nơi thường trú hiện tại của mình để trải nghiệm và tận hưởng những
cảm xúc mới lạ, phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khỏe tạo sự thoải mái
về tinh thần.
Nhu cầu du lịch không giống với những nhu cầu thiết yếu của con người (ăn, ở,
đi lại, sinh hoạt, … những thứ đó khơng thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày). Nhưng
nhu cầu du lịch chính là những nhu cầu cần phải có trong những chuyến đi (khách sạn,
ăn uống, giải trí, … tại chính địa điểm du lịch). Hơn nữa, nhu cầu du lịch chỉ được
thực hiện khi có đầy đủ các điều kiện: Có khả năng thanh tốn, có thời gian nhàn rỗi,
tài ngun du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật. Còn nhu cầu của khách du lịch là những
mong muốn cụ thể của khách du lịch trong chuyến đi cụ thể (nhu cầu thiết yếu, nhu
cầu bổ sung và nhu cầu đặc trưng.
Nhu cầu thiết yếu: là những nhu cầu về vận chuyển, lưu trú và ăn uống để thỏa
mãn trong hành trình du lịch. Và là nhu cầu thiết yếu và quan trọng không thể thiếu
được để con người cũng như khách du lịch tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, nếu đi du
lịch mà khơng có cái gì để gây ấn tượng, giải trí tiêu khiển, khơng có dịch vụ để thỏa
mãn các nhu cầu thì khơng thể gọi là đang đi du lịch được.
Nhu cầu bổ sung: là những nhu cầu chưa được định hình trước, nó phát sinh
trong chuyến hành trình du lịch như: thơng tin, tư vấn, mua sắm…
Nhu cầu đặc trưng: là những nhu cầu xác định (mục đích chính của chuyến đi:
nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, nghiên cứu, …).
Trong cùng một chuyến đi ta thường kết hợp để đạt được nhiều mục đích khác

nhau, do vậy các nhu cầu cần được thỏa mãn đồng thời.
1.2.1.2. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là điều kiện, là yếu tố đầu vào quan trọng của hoạt động du
lịch, đồng thời cũng là yếu tố tác động đến phát triển bền vững du lịch. Số lượng,
12


chủng loại, cơ cấu, mức độ đa dạng, vị trí và khả năng khai thác có tác động trực tiếp
và rất lớn đến việc xác định định hướng, mục tiêu phát triển, lựa chọn sản phẩm du
lịch đặc trưng, xác định các giải pháp phát triển du lịch, đến hiệu quả kinh tế - xã hội
và khả năng phát triển của du lịch theo hướng tương ứng.
Theo Pirozhnik, 1985 nhận định: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn
hóa – lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát
triển thể lực tinh thần, khả năng lao động và sức khỏe của của con người. Trong cấu
trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong điều kiện khả năng kinh tế kỹ thuật cho
phép, các loại tài nguyên này được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những
dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi.
Tại Việt Nam dưới góc độ pháp lý tài nguyên thiên nhiên được giải thích tại
khoản 4 Điều 3 Luật Du lịch 2017 “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu
tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du
lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”.[14]
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự
nhiên bao quanh chúng ta. Ở một địa phương đó, tự nhiên tác động đến con người
quan sát qua hình dạng bên ngồi của bản thân nó. Cái hình dạng bên ngồi cây được
gọi là phong cảnh. Trong tự nhiên, một số thành phần có thể quan sát được bằng mắt
thường như hình dạng bề mặt cắt, động- thực vật, nguồn nước.
Theo luật du lịch Việt Nam (2017), điều 13: “tài nguyên du lịch tự nhiên gồm
các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên
nhiên có thể sử dụng với mục đích du lịch”. [14]

Điạ hình: đối với hoạt động du lịch, địa hình của một vùng đóng một vai trị
quan trọng với việc thu hút khách. Điạ hiǹ h trê n bề mặt trái đấ t mà chúng ta có thể
thấ y là do một quá trình biế n đổ i điạ chấ t lâu dài. Trong chừ ng mực nhấ t đinh,
̣ mo ̣i
hoa ̣t động số ng của con người trê n lãnh thổ đề u phu ̣ thuộc vào điạ hiǹ h. Đố i với hoa ̣t
động du lich,
̣ điạ hình đóng một vai trò quan tro ̣ng với việc thu hút khách.
Khí hậu là thành phầ n quan tro ̣ng của mô i trường tự nhiên tác động ma ̣nh đế n
hoa ̣t động du lich.
̣
Tài nguyên nước bao gồ m nước (chảy) trên bề mặt và nước ngầ m. Đố i với du
lich
̣ thì nguồ n nước mặt có ý nghiã rấ t lớn. Nó bao gồ m đa ̣i dương, biể n, hồ , sông, hồ
13



×