Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 105 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Văn Linh


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo Cao học tại trường Đại học Lâm nghiệp
khóa 22 (2014 – 2016), tôi đã thực hiện đề tài:“Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng
và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Khu Bảo tồn thiên nhiên đất
ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình”.
Trong quá trình thực hiện và hoàn chỉnh luận văn, tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ của Trường Đại học Lâm nghiệp, Lãnh đạo UBND và nhân dân 7 xã
vùng dự án, UBND huyện Gia Viễn, UBND huyện Hoa Lư, Ban quản lý rừng đặc
dụng Hoa Lư – Vân Long, Trạm du lịch Vân Long, Sở văn hóa, thể thao và du lịch
tỉnh Ninh Bình. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới PGS.TS.Bế Minh
Châu - người đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp: .
Xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp, các bạn cùng khóa đã tận tình tham gia


đóng góp ý kiến để tôi hoàn chỉnh luận văn.
Dù đã rất cố gắng và nỗ lực, nhưng vì bị hạn chế bởi thời gian cũng như kiến
thức nên bài luận văn này của tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô, các nhà khoa học
và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Văn Linh


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
Trang ..................................................................................................................... iii
Trang phụ bìa ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3
1.1. Trên thế giới ..................................................................................................... 3
1.1.1. Một số vấn đề chung về phát triển du lịch bền vững....................................... 3
1.1.2. Lịch sử hình thành du lịch.............................................................................. 5

1.1.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững ............................................... 6
1.2. Ở Việt Nam ...................................................................................................... 7
1.2.1. Lịch sử hình thành ngành du lịch Việt Nam ................................................... 7
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững tại một số Vườn quốc gia và Khu
bảo tồn thiên nhiên .................................................................................................. 9
1.2.3. Các nghiên cứu đã thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả du lịch tại
KBTTNĐNN Vân Long ........................................................................................ 14
Chương 2MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN
CỨU...................................................................................................................... 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 15
2.1.1. Mục tiêu tổng quát: ...................................................................................... 15
2.1.2. Mục tiêu cụ thể: ........................................................................................... 15
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 15


iv

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 15
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 15
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 16
2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát.............................................. 16
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 16
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 18
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI ........................................ 20
3.1. Điều kiện cơ bản và tiềm năng phát triển du lịch tại KBTTN đất ngập nước Vân
Long ...................................................................................................................... 20
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ........................................................................ 20
3.1.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội ......................................................................... 22
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................... 26

4.1. Tiềm năng phát triển du lịch của KBTTN đất ngập nước Vân Long................ 26
4.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ......................................................................... 26
4.2. Thực trạng phát triển du lịch tại KBTTN đất ngập nước Vân Long ................ 35
4.2.1. Các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng ..................................... 35
4.2.2. Thực trạng công tác tổ chức quản lý Nhà nước về du lịch ............................ 39
4.2.3. Tác động của phát triển du lịchtại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân
Long đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương ........................................... 40
4.2.4. Kết quả kinh doanh du lịch qua các năm ...................................................... 45
4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển du lịch tại
KBTTNĐNN Vân Long ........................................................................................ 47
4.3.1. Nhận thức của cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương ...................... 47
4.3.2. Tài nguyên thiên nhiên................................................................................. 48
4.3.3. Chất lượng lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái .................................... 49
4.3.4. Thể chế chính sách và tổ chức quản lý Nhà nước ......................................... 52
4.3.5. Hoạt động xúc tiến quảng bá ........................................................................ 56
4.3.6. Cơ sở hạ tầng vật chất của khu du lịch ......................................................... 56


v

4.3.7. Sự hài lòng của du khách ............................................................................. 60
4.3.8. Sự tham gia của các hộ gia đình vào hoạt động du lịch ................................ 61
4.3.9. Sự tham gia của cơ quan doanh nghiệp vào hoạt động du lịch ...................... 63
4.3.10. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để phát triển du lịch ở
KBTTNĐNN Vân Long ........................................................................................ 65
4.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tại KBTTN đất ngập nước
Vân Long .............................................................................................................. 67
4.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách .................................................................... 68
3.4.2. Giải pháp phát triển và mở rộng các loại hình du lịch .................................. 69
4.4.3. Giải phát về phát triển cơ sở hạ tầng ............................................................ 73

4.4.4. Giải pháp về vốn và chính sách đầu tư ......................................................... 77
4.4.5. Giải pháp về tiếp thị quảng bá ...................................................................... 78
4.4.6. Giải pháp về nhân lực cho hoạt động du lịch ................................................ 78
4.4.7. Giải pháp về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nghiên cứu khoa học ........... 79
4.4.8. Giải pháp tiếp tục phát triển du lịch gắn với cộng đồng ................................ 79
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ .......................................................... 83
1. Kết luận ............................................................................................................. 83
2. Tồn tại: .............................................................................................................. 83
3. Khuyến nghị: ..................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BQL

Ban quản lý

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

BVMT

Bảo vệ môi trường


CSHT
DLCĐ

Du lịch cộng đồng

DLST

Du lịch sinh thái

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐNN

Đất ngập nước

KBT

Khu bảo tồn

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KBTTNĐNN

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước


HĐDL

Hoạt động du lịch

LHDL

Loại hình du lịch

PTBV

Phát triển bền vững

UBND

Ủy ban nhân dân

VH, TT & DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

VQG

Vườn Quốc gia

WWF


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG


STT

Tên bảng

Trang

Tổng hợp số liệu diện tích, dân số, lao động và hộ nghèo
3.1

sống ở vùng lõi và vùng đệm khu BTTN đất ngập nước

23

Vân Long
4.1

Lượng rác thải và số lượng khách trong 10 ngày liên tiếp
tuyến 1 và tuyến 2.

43

4.2

Khách du lịch đến với Vân Long giai đoạn 2013 - 2015

45

4.3


Doanh thu du lịch của Vân Long giai đoạn 2010-2015

46

4.4

Đánh giá của khách du lịch về chất lượng phục vụ

51

4.5

Đánh giá của khách du lịch về tổ chức hoạt động du lịch

54

4.6

Đánh giá của du khách về hệ thống CSHT vật chất tại khu
du lịch

58

4.7

Sự hài lòng của du khách về khu du lịch Vân Long

60

4.8


Một số thông tin của hộ gia đình

61

4.9

Một số thông tin của doanh nghiệp du lịch

63


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT
3.1
3.2

4.1

4.2

4.3
4.4
4.5

4.6


4.7

4.8
4.9
4.10

Tên hình
Bản đồ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long
Biểu đồ cơ cấu đất đai các xã thuộc KBTTN đất ngập nước
Vân Long
Sơ đồ tuyến du lịch Vân Long – Hang Bóng Kẽm Trăm
Đập Mới
Sơ đồ tuyến du lịch Vân Long – chùa Bái Vọng Mèo CàoVườn Thị - Hang Cá
Sơ đồ tuyến du lịch Vân Long – Đầm Cút – Thung Lá
Thung Quèn Cả
Sơ đồ tuyến du lịch quan sát Voọc ở dãy núi Đồng Quyển
Biểu đồ mối quan hệ giữa lượng rác thải với lượng khách
du lịch trong ngày trên tuyến 1
Biểu đồ mối quan hệ giữa lượng rác thải với lượng khách
du lịch trong ngày trên tuyến 2
Phân bố lượng khách theo từng năm tại KBTTNĐNN Vân
Long
Doanh thu theo từng năm tại KBTTNĐNN Vân Long
(2010-2015)
Hang Bóng tại KBTTNĐNN Vân Long
Bức họa kỳ lạ chỉ xuất hiện sau khi té nước tại hang Thúi
Thó

4.11 Tuyến du lịch núi Mèo cào


Trang
20
22

33

33

34
34
43

44

45

47
70
71
72


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam được các nhà khoa học đánh giá là một trong những nước có tính
đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, đặc biệt là các Khu dự trữ sinh quyển, Vườn quốc
gia và Khu bảo tồn thiên nhiên. Gia tăng dân số và nhu cầu của con người sử dụng
tài nguyên thiên ngày càng nhiều đã và đang gây ảnh hưởng đến tính ĐDSH của

Việt Nam nói chung và các vùng sinh thái trọng điểm nói riêng. Vấn đề đặt ra cho
các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp, các ngành là làm thế nào để phát triển kinh
tế xã hội vẫn đảm bảo quản lý các Vườn Quốc gia (VQG) và Khu Bảo tồn thiên
nhiên (KBTTN) một cách bền vững.
KBTTN đất ngập nước Vân Longđược thành lập theo Quyết định số
2888/QĐ-UBND ngày 18/12/2001 của UBND tỉnh Ninh Bình. Tổng diện tích Khu
bảo tồn là 2.736 ha, nằm trên địa phận 7 xã thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Tuy với quy mô diện tích không thật lớn nhưng Vân Long được đánh giá có nhiều
tiềm năng về phát triển du lịch.KBTTN đất ngập nước Vân Long là nơi tồn tại đồng
thời hai kiểu hệ sinh thái đặc trưng, điển hình, đó là hệ sinh thái trên núi đá vôi và
hệ sinh thái đất ngập nước nội đồng lớn nhất đồng bằng Bắc bộ[16]. Với tính đa
dạng sinh học cao, nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm được ghi trong Sách
đỏ Việt Nam và Thế giới. Đặc biệt là loàiVoọc Quần đùi trắng(Trachypithecus
delacouri) - một loài đặc hữu của Việt Nam, là một trong 25 loài linh trưởng đang
bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn cầu. Năm 2010, Vân Long vinh dự được Trung
tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập đồng thời hai kỷ lục:là nơi có cá thể Voọc mông
trắng sinh sống nhiều nhất và nơi có bức tranh tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Với
nhiều lợi thế về vẻ đẹp của thiên nhiên, các di tích lịch sử - văn hóa và các hệ sinh
thái, Vân Long có lợi thế lớn trong phát triển các loại hình du lịch, để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các loại hình du
lịch này muốn tồn tại và phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài rất cần
có sự quy hoạch, khai thác, sử dụng và bảo vệ một cách hợp lí các nguồn tài
nguyên. Hiện nay các hệ sinh thái và môi trường nơi đây đang bị đe dọa bởinhiều


2

hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là tác động của cộng đồng dân cư, với
những nguy cơ như: Cháy rừng, săn bắn trái phép động vật rừng, phát thải không
kiểm soát của các nhà máy công nghiệp, canh tác đất không bền vững, chăn thả gia

súc, lấn chiếm đất rừng, nạn rác thải, …Đây là mối đe dọa chính đối với tính đa
dạng sinh học của các hệ sinh thái và môi trường sống, dẫn đến các hệ sinh thái bị
giảm cấp và môi trường tự nhiên nơi đây bị hủy hoại.
Xuất phát từ nhận thức thực tiễn trên, để góp phần phát triển du lịch bền
vững, ổn định đời sống của người dân địa phương cũng như cải thiện môi trường
sinh thái, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề
xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập
nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới
1.1.1. Một số vấn đề chung về phát triển du lịch bền vững
* Khái niệm du lịch:
Từ giữa thế kỷ XIX, du lịch đã bắt đầu phát triển mạnh và trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Thuật ngữ du lịch đã trở
nên khá thông dụng. Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh,
thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái
niệm du lịch cũng không giống nhau.
Theo Liên hiệpQuốc tế Tổ chức các Cơ quan Lữ hành (International Union
of Official Travel Oragnization - IUOTO)[24]: Du lịch được hiểu là hành động du
hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích
không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh
sống...
Tại hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 đến
5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối

quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và
lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài
nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc cuả
họ[24].
Theo I.I pirôgionic, 1985[23]: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư
trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư
trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng
cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về
tự nhiên, kinh tế và văn hoá.


4

Ngoài ra du lịch còn được định nghĩa nhìn từ góc độ du khách; nhìn từ góc
độ kinh tế; từ góc độ thị trường du lịch; Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du
lịch; Xét từ góc độ sản phẩm du lịch…
* Phát triển du lịch bền vững:
Có rất nhiều khái niệm, cách hiểu đã đưa ra về du lịch bền vững. Theo định
nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hiệp quốc (UNWTO) năm 2005: “Du
lịch bền vững bao gồm tất cả các loại hình du lịch, cả du lịch quy mô lớn và những
loại hình du lịch nhỏ. Nguyên tắc của sự bền vững trong du lịch là đề cập đến các
yếu tố, khía cạnh về môi trường, kinh tế và văn hóa - xã hội của phát triển du lịch
và sự cân bằng giữa 3 yếu tố này cần được thiết lập nhằm đảm bảo mục tiêu bền
vững dài hạn”[24].
Trên cơ sở đó UNWTO (2005) đã nêu ra 2 nguyên tắc cơ bản của du lịch bền
vững bao gồm: (1) - Giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của ngành du lịch
và hoạt động du lịch tới môi trường, văn hóa - xã hội và kinh tế ; (2) - Tăng cường
tối đa đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế và tăng lợi ích cho cả du khách
và cộng đồng địa phương, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa
truyền thống.

Như vậy, có thể hiểu: Du lịch bền vững đáp ứng nhu cầu hiện tại của du
khách và vùng du lịch vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu thế hệ tương
lai. Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào
đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn
duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng dạng sinh học
và các hệ đảm bảo sự sống.
Mục tiêu của du lịch bền vững là: Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du
lịch vào kinh tế và môi trường; Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển; Cải
thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa; Đáp ứng cao độ nhu cầu của du
khách; Duy trì chất lượng môi trường.


5

1.1.2. Lịch sử hình thành du lịch
Từ thời Hy Lạp cổ, các nhà lữ hành như Herodotus (năm 484 - 425 trước
Công Nguyên) đã tới thăm các xứ sở và vùng đất bên ngoài quê hương mình và
tường thuật ghi lại những điều được mắt thấy tai nghe. Tương tự như vậy, người La
Mã giàu có đã đi đến Ai Cập và Hy Lạp, thăm các thánh địa, tắm suối nước nóng tự
nhiên và nghỉ ngơi, thư giãn. Trong thế kỷ 18 và 19, việc đi thăm nhiều nơi trên thế
giới đã trở nên một hoạt động rất được ưa chuộng trong giới quý tộc châu Âu. Đầu
thế kỷ 20, với việc xuất hiện của ô tô càng khuyến khích người Mỹ và châu Âu đi
du lịch nhiều hơn. Đặc biệt, sau chiến tranh thế giới thứ hai, các chuyến bay chở
khách cũng đóng một vai trò quyết định. Các khách du lịch phương Tây đã đặt chân
tới những vùng đất trước đó được coi là rất xa xôi[24]. Tuy nhiên, chỉ đến những
năm 50 và 60 của thế kỷ 20, khi ngành hàng không phục vụ phát triển rộng khắp thì
ngành du lịch mới thật sự phát triển.
Trong vài thập niên gần đây, hoạt động du lịch trên thế giới phát triển đã có
những tác động đáng kể đến nền kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của các lãnh
thổ du lịch. Vì thế các nghiên cứu về du lịch đã rất quan tâm đến những tác động

này và tìm ra những mô hình phát triển du lịch hiệu quả để hạn chế thấp nhất những
tác hại và gia tăng tối đa những lợi ích mà du lịch mang lại, nhằm mục tiêu phát
triển du lịch bền vững.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững. Phần
lớn, các nghiên cứu này xuất phát từ góc nhìn của khái niệm phát triển bền vững,
sau đó phát triển thành những nghiên cứu về phát triển bền vững trong ngành du
lịch, gọi tắt là phát triển du lịch bền vững. Chỉ tính đến năm 1999, theo thống kê của
Tổ chức du lịch thế giới (The World Tourism Organization) đã có trên 100 cuốn
sách và 250 bài báo (công bố quốc tế) nói về du lịch bền vững (Lucian Cernar và
Julien Gourdon, 2007)[23]. Từ đó đến nay, con số nói trên chắc chắn đã tăng hơn
rất nhiều.


6

1.1.3.Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Muốn đảm bảo phát triển du lịch bền vững, cần phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên
tắc của phát triển bền vững, bao gồm 10 nguyên tắc sau[23]:
Nguyên tắc 1: Khai thác và sử dụng nguồn lực (tài nguyên) một cách bền
vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Đó được coi là
nền tảng cơ bản nhất để duy trì phát triển du lịch lâu dài.
Nguyên tắc 2: Giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất
thải. Thực hiện nguyên tắc này nhằm giảm chi phí khôi phục tài nguyên và giảm chi
phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Nguyên tắc 3: Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể
kinh tế- xã hội.
Nguyên tắc 4: Duy trì tính đa dạng tự nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn
hoá. Việc duy trì tính đa dạng sẽ tạo cho sức bật cho ngành du lịch giúp du lịch phát
triển một cách bền vững.
Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển. Du

lịch được coi là một ngành tổng hợp vì vậy sự phát triển của du lịch có liên quan
mật thiết với các ngành kinh tế khác trong đó có cả kinh tế địa phương vì vậy muốn
phát triển bền vững du lịch thì du lịch phải có vai trò hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế địa
phương phát triển.
Nguyên tắc 6: Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương. Sự tham gia
của cộng đồng địa phương không chỉ đem lợi nhuận cho cộng đồng mà còn làm
tăng tính trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển du lịch và bảo vệ môi
trường.
Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng liên quan. Điều đó
giúp thống nhất trong quá trình phát triển du lịch giảm thiểu những mâu thuẫn của
mọi nguời, đi đến tính thống nhất cao về quan điểm phát triển giúp phát triển du lịch
được lâu dài.


7

Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Như chúng ta đã
biết nguồn nhân lực phục vụ du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nguồn nhân lực
có chất lượng sẽ giúp cho du lịch phát triển đa dạng và bền vững hơn.
Nguyên tắc 9: tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm. Đó là việc cung cấp
thông tin một cách đầy đủ cho du khách, quảng bá du lịch một cách có trách nhiệm
qua đó giúp du khách thoả mãn tối đa nhu cầu của mình.
Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu. Triển khai nghiên cứu, nhằm
mang lại lợi ích cho khu du lịch, đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách, mang lại lợi
ích cho doanh nghiệp du lịch.
Tóm lại, muốn du lịch phát triển bền vững thì nhất thiết phải tôn trọng các
nguyên tắc cơ bản trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên, môi trường kinh
tế, và môi trường xã hội. Du lịch bền vững sẽ tác động tích cực đến đời sống xã hội
và kinh tế. Du lịch thực sự đóng vai trò quan trọng và là ngành mũi nhon chỉ khi nó
được phát triển một cách bền vững. Mặt khác cần triển khai các nguyên tắc trên

trong toàn bộ hệ thống của nền kinh tế xã hội thì khi đó mới đem lại hiệu quả cao,
hiệu quả tốt nhất.
1.2. Ở Việt Nam
Theo Luật Du lịch được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua năm
2005, có hiệu lực từ tháng 01/2006[16]: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu câu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định”.
1.2.1. Lịch sử hình thành ngành du lịch Việt Nam
Ngày 05/06/1951,Vua Bảo Đại đã cho thành lập Sở du lịch tại miền Nam, lúc
này đang thuộc quyền kiểm soát của thực dân Pháp. Nhiều khu du lịch đẹp tại miền
Nam đã được sở du lịch lúc đó phát hiện như Vũng Tàu, Nha Trang, Khánh
Hòa.... Do ảnh hưởng của chiến tranh nên ngành kinh doanh này vẫn gặp rất nhiều
khó khăn và khó phát triển[24].


8

Năm 1960,Sở du lịch miền Bắc mới chính thức được thành lậpvà phát triển
chậm so với các nước trong khu vực trong một thời gian dài. Tuy nhiên, với những
lợi thế đi cùng là các chính sách du lịch mới, ngành công nghiệp kinh doanh này đã
nhanh chóng phục hồi và có bước phát triển nhanh chóng.
Là một đất nước có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nên Việt Nam có tiềm năng
phát triển du lịch rất lớn. Theo số liệu thống kê trên thế giới[23], Việt Nam xếp thứ
27 trong những quốc gia có nhiều bãi biển trên thế giới. Cho đến nay có 7 địa điểm
được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, bao gồm Vịnh Hạ Long, Thành nhà
Hồ, Hoàng thành Thăng Long, Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Nổi bật nhất trong số đó là Vịnh Hạ Long đã được bầu
là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Ngoài ra còn có nhiều khu du lịch
nổi tiếng thu hút nhiều du khách như Sapa, Đà Lạt, Hạ Long, du lịch Tuần Châu

...Việt Nam hiện nay có 8 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận. Với sự
đa dạng của các loài động vật và thực vật phong phú, với sự đa dạng về dân tộc
cũng tạo nên nền văn hóa riêng của mỗi vùng như Lễ hội voi, Lễ hội cồng chiêng tại
Tây Nguyên, hoặc các ngày hội của dân tộc vùng núi phía Bắc.
Mặc dù có rất nhiều tiềm năng, hoạt động du lịch ở Việt Nam chỉ thực sự
diễn ra sôi nổi từ sau năm 1990, gắn liền với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà
nước. Theo số liệu thống kê, từ năm 1990 đến 2002 lượng khách quốc tế tăng 10,5
lần (từ 250.000 đến 2.620.000), khách nội địa tăng 13 lần (từ 1000.000 tăng lên
13.000.000). Thu nhập xã hội cũng tăng đáng kể, năm 1991 là 2.240 tỷ đồng đến
năm 2002 là 23.000 tỷ đồng, trong đó hoạt động du lịch trong các KBT,VQG và du
lịch biển đóng góp một tỷ trọng lớn. Các số liệu thống kê ở một số Vườn Quốc gia
như Cúc Phương, Cát Bà, Côn Đảo, Bạch Mã … các khu bảo tồn thiên nhiên như
Hồ Kẻ Gỗ… bình quân mỗi năm tăng 50% khách nội địa và 30 % khách quốc
tế. Trong năm 2008, nước ta đón hơn 4,2 triệu du khách quốc tế và hàng chục triệu
lượt khách du lịch trong nước[2]. Những con số này được tăng dần theo thời gian,
đến năm 2015 Việt Nam đã chào đón gần 8 triệu khách du lịch quốc tế tăng so với
năm 2014 là 0,9% [24] .


9

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững tại một sốVườn quốc gia và Khu
bảo tồn thiên nhiên
Hiện nay đa số các VQG và khu BTTNthực hiện phát triển du lịch bền vững
đã đem lại hiệu quả rất lớn về kinh tế, xã hội, môi trường.
a, VQG Cát Tiên và KBTTN văn hóa Đồng Nai đã được UNESCO công nhận là khu
dự trữ sinh quyển Đồng Nai ngày 29/6/2011, do vậy, phát triển rừng bền vững, gắn
với công tác bảo tồn, đa dạng sinh học và văn hóa là mục tiêu cần hướng tới.
* Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng đệm:
Được sự ủng hộ của Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Đan Mạch

đã xây dựng dự án phát triển du lịch sinh tháiVQG Cát Tiên trên địa bàn 3 xã: Tà
Lài, Đắk Lua và Nam Cát Tiên thuộc huyện Tân Phú. Đây là mô hình phát triển du
lịch cộng đồng (DLCĐ) đầu tiên của WWF về sự hợp tác giữa cộng đồng với các
doanh nghiệp, đặc biệt là chia sẻ lợi ích cho cộng đồng.
DLCĐ khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc bảo tồn
các giá trị văn hóa, tạo cơ hội cho du khách tìm hiểu, nâng cao nhận thức về sự
phong phú, đặc sắc và vai trò của rừng nhiệt đới. Ở xã Tà Lài, lợi thế nổi bật là nằm
áp sátVQG Cát Tiên, giàu tiềm năng văn hóa của các dân tộc Mạ và S’Tiêng (ấp 4)
và Tày (ấp 7); có di tích lịch sử nhà ngục Tà Lài, với cảnh quan thiên nhiên đẹp.
Văn hóa dân gian đặc trưng là múa hát cồng chiêng (Mạ, S’Tiêng), múa sạp, đàn
tính, hát then (Tày). Các lễ hội truyền thống như lễ đâm trâu, lễ cúng Giàng, lễ lồng
tổng, lễ tung còn. Sản phẩm du lịch ở Tà Lài là dịch vụ lưu trú, đi bộ trong VQG
Cát Tiên, ẩm thực, thưởng thức văn hóa, văn nghệ truyền thống, mua sắm hàng thổ
cẩm..., đã tạo sự hấp dẫn cho nhiều du khách trong và ngoài nước.
* Duy trì mô hình du lịch cộng đồng:
Ngoài Tà Lài, xã Đắk Lua cũng được chọn để xây dựng mô hình DLCĐ. Đây
là xã vùng sâu, vùng xa nhất của tỉnh Đồng Nai có địa thế tương đối bằng phẳng,
nằm giáp ranh vớiVQG Cát Tiên và khu di chỉ khảo cổ học Cát Tiên, có các cánh
đồng lúa rộng lớn, đường đi lại thuận lợi. Dự án đã phối hợp với Ban quản lý
DLCĐ xã Đắk Lua và Công ty Inno Việt chọn được 4 hộ để phát triển mô hình
homestay. Trong thời gian ban đầu, do số lượng khách chưa nhiều, dự án đã hỗ trợ


10

một số kinh phí cho 02 hộ để sửa chữa cơ sở lưu trú và mua sắm các vật dụng giúp
cho mô hình sớm được hoạt động. Sản phẩm du lịch là lưu trú, ẩm thực, đi xe đạp
trong xã, dạy du khách làm vườn, nấu ăn. Công ty du lịch Inno Viet đã ký hợp đồng
với 2 hộ và có hướng hợp tác kinh doanh lâu dài tại đây.
Ngày 27-2-2012, Tổ chức WWF Hà Nội vàVQG Cát Tiên đã tổng kết dự án

phát triển du lịch sinh thái. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa.
Thực tế, mô hình DLCĐ còn khá mới đối với tỉnh Đồng Nai. Chính vì vậy, để phát
triển DLCĐ bền vững, chính quyền địa phương cần tiếp tục giáo dục nâng cao nhận
thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa, từ đó người dân mới có thể hướng dẫn
khách du lịch hiểu biết đầy đủ về văn hóa địa phương. Việc quy hoạch tổng thể phát
triển thêm các khu DLCĐ của tỉnh Đồng Nai cũng rất cần thiết. Đồng thời cần tạo
một cơ chế thuận lợi, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút du khách và
các nhà doanh nghiệp, các công ty hỗ trợ phát triển DLCĐ. Mặt khác, đa dạng hóa
các nguồn tài chính đầu tư cho DLCĐ nhằm tạo điều kiện tìm kiếm liên doanh, liên
kết với các đơn vị có kinh nghiệm về phát triển DLCĐ, đảm bảo đôi bên cùng có
lợi; giúp cho Ban quản lý DLCĐcác xã và Tổ hợp tác Tà Lài, Đắk Lua có đủ thời
gian học tập cách làm ăn mới [19].
b. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
Cùng với sự gia tăng về số lượng khách du lịch, cơ sở vật chất ở VQG Phong
Nha - Kẻ Bàng phục vụ du khách cũng được nâng cấp, cải thiệnvà sự tham gia ngày
càng tích cực của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch. Du lịch ở Phong
Nha - Kẻ Bàng còn góp phần quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm, tăng
thêm thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, đóng góp tích cực cho
phát triển kinh tế xã hội. Các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch như mại dâm, ma
tuý, tội phạm... không có chiều hướng gia tăng và luôn nằm trong tầm kiểm soát của
chính quyền địa phương. Tuy vậy, với lượng du khách tăng nhanh trong mỗi năm
thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một lượng rác thải rất lớn, môi trường du
lịch sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân 1 ngày/khách),
hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp.


11

Trước những tồn tại trên UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở du lịch tỉnh Quảng Bình
phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ vướng mắc như

việc đưa ra chính sách hước hoạt động du lịch vào bảo tồn, tôn tạo; chính sách
khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ người
dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm truyền thống; đặc
biệt là chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân tộc thiểu số sinh
sống trong địa bàn khu du lịch, vận động họ tham gia tích cực vào các hoạt động du
lịch bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du khách, giúp giải quyết
công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ổn định cho
người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về bảo vệ môi trường, đa
dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân.
c. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch của VQG Cúc Phương
* Về xây dựng tuyến, điểm tham quan và các sản phẩm du lịch
Cúc Phương đã mở nhiều tuyến, điểm tham quan mới. Đặc biệt trong những
năm gần đây, trên cơ sở quy hoạch các phân khu chức năng, Cúc Phương đã tổ chức
khai thác hợp lý các tuyến, điểm tham quan nhằm tạo ra nhiều hình thức du lịch hấp
dẫn hơn như: Đi bộ xuyên rừng, ngủ bản, đạp xe trong rừng, xem động vật hoang dã
ban đêm, tổ chức giao lưu văn nghệ… Nhiều dịch vụ du lịch được mở mang, đã làm
tăng khả năng kinh doanh du lịch, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của du
khách.Với việc mở rộng tuyến, điểm tham quan cho du khách nên đã giảm tải sự tập
trung tại một số tuyến điểm truyền thống trước đây, hạn chế tác động tiêu cực đến
tài nguyên thiên nhiên và môi trường của du khách. Việc mở rộng này còn làm tăng
thêm sự đa dạng, phong phú các sản phẩm du lịch, tạo cơ hội thu hút khách đến với
Cúc Phương[19, 21] .
* Hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên
cho du khách:
- Xây dựng Trung tâm du khách: Du khách sẽ hiểu thêm về những mối đe
dọa làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên, từ đó sẽ trân trọng hơn những giá trị thiên
nhiên nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy những giá to lớn


12


của tài nguyên thiên nhiên và những giá trị sinh thái nhân văn, giảm thiểu những tác
động tiêu cực tới môi trường sống.
- Xây dựng các biển báo thông tin diễn giải thiên nhiên: Nội dung của các
bảng thông tin được thiết kế với thông tin ngắn gọn, đơn giản, gây sự tò mò và gợi
tính tư duy, tạo cho du khách những hứng khởi và sự chú ý trên tuyến tham quan.
Những biển chỉ dẫn đã cung cấp thêm thông tin về thiên nhiên đồng thời gợi lên ý
thức trân trọng và gìn giữ thiên nhiên cho du khách; cách làm này có ý nghĩa giáo
dục rất cao và hấp dẫn du khách.
- Các công trình nghiên cứu và kết quả các hoạt động bảo tồn là sản phẩm du
lịch rất hấp dẫn: Cúc Phương có nhiều chương trình, dự án nghiên cứu và bảo tồn
các nhóm loài động, thực vật quý hiếm, tiêu biểu như Trung tâm cứu hộ Linh
trưởng, Trung tâm bảo tồn thú ăn thịt nhỏ, Trung tâm bảo tồn các loài rùa cạn và rùa
nước ngọt, Vườn Thực vật...
- Xây dựng các tuyến du lịch chuyên đề: Đó là các tuyến xem chim, xem côn
trùng, xem dơi, xem trà hoa vàng, tuyến xuyên rừng ngủ bản Mường, Thông qua
các tuyến du lịch chuyên đề để giới thiệu và giúp khám phá những giá trị còn tiềm
ẩn của thiên nhiên Cúc Phương.
- Tổ chức dịch vụ hướng dẫn:Việc có hướng dẫn viên cho các đoàn khách,
đặc biệt đối với KBTTN là rất cần thiết và trong một số trường hợp phải là bắt
buộc. Thông qua việc hướng dẫn trên các tuyến, điểm tham quan sẽ cung cấp được
nhiều hơn những thông tin cho du khách, giúp cho du khách có được những thông
tin mới trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, góp phần tuyên truyền và giáo dục nâng
cao nhận thức bảo tồn cho du khách.
- Phối hợp với đoàn thanh niên, nhóm nâng cao nhận thức bảo tồn tạo sân
chơi cho du khách
- Xây dựng đội văn nghệ: Đội văn nghệ được xây dựng và phát triển theo
hướng bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Mường, bản sắc của Cúc Phương.
* Tổ chức du lịch có sự tham gia của cộng đồng: Du lịch có sự tham gia của
cộng đồng là một nguyên tắc quan trọng của DLST, nhằm góp phần bảo vệ và phát



13

huy bản sắc văn hoá địa phương, tạo việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa
phương, hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn và góp phần nâng cao chất lượng du
lịch. Sự bền vững về môi trường, kinh tế, xã hội và văn hoá là nguyên tắc cốt lõi
chủ yếu của DLST.
* Thực hiện cơ chế khoán cho các khâu dịch vụ: Từ năm 2005, VQG Cúc
Phương đã chuyển đổi thành cơ chế khoán cho nhóm người lao động. Cơ chế này
đang được coi là phù hợp vì nó vừa phá thuy được tính năng động vừa hài hòa được
lợi ích của người lao động.Mức phí tham quan cho từng đối tượng khách được quy
định theo quyết định của Bộ tài chính, Trung tâm du lịch xây dựng tiền công lao
động cho hướng dẫn theo số lượng và chất lượng của từng tour mà hướng dẫn viên
đã thực hiện. Tổng số tiền thu hướng dẫn hàng tháng được trích nộp 10% cho Vườn
để chi cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, tham quan học tập, mua sắm
một số thiết bị phục vụ cho hoạt động hướng dẫn, số còn lại 90% được chi trả cho
hướng dẫn viên và trích lập quỹ khen thưởng của tổ hướng dẫn.
* Đào tạo nguồn nhân lực:Người dân địa phương vốn là những người sống
dựa nhiều vào tự nhiên, với lối sống truyền thống nên họ chưa có đủ kiến thức và kĩ
năng về bảo tồn và hoạt động du lịch. Bởi vậy, Cúc Phương đã phối hợp với các
đơn vị hữu quan, các chương trình, dự án để tổ chức các lớp tập huấn cho cộng
động về DLST và nghiệp vụ du lịch.
* Quản lý rác thải và tiếng ồn:Đây là việc làm thường xuyên và được chú
trọng ở VQG Cúc Phương. Để làm tốt việc này, trước hết phải quan tâm đến công
tác tuyên truyền, phổ biến cho du khách về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Tổ
chức phổ biến nội quy tham quan; đặt các biển chỉ dẫn trên các tuyến, điểm tham
quan và khu vực nhà nghỉ. Một số quy định được in trong tập ảnh gấp,…Về thu
gom và xử lý rác thải: Tại các điểm tham quan, trên tuyến đường và khu vực nhà
nghỉ đều đặt các thùng rác. Hàng ngày rác thải được thu gom trên toàn địa bàn du

lịch và được tập trung tại 3 địa điểm để xử lý (khu trung tâm Bống, khu Hồ Mạc,
khu cổng Vườn).Để giảm thiểu tiếng ồn, đối với phương tiện giao thông được quy
định chạy với tốc độ phù hợp và hạn chế dùng còi trong khu vực khu bảo tồn, các


14

hoạt động vui chơi của khách được quy định về thời gian và địa điểm nhằm hạn chế
tối đa ảnh hưởng đến đời sống thiên nhiên hoang dã.
* Quản lý hoạt động của khách du lịch: Việc tham quan, ăn uống, ngủ nghỉ
và các hoạt động khác của du khách được thực hiện thông qua Quy chế hoạt động,
Nội quy tham quan của Vườn và sự hướng dẫn trực tiếp của Trung tâm du lịch và
giáo dục môi trường nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn cho chuyến đi của du
khách. Đối với khách nghỉ lại qua đêm được thực hiện khai báo tạm trú theo quy
định hiện hành [19].

1.2.3. Các nghiên cứu đã thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả du lịch tại
KBTTNĐNN Vân Long
Từ năm 2001 đến nay, KBTTN đất ngập nước Vân Long đã tiến hành nghiên
cứu đánh giá tính đa dạng sinh học ở khu vực này làm cơ sở thành lập KBT cũng
như đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển[18].
Tại KBTTN đất ngập nước Vân Long năm 2012 đã có nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thùy Vân[23] nhằm đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái
phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho KBT này, tuy nhiên các giải
pháp đề ra cònkhá chung chung, thiếu các số liệu điều tra thực tế về kinh tế, xã hội,
tài nguyên và môi trường.
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Phượng (2014) đã thực hiện nghiên cứu tính đa
dạng sinh học thực vật khu BTTN đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình làm cơ
sở cho công tác bảo tồn [14].
Có thể thấy, những nghiên cứu về đa dạng sinh học và du lịch sinh thái tại

khu vực này đã được quan tâm nhưng vẫn rất cần thực hiện nghiên cứu đánh giá
tiềm năng, thực trạng tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường tại KBTTN đất
ngập nước Vân Long là việc làm quan trọng và cần thiết làm cơ sở đề xuất giải pháp
phát triển du lịch bền vững tại đây.


15

Chương 2
MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát:
Nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để phát triển các hoạt động du
lịch bền vững tại Khu Bảo tồn Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại KBTTN đất
ngập nước Vân Long.
- Đánh giá được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du
lịch tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất được các giải pháp phù hợpnhằm phát triển du lịch bền vững tại
KBTTN đất ngập nước Vân Long.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên (đa dạng sinh học, cảnh quan); văn hóa lịch sử; điều kiện
kinh tế, xã hội vùng đệm; cơ chế chính sách quản lý du lịch; hiệu quả về kinh tế, xã
hội và môi trường do các hoạt động du lịch mang lại tại KBTTN đất ngập nước Vân
Long.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung:
Nghiên cứu đánh giá thực trạng và tiềm năng các hoạt động du lịch sinh thái
tại KBTTN đất ngập nước Vân Long. Các giải pháp đề xuất mang tính tổng hợp,
toàn diện cả về kinh tế, văn hóa xã hội và sinh thái môi trường.
- Phạm vi về địa điểm nghiên cứu: Luận văn tiến hành các nghiên cứu, đánh
giá trên địa bànquản lý của KBTTN đất ngập nước Vân Long.


16

2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện cơ bản và tiềm năng phát triển du lịch tại KBTTN đất
ngập nước Vân Long.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đất ngập
nước Vân Long.
- Nghiên cứu các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới phát triển du lịch tại khu
vực nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tại KBTTN Đất ngập
nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát
Đề tài lựa chọn 3 xã để tiến hành điều tra khảo sát gồm: Gia Hưng, Gia Hòa
và xã Gia Vân.
Gia Vân tuy là xã đã khai thác tiềm năng du lịch trong KBT diễn ra trên địa
bàn xã gần 20 năm qua.Gia Hòa là xã có diện tích lớn nhất chiếm hơn 1/3 diện tích
KBT, có 3 thôn nằm trong vùng lõi gồm các thôn Đồi Ngô, Gọng Vó, Vườn Thị và
là xã có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch sinh thái.Gia Hưng là xã
có diện tích lớn thứ hai, có các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với bảo tồn, có 2
thôn trong vùng lõi, đời sống vật chất của người dân nơi đây có thể coi là thấp nhất
trong các xã thuộc KBT.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.2.1. Phương pháp tham khảo kế thừa tài liệu
Tham khảo và kế thừa các tài liệu về du lịch của các cơ quan và tổ chức đã
và đang thực hiện, triển khai khai thác du lịch trong khu vực KBTTN Vân Long:.
Các tài liệu về kinh tế xã hội, văn hóa, lễ hội của người dân ở các xã vùng đệm của
KBTTN.Từ đó tiến hành thống kê, phân tích và xử lý các số liệu để đánh giá thực
trạng hoạt động và phát triển du lịch tại KBTTN đất ngập nước Vân Long trong thời
gian vừa qua:


17

- Tài nguyên du lịch: Vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phục vụ
cho hoạt động du lịch (động, thực vật đa dạng, đa dạng hệ sinh thái; cảnh quan thiên
nhiên hấp dẫn); du lịch nhân văn.
- Thực trạng cơ sở hạ tầng, các điểm, tuyến tiềm năng tổ chức du lịch.
- Thực trạng công tác quản lý du lịch: bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ,
lao động trong ngành du lịch (số lượng, chất lượng…).
2.4.2.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
- Phương pháp khảo sát thực địa: Đề tài tiến hành khảo sát khu vực nghiên
cứu nhằm xác minh, đánh giá các thông tin thu thập trong quá trình kế thừa tài liệu,
đồng thời bổ sung, cập nhật các thông tin mới. Trong quá trình khảo sát, đề tài tổ
chức đi theo tuyến du lịch, đến các điểm du lịch, phối hợp phỏng vấn nhanh và điều
tra xã hội học.
* Xác định lượng rác thải : Điều tra lượng rác thải trong 10 ngày liên tiếp,
lượng khách tương ứng trong những ngày đó. Bao gồm 2 tuyến có lượng khách
đông nhất từ ngày 10/10 đến ngày 20/10/2016.
-Tuyến 1: đi từ bến du lịch Vân Long, theo bờ đê đến Đầm Cút thăm chùa
Thanh Sơn Tự. Rời chùa tới thôn Cọt (xã Gia Hưng) thăm vườn cây ăn trái, theo
đường mòn lên núi qua đền Thung Lá rồi thăm khu rừng trong Thung Quèn Cả.

- Tuyến 2 : quan sát đàn Voọc quần đùi trắng. Có thể quan sát được đàn
Voọc quần đùi trắng vào sáng sớm và hoàng hôn ở núi Đồng Quyển.
+ Xác định lượng rác thải bàng phương pháp cân trực tiếp.
+ Lượng khách du lịch trong ngày điều tra được kế thừa từ Trung tâm du
lịch.
+ Xác định mối liên hệ giữa lượng rác thải với lượng khách du lịch.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Đối với du lịch sinh thái, một yếu tố quan
trọng đó là nắm được tâm lý, nguyện vọng của khách du lịch, cộng đồng dân cư khu
du lịch và cách thức quản lý, tổ chức, hoạt động của các cơ quan, các doanh nghiệp
liên quan đến du lịch và môi trường tại khu vực nghiên cứu. Để làm được điều này,
cần phải thực hiện phỏng vấn nhanh và điều tra xã hội học.


×