Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Những bài học kinh nghiệm từ chính sách giá lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

BÀI TỰ LUẬN
QUẢN LÝ GIÁ CẢ VÀ THỊ TRƯỜNG

Nội Dung Những bài học kinh nghiệm từ chính sách giá lương
tiền năm 1985 tại Việt Nam
Giảng viên: Phạm Thị Lan Anh
Học viên: Hoàng Thị Kim Huệ
Lớp: Cao Học Quản lý kinh tế B27-2
Mã SV: 4193065

T12/2020

Bài tự luận Môn: Quản lý giá cả và thị trờng

Nhng bi hc kinh nghim t chớnh sách giá lương tiền năm 1985

tại Việt Nam.

Cải cách giá - lương - tiền từng được ví như cuộc cải cách xương
máu, đẩy lạm phát lên đến con số 774%, nhưng cũng là tiền đề để đi tới
quyết định Đổi mới toàn bộ nền kinh tế tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm
1986.

Giá - lương - tiền biểu hiện cho sức sống của nền kinh tế. Giá -
lương - tiền ổn định sẽ phục vụ tốt cho tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời
sống nhân dân. Trước thềm Đổi mới, cuộc điều chỉnh giá - lương - tiền
năm 1985 đã khiến nền kinh tế biến động mạnh.


Về giá, lấy giá thóc làm chuẩn, các mức giá của hàng hóa khác được
quy theo giá thóc. Năm 1985, giá thóc được các chun gia tính tốn trên
thực tế bình qn là 25 đồng/kg (trước đổi tiền 14.9.1985). Ở các địa
phương khác nhau, mức giá thóc quy đổi có thể cao hơn hoặc thấp hơn.
Nhà nước ban hành mức giá mới của một số vật tư như xăng, dầu, xi
măng, sắt…

Về lương, thực hiện nâng giá đến đâu thì tăng tương theo đó (bù giá
vào lương).

Về tiền, để đáp ứng giá mới, lương mới, phải in thêm tiền. Tổng tiền
lưu thông trong cuộc điều chỉnh năm 1985 là 120 tỷ đồng. Nhưng vì khơng
tự in được tiền và để in ít tiền mà vẫn có sức mua lớn, Chính phủ đã chủ
trương đổi tiền. Một đồng mới sẽ đổi lấy 10 đồng hiện hành. Như thế 12 tỷ
đồng in mới và đem đổi sẽ tương đương với 120 tỷ đồng hiện hành.

Mong muốn của các nhà cải cách là tính đủ chi phí hợp lý vào sản
xuất; thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống giá cả. Người ăn
lương trong xã hội được bảo đảm có thể sống chủ yếu bằng tiền lương, có
thể tái sản xuất được sức lao động. Song, chúng ta đã “vỡ trận”. Ban đầu
kế hoạch tăng lương là 20%, nhưng các bộ và địa phương cho rằng mức
tăng này quá thấp. Chính phủ chấp nhận tăng lương 100%. Trong khi đó,
mức giá mới được Chính phủ quyết định đã rút xuống cịn khoảng 70% so
với kế hoạch ban đầu. Kết quả là chi ngân sách cho tiền lương tăng vọt,

1
Học viên: Hoàng Thị Kim Huệ

Bài tự luận Môn: Quản lý giá cả và thÞ trêng


nhưng thu ngân sách lại khơng tăng bao nhiêu do giá vật tư không tăng

bằng mức như dự kiến. Để cứu ngân sách, tiền được phát hành hơn rất

nhiều so với kế hoạch, càng làm cho vật giá tăng mạnh (riêng với nông

sản, năm 1986 tăng 2.000% so với năm 1976) và lạm phát bùng nổ, đỉnh

điểm năm 1986 lên đến 774%, làm kiệt quệ kinh tế. Tiền phát hành nhiều

mà vẫn khơng đủ. Lương cơng nhân khơng có. Vật tư, hàng hóa khan

hiếm. Chỉ số giá bán lẻ của thị trường xã hội năm 1986 tăng 587,2% so với

năm 1985. Lúc bấy giờ có câu chuyện, người ta dành dụm cả đời gửi tiết

kiệm nhưng gửi vào một con trâu, lấy ra chỉ được một con gà…

Cuộc cải cách giá - lương - tiền biến thành bài học “xương máu”,
đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cấp bách phải đổi mới toàn diện nền kinh tế,
từ chỗ tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.

Mấu chốt của công cuộc Đổi mới là giải quyết cho được câu chuyện
giá - lương - tiền, tức là giải quyết được khâu đột phá của nền kinh tế, khai
thác cho được động lực, ý chí phấn đấu của mỗi doanh nghiệp, nhằm thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Chúng ta đã trải qua thời kỳ lạm phát
từ 3 con số trong suốt những năm 80 cho đến đầu những năm 90, lạm phát
mới giảm về 2 con số và được kiềm chế giữ ở mức ổn định, nhờ vậy,
chúng ta cũng giữ được “sức khỏe” của ngân hàng và nền kinh tế. Thành

công này là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Nhà nước ta, chúng ta
đã có những bước đi, hành động đúng đắn, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế.
Chính sách tiền tệ cũng theo sát kinh tế thị trường, bảo đảm cân đối giữa
tiền và hàng. Giá của đồng tiền, ở đây là lãi suất và giá của ngoại tệ (tỷ
giá) ổn định. Chúng ta có thể chủ động điều chỉnh tiền tệ tùy theo biến
động của nền kinh tế thế giới. Hiện nay, chúng ta đã có kinh nghiệm trong
việc kiểm sốt lạm phát và kiểm soát tiền hàng.

Tới đây, trong bối cảnh đất nước tiếp tục hội nhập sâu rộng với các
nước trên thế giới, chúng ta phát huy được thành quả của 30 năm Đổi mới,
phân tích đánh giá lại những mặt được và chưa được trong chỉ đạo, điều
hành. Từ đó, tạo ra đột phá mạnh mẽ trong nội tại nền kinh tế, bằng cách
cải cách thể chế, hạ tầng, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Giải quyết được 3 vấn đề này, nền kinh tế sẽ tăng tốc.

2
Học viên: Hoàng Thị Kim Huệ

Bài tự luận Môn: Quản lý giá cả và thÞ trêng

Sau hơn 30 năm tiến hành cơng cuộc Đổi mới, đến nay Việt Nam đã

đạt mức phát triển trung bình thấp theo thước đo chung của thế giới. Tuy

nhiên, mức phát triển này đã bị dừng lại quá lâu bởi nhiều nguyên nhân,

trong đó cơ chế “Giá Lương Tiền” vẫn là một vịng luẩn quẩn níu kéo nền

kinh tế tăng trưởng chậm lại, kém dần hiệu quả, thiếu bền vững.


Về lương, Việt Nam sử dụng lương thấp làm lợi thế cạnh tranh. Lợi
thế này đã giúp Việt Nam sản xuất hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp,
xuất khẩu ra nước ngoài liên tục tăng cao, từ lâu đã đạt trên 100% GDP,
với số tuyệt đối của năm 2018 là 244,7 tỷ USD.

Lương thấp khiến nước ngoài chọn Việt Nam làm nơi đầu tư hoặc di
chuyển địa điểm đầu tư tới. Đến nay khu vực FDI này đã xuất khẩu tới
71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, lương thấp đã
đánh vào nguồn nhân lực Việt Nam. Nền kinh tế ngày càng thiếu các
nguồn nhân lực cấp cao không chỉ cho khu vực FDI mà cả với khu vực
kinh tế trong nước. Lương thấp đã và đang tác động tiêu cực vào khu vực
công. Trong khi khu vực tư nhân, một người làm nhiều việc thì ở khu vực
cơng, một việc nhiều người làm, thậm chí 30% cán bộ “sáng cắp ơ đi tối
cắp về”. Đối với khu vực tư nhân, lương thấp đã dẫn đến xung đột giữa
giới thợ với giới chủ, đình cơng đã xảy ra, gây thiệt hại cho cả hai bên và
cho nền kinh tế, cho an toàn xã hội.

Về giá, quá trình Đổi mới đã làm cho nền kinh tế thích ứng ngày
càng nhiều với qui luật giá cả thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bộ
phận còn lạc điệu với quy luật giá cả, trong đó phần nhiều lại rơi vào
những bộ phận “hóc búa” của nền kinh tế.

Với ngành sản xuất than, giá bán than cho sản xuất nhiệt điện thấp
hơn giá than xuất khẩu để duy trì giá thấp trong cung cấp nhu cầu điện cho
nền kinh tế. Việc này không chỉ làm rắc rối cho việc xử lý mối liên kết
giữa hai ngành Điện-Than, mà còn gây ra những xung đột lợi ích nhiều
chiều trong phát triển kinh tế-xã hội, như giữa khu vực trong nước với khu
vực nước ngoài.

3

Học viên: Hoàng Thị Kim Huệ

Bµi tù luËn Môn: Quản lý giá cả và thị trờng

Tiờu cực hơn nữa là ngành điện trở thành nơi kém hấp dẫn đầu tư

đối với cả các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Thiếu cơng suất điện cho

nền kinh tế đang ở nhãn tiền.

Xăng dầu vẫn được duy trì với khung giá thấp so với các nước láng
giềng và trên thế giới. Điều này làm giảm chi phí xăng dầu cho hầu hết các
đơn vị sản xuất kinh doanh, đồng thời làm gia tăng xuất lậu loại hàng hóa
phải mua bằng ngoại tệ mạnh này.

Đặc biệt, cho đến nay vẫn chưa có thị trường đất đai, chỉ có thị
trường quyền sử dụng đất với giá do nhà nước qui định luôn thấp hơn giá
thị trường nhiều lần. Nguy hại hơn là khu vực kinh tế nhà nước tuy được
giao sử dụng nhiều loại đất và phần lớn đều có giá trị cao, nhưng đều
khơng được tính vào danh mục giá trị tài sản cố định, tạo hạ giá thành giả
cho từng đơn vị.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến việc bán,
khoán, cho thuê, cho phá sản doanh nghiệp nhà nước không thực hiện
được các mục tiêu đã đặt ra trong chủ trương sắp xếp lại loại doanh nghiệp
này trong nhiều thập kỷ qua.

Trong khi đó, khu vực kinh tế ngoài nhà nước tuy được thuê quyền
sử dụng đất để kinh doanh bất động sản, nhưng chủ kinh doanh sau khi
hoàn thành các sản phẩm xây dựng để bán, họ lại bán luôn cả khuôn viên

đất được nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất, thu lợi gấp bội so với tiền
thuê đất đã trả cho nhà nước.

Nghịch cảnh đã ập đến khi những người dân không kinh doanh bất
động sản nhưng bị thu hồi đất để làm khu công nghiệp, khu đô thị, các loại
vành đai, con đường… đến nỗi nếu dùng tồn bộ tiền được đền bù thì chỉ
đủ để mua được khoảng 10% diện tích đất của chính mình vừa bị thu hồi.
Nghịch cảnh này khiến khiếu kiện về đất đai luôn đạt ngôi vô địch về
nhiều mặt so với tất cả các loại khiếu kiện trong cả nước nhiều năm qua.

Về tiền, đáng quan ngại là vấn đề tỷ giá, nhất là tỷ giá VND/USD.
Quan ngại là vì tuy nó được công bố rõ ràng, minh bạch, tỷ mỷ hàng ngày,
hàng giờ, nhưng lại bị bỏ qua ở tầm trung hạn, dài hạn.

4
Học viên: Hoàng Thị Kim Huệ

Bµi tù luËn Môn: Quản lý giá cả và thị trờng

tm ny, hin ti, t giỏ ang ở mức trên dưới 23.000 VND/USD.

Mức này đã tăng 306% so với mức 7.500 VND/USD của năm 1990; tăng

143% so với mức 16.000 VND/USD của năm 2000; tăng 109% so với

mức 21.000 VND/USD của năm 2015.

Nhiều người thản nhiên khi tiếp nhận vị trí của Việt Nam trên bảng
so sánh GDP tồn cầu theo USD, trong đó GDP Việt Nam đạt mức 193 tỷ
USD năm 2015, xếp thứ 49/187 thành viên Liên hợp quốc; trước đó, năm

2014 Việt Nam xếp thứ 41 với GDP đạt 186 tỷ USD, năm trước lại cao
hơn năm sau.

Từ công bố này, đã xuất hiện khơng ít những nhận xét, đánh giá về
chất lượng tăng trưởng, thực trạng tụt hậu, thực cảnh chưa giầu đã già,
….của Việt Nam. Tình trạng thản nhiên này sẽ chuyển sang giật mình khi
biết yếu tố cuối cùng quyết định thứ hạng cao thấp trên đây của Việt Nam
lại là tỷ giá VND/USD.

Nếu giá USD được giữ ổn định ở mức trên dưới 7.500 VNĐ của
năm 1990 thì GDP của Việt Nam đã đạt mức trên 200 tỷ USD từ năm
2008, đâu còn lẹt đẹt như bây giờ. Nhưng giả định này đã khơng xẩy ra,
thậm chí đã xẩy ra một cách phũ phàng như những gì khơng thể chối cãi
trên thực tiễn.

Vậy là, công cuộc Đổi mới của Việt Nam đã được khởi động ở thời
điểm thất bại của cuộc cải cách Giá Lương Tiền năm 1986. Đến nay, Giá
Lương Tiền vẫn hiện diện với tư cách là chốt điểm cuối cùng của nền kinh
tế kế hoạch hóa.

5
Học viên: Hoàng Thị Kim Huệ


×