Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ RỪNG NGẬP MẶN Ở ĐẦM AN HÒA, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 70 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

KHOA: LÝ- HOÁ- SINH

----- -----

TRẦN THỊ HỒNG THÚY

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BẢO VỆ RỪNG NGẬP MẶN Ở ĐẦM AN HÒA,
HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Quảng Nam, tháng 04năm 2015

p

UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

KHOA: LÝ- HOÁ- SINH

----- -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ

RỪNG NGẬP MẶN Ở ĐẦM AN HÒA, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH


QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện
HỌ TÊN: Trần Thị Hồng Thuý

MSSV: 2111012758
CHUYÊN NGÀNH: SP Sinh- KTNN

KHÓA 2011 - 2015

Cán bộ hướng dẫn
HỌ TÊN: ThS. Triệu Thy Hoà

MSCB:T34- 15.113-24595

Quảng Nam, tháng 04 năm 2015

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận do tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S Triệu
Thy Hòa.
Các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực.

Tác giả

Trần Thị Hồng Thúy

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian 4 năm học tập tại trường em đã tiếp thu được nhiều
kinh nghiệm và kiến thức bổ ích. Bài khóa luận luận này là kết quả của quá trình
học tập và rèn luyện dưới sự dạy bảo của quý Thầy Cô Trường Đại Học Quảng

Nam.
Qua đây, em xin bày tỏ lịng biết ơn đến q thầy cơ trong khoa Lý- Hóa-
Sinh nói chung và bộ mơn Sinh- KTNN nói riêng lời cảm ơn sâu sắc đã dạy dỗ
chúng em trong suốt 4 năm học vừa qua, đặc biệt em xin cảm ơn sự hướng dẫn
cơ giáo Triệu Thy Hịa đã hướng dẫn em hồn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp
này.
Em xin cảm ơn quý thầy cô đã giành thời gian đọc, nhận xét và tham gia
hội đồng khóa luận này, giúp cho việc nghiên cứu và hồn thành bài khóa luận
tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng em xin cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ và động viên của gia đình,
bạn bè đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em hồn thành khóa luận.
Với thời gian thực hiện còn hạn hẹp và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều
nên không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự đóng góp ý
kiến và chỉ dạy của q thầy cơ để bài khóa luận được hồn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc q thầy cơ sức khỏe
và thành đạt.

Quảng Nam, ngày 20 tháng 04 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Hồng Thúy

M CL C

Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết ..................................................... 3
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần loài và cấu trúc của hệ thực vật
RNM .......................................................................................................... 3
1.4.3. Phương pháp PRA (Chamber, 1992): đánh giá nhanh nơng thơn có sự
tham gia của cộng đồng ................................................................................ 3
1.4.4. Phương pháp đánh giá độ giàu loài thực vật....................................... 3
1.4.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu.................................................. 3
Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................. 4
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................... 4
1.1. Tổng quan về rừng ngập mặn ................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm rừng ngập mặn ................................................................. 4
1.1.2. Sự phân bố của rừng ngập mặn trên thế giới và ở Việt Nam............... 4
1.1.2.1. Sự phân bố RNM trên thế giới ........................................................... 4
1.1.2.2. Sự phân bố RNM ở Việt Nam............................................................ 5
1.1.2.3. Sự phân bố RNM tỉnh Quảng Nam..................................................... 6
1.1.3. Các nhóm nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển RNM..... 7
1.1.3.1. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố địa lý- địa hình ..................................... 7
1.1.3.2. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố khí hậu- thuỷ văn.................................. 7
1.1.3.3. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố đá mẹ- thổ nhưỡng................................ 9
1.1.3.4. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố sinh vật và con người ............................ 9
1.1.4. Vai trò và tiềm năng của rừng ngập mặn trong tự nhiên và trong nền
kinh tế. ..................................................................................................... 10
1.1.4.1. Vai trị đối với mơi trường tự nhiên .................................................. 10
1.1.4.2. Vai trị đối với mơi trường sinh học .................................................. 12
1.1.4.3. Vai trị đối với mơi trường kinh tế- xã hội ......................................... 14
1.2. Tình hình nghiên cứu RNM trên thế giới và ở Việt Nam ....................... 16
1.2.1. Tình hình nghiên cứu RNM trên thế giới ......................................... 16
1.2.2. Tình hình nghiên cứu RNM tại Việt Nam......................................... 17
1.2.3. Tình hình nghiên cứu RNM tại Quảng Nam..................................... 20

1.3. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên của huyện Núi Thành, Quảng Nam .... 20
1.3.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Núi Thành, Quảng Nam..................... 20
1.3.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................... 21
1.3.1.2. Địa hình......................................................................................... 21
1.3.1.3. Sơng ngồi ..................................................................................... 22
1.3.1.4. Khí hậu ......................................................................................... 22

1.3.2.2. Tài nguyên nước............................................................................. 27
1.3.2.3. Tài nguyên rừng ............................................................................. 28
1.3.2.4. Nguồn lợi thủy sản.......................................................................... 29
1.3.2. Một số đặc điểm tự nhiên của đầm An Hòa, huyện Núi Thành ......... 29
1.3.2.1. Chế độ triều.................................................................................... 29
1.3.2.2 Chất lượng nguồn nước mặt.............................................................. 30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................... 31
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 31
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết ................................................... 31
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần loài và cấu trúc của hệ thực vật RNM
................................................................................................................. 31
2.2.2.1. Phương pháp khảo sát và điều tra theo tuyến ..................................... 31
2.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng cách thiết lập ô tiêu chuẩn........................ 32
2.2.3. Phương pháp PRA (Chamber, 1992): đánh giá nhanh nơng thơn có sự
tham gia của cộng đồng .............................................................................. 32
2.2.4. Phương pháp đánh giá độ giàu loài thực vật..................................... 32
2.2.4.1.Chỉ số đa dạng loài Shannon- Weiner ................................................ 32
2.2.4.2 Chỉ số đa dạng Simpson ................................................................... 33
2.2.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu................................................ 33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN................................ 34

3.1. Hiện trạng hệ thực vật ngập mặn ở đầm An Hịa huyện Núi Thành....... 34
3.1.1. Diện tích và phân bố rừng ngập mặn ............................................... 34
3.1.2. Thành phần lồi thực vật trong đầm An Hịa ................................... 38
3.1.3. Một số đặc trưng cấu trúc rừng ngập mặn ở đầm An Hịa................ 40
3.1.3.1. Cấu trúc mật độ của các lồi cây ngập mặn thân gỗ............................ 40
3.1.3.2. Tần số gặp các lồi cây ngập mặn tại đầm An Hịa............................. 40
3.1.3.3.Độ tàn che của các tầng cây cao ở các ô nghiên cứu............................ 41
3.2. Đa dạng thực vật ngập mặn trong đầm An Hòa, Huyện Núi Thành,
Quảng Nam............................................................................................... 42
3.2.1. Đa dạng về dạng sống của các loài cây ngập mặn ............................. 42
3.2.2. Các chỉ số đa dạng thực vật.............................................................. 42
3.2.2.1. Chỉ số đa dạng loài Shannon- Weiner ............................................... 42
3.2.2.2. Chỉ số đa dạng Simpson .................................................................. 43
3.3. Nguồn lợi thủy sản chính được khai thác ở RNM đầm An Hòa huyện Núi
Thành, Quảng Nam................................................................................... 43
3.4. Các nguyên nhân gây suy thoái đến hệ thực vật rừng ngập mặn và nguồn
lợi thủy sản trong đầm An Hòa, huyện Núi Thành. ..................................... 44
3.4.1. Xây dựng các vùng nuôi thủy sản..................................................... 44
3.4.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp............................... 44
3.4.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ...................................................... 45
3.4.4. Chưa có chủ trương, chính sách thích hợp trong việc bảo vệ rừng ngập
mặn, thảm cỏ biển, lỏng lẻo trong quản lý ................................................. 45

3.5. Đề xuất giải pháp phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn ở đầm An Hòa,
huyện Núi Thành, Quảng Nam .................................................................. 46
3.5.1. Xây dựng kế hoạch quản lý tổng hợp đầm An Hịa........................... 46
3.5.2. Giáo dục truyền thơng nâng cao nhận thức cho cộng đồng ............... 46
3.5.3. Thực thi luật pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường ............................ 47
3.5.4. Tiếp tục trồng mới và bổ sung vào các khu vực ngập nước chưa có
rừng.......................................................................................................... 47

3.5.5. Thiết lập các khu bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái với sự tham gia
quản lý của cộng đồng............................................................................... 47
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH ......................................................... 49
3.1 Kết luận............................................................................................... 49
3.2. Kiến nghị............................................................................................ 49
Phần IV. TÀI LI U THAM KHẢ ............................................................ 51
Phần V. PH L C H NH ẢNH

DANH M C CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tên gốc

BĐKH Biến Đổi Khí Hậu

CNM Cây Ngập Mặn

IUCN Hiệp Hội Bảo Tồn Thiên Nhiên Thế Giới

UNICEP Chương Trình Mơi Trường Thế Giới

TVNM Thực Vật Ngập Mặn

QLTH Quản Lý Tổng Hợp

RNM Rừng Ngập Mặn

Bảng DANH M C BẢNG BIỂU Trang
1.1 Tên bảng 24

Các yếu tố đặc trưng cho chế độ khí hậu ở huyện Núi Thành


1.2 Hiện trạng sử dụng đất đai ở huyện Núi Thành 27

1.3 Chiều dài bờ biển của các xã có biển của huyện Núi Thành 28

1.4 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt lấy tại một số vùng 30

trong vũng An Hịa

3.1 Diện tích rừng ngập mặn ở đầm An Hòa huyện Núi Thành 34

3.2 Sự phân bố của các loại CNM phụ thuộc vào vị trí so với cửa 35

sơng

3.3 Danh mục các lồi thực vật ngập mặn trong đầm An Hòa, 38-39

Núi Thành

3.4 Mật độ của các loài cây ngập mặn thân gỗ theo ô tiêu chuẩn 40

3.5 Tần số gặp của các lồi cây ngập mặn tại đầm An Hịa 41

3.6 Độ tàn che của các tầng cây cao tại các ÔTC ở đầm An Hòa 41

3.7 Tỷ lệ các dạng sống của thực vật ngập mặn trong đầm An 42

Hòa

3.8 Chỉ số đa dạng Shannon trong các ÔTC 42


3.9 Chỉ số đa dạng Simpson trong các ÔTC 43

DANH M C CÁC H NH

Hình Tên hình Trang
3.1
Bản đồ phân bố rừng ngập mặn huyện Núi Thành Quảng 34
3.2
Nam
3.3
Bần trắng và Mắm đen cổ thụ ở Thôn Đông Xuân xã Tam 36
3.4
3.5 Giang
3.6
3.7 Quần xã Bần trắng, Mắm đen ở Thơn Bình Trung xã Tam 37
3.8
3.9 Hải
3.10
3.11 Quần thể Bần trắng ở Cồn Si (Tam Hải) 37

Tôm đất (Metapenaeus ensis) 43

Cua Tra (Scylla serrata) 43

Hoạt động của các xí nghiệp ven đầm An Hòa 45

Hoạt động nạo vét luồng tàu vào cảng Tam Hiệp 45

Cây ngập mặn bị xói gốc do bão lũ 45


Rác thải làm ô nhiễm 45

Tuyên truyền bảo vệ các khu RNM 47

Phần 1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

Rừng ngập mặn được coi là hệ sinh thái quan trọng có năng suất và tính

đa dạng sinh học cao ở vùng cửa sông ven biển nhiệt đới. Đây không chỉ là nơi

cung cấp các sản phẩm lâm sản như gỗ, than, củi, tanin, thuốc chữa bệnh… mà

còn cung cấp nguồn thức ăn, nơi cư trú, sinh sản và là nơi ươm nuôi ấu trùng,

con non của nhiều lồi thủy sản có giá trị. Ngồi ra nó cịn làm lắng đọng trầm

tích, mở rộng đất liền, chống xói lở bờ biển do tác động của sóng, gió. Vì vậy, hệ

sinh thái này đang thực hiện những chức năng và vai trò sinh thái to lớn đối với

tài nguyên, môi trường và sự phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là đối với đời

sống của cộng đồng dân cư sống xung quanh.

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, phần lớn

lãnh thổ tiếp giáp với biển, với chiều dài đường bờ biển khoảng 3260km, khoảng


12 đầm phá nên hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) được hình thành rất phổ biến

và đa dạng tại các cửa sông ven biển, chạy dọc theo các con sông và chịu tác

động trực tiếp của thuỷ triều lên xuống hằng ngày.

Ở khu vực Trung Trung Bộ, Đầm An Hoà nằm trong khoảng tọa độ
15028’51” và 1080 36’51” ở đoạn cuối của sông Trường Giang thuộc huyện Núi

Thành, tỉnh Quảng Nam. Với có diện tích khoảng 1.900 ha, mở ra biển bằng 2

cửa: Cửa Lị và Cửa Kì Hồ đây là nơi phân bố phong phú của các dãi rừng ngập

mặn và thảm cỏ biển, có ý nghĩa quan trọng về tự nhiên và kinh tế cho huyện.

Vùng ven đầm An Hòa trải dọc các xã Tam Hiệp, Tam Giang, Tam

Quang, Tam Hải của huyện Núi Thành lâu nay đã và đang ni sống hàng nghìn

hộ dân địa phương dựa vào nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên đây

lại là khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu

(BĐKH), trong đó có hiện tượng nước biển dâng cao cùng với sức ảnh hưởng

của việc khai thác đánh bắt, cào xúc làm suy giảm diện tích thảm cỏ biển và

nguồn lợi thủy sản trong đầm, nhu cầu xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, nhà


cửa cũng đang làm thu hẹp dần diện tích rừng và làm mất nhiều lồi thực vật và

động vật trong hệ... Mặc dù, chính phủ Việt Nam cũng đã có chính sách “Khơi

phục và phát triển Rừng Ngập Mặn” giai đoạn 2008-2020, như nghị định

1

109/2003 của Chính Phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập
nước tuy nhiên tình trạng khai thác nuôi trồng thủy sản, chặt phá lấy củi…làm
mất đi tài nguyên quý giá, nhiều loài thực vật suy giảm về thành phần loài cũng
như chất lượng. Hàng năm trên thế giới có khoảng 170.000 km² rừng nhiệt đới bị
mất, trong đó ở Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu ha rừng bị tàn phá.

Hiện nay, hệ sinh thái rừng ngập mặn trong đầm An Hòa vẫn chưa được
nghiên cứu đầy đủ. Trong những năm trở lại đây cũng đã có nhiều tài liệu viết về
thực trạng rừng ngập mặn và những ảnh hưởng của RNM với cuộc sống con
người cũng như thiên nhiên. Tuy nhiên những nghiên cứu này còn chưa thực sự
phổ biến và thường xuyên, thời gian nghiên cứu đã khá lâu nên các kết quả
khơng cịn phù hợp với thực tế hiện nay.

Xuất phát từ những lý do nêu trên nên chúng tôi nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn trong đầm
An Hoà, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”. Với đề tài này, chúng tơi hy vọng
có thể góp phần nào cho việc định hướng khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn ở
các xã ven biển của huyện Núi Thành, Quảng Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu hiện trạng phân bố, thành phần loài thực vật, cấu trúc đặc trưng
RNM và điều tra nguồn lợi thuỷ sản liên quan đến RNM ở đầm An Hoà.


- Xác định những nguyên nhân tác động đến hiện trạng thực vật và nguồn lợi
thủy sản trong đầm để đưa ra các giải pháp phục hồi- bảo vệ rừng ngập mặn ở
đầm An Hoà.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thực vật rừng ngập mặn ở đầm An Hòa huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Không gian nghiên cứu: Rừng ngập mặn phân bố tại các xã Tam Giang,
Tam Hải, Tam Quang thuộc đầm An Hòa, huyện Núi Thành, Quảng Nam.
1.3.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần loài và cấu trúc của hệ thực vật
RNM
1.4.2.1. Phương pháp khảo sát và điều tra theo tuyến
1.4.2.2. Phương pháp điều tra bằng cách thiết lập ô tiêu chuẩn
1.4.3. Phương pháp PRA (Chamber, 1992): đánh giá nhanh nơng thơn có sự
tham gia của cộng đồng
1.4.4. Phương pháp đánh giá độ giàu loài thực vật
1.4.4.1. Chỉ số đa dạng loài Shannon- Weiner
1.4.4.2. Chỉ số đa dạng Simpson
1.4.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

3

Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về rừng ngập mặn
1.1.1. Khái niệm rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là kiểu rừng phát triển ở vùng đất lầy, ngập nước mặn
vùng cửa sông, ven biển, dọc theo các sơng ngịi, kênh rạch nước lợ.
RNM là một thuật ngữ mô tả hệ sinh thái thuộc vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới tạo trên nền các thực vật vùng triều với tổ hợp động thực vật đặc
trưng.[5]
Rừng ngập mặn là những quần xã thực vật hình thành ở vùng ven biển và
cửa sơng những nơi bị tác động của thủy triều ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Trên thế giới có nhiều tên gọi khác nhau về rừng ngập mặn như “rừng ven biển”,
“rừng ở vùng thủy triều” và “rừng ngập mặn”.[3]
1.1.2. Sự phân bố của rừng ngập mặn trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1. Sự phân bố RNM trên thế giới
Rừng ngập mặn có vai trị rất to lớn trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái
cho vùng đất ngập nước ven biển đồng thời bảo vệ sự ổn định của đới bờ biển. Vì
vậy việc bảo tồn và phát triển RNM vừa là điều kiện vừa là yêu cầu cấp thiết
trong giai đoạn BĐKH lớn trên toàn cầu như hiện nay.
Đối với Phan Nguyên Hồng (1987) RNM phân bố chủ yếu ở vùng xích
đạo và nhiệt đới hai bán cầu.
Theo Achim Steiner (1987) cho biết hiện có khoảng 150.000 km2 RNM
được tìm thấy tại 123 nước trên thế giới. Khu vực tập trung RNM lớn nhất trên
thế giới là Inđơnesia 21%, Brazil có khoảng 9% và Úc là 7%.
Tương tự một nghiên cứu của Tomlinson (1986) phân chia quần xã cây
ngập mặn làm hai nhóm có thành phần lồi cây ngập mặn khác nhau. Nhóm phía
Đơng tương ứng với vùng Ấn Độ- Thái Bình Dương với số lồi đa dạng và
phong phú với trên 40 lồi. Nhóm phía Tây gồm bờ biển nhiệt đới châu Phi, châu
Mỹ ở cả khu vực Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Số lồi cây ở đây chỉ ít
bằng 1/5 ở phía Đơng. Các lồi cây chủ yếu là Đước đỏ (Rhizophora manggle),


4

Mắm (Avicenia germinans). Tuy vậy theo một nghiên cứu của Hutchins và
Seanger (1987) thì diện tích rừng ngập mặn trên thế giới là 15.429.000 ha, trong
đó 6.246.000 ha nằm ở vùng châu Á nhiệt đới và châu Đại Dương, 5.781.000 ha
nằm ở vùng châu Mỹ nhiệt đới và 3.402.000 ha thuộc châu Phi. [5]

Trên phạm vi toàn cầu, Wash (1974) cho rằng sự phân bố địa lý của RNM
trên thế giới chia làm 2 khu vực chính là khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương bao
gồm Nam Nhật Bản, Philippin, Đơng Nam Á, Ấn Độ, bờ biển Hồng Hải, Đông
Phi, Úc, NewZealand, các đảo phía Nam Thái Bình Dương kéo dài tới quần đảo
Xamoa và khu vực Tây Phi- châu Mỹ bao gồm bờ biển châu Phi ở Đại Tây
Dương, quần đảo Galapagos- châu Mỹ và khu vực Ấn Độ- Malayssia được xem
là trung tâm phân bố các loài cây ngập mặn. Các rừng ngập mặn phồn thịnh nhất
ở Đông Nam Á bao gồm: Malaysia, Inđônesia, Thái Lan và Việt Nam.[5]

Theo một số tác giả thì sự phân bố của RNM ngày nay cho thấy khu vực
giữa Malaysia và Bắc Úc là trung tâm tiến hóa của hệ thực vật ngập mặn (Ding
Hou 1958). Ở Úc và Papua New Guinea có khoảng 30 lồi cây gỗ và cây bụi
thuộc 14 họ thực vật có hoa trong khu hệ thực vật RNM. Ngoài ra trong RNM
cịn có 10 loại thuộc 8 họ dây leo, bì sinh hoặc dưới tán và khoảng 10- 15 loài
phát triển tốt ở vùng nội địa đôi khi lại gặp trong các quần xã RNM.[5]
1.1.2.2. Sự phân bố RNM ở Việt Nam

Theo P. N. Hồng (1999), số loài cây ngặp mặn được biết ở ven biển Nam
Bộ phong phú nhất (100 loài), sau đó đến ven biển Trung Bộ (69 lồi) và cuối
cùng là ven biển Bắc Bộ (52 lồi). Có sự sai khác về số loài do sự khác nhau về
đặc điểm địa lý, khí hậu và thủy văn.

Trong các hệ sinh thái RNM ở nước ta, P.N. Hồng (1993) đã cơng bố 77

lồi cây ngập mặn thuộc 2 nhóm được phân chia theo các điều kiện môi trường
và dạng sống khác nhau:

+ Nhóm 1 có 35 loài cây ngập mặn thuộc 20 chi của 16 họ, nhóm này
thường gọi là cây ngập mặn “thực thụ”.

+ Nhóm 2 có 42 lồi thuộc 36 chi của 28 họ, nhóm này bao gồm các loài
cây “gia nhập” rừng ngập mặn thường ở các rừng thứ sinh và rừng trồng trên đất

5

cao. Sự phân bố RNM cũng thể hiện sự khác nhau giữa miền Nam và miền Bắc.
Ở miền Nam có 69 lồi, trong khi ở miền Bắc chỉ có 34 loài.

Sự phân bố của các loài TVNM ven biển Việt Nam cho thấy phần lớn đều
nằm ở ven biển Nam Bộ rồi đến Bắc Bộ và miền Trung.

Ở nước ta, P. N. Hồng là người đầu tiên đã đề cập đến phân bố địa lý và
diễn thế các quần xã rừng ngập mặn trong rất nhiều cơng trình nghiên cứu (Hồng
1970, 1975, 1991, 1996). Theo tác giả thì RNM Việt Nam được chia thành 4 khu
vực bao gồm: bờ biển Đông Bắc (từ mũi Ngọc đến Đồ Sơn), bờ biển đồng bằng
Bắc Bộ (từ mũi Đồ Sơn đến cửa Lạch Trường), bờ biển Trung Bộ (từ Lạch
Trường đến mũi Vũng Tàu), và bờ biển Nam Bộ (từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải
Hà Tiên). Bốn vùng trên lại được phân ra thành 12 tiểu khu, tùy thuộc vào điều
kiện thủy triều, địa hình, địa mạo và thảm thực vật ngập mặn từng khu vực.[5]
1.1.2.3. Sự phân bố RNM tỉnh Quảng Nam

Các dải rừng ngập mặn ở Quảng Nam thường phân bố dọc các cửa sông
ven biển, do ảnh hưởng của địa hình và tác động của nhiều yếu tố nên sự phân bố
RNM trong khu vực có sự khác biệt và khơng đều. Rừng ngập mặn ở Quảng

Nam phân bố tập trung ở các khu vực sau:

+ Sự phân bố RNM tại huyện Núi Thành: RNM Núi Thành trước đây rộng
khoảng trên 220 ha với nhiều loài thực vật bậc cao như mắm, bần, đước, dừa
nước...Do phong trào nuôi tôm phát tiển mạnh nên RNM bị người dân chặt phá
để làm đìa ni tơm, làm muối. Đến nay diện tích rừng ngập mặn chỉ cịn vài
chục ha, trong đó tập trung chủ yếu ở các vùng triều ven bờ đầm hoặc rải rác trên
các bờ ao và trong ao, đìa ni thủy sản ở các xã Tam Giang, Tam Quang và
Tam Hải . Ở khu vực sông Bến Đình xã Tam Nghĩa cịn khoảng gần 5 ha dừa
nước đã được giao cho các hộ gia đình quản lý, có trách nhiệm bảo vệ và phục
hồi trồng rừng dừa nước. Các xã Tam Hòa, Tam Anh Bắc, Tam Hiệp, Tam Mỹ
Đông các cây ngập mặn mọc rải rác, chủ yếu là mọc trên các bờ ao, đìa ni tơm,
cá với diện tích khơng đáng kể.

+ Sự phân bố RNM tại huyện Duy Xuyên: Rừng ngập mặn ở khu vực
huyện Duy Xuyên có diện tích khoảng 21,9 ha, phân bố dọc theo các bờ sông ở

6

các xã Duy Vinh (12,3 ha), xã Duy Nghĩa (6,4 ha), xã Duy Thành (3,2 ha). Loại
cây ngập mặn chủ yếu là dừa nước, vẹt và các loại cây bui như ráng, ơ rơ (tính
vào thời điểm tháng 8/2011).[7]

+ Sự phân bố RNM tại thành phố Hội An: Diện tích phân bố chủ yếu là
dừa nước (Nypa Fruticans wurmb) tập trung là khu rừng Bảy Mẫu thuộc địa phận
thôn 2 và thôn 3 xã Cẩm Thanh và các vùng lân cận với khoảng 84,69 ha. Ngồi
ra cịn có một số lồi cây như đước đôi (Rhizophora apiculatta), vẹt dù
(Bruguiera gymnorrhiza), ráng đại (Acrosticchum aureum), Ơ Rơ (Acanthucs
ilicifolius), tra biển (Thespesis populnea)... khoảng chừng vài nghìn mét vng.
1.1.3. Các nhóm nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển RNM

1.1.3.1. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố địa lý- địa hình

RNM phát triển rộng ở vùng biển nơng, ít sóng gió như trong các vịnh,
cửa sơng hình phễu, sau các mũi đất, eo biển hẹp hoặc dọc bờ biển các đảo che
chắn ở ngoài (bờ biển Quảng Ninh). Vùng bờ biển Việt Nam mặc dù khơng có
đảo nổi nhưng nhờ các vỉa san hơ ngầm nằm dọc theo các thềm lục địa, làm yếu
lực của sóng, ít chịu ảnh hưởng của bão (trừ trường hợp BĐKH bất thường như
năm 1997) nên RNM cũng phát triển. Dọc bờ biển miền Trung hầu như khơng có
RNM do bờ biển hẹp, sâu, khúc khuỷ, chịu ảnh hưởng mạnh của bão. Chỉ ở trong
các cửa sông, dọc vùng bờ biển có một số đảo che chắn phía ngồi (Khánh Hồ)
và phía tây các bán đảo Cam Ranh, Quy Nhơn mới có dải RNM hẹp.
1.1.3.2. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố khí hậu- thuỷ văn

Khí hậu có những ảnh hưởng nhất định đến sinh trưởng, phân bố của các
loài và giữa các thành phần có tác động qua lại lẫn nhau. Trong nhiều yếu tố khí
hậu thì nhiệt độ, lượng mưa và gió có tác động lớn nhất đối với CNM.
1.1.3.2.1. Nhiệt độ khơng khí

Nhiệt độ khơng khí có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố và số lượng loài.
Các loài CNM phong phú nhất và có kích thước lớn nhất tập trung chủ yếu ở các
vùng xích đạo và nhiệt đới ẩm cận xích đạo là nơi có nhiệt độ khơng khí trong
năm cao và biên độ nhiệt hẹp. Nhiệt độ thích hợp cho hoạt động sinh lý của lá
loại cây ngập mặn là 25-280C như ở Nam Bộ. Ở miền Bắc nước ta thì số lồi cây

7

ít và kích thước nhỏ hơn so với miền Nam vì chịu ảnh hưởng nhiệt độ thấp vào
mùa đơng và cao mùa hè (30-340C).
1.1.3.2.2. Lượng mưa


Mặc dầu CNM có mặt ở cả vùng khí hậu ẩm ướt cũng như vùng khơ hạn
nhưng sự sinh trưởng và phân bố tối ưu của các lồi cây chủ yếu ở vùng xích đạo
ẩm như Trung Mỹ, Malayxia, các quần đảo Inđơnexia. Cịn ở những vùng nhiệt
đới thì rừng ngập mặn phát triển ở những nơi có mưa nhiều.
1.1.3.2.3. Gió

Gió có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự hình thành rừng ngập mặn.
Gió ở địa phương làm tăng cường độ thoát hơi nước giúp cho việc phát tán hạt và
cây giống, làm thay đổi lực dòng triều và dòng chảy ven bờ, vận chuyển phù sa,
trầm tích, tạo nên những bãi bồi mới, là nơi cho những lồi cây tiên phong của
RNM phát triển. Gió mang cát từ bờ biển di chuyển vào đất liền, lấp một số
vũng, bàu nước mặn, nước lợ và tiêu diệt các cây ngập mặn ở một số khu vực
miền Trung.
1.1.3.2.4. Thuỷ triều

Thuỷ triều là yếu tố quan trọng đối với sự phân bố và sinh trưởng của
CNM. Khơng những có tác động trực tiếp lên thực vật do mức độ và thời gian
ngập mà còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác như kết cấu, độ mặn của đất, sự
bốc hơi nước, các sinh vật khác trong rừng.

Nghiên cứu đặc điểm của thuỷ triều liên quan đến sự phân bố và phát triển
của RNM Việt Nam và một số nước Đông Nam Á, Phan Ngun Hồng (1991),
có nhận xét: Khi điều kiện khí hậu và đất khơng có sự khác biệt nhau lớn, thì
vùng có chế độ bán nhật triều thì cây sinh trưởng tốt hơn vùng có nhật triều, vì
thời gian cây bị ngập mặn không thu được trên mặt đất ngắn hơn, thời gian đất bị
phơi trống cũng ngắn, hạn chế bớt sự bốc hơi nước trong đất và trong cây, nhất là
thời kì nắng nóng nhờ vậy mà cây sinh trưởng thuận lợi hơn.
1.1.3.2.5. Dòng nước đại dương

Các dịng nước đại dương có tác dụng lớn trong việc phân bố RNM trên

thế giới, ví dụ như các nước từ Ấn Độ Dương và Biển Đông. Nhờ sự vận chuyển

8

của các dòng chảy này mà hệ TVNM ở nhiều nước trong khu vực Châu Á Thái
Bình Dương có thành phần gần giống nhau.
1.1.3.2.6. Dòng nước ngọt

Dịng nước ngọt do các sơng rạch đem ra RNM ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng của các sinh vật sống ở đó, vì nước đã đưa các chất phù sa cần thiết cho
chúng. Mặt khác nước ngọt làm loãng độ mặn của nước biển, phù hợp với sự
phát triển của nhiều loại cây trong từng giai đoạn sống nhất định. Khi dịng chảy
từ sơng vào vùng RNM bị giảm hoặc khơng cịn nữa, thì một số lồi CNM sẽ
sống cịi cọc và chết dần, nhiều lồi động vật trong vùng RNM bị chết hoặc bỏ đi
nơi khác.
1.1.3.3. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố đá mẹ- thổ nhưỡng
1.1.3.3.1. Chất đất

Các bãi lầy có phù sa chứa nhiều chất dinh dưỡng do nước triều mang vào
là điều kiện tốt nhất cho RNM sinh trưởng và phát triển. Ở các vùng ven biển
nhiều cát, ít phù sa hoặc nơi có nhiều sỏi đá thì một số lồi CNM vẫn sống được
nhưng thấp bé, cịi cọc. Ví dụ cây đước ở mũi Cà Mau (tỉnh Cà Mau) có tốc độ
tăng trưởng 0,8 – 1m/năm về chiều cao, và 0,6 – 0,8 cm/năm về đường kính
(Hồng và cs, 1999). Trong khi đó tốc độ tăng trưởng loài cây này ở vùng vịnh
Cam Ranh (Khánh Hịa) nơi có rất nhiều cát chỉ đạt 0,4 – 0,6m/năm; cây thấp
phân nhành nhiều.
1.1.3.3.2. Độ mặn của đất và nước

Nhiều lồi CNM phát triển tốt ở nơi có độ mặn trung bình 1,5- 2,5%. Tuy
nhiên có một số cây thích nghi với vùng nước lớn có độ mặn thấp (0,5– 1%), dọc

các cửa sông như bần chua, dừa nước, ô rơ... Nhìn chung khi độ mặn cao q
hoặc thấp q, nhiều lồi cây sinh trưởng khơng bình thường.
1.1.3.4. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố sinh vật và con người

Vi sinh vật như nấm, vi khuẩn có ý nghĩa to lớn trong việc phân huỷ các
chất hữu cơ trong phù sa, trầm tích thành các hợp chất khoáng cho cây. Mặt khác
chúng phân huỷ các chất rơi rụng của CNM, tạo ra những sản phẩm có lượng
đạm cao, làm thức ăn cho các động vật vùng triều.

9

Tuy nhiên một số vi sinh vật đã sử dụng oxi trong q trình hơ hấp làm
lượng oxi trong đất bùn vốn ít ỏi đã bị giảm sút và làm đất trở nên yếm khí.

Nhiều loài động vật làm tổ trong RNM, rác rưởi từ tổ và phân của chúng
được phân huỷ thành nguồn dinh dưỡng cho các CNM, chúng cịn có tác dụng
tiêu diệt sâu bọ. Ong bướm và chim là những tác nhân quan trọng trong việc thụ
phấn cho hoa CNM.

Một số động vật đào hang trong đất RNM và giữ nước ở đó đã làm tăng
độ ẩm của đất trong thời kì nước kém. Tuy nhiên có một số động vật là nguyên
nhân hạn chế sự phát triển hoặc tái sinh của CNM vì chúng dùng các bộ phận của
cây làm thức ăn hoặc bám vào cây con khiến cho chúng đổ ngã. Tảo phủ kín bề
mặt cây con khiến cho cây con khơng quang hợp được.
1.1.4. Vai trị và tiềm năng của rừng ngập mặn trong tự nhiên và trong nền
kinh tế.
1.1.4.1. Vai trị đối với mơi trường tự nhiên
1.1.4.1.1. Bảo vệ đê và hạn chế xâm nhập mặn

Hệ thống rễ dày đặc của các loại cây RNM có tác dụng rất lớn trong việc

bảo vệ đất ven biển và vùng cửa sông. Chúng vừa ngăn chặn sự phá vỡ bờ biển
của sóng, vừa làm vật cản cho trầm tích lắng đọng, giữ hoa lá, cành rụng trên mặt
bùn và phân huỷ tại chỗ nên bảo vệ được đất.

Khi RNM chưa bị phá thì quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm, phạm vi
hẹp vì khi thuỷ triều cao nước đã lan toả vào trong những khu RNM có hệ thống
rễ dày đặc làm giảm tốc độ của dòng chảy, tán lá hạn chế tốc độ của gió.
1.1.4.1.2. Chống bức xạ mặt trời, hút bụi, chống ô nhiễm

Lá của một số lồi cây có những nếp nhăn, có lơng nhám, thậm chí có loại
lá cịn tiết ra chất nhựa diệt vi khuẩn. Vì vậy cây cối vừa có khả năng hút bụi vừa
có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Chẳng hạn như cây thơng, tuy có diện tích bề mặt
lá rất nhỏ, nhưng khả năng hút bụi và diệt khuẩn lại rất lớn. Ta có thể nhận biết
khả năng hút bụi diệt khuẩn của cây cối qua việc giám định khơng khí trong cơng
viên, trong cửa hàng bách hố hoặc ga tàu xe. Mỗi mét khối khơng khí trong
cơng viên chỉ có 2.000- 3.000 vi khuẩn, nhưng một mét khối khơng khí trong cửa

10


×