Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.4 KB, 82 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tên đề tài
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC PHÂN MƠN CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 5

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ DUYÊN

MSSV: 2112010509

CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
KHÓA 2012 - 2016
Cán bộ hƣớng dẫn

Th.S NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP
MSCB: 1237

Quảng Nam, tháng 05 năm 2016
1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................. 3


2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 4
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu...................................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 4
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................................. 4
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn.................................................................. 4
5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 5
6. Đóng góp của đề tài............................................................................................ 5
7. Cấu trúc của đề tài.............................................................................................. 5
NỘI DUNG ............................................................................................................ 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC PHÂN
MƠN CHÍNH TẢ .................................................................................................. 6
1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................... 6
1.1.1. Một số khái niệm liên quan .......................................................................... 6
1.1.1.1. Khái niệm chính tả .................................................................................... 6
1.1.1.2. Chính tả Âm - vần ..................................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm của chính tả tiếng Việt ................................................................. 6
1.1.3. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của phân mơn Chính tả ...................................... 7
1.1.3.1. Vị trí .......................................................................................................... 7
1.1.3.2. Tính chất.................................................................................................... 7
1.1.3.3. Nhiệm vụ ................................................................................................... 7
1.1.4. Nguyên tắc dạy học chính tả ........................................................................ 8
1.1.4.1. Nguyên tắc dạy học chính tả theo khu vực ............................................... 8
1.1.4.2. Nguyên tắc phát triển tƣ duy trong dạy học Chính tả ............................... 9
1.1.4.3. Nguyên tắc kết hợp giữa chính tả có ý thức và khơng ý thức trong việc
dạy học chính tả ..................................................................................................... 9

1.1.4.4. Nguyên tắc phối hợp giữa phƣơng pháp tích cực và tiêu cực trong dạy
học chính tả .......................................................................................................... 10

1.1.5. Đặc điểm của chính tả âm/vần ................................................................... 11
1.1.6. Tác dụng của chính tả âm/vần.................................................................... 11
1.1.7. Cấu trúc chung của phần chính tả âm/vần ở Tiểu học ............................... 12
1.1.8. Đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm ngơn ngữ của học sinh lớp 5 ............... 12
1.1.8.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 5 ................................................. 12
1.1.8.2. Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh lớp 5 ................................................... 14
1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 14
1.2.1. Nội dung bài tập chính tả âm – vần ở lớp 5 ............................................... 14
1.2.2. Đặc điểm phƣơng ngữ tại địa bàn nghiên cứu ........................................... 16
1.2.3. Thực trạng của việc dạy học chính tả cho học sinh lớp 5 ở trƣờng Tiểu học
Nguyễn Văn Trỗi.................................................................................................. 17
1.3. Tiểu kết chƣơng 1 ......................................................................................... 25
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP CHÍNH TẢ ÂM/VẦN NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 .......... 26
2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập chính tả âm/vần ............................... 26
2.1.1. Đảm bảo mục tiêu chƣơng trình chính tả lớp 5.......................................... 26
2.1.2. Đảm bảo tính vừa sức................................................................................. 26
2.1.3. Đảm bảo tính giáo dục ............................................................................... 26
2.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................... 26
2.2. Hệ thống bài tập nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học phân mơn chính tả cho
học sinh lớp 5 ....................................................................................................... 27
2.2.1. Bài tập khắc phục lỗi âm đầu ..................................................................... 27
2.2.2. Bài tập khắc phục lỗi về vần ...................................................................... 32
2.2.3. Bài tập khắc phục lỗi dấu thanh ................................................................. 38
2.2.4. Bài tập khắc phục lỗi viết hoa .................................................................... 42
2.3. Hƣớng dẫn sử dụng hệ thống bài tập ............................................................ 46
2.4. Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................... 48
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................ 49

3.1. Mơ tả thực nghiệm ........................................................................................ 49

3.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................... 49
3.1.2. Đối tƣợng và địa điểm thực nghiệm.......................................................... 49
3.1.3. Thời gian thực nghiệm ............................................................................... 50
3.1.4. Phƣơng pháp thực nghiệm ......................................................................... 50
3.1.5. Chuẩn bị thực nghiệm ................................................................................ 50
3.1.6. Nội dung thực nghiệm................................................................................ 51
3.2. Tổ chức thực nghiệm..................................................................................... 52
3.3. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 53
3.4. Kết luận về kết quả thực nghiệm................................................................... 54
3.5. Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................... 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 56
1. Kết luận ............................................................................................................ 56
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 57
2.1. Đối với nhà trƣờng ........................................................................................ 57
2.2. Đối với giáo viên ........................................................................................... 57
2.3. Đối với học sinh ............................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 58

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân,
trang bị cho con ngƣời những cơ sở ban đầu quan trọng nhất. Ở trƣờng Tiểu học
cùng với các mơn học khác thì Tiếng Việt là mơn học cơ bản nhất, là cơ sở để
các em tiếp thu các môn học khác, tiếp thu tri thức của nhân loại. Mơn Tiếng
Việt có nhiệm vụ chính là hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng:
nghe, nói, đọc, viết để sử dụng trong học tập và đời sống. Môn Tiếng Việt ở tiểu
học gồm bảy phân môn là Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu,
Tập làm văn, Kể chuyện. Trong đó, Chính tả là một phân môn quan trọng giúp
học sinh nắm đƣợc cách sử dụng tiếng Việt sao cho đúng, cho chuẩn. Phân mơn

Chính tả đƣợc dạy liên tục trong chƣơng trình Tiếng Việt Tiểu học từ lớp 1 đến
lớp 5 với các dạng bài chính tả nhƣ: tập ch p, nghe viết, nhớ viết Tùy yêu cầu
của mỗi dạng bài khác nhau nhƣng tất cả đều chú ý đến cách trình bày bài chính
tả, viết chữ đẹp và đúng chính tả.

Đánh giá đƣợc tầm quan trọng của bậc học, môn học nhƣ vậy cho nên những
năm qua nhà nƣớc ta đã không ngừng đầu tƣ, quan tâm đến việc xây dựng chƣơng
trình, nội dung sách giáo khoa, cũng nhƣ việc đổi mới hình thức, phƣơng pháp dạy
học nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy học Chính tả ở trƣờng Tiểu học.

Tuy nhiên trên thực tế, chất lƣợng dạy học phân mơn Chính tả vẫn chƣa
đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Nhiều học sinh cịn viết sai lỗi chính tả. Ngun
nhân do học sinh và cả giáo viên còn chịu ảnh hƣởng của phƣơng ngữ, việc dạy
học phụ thuộc nhiều vào bài tập có sẵn ở sách giáo khoa, các bài tập dành cho địa
phƣơng còn rất hạn chế.

Xuất phát từ những lí do trên và với mong muốn phần nào giúp cho học
sinh rèn đƣợc kĩ năng viết đúng chính tả nên chúng tơi đã lựa chọn và nghiên cứu
đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân mơn
Chính tả cho học sinh lớp 5”. Bài học chính tả ở tiểu học có cấu trúc gồm 2 phần:
chính tả đoạn bài và chính tả âm-vần [9]. Do thời gian hạn hẹp, chúng tôi chỉ tập
trung nghiên cứu và xây dựng hệ thống bài tập chính tả âm/vần nhằm góp phần
nâng cao chất lƣợng dạy học phân mơn Chính tả cho học sinh lớp 5.

3

2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng đƣợc hệ thống bài tập chính tả âm/vần nhằm nâng cao chất

lƣợng dạy học chính tả cho học sinh lớp 5.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Bài tập chính tả âm/vần nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học phân mơn
chính tả cho học sinh lớp 5.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.

- Hệ thống bài tập chính tả âm/vần cho học sinh lớp 5.
- Học sinh lớp 5, trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi – thành phố Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đọc, phân tích, tổng hợp những tài liệu liên quan làm cơ sở lí luận cho
việc nghiên cứu đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp quan sát: quan sát một số tiết học chính tả, các hoạt động
giao tiếp trong và ngoài giờ học của học sinh, thái độ của học sinh.
- Phƣơng pháp điều tra, khảo sát: điều tra, khảo sát thực trạng dạy học
chính tả ở trƣờng Tiểu học và các lỗi chính tả học sinh hay mắc phải.
- Phƣơng pháp đàm thoại: trực tiếp trò chuyện, trao đổi với giáo viên và
học sinh về một số vấn đề liên quan đến việc dạy học chính tả, phát hiện ra các
lỗi chính tả học sinh thƣờng mắc phải.
- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: trao đổi với các thầy cơ để có những
định hƣớng đúng đắn trong q trình nghiên cứu, góp phần hoàn thiện nội dung
nghiên cứu.
- Phƣơng pháp thực nghiệm: thực nghiệm là để đánh giá hiệu quả của việc
sử dụng hệ thống bài tập ở phân mơn chính tả trong thực tế dạy học.
- Phƣơng pháp thống kê: thống kê xử lý các số liệu, kết quả điều tra.

4


5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy những vấn đề có liên quan đến

chính tả nhƣ chính âm, quy tắc chính tả, lỗi chính tả, phƣơng ngữ,... và vấn đề xây
dựng hệ thống bài tập chính tả cũng đƣợc nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu.

Tác giả Lê Phƣơng Nga với cuốn “Bồi dƣỡng học sinh giỏi Tiếng Việt” đã
đƣa ra một số kiểu bài tập chính tả tiêu biểu.

Cuốn “Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5” của tác giả Hà
Mạnh Cƣờng cũng có đề cập đến một số bài tập chính tả đại trà dành cho HS lớp 5.

Tác giả Hồ Thị Vân với khóa luận “Xây dựng hệ thống bài tập chính tả
phƣơng ngữ cho học sinh tiểu học lớp 2 ở Quảng Nam” đã xây dựng nên hệ thống
các bài tập CT phƣơng ngữ dành cho HS lớp 2 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Tác giả Trần Thị Kim Huệ với khóa luận “Nâng cao chất lƣợng dạy học
phân mơn Chính tả cho học sinh lớp 5” cũng đã đƣa ra một số bài tập nhằm giúp
nâng cao chất lƣợng dạy học phân mơn chính tả.

Khóa luận “ Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3 thơng qua
phân mơn Chính tả tại trƣờng Tiểu học Trần Quốc Toản, Tam Kỳ, Quảng Nam” của
tác giả Phạm Thị Liễu cũng có xây dựng một số bài tập chính tả cho học sinh lớp 3.

Việc xây dựng HTBT chính tả âm vần cho HS lớp 5 vừa đảm bảo chƣơng
trình chung vừa đảm bảo tính địa phƣơng cho HS trên địa bàn với các đặc điểm
phƣơng ngữ phức tạp nhƣ Quảng Nam thì chƣa có tác giả nào nghiên cứu. Tuy
nhiên những đề tài trên là cơ sở, nền tảng cho vấn đề chúng tôi đang nghiên cứu.
6. Đóng góp của đề tài


Hệ thống bài tập chính tả đƣợc xây dựng sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo
viên tiểu học, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học phân mơn Chính tả lớp 5.
7. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì khóa luận
gồm có 3 chƣơng:

Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học phân mơn chính tả
Chƣơng 2: Hệ thống bài tập nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học chính tả
cho học sinh lớp 5
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

5

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
PHÂN MƠN CHÍNH TẢ
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm chính tả

Có nhiều cách hiểu khác nhau về chính tả. Theo Bách khoa tồn thƣ mở -
wikipedia.org thì chính tả là hệ thống các quy tắc ghi ch p lại lời nói đƣợc cộng
đồng ngƣời sử dụng chấp nhận một cách chính thức (qua các thể chế của nhà
nƣớc) hoặc rộng rãi. Còn theo Lê Phƣơng Nga. “Phương pháp dạy học Tiếng
Việt ở Tiểu học” [9;124] thì chính tả là ph p viết đúng, lối viết hợp chuẩn, là hệ
thống quy tắc về cách viết hoa cho các từ của một ngôn ngữ, cách viết hoa tên
riêng, cách phiên âm tên nƣớc ngồi,...


Có nhiều khái niệm về chính tả nhƣng chung quy lại thì chính tả là sự
chuẩn hố hình thức chữ viết của ngơn ngữ. Đó là một hệ thống các quy tắc về
cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các dấu câu, lối viết hoa... Yêu cầu cơ
bản của chính tả là phải thống nhất cách viết các từ cụ thể trên phạm vi toàn quốc
và trong tất cả các loại hình văn bản viết.
1.1.1.2. Chính tả Âm - vần

Chính tả Âm – vần là hệ thống bài tập chính tả thể hiện các quy tắc chính
tả, các mẹo chính tả,.. góp phần rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh.
Thơng qua hệ thống bài tập thích hợp, các kĩ năng chính tả ở HS đƣợc hình thành
một cách tự nhiên và bền vững mà không cần đến những kiến thức phức tạp.
1.1.2. Đặc điểm của chính tả tiếng Việt

Chính tả tiếng Việt thì có rất nhiều đặc điểm khác nhau, trong đó đặc điểm
đƣợc nhắc tới đầu tiên là tính bắt buộc của chính tả. Từ xƣa đến nay các cách viết
trong chính tả đƣợc quy định thống nhất theo chuẩn chính tả, bắt buộc tất cả mọi
ngƣời khi viết là phải ln ln tn theo chuẩn chính tả đó, khơng đƣợc tự ý
thay đổi. Trong chính tả khơng có sự phân biệt hợp lí – khơng hợp lí, hay – dở
mà chỉ có sự phân biệt đúng – sai, khơng lỗi – lỗi. Do đó, khi viết phải chú ý viết

6

cho chính xác để khơng mắc các lỗi chính tả.
Đặc điểm thứ hai đó là chính tả có tính ổn định. Các chuẩn chữ viết trong

chính tả rất ít bị thay đổi nhƣ các chuẩn mực khác của ngơn ngữ. Chuẩn chính tả
ln cố định, trƣờng tồn theo thời gian..
1.1.3. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của phân mơn Chính tả
1.1.3.1. Vị trí


Chính tả là một phân mơn quan trọng của Tiếng Việt. Nó là phân mơn có
tính chất cơng cụ, giúp các em học tốt tất cả các mơn, các em có viết đúng chính
tả thì mới thuận tiện để học các mơn khác.

Phân môn Chính tả trong nhà trƣờng giúp học sinh hình thành năng lực và
thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng
tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực. Vì vậy, phân mơn Chính tả có vị trí
quan trọng trong cơ cấu chƣơng trình mơn Tiếng Việt nói riêng, các mơn học ở
trƣờng phổ thơng nói chung.
1.1.3.2. Tính chất

Giống nhƣ các phân môn khác trong mơn Tiếng Việt, tính chất nổi bật của
phân mơn Chính tả là thực hành. Bởi lẽ, học sinh chỉ có thể hình thành đƣợc các
kĩ năng, kĩ xảo chính tả thơng qua việc thực hành, luyện tập. Do đó, trong phân
mơn này các quy tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lí thuyết
khơng đƣợc bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính
tả. Ở mỗi tiết dạy chính tả sẽ có những nội dung chính tả khác nhau, đƣợc thể
hiện dƣới các dạng bài tập chính tả khác nhau, qua việc thực hành, luyện tập HS
sẽ rút ra đƣợc các quy tắc, các mẹo chính tả từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho
bản thân.
1.1.3.3. Nhiệm vụ

Ở Tiểu học môn Tiếng Việt gồm có bảy phân mơn: Học vần, Tập đọc, Tập
viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện. Trong đó phân mơn
Chính tả có nhiệm vụ khá quan trọng là cung cấp cho học sinh các quy tắc chính
tả và hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh, giúp học nắm vững các quy tắc
chính tả và hình thành kĩ năng chính tả. Nói cách khác, phân mơn Chính tả có

7


nhiệm vụ giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả: viết
đúng chữ ghi âm đầu, âm chính, âm cuối, viết dấu thanh đúng vị trí, tiến tới viết
đẹp, viết nhanh.

Bên cạnh đó, phân mơn Chính tả cịn rèn cho học sinh một số phẩm chất
nhƣ tính kỉ luật, tính cẩn thận, óc thẩm mĩ; và bồi dƣỡng cho các em lòng yêu
quý tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt, biết giữ gìn và phát huy sự trong sáng
của tiếng Việt.
1.1.4. Nguyên tắc dạy học chính tả
1.1.4.1. Nguyên tắc dạy học chính tả theo khu vực

Dạy học chính tả theo khu vực có nghĩa là nội dung dạy học về chính tả
phải phù hợp với phƣơng ngữ của địa phƣơng. Xuất phát từ thực tế ở mỗi địa
phƣơng, mỗi khu vực khác nhau có những phƣơng ngữ khác nhau do đó học sinh
ở mỗi khu vực cũng sẽ có những lỗi riêng biệt. Vì vậy trong q trình dạy học
giáo viên cần phải có những khảo sát, điều tra cụ thể để nắm bắt kịp thời những
lỗi chính tả mà học sinh của mình thƣờng mắc phải để từ đó lựa chọn nội dung,
bài tập phù hợp nhất.

Phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả, từ sự ảnh hƣởng tiêu
cực của cách phát âm đến chữ viết của học sinh từng vùng, miền để lựa chọn nội
dung rèn luyện phù hợp với học sinh ở từng địa phƣơng.

Ví dụ:
- Đối với phương ngữ Bắc Bộ, trọng điểm chính tả là phân biệt các chữ
âm đầu: ch / tr; s / x; l / n, r / gi / d; các chữ ghi âm vần iu / ưu.
- Đối với phương Bắc Trung Bộ, trọng âm chính tả là phân biệt các dấu
thanh hỏi / ngã …
- Đối với phương ngữ Nam Bộ, trọng âm chính tả là phân biệt các chữ ghi
âm đầu v / d, các chữ ghi âm cuối n / ng; t / c, các chữ ghi vần iêu / iu, ươu / ưu …

Nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong quá trình
giảng dạy. Giáo viên phải sáng tạo trong việc chọn những bài tập phƣơng ngữ
phù hợp với học sinh đồng thời có thể linh hoạt, sáng tạo xây dựng ra những bài
tập chính tả phù hợp với đặc điểm phƣơng ngữ và trình độ chính tả của từng đối

8

tƣợng học sinh cụ để việc giảng dạy đạt hiệu quả.
1.1.4.2. Nguyên tắc phát triển tư duy trong dạy học Chính tả

Nguyên tắc phát triển tƣ duy trong dạy học chính tả là sự vận dụng nguyên
tắc phát triển tƣ duy trong dạy học tiếng Việt nói chung cho phù hợp với đặc
điểm của phân mơn. Trong dạy học chính tả ngun tắc phát triển tƣ duy đòi hỏi
trƣớc giáo viên phải rèn luyện cho học sinh đƣợc một số các thao tác tƣ duy nhƣ
là các thao tác phân tích, tổng hợp, thay thế, bổ sung, lƣợc bỏ, so sánh, khái qt
hố,... Ngun tắc phát triển tƣ duy cịn u cầu làm cho học sinh thông hiểu ý
nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, làm cho các em hiểu nội dung những điều cần
nói, viết và tạo điều kiện để các em thể hiện nội dung đó bằng các phƣơng tiện
ngơn ngữ. Phân mơn Chính tả khơng có các bài dạy riêng về lí thuyết, kĩ năng
chính tả mà các kĩ năng, quy tắc chính tả chủ yếu đƣợc thể hiện qua các bài tập.
Vì vậy trong quá trình dạy học phân môn này GV phải hƣớng dẫn cho học sinh
cách làm các bài tập, từ đó HS sẽ tự suy nghĩ, tự tuy duy để giải các bài tập đó và
tự mình có thể rút ra các quy tắc hay mẹo chính tả. Nhờ đó học sinh sẽ ghi nhớ
kiến thức tốt hơn, các thao tác tƣ duy cũng đƣợc rèn luyện. Hệ thống bài tập
chính tả phong phú về số lƣợng, đa dạng về hình thức thể hiện, chính là phƣơng
tiện rất tốt để khuyến khích học sinh, tạo hứng thú, phát triển tƣ duy cho học sinh
1.1.4.3. Nguyên tắc kết hợp giữa chính tả có ý thức và khơng ý thức trong việc
dạy học chính tả

Dạy chính tả là rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đúng chữ tiếng Việt

theo các chuẩn chính tả và làm bài tập để rèn thêm kĩ năng viết đúng chính tả và
vững các quy tắc viết đúng chính tả.

Dạy học chính tả khơng có ý thức (phƣơng pháp máy móc, cơ giới ): là
việc dạy chính tả khơng cần biết đến sự tồn tại của các quy tắc chính tả, HS viết
dựa trên sự lặp đi lặp lại. Phƣơng pháp này giúp HS ghi nhớ một cách máy móc,
khơng thúc đẩy sự phát triển của tƣ duy.

Dạy học chính tả có ý thức (phƣơng pháp dạy học có tính tự giác ): là qua
trình GV giúp cho HS nắm đƣợc cách viết đúng chuẩn chỉnh tả thông qua việc
nắm các quy tắc, các mẹo chính tả. HS sẽ tự rút ra các quy tắc, mẹo chính tả qua

9

việc làm các bài tập. Trên cơ sở đó tiến hành luyện tập và từng bƣớc đạt tới các
kĩ xảo chính tả. Việc hình thành các kĩ xảo chính tả bằng con đƣờng có ý thức sẽ
tiết kiệm đƣợc thời gian, cơng sức. Đó là con đƣờng ngắn nhất và mang lại hiệu
quả cao.

Đối với học sinh lớp 5 việc dạy chính tả có ý thức chiếm ƣu thế hơn,
mang lại hiệu quả cao hơn và sẽ giúp học sinh tích cực thực hành luyện tập làm
các bài chính tả. Từ đó hình thành ở các em kĩ năng viết thành thạo, thuần thục
chữ viết tiếng Việt theo chuẩn chính tả, nghĩa là hình thành kĩ xảo chính tả. Khi
các em làm bài tập chính tả một cách tích cực, chủ động thì các em sẽ tự nhận
biết đƣợc viết nhƣ thế nào là viết đúng và viết khác đi thì sai, từ đó các em ghi
nhớ cách viết đúng sâu sắc hơn, bền vững hơn, giúp phát triển tƣ duy. Nhƣng bên
cạnh đó ta cũng cần phải kết hợp với cách thức dạy học khơng ý thức đối với
những lỗi chính tả khơng có mẹo, quy tắc chính tả, ta sẽ áp dụng cách thức không
ý thức cho học sinh thực hành làm nhiều bài tập với các lỗi đó dần hình thành
thói quen và các em sẽ ghi nhớ dễ dàng. Cả hai cách thức đều cần thiết nên khi

dạy học giáo viên nên linh hoạt kết hợp giữa chính tả có ý thức và khơng ý thức
để việc dạy học chính tả đạt hiệu quả tốt nhất.
1.1.4.4. Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực và tiêu cực trong dạy
học chính tả

Trong dạy học chính tả phƣơng pháp tích cực là cách GV giúp HS hình
thành một cách có ý thức hoặc khơng có ý thức những kĩ năng nói, viết đúng
chuẩn chính tả ngay từ đầu. Phƣơng pháp tiêu cực là cách dạy trong đó giáo viên
giúp học sinh phát hiện các lỗi sai của mình từ đó sẽ phân tích lỗi, chữa lỗi, giúp
các em tránh đƣợc các lỗi đó trong khi nói hoặc viết. Trong dạy học phân mơn
Chính tả, việc phối hợp hai phƣơng pháp này giữ vai trị rất phần quan trọng, vì
có tác dụng rất cao trong việc giúp học sinh viết đúng chuẩn chính tả và phịng
ngừa lỗi. Phƣơng pháp tích cực sẽ giúp học sinh nắm đƣợc cách viết đúng chính
tả ngay từ đầu, còn phƣơng pháp tiêu cực là giáo viên không chỉ cho học sinh
viết nhiều và cung cấp các quy tắc, các mẹo chính tả để các em biết viết đúng,
mà cịn cần thống kê, phân loại lỗi chính tả học sinh thƣờng mắc, giúp các em

10

biết chữa lỗi, từ đó hạn chế dần các lỗi chính tả trong bài viết của các em. Để
giúp học sinh chữa đƣợc các lỗi mắc phải một cách hiệu quả, giáo viên cần phân
loại các lỗi theo nguyên nhân mắc lỗi, và sau đó là theo kiểu lỗi, từ đó đề xuất
giải pháp sửa lỗi tận gốc một cách hiệu quả. Trong q trình dạy Chính tả, giáo
viên nên phối hợp linh hoạt phƣơng pháp tích cực và phƣơng pháp tiêu cực, trong
đó phƣơng pháp tích cực là chủ đạo, phƣơng pháp tiêu cực giữ vai trò bổ trợ cho
phƣơng pháp tích cực.
1.1.5. Đặc điểm của chính tả âm/vần

Chính tả âm, vần là hệ thống các bài tập nhờ vào đó học sinh sẽ luyện viết
các từ có âm, vần dễ lẫn lộn do không nắm vững quy tắc chữ quốc ngữ hay do

ảnh hƣởng phát âm địa phƣơng.

Các loại bài tập chính tả âm/vần hiện có: Bài tập chung cho tất cả các
vùng, nội dung bài tập này là luyện viết, phân biệt những âm/vần khó và bài tập
lựa chọn dành cho phƣơng ngữ của từng vùng.

Hệ thống bài tập chính tả âm/vần trong chƣơng trình phân mơn Chính tả
có số lƣợng phong phú và đƣợc thể hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, gồm có:
các bài tập khắc phục lỗi âm đầu, bài tập khắc phục lỗi về vần, bài tập khắc phục
lỗi dấu thanh, bài tập khắc phục lỗi viết hoa.

Hệ thống các bài tập chính tả âm/vần đó đƣợc thể hiện dƣới nhiều dạng
khác nhau nhƣ: điền vào chỗ trống, trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm lựa chọn,
phân biệt cách viết từ trong câu, trong đoạn văn, tự rút ra qui tắc viết chính tả qua
bài thực hành, đặt câu để phân biệt các từ có hình thức chính tả dễ lẫn lộn, giải đố
để phân biệt từ ngữ có âm, vần, thanh dễ lẫn lộn, nối tiếng hay từ ngữ đã cho để
tạo ngữ hoặc câu đúng, tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn lộn qua gợi ý về nghĩa
của từ, bài tập phát hiện, nhìn hình đốn chữ,... Nhờ đa dạng về dạng bài tập,
cũng nhƣ hình thức thể hiện sẽ làm học sinh hứng thứ hơn trong quá trình học.
1.1.6. Tác dụng của chính tả âm/vần

Mỗi dạng bài tập chính tả âm/vần có tác dụng khác nhau, nhƣng chủ yếu
là hƣớng tới việc rèn các kĩ năng viết chính tả cho học sinh. Thông qua các bài
tập học sinh sẽ đƣợc thực hành và rèn luyện các lỗi chính tả thƣờng gặp. Và qua

11

các bài tập chính tả cịn rút ra đƣợc các quy tắc, mẹo chính tả để học sinh dễ ghi
nhớ, giúp các em viết chính tả tốt hơn. Đối với nhiều lỗi khơng có quy tắc hay
mẹo chính tả thì cũng nhờ việc luyện tập thƣờng xuyên sẽ hình thành thói quen

nhờ đó các em sẽ nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó các bài tập chính tả chủ yếu là dạng
trắc nghiệm nhanh vì vậy rất phù hợp với lứa tuổi các em, các em sẽ thích thú,
tập trung làm hơn.
1.1.7. Cấu trúc chung của phần chính tả âm/vần ở Tiểu học

Theo “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” [9,129] của Lê
Phƣơng Nga thì bài chính tả gồm hai phần:

Phần 1: Chính tả đoạn / bài.
Đây là bài viết chính tả có nội dung theo chủ điểm học của tuần. Bài viết
có thể là trích đoạn của bài tập đọc đã học, hoặc đƣợc soạn lại từ một bài tập đã
học sao cho phù hợp với mục tiêu dạy học, hoặc cũng có thể là một bài viết đƣợc
chọn ở ngoài sách giáo khoa Tiếng Việt.
Phần 2: Chính tả âm/vần.
Phần này gồm các bài tập luyện kĩ năng chính tả cho học sinh. Có 2 nhóm
bài tập chính tả âm - vần:
+ Nhóm bài tập bắt buộc dành cho mọi đối tƣợng học sinh. Đây là các bài
tập nhằm cung cấp kiến thức, kĩ năng chính tả cho học sinh các vùng - miền khác
nhau (Ví dụ: bài tập về quy tắc viết chữ hoa, bài tập phân biệt các hiện tƣợng
chính tả có quy tắc c / k / q; g / gh; ngh / ng )
+ Nhóm bài tập lựa chọn (để trong dấu ngoặc đơn). Đây là loại bài tập
chính tả phƣơng ngữ. Để thực hiện những bài tập này, học sinh phải sử dụng các
thao tác đối chiếu, so sánh lựa chọn. Tuỳ đặc điểm phƣơng ngữ của từng đối
tƣợng, giáo viên chọn bài tập thích hợp để cho HS luyện tập. Tuy nhiên các bài
tập đƣa ra cũng chƣa đáp ứng đƣợc tính phƣơng ngữ đa dạng trong tiếng Việt.
1.1.8. Đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm ngôn ngữ của học sinh lớp 5
1.1.8.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 5
Ở lứa tuổi này thì hoạt động học tập là chủ đạo. Bên cạnh đó, ở lứa tuổi
này cùng với sự phát triển về thể chất, thì các đặc điểm tâm sinh lý của các em


12

cũng phát triển mạnh:
* Về tri giác
Ở tuổi 11, 12 tri giác của các em bắt đầu mang tính xúc cảm, các em thích

quan sát các sự vật hiện tƣợng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, và những tri giác đó
đã mang tính mục đích, có phƣơng hƣớng rõ ràng, do đó các bài tập đƣa ra phải
rõ ràng, câu chữ ngắn gọn, dễ hiểu, hệ thống bài tập phải sinh động, phong phú,
các hình ảnh đƣa ra phải rõ ràng, màu sắc sặc sỡ, phù hợp với lứa tuổi để tăng
khả năng hứng thú của trẻ.

* Về tƣ duy
Học sinh lớp 5 đã bắt đầu biết khái quát hóa, tƣ duy chuyển từ trực quan
sang tƣ duy trừu tƣợng khái quát nhƣng hoạt động phân tích, tổng hợp cịn đơn
giản, sơ đẳng. Vì vậy các bài tập đƣa ra phải đi từ đơn giản đến phức tạp để học
sinh có thể tự khái quát và ghi nhớ tốt các điểm chính tả cần chú ý.
* Về trí nhớ
Ở lớp 5 thì khả năng ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ đƣợc tăng
cƣờng. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ
có chủ định cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ mức độ tích cực tập trung trí tuệ
của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng
thú của các em... Trong dạy học chính tả thì đặc điểm này rất quan trọng, các bài
tập đƣa ra phải có hệ thống, yêu cầu của bài tập phải rõ ràng, phải nhấn mạnh các
lỗi học sinh hay sai để các em ghi nhớ và sửa chữa tốt.
* Về ý chí
Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của ngƣời lớn
thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí cịn thiếu bền vững,
chƣa thể trở thành n t tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu
phụ thuộc vào hứng thú nhất thời. Khi xây dựng hệ thống bài tập cũng cần chú ý

đến đặc điểm này, do ý chí của các em chƣa thực sự bền vững nên các bài tập
phải đa dạng, cùng một loại lỗi nên xây dựng nên nhiều kiểu bài tập khác nhau để
các em đƣợc luyện tập nhiều, nhờ đó các em sẽ hình thành thói quen, ghi nhớ tốt
các lỗi, quy tắc chính tả.

13

Qua những đặc điểm đó cho thấy ở lứa tuổi này tuy các năng lực tri giác,

tƣ duy, trí nhớ của các em đã cơ bản phát triển nhƣng vẫn chƣa ổn định do đó khi

xây dựng hệ thống bài tập thì ta cần phải chú ý đến những đặc điểm đó thì sẽ

đem lại hiệu quả tốt hơn.

1.1.8.2. Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh lớp 5

Đến lớp 5 thì ngơn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hồn thiện về mặt

ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngơn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự

đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua

các kênh thơng tin khác nhau. Vì vậy, học sinh hồn tồn có thể tự hồn thiện các

bài tập chính tả âm/vần để nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Nội dung bài tập chính tả âm – vần ở lớp 5


Ở lớp 5, chƣơng trình chính tả đƣợc dạy trong 35 tuần, mỗi tuần 1 tiết

chính tả. Ngồi ra trong mỗi kì cịn có 1 tuần giữa kì và 1 tuần cuối kì dành cho

ơn tập và kiểm tra. Nơi dung chƣơng trình chính tả lớp 5 xoay quanh các dạng

chính tả Nghe – viết, Nhớ - viết và chính tả Âm /vần. Nội dung các bài tập chính

tả âm – vần nhƣ sau:

Tuần Nội dung chính tả

1 Ơn tập quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh

2 Cấu tạo của phần vần

3 Quy tắc đánh dấu thanh

4 Quy tắc đánh dấu thanh

5 Luyện tập đánh dấu thanh (Các tiếng chứa uô/ua)

6 Luyện tập đánh dấu thanh (Các tiếng chứa ƣơ/ƣa)

7 Luyện tập đánh dấu thanh (Các tiếng chứa iê/ia)

8 Luyện tập đánh dấu thanh (Các tiếng chứa yê/ya)

9 Phân biệt âm đầu l/n, âm cuối n/ng


10 Ôn tập giữa kì 1

11 Phân biệt âm đầu l/n, âm cuối n/ng

12 Phân biệt âm đầu s/x, âm cuối t/c

14

13 Phân biệt âm đầu s/x, âm cuối t/c

14 Phân biệt âm đầu tr/ch, vần ao/au

15 Phân biệt âm đầu tr/ch, thanh hỏi / thanh ngã

16 Phân biệt các âm đầu r/d/gi, v/d, các vần iêm/im, iêp/ip

17 Cấu tạo của phần vần

18 Ôn tập cuối kì 1

19 Phân biệt âm đầu r/d/gi, âm chính o/ơ

20 Phân biệt âm đầu r/d/gi, âm chính o/ô

21 Phân biệt âm đầu r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã

22 Ôn tập về quy tắc viết hoa

(Viết tên ngƣời, tên địa lí Việt Nam)


23 Ôn tập về quy tắc viết hoa

(Viết tên ngƣời, tên địa lí Việt Nam)

24 Ơn tập về quy tắc viết hoa

(Viết tên ngƣời, tên địa lí Việt Nam)

25 Ơn tập về quy tắc viết hoa

(Viết tên ngƣời, tên địa lí nƣớc ngồi)

26 Ơn tập về quy tắc viết hoa

(Viết tên ngƣời, tên địa lí nƣớc ngồi)

27 Ơn tập về quy tắc viết hoa

(Viết tên ngƣời, tên địa lí nƣớc ngồi)

28 Ơn tập giữa học kì 2

29 Luyện tập viết hoa

30 Luyện tập viết hoa

31 Luyện tập viết hoa

32 Luyện tập viết hoa


33 Luyện tập viết hoa

34 Luyện tập viết hoa

35 Ơn tập cuối kì 2

15

1.2.2. Đặc điểm phương ngữ tại địa bàn nghiên cứu
Phƣơng ngữ là biến dạng của ngơn ngữ tồn dân ở một địa phƣơng cụ thể

với những n t khác biệt so với ngơn ngữ tồn dân về cách phát âm, dùng từ hay
diễn đạt. Thổ ngữ là biến dạng của ngôn ngữ toàn dân ở phạm vi lãnh thổ hẹp
hơn so với phƣơng ngữ. Do ảnh hƣởng của phƣơng ngữ và thổ ngữ cho nên học
sinh vùng nào cũng có thể mắc các lỗi chính tả.

Quảng Nam là một tỉnh ven biển miền Trung, có đƣờng bờ biển dài và có
nhiều núi cao. Cƣ dân Quảng Nam đa số là ngƣời kinh, có một bộ phận nhỏ
ngƣời dân tộc thiểu số nhƣ Khơme, Cơtu, Thái, Mƣờng,... sống chủ yếu ở miền
núi cao.

Vùng đất này có một ngôn ngữ đậm chất “Quảng”, những ngƣời nơi khác
tới khi nghe ngƣời bản địa nói chuyện họ sẽ rất khó để nghe, để hiểu bởi ngơn
ngữ của ngƣời Quảng có một sự khác biệt quá xa so với hệ thống ngữ âm chuẩn
tiếng Việt và các vùng miền khác trong cả nƣớc. Với địa bàn rộng, dân cƣ đông
đúc và đa dạng thì phƣơng ngữ ở Tam Kỳ mang những đặc điểm gần giống với
đặc điểm phƣơng ngữ chung của Quảng Nam.

* Hệ thống thanh điệu: khi nói, đọc thƣờng hay nhầm tiếng có thanh ngã

thành các tiếng có thanh hỏi. Ví dụ nhƣ:

+ sẵn sàng -> sẳn sàng
+ sạch sẽ -> sạch sẻ
+ suy nghĩ -> suy nghỉ
* Hệ thống âm đầu: khi nói hay nhầm lẫn giữa các tiếng chứa âm s/x, v/d,
d/gi... Ví dụ nhƣ:
+ s -> x: hoa sen -> hoa xen, sạch sẽ -> xạch xẽ, con sâu -> con xâu,...
+ v -> d: cây viết -> cây diết, con vịt -> con dịt,...
+ gi -> d: gia vị -> da vị, tờ giấy -> tờ dấy, gì -> dì...
* Hệ thống vần: khi nói thƣờng hay lẫn lộn giữa các vần sau:
- am -> ôm: làm -> lồm, tham lam -> thôm lôm, Quảng Nam -> Quảng
Nôm,...
- ao -> ô: tờ báo -> tờ bố, ngôi sao -> ngôi sô, con dao -> con dô,...

16

- ăn -> en: ăn cơm -> en cơm, im lặng -> im lẹn,...
- ăt/ăc -> ec: tắt đèn -> t c đèn, chắc chắn -> chéc chén,...
- iêm -> im: kiểm tra -> kỉm tra, chiêm ngƣỡng -> chim ngƣỡng,...
- uôn/uông -> un: uống nƣớc -> ún nƣớc, nỗi buồn -> nỗi bùn,...
- oang -> ang: choáng váng -> cháng váng, loạng choạng -> lạng chạng,...
- oan -> an: đoạn văn -> đạn văn, hoạn nạn -> hạn nạn, ...
- oăt/oăc -> ăt/ăc: loắt choắt -> lắt chắt, hàng loạt -> hàng lạt,....
- uênh -> ênh: xuềnh xoàng -> xềnh xàng, ...
- oat/oac -> at/ac: loạt soạt -> lạt sạt, ...
- iêp -> ip: thiệp mời -> thịp mời, hiệp sĩ -> hịp sĩ,...
Các đặc điểm trên ảnh hƣởng nhiều đến phong cách viết, cách phát âm của
học sinh. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc viết sai chính tả của
học sinh.

1.2.3. Thực trạng của việc dạy học chính tả cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu
học Nguyễn Văn Trỗi
* Mục đích điều tra:
Điều tra nhằm mục đích là xác định đƣợc các lỗi chính tả học sinh lớp 5 ở
trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thƣờng mắc phải, đồng thời tìm hiểu hứng thú
của học sinh với các bài tập chính tả, tìm hiểu giáo viên tại trƣờng Tiểu học
Nguyễn Văn Trỗi có hay xây dựng thêm hệ thống bài tập để hỗ trợ việc dạy học
và tìm hiểu xem việc xây dựng hệ thống bài tập với giáo viên thƣờng gặp phải
những khó khăn gì,......
* Đối tƣợng điều tra: giáo viên đang dạy lớp 5, và học sinh lớp 5.
* Nội dung điều tra: phần phụ lục 1,2
* Phƣơng pháp điều tra
Phƣơng pháp điều tra đƣợc sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình thực hiện
đề tài là phƣơng pháp Anket (Phiếu điều tra), bên cạnh đó chúng tơi cịn kết hợp
với phƣơng pháp quan sát và trị chuyện để thu thập thêm thơng tin một cách
khách quan xung quanh vấn đề này để hoàn thành tốt bài khóa luận.
- Phƣơng pháp Anket(phiếu điều tra)

17

+ Phiếu điều tra đƣợc xây dựng nhằm tìm hiểu những vấn đề sau:
+ Thực trạng lỗi chính tả mà học sinh thƣờng hay mắc phải và tìm hiểu
nguyên nhân.
+ Giáo viên sử dụng hệ thống bài tập nhƣ thế nào trong quá trình giảng
dạy phân mơn Chính tả.
+ Những khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải trong q trình dạy
và học phân mơn Chính tả.
Với mục đích tìm hiểu những vấn đề trên chúng tơi đã xây dựng phiếu điều
tra và tiến hành điều tra giáo viên và học sinh lớp 5 ở trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn
Trỗi. Dựa vào những kết quả thu đƣợc từ phiếu điều tả chúng tôi sẽ tiến hành xử lý

số liệu và thống kê kết quả. Từ đó sẽ rút ra những kết luận chung về thực trạng việc
sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chính tả, thống kê các lỗi chính tả học sinh
hay mắc phải và kết hợp với việc tìm hiểu ra các nguyên nhân để có những điều
chỉnh phù hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy học phân mơn Chính tả.
- Phƣơng pháp quan sát và trò chuyện
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng kết hợp với phiếu điều tra, sử dụng trong
các tiết dạy thực nghiệm và những cuộc trò chuyện với giáo viên và học sinh để tìm
hiểu thêm các thơng tin về đề tài. Đồng thời thơng qua các cuộc trị chuyện với giáo
viên, chúng tôi cũng nhận thêm nhiều chia sẻ của giáo viên về kinh nghiệm dạy học
cũng nhƣ những khó khăn thầy cơ hay gặp phải; nhờ đó chúng tơi sẽ có những cái
nhìn sâu sắc, cụ thể và bao quát hơn về vấn đề mình nghiên cứu.
* Xử lý và phân tích kết quả điều tra
Chúng tôi đã tiến hành điều tra 8 giáo viên đã và đang dạy lớp 5 và 138
học sinh học ở các lớp 5/1, 5/2, 5/3, 5/4 của trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra và thu hồi xử lý kết quả. Cụ thể, chúng
tôi đã thống kê nhƣ sau:
- Về phía học sinh:
Tổng số phiếu phát ra: 138 phiếu
Tổng số phiếu thu vào: 138 phiếu

18


×